Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Tiểu thuyết nguyễn thế phương trong bối cảnh văn xuôi nam bộ những năm đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 181 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

YZ

PHAN THỊ KIÊN

TIỂU THUYẾT NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI NAM BỘ
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

YZ

PHAN THỊ KIÊN

TIỂU THUYẾT NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI NAM BỘ
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5 04 33

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS TS ĐOÀN LÊ GIANG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007


MỤC LỤC
Trang
Dẫn nhập ...........................................................................................................1
Chương 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương ........... 18
1.1 Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX ........................................................18
1.1.1 Kinh tế - Chính trị - Xã hội............................................................... 18
1.1.2 Văn hóa - Giáo dục ...........................................................................24
1.1.3 Báo chí - Văn học .............................................................................28
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương....................41
1.2.1 Cuộc đời ...........................................................................................41
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác ...........................................................................49
Chương 2. Những nội dung chính trong tiểu thuyết của
Nguyễn Thế Phương .............................................................................54
2.1 Một xã hội kim tiền nhiễu nhương ........................................................ 55
2.2 Những số phận long đong, khốn khổ......................................................60
2.3 Những câu chuyện tình...........................................................................64
2.4 Thế giới của những âm mưu và tội ác ....................................................69
2.5 Những người hùng vì nghóa ....................................................................77
Chương 3. Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương ..............................91
3.1 Kết cấu ..................................................................................................91
3.1.1 Các loại kết cấu ..............................................................................91
3.1.2 Kết thúc tác phẩm............................................................................99
3.1.3 Điểm nhìn trần thuật của nhà văn .................................................101
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................104
3.2.1 Ngoại hình nhân vật ......................................................................105
3.2.2 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật ...........................................110

3.3 Ngôn ngữ ............................................................................................121


3.3.1 Ngôn ngữ kể chuyện .....................................................................122
3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại ........................................................................128
3.4 Không gian nghệ thuật ......................................................................133
Kết luận .........................................................................................................139
Phụ lục ............................................................................................................143
Tài liệu tham khảo .........................................................................................169


DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quá trình hiện đại hoá văn học viết Việt Nam bắt đầu từ những năm
đầu thế kỉ XX. Trong quá trình đó, bộ phận văn xuôi viết bằng chữ quốc
ngữ ở Nam Bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nam Bộ là nơi ra đời tác
phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên, cũng là nơi nuôi dưỡng văn xuôi quốc
ngữ phát triển. Ở những năm đầu thế kỉ XX, Nam Bộ đã đóng góp cho văn
học dân tộc một lực lượng sáng tác đông đảo, trong đó có những tên tuổi
nổi bật như Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Bửu
Đình, Tân Dân Tử… Số lượng tác phẩm ra đời trong vài mươi năm đầu thế
kỉ ấy cũng đã lên đến hàng mấy trăm tác phẩm, thu hút đông đảo công
chúng đón đọc.
Trong toàn bộ tiến trình của văn học Việt Nam, văn xuôi quốc ngữ ở
Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX là một bộ phận của chỉnh thể thống
nhất. Thế nhưng trước đây có một thực tế là bộ phận văn xuôi này thường
bị lãng quên trong nhiều công trình nghiên cứu. Nếu có nhắc đến bộ phận
này, người nghiên cứu chỉ thường nhắc đến vài tên tuổi nổi bật mà chưa
thực sự quan tâm đến một diện mạo toàn diện, có tính hệ thống. Trong
Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới (1865-1932), Bùi

Đức Tịnh đã cho rằng “Bởi nhiều lí do thực tế, các sách nghiên cứu về lịch
sử văn học gần đây khiến ta có cảm tưởng rằng các tác phẩm kể trên đã
thành những đứa con vô thừa nhận” [67; tr.21]. Gần đây, vị trí của bộ phận
văn học này đã được chú ý, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu và nhiều cuộc hội thảo khoa học về văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đã
được tổ chức như vào ngày 22 tháng 4 năm 2002, Viện Văn học kết hợp với
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh tổ


chức Hội thảo khoa học “Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX - đầu
thế kỉ XX”…
Trong khi việc nghiên cứu văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỉ
XX ở trong nước đã có những thành tựu bước đầu, nhưng chưa đầy đủ do cả
nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan thì ở nước ngoài các nhà nghiên cứu
cũng đã chú ý nghiên cứu bộ phận văn học này của Việt Nam. Vì vậy, việc
chọn đề tài nghiên cứu là một tác giả Nam Bộ sáng tác tiểu thuyết ở những
năm đầu thế kỉ XX là sự tiếp nối cần thiết để làm rõ hơn diện mạo văn học
Nam Bộ thời kì này.
Nguyễn Thế Phương vừa làm báo vừa viết văn. Ông sáng tác tiểu
thuyết khá nhiều ở những năm đầu thế kỉ XX. Cùng với các nhà văn Nam
Bộ khác, ông đã góp phần hiện đại hoá văn học dân tộc trong bước khởi
đầu. Thế nhưng, cuộc đời và cáùc tác phẩm văn học của ông chỉ mới được
giới thiệu trong một số từ điển và công trình nghiên cứu trên những nét
khái quát. Giá trị nội dung, nghệ thuật, những thành công và hạn chế,
những đóng góp của ông cho văn học Nam Bộ nói riêng và văn học dân tộc
nói chung vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu.
Với đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương trong bối cảnh văn
xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX”, luận văn hy vọng sẽ tìm hiểu kó hơn về
cuộc đời của nhà văn cũng như nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa
học về tiểu thuyết của ông. Bước đầu, luận văn cũng sẽ đặt tiểu thuyết của

nhà văn trong bối cảnh văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ
XX. Từ đó, luận văn hy vọng nêu lên những thành công, hạn chế cũng như
những đóng góp của tác giả này trong quá trình hiện đại hoá văn học ở
Nam Bộ nói riêng và văn học dân tộc nói chung ở những năm đầu thế kỉ
XX.


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong các tài liệu nghiên cứu về văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ của
Bằng Giang, Nguyễn Văn Y, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Q. Thắng…hầu như các
nhà nghiên cứu chưa nhắc đến nhà văn Nguyễn Thế Phương và tiểu thuyết
của ông. Một số luận án tiến só và thạc só về văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ
của Tôn Thất Dụng, Lê Ngọc Thuý, Cao Thị Xuân Mỹ, Trương Thị Linh…,
người nghiên cứu có nhắc đến tên một số tiểu thuyết của Nguyễn Thế
Phương nhưng chưa tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm
của ông. Những người nghiên cứu này chỉ mới phân loại tiểu thuyết của
ông hoặc sử dụng tiểu thuyết của ông như một dẫn chứng cho các nhận
định.
Trong Từ điển tác gia văn hoá Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng,
NXB Văn hoá thông tin, 1999, Từ điển Văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu,
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá biên soạn, NXB Thế giới,
2004, người viết khi giới thiệu những nét lớn về cuộc đời của ông đã có đưa
ra một số nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của
ông. Với công trình Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đều thế kỉ XX
do Nguyễn Kim Anh chủ biên, NXB Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí
Minh, 2004, TS Hà Thanh Vân có giới thiệu tóm tắt một số tiểu thuyết của
ông, sau đó có đưa ra những nhận định khái quát về nội dung và nghệ
thuật, thành công và hạn chế của mỗi tác phẩm.
Đương thời, khi Nguyễn Thế Phương sáng tác tiểu thuyết, báo chí đã
có một số đánh giá, nhận định khi giới thiệu tiểu thuyết của nhà văn hay

cho đăng những ý kiến của ông trả lời bạn đọc như sau:


Công luận báo số 970 ra ngày thứ tư, 2/5/1928, giới thiệu tác phẩm
Đất bằng sấm dậy được xuất bản có đoạn: “Còn câu văn hay dở, sự tích ly
kỳ thế nào tưởng không cần giới thiệu, chư q khán quan coi thấy cái tên
Cẩm Vân nữ só ở ngoài bìa cũng biết rồi vậy”. Như vậy, lời giới thiệu trên
có nhắc đến khía cạnh ly kỳ trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương.
Trên Đông Pháp thời báo số 757, ra ngày 18/8/1928, mục Độc giả
luận đàm, Trần Năng Dung đã có những ý kiến về tiểu thuyết Huyết lệ
hoa như sau: “Nay ký giả được xem tiểu thuyết Huyết lệ hoa của tác giả
Nam Đình, đã lắm phen cùng xét cạn suy, thì được thấy tác giả còn sai sót
nhiều. Vậy chẳng nệ chi tài hèn trí thiểu mà để vài lời bình phẩm tiểu thuyết
Huyết lệ hoa, miễn là cho tròn bổn phận của một người xem tiểu thuyết đó
thôi. Tiểu thuyết Huyết lệ hoa đã ra có trên ba mươi kì báo, được biết những
vai tuồng mà tác giả đặt để cho những người trong tiểu thuyết thì rất nên
tầm thường”. Trần Năng Dung nhận xét các nhân vật trong tiểu thuyết này:
cô Xuân Lang tự ý tư tình với thầy Nghi Huân là cái gương mà “các hàng
phụ nữ ai nghe qua mà chẳng nhún chẳng trề”, cậu Ngũ Hồ vì tình mà trở
thành kẻ “đê tiện”, làm “mất giá trị của mấy cậu thiếu niên du học bên
Pháp”, cô Mỹ Châu là một kỹ nữ, không xứng đáng lãnh một vai tuồng
trong tiểu thuyết, thầy Nghi Huân là một viên chức ngân hàng mà làm việc
tồi tệ, Trần Chánh Lý “là một tay phơi gan bốn bể, là một người biết lo hậu
vận cho nước nhà, mà làm chi cái thói dã man, đến nhà xéc (ngân hàng)
cướp lấy của người hết mười tám ngàn. Thế nào trong nhà xéc (ngân hàng)
cũng có mặt khách ngoại bang, làm sao chúng nó khỏi cười giống Annam ăn
cướp. Thế thì xuất dương đã hai mươi năm đặng về ăn cướp mà sắm nhà đẹp
xe hơi xinh sao?”



Cuối cùng tác giả Trần Năng Dung kết luận: “Quyển tiểu thuyết
Huyết lệ hoa chưa toàn bộ mà tội tưởng cũng là nhiều, làm cho xúc đến
nhiều hạng người trong xã hội như các hàng phụ nữ, các vị học sinh sang
Pháp, các đấng thầy thông và các nhà quốc sự. Thế thì tác giả Nam Đình
nghó sao?”
Công luận báo số 2269, ra ngày 6/1/1932, Nam Đình Nguyễn Thế
Phương trả lời ý kiến của độc giả về tiểu thuyết Khép cửa phòng thu có
đoạn: “Tiểu thuyết Khép cửa phòng thu số thứ 5 ra rồi thì có nhiều dị nghị
về khoảng Bạch Tuyết và Kiều Lý Đáng có nhiều đoạn cực tả sự thật, thành
ra như có chút lẳng lơ nhảm nhí.
Tiểu thuyết ai cũng vẫn biết là sự bày đặt ra, không hề có, nhưng sự
bày đặt đó, cốt sao cho mường tượng với sự thật, thành ra khoảng Bạch
Tuyết danh phai giá rửa, tác giả cực tả cái chỗ giả tâm của Bạch Tuyết nên
phải dùng những câu như “Hoa đã có người bẻ, thì hẳn thật đâu còn mùi
hương, Bạch Tuyết còn giở cái ngón đánh lận con đen mà lừa người quân
tử…”
Nếu người đọc đừng nghó xa…thì hai câu trên đây có gì là nhảm nhí.
Xin độc giả biết dùm cho”.
Như vậy, Nguyễn Thế Phương đã đề cập đến quan niệm về viết tiểu
thuyết của mình trong phần trả lời với bạn đọc trên đây: tiểu thuyết là sự
bày đặt ra sao cho giống với hiện thực.
Công luận báo số 2655, ra ngày thứ 3, 23/5/1933 có giới thiệu tiểu
thuyết Khối tình của Nguyễn Thế Phương sẽ khởi đăng số báo tiếp theo có
đoạn: “Ai đã lận đận lao đao đeo đuổi theo tình, thì lại càng nên đọc Khối


tình hơn nữa. “Khối tình..” tỏ rõ những nông nỗi đắng cay, đem những
chuyện ly kỳ bí mật, sấp nên tiểu thuyết.
Ai ưa coi chuyện bí mật, ai muốn thưởng thức chữ tình, thì nên đón coi
“Khối tình…”. Coi lâu chừng nào càng thấy rõ những điều éo le khúc chiếc

của chữ tình.
Một nhà trước thuật Pháp còn phải nói: “Sous combien de formes
l’amour tyranise le caur”, mình có thể tạm dịch rằng “Biết bao nhiêu thiên
biến vạn hoá, mà ái tình làm cho tê tái lòng người”-Khối tình”.
Như vậy, lời giới thiệu của báo Công luận đã nêu lên hai đặc điểm
nổi bật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương: mãnh lực của chữ tình
đối với đời sống con người và yếu tố li kỳ bí mật trong kết cấu tiểu thuyết
của ông.
Luận án tiến só Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết
văn xuôi Tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1932,
ĐHSP. Hà Nội, 1993, Tôn Thất Dụng đã phân loại tác giả và tác phẩm văn
xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ theo tiêu chí nguồn ảnh hưởng và nội dung thể
loại. Về nguồn ảnh hưởng, Tôn Thất Dụng đã đưa nhà văn Nguyễn Thế
Phương vào nhóm các tác giả ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây:
“Những tác giả được xếp trong dòng này (phương Tây) thường tham gia viết
tiểu thuyết ở giai đoạn sau 1920. Những tác giả tiêu biểu của dòng này là
Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bửu Đình, Biến Ngũ Nhi, Nguyễn Ý Bửu, Lê
Hoằng Mưu, Nguyễn Thế Phương…” [19; tr.95]. Về nội dung thể loại, tác
phẩm của Nguyễn Thế Phương được người viết xếp vào loại có nội dung
thế sự :“Loại này khá nhiều, vì tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ở Nam Bộ
thường đặt ra những vấn đề về nhơn tình thế thái, về đạo lý trong cuộc đời.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Có thể xếp vào loại này các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Phạm
Mạnh (Minh) Kiên (trừ những tiểu thuyết lịch sử), Nguyễn Chánh Sắt,
Nguyễn Thế Phương…” [19; tr.96] và nhận xét: “Nam Đình Nguyễn Thế

Phương thường viết loại “ái tình tiểu thuyết” như Mộng Hoa (1928), Tuý
hoa đình (1930), Vô oan trái (1931), Bó hoa lài (1932), Giọt lệ má hồng
(1932)” [19; tr.91].
Cao Thị Xuân Mỹ trong luận án Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết
Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Luận án tiến só, ĐHSP.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, ở mục Sự thay đổi về quan niệm con người
trong tiểu thuyết đã viết: “Tiểu thuyết đã chú ý đến những con người bình
thường trong xã hội với các mối quan hệ chồng chéo, phức tạp nhưng rất đời
thường” có nêu chi tiết: “những đoàn hát xiệc, những gánh cải lương lưu
diễn rày đây mai đó, lênh đênh sông nước (Dập tắt lửa phiền của Trần
Hoàng Nam, Bó hoa lài của nhà văn Nguyễn Thế Phương)” [48; tr.111].
Trong Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do
Nguyễn Kim Anh chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí
Minh, 2004, ở phần viết về tác giả Nguyễn Thế Phương, TS Hà Thanh Vân
đã có những ý kiến về tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương: “Tiểu thuyết
của Nguyễn Thế Phương hầu hết thuộc thể loại trinh thám ly kỳ, hấp dẫn.
Yếu tố ly kỳ và hiện đại được ông nhấn mạnh” và “Phong cách viết của ông
rất gần với nhà văn Phú Đức, tuy nhiên văn phong không thật sắc sảo.
Dường như do những tiểu thuyết này được viết để đăng báo dài kỳ nên
Nguyễn Thế Phương không mấy lưu tâm trau chuốt ngôn từ, và sau này khi
in lại thành sách ông vẫn còn giữ nguyên, không sửa chữa. Nhiều chi tiết
còn bất hợp lý, tỏ ra dễ dãi, không thật thuyết phục người đọc. Với loại tiểu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

thuyết ấy thì chỉ cần chú trọng hai yếu tố “kỳ” và “thực”. Nguyễn Thế
Phương đã tỏ ra thành công khi miêu tả yếu tố “kỳ”, nhưng ông đã không
thật chú trọng yếu tố “ thực” trong tác phẩm của mình. Dù sao đi nữa thì
Nam Đình Nguyễn Thế Phương vẫn có một chỗ đứng riêng trong số những
người viết tiểu thuyết ở Nam Bộ. Có thể nói ông cùng với Biến Ngũ Nhy,
Phú Đức và một số tác giả khác đã có công xây dựng một dòng tiểu thuyết:
tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp, kỳ tình, phiêu lưu, mạo hiểm làm phong phú
thêm bức tranh đa dạng, nhiều sắc màu phong phú của tiểu thuyết Nam Bộ
đầu thế kỉ XX” [5; tr.439].
Cũng trong công trình này, trong phần viết về tác giả Biến Ngũ Nhy,
các tác giả Nguyễn Kim Anh, Hà Thanh Vân, Nguyễn Thị Trúc Bạch đã
khẳng định tác phẩm Kim thời di sử của Biến Ngũ Nhy được coi là cuốn
tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại. Nó mang
dáng dấp của một tiểu thuyết phương Tây hiện đại và “Giá trị của nó trong
văn học sử đã được ghi nhận và thành quả của Biến Ngũ Nhy, người đi tiên
phong mở đường trong lónh vực này đã được một số cây bút sau ông như Phú
Đức, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Sơn Vương… ở Nam Bộ và Thế Lữ,
Phạm Cao Củng… ở miền Bắc tiếp nối” [5; tr.163]. Như vậy, các tác giả này
đã khẳng định một trong những giá trị ở tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương
làm phong phú cho diện mạo văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt
Nam nói chung ở đầu thế kỉ XX là viết tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp.
Khi nhận xét về nhân vật Ba Lâu trong tác phẩm Kim thời dị sử,
các tác giả này cho rằng: “Ba Lâu là nhân vật xuất chúng nhưng không xa
rời hiện thực. Đó là mẫu người anh hùng cá nhân hành hiệp trượng nghóa”
[5; tr.175], với những phẩm chất như giỏi võ, thông minh, biết nhiều thứ
tiếng nên dễ cải dạng, bất nhẫn trước bọn nhà giàu hà hiếp người hiền laønh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sức yếu thế cô nên ra tay trượng nghóa cướp của nhà giàu cho người nghèo
khổ. Đây cũng là những tiêu chí, khuôn mẫu “để các tác giả thuộc dòng
trinh thám, võ hiệp sau ông lấy làm thước đo khi xây dựng nên những nhân
vật anh hùng cá nhân của họ. Rõ nhất là Phú Đức với Hoàn Ngọc Ẩn (Châu
về hiệp phố), Bách Mi Sa (Lửa lòng), Dương Minh Đạt với An Minh (Anh
hùng ba mặt), Nam Đình Nguyễn Thế Phương với Tấn Phước (Giọt lệ má
hồng)…[5; tr.175].
Cũng công trình này, ở phần Nhà văn và công chúng của tiểu thuyết
Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, Nguyễn Kim Anh nhận xét rằng
các nhà văn giai đoạn này hầu hết là trí thức Tây học nhưng ảnh hưởng nền
giáo dục Nho học từ gia đình vẫn còn đậm nét, đa số vừa là nhà văn vừa là
nhà báo, tuổi đời còn rất trẻ. Nhà nghiên cứu có nhắc đến tác giả Nam
Đình Nguyễn Thế Phương như sau: “Nam Đình Nguyễn Thế Phương sinh
năm 1906, bắt đầu viết báo năm 19 tuổi, nhận làm chủ bút Công luận báo
năm 20 tuổi, cũng trong tuổi ấy ông cho đăng những sáng tác văn chương
đầu tiên. Đó là những bài thơ. Năm 21 tuổi ông cho ra mắt tác phẩm đầu tay
Bó hoa lài. Tác phẩm này được đăng nhiều kỳ trên Công luận báo trong
năm 1927, năm 1932 nhà in Xưa Nay xuất bản thành sách. Những năm 1930,
1931 Nam Đình cho đăng một số tiểu thuyết khác trên Công luận báo như
Vô oan trái, Giọt lệ má hồng, Khép cửa phòng thu…lúc ấy ông vừa 25, 26
tuổi” [5; tr.111].
Trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nhiều tác giả, NXB Thế giới,

2004, mục Nam Đình, Nguyễn Q. Thắng đã viết tóm tắt về cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương. Phần viết về tiểu thuyết của
Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Q. Thắng có đưa ra một số nhận định như

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sau: “Là một nhà báo kì cựu, Nam Đình còn là nhà văn có khuynh hướng
hiện thực. Với một số tiểu thuyết chủ yếu xuất hiện trong những năm 30 của
thế kỉ trước: Mộng Hoa, Tuý hoa đình, Vô oan trái, Bó hoa lài, Cô Ba
Tràng, Giọt lệ má hồng….Văn Nam Đình nói chung trong sáng, mỗi chủ đề
được nhắc tới đều đầy đủ chứng lý” [57; tr.1028].
Trương Thị Linh trong luận văn Thạc só với đề tài: Sự hình thành
của một nền văn học mới trên báo chí ở Nam Bộ những năm 20 của thế kỉ
XX , trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2006, khi khảo sát các
tác phẩm trên báo đã thấy rằng trong các tác phẩm văn học đó có nói lên
chí khí của thanh niên thời đại là ý thức vị thế dân tộc. Họ ra đi lập nghiệp,
hành động theo lý tưởng chứ không mãi bám vào đèn thuốc như nhân vật
Trần Chánh Lý trong tác phẩm Huyết lệ hoa của Nam Đình Nguyễn Thế
Phương.
Như vậy, những ý kiến trên đã nhận xét những đặc điểm nổi bật
trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương: về nội dung thì tiểu thuyết của
ông tập trung vào nội dung thế sự, trong đó nổi bật lên là nội dung về tình
yêu và trinh thám, võ hiệp; về nghệ thuật, ông hay xây dựng các tình tiết li

kì, gay cấn, văn phong chưa sắc sảo, vẫn còn nhiều chi tiết dễ dãi, không
hợp lý. Tuy nhiên, ông cũng đã có những đóng góp nhất định cho văn học
dân tộc ở thể loại tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp, kỳ tình ở những năm đầu
thế kỉ XX.
3. ĐỐI TƯNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nhiều tác giả, NXB Thế giới,
2004, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Huệ Chi đã trình bày thuật ngữ tiểu thuyết
như sau: “Tiểu thuyết là thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân người trong quá trình hình
thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không
gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân
cách. Biêlinxki gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư” do chỗ nó “miêu tả
những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời
sống nội tâm con người” [57; tr. 1716].
Việc đưa ra một định nghóa chính xác cho tiểu thuyết là rất khó. Qua
từng giai đoạn lịch sử, thể loại tiểu thuyết luôn vận động và phát triển. Vì
vậy, dựa vào thuật ngữ tiểu thuyết trong Từ điển văn học, chúng tôi xem
tiểu thuyết là một tác phẩm tự sự, có dung lượng tương đối dài, miêu tả số
phận cá nhân con người qua quá trình hình thành, vận động phát triển đặt
trong không gian và thời gian nghệ thuật nhất định.

Nguyễn Thế Phương viết văn tự sự gồm có đoản thiên tiểu thuyết
(truyện ngắn) và trường thiên tiểu thuyết (truyện dài). Theo định nghóa về
tiểu thuyết nói trên, luận văn chỉ khảo sát những sáng tác mà nhà văn gọi
là tiểu thuyết kèm theo tên tác phẩm hoặc là Ái tình tiểu thuyết, hoặc là
Kiêm (kim) thời tiểu thuyết, hoặc Ly kì ái tình tiểu thuyết, hoặc tiểu thuyết,
chủ yếu được nhà văn viết vào những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, một
số tác phẩm của nhà văn vẫn chưa tìm thấy, vì vậy luận văn này chỉ khảo
sát các tác phẩm đã tìm thấy trên sách và báo.
Danh mục tác phẩm được khảo sát trong luận văn:
1. Bó hoa lài, đăng trên Công luận báo từ số 689 (4/8/1927) đến số
784 (3/11/1927), Nhà in Phạm Văn Thình tái bản, 1932, 7 cuốn,
214 trang.
2. Mộng Hoa, Nhà in Tam Thanh, Sài Gòn, 1928, 30 trang.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3. Huyết lệ hoa, Trinh thám tiểu thuyết, đăng trên Đông Pháp thời
báo từ số 677 (2/2/1928) đến số 740 (5/7/1928), chưa kết thúc.
4. Đất bằng sấm dậy, Nhà in Xưa nay, 1928, 2 cuốn, 79 trang, ký
tên Cẩm Vân nữ só.
5. Vô oan trái, Ái tình tiểu thuyết, đăng trên Công luận báo từ số
2175 (23/9/1931), đến số 2198 (20/10/1931), Nhà in J.Viết, 1931,
116 trang.

6. Khép cửa phòng thu, đăng trên Công luận báo từ số 2226
(24/11/1931) đến số 2362 (15/8/1932).
7. Di hận ngàn thu, đăng trên Công luận báo từ số 2483 (8/10/1932)
đến số 2655 (25/5/1933).
8. Chén thuốc độc (tiếp theo Bó hoa lài và Tuý hoa đình), Sài
Gòn, 1932 Nhà in Bảo Tồn tái bản, 1934, 6 cuốn, 122 trang. Công
luận báo đăng lại và sửa tên tác phẩm là Duyên…nợ từ số 6457
(27/2/1934), chưa đăng hết.
9. Giọt lệ má hồng, đăng trên Công luận báo từ số 2300 (2/3/1932)
đến số 2482 (7/10/1932), Nhà in Tín Đức thư xã Sài Gòn tái bản,
1934, 680 trang.
10. Chuyện lạ ở Hy Mã, Nhi đồng tiểu thuyết, Nhà in Bảo Tồn,
1933, ký tên Nguyễn Thị Cẩm Vân, 16 trang.
11. Khối tình, đăng trên Công luận báo từ số 6256 (24/5/1933) đến số
6343 (12/9/1933), Nhà in Phạm Đình Khương tái bản, 1937,
48 trang.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12. Lửa phiền cháy gan, đăng trên Công luận báo từ số 6344
(13/9/1933) đến số 6461 (2/1934), Nhà in Phạm Đình Khương Chợ Lớn tái bản, 1934, 120 trang.
Tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương ở đầu thế kỉ XX vẫn chưa tìm
thấy tác phẩm như:

1. Cô giáo nào, Thạch Thị Mậu, Sài Gòn, 1928, tái bản lần thứ 2,
1932, (bút hiệu Minh tâm nữ só).
2. Tuý hoa đình, (tiếp theo Bó hoa lài), Nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn,
1930.
3. Bẻ hoa cuối mùa, Sài Gòn, 1932 .
4. Cô Ba Tràng, Nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn, 1933.
5. Vì một mối thù, Nhà in Bảo Tồn, 1938, 48 trang.
6. Tội của ai ?, Nhà in Phạm Đình Khương, 1938, 32 trang.
Khi tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Thế Phương giai đoạn này,
chúng tôi đặt tiểu thuyết của ông trong bối cảnh văn xuôi Nam Bộ
những năm đầu thế kỉ XX, so sánh với tiểu thuyết của các nhà văn Nam
Bộ khác (chủ yếu trong khoảng thời gian từ 1912 đến 1937).
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp lịch sử, xã hội
Nguyễn Thế Phương là một nhà báo kì cựu, một nhà văn có nhiều
tác phẩm được công chúng yêu thích, thế nhưng cuộc đời của ông vẫn còn
nhiều điểm chưa được biết đến. Số lượng tiểu thuyết của Nguyễn Thế
Phương tương đối nhiều, thêm vào đó, tác giả lại viết vào những năm đầu
thế kỉ XX, chủ yếu được đăng trên báo, hiện giờ phần nhiều tác phẩm của
nhà văn chưa tìm thấy được. Chúng tôi đã tìm kiếm, sưu tầm những tác

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


phẩm, tư liệu về cuộc đời của nhà văn qua các nhà báo, nhà nghiên cứu
cũng như trên báo chí, thư viện, nhà sách…

b. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mục đích tìm hiểu về nội
dung, nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương.
c. Phương pháp so sánh hệ thống
Luận văn sẽ so sánh tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương với các
nhà văn cùng giai đoạn như Biến Ngũ Nhy, Phú Đức, Nguyễn Ý Bửu,
Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu… để làm rõ những
đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương cho nền văn học dân tộc ở
đầu thế kỉ XX.
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Qua quá trình sưu tầm tác phẩm, những bài phê bình viết về tác
phẩm của ông trên báo, hồi kí của ông viết về hơn 40 năm trong cuộc đời
mình, chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ đóng góp thêm tư liệu cho quá
trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ những
năm đầu thế kỉ XX.
Chúng tôi cũng hy vọng làm rõ thêm những nét về cuộc đời ông
cũng như sự nghiệp văn học của ông. Từ quá trình tìm hiểu nội dung và
nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông, chúng tôi cố gắng đưa ra những nhận
định về thành công và hạn chế cũng như những đóng góp của ông cho văn
học quốc ngữ Nam Bộ nói riêng và văn học dân tộc nói chung.
Bước đầu, chúng tôi đặt tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thế
Phương trong bối cảnh văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỉ XX, luận văn cũng hy

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

vọng sẽ góp phần làm rõ hơn diện mạo văn học Nam Bộ qua việc nghiên
cứu một cách hệ thống về một tác giả văn học ở Nam Bộ giai đoạn này.

VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần dẫn nhập (17 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham
khảo (8 trang), phụ lục (28 trang), luận văn trình bày thành 3 chương kèm
theo phụ lục:
Chương 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
Trong phần này luận văn sẽ trình bày những nét lớn về tình hình
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, báo chí và văn học ở Nam Bộ
những năm đầu thế kỉ XX. Đây là bối cảnh văn xuôi quốc ngữ trong quá
trình hiện đại hoá. Đặc điểm lịch sử, xã hội này cũng tác động lớn đến sự
hình thành nội dung và nghệ thuật tổ chức tác phẩm tiểu thuyết của các
nhà văn Nam Bộ nói chung, trong đó có tiểu thuyết của Nguyễn Thế
Phương.
Cuộc đời của nhà văn Nguyễn Thế Phương có nhiều điểm chưa được
rõ, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu thêm những tư liệu về cuộc đời của ông
vừa qua sách báo vừa qua hồi kí, lời kể của các nhà báo, nhà nghiên cứu
mà chúng tôi đã sưu tầm được. Vì vậy, chúng tôi chia chương này thành các
đề mục như sau:

1.1. Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX
1.1.1. Kinh tế - Chính trị - Xã hội
1.1.2. Văn hoá - Giáo dục

1.1.3. Báo chí - Văn học

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Thế Phương
1.2.1. Cuộc đời
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
Những năm đầu thế kỉ XX, văn hoá phương Tây tác động vào Việt
Nam dẫn đến sự giao lưu, tiếp xúc giữa hai luồng văn hoá Đông Tây tạo
nên những đổi thay trong thị hiếu độc giả cũng như quan điểm sáng tác tiểu
thuyết của các nhà văn. Hiện thực cuộc sống đời thường cũng như thế giới
tâm hồn của con người bình thường, con người cá nhân với những bộn bề,
phức tạp là cảm hứng chủ đạo trong nhiều tác phẩm của các nhà văn Nam
Bộ những năm đầu thế kỉ XX. Cho nên, người đọc không lạ gì khi thấy
những vấn đề về nhân tình thế thái, chuyện hào hùng nghóa hiệp, phiêu lưu
mạo hiểm trong tiểu thuyết của các nhà văn Nam Bộ. Đó cũng là những
nội dung trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương. Vì vậy, chương hai
chia thành các đề mục như sau:

2.1. Một xã hội kim tiền nhiễu nhương

2.2. Những số phận long đong, khốn khổ
2.3. Những câu chuyện tình
2.4. Thế giới của những âm mưu và tội ác
2.5. Những người hùng vì nghóa
Chương 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thường được tìm hiểu trên
những bình diện lớn như kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ,
không gian nghệ thuật. Vì vậy, luận văn cũng tìm hiểu nghệ thuật tiểu
thuyết Nguyễn Thế Phương dựa trên các điểm này.
Vì vậy, phần nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương trong luận
văn được sắp xếp như sau:
3.1. Kết cấu
3.1.1. Các loại kết cấu
3.1.2 .Kết thúc tác phẩm
3.1.3 .Điểm nhìn trần thuật của nhà văn

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Ngoại hình nhân vật
3.2.2. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật


3.3. Ngôn ngữ
3.3.1. Ngôn ngữ kể chuyện
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại

3.4. Không gian nghệ thuật
KẾT LUẬN: TIỂU THUYẾT NGUYỄN THẾ PHƯƠNG TRONG
VĂN XUÔI NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

CHƯƠNG 1

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
1.1. Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX
1.1.1. Kinh tế - Chính trị - Xã hội
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng thì
năm 1859, chúng bắt đầu tấn công vào Sài Gòn, đến năm 1867, toàn bộ lục
tỉnh Nam Kỳ đã nằm gọn trong tay thực dân Pháp. So với cả nước thì Nam
Kỳ đã sớm bị cắt khỏi phần đất của Việt Nam để trở thành một thuộc địa
của Pháp. Lúc đầu, thực dân Pháp xâm chiếm, mở rộng thuộc địa trong đó
có Nam Kỳ với mục đích biến những vùng đất này thành thị trường tiêu thụ

hàng hóa cho nền sản xuất của chính quốc. Sau khi đã “bình định” xong
Nam Kỳ, chúng tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở vùng đất này:
chúng thu vét tài nguyên, bóc lột sức lao động, đưa ra chính sách sưu thuế
nặng nề…Chúng biến Nam Kỳ thành “hậu phương” để mở rộng việc xâm
chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Nam Bộ là vùng đất đai phì nhiêu, rộng lớn, sản xuất chính là lúa
gạo, nông sản. Trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở
Nam Bộ thì lúa gạo, nông sản chính là nguồn thu lợi nhuận khá lớn. Vì vậy,
thực dân ra sức khẩn hoang vùng đất này, biến nơi đây thành thị trường
cung cấp lúa gạo, nông sản cho hoạt động xuất khẩu. Từ việc sản xuất lúa

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

gạo để đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ thì đến lúc này đồng bằng sông Cửu
Long bước sang giai đoạn sản xuất nông sản hàng hoá cho thị trường nước
ngoài, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ thì nhiều đồn điền cao su cũng đã ra
đời…
Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã làm thay đổi vùng đất
Nam Bộ. Pháp cũng ra sức đầu tư hệ thống hạ tầng như mở đường xe lửa,
xây cầu, làm đường giao thông, thành lập các nhà máy, công xưởng, bến
cảng..thúc đẩy nền kinh tế ở Nam Kỳ phát triển nhanh chóng. Những người
nông dân, người làm nghề tự do thất nghiệp ở nông thôn kéo về làm việc
trong các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu ở các đô thị tạo nên tầng lớp thị dân

ngày càng đông đảo. Giáo sư Trần Văn Giàu đưa ra con số thống kê về số
dân thành thị như sau: “Năm 1863, cả Sài Gòn - Chợ Lớn khi ấy mới có non
hai vạn dân kể cả Tàu, Tây, Ma Ní và “người di cư” theo hải quân Pháp từ
Đà Nẵng vào hồi cuối năm 1859” nhưng “đến khoảng năm 1929, Sài Gòn Chợ Lớn đông ba trăm ngàn dân có hơn, trong số này thì công nhân lao
động làm thuê chiếm một phân số ít ra cũng là phân nửa nếu ta kể luôn
những người làm mướn lẻ tẻ ở các hiệu thủ công hay các xưởng thủ công…”
[28; 1; tr.258].
Sự phát triển kinh tế của thực dân Pháp ở Nam Bộ làm cho xã hội
Nam Bộ có nhiều biến động. Nhiều đô thị ra đời, xuất hiện nhiều giai cấp,
tầng lớp mới trong xã hội. Lối sống ở các thành thị chịu ảnh hưởng nhiều
lối sống hiện đại từ phương Tây. Việc thay đổi trong lối sống tác động đến
những thay đổi về thị hiếu thẩm mỹ, những nhu cầu văn hoá tinh thần cần
được thỏa mãn. Cư dân thành thị lúc này chính là lực lượng công chúng
đông đảo thúc đẩy nền văn học mới ra đời.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Những năm đầu thế kỉ XX, Sài Gòn là trung tâm kinh tế, chính trị
lớn ở phía Nam. Dù trong chế độ thuộc địa nhưng đây là những điều kiện
thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển xã hội về nhiều mặt, trong
đó có báo chí, văn học, nghệ thuật. Trong sự phát triển chung của Sài Gòn
những năm đầu thế kỉ XX, người Hoa đã đóng vai trò không nhỏ. Người
Hoa giỏi việc kinh doanh, mua bán, lại có đầu óc thực tế, biết nhiều nghề,

một số đã góp vốn lập nhà in, nhà xuất bản… Tuy là đối tượng cạnh tranh
kinh tế của thực dân Pháp nhưng chúng vẫn phải chấp nhận người Hoa làm
thành phần trung gian để tiếp cận với người Việt trong chính sách cai trị
thuộc địa của chúng.
Sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến một hệ quả tất
yếu là nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống lại chúng. Các phong
trào đấu tranh vũ trang ở cuối thế kỉ XIX của nhân dân Nam Kỳ như Hồ
Huân Nghiệp ở Mỹ Tho, Trương Định ở Gò Công, Trần Thiện Chánh, Lê
Huy, Cai Tổng Là cùng đề đốc Nguyễn Văn Tiến ở Bình Chánh, Cần
Giuộc, Rạch Kiến…đều lần lượt thất bại. Đến đầu thế kỉ XX, trong khi đang
khủng hoảng về phương thức cứu nước thì những trí thức, só phu yêu nước
Việt Nam tiếp thu được những tư tưởng cải cách, duy tân đến từ Trung
Quốc và Nhật Bản. Họ đã dấy lên phong trào cứu nước mang màu sắc của
thời đại mới với cái tên chung nhất là “phong trào Duy tân” (1905 - 1908).
Ở Việt Nam, mảnh đất Nam Kỳ là đất thuộc địa đã lâu nên hưởng
những chế độ tương đối rộng rãi hơn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chính vì vậy,
những tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng cộng sản… có thời gian ngấm sâu
hơn vào mảnh đất này.
Các trí thức yêu nước đã hưởng ứng phong trào Duy tân mạnh mẽ.
Họ ra nước ngoài (chủ yếu là Nhật và Trung Quốc) để tìm đường cứu nước.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


Năm 1905, Phan Bội Châu soạn bài Ai cáo Nam Kỳ phụ lão để vận động
nhân dân Nam Kỳ hưởng ứng phong trào này. Ở Nam Kỳ, Trần Chánh
Chiếu là một trong những trí thức sớm đi theo phong trào và có nhiều đóng
góp tích cực. Huỳnh Văn Tòng đã nói về các hoạt động của Trần Chánh
Chiếu như sau: “Ở Nam Kỳ, cụ Trần Chánh Chiếu (1867-1919) tức Gilbert
Chiếu cũng gọi là phủ Chiếu sanh ở Rạch Giá, nhà giàu, học trường Collère
d’ Adran, làm thông ngôn, hoạt động bí mật cho cụ Cường Để vừa kinh tài
vừa viết báo Lục tỉnh tân văn kêu gọi đồng bào duy tân, bí mật qua Hương
Cảng hội đàm với cụ Sào Nam, do con là Trần Văn Tiết du học ở Hương
Cảng giới thiệu rồi đem những bản hiệu triệu bằng Hán văn của cụ Sào
Nam về nước” [77; tr.78].
Trần Chánh Chiếu đã tích cực đề ra những việc cần phải làm như
phát triển trường dạy học, phát triển công nghệ trong nước, mở trường quân
sự…bản thân ông đứng ra thành lập công ty Minh Tân công nghệ xã (cùng
với cụ Nguyễn Thành Út) để nấu xà bông và Minh Tân khách sạn ở Mỹ
Tho, Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn. Các hoạt động kinh tế của ông chủ
yếu để thu nguồn tài chính cho phong trào. Nhiều cá nhân và tổ chức khác
ở Nam Kỳ cũng hưởng ứng phong trào bằng cách lập công ty, quán ăn,
khách sạn như Chiêu Nam Lầu của ông Nguyễn An Khương…
Từ những mầm mống ban đầu này mà sau chiến tranh thế giới lần
thứ nhất, tầng lớp tư sản Việt Nam đã ra đời và dần phát triển, tuy vậy tầng
lớp này chưa đủ mạnh để hình thành nên một giai cấp. Bên cạnh đó là tư
sản mại bản Việt Nam chuyên buôn bán và làm đại lý độc quyền cho tư
bản ngoại quốc. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tư sản
Việt Nam đang trên đà phát triển thì thực dân Pháp đã quay trở lại Đông
Dương tiếp tục khai thác thuộc địa lần thứ hai. Do vậy, quyền lợi của giai

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×