Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong hoạt động xnk uỷ thác một số mặt hàng tại cty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.67 KB, 109 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX qua đi cùng bao nhiêu niềm vui nỗi buồn, những thành
tựu và niềm trăn trở. Hòa chung vào xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới và khu vực ,Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thò
trường có sự quản lý của Nhà nước . Sự nghiệp đòi hỏi chúng ta phải
nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đẩy
mạnh các hoạt động ngoại thương, đặc biệt hoạt động Xuất Nhập Khẩu
để từng bước khảng đònh mình trên thi trường quốc tế .
Để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của mình và tham gia tốt vào
mối quan hệ kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta có những chính sách
phù hợp .Đó là việc phát triển kinh tế theo xu hướng mở cửa, chuyển từ
nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thò trường có sự điều tiết của Nhà
nước.Do đó trong việc xúc tiến Thương mại quốc tế Đảng và Nhà nước
đã quan tâm đến việc thành lập các Doanh nghiệp trực tiếp tiến hành
các hoạt động kinh tế đối ngoại, đứng ra ký kết các Hợp đồng Xuất
Nhập Khẩu hoặc Nhận ủy thác xuất nhập cho các Doanh nghiệp khác .
Bên cạnh việc khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì vấn
đề nhập khẩu nhằm để tăng cường lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát
triển của các ngành kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất, hỗ trợ cho hoạt
động xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu dân sinh Đối với nước ta - một nước
đang ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất
nước là một hoạt động tối cần thiết.
Để ký kết và thực hiện Hợp đồng Nhập Khẩu có hiệu quả đạt được
mục tiêu lợi nhuận là vấn đề mà tất cả các nhà Nhập Khẩu quan tâm.
Tuy nhiên trong quá trình này do có khoảng cách xa về không gian, sự
khác biệt của các chủ thể về các yếu tố ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp và
quan trọng nhất là yếu tố quyền lợi nên các nhà kinh doanh Nhập Khẩu
thường gặp rủi ro, sự cố dẫn đến thiệt hại lớn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, trong thời gian thực
tập tại Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu và hợp tác đàu tư VILEXIM
Hà Nội , em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài


“Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
quá trình thực hiện Hợp đồng Nhập Khẩu trong hoạt động XNK Uỷ
1
Thác một số mặt hàng tại Cty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác
đầu tư VILEXIM Hà Nội.”
Nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động Xuất Nhập Khẩu
Uỷ thác.
Chương II: Thực trạng thực hiện hợp đồng Nhập Khẩu Uỷ Thác
tại công ty VILEXXIM Hà nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực
hiện Hợp đồng Nhập Khẩu trong hoạt động XNK uỷ thác tại Cty cổ
phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM Hà Nội.
Trong quá trình tìm hiểu lý luận và thực tế để hoàn thành bài viết
em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể phòng Dòch vụ và Xuất
nhập khẩu IV có Cô Dương Thò Hải Thanh trưởng phòng ,anh Chu Hải
Bằng phó phòng, anh Nguyễn Hồng Hải, anh Bùi Việt Hà, chò Nguyễn
Lan Phương .Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế,
đặc biệt là về các vấn đề thực tế cho nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót.
Vì vậy em rất mong thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến để em có
thể bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
LÃI THẾ CƯỜNG
Lớp 4CKD2
Khoa Quản Trò Kinh Doanh Thương Mại
2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
UỶ THÁC

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
Xuất Nhập Khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc
tế , nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi
cơ kinh tế ổn đònh và nâng cao đời sống. Nó cho phép khai thác tiềm
năng, thế mạnh của các nước trên thế giới, tiếp cận được nền công
nghiệp hiện đại của các nước phát triển.Ngoài ra Xuất Nhập khẩu là cầu
nối thông suốt giữa nền kinh tế trong nước và nước ngoài tạo điều kiện
cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so
sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá tạo đều kiện nâng cao
hiểu biết về thế giới, tiếp thu được nền văn hoá, văn minh của nhân loại
.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng
và phát triển quan hệ đối ngoại, trong đó lónh vực cực kỳ quan trọng là
thương mại hoá và dòch vụ với nước ngoài. Đó là chủ trương hoàn toàn
đúng đắn và phù hợp với thời đại, xu thế phát triển của nhiều nước trên
thế giới trong những năm gần đây. Do Việt nam là một nước bước vào
công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nên lẽ dó
nhiên Xuất Nhập Khẩu vẫn là hoạt động quan trọng, nó tác động một
cách trực tiếp và quyết đònh tới yếu tố sản xuất và đời sống. Xuất Nhập
Khẩu là để tăng cường cơ sở sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
3
hiện đại cho sản xuất, và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước
không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Xuất
Nhập Nhẩu còn để thay thế nghóa là Nhập Khẩu những mặt hàng mà
sản xuất không có lợi bằng Nhập khẩu. Làm được như vậy sẽ tác động
tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của
nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và
khoa học kỹ thuật. Chính những điều kiện như vậy mà hoạt động Xuất
Nhập Khẩu là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh

tế quốc gia.
*Hoạt động Xuất Nhập Khẩu có thể phân thành 2 loại:
-Xuất Nhập Khẩu trực tiếp: Là hoạt động diễn ra một cách trực
tiếp giữa doanh nghiệp có nhu cầu xuất-nhập khẩu và doanh nghiệp có
nguồn hàng.
-Xuất Nhập Khẩu uỷ thác: Khái niệm về hoạt động Xuất nhập
khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước đã được Bộ thương mại qui
đònh cụ thể trong thông tư số 18/TT-BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại
kí ngày 18/08/1998 ban hành qui chế thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ
thác giữa các pháp nhân như sau:
Xuất nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dòch vụ thương mại dưới hình
thức thuê và nhận làm dòch vụ xuất nhập khẩu . Hoạt động này được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các
doanh nghiệp phù hợp với các qui đònh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
* Nội dung và đặc điểm của hoạt động Xuất Nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác là hình thức xuất ,nhập khẩu
thông qua trung gian thương mại ,là một hoạt động dòch vụ thương mại
mà doanh nghiệp tiến hành nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ phí uỷ
thác.
Như vậy ,phương thức uỷ thác có những đặc điểm sau:
-Trong hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác doanh nghiệp nhận uỷ
thác không phải bỏ vốn ,không phải xin hạn ngạch ,không phải nghiên
cứu thò trường tiêu thụ cũng như tiêu thụ hàng hoá mà chỉ đứng ra làm
đại diện cho bên uỷ thác để tìm kiếm và giao dòch cới bạn hàng nước
4
ngoài ,kí kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác cũng như thay mặt bên uỷ
thác khiếu kiện ,đòi bồi thường nếu có tổn thất xảy ra.
-Sau khi đã thực hiện xong công việc ,doanh nghiệp nhận uỷ thác
sẽ được nhận một khoản phí gọi là phí uỷ thác .Phí uỷ thác được tính
theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng giá trò hơp đồng đã kí giữa hai bên.

-Khi tiến hành Xuất nhập khẩu uỷ thác các doanh nghiệp chỉ tính
phí uỷ thác vào doanh thu chứ không được tính giá trò nhập khẩu vào
doanh thu dồng thời chòu thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần uỷ thác
được nhận.
-Khi Xuất nhập khẩu uỷ thác ,các doanh nghiệp nhận uỷ thác phải
lập hai bản hợp đồng la:
.Hợp đồng nội (hợp đồng giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác )
gọi là hợp đồng uỷ thác.
.Hợp đồng ngoại (kí kết giữa bên nhận uỷ thác và nước ngoài ) gọi
là hợp đồng thương mại quốc tế ,hợp đồng xuất nhập khẩu.
-Về chủ thể:
Chủ thể uỷ thác nhập khẩu là tất cả các doanh nghiệp có giấy phép
kinh doanh trong nước hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chủ thể nhận uỷ thác Nhập khẩu là tất cả các doanh nghiệp có giấy
phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hàng hoá: các loại hàng hoá được lưu thông đều được phép nhận
uỷ thác nhập khẩu
Phí uỷ thác: phí uỷ thác do hai bên thoả thuận trong hợp dồng hoặc
theo qui đònh của pháp luật
-Về điều kiện chủ thể Xuất Nhập khẩu uỷ thác:
Theo ngò đònh 57/1998/NĐ-CP và thông tư số 18/TT-BTM thì điều
kiện :
*Đối với bên nhận uỷ thác:
-Tất cả các doanh nghiệp nhận uỷ thác bắt buộc phải có giấy phép
kinh doanh trong nước hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
-Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhận uỷ thác
*Đối với bên uỷ thác:
5
-Có giấy phếp kinh doanh trong nước hoặc có giấy phép kinh doanh
xuất nhập khẩu

-Có hạn ngạch hoặc chỉ tiêu xuất nhập khẩu
-Được cơ quan chuyên nganh đồng ý bằng văn bản đối với những
mặt hàng nhập khẩu chuyên ngành .
-Có khả năng thanh toán hàng hoá nhập khẩu
- Phạm vi hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác:
Trong hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác thì các mặt hàng phải là
những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất nhập khẩu.
Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác Xuất Nhập khẩu những mặt hàng
nằm trong pham vi kinh doanh đã được qui đònh trong giấy phép kinh
doanh trong nước hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
-Nghóa vụ và trách nhiệm của các bên:
Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về
thò trường, giá cả, khách hàng có liên quan đến đơn hàng uỷ thác nhập
khẩu.Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác sẽ thương lượng và kí kết hợp
đồng uỷ thác .
Quyền lợi, nghóa vụ, trách nhiệm của hai bên do hai bên thoả thuận
và ghi trong hợp đồng uỷ thác .
Bên uỷ thác sẽ phải thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và
các loại chi phí phát sinh khác như: phí mở L/C tiền thuế.Tiền thuê kho
bãi,vận chuyển…
-Trách nhiệm trước pháp luật:
Các bên tham gia thực hiện hợp đồng uỷ thác Xuất nhập khẩu phải
nghiêm chỉnh thực hiện những qui đònh trong hợp đồng đã kí kết .Nếu 1
trong 2 bên (hoặc ca hai bên) vi phạm qui đònh trong hợp đồng tuỳ theo
mức độ vi phạm sẽ bò xử ký theo pháp luật và các qui đònh hiện hành .
Mọi tranh chấp giữa các bên kí kết hợp đồng sẽ do các bên thương
lượng để giải quyết .Nếu thượng lượng không đi đến kết quả thì sẽ đưa
ta toà án kinh tế để giải quyết, phán quyết của toà án sẽ là quyết đònh
cuối cùng bắt buộc các bên phải thi hành .
Nhìn chung trước năm 1989 hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác ít

được mọi người chú ý quan tâm ,nhưng đến nay do chính sách mở cửa
6
nền kinh tế cộng với sự chuyên môn hoá trong lónh vực ngoại thương
nên hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác đang được Nhà nước quan tâm
chú ý đến, biểu hiện là những văn bản luật như:
-Quyết đònh 117-HĐBT ngày 16/06/1985 qui đònh về chính sách
,biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu ,về tăng cường xuất nhập khẩu.
-Quyết đònh 305-CT 30/09/1988 về cấp hạn ngạch và giấy phép
xuất nhập khẩu hàng hoá.
-Quyết đònh 64-HĐBT 10/06/1989 nói về chấn chỉnh và đổi mới cơ
chế xuất nhập khẩu .
-Chỉ thò số 131-CT ngày 03/05/1990 của Chủ tòch HĐBT về tiếp tục
đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuấ nhập khẩu .
-Nghò đònh 114/HĐBT 07/04/1992 qui đònh toàn diện các mặt hoạt
động xuất nhập khẩu nước ta.
-Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế ,nghò đònh 57/CP của chính phủ về
quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu
-Thông tư của Bộ trưởng Bộ thương mại số 18/1998/TT-BTM ban
hành riêng về việc điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác.
II. KHÁI QUÁT VỀ HP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU UỶ
THÁC
1.Khái niệm, vò trí, vai trò và đặc điểm của hợp đồng Xuất Nhập
khẩu Uỷ thác.
1.1. Khái niệm:
Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu (uỷ thác) nói chung là sự thỏa thuận
giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
Trong đó một bên gọi là Bên xuât khẩu (bên bán) có nghóa vụ chuyển vào
quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu (bên mua) một tài
sản nhất đònh ,gọi là hàng hoá ; Bên mua có nghóa vụ nhận hàng và trả
tiền hàng.

* Đònh nghóa trên đây nêu rõ :
- Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận của các bên ký kết (các
đương sự).
- Chủ thể của hợp đồng này là bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua
(bên nhập khẩu). Họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên
7
bán giao một giá trò hàng hoá nhất đònh và đổi lại bên mua phải trả một
đối giá cân xứng với giá trò được giao.
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản; do được đem ra mua bán, tài
sản này biến thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc
đònh(Specific
goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (Generic goods).
- Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng
hoá(chuyển chủ hàng hoá).
1.2. Vò trí :
Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu là một trong những hoạt động kinh tế
quan trọng của mỗi quốc gia.Vì vậy hoạt động Xuất Nhập Khẩu Uỷ thác
có vò trí quan trọng trong quá trình tổ chức và vận hành hệ thống thương
mại xã hội. Nó là một khâu trung gian trong kênh phân phối và vận
động của hàng hoá, là nhòp cầu nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng
trong và ngoài nước, giữa các khu vực, các ngành kinh tế và giữa thò
trường trong nước và thò trường quốc tế.
1.3. Vai trò:
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, Xuất Nhập Khẩu Uỷ thác
góp phần hình thành nên môi trường cạnh tranh trong nước buộc các nhà
sản xuất trong nước phải xác đònh cơ cấu sản xuất, kinh doanh sao cho
hợp lý và đạt được hiệu quả. Nhờ có hoạt động Xuất Nhập Khẩu Uỷ
thác của các doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể sử dụng các sản
phẩm, hàng hoá, dòch vụ mà điều kiện sản xuất trong nước không đáp
ứng được với một mức giá thích hợp. Đồng thời nhờ có hoạt động Xuất

Nhập Khẩu sẽ tạo công ăn, việc làm cho người lao động thông qua việc
sản xuất hàng hoá trong nước xuất khẩu ra thò trường nước ngoài nhằm
tăng lợi nhuận và nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Ngoài ra, thông
qua hoạt động Xuất Nhập Khẩu, doanh nghiệp sẽ thiết lập được mối
quan hệ kinh tế chặt chẽ với bạn hàng trong và ngoài nước, đồng thời
củng cố và phát triển nguồn cung ứng và tiêu thụ hiện có của doanh
nghiệp.
1.4. Đặc điểm:
8
Trong hợp đồng mua bán nói chung và hợp đồng Xuất nhập khẩu
uỷ thác nói riêng có nhiều điểm khác với hợp đồng mua bán trong nước
ở những điểm sau:
-Hàng hoá-đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên
giới quốc gia.
-Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ.
-Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
2. Nôi dung Hợp đồng xuất Nhập khẩu uỷ thác
Hợp đồng Xuất nhập khẩu uỷ thác được ký kết giữa hai đơn vò kinh
tế là các pháp nhân trong nước.Căn cứ vào công văn chấp nhận uỷ thác
và đồng ý uỷ thác trên cơ sở bàn bạc thống nhất với hai bên sẽ đi đến kí
kết hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác .
Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản ,tài liệu giao dòch ,ứng
dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thảo thuận khác có mục đích kinh
doanh với sự qui đònh rõ ràng quyền và nghóa vụ của bên xác nhận và
thực hiện kế hoạch của mình.
Thông thường các điều khoản của bên A và bên B sẽ được thoả
thuận ghi trong hợp đồng như sau:
Điều I: Tên hàng, giá cả, số lượng
Tên hàng là điều kiện quan trọng của hợp đồng, nó nói lên chính

xác đối tượng mua bán, trao đổi.Chính vì vậy tên hàng phải được diễn
đạt một cách đầy đủ.Có thể chú thích tên hàng theo một số cách như
sau:
-Ghi tên thương mại của hàng hoá và tên khoa học (VD cafe hạt
Arabica)
-Ghi tên hàng kèm tên đòa phương sản xuất: Rượu vang Bordeaux
,thuỷ tinh Bohemia…)
-Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu: bia Tiger, thuốc lá Vinataba…
-Ghi tên hàng kèm theo công dụng: Máy cắt giấy, máy xay sinh tố,
máy bơm dầu …
9
Trong hợp đồng phải ghi rõ đièu khoản về giá cả. Điều khoản này
gồm những vấn đề: đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp qui cách
đònh giá, phương pháp xác đònh mức giá, cơ sở của giá và việc giảm giá
…giá cả được hiểu theo điều kiện giao hàng CIF hoặc FOB (Incoterm
2000) tại kho bên A (trường hợp xuất khẩu) hoặc bên B (trường hợp
nhập khẩu).
Một điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng nữa là điêu fkhoản
về số lượng .Điều khoản này làm rõ số lượng, khối lượng hàng hoá được
giao dòch ,trên cơ sở đó mới xác đònh được tổng giá trò của hợp đồng.
Điều II: Qui cách phẩm chất
Phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất lượng của đối tượng hàng
hoá bán ,nghóa là tính năng (lí tính, hoá tính, tính chất cơ lí…), qui cách,
kính thước, tác dụng, công suất, hiệu suất …của hàng hoá đó.Chính vì
vậy điều này được qui đònh chặt chẽ như sau:
Bê B phải giao hàng theo đúng qui cách phẩm chất theo mẫu do
bên A xác nhận.
Trước khi xác nhận số lượng sản xuất, bên A phải gửi cho bên B 02
sản phẩm mẫu để xác nhận mẫu hàng.Bên B phải chòu trách nhiệm cả
về số lượng và chất lượng hàng hoá tới tay khách hàng nước ngoài.

Điều III: Bao bì, đóng gói, kí mã hiệu
Trong điều kiện về bao bì ,các bên giao dòch thường phải thoả
thuận với nhau những vấn đề về yêu cầu chất lượng và giá cả của bao
bì.
Trong buôn bán quốc tế đã hình thành một số tập quán quốc tế về
các loại bao bì như:
- Qui cách chất lượng của bao bì phải phù hợp với một phương thức
vận tải nào đó.VD: bao bì thích hợp với vận chuyển bằng đường sắt,
đường biển, hàng không …
- Qui đònh cụ thể các yêu cầu về bao bì như:
+yêu cầu về vật liệu của bao bì
+yêu cầu về hình thức của bao bì
+yêu cầu về số lớp và cánh thức cấu tạo mỗi lớp …
10
Ở điều khoản này vì qui cách của hàng hoá thường xuyên thay đổi
và phức tạp nên sau phần hợp đồng người ta thường đính kèm các phụ
lục chi tiết có liên quan đến hàng hoá .
Nhìn chung điều khoản này thường được qui đònh theo nhu cầu hợp
đồng ngoại mà bên nhận uỷ thác đã kí kết với phía nước ngoài.
Điều IV: Giao hàng
Nội dung của điều kiện giao hàng là sự xác đònh thời hạn và đòa
điểm giao hàng, sự xác đònh phương thức giao hàng và việc thông báo
giao hàng .Trong hợp đồng cần phải ghi rõ về:
-Thời hạn giao hàng: là thời hạn mà người bán phải hoàn thành
nghóa vụ giao hàng .Nếu hai bên không có thoả thuận gì khác thì thời
hạn giao hàng này cũng là lúc di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hoá
từ người bán sang người mua,
-Đòa điểm giao hàng: việc lựa chọn đòa điểm giao hàng có liên
quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và đến điều kiện
cơ sở giao hàng .Tuy nhiên ,có những điều kiện cơ sở giao hàng chỉ là

xác đònh cảng đến mà không có cảng đi (CIF ,CFA) hoặc có trường hợp
hai bên muốn giành dật hơn nữa lợi thế về mình.Vì thế hai bên cần qui
đònh rõ đòa điểm giao hàng trong hợp đồng .
-Phương thức giao hàng: thực tiễn giao hàng trong mua bán hàng
hoá làm nảy sinh nhiều phương thức giao hàng .Người ta có thể qui đònh
việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao hàng sơ bộ hoặc
là giao nhận cuối cùng.
-Thông báo giao hàng: trước khi giao hàng thường có những thông
báo của người bán về việc hàng đã sẵn sàng để giao hoặc về đích của
người mua về những điểm hướng dẫn bán trong việc gửi hàng hoặc về
chi tiết của tàu đến nhận hàng.
Điều V: Thanh toán
*Trong nhập khẩu uỷ thác:
Bên nhận uỷ thác (bên A) sẽ chòu trách nhiệm giao dòch và ký kết
hợp đồng ngoại với khách hàng nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá về
cho bên uỷ thác(bên B) theo đúng yêu cầu uỷ thác.Tiền thanh toán cho
lô hàng bên B sẽ chuyển cho bên A để bên A chuyển cho bên phía nước
11
ngoài.Thông thường bên B sẽ thanh toán cho bên A gồm 3 phần và
chuyển cho bên A vào 3 đợt trong lúc thực hiện hợp đông.
-Trước tiên bên B sẽ chuyển tiền đặt cọc (thường là 30%) cho bên
A trong thời gian X ngày kể từ ngày kí hợp đồng.
-Tiếp đó bên B sẽ chuyển tiền hàng cho bên A để thanh toán với
phía nước ngoài.Còn 10% còn lại sẽ được thanh toán nốt khi bên B có
kết quả nghiệm thu hàng.
(Hình thức thanh toán có thể bằng TTR ,chuyển khoản hoặc bằng
tiền mặt…)
Chứng từ thanh toán:
-Đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không hoặc đường
biển yêu cầu 3 bản chính của vận đơn.

-Bảng kê chi tiết hàng hoá
-Hoá đơn thương mại đã ký
-Giấy chứng từ xuất xứ
-Giấy chứng nhận số lượng do nhà sản xuất cấp
-Hợp đồng bảo hiểm 100% giá trò hàng hoá với điều kiện mọi rủi ro
sẽ được thanh toán tại Việt Nam bằng ngoại tệ như hoá đơn
-Bản Copy Telex/Fax thông báo cho bên A chi tiết giao hàng.
*Trường hợp xuất khẩu uỷ thác:
Thông thường bên B sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bên A ngay
sau khi phía nước ngoài thanh toán tiền hàng.Tuỳ theo từng điều kiện
thanh toán giữa bên B với bên nước ngoài trong hợp đồng ngoại mà tiền
được chuyển cho bên A một lần hay nhiều lần ,nhanh hay chậm.
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu uỷ thác cũng sẽ
gần giống như điều khoản thanh toán giữa bên B kí kết với phía nước
ngoài trong hợp đồng ngoại.Có điều, tiền chuyển cho bên A sẽ chậm
hơn ít ngày.
Điều VI: Giám đònh hàng hoá
*Đối với nhập khẩu uỷ thác :
Việc giám đònh hàng hoá cuối cùng sẽ do cơ quan giám đònh hàng
hoá của Việt Nam (Vinacontrol) tiến hành. Mọi khiếu nại nếu có sẽ
được thông báo ngay cho nhà ủy thác, nhà sản xuất và đựơc xác nhận
12
bằng thư bảo đảm có cùng với các điều kiện kèm theo của Vinacontrol
trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hàng.Nếu trách nhiệm thuộc về nhà
sản xuất thì nhà sản xuất phải giải quyết ngay không được chậm trễ.
*Đối với xuất khẩu uỷ thác :
Việc giám đònh hàng hoá cuối cùng sẽ do cơ quan giám đònh hàng
hoá của người nhập khẩu tiến hành, mọi khiếu nại nếu có sẽ được thông
báo cho xuất khẩu.Thông thường khiếu nại được thông báo bằng thư bảo
đảm cùng với tài liệu kèm theo chứng minh về hàng hoá, trong vòng 10

ngày kể từ ngày phía nước ngoài nhận hàng hoá khiếu nại chứng tỏ
trách nhiệm thuộc về bên xuất khẩu thì xuất khẩu phải cùng với uỷ thác
giải quyết ngay không được chậm trễ.
Điều VII: Bảo hành
Tuỳ theo từng loại hàng hoá mà thời hạn của nó khác nhau ,thông
thường trong hợp đồng Xuất Nhập Khẩu uỷ thác qui đònh như sau :
Hàng hóa được bảo hành trong vòng X ngày kể từ ngày kí biên bản
giao hàng theo đúng các điều kiện lưu kho, lưu bãi như đã qui đònh .
Bên uỷ thác và nhà sản xuất sẽ chòu trách nhiệm về bất cứ sự hư
hỏng nào đó từ nguyên vật liệu hay chế tạo sản xuất trong thời gian bảo
hành.
Trong trường hợp khiếu nại bên A giao cho bên B ,bên B sẽ báo
cho nhà sản xuất và có xác nhận thư trong vòng 10 ngày cho phía khách
hàng đặt.Bên B và nhà sản xuất sẽ chòu trách nhiệm giải quyết bất kỳ
khiếu nại nào được chứng minh là thuộc trách nhiệm của mình.Sau đó
nhà sản xuất sẽ gửi hàng hoá mới để thay thế và chòu các chi phí khác
có liên quan.
Điều VIII: Bất khả kháng
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác
phải được thông báo bằng điện tín cho mỗi bên trong vòng 5 ngày và
được xác nhận bằng văn bản trong vòng 7 ngày sau ngày điện báo cùng
với giấy chứng nhận bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền của chính
phủ cấp.Ngoài thời gian nói trên trường hợp bất khả kháng không được
xem xét.
Điều IX : Trọng tài
13
Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu giữa
bên A và bên B nếu có tranh chấp thì sẽ căn cứ vào điều khoản trọng tài
trong hợp đồng để giải quyết.Thông thường điều khoản trọng tài trong
hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu được qui đònh như sau:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mọi tranh chấp phát sinh trái
ngược nhau hay khác biệt ,không đạt được sự thoả thuận giữa hai bên sẽ
được giải quyết cuối cùng bởi trọng tài kinh tế Việt Nam. Phán quyết
của trọng tài sẽ là quyết đònh cuối cùng bắt buộc hai bên liên quan.
Chi phí trọng tài và các chi phí khác sẽ do bên thua kiện chòu ,ngoài
trừ các thoả thuận khác.
Điều X: Phạt vi phạm
*Trong trường hợp uỷ thác nhập khẩu:
Do hàng hóa đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên trong từng hợp
đồng điều khoản phạt cũng thể hiện một cách khác nhau.Thông thường
điều khoản này qui đònh:
Bên B (nhà cung cấp) cùng nhà sản xuất cam kết sản xuất những
hàng hoá theo đúng yêu cầu của bên A(bên đặt hàng).Nếu hàng hóa đặc
biệt thì qui đònh bên B cùng hãng sản xuất chỉ sản xuất đúng số lượng
mà bên A yêu cầu theo đơn đặt hàng.
Nếu bên A có chứng cớ hàng hoá sai qui đònh (hoặc số lượng thiếu
hụt) thì bên A yêu cầu nhà sản xuất điều tra xác minh về nguồn
gốc.Nếu hàng hoá thực sự sản xuất sai so với yêu cầu đơn hàng của bên
A thì bên B có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân và chòu trách nhiệm giải
quyết vấn đề.
Trong trường hợp giao hàng chậm: nếu hàng hoá không thể xếp lên
tàu trước X tuần (thường là từ 15-17 ngày đối với các nhà sản xuất ở
Châu Âu) thì bên B cùng nhà sản xuất bò phạt 0.2%/tuần nhưng không
quá 6% giá trò hợp đồng .Ngoài X ngày, bên A có quyền huỷ hợp
đồng .Bên B cùng nhà sản xuất có trách nhiệm bồi thường tiền phạt và
tiền đặt cọc .
*Trường hợp uỷ thác xuất khẩu:
Nếu hàng hoá do bên B cấp khác với bên A gửi hàng hoặc khác với
đơn đặt hàng thì bên B chòu trách nhiệm bồi thường cho bên A và phía
14

nước ngoài đồng thời bên B phải chòu mọi phí tổn mà bên A đã bỏ ra để
thực hiện hợp đồng.
Nếu lỗi do bên B không thể làm cho bên A giao hàng lên tàu trước
X ngày kể từ ngày phía nước ngoài chuyển tiền đặt cọc thì bên A sẽ
chòu phạt 0.2%/tuần(không quá 6% giá trò hợp đồng).
Điều XI: Trách nhiệm của mỗi bên
*Trong trường hợp nhập khẩu uỷ thác :
-Trách nhiêm của bên B :
Bên B thoả thuận kí với nhà sản xuất nhập hàng theo đúng số
lượng ,chất lượng , các tính năng kó thuật đã ghi trong bản phụ lu hợp
đồng ,đồng thời đảm bảo hàng nhập và đến cơ sở đầy đủ an toàn.
Thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hoá với các cơ qua hữu quan
và chòu trách nhiệm thanh toán tiền hàng với nước ngoài
Làm mọi thủ tục nhận hàng và thông báo cho bên A để cùng giao
nhận hàng ,và thông báo cho cho bên A bằng văn bản trước 8 ngày và
cùng bên A giao nhận số hàng trong hợ đòng cới các cơ quan hữu
quan .Bên B có tránh nhiệm đưa hàng về cơ sở của bên B một cách an
toàn.
Làm thủ tục kiểm hàng với các cơ quan hữu quan đảm bảo hàng
nhập khẩu mang đầy đủ tính hợp pháp.
Làm thủ tục mời các các bên hữu quan giám sát (kể cả thuê chuyên
gia cua hãng sản xuất) trong suốt quá trình lắp đặt bảo hành và bàn giao
đầy đủ thiết bò cũng như vật tư phụ kiện kèm theo đã được ghi trong phụ
lục của hợp đồng cho bên A.Làm thủ tục khiếu nại (nếu có), đòi bồi
thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng với phía nước ngoài khi các điều
khoản giao hàng qui đònh về bảo mật bản quyền bò vi phạm .
-Trách nhiệm của bên A:
Bên A có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền của tổng giá trò
hợp đồng theo điều khoản thanh toán đã qui đònh và theo vạn đơn bằng
USD vào tài khoản ngoại tệ cả bên B.

Phí uỷ thác và các chi phí khác (chi phí phát sinh nằm ngoài các
điều khoản đã thoả thuận ) thì bên A sẽ thanh toán bằng tài khoản tiền
15
Việt cho bên B trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Phí uỷ thác có thể được
thanh toán theo từng giai đoạn như các bên đã thống nhất với nhau.
Khi có thông báo ngày giờ hàng về, bên A có trách nhiệm bố trí
đầy đủ các phương tiện nhận cũng như các bên đã thống nhất với nhau.
Khi nhận hàng nếu phát hiện hàng hóa không đảm bảo qui cách
vận chuyển theo qui đònh: vỡ kiện hàng …thì bên A có trách nhiệm thông
báo cho bên B để bên B có trách nhiệm yêu cầu hãng vận chuyển và
các cơ quan hữu quan lập biên bản xác nhận đồng thời tổ chức giám
đònh ngay.
Việc kết toán hợp đồng này được thực hiện trong vòng ngày kể từ
khi hết hạn ghi trong điều khoản bảo hành của hợp đồng.
*Trường hợp xuất khẩu :
-Trách nhiệm bên B:
Bên B đảm bảo nhận việc kí kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá theo
đúng chất lượng ,số lượng ,tính năng kó thuật với khách hàng nước ngoài.
Làm mọi thủ tục xuất khẩu hàng hoá với các cơ quan hữu quan ,thủ
tục giao hàng ,nhận tiền và chuyển tiền cho bên A.
-Trách nhiệm của bên A:
Bên A có trách nhiệm sản xuất và thu gom hàng hoá ,đóng gói bao
bì theo đúng yêu cầu mà bên B thông báo, chở hàng ra tập kết ở cảng
đúng thời hạn để cùng bên B làm thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu.
Bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B phí uỷ thác và các chi
phí khác như đã thoả thuận.
Điều XII: Các điều khoản khác
Đây là điều khoản qui đònh tính pháp lý của hợp đồng như:
- Mọi sự thay đổi hay điều chỉnh của hợp đồng chỉ có giá trò khi
được lập thành văn bản và được sự đồng ý của hai bên

- Hợp đồng có giá trò kể từ ngày kí.
16
- Hợp đồng có giá trò kể từ ngày kí.
- Bằng việc kí kết hợp đồng ,các văn bản và cuộc đàm phán liên
quan trước đay đều vô giá trò.
- Các vấn đề khác chưa nêu trong hợp đồng sẽ được hai bên căn cứ
vào qui đònh hiện hành của Nhà nước và chế độ hợp đồng kinh tế để
giải quyết .
3. Nội dung Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.
Theo hợp đồng này đơn vò đặt hàng gọi là bên uỷ thác giao cho đơn
vò ngoại thương gọi là bên nhận uỷ thác, tiến hành Nhập khẩu một số
hàng nhất đònh .Bên nhận uỷ thác phải ký kết và thực hiện hợp đồng
nhập khẩu uỷ thác với danh nghóa của mình nhưng bằng chi phí của bên
uỷ thác.Thực chất đây là một hoạt động dòch vụ thương mại do doanh
nghiệp trung gian này tiến hành để hưởng một khoản thù lao gọi là phí
uỷ thác.Về bản chất pháp lý, bên nhận uỷ thác là một đại lý hoa hồng
của bên uỷ thác, cho nên phí uỷ thác thực chất là tiền thù lao (hoa hồng)
trả cho đại lý.
Trên cơ sở thông tư số 03 BNgT/XK ngày 11/01/1984 của Bộ Ngoại
thương(nay là Bộ thương mại), ta thấy trách nhiệm của bên uỷ thác và
bên nhận uỷ thác nhập khẩu như sau:
- Bên uỷ thác nhập khẩu phải : Đưa đơn hàng kèm theo xác nhận
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về khả năng thanh toán, tham gia
giao dòch mua hàng, khi hàng về phải mở hòm trong vòng 1 tháng và
nếu phát hiện hàng không đúng hợp đồng hoặc hàng tổn thất ,phải để
nguyên trạng đồng thời mời Cty giám đònh tới lập biên bản giám đònh
,phải trả chi phí uỷ thác .
- Bên nhận uỷ thác phải: ký hợp đồng nhập khẩu với điều kiện có
lợi cho bên uỷ thác; thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra chất
lượng,báo tin hàng về và giúp đỡ mọi mặt để bên uỷ thác có thể nhận

hàng ; tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất nếu hàng về có hư hỏng
tổn thất.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU UỶ
THÁC.
17
Qui trình nghiệp vụ, phương thức xuất-nhập khẩu uỷ thác phức tạp
hơn phương thức xuât-nhập khẩu trực tiếp .Ngoài việc luôn phải nghiên
cứu tìm hiểu thò trường ,mặt hàng và bạn hàng thì doanh nghiệp còn
phải quan tâm tìm hiểu bạn hàng uỷ thác,mặt hàng nhận uỷ thác .
Bên cạnh đó xuất-nhập khẩu uỷ thác liên quan đến 3 bên: bên uỷ
thác ,bên nhận uỷ thác ,bên xuất khẩu .Mối quan hệ giữa bên uỷ thác và
bên nhận uỷ thác là mối quan hệ trực tiếp ,được ràng buộc bằng hợp
đồng uỷ thác xuất-nhập khẩu.Giữa người cung ứng nước ngoài và bên
uỷ thác cũng là mối quan hệ trực tiếp ràng buộc bằng hợp đồng xuất
nhập khẩu không thể tách rời khỏi hợp đồng xuất nhâp khẩu.Các nghiệp
vụ chuyên môn liên
quan đến phương thức xuất nhập khẩu uỷ thác bao gồm:
-Đàm phán kí kết hợp đong uỷ thác xuất nhập khẩu (giữa bên uỷ
thác và bên nhận uỷ thác).
-Đàm phán kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu(giữa bên nhận uỷ thác
và phía nước ngoài).
-Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
-Bàn giao hàng hoá cho bên uỷ thác, nhận phí uỷ thác và thanh lí
hợp đồng.
-Tổ chức khiếu nại và giải quyết tranh chấp(nếu có).
1. Đàm phán kí kết hợp đồng uỷ thác xuất nhâp khẩu
Để có thể đi đến việc kí kết hợp đồng uỷ thác ,trước hết các bên
phải thông qua đàm phán để đi đến một thoả thuận chung trong việc uỷ
thác.Trong quá trình đàm phán, căn cứ vào yêu cầu của mình để cùng
nhau xem xét,bàn bạc đi đến sự thống nhất làm căn cứ soạn thảo hợp

đồng uỷ thác .Đây là sự gặp gỡ giữa đại diện của các bên, thể hiện nhu
cầu và mong muốn của mình trong việc uỷ thác nên đòi hỏi phải chuẩn
bò kó lưỡng về mọi mặt sao cho đàm phán đem lại những thoả thuận có
lợi mà vẫn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp bền vững giữa các bên
trong công việc .
Trong đàm phán thường sử dụng 3 hình thức :
-Đàm phán qua thư tín dụng
-Đàm phán qua điện thoại
18
-Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp.
Mỗi loại đàm phán đều có ưu nhược điểm nhất đònh.Vì vậy trong
đàm phán để đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất ,các bên
phải lựa chọn hình thức đàm phán hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.Sau
khi bàn bạc xong bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác sẽ đi tới ký kết hợp
đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Có 2 hình thức kí kết hợp đồng uỷ thác ;
-Hình thức uỷ thác toàn bộ.
-Hình thức uỷ thác bộ phận.
2. Đàm phán ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Do có hai hình thức ký kết hợp đồng uỷ thác nên việc đàm phán ký
kết hợp đồng xuất nhập khẩu có thể do bên nhận uỷ thác và bên nước
ngoài thoả thuận ,cũng có thể phụ thuộc vào mối quan hệ của khách
hàng nội(bên uỷ thác ) với khách hàng ngoại. Nếu mối quan hệ có sẵn
từ trước thì việc kí kế hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ giảm đi bước đàm
phán trong quá trình ký kết.Trong trường hợp đàm phán ký kết hợp đồng
khi chưa có mối quan hệ nào giữa bên uỷ thác và bên nước ngoài thì sẽ
tiến hành theo phương thức thông thường trong thương mại quốc tế ,bao
gồm các bước:
2.1. Gửi đơn đặt hàng
Công việc này được tiến hành sau khi đã ký hợp đồng uỷ thác.Bên
nhận uỷ thác sẽ thiết lập một đơn đặt hàng đề nghò mua(hoặc bán) một

số hàng hoá theo những điều kiện nhất đònh về giá cả ,thời gian giao
hàng ,phương thức thanh toán.Đây chỉ là lời đề nghò ký kết hợp đồng và
hai bên chưa có gì ràng buộc.
2.2. Đàm phán và ký kết
Nội dung gồm có:
-Hỏi giá: Là việc bên mua đề nghò cho bên bán biết các điều khoản
bán hàng như giá cả, thời gian giao hàng ,điều kiện thanh toán
-Báo giá: Khi đã báo giá tức là đã có sự cam kết của người bán với
giá đó và kèm theo các điều khoản trong thư báo giá mà người mua
không có quyền từ chối.
-Chào hàng: Là đề nghò của bên bán gửi cho bên mua biểu thò
muốn bán một số hàng nhất đònh theo những điều khoản nhất đònh.
19
-Đặt hàng : Là lời đề nghò ký kết hợp đồng của người mua dưới
hình thức đơn đặt hàng.
-Hoàn giá: Khi nhận được đơn đặt hàng hoặc chào hàng, nếu không
chấp nhận hoàn toàn nội dung trong đó thì một trong hai bên đưa ra đề
nghò mới gọi là hoàn giá và chào hàng hay đặt hàng cũ bò huỷ bỏ.
-Chấp nhận: Là người được chào hàng hay báo giá đồng ý hoàn
toàn với đơn chào hàng hay báo giá đó.
-Xác nhận: Là khảng đònh sự thoả thuận mua bán bằng văn bản xác
nhận của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên.
3. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác
Đây là bước cuối cùng trong số các nghiệp vụ của người nhận uỷ
thác .Nếu như không có tranh chấp xảy ra bởi thực hiện hợp đồng xuất
nhập khẩu nó cũng đồng thời kết thúc việc thực hiện hợp đồng uỷ
thác.Việc tực hiện hợp đồng là một công việc phức tạp đòi hỏi phải tuân
thủ pháp luật quốc gia và giữ chữ tín cho đơn vò mình đồng thời phải tiết
kiệm chi phí ,nâng cao doanh lợi và hiệu quả công việc.
4. Bàn giao hàng hoá cho bên uỷ thác, thu phí uỷ thác và thanh

lý hợp đồng.
Sau khi hàng hoá về nơi tuỳ theo thoả thuận của bên trong hợp
đồng uỷ thác mà việc nhận hàng hoá là do bên uỷ thác hay bên nhận uỷ
thác trực tiếp nhận.Thông thường người nhận uỷ thác phải lấy hàng và
kiểm tra trước khi giao lại cho bên uỷ thác để tránh rủi ro.Nếu hàng hoá
được giao đúng hạn qui đònh và không có tranh chấp xả ra thì nghóa vụ
của người nhận uỷ thác coi như hoàn thành .Căn cứ vào hợp đồng uỷ
thác bên nhân uỷ thác có quyền được nhận phí uỷ thác.Đồng tiền thanh
toán phí uỷ thác thương là đông tiền nội tệ và người uỷ thác thanh toán
trực tiếp cho người nhận uỷ thác hoặc chuyển vào tài khoản tại ngân
hàng.
5. Tổ chức khiếu nại và giải quyết tranh chấp nếu có
Thực hiện hợp đồng uỷ thác là một côg việc khá phức tạp vì nó
không chỉ liên quan đến các chủ thể kinh tế trong nước mà còn liên quan
đén chủ thể kinh tế nước ngoài.Vì vậy trong hợp đồng các bên phải có
20
qui đònh cụ thể vấn đề giẩi quyết tranh chấp như nơi và thủ tục giải
quyết.
IV.ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HP ĐỒNG NHẬP KHẨU
UỶ THÁC
Theo Điều 81 của Luật thương mại Việt Nam,hợp đồng mua bán
quốc tế(Hay hợp đồng xuất nhập khẩu) có hiệu lực khi có đủ các điều
kiện sau đây:
- Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp:
Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp có nghóa là các doanh nghiệp
(công ty, hãng ) phải được thành lập một cách hợp pháp và có quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp Việt Nam muốn được ký kết hợp đồng Nhập khẩu uỷ
thác thì phải có giấy phép Xuất nhập khẩu. Nếu không có giấy phép
xuất nhập khẩu mà ký kết với doanh nghiệp nước ngoài thì hợp đồng sẽ

không có hiệu lực.
Chủ thể là doanh nghiệp nước ngoài cũng phải hợp pháp. Nếu
không may ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, sau đó mới phát hiện
doanh nghiệp này không phải là chủ thể hợp pháp thì cần phải tuyên bố
hợp đồng vô hiệu để khỏi phải thực hiện hợp đồng. Bởi vì nếu vẫn tiếp
tục thực hiện hợp đồng có khi sẽ bò thiệt hại và có đòi được tiền thì cũng
mất rất nhiều thời gian và chi phí.
-Hình thức của hợp đồng Nhập Khẩu uỷ thác phải hợp pháp:
Tuỳ theo luật pháp của các nước quy đònh hình thức của hợp đồng
có thể bằng miệng, bằng văn bản, hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác
hay hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản. Công
ước Viên 1980 trong Điều 11 có quy đònh rằng: Hợp đồng mua bán
ngoại thương có thể được ký kết bằng miệng và không phải tuân thủ bất
kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức của hợp đồng, nhưng ở Điều 96
thì lại cho phép các quốc gia bảo lưu không áp dụng Điều 11 nếu luật
pháp quốc gia quy đònh hình thức mua bán bằng văn bản là bắt buộc đối
với hợp đồng mua bán ngoại thương.
Luật pháp Việt Nam quy đònh, hợp đồng mua bán ngoại thương
phải được ký kết bằng văn bản mới có hiệu lực. Ngoài ra nó còn quy
21
đònh cụ thể thêm rằng: mọi sửa đổi, bổ xung mua bán hợp đồng ngoại
thương cũng phải được làm bằng văn bản(thư từ, điện tín, fax, telex cũng
được coi là văn bản). Mọi hình thức thoả thuận bằng miệng đều được coi
là không hợp pháp và không có giá trò. Vì vậy, khi ký kết một hợp đồng
nhập khẩu(uỷ thác), các doanh nghiệp Việt Nam phải nhất thiết ký kết
hợp đồng bằng văn bản, nếu không hợp đồng đó được coi là không hợp
pháp và người nhập khẩu sẽ phải gánh chòu những rủi ro pháp lý phát
sinh.
- Nội dung của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác phải hợp pháp:
Thứ nhất, nội dung của hợp đồng hợp pháp khi hợp đồng có đủ các

điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Luật pháp mỗi nước quy đònh một
khác và các điều khoản chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu. Luật pháp
Việt Nam quy đònh rằng điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán
ngoại thương gồm có các điều khoản tên hàng, số lượng, quy cách phẩm
chất, thời hạn và đòa điểm giao hàng, giá cả và điều kiện giao hàng,
phương thức thanh toán.
Thứ hai, để cho nội dung của hợp đồng nhập khẩu hợp pháp thì đối
tượng của hợp đồng phải hợp pháp.Vì vậy người xuất nhập khẩu chủ
yếu chỉ ký kết những hợp đồng nhập khẩu những mặt hàng không thuộc
diện cấm nhập khảu của nước mình, cũng như không thuộc diện cấm
xuất khẩu của nước người xuất khẩu. Nếu ký hợp đồng nhập khẩu một
mặt hàng được phép nhập khẩu của nước mình nhưng thuộc diện cấm
xuất khẩu của nước người xuất khẩu (và ngược lại)thì hợp đồng sẽ
không có hiệu lực. Từ đó, người xuất nhập khẩu phải thường xuyên theo
dõi danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu để tránh ký kết các hợp đồng
thuộc mặt hàng này.
-Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện.
Nguyên tắc tự nguyện cho phép các bên hoàn toàn tự do thoả thuận
về những vấn đề liên quan tới quyền và nghóa vụ của các bên trong
khuôn khổ pháp luật. Theo nguyên tắc này, tất cả các hợp đồng được ký
trên cơ sở dùng bạo lực, do bò đe doạ, bò lừa bòp hoắc do có sự nhầm lẫn
đều được coi là vô hiệu. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng, người nhập khẩu
không thể dùng ưu thế của mình để đe dọa người xuất khẩu hay không
22
dùng thủ đoạn lừa bòp người xuất khẩu và ngược lại, người nhập khẩu
cũng cần phải chú ý không để tình trạng đó diễn ra đối với mình(áp
dụng cho ca bên uỷ thác).Việc ký kết như thế sẽ làm cho hợp đồng
không có hiệu lực.Và nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng như thế sẽ có thể
bò thiệt hại lớn.
23

V. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA MỘT HP ĐỒNG
NHẬP KHẨU (UỶ THÁC)
- Tên hàng: Tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào
hàng ,thư hỏi hàng hợp đồng hoặc nghò đònh thư. Nó nói nên chính xác
đối tượng trao đổi, mua bán. Vì vậy người ta luôn tìm cánh diễn đạt
chính xác tên hàng
Có những cách sau đây để diễn đạt tên hàng :
+ Người ta ghi tên thương mại của hàng hoá nhưng còn ghi kèm
theo tên thông thường và tên khoa học của nó .
+ Người ta ghi tên hàng kèm theo tên đòa phương sản xuất ra nó .
+ Người ta ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của nó.
+ Người ta ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng đó .
+ Người ta ghi tên hàng kèm theo mã số của hàng hoá đó .
- Điều khoản số lượng nêu rõ:
+ Đơn vò đo lường (dựa vào tập quán quốc tế ).
+ Phương pháp xác đònh số lượng : thường có 2 cách:
Một là bên bán và bên mua quy đònh cụ thể số lượng hàng hoá giao
dòch. Phương pháp này thường được dùng với những hàng tính bằng cái,
chiếc.Hai là bên bán và bên mua quy đònh một cánh phỏng chừng về số
lượng hàng hoá giao dòch. Điều khoản này thường áp dụng đối với
những mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc, than, quặng, dầu mỏ.
Đó là do việc sản xuất những mặt hàng đó có quy mô lớn ,do việc cân
đo hàng đó khó đảm bảo chính xác tuyệt đối và còn do khó khăn trong
việc tìm phương tiện chuyên chở cho phù hợp với mặt hàng.Cho nên đối
với những mặt hàng này việc quy đònh dung sai về số lượng cho phép
tránh được những khó khăn trong khi thực hiện hợp đồng.
+ Phương pháp xác đònh trọng lượng: người ta thường dùng những
phương pháp sau đây :
.Trọng lượng cả bì: đó là trọng lượng của hàng hoá cùng với trọng
lượng của các loại hàng hoá bao bì đó.

.Trọng lượng tònh: đó là trọng lượng thực tế của bản thân hàng
hoá .Nó bằng trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng của vật liệu bao bì.
24
- Điều kiện phẩm chất: Thường có những phương pháp xác đònh
như sau :
+Dựa vào mẫu hàng: Theo phương pháp này chất lượng của háng
hoá được xác đònh căn cứ vào chất lượng của một số ít hàng hoá gọi là
mẫu hàng, do người bán đưa ra và được người mua thoả thuận. Những
hàng hoá này thường là những hàng hoá khó tiêu chuẩn hoá và khó mô
tả ,ví dụ hàng mỹ nghệ và một số hàng nông sản .
+Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn :
Khi ký kết hàng hoá dựa trên tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp người ta
phải tìm hiểu nội dung hoặc tiêu chuẩn của phẩm cấp đó
+Dựa vào quy cách của hàng hoá:Thường được dùng trong việc
mua bán các thiết bò, máymóc công cụ vận tải.
+Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng :khi mua những mặt hàng
nông sản nguyên liệu mà chất lượng của chúng khó có tiêu chuẩn hoá
,trên thò trường quốc tế người ta thường dùng một số chỉ tiêu phỏng
chừng như FAQ, GMQ :
.Dựa vào hàm lượng chủ yếu của chất trong hàng hoá: Quy đònh
phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hoá .
.Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hoá đó .
.Dựa vào hiện trạng hàng hoá .
.Dựa vào sự xem hàng trước .
.Dựa vào dung trọng hàng hoá .
.Dựa vào tài liệu kỹ thuật .
.Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá .
.Dựa vào mô tả hàng hoá .
- Điều khoản giao hàng: Nội dung cơ bản của điều kiện này là sự
xác đònh đòa điểm và thời hạn giao hàng, sự xác đònh phương thức giao

hàng và việc thông báo giao hàng .
+Thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng là thời hạn mà người
bánphải hoàn thành nghóa vụ giao hàng.Thông thường có ba kiểu quy
đònh thời hạn giao hàng như sau:
.Thời hạn giao hàng có đònh kỳ.
.Thời hạn giao hàng ngay.
25

×