Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng việt nam – nhật bản từ năm 2014 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM ANH PHƢƠNG

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC SÂU RỘNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM ANH PHƢƠNG

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC SÂU RỘNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quản lý hoạt động đối ngoại
Mã số: 8 3 1 0 2 0 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM LÊ DẠ HƢƠNG

Hà Nội, 2023




Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của hội đồng Chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội , ngày tháng năm 2023
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả
dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Lê Dạ Hương. Các dữ liệu và kết quả
nghiên cứu được trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận
văn có sự kế thừa các cơng trình nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ
sở đó người viết bổ sung những tư liệu liên quan và đưa ra kết luận khoa học
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Phạm Anh Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trở thành học viên khóa 26.2, khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện
Báo chí và Tuyên truyền là niềm vinh dự và tự hào của cá nhân tác giả luận
văn. Quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã
giúp người viết có cái nhìn sâu sắc hơn về chun ngành của mình cũng như
trau dồi nền tảng kiến thức chung về nghiên cứu khoa học.
Lời đầu tiên, xin bày tỏ lòng tri ân và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm
Lê Dạ Hương – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người thầy đã đồng hành,

nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong chặng đường xây dựng đề
cương và hồn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các giảng viên, cán bộ phụ
trách giảng dạy, quản lý chương trình đào tạo sau đại học của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đã hướng dẫn và giúp đỡ người viết trong suốt khóa học
từ năm 2020 - 2022.
Cuối cùng, tác giả luận văn xin cảm ơn sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ và
động viên từ phía gia đình, đồng nghiệp và bạn bè trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả luận văn

Phạm Anh Phƣơng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

1

ADB

2

3

ADMM+

ADSOM


4

AETI

5

AIIB

6

AJCEP

7

APEC

8

ARF

Tên đầy đủ tiếng Anh
Asian Development
Bank
ASEAN Defence
Ministers’ Meeting
ASEAN Defense Senior
Officials’ Meeting

ASEAN


Ngân hàng Phát triển Châu Á
Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN Mở
rộng
Hội nghị Nhóm làm việc
Quan chức Quốc phịng cấp
cao ASEAN

Asia Energy Transition

Sáng kiến chuyển đổi năng

Initiative

lượng châu Á

Asian Infrastructure

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ

Investment Bank

tầng châu Á

ASEAN-Japan

Hiệp định Đối tác kinh tế

Comprehensive


toàn diện ASEAN – Nhật

Economic Partnership

Bản

Asia – Pacific

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Economic Cooperation

châu Á – Thái Bình Dương

Asian Regional Forum

Diễn đàn khu vực châu Á

Association of
9

Tên đầy đủ tiếng Việt

SouthEast Asian
Nations

10

ASEM


Asia – Europe Meeting

11

BRI

Belt and Road Initiative

12

CCUS

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
Sáng kiến Vành đai và Con
đường

Carbon Capture,

Thu giữ, sử dụng và lưu trữ

Utilisation and Storage

carbon


13


COC

Code of Conduct
Comprehensive

14

CPTPP

Progressive Agreement
for Trans – Pacific
Partnership
Declaration on the

15

DOC

Conduct of Parties in
the South China Sea

Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đơng
Hiệp định Đối tác Tồn diện
và Tiến bộ xun Thái Bình
Dương
Tun bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đơng

16


EAS

East Asian Summit

Hội nghị cấp cao Đông Á

17

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

18

EWEC

19

EWGs

20

FDI

21

FIAB


22

FTA

East West Economic
Corridor
Experts’ Working

Nhóm cơng tác của các

Group

chun gia ADMM+

Foreign Direct
Investment

HA/DR

Cục Công nghiệp thực phẩm

Bureau

Nhật Bản

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do


Assistance and Disaster
Response
International

24

ICAPP

Conference of Asian
Political Parties

25

IMF

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

Food Industry Affairs

Humanitarian
23

Hành lang kinh tế Đơng Tây

International Monetary
Fund

Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ
thảm họa
Hội nghị các chính đảng

châu Á
Quỹ Tiền tệ Quốc tế


Japan Aerospace

Cơ quan Hàng không vũ trụ

Exploration Agency

Nhật bản

JCG

Japan Coast Guard

Cảnh sát biển Nhật Bản

28

JDS

Japanese Grant Aid

29

JICA

26


JAXA

27

30

JOGMEC

31

JPO

32

JVEF

33

LNG

34

MEXT

35

MRC

36


NAASP

37

NATO

38

NOIP

39

ODA

Dự án cấp học bổng đào tạo
nguồn nhân lực

Japan International

Tổ chức Hợp tác Quốc tế

Cooperation Agency

Nhật Bản

Japan Oil, Gas and

Cơ quan tài nguyên dầu, khí

Metals National


và kim loại quốc gia Nhật

Corporation

Bản

Japan Patent Office

Bộ Khoa học - Công nghệ và
Cơ quan Sáng chế Nhật Bản

Japan – Vietnam

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Economic Forum

Việt Nam – Nhật Bản

Liquefied Natural Gas

Khí tự nhiên hóa lỏng

Ministry of Education,

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể

Culture, Sports, Science


thao, Khoa học Cơng Nghệ

and Technology

Nhật Bản

Mekong River
Commission

Ủy hội sông Mê Kông

New Asian – African

Đối tác Chiến lược Châu Á

Strategic Partnership

và Châu Phi Mới

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Organization

Tây Dương

National Office of
Intellectual Property


Cục Sở hữu trí tuệ

Official Development

Viện trợ phát triển chính

Assistance

thức


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

40

QUAD

Quadrilateral Security
Dialogue
Regional

41

RCEP

Comprehensive
Economic Partnership

42


SDGs

43

TPP

Sustainable
Development Goals

UNCLOS

Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện khu vực
Mục tiêu phát triển bền vững

Trans – Pacific

Hiệp định Đối tác xuyên

Partnership Agreement

Thái Bình Dương

United Nations
44

Đối thoại Tứ giác An ninh

Convention on the Law


Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật biển

of the Sea
45

UNFPA

United Nations
Population Fund
United Nations

46

UNICEF

International Children’s

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc

Emergency Fund
47

USD

48

VJFTA


49

WB

50

WTO

United States dollar

Đô la Mỹ

Vietnam and Japan Free

Hiệp định Đối tác kinh tế

Trade Agreement

Việt Nam – Nhật Bản

World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Trade

Tổ chức Thương mại Thế

Organization


giới

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Một số chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn
2014 – 2022 ......................................................................................... 37
Bảng 2.2: Một số chuyến thăm cấp cao trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng
giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2022............................ 48
Bảng 2.3: Một số chuyến thăm viếng hải quân lẫn nhau giữa Việt Nam và
Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2022 ......................................................... 52
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn
2014 – 2021 ......................................................................................... 56
Bảng 2.5: Cơ cấu xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang
Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2019 ......................................................... 60
Bảng 2.6: Cơ cấu nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam
từ Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2019 ..................................................... 61
Bảng 2.7: Tình hình ODA Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020 .......... 64
Bảng 2.8: Cơ cấu đầu tư trực tiếp theo hình thức đầu tư của Nhật Bản tại Việt
Nam (tính lũy kế đến hết tháng 12 năm 2020) .................................... 72

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt
Nam – Nhật bản giai đoạn 2014 – 2021 .............................................. 57
Biểu đồ 2.2: Diễn biến nguồn vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn
2010 – 2021 ......................................................................................... 70

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC SÂU RỘNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ
NĂM 2014 ĐẾN NAY ................................................................................... 11
1.1. Quan điểm về quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng ...............................11
1.2. Những nhân tố khách quan tác động tới quan hệ đối tác chiến lược
sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2014 – nay .......................................14
1.3. Những nhân tố chủ quan tác động đến quan hệ đối tác chiến lược
sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2014 – nay .......................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC SÂU RỘNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN CÁC LĨNH VỰC TỪ NĂM 2014
ĐẾN NAY ................................................................................................................................... 35
2.1. Trên lĩnh vực chính trị – đối ngoại ...............................................................35
2.2. Trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng ............................................................47
2.3. Trên lĩnh vực kinh tế ..........................................................................................56
2.4. Trên các lĩnh vực khác ......................................................................................75
Chương 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC SÂU RỘNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2032 VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ......... 85

3.1. Đánh giá về quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam –
Nhật Bản giai đoạn 2014 đến nay .....................................................................85
3.2. Triển vọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam –
Nhật Bản đến năm 2032 ........................................................................................94
3.3. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược
sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản .............................................................................101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 135

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có vị trí địa lý thuộc khu vực
châu Á – Thái Bình Dương. Lịng tin chính trị, nét tương đồng trong văn hóa
giữa hai dân tộc cũng như những thành quả đầy ấn tượng của hợp tác trong
suốt hơn 40 năm qua là nền tảng vững chắc và động lực mạnh mẽ để đưa
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển lên một tầm cao mới. Trong chuyến
thăm Nhật Bản tháng 3 năm 2014, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn
Sang, và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã có quyết định lịch sử nâng cấp
khuôn khổ quan hệ hai nước từ “đối tác chiến lược” lên “quan hệ đối tác
chiến lược sâu rộng vì hịa bình và thịnh vượng ở châu Á”. Nhật Bản đã trở
thành đối tác chiến lược sâu rộng đầu tiên của Việt Nam với bảy lĩnh vực hợp

tác chính khơng chỉ phục vụ lợi ích quốc gia của hai bên mà cịn vì hịa bình
và thịnh vượng ở châu Á như đã viết trong tuyên bố chung. (xem Phụ lục)
Đối với Việt Nam, sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và gần 30
năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội”, đất nước đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó phải kể đến thành tựu đối ngoại. Với vị
thế địa kinh tế - chính trị quan trọng, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
đang lên, Việt Nam trở thành đối tác tích cực của nhiều quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là các cường quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, v.v.
Quan hệ với các cường quốc đối với Việt Nam là một nhân tố quan trọng đảm
bảo lợi ích quốc gia. Đặc biệt trong số đó phải kể đến Nhật Bản với mối quan hệ
hợp tác được xây dựng và duy trì trong suốt những năm qua. Khẳng định quyết
tâm cao trong việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác với các cường quốc,
đặc biệt là Nhật Bản của Đảng và Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

Chính trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản năm 2021 đã khẳng định “Trong
quan hệ song phương, Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là bạn, đối tác chiến
lược tin cậy, thân thiết, quan trọng hàng đầu và lâu dài, chia sẻ nhiều lợi ích
chiến lược chung”. [3]
Đối với Nhật Bản, bên cạnh những mối quan hệ phức tạp với các nước
láng giềng trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nền kinh tế Đông
Nam Á năng động, với vị trí địa – chính trị đặc biệt luôn là một phần không thể
thiếu trong chiến lược đa dạng hóa hợp tác, đầu tư của Nhật Bản. Với chính sách

ngoại giao hướng nam của mình, Nhật Bản đã xây dựng và duy trì quan hệ với
một loạt các quốc gia Đơng Nam Á, trong đó, Việt Nam khơng nằm ngoại lệ.
Trong suốt gần nửa thế kỷ qua, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản không
ngừng được bồi đắp, phát triển. Trải qua nhiều thăng trầm, song quan hệ hữu
nghị giữa hai quốc gia đã vượt lên tất cả, đóng góp vào hịa bình, ổn định trong
khu vực và sự phát triển của hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam – Nhật Bản.
Quan hệ hai nước đã đạt đến mức độ phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Hợp tác
Việt Nam – Nhật Bản trải dài trên hầu hết tất cả các lĩnh vực, trong đó nổi bật
nhất vẫn là kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phụ thuộc giữa các quốc gia đang
tăng lên mạnh mẽ hiện nay, nghiên cứu về quan hệ hợp tác của một cường
quốc đối với một quốc gia đang phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
Với nội dung làm sáng tỏ bức tranh quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, nghiên
cứu này có nhiệm vụ giúp người đọc bước đầu có nhận thức và đánh giá đúng
đắn về quan hệ hai nước; từ đó đưa ra các hướng giải pháp phù hợp để phát
huy thế mạnh, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quan hệ
hợp tác song phương giữa hai nước nói riêng, và quan hệ Việt Nam với các
quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế nói chung.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quan hệ đối tác

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

chiến lƣợc sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2014 đến nay” làm đề
tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Hoạt động Đối ngoại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quan hệ
Nhật Bản – ASEAN
Bài viết Japan‟s Security Cooperation with ASEAN: Pursuit of a Status
as a “Relevant” Partner (Tạm dịch: Hợp tác an ninh Nhật Bản với ASEAN:
Theo đuổi vai trò là một đối tác “có liên quan”) của Tomotaka Shoji đăng trên
Tạp chí Quốc phịng và An ninh năm 2015 tập trung làm rõ những phát triển
trong hợp tác an ninh của Nhật Bản với ASEAN thông qua xem xét lịch sử mối
quan hệ giữa hai chủ thể và những thay đổi cơ cấu hiện đang diễn ra trong khu
vực. Trong đó, tác giả khẳng định Nhật Bản đang theo đuổi một quan hệ đối tác
“toàn diện” với ASEAN bằng cách xây dựng mối quan hệ an ninh, đặc biệt chú
trọng hợp tác an ninh hàng hải, bên cạnh hợp tác về kinh tế và chính trị lâu dài.
Sự quyết đốn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã khuyến khích
Nhật Bản hợp tác với các đối tác khu vực để cùng giải quyết vấn đề này. Cách
tiếp cận cơ bản của Nhật Bản tại các diễn đàn đa phương là đặt vấn đề an ninh
hàng hải vào chương trình nghị sự, tái khẳng định tầm quan trọng của việc giải
quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hịa bình và đảm bảo tự do hàng hải dựa
trên luật pháp. Bài viết xem xét tính năng động của hợp tác an ninh giữa Nhật
Bản với ASEAN, phân tích nỗ lực của Nhật Bản trong việc tạo ra các mối
quan hệ chiến lược với các đối tác quan trọng ở Đông Nam Á, trên cơ sở coi
trọng liên minh Mỹ – Nhật.
Bài viết Japan‟s New ASEAN Diplomacy: Strategic Goals, Patterns, and
Potential Limitations under the Abe Administration (Tạm dịch: Ngoại giao
ASEAN mới của Nhật Bản: Các mục tiêu chiến lược , các mô hình và những hạn
chế tiềm ẩn dưới Chính quyền Thủ tướng Abe) của Mahar Nirmala đăng trên

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


4

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc tế năm 2015 đã chỉ rõ các mục tiêu
chiến lược ngoại giao mới đối với ASEAN được Thủ tướng Abe Shinzo đưa ra
vào năm 2013, qua đó, phân tích các mơ hình cũng như những hạn chế tiềm ẩn
đối với Nhật Bản. Ba mục tiêu chiến lược của Nhật Bản tại Đông Nam Á được
Mahar Nirmala xây dựng dựa trên các lập luận ủng hộ của một số chun gia, đó
là duy trì hiện trạng của Biển Đơng, vùng biển phục vụ lợi ích kinh tế và an ninh
của Nhật Bản, đồng thời đang diễn ra tranh chấp giữa một số nước Đông Nam Á
và Trung Quốc; ngăn chặn hành động hung hăng và quyết đoán của Trung Quốc;
tạo ra một khu vực ổn định sẽ đem lại lợi ích cho Nhật Bản trong tương lai cũng
như cho phép Nhật Bản có ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực. Để đạt được
những mục tiêu này, Nhật Bản đã xây dựng những chiến lược và ưu tiên khác
nhau, đặc biệt về trọng tâm và cường độ hợp tác, đối với các quốc gia Đông
Nam Á dựa trên nền tảng chính trị và kinh tế xã hội của từng nước. Một số yếu
tố hạn chế đối với chính sách ASEAN mới dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo
được làm rõ, bao gồm: nhận thức khác biệt của Nhật Bản và một số thành viên
ASEAN về mối đe dọa từ Trung Quốc, mối nghi ngờ từ các nước ASEAN rằng
Nhật Bản có thể làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của họ, đặc biệt là nguyên
tắc đồng thuận và không can thiệp, và cuối cùng là khả năng đóng góp tương đối
hạn chế từ một số quốc gia Đông Nam Á trong mục tiêu chung bảo vệ an ninh
hàng hải và khu vực.
Cuốn sách Japan‟s Foreign Relations in Asia (Tạm dịch: Quan hệ đối
ngoại của Nhật Bản tại Châu Á) của hai tác giả James D.J. Brown và Jeff
Kingston được Nxb. Routledge xuất bản năm 2017 đã cung cấp cái nhìn tổng
thể về những phát triển trong quan hệ Nhật Bản – Việt Nam và đánh giá hiệu
quả thực hiện “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản
và Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong hợp tác quân sự và an ninh với trọng
tâm là cân bằng cán cân quyền lực với Trung Quốc. Sự quyết đoán ngày càng


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã khuyến khích Việt Nam đẩy mạnh chiến
lược “đa dạng hóa, đa phương hóa” trong quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, việc
thiếu quản trị tốt ở một số dự án phát triển quy mơ lớn có thể khiến Việt Nam
khó có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản – Việt Nam
Cuốn sách Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau chiến tranh lạnh của hai
tác giả Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Tất Giáp được Nxb. Chính trị quốc gia
xuất bản năm 2013 kết luận quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản là nền
tảng trực tiếp gia tăng sức mạnh mỗi nước và đóng góp vào tiến trình xây
dựng Cộng đồng Đơng Á thống nhất, hịa bình, ổn định và phát triển. Do đó,
nghiên cứu sự vận động của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau năm 1992 có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn với sự nghiệp cách mạng, góp phần nhất định đối
với nghiên cứu quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới.
Cơng trình Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: 45 năm nhìn lại và hướng
tới tương lai của Trần Quang Minh được Nxb. Thông tin và truyền thông xuất
bản năm 2018 giới thiệu các nhân tố góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam Nhật Bản nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực kinh tế và
các lĩnh vực văn hóa xã hội. Ngồi ra, cuốn sách cịn giới thiệu một số bài
nghiên cứu về quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Bài viết Vietnam – Japan Relations in the New Context of Regional and
World Politics (Tạm dịch: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới
của chính trị khu vực và thế giới) của tác giả Phạm Quang Minh và Phạm Lê
Dạ Hương đăng trên tạp chí Bulletin of the Institute for World Affairs năm
2018 đã phân tích mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong môi trường an ninh

khu vực mới. Theo hai tác giả, những điểm chung về lịch sử, truyền thống,
phong tục tập quán và văn hóa là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác có lợi cho
hai bên. Tuy nhiên, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và đặc biệt là đầu thế

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

kỷ XXI, tình hình chính trị – an ninh khu vực Đơng Á có nhiều thay đổi với sự
gia tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống, tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông, sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, và đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung
Quốc. Trước những thay đổi này, Việt Nam và Nhật Bản phải điều chỉnh lại
chiến lược của mình bằng cách hợp tác chặt chẽ hơn với nhau. Trong tương lai,
Việt Nam và Nhật Bản cần hợp tác chặt chẽ hơn trong một số kế hoạch cụ thể
như thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, xây dựng một số khu cơng
nghệ cao, hồn thiện đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác trong các dự án an ninh
phi truyền thống.
Bài viết Vietnam – Japan Relations: Growing Importance in Each Other‟s
Eyes (Tạm dịch: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Vị thế ngày một quan trọng
trong mắt nhau) của Huỳnh Tâm Sáng đăng trên tạp chí Viện Yusof Ishak năm
2021 cho thấy các mối quan tâm về kinh tế và an ninh của Nhật Bản ngày càng trở
nên đan xen với các mối quan tâm của Đông Nam Á. Nhật Bản coi Việt Nam là
cửa ngõ để thể hiện sức ảnh hưởng của mình ở Đơng Nam Á, đặc biệt là sau khi
uy tín của Việt Nam được cải thiện nhờ việc tăng cường vai trò trung tâm của
ASEAN trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2020. Trong cuộc cạnh tranh vai
trò lãnh đạo kinh tế ở Đông Nam Á Trung – Nhật, Trung Quốc hiện đang chiếm
thế thượng phong. Nhật Bản có thể củng cố vai trị của mình trong khu vực bằng

cách tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam và các nước thành viên ASEAN
khác. Nhật Bản tìm cách tăng cường mối quan hệ an ninh và quốc phịng với Việt
Nam, và khơng loại trừ khả năng Việt Nam tham gia dàn xếp “Tứ giác” Ấn Độ –
Thái Bình Dương. Đổi lại, Việt Nam được kỳ vọng sẽ hợp tác tích cực với Nhật
Bản để củng cố hơn nữa chính sách đối ngoại đa hướng của mình, đặc biệt là vào
thời điểm Nhật Bản đang hướng sự chú ý nhiều hơn đến Đông Nam Á.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã phân tích dưới nhiều góc độ
một số sự kiện lịch sử, những mốc sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

– Nhật Bản qua một số thời kỳ, từ đó nêu lên biên niên sự kiện về mối quan hệ
trên các lĩnh vực của hai chủ thể quốc tế. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu tổng quát về quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và
Nhật Bản từ năm 2014 đến nay. Do đó, nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp một
cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng của
Việt Nam đối với một nước lớn nói chung và với Nhật Bản nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích làm rõ thực trạng quan hệ đối
tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trên các lĩnh vực từ năm 2014 –
2022; từ đó đưa ra đánh giá, dự báo triển vọng và khuyến nghị nhằm tăng
cường quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2032.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, luận văn phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ đối
tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2022;
Thứ hai, luận văn làm rõ thực trạng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên
các lĩnh vực: chính trị – đối ngoại; an ninh – quốc phòng; kinh tế; và những
lĩnh vực khác từ năm 2014 – 2022;
Thứ ba, trên cơ sở đưa ra đánh giá về quan hệ đối tác chiến lược sâu
rộng Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2022, luận văn đưa ra những dự
báo xu hướng và một số kiến nghị đối với Việt Nam nhằm góp phần tăng
cường quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 2022 đến 2032.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ đối tác chiến lược sâu
rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2014 đến 2022.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài nghiên cứu thực trạng và triển vọng quan hệ đối tác
chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản thơng qua hợp tác thực tế trên các lĩnh
vực: chính trị – đối ngoại, an ninh – quốc phòng, kinh tế và một số lĩnh vực khác.
Về thời gian, đề tài giới hạn nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ
năm 2014 đến 2022. Năm 2014 là năm Việt Nam – Nhật Bản ký tuyên bố
chung nâng cấp quan hệ từ “đối tác chiến lược” lên “đối tác chiến lược sâu
rộng”. Đây cũng là năm đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Nhật
Bản Abe Shinzo. Năm 2022 là năm kết thúc thời gian nghiên cứu của luận văn.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam về
đường lối và chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó, luận văn cũng được triển
khai thông qua cách tiếp cận quan hệ quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng để tổng hợp
thông tin từ các nguồn tài liệu (sách, báo, tạp chí, các văn bản quy phạm pháp
luật, …) thuộc lĩnh vực ngoại giao, đối ngoại, liên quan đến quan hệ đối tác
chiến lược sâu rộng, chính sách, đường lối đối ngoại của hai quốc gia Việt nam
và Nhật Bản, từ đó, phân tích thực trạng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt
Nam – Nhật Bản trên các lĩnh vực từ trước năm 2014 và từ năm 2014 đến nay.
Thứ hai, phương pháp phân tích chính sách được sử dụng để phân tích
nội dung chính sách đối ngoại của Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó tìm
hiểu vai trị của mỗi nước trong chính sách đối ngoại của nhau.
Thứ ba, phương pháp lịch sử được áp dụng nhằm phân tích quá trình
phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam – Nhật

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

Bản thơng qua hệ thống hóa những sự kiện chính trị song phương, đa phương
của hai nước, cũng như những thành tựu và những hạn chế trong hợp tác trên
các lĩnh vực chính trị – đối ngoại, an ninh – quốc phòng, kinh tế và những
lĩnh vực khác giai đoạn 2014 – nay.

Thứ tư, phương pháp thống kê được sử dụng nhằm tập hợp các số liệu,
dữ kiện liên quan đến thương mại Việt Nam – Nhật Bản, dòng FDI, ODA vào
Việt Nam từ Nhật Bản.
Thứ tư, phương pháp dự báo được sử dụng để đưa ra dự báo về triển
vọng trong quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giai đoạn 2022 – 2032.
Các phương pháp nêu trên được người viết sử dụng phối hợp linh hoạt
nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu và tăng tính khoa học cho đề tài nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ thực trạng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2014
đến năm 2022. Trên cơ sở đó, đưa ra các dự báo về triển vọng phát triển của
quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2032 và đề xuất khuyến nghị đối với
Việt Nam nhằm củng cố và tăng cường quan hệ của nước ta với Nhật Bản.
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn giúp làm sáng tỏ về mối
quan hệ đối tác chiến lược.
Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị quốc tế và
các ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết và các tiểu tiết.
Chương 1: Những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ đối tác chiến
lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2014 đến nay. Chương 1 phân
tích bối cảnh quốc tế và khu vực với vai trò là các nhân tố khách quan tác

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10


động đến mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản từ
năm 2014 đến năm 2022. Bên cạnh đó, luận văn phân tích một số nhân tố nội
tại của Việt Nam và Nhật Bản, nhu cầu của mỗi bên trong việc thiết lập quan
hệ đối tác chiến lược sâu rộng với nhau qua chính sách đối ngoại của hai nước
và lịch sử của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trước năm 2014. Chương 1 được
thực hiện nhằm làm rõ tính tất yếu của việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa
hai nước và là xu thế phát triển tất yếu trong thời đại hội nhập quốc tế như
hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam –
Nhật Bản trên các lĩnh vực từ năm 2014 đến nay. Chương 2 tập trung phân
tích mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước Việt Nam và Nhật
Bản từ năm 2014 đến năm 2022 trên các lĩnh vực: chính trị – đối ngoại, an
ninh – quốc phịng, kinh tế và những lĩnh vực khác, từ đó đưa ra những nhận
xét về mối quan hệ song phương này.
Chương 3: Triển vọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam –
Nhật Bản đến năm 2032 và một số khuyến nghị. Trên cơ sở phân tích lý giải
trong chương 2, trong chương 3, người viết đưa ra nhận xét và rút ra những
thuận lợi – khó khăn và hạn chế trong quan hệ song phương Việt Nam – Nhật
Bản. Qua đó, dự báo về triển vọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa
Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2032 và đề xuất một số khuyến nghị đối với
Việt Nam nhằm góp phần đưa mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa
hai nước ngày càng phát triển trong thời gian tới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11


Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC
CHIẾN LƢỢC SÂU RỘNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN
TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY
1.1. Quan điểm về quan hệ đối tác chiến lƣợc sâu rộng
Trước hết, khái niệm “quan hệ đối tác” (Partnership) trong quan hệ
quốc tế được định nghĩa là mối quan hệ cộng tác, hợp tác nhưng ở mức độ cao
hơn và cụ thể hơn. Quan hệ đối tác bao gồm hai hoặc nhiều bên cùng hành
động để tăng cường hợp tác, hướng đến những mục tiêu chung thông qua xây
dựng những kênh cơ bản, cơ chế giải quyết bất đồng, tranh chấp; triển khai
các biện pháp thúc đẩy quan hệ; thỏa thuận phương hướng đánh giá mức độ
tiến bộ; chia sẻ thành tựu hợp tác. Mối quan hệ đối tác thể hiện sự gần gũi,
bình đẳng, có đi có lại. Các quan hệ đối tác khá linh hoạt về hình thức, tùy
thuộc mức độ phát triển quan hệ giữa các bên. [17]
“Chiến lược” (Strategic) có thể hiểu với nghĩa rộng là tính quan trọng
tồn cục, then chốt và có giá trị lâu dài về mặt thời gian. Khác với “chiến
thuật” – dùng để chỉ sự chi tiết, “chiến lược” mang tính tổng thể, bao hàm hơn
trong nghệ thuật sử dụng nguồn lực, kết hợp với các giá trị về đạo đức, để đạt
được những mục tiêu. Khái niệm này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực
an ninh – quân sự mặc dù không hoàn toàn là một thuật ngữ chỉ dùng trong
lĩnh vực an ninh – quân sự. [28]
Theo Trần Quang Minh và Phạm Quý Long, “đối tác chiến lược” được
hiểu là một đối tác để một quốc gia/tổ chức có thể xây dựng quan hệ hợp tác
trong các lĩnh vực có tính chiến lược mà đối tác có thế mạnh cịn quốc gia/tổ
chức có nhu cầu hợp tác. Đối tác chiến lược phải là đối tác chính trong một
vài lĩnh vực, có quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định, bền vững và tin tưởng lẫn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

nhau. Xây dựng đối tác chiến lược nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích
của cả hai bên. [29]
Một số đặc điểm phổ biến của mối quan hệ đối tác chiến lược được
Nadkarni đưa ra như sau:
Về chủ thể trong mối quan hệ đối tác chiến lược trên thế giới hiện nay vơ
cùng đa dạng, trong đó phổ biến nhất là quan hệ đối tác chiến lược giữa các
nước, cụ thể là giữa các nước lớn [56]. Ngoài ra, đã xuất hiện xu hướng xây
dựng quan hệ đối tác “bất cân xứng” như giữa một quốc gia và một tổ chức
quốc tế, như giữa Trung Quốc và ASEAN (2003) và giữa Trung Quốc với EU
(2003); giữa khối liên minh quân sự với tổ chức quốc tế hoặc quốc gia như
giữa NATO với EU (2010), giữa NATO và Nga (2010), v.v; giữa tổ chức quốc
tế với khu vực hoặc tổ chức quốc tế khác như giữa EU và Châu Phi (2007);
giữa EU với khu vực Mỹ Latinh và Caribe năm 1996; hoặc thậm chí giữa các
lục địa như Đối tác Chiến lược Châu Á và Châu Phi Mới (NAASP). [53]
Trung Quốc là quốc gia có số lượng quan hệ đối tác chiến lược lớn nhất
thế giới với hơn 50 đối tác, bao gồm các nước nhỏ như Lào, Campuchia,
Kazakhstan và Afghanistan, ba tổ chức quốc tế (EU, ASEAN và Liên minh
châu Phi). Tiếp theo là Nga với hơn 30 đối tác chiến lược và tương đương; Hoa
Kỳ với 24 đối tác chiến lược và tương đương, trong đó có chín đối tác chiến
lược, ba đối tác tồn diện, hai quan hệ đặc biệt với Vương quốc Anh và Israel,
hai đồng minh ngoài NATO và tám đồng minh khác; Pháp với 13 đối tác chiến
lược; Vương quốc Anh và Ấn Độ với 12 đồng minh và quan hệ đối tác chiến
lược; EU và Mexico với 10 đối tác chiến lược mỗi bên; Đức và Indonesia với 9
đối tác chiến lược mỗi bên; Ba Lan với sáu đối tác chiến lược, v.v. 1


1

Các cách tính tốn khác nhau mang lại các số liệu khác nhau. Dữ liệu được trích dẫn trong đoạn này
đã được tính tốn trước năm 2013 và được tác giả tổng hợp từ các trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, Anh, Nga, Pháp, Ấn Độ, Đức, Israel, Indonesia, Mexico và Ba Lan, và một số tài
liệu tham khảo khác.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Về mức độ cam kết, quan hệ đối tác chiến lược thể hiện cam kết ở mức
cao hơn quan hệ song phương thông thường nhưng chưa đến mức hình thành
một liên minh quân sự. Quan hệ đối tác chiến lược được chính thức hóa thơng
qua việc ký kết văn bản tuyên bố, thỏa thuận và biên bản ghi nhớ trong đó nêu
rõ các mục tiêu chính sách rõ ràng và nỗ lực xây dựng, làm sâu sắc thêm các
mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực.
Trên các lĩnh vực, về hợp tác chính trị, trong quan hệ đối tác chiến
lược, hai bên tạo ra các liên kết thể chế chính thức ở các cấp chính phủ và phi
chính phủ, tạo ra nhiều kênh tương tác ở các cấp độ ngoại giao (đối ngoại
đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân). Ngồi ra, giữa hai bên duy
trì tổ chức luân phiên các cuộc gặp, viếng thăm cấp cao tại các thành phố thủ
đơ/trụ sở chính nhằm cùng thảo luận và tìm kiếm những lợi ích hoặc mối
quan tâm chung, thường là cùng nhau. Về an ninh – quân sự, để giải quyết
một số vấn đề cụ thể, các lực lượng đặc nhiệm có thể được thành lập; các
cuộc tập trận quân sự chung thường được tổ chức. Về kinh tế, hai bên nỗ lực
thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ. Về văn hóa, hai bên chú trọng nâng cao nhận thức

sâu sắc hơn về văn hóa của nhau thơng qua giao lưu thanh niên và tổ chức các
sự kiện văn hóa.
Theo Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Tất Giáp, để đi đến quan hệ đối tác
chiến lược, hai bên cần trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Hai quốc gia (hoặc một quốc gia và một tổ chức) nhất trí
xây dựng quan hệ theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”.
Giai đoạn 2: Hai bên ký Tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của
quan hệ đối tác bền vững”.
Giai đoạn 3: Hai bên ký Tuyên bố chung “Hướng tới đối tác chiến
lược”. Trong đó cần nêu rõ những hướng hợp tác của hai bên.
Giai đoạn 4: Xây dựng và thực hiện “Chương trình hợp tác hướng tới

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×