Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Tài liệu bài giảng chuyên đề Phát triển bền vững với vấn đề môi trường toàn cầu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 152 trang )

Đại học Quốc gia h nội
Trung tâm nghiên cứu ti nguyên v môi trờng





Ti liệu giảng dạy

chuyên đề

Phát triển bền vững với những vấn đề môi trờng
ton cầu v Việt Nam


Khóa bồi dỡng sau đại học
tiếp cận sinh thái học trong quản lý ti nguyên
thiên nhiên v phát triển bền vững






GS.TS. Võ Quý
TS. Võ Thanh Sơn








H Nội - 2008
Mục lục

Mở đầu 4
CHƯƠNG I. Các thách thức về kinh tế, xâ hội, môi trờng v
phát triển 6
1.1. Trái đất - nơi có sự sống 8
1.2. Con ngời trong Sinh quyển 21
1.3. Biến đổi khí hậu ton cầu: thách thức mới đối với nhân loại 37
1.4. Sự bùng nổ dân số loi ngời 42
1.5. Kết luận 47
Chơng II. Khái niệm, nội dung, mô hình v các nguyên tắc
phát triển bền vững 49
2.1. Diễn trình về phát triển bền vững 49
2.2. Khái niệm phát triển bền vững 54
2.3. Mô hình v nội dung phát triển bền vững 55
2.4. Các nguyên tắc phát triển bền vững 59
2.5. Mục tiêu của phát triển bền vững 63
2.6. Các chỉ tiêu về phát triển bền vững 65
CHƯƠNG III. KINH NGHIệM QUốC Tế TRONG XÂY DựNG CHƯƠNG
TRìNH NGHị Sự 21 về phát triển bền vững 75
3.1. Chiến lợc của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) 79
3.2. Xây dựng Chơng trình nghị sự của Trung Quốc 81
3.3. Xây dựng Chơng trình nghị sự của Canada 92
3.4. Xây dựng Chơng trình nghị sự của Philippin 92
CHƯƠNG iV. ĐịNH HƯớNG CHIếN LƯợC PHáT TRIểN BềN VữNG CủA
VIệT NAM (CHƯƠNG TRìNH NGHị Sự 21 CủA VIệT NAM) 95
4.1. Quan điểm, mục tiêu, nội dung phát triển bền vững của Đảng v Nh nớc 95

4.2. Định hớng chiến lợc phát triển của Việt Nam
(Chơng trình nghị sự 21 của Việt Nam) 96
4.3. Chơng trình hnh động thực hiện định hớng chiến lợc
phát triển bền vững của Việt Nam 106
4.4. Tổ chức thực hiện chơng trình hnh động của chính phủ 118
CHƯƠNG V. XÂY DựNG CHƯƠNG TRìNH NGHị Sự CủA NGNH (SA21) V
ĐịA PHƯƠNG (LA21) 122
5.1. Mục đích, nguyên tắc chỉ đạo v các hớng u tiên phát triển
của xây dựng LA21 v SA21 122
5.2. Cơ sở xây dựng LA21, SA21 123

2
5.3. Nội dung của LA21, SA21 124
5.4. Kế hoạch thực hiện 125
5.5. Chơng trình nghị sự (Kế hoạch phát triển bền vững) của một số ngnh
v địa phơng 128
CHƯƠNG VI. Các công ớc v thỏa thuận quốc tế về môi
trờng 135
6.1. Tầm quan trọng của quan hệ quốc tế trong phát triển bền vững 135
6.2. Đằu t cho việc chăm sóc môi trờng 141
6.3. Hỗ trợ cho việc phát triển 142
6.4. Các công ớc v thoả thuận quốc tế về môi trờng m Việt Nam
đã tham gia v đang xem xét để tham gia 143
6.5. Kết luận 145
Lời kết 146
Ti liệu tham khảo 148

3
Mở đầu


Trớc ngỡng cửa của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KHCN)
hiện đại của thế giới (đặc biệt là 4 cuộc cách mạng GRIN: Công nghệ sinh học -
Genomics, Tự động hoá - Robobtics, Công nghệ thông tin - Informatics và Công nghệ
nano - Nano Science and Technology) đang tiếp tục phát triển với nhịp điệu ngày một
nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và
quyết định đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội và bản thân con ngời. KHCN đã
trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp; thời gian đa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng
ngày càng thu hẹp, vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Thế giới đang hớng tới
nền kinh tế tri thức toàn cầu hoá.
Bên cạnh những thành tựu rực rỡ về KHCN, loài ngời cũng đang phải đổi mặt với
những thách thức lớn lao về chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biêt là môi trờng.
Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép gắt gao về dân số và sự phát triển kinh tế
thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trờng bị
suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng bị phá huỷ hoàn toàn. Hng loạt các
vấn đề về môi trờng nh thay đổi khí hậu, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đa dạng sinh
học, suy giảm tài nguyên đất và nớc ngọt đang là những thách thức đối với sự tồn tại
của loài ngời, của Trái đất. Vấn đề trầm trọng tới mức các tổ chức quốc tế đã phải
đồng thanh lên tiếng: Hãy Cứu lấy Trái Đất (IUCN, UNDP, WWF, 1991).
Đáp lại lời kêu gọi này, cộng đồng quốc tế đã chuyển chiến lợc phát triển (nhấn
mạnh sự tăng trởng kinh tế - xã hội phục vụ lợi ích trực tiếp của con ngời) sang
chiến lợc Phát triển bền vững (nhấn mạnh tính hài hoà của 3 yếu tố: tăng trởng kinh
tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trờng, không những cho thế hệ hiện tại mà còn
cho các thế hệ mai sau). Nói cách khác, Phát triển bền vững nhằm mục đích nâng cao
chất lợng cuộc sống của nhiều thế hệ con ngời trong khuôn khổ cho phép của các hệ
sinh thái.
Sau Hội nghị Thợng đỉnh Trái đất về Môi trờng và Phát triển tổ chức tại Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và đặc biệt là Hội nghị Thợng đỉnh Trái Đất tại
Johannesburg 2002 đến nay đã có khoảng 120 nớc trên thế giới xây dựng và thực hiện
CTNS 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 CTNS 21 cấp địa phơng, đồng
thời tại các nớc này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện

chơng trình này. Các nớc trong khu vực nh Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,
Malaysia đều đã xây dựng và thực hiện CTNS 21 về phát triển bền vững.
ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nớc nh Nghị quyết
của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và thứ X đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế,

4
Chính phủ đã ban hành "Định hớng chiến lợc phát triển bền vững ở Việt Nam"
(CTNS 21 của Việt Nam). Hiện nay, chiến lợc này đang đợc triển khai một cách
mạnh mẽ ở các cấp, các ngành và các địa phơng.
Để đạt đợc mục tiêu phát triển bền vững, yếu tố con ngời là quan trọng nhất.
Một mặt, mỗi ngời dân dù ở cơng vị nào cũng phải có một sự hiểu biết, một ý thức
đầy đủ và những hành động đúng theo những nguyên tắc của phát triển bền vững. Mặt
khác, cũng phải có những nguồn nhân lực cao, phù hợp để xây dựng một cuộc sống,
một xã hội bền vững.
Tài liệu giảng dạy chuyên đề Phát triển bền vững với những vấn đề môi trờng
toàn cầu và Việt Nam trong khuôn khổ Khóa bồi dỡng sau đại học Tiếp cận sinh
thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững do Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và môi trờng, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thực hiện đề
cập đến những khái niệm quan trọng nhất về Môi trờng và phát triển bền vững thông
qua các chơng: Các thách thức về kinh tế, xã hội và môi trờng và sự phát triển
(Chơng I); Khái niệm, nội dung, mô hình và các nguyên tắc PTBV (Chơng II); Kinh
nghiệm quốc tế trong xây dựng CTNS 21 về PTBV (Chơng III); Định hớng chiến
lợc PTBV của Việt Nam (Chơng IV); CTNS 21 của ngành (SA 21) và địa phơng
(LA 21) (Chơng V); Các công ớc và thỏa thuận quốc tế về môi trờng (Chơng VI).
Cuốn sách hy vọng cũng sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các giáo viên giảng dạy từ
các lớp tập huấn ngắn hạn đến các chơng trình đào tạo đại học, sau đại học; cho các
nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý cũng nh cán bộ khoa học, các nhà
doanh nghiệp.
Cuốn sách bao gồm nhiều nội dung phức tạp về một chủ đề mới, do một tập thể
biên soạn lần đầu nên chắc chắn còn nhiều khiếm khyết. Rất mong nhận đợc những ý

kiến đóng góp của các nhà khoa học và bạn đọc gần xa.



5
CHƯƠNG I. Các thách thức về kinh tế, xâ hội, môi trờng
v phát triển
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu
biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nớc biển đang dâng lên, dân số tăng
nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị co
hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài ngày càng gia tăng, ô nhiễm môi
trờng ngày càng bị suy thoái, sức ép của công nghiệp hoá và thơng mại toàn cầu
ngày càng lớn. Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hởng lớn đến công cuộc phát triển
của tất cả các nớc trên thế giới và cả nớc ta.
Trong vài chục thập kỷ vừa qua, nhờ có nhiều phát minh mới về khoa học mà nên
kinh tế của các nớc đã có bớc phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên sự phát triển trên thế
giới ngày nay đang dẫn đến nhiều vấn đề về chính trị và xã hội đáng lo ngại, sự cách
biệt giàu nghèo trong từng nớc và giữa các nớc ngày càng xa, chiến tranh sắc tộc, lối
sống sa đoạ đang có nguy cơ phát triển.
Loài ngời đang phải đối mặt với thảm họa cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi
trờng sống bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật mới xuất hiện và phát triển, thiên tai ngày càng
nặng nề, trong lúc đó dân số đang tăng nhanh.
Loài ngời đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong
khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trớc đây. Diện tích các vùng hoang
dã đã đợc chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chỉ tính riêng từ năm 1945 đến nay đã
lớn hơn cả trong thế kỷ thứ 18 và 19 cộng lại. Diện tích đất hoang hóa ngày càng mở
rộng. Trong khoảng 50 năm qua, trên toàn thế giới đã mất đi hơn một phần năm lớp đất
màu ở các vùng nông nghiệp, trong lúc đó nhiều vùng đất nông nghiệp màu mỡ đang
đợc chuyển đổi thành vùng công nghiệp.
Các hoạt động của con ngời đã làm giảm sút một cách đáng kể số lợng và chất

lợng nguồn nớc ngọt của thế giới. Các hoạt động thiếu quy hoạch hợp lý nh ngăn
sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nớc, mất rừng, gây ô nhiễm, đồng thời nhu cầu
ngày càng tăng nhanh và nhiều của con ngời về nguồn nớc ngọt đã làm thay đổi các
dòng nớc tự nhiên, thay đổi quá trình lắng đọng và làm giảm chất lợng nớc. Tình
trạng thiếu nớc trên thế giới ngày càng lan rộng, nạn khô hạn kéo dài gây nhiều hậu
quả về kinh tế và xã hội cho nhiều vùng rộng lớn. Tất cả những điều đó đều tác động
tiêu cực lên sự phát triển, làm suy giảm đa dạng sinh học và chức năng của các hệ
thống thuỷ vực trên thế giới.
Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng cha từng có,
kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và tốc độ
biến mất của các loài hiện nay ớc tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài

6
trong lịch sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ
gấp 1.000 -10.000 lần (MA, 2005). Có khoảng 10% các loài đã biết đợc trên thế giới
đang cần phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài đợc xem là
đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố đều giữa
các vùng trên thế giới. Các vùng rừng ẩm nhiết đới có số loài nguy cấp nhiều nhất,
trong đo có nớc ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới, vùng đồng cỏ miền núi. Nghề
khai thác thuỷ sản đã bị suy thoái nghiêm trọng, và đã có đến 75% ng trờng trên thế
giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá mức (UNEP, 2007).
Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên Trái đất của các hệ
sinh thái nh nguồn nớc ngọt, nguồn cá, điều chỉnh không khí và nớc, điều chỉnh
khí hậu vùng, điều chỉnh các thiên tai và dịch bệnh tự nhiên đã bị suy thoái hay sử
dụng một cách không bền vững. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo rằng tác động tiêu
cực của những suy thoái nói trên sẽ phát triển nhanh chóng trong khoảng 50 năm sắp
tới.
Sự tăng nhiệt độ Trái đất quan sát đợc trong 50 năm qua là một bằng chứng mới
lạ, đợc khẳng định là do ảnh hởng của các hoạt động của con ngời và các hiện
tợng bất thờng về khí hậu tăng dần về tần số, cờng độ và thời gian, nh số ngày

nóng sẽ nhiều hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn, các đợt ma to sẽ nhiều hơn, số ngày
lạnh sẽ ít hơn trong những năm sắp tới, bão tố cùng ngày càng dữ dội hơn. Mức độ thay
đổi khí hậu cũng sẽ tuỳ thuộc vào từng vùng khác nhau, tuy nhiên tất cả các vùng trên
thế giới đều có thể bị tác động nhiều hay ít, nhng hậu quả lớn nhất sẽ là ở các vùng
nhiệt đới, nhất là tại các nớc đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu á (Crutzen,
2005). Thiên tai trong những năm qua đã xẩy gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho nhiều
nớc trên thế giới, nhng ở đâu, những ngời nghèo và nớc nghèo cũng phải chịu đau
khổ nhiều nhất.
Chúng ta đang dồn Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta đến những giới hạn chịu
đựng cuối cùng của nó, và đồng thời đang đa chúng ta đến tơng lai không sáng sủa.
Để cứu lấy Trái đất, cứu lấy bản thân chúng ta, chúng ta phải xem xét lại một cách
nghiêm túc cách thức mà chúng ta đã phát triển trong thời gian qua, rút những kinh
nghiệm thất bại và thành công để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và bền vũng cho
bản thân chúng ta và cho các thế hệ mai sau.
Để có thể thực hiện đợc việc đó, chúng ta phải hiểu chúng ta đang ở đâu và những
thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt trong công cuộc phát triển của chúng ta.


7
1.1. Trái đất - nơi có sự sống
1.1.1. Tại sao trên Trái đất có sự sống
Trong hơn ba thập kỷ qua, các nhà khoa học đã để công tìm hiểu về sự sống trên
các hành tinh khác và đã nhận thấy rằng không đâu có đủ các điều kiện để cho sự sống
tồn tại. Chỉ Trái đất là hội đủ các điều kiện cho sự sống. Một điều đáng ngạc nhiên là
khi so sánh Trái đất với Sao Hỏa và Sao Kim. Cả ba hành tinh này đều đợc hình thành
từ những nguyên liệu nh nhau và khởi đầu cũng có khí quyển chứa nhiều dioxit
cácbon. Ngày nay, Sao Hỏa hầu nh không có khí quyển và nhiệt độ trung bình trên
mặt khoảng - 60
0
C và nhiệt độ ngày và đêm khác nhau khá lớn. Còn Sao Kim thì trái

ngợc lại, có khí quyển với nồng độ khí dioxit cacbon rất lớn và nhiệt độ trung bình
trên mặt khoảng 460
0
C. Hoàn toàn khác với hai hành tinh trên, phần lớn diện tích mặt
Trái đất có nhiệt độ vừa phải, tốc độ gió không lớn và có nớc đầy đủ, nói chung
không nóng quá mà cũng không lạnh quá, không mềm quá mà cũng không cứng quá
và hoàn toàn phù hợp với sự sống, mà không đâu có đợc. Có đợc điều kiện nh vậy
điều cơ bản là do bản chất của khí quyển của Trái đất. Nếu không có khí quyển, nhiệt
độ mặt đất sẽ tơng tự nh trên Mặt trăng, trung bình khoảng - 18
0
C.
Khi chúng ta tìm hiểu về khí quyển Trái đất, chúng ta tự hỏi tại sao nó lại phù hợp
với sự sống mà không giống nh trên các hành tinh khác, đó là điều kỳ lạ. Các nhà địa
chất học đã cho biết là khí quyển Trái đất ngày nay khác xa khí quyển đã có trớc kia.
Các nhà địa chất học cho rằng Trái đất đợc hình thành vào khoảng 4.600 triệu
năm về trứơc bằng sự ngng tụ của các phần tử vật chất. Do sức hút của trọng lực mà
các phần tử đó tụ lại làm tăng nhiệt độ, rắn lại và cũng có thể chảy ra và tạo nên sự
phún trào của núi lửa. Mốt khối lợng lớn dioxit cácbon và nớc đợc phun ra mặt
ngoài do núi lửa. Do sức hút của Trái đất mà khí dioxit cácbon và nớc đọng lại tạo
nên khí quyển và đại dơng. Sau đó, cũng nh ngày nay, khí dioxit cácbon đã cho các
bức xạ của Mặt trời xuyên qua xuồng đến mặt Trái đất, nhng đã thu giữ lại một phần,
đồng thời cũng làm giảm sự phản xạ ngợc lại vũ trụ, nh vậy nhiệt độ của khí quyển
tăng lên đến khoảng 28
0
C. Tuy nhiên một khí quyển toàn khí dioxit cácbon không thể
phù hợp cho bất kỳ một loài thực vật hay động vật nào cả. Làm thế nào để khí quyển
đầu tiên chỉ toàn khí dioxit cácbon chuyển thành một khí quyển nh ngày nay với 79%
là nitrogen, 21 % ôxy và chỉ có một lợng nhỏ dioxit cacbon, nớc và các khí hiếm
khác.
Các nhà địa chất học cho rằng, các đá trầm tích thuộc các thời kỳ khác nhau có

liên quan đến cấu trúc hóa học của khí quyển. Khi nghiên cứu các lớp trầm tích các
nhà địa chất học đã phác họa lại lịch sử hình thành khí quyển Trái đất. Khoảng 3.500
triệu năm về trớc, các lớp quặng sắt đợc hình thành, các lớp này có chứa sắt và chỉ
có thể hình thành đợc trong một khí quyển không có ôxy. Sau đó khoảng một triệu

8
năm, các thảm tảo xanh-lục xuất hiện và đã thực hiện sự quang hợp - một quá trình
sống cơ bản. Trong quá trình quang hợp, năng lợng mặt trời đợc các thực vật xanh sử
dụng để chuyển dioxit cácbon và nớc thành đờng và cũng qua đó, ôxy đợc tạo
thành. Một khi tảo xanh-lục đã giải phóng đợc một ít ôxy vào không khí, thì các vi
sinh vật ở biển thời đó (các thực vật nổi) phát triển nhanh chóng nhờ quang hợp. Một
lợng lớn thực vật đó (lợng các bon vừa đợc hình thành) lắng dần xuống đáy biền
thành các lớp trầm tích. Khoảng 2.000 triệu năm về trớc, ôxy trong khí quyển đã tích
luỹ đợc khá nhiều và ngăn cản sự hình thành quặng sắt, và vào lúc này các lớp đá giàu
sắt có màu đỏ màu của gỉ sắt.
Trong khoảng 1.000 triệu năm tiếp theo, một kiểu tích tụ các bon mới đợc hình
thành: một số động vật và thực vật bắt đầu tạo nên những bộ xơng hay vỏ bọc bằng đá
vôi. Trong điều kiện thời bấy giờ, sản phẩm của các sinh vật này đợc tích tụ lại thành
những dải phấn hay đá vôi. Trong quá trình tích tụ, ôxy trong khí quyển đợc tăng lên
dần cho đến lúc có đủ điều kiện để các loài thực vật và động vật ở cạn đợc hình thành.
Vào khoảng 300 triệu năm về trớc, có một thời gian mà than đợc tạo thành: nói một
cách khác là cacbon đợc giữ lại trong cây và ôxy đợc chuyển vào khí quyển. Mãi sau
này con ngời mới phát hiển ra là chính các cây và động vật đã kết hợp các hợp chất
các bon cùng với ôxy trong quá trình hô hấp, tạo ra năng lợng, trong đó than bị đốt
cháy trong không khí tạo nên nhiệt và thải ra dioxit cácbon. Trớc đây sự cân bằng
giữa hiện tợng quang hợp và hô hấp đã chuyển hầu hết lợng cácbon có trong khí
quyển vào cây, đồng thời đã tăng thêm ôxy cho khí quyển. Nếu ôxy trong khí quyển
tăng đến mức nào đó thì có thể tạo nên nguy cơ làm cho cây cối có thể bị nổ toác ra do
bị cháy đột ngột. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa ôxy và amôniac phun lên từ núi lửa đã tạo
nên nitrogen và làm dung hoà phản ứng của không khí.

Nói tóm lại, qua hàng ngàn triệu năm, tảo xanh-lục và cây cối đã chuyển cácbon ra
khỏi khí quyển. Sự hiện diện của các đại dơng sâu, các vùng biển cạn và các vũng
nớc trên mặt Trái đất đã tạo nên nhiều con đờng khác nhau cho các bon tích tụ lại và
tách khỏi ôxy. Trong quá trình đó, khí quyển trở nên mát hơn, do lợng dioxit cácbon
giảm dần và một lợng lớn ôxy đợc thải vào khí quyển tạo nên khả năng hô hấp và
cháy. Với điều kiện đặc biệt, mà các dạng sống phức tạp xuất hiện từ những dạng sống
đơn giản. Sau đó các vật sống tiến hoá dần thành những dạng sống ngày càng phức tạp
hơn, môi trờng cũng biến đổi theo và trong quá trình tiến hoá, sinh vật và môi rờng,
kể các vật chất không sống và các quá trình tiến hoá tự điều chỉnh dần cho đến lúc có
sự ổn định và cân bằng.
Tuy nhiên sự cân bằng giữa khí quyển và sự sống cũng thay đổi luôn. Một sự thay
đổi của phía này sẽ làm cho phía kia cũng phải thay đổi theo. Do đó sự thay đổi về sự
sống của các động vật và thực vật do thay đổi về chủng quần và phát triển kinh tế cũng
sẽ làm cho khí quyển thay đổi và tất nhiên sẽ gây ảnh hởng đến các hệ thống có liên

9
quan. Một số hệ thống đó lại có tác động quyết định lên hệ thực vật thiên nhiên và
nông nghiệp, và bớc tiếp theo là gây tác động lên chu trình các bon và chu trình nớc
và có liên quan đến cả vai trò của bức xạ mặt trời, nguồn năng lợng cơ bản của tất cả
các hệ thống tự nhiên.
I.1.2 Chu trình các bon
Nh đã trình bày ở trên, trong quá trình tiến hoá của Trái đất, một lợng lớn các bon
đã đợc lấy ra từ khí quyển và tích luỹ vào các kho dự trữ địa chất. Lợng dự trữ các
bon đó có trong các tầng địa chất của thạch quyển, trong đại dơng, trên mặt đất và
trong khí quyển (xem hình 1).








Khí quyển 700 x 10
9

tấn

Đại dơng 10 035 703 x 10
9
tấn
Mặt đất
3600 x10
9
tấn


Trong đá (kể cả năng lợng hoá thạch)
50 005 000 x 10
9
tấn



Hinh 1. Chu trình cácbon, các kho dự trữ chính v dòng di chuyển.
Hiện nay cha đo đợc tất cả các dòng, nhng cũng có thể ớc lợng đợc một
phần: dòng chuyển từ khí quyển xuống mặt đất đợc xem là lớn nhất vào khoảng 70 x
10
9
tấn/năm; các sinh vật biển hàng năm hấp thu khoảng 45 x 10
9

tấn, nhng bản thân
đại dơng có thể hòa tan một lợng lớn hơn.
Các quá trình tự nhiên có thể cân bằng trong thời gian ngắn. Dioxit cácbon đợc
lấy đi từ khí quyển trong quá trình quang hợp và hòa tan vào đại dơng. Dioxit cácbon
cũng đợc giải phóng vào khí quyển qua quá trình hô hấp của các sinh vật trên cạn, và
hoà tan vào nớc biển ở các đại dơng. Một số thực vật và động vật còn đợc giữ lại
dới dạng các lớp than bùn hay các tầng trầm tích ở đáy đại dơng và không thể trở lại
khí quyển. Các tầng đá vôi và san hô đợc hình thành cũng đã lu giữ cacbonat canxi
trong đó - tuy nhiên dioxit cacbon cũng có thể đợc giải phóng từ các loại đá vào khí
quyển qua các hoạt động của núi lửa. Kích thớc của các kho dự trữ các bon và dòng di

10
chuyển các bon rất khác nhau và lợng dioxit cácbon trong khí quyển là rất nhỏ so với
lợng các bon có ở các kho dự trữ.
Một lợng dioxit cácbon mới đáng kể đang đợc đa vào khí quyển trong những
năm gần đây là do đốt các chất đốt hoá thạch. Khoảng chừng 5.000 triệu tấn hàng năm,
so với dòng cácbon thiên nhiên thì rất bé, nhng nó cũng chiếm đến 0,7% của toàn thể
lợng dioxit cácbon của khí quyển, và nh vậy lợng dioxit cacbon thêm hàng năm
này có thể tích luỹ dần trong một vài thập kỷ làm cho nồng độ dioxit cácbon trong khí
quyển tăng dần. Theo các số liệu đã đo đạc đợc thì nồng độ dioxit cácbon trong khí
quyển đã tăng từ 315 phần triệu (p.p.m) trong năm 1957 đẫ lên đến 359 p.p.m vào năm
1987. Với mức độ nh ngày nay thì nồng độ dioxit cácbon trong khí quyển sẽ tăng đến
600 p.p.m. vào cuối thế kỷ này và chắc chắn điều đó sẽ có tác động lớn đến khí hậu
toàn cầu và tất nhiên đến nền kinh tế xã hội của mọi nớc, mọi dân tộc trên thế giới.
I.1.3 Chu trình nớc
Mọi ngời trong chúng ta đều biết rằng ma rơi xuồng từ mây, chảy theo suối
xuống sông rồi đổ ra biển khơi. Chúng ta ở Việt Nam đều biết rằng mây từ biển đông
thờng đem theo ma. Nh vậy là mây đợc hình thành từ hơi nớc do nớc biển bị
bốc hơi. Sự di chuyển của nớc trên thế giới tạo thành một chu trình đợc gọi là chu
trình nớc: nớc biển bốc hơi, bay vào không khí tạo thành mây, sinh ra ma, rơi

xuống mặt đất rồi lại chảy ra biển. Các nhà khoa học đã ớc lợng đợc khối lợng
nớc có trên đất liền, trong biển cả và trong không khí và cả khối lợng dòng nớc lu
chuyển từ chỗ này đến chỗ kia (xem hình 2). Trong các khối băng chứa 29 triệu km
3

nớc; ao hồ và sông chứa 0,2 triệu km
3
; biển và đại dơng chứa 1350 triệu km
3
; trong
khí quyển chứa 0,013 triệu km
3
nớc và trong sinh khối có 0,0006 triệu km
3
. Nh vậy
phần khối lợng nớc trên Trái đất là ở các đại dơng và chỉ một phần rất bé ở trong
khí quyển. Hàng năm có khoảng 99 000 km
3
nớc ma rơi xuống đất liền và khoảng
324 000 km
3
nớc ma rơi xuống đại dơng; 62 000 km
3
nớc bốc hơi từ đất liên và
361 000 km
3
từ đại dơng. Theo tính toán của các nhà khoa học thì mỗi giọt nớc đợc
giữ lại trong khí quyển khoảng một đến hai tuần trớc lúc rơi xuống thành ma hay
tuyết; ngợc lại mỗi giọt nớc khi đã vào đại dơng thì đợc giữ lại ở đó trung bình
khoảng 4 000 năm.



11

Hình 2. Chu trình nớc
Nhìn chung trên cả thế giới chu trình nớc nh đã mô tả, nhng trong thực tế, ở
mỗi vùng chế độ nớc rất khác nhau tuỳ theo không gian và thời gian. ở các vùng nhiệt
đới, ma nhiều hàng năm trung bình khoảng vài ba nghìn mm, trong lúc đó ở các vùng
khô hạn nh các vùng sa mạc hay vùng cực hàng năm chỉ nhận đợc khoảng 100 đến
200 mm ma hay tuyết. Lợng ma có ảnh hởng lớn đến sự phát triển của các loài
thực vật, tuy nhiên các loài thực vật cũng làm gia tăng lợng nớc chuyển vào khí
quyển. Cùng với sự bốc hơi từ mặt đất một lợng nớc nhất định đã đợc bốc hơi qua
bề mặt của lá cây vào không khí. Tổng số khối lợng nớc trở lại không khí bằng hơi
nớc qua quá trình bốc hơi đợc gọi là quá trình thoát hơi nớc (evapotranspiration) -
nớc bốc hơi qua lỗ khí trên bề mặt lá cây có thể lớn hơn rất nhiều so với khối lợng
nớc bốc hơi thông thờng. Ngợc lại độ ẩm lớn trong không khí lại tạo nên ma và
thúc đẩy sự phát triển của cây. Nh vậy là các hệ tự nhiên thờng có cơ chế hết sức
phức tạp.
Các chu trình tự nhiên rất vĩ đại và lạ lùng, nhng tại sao các chu trình ấy có thể
vận hành đợc với năng lợng đợc cung cấp nh thế nào?
I.1.4 Nguồn năng lợng cần thiết cho các chu trình tự nhiên
Cũng tơng t nh đi xe đap, muốn xe chạy thì phải đạp, các chu trình thiên nhiên,
nh chu trình cacbon hay chu trình nớc, để vận hành đợc cũng cần phải có nguồn
năng lợng từ ngoài đa vào. Năng lợng đó chính là năng lợng từ mặt trời, nhng
tuân theo một nguyên tắc cơ bản: nguồn năng lợng sử dụng trong các các quy trình về
môi trờng chảy liên tục, đến từ nơi xuất phát rồi tan biến vào vũ trụ, và nguồn năng
lợng đo có khối lợng không thay đổi và có thể chuyển từ trạng thái này qua trạng
thái khác. Sự chuyển đổi của nguồn năng lợng đó cực kỳ phức tạp, và cũng có thể tạm
thời đợc tích luỹ lại dới dạng các chất đốt hoá thạch (nh than đá hay dầu mỏ),


12
nhng chỉ là một lợng rất bé nhỏ đã đến đợc Trái đất và đợc giữ lại dới các hình
thức đó. Còn các phần còn lại thì đi đâu?
Sự di chuyển của nguồn năng lợng từ mặt trời đến Trái đất đợc mô tả ở hình 3.
Trong toàn bộ nguồn năng lợng Mặt trời chiếu xuống Trái đất thì khoảng 30% phản
xạ trở lại không trung do mây và bụi. Khoảng 1/5 đợc khí quyển hấp thu trớc lúc đến
đợc mặt đất; khoảng một nửa đến đợc mặt đất, kể cả đất liền và biển cả, trong đó
khoảng một phần t đợc phản xạ trở lại không trung, một nửa làm bốc hơi nớc ở mặt
đất và biển và phần lớn còn lại toả vào khí quyển và bi khí quyển hấp thu, làm cho khí
quyển ấm lên và tạo nên các luồng gió theo chiều thẳng đứng; khoảng không đầy 1%
tạo nên các luồng gió trên mặt Trái đất và khoảng 0,2% dùng cho chu trình quang hợp.
Nh vậy là nguồn năng lợng từ mắt trời đi vào khí quyển rất lớn nhng chỉ có một
phần rất nhỏ đợc tích luỹ lại qua quá trình quang hợp, trong đó đã có hơn 30 % lợng
năng lợng dự trử đó đã đợc con ngời sử dụng.

Hình 3. Nguồn năng lợng từ Mặt trời
Trong thực tế nguồn năng lợng từ Mặt trời toả xuống mặt đất không đồng đều theo
thời gian và không gian. Do góc đến của tia mặt trời thay đổi theo vùng và theo mùa
mà ở vùng nhiệt đới và vào mùa hè, nguồn năng lợng đạt đến nhiều hơn còn ở các
vùng cực và vào mùa đông thì ít hơn nhiều. Ngoài ra các luồng gió trong khí quyển và
các dòng nớc đại dơng cũng tạo nên sự xáo trộn nhiệt độ trên mặt đất, nóng từ các
vùng nhiệt đới lên vùng cực và lạnh từ vùng cực về vùng nhiệt đới. Sự chuyển đổi đó
cũng chịu ảnh hởng của áp suất không khí, gió và ma của các vùng khác nhau trên
Trái đất.


13
I.1.5. Sinh quyển - nơi sinh sống của con ngời
Trái đất là hành tinh độc nhất đợc biết cho đến nay là có sự sống. Trái đất đợc
chia ra làm một số quyển cơ bản nh sau: Thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển và sinh

quyển.
Thạch quyển (lithosphere) là lớp bên ngoài cùng của Trái đất bao gồm vỏ Trái đất
và lớp trên cùng của manti, tằng rắn dày 70 km ở đáy đại dơng hoặc 150 km ở lục địa.
Thạch quyển tạo nên các mảng cứng nằm trên quyển mềm và có thể di chuyển trên
quyển mềm đó.
Thuỷ quyển (hydrosphere) là toàn bộ lớp nớc bao quanh Trái đất, nằm giữa khí
quyển và vỏ Trái đất, gồm nớc lỏng của các đại dơng, biển, sông, hồ, đầm lầy và
nớc ngầm, lớp tuyết phủ hay đóng băng. Sự tuần hoàn của nớc làm thay đổi địa hình
của Trái đất, chi phối điều kiện khí hậu và quyết định môi rờng sống trên Trái đất.
Khí quyển (atmosphere) là môi trờng khí bao quanh Trái Đất, có khối lợng
khoảng 5,15 x 10
15
tấn. Khí quyển chia thành các tầng sau trên cơ sở của sự phân bố
thẳng đứng của nhiệt độ và một số thông số khác: tầng đối lu (troposphere), tầng bình
lu (stratosphere), tầng giữa (mesosphere), tầng tăng nhiệt (thermosphere) và tầng
ngoại quyển.
Khí quyển Trái đất là bầu khí quyển duy nhất trong Hệ Mặt trời có khả năng làm
phát sinh và duy trì sự sống: có chứa oxy, hơi nớc, có nhiệt độ thích hợp, có lớp ozon
ngăn các sóng ngắn có hại cho sự sống, vv. Hiện nay do các ngành công nghiệp phát
triển, khí quyển Trái đất bị phá hoại nghiêm trọng: lợng khí gây ô nhiễm thải vào khí
quyển ngày càng tăng (các loại khí CFC phá hoại tầng ozon tạo ra các lỗ hỗng để lọt
các tia cực tím nguy hiểm; các khí CO
2
, CH
4
gây hiệu ứng nhà kính, vv ) làm nhiệt
độ Trái đất tăng dần, do đó làm thay đổi khí hậu toàn cầu, đe doạ nghiêm trọng sự sống
trên Trái đất.
Sinh quyển (Biosphere) là lớp vỏ mỏng và không đều, bao quanh mặt Trái đất mà
trong đó có tất cả các sinh vật sinh sống và các nguyên tố mà các sinh vật trao đổi với

môi trờng vô sinh. Nớc chiếm khoảng 2/3 khối lợng của tế bào sống, còn các phân
tử chất hữu cơ của tế bào, đợc tạo thành nhờ cacbon, hytro, nitơ và ôxy chỉ chiếm
một 1/3 phần còn lại. Các chất này và các chất khác nữa của các cơ thể sống thờng
xuyên đợc trao đổi, luân chuyển với đất, không khí và nớc của sinh quyển.
Năng lợng để tạo nên cấu trúc của các cơ thể đợc lu giữ lại trong sinh quyển khi
ánh sáng mặt trời đợc các vi khuẩn, tảo và cây cỏ sản xuất ra các phân tử chất hữu cơ
nhờ quá trình quang hợp, và ngợc lại năng lợng đợc dự trữ trong các sinh vật rời
khỏi Sinh quyển dới hình thức nhiệt. Các sinh vật quang hợp tự tạo ra chất hữu cơ,
trong đó một phần đợc chúng sử dụng cho quá trình sinh sống và phát triển của bản

14
thân chúng; các phần chất hu cơ còn lại là sản phẩm sơ cấp. Toàn bộ sản phẩm sơ cấp
do các sinh vật quang hợp tạo ra đợc tích luỹ qua nhiều thế hệ - nguồn vật chất này là
nguồn năng lợng để cho toàn bộ cuộc sống trên Trái đất tồn tại và phát triển.
Sinh vật xuất hiện và phát triển đợc trên Trái đất là nhờ có nớc, không khí và đất,
đó là những yếu tố vô sinh cần thiết cho sự sống. Các yếu tố này liên kết với nhau rất
chặt chẽ nhờ nớc nh là một chất hoà hoà tan và là môi trờng trung gian để thúc đẩy
các phản ứng hoá học cơ bản của sự sống.
Trong lúc cung cấp các điều kiện cần thiết cho sự sống, cấu trúc và thành phần của
các yếu tố vô sinh của vỏ ngoài Trái đất cũng bị tác động sâu sắc một cách lâu dài do
các cơ thể sống. Rõ ràng nhất, và cũng quan trọng nhất, sự tồn tại của một lợng lớn
chất ôxy tự do trong không khí, phần chính đợc sinh ra là do quá trình quang hợp ở vi
khuẩn lam, đã đợc khởi đầu cách đây khoảng 2000 triệu năm về trớc. Nh vậy, có
thể nói rằng sinh vật cũng góp phần quan trọng trong việc làm thay đổi môi trờng vô
sinh của Trái đất theo hớng tốt hay xấu cho sự sống, điều mà những năm gần đây
đợc nhiều ngời quan tâm.
Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, duy nhất, bao gồm tất cả các hệ sinh thái
trên cạn và dới nớc. Các yếu tố cấu thành Sinh quyển gắn bó với nhau bằng các chu
trình vật chất và dòng năng lợng trên phạm vi toàn cầu. Khái niệm về Sinh quyển lần
đầu tiên đợc nhà bác học ngời áo E. Ziu đa ra vào năm 1875. Đến đầu thế kỷ thứ

XX, học thuyết về Sinh quyển đợc V. I. Vernadxki (1863-1945) phát triển đầy đủ
trong các công trình nghiên cứu Sinh quyển về sinh địa hoá học Sinh quyển bao gồm:
Phần thấp của lớp không khí (khí quyển) hay còn gọi là tầng đối lu, nơi sự sống
có thể tồn tại đến độ cao 10-15 km.
Toàn bộ lớp nớc (thuỷ quyển), nớc biển, ao, hồ, sông, suối, các tầng nớc
ngầm, nơi sự sống có thể tìm thấy ở độ sâu hơn 11 km.
Phần trên của lớp rắn của Trái đất (thạch quyển), lớp phong hoá, thờng có bề
dày 30-60 cm, ít khi tới 100-200m hoặc sâu hơn. Trong trờng hợp đặc biệt có
thể tìm thấy sự sống ở ngoài lớp phong hoá. Ví dụ đã tìm thấy vi sinh vật trong
nớc dầu mỏ ở độ sau 4 500 mét.
ở thạch quyển và thuỷ quyển, sinh vật có thể sống trọn vẹn chu kỳ sinh trởng và
phát triển, còn trong khí quyển, sinh vật chỉ có thể sống tạm thời, di chuyển từ nơi này
đến nơi khác, khi sinh sản chúng phải trở về môi trờng rắn (thạch quyển) hoặc môi
trờng nớc (thuỷ quyển).
Sinh quyển là một kho dự trữ năng lợng khổng lồ. Do sự phát triển của giới sinh
vật, mà sự tích trữ năng lợng sinh học từ khi hình thành đến nay, ngày càng tăng về số
lợng. Trong Sinh quyển - hệ sinh thái khổng lồ - giữa các sinh vật và các yếu tố vô cơ

15
của Sinh quyển có sự chuyển hoá lẫn nhau. Sự tiến hoá của sinh vật dẫn đến những
biến đổi và thúc đẩy sự tiến hoá của môi trờng vật lý và hoá học. Sự có mặt của Sinh
quyển đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi cơ chế hoá học trong các
quyển của Trái đất. ảnh hởng của các quá trình sống đã làm thay đổi thành phần hoá
học của khí quyển, thành phần muối trong thuỷ quyển, cấu tạo của thạch quyển trong
sự hình thành thỗ nhỡng và sự thành tạo, biến đổi của đá trầm tích. Những biến đổi đó
của môi trờng lại ảnh hởng tới các sinh vật. Nhờ đó Sinh quyển phát triển và tiến hoá
đạt tới sự cân bằng ổn định. Tuy vậy, từ khi loài ngời xuất hiện trên Trái đất và tăng
dần về số lợng, các hoạt động của loài ngời đã có tác động đến Sinh quyển, làm cho
Sinh quyển bị tổn thơng theo hớng có hại cho muôn vật và chính cho cả con ngời.
I.1.6. Giới hạn phân bố của sinh vật trong sinh quyển

Các cơ thể sống - các sinh vật đã và đang sinh sống trong Sinh quyển rất đa dạng và
đó cũng là đặc trng của Sinh quyển. Hiện nay các nhà khoa học cũng cha thể biết
chính xác là có bao nhiêu loài sinh vật đang và đã sống trên Trái đất. Có thể ớc lợng
khoảng chừng 5 đến 30 triệu loài, thậm chí có đến 100 triệu loài đang sống trên Trái đất,
nhng đa số các nhà khoa học tin là có khoảng 14 triệu loài, trong đó chỉ mới có khoảng
1,7 triệu loài đã đợc mô tả và đặt tên, còn số loài đợc nghiên cứu đầy đủ thì rất ít. Số loài
động vật chiếm khoảng 3/4 số loài đã biết, còn số loài thực vật chỉ khoảng 1/4. Một số
nhóm đợc nghiên cứu kỹ nh thú, chim. Nhiều nhóm còn biết đợc rất ít, nh vi sinh vật,
côn trùng, các nhóm động vật không xơng sống khác và các loài sống ở các đáy đại
dơng
Nhiều loài động vật sống nhờ đợc vào các loài thực vật là vì các loài thực vật có
sinh khối rất lớn, tuy rằng số loài lại rất ít. Toàn bộ khối lợng các chất hữu cơ của các
sinh vật ớc tính có thể tích khoảng 9 - 10 triệu km3, trong đó khối lợng thực vật lớn
hơn khối lợng động vật khoảng 10 - 100 ngàn lần. Đặc biệt rừng là nơi tích luỹ trên
đất liền khối lợng khổng lồ những cây cỏ, chiếm 5-10 lần khối lợng cây cỏ của đồng
cỏ. Khối lợng động vật ở biển lớn hơn gấp bội khối lợng động vật trên đất liền.


16

Hình 4. Sơ đồ không gian của Sinh quyển trên Trái đất
Thực vật phân bố trên Trái đất tạo thành một tấm thảm, còn động vật phân bố rải rác
trên tấm thảm đó. Tuy nhiên khoảng không gian của Sinh quyển mà động vật chiếm cứ lại
lớn gấp 5 lần không gian của thực vật, bởi vì ở nhiều chỗ động vật sinh sống đợc nhng
lại không có thực vật, nh các vùng nớc sâu chẳng hạn.
Bề dày của Sinh quyển ở lục địa cũng nh ở đại dơng đo đợc khoảng hàng chục km,
nhng đa số sinh vật tập trung tạo thành một lớp mỏng so với bề dày của Sinh quyển. Ví
dụ thực vật tập trung ở lớp thấp của tầng đối lu trong khoảng từ 10- 50 mét, chỉ có một số
trờng hợp cá biệt lên đến độ cao 100-150 m so với mặt đất, nơi có thể tìm thấy phấn hoa,
bào tử, hạt cây. Còn ở trong lòng đất, thực vật thờng sống trong lớp đất mặt, lớp trên cùng

của thạch quyển. Vi sinh vật, các động vật không xơng sống và động vật có xơng sống
tìm thấy ở những chỗ sâu hơn, có khi đến vài chục mét. ở biển và đại dơng, có thể tìm
thấy sinh vật ở tất cả các nơi , tuy nhiên thực vật chỉ tìm thấy ở tầng mặt, đến độ sâu còn
có thể nhận đợc ánh sáng mặt trời. Nhiều loài động vật sống đợc ở đáy đại dơng, ở độ
sâu trên 11 km. ở một số nơi trên Trái đất không có sinh vật sinh sống, vì ở đó không đủ
điều kiện cho sự sống tồn tại nh ở miệng núi lửa đang hoạt động, ở những hồ và biển nhỏ
có nồng độ muối quá cao, những suối nớc nóng trên 70
0
C, những vũng nớc bị ô nhiễm
khí độc hydro sulfure (H
2
S), chất độc arsenicVí dụ biển kín hay biển chết ở Palestin
có nồng độ muối 231,3%, hồ Tuse Tollu ở Thổ Nhĩ Kỳ có nồng độ muối 320%, không có
một sinh vật nào có thể sống đợc ở đó.
Do phần lớn các sinh vật sinh sống tuỳ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào ánh sáng
mặt trời mà những vùng có ánh sáng mặt trời tạo thành những vùng cơ bản của Sinh
quyển: nh lớp mỏng vài cm của mặt đất, lớp trên của ao hồ, sông suối và đại dợng,
nơi mà ánh sáng mặt trời có thể xuyên đến đợc.

17
Nh vậy trong Sinh quyển, sinh vật phân bố không đều, chúng tập trung ở những nơi
có điều kiện sinh sống thuận lợi, chỗ càng có nhiều điều kiện thuận lợi, càng có nhiều loài
sinh vật sinh sống với số lợng lớn. Do sự chuyển hoá chất trong các sinh vật không thực
hiện đợc hay thực hiện một cách chậm chạp khi không có nớc, mà những vùng thiếu
nớc, sinh vật rất tha thớt nh các vùng cực hay trên các đỉnh núi rất cao, nơi có băng
vĩnh cửu, hay các sa mạc. Tuy nhiên ranh giới này cũng không rõ ràng.
Sự phân bố của sinh vật trong thuỷ quyển, thạch quyển và khí quyển cũng rất khác
nhau tuỳ theo các vùng địa lý, có xu hớng ít dần từ xích đạo đến miền cực, từ vùng thấp
lên vùng cao, từ chỗ cạn đến chỗ sâu hơn.
Thuỷ quyển, về lý thuyết mà nói thì chỗ nào cũng có đủ điều kiện cho sự sống vì thế

mà hầu nh ở đâu cũng có thể tìm thấy sinh vật sinh sống, và cũng vì thế mà thuỷ quyển
chiếm thể tích lớn nhất của Sinh quyển. Tuỳ thuộc vào độ trong của nớc, mà vùng có ánh
sáng mặt trời, có thể là vài ba cm mặt nớc hay sâu đến vài ba trăm mét, tuy nhiên vùng
sống ở đại dơng có thể mở rộng đến cả những nơi sâu nhất, nơi hoàn toàn không có tí ánh
sáng mặt trời nào, ở độ sâu hơn 10 km. ở đây sinh vật sinh sống đợc nhờ vào các chất bã
hữu cơ thờng xuyên lắng xuống nh ma từ các lớp nớc phía trên. Ngoài ra ở các đáy
đại dơng còn có các quần xã động vật sống dựa vào các vi sinh vật nhận đợc năng lợng
từ nguồn hytro sulphit của các suối nóng. ở độ sâu dới vài trăm mét ở các đại dơng, khối
lợng sinh vật thờng rất thấp.
Điều kiện sống ở đại dơng cũng nh trong các thuỷ vực lục địa tơng đối ổn định, nên
sinh vật không những sống đợc ở tất cả mọi nơi có nớc, mà còn tập trung một số lợng
lớn tại những nơi thuận lợi nh ở các vùng nhiệt đới. Do điều kiện tơng đối ổn định nên
đã hạn chế việc hình thành các loài mới, cũng vì thế mà số lợng loài sinh vật ở biển ít hơn
so với sinh vật trên cạn, nhng các loài sinh vật ở biển lại có tuổi địa chất cao hơn các loài
ở trên cạn.
Hiện nay đã xác định đợc trong số 63 lớp động vật thì có đến 52 lớp có mặt ở đại
dơng, trong đó 31 lớp chỉ có ở biển mà không có trên lục địa. Trong 33 lớp thực vật trên
Trái đất, thì ở đại dơng tìm thấy 10 lớp, trong đó có 5 lớp chỉ sống ở môi trờng nớc
mặn. Đến nay, trong các đại dơng đã biết trên 200.000 loài sinh vật, gồm các sinh vật
trôi nổi (Plankton), sinh vật đáy (thực vật đáy Phytobenthos và động vật đáy zoobenthos),
động vật tự bơi trong các tầng nớc trung gian (Nekton) nh cá, mực, rắn biển, rùa biển,
thú biển, sinh vật sống trên màng nớc (Pleiston và Neiston), sinh vật ở bờ. Tổng sản
lợng sinh vật của đại dơng đợc đánh giá nh sau: Phytoplankton 550 tỷ tấn,
Phytobenthos 0,2 tỷ tấn, Zooplankton 53 tỷ tấn, Zoobenthos 3 tỷ tấn và Nekton 0,2 tỷ tấn.
Tổng sản lợng chung của toàn bộ thực vật ở biển là 550,2 tỷ tấn, còn động vật khoảng
56,2 tỷ tấn. Nh vậy, ở đại dơng, tức là trong thuỷ quyển, khối lợng thực vật sinh vật

18
tự dỡng cũng lớn hơn sinh vật dị dỡng (động vật) nhiều lần, nhng phạm vi phân bố của
động vật lại lớn hơn phạm vi của thực vật nhiều lần.

Trên lục địa, điều kiện sống rất khác nhau, ngay cả trong một khu vực nhỏ. Mỗi vùng
địa lý chỉ thích hợp với một nhóm sinh vật. Tuy vậy với diện tích chỉ chiếm 29% diện tích
bề mặt Trái đất, số lợng các loài sinh vật (động vật và thực vật) trên đất liền rất lớn, lớn
hơn nhiều lần so với các loài động vật và thực vật trong thuỷ quyển. Phần lớn các sinh vật
trên cạn đều phải liên hệ với đất. Đất là giá thể, là nơi sinh sống, kiếm ăn, sinh sản của rất
nhiều loài sinh vật. Nhng đi sâu vào lòng đất thì số lợng loài động vật càng ít. Rễ cây
cũng chỉ ăn sâu vào lòng đất ở mức độ nhất định. Thờng rễ cây và các loài động vật chỉ
sống ở trong lớp đất phong hoá không quá 10 mét. Chui sâu vào lòng đất, động vật không
kiếm đợc thức ăn. Tính chất cơ học của các lớp đất đá cũng hạn chế khả năng động vật
chui sâu vào lòng đất, đồng thời chui sâu vào lòng đất cũng không có ánh sáng mà nhiệt
độ lại tăng lên dần. Cứ chui sâu vào lòng đất 100 m, nhiệt độ tăng lên 1 độ C, do đó ở độ
sâu đến 3 km trong lòng đất sinh vật không thể sống đợc. Tuy nhiên trong trờng hợp cá
biệt ngời ta đã tìm thấy giống cá Gasteresteus neubatus ở giếng sâu 128 m và đã tìm thấy
vi sinh vật ở giếng khoan sâu 2,5-3 km, thậm chí đôi khi còn tìm thấy cả trong các giếng
dầu mỏ ở độ sâu 4500 m.
Trong khí quyển, các sinh vật tập trung ở lớp dới cùng của khí quyển gọi là tầng đối
lu. Trong lớp này thực vật chỉ tập trung sinh sống từ mặt đất lên đến độ cao 50 m, nơi di
chuyển chính của các phấn hoa, bào tử và hạt cây. Nhiều động vật bay vào khí quyển cũng
chỉ ở tầm cao ngang hay trên các ngọn cây chút ít. Những loài động vật bay giỏi nh chim,
côn trùng và dơi có thể bay cao đến 200-300 m. Chỉ một số loài chim có thể bay cao đến
hơn 3.000 m. Trên đờng di c, ngng trời, sếu có thể bay qua trên ngọn núi Evơret (cao
8.858 m) của dãy Hymalaya. Vi khuẩn có thể tìm thấy ở độ cao 22 km. Giới hạn cao nhất
của sự sống trong khí quyển có thể là 50 km. Giới hạn này đợc quy định bởi nhiệt độ, áp
suất thấp và chủ yếu do tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời giết chết sinh vật ở độ cao đó.
Các sinh vật cũng không thể sống trong không khí ở chỗ quá cao vì cuộc sống của chúng
luôn gắn liền với bề mặt Trái đất.
Sự phân bố của sinh vật trên các lục địa thay đổi theo chiều nằm ngang của các đới khí
hậu và chiều thẳng đứng của độ cao của núi.
Trên lục địa , những đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lý đã xác định các biom
(biome) - là các quần xã của miền rộng lớn động vật và thực vật có các dạng sống và các

điều kiện môi trờng giống nhau thích nghi với điều kiện của khu vực, là đơn vị địa lý sinh
vật lớn nhất và đợc gọi theo kiểu u thế của thảm thực vật, nh rừng ma nhiệt đới hoặc
đồng cỏ. Từ vùng cực đến vùng xích đạo, có những biom chính sau: đài nguyên hay đồng
rêu (Tundra), rừng lá kim (Taiga), rừng lá rộng rụng lá theo mùa của vùng ôn đới, rừng á

19
nhiệt đới, rừng ma nhiệt đới. Theo mức độ khô cằn có các biom nh thảo nguyên, xa van
nhiệt đới, thảo nguyên vùng ôn đới, hoang mạc, sa mạc.
Nếu xét về mức độ đa dạng về loài và độ phong phú các cá thể phân bố từ vùng xích
đạo tới vùng cực có thể nhận xét chung nh sau: số lợng loài sinh vật giảm dần, còn số
lợng cá thể của một loài lại tăng dần từ vùng xích đạo đến vùng cực.
Theo sờn núi, đi từ chân núi lên đỉnh, những điều kiện của môi trờng sống thay đổi
dần: nhiệt độ giảm, trên dỉnh núi cao thờng có chỏm băng, độ ẩm, chế dộ gió, sự chiếu
sáng ở những sờn núi khác nhau, biến đổi đáng kể. Những điều kiện đó làm cho các quần
xã sinh vật từ chân núi lên đỉnh có những biến đổi tơng tự nh từ vùng xích đạo lên vùng
cực.
Nói tóm lại trong Sinh quyển sự phân bố của sinh vật không đồng đều. Nơi nào có thức
ăn, có điều kiện sinh thái thuận lợi thì nơi đó có sinh vật sinh sống. Càng có nhiều thức ăn,
sinh vật tập trung ở đó càng đông. Điều kiện sống càng thuận lợi, sinh vật ở đó càng phong
phú. Những nơi sinh vật tập trung đông hình thành những trung tâm phong phú. Nơi hình
thành loài gọi là trung tâm phát sinh. Nh vậy những nhân tố sinh thái của môi trờng có
ảnh hởng tới sự phân bố không đồng đều của các sinh vật trong Sinh quyển, đồng thời là
yếu tố ảnh hởng tới quy luật phân bố địa lý của các sinh vật trên Trái đất.
I.1.7 Vai trò của đa dạng sinh học trong sinh quyển
Sinh vật không những là thành phần cơ bản của sinh quyển mà còn đóng vai trò hết
sức quan trọng của các chu trình sinh địa hoá, với s tham gia của nhiều nhóm sinh vật
khác nhau (các vi khuẩn cố định đạm và các sinh vật quang hợp) trong các quá trình
khác nhau. Nói một cách đơn giản, một phần của đa dạng sinh học là rất cần thiết để
duy trì Sinh quyển hoạt động một cách bình thờng nh hiện nay, trong đó đa dạng vi
sinh vật giữ vai trò cơ bản, đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, cần có đa dạng sinh học với

mức độ bao nhiêu để có thể đảm bảo đợc hoạt động bình thờng của Sinh quyển, có
phần nào đa dạng sinh học là thừa thải không, hiện nay vẫn cha ai xác định đợc.
Cho đến nay, mối liên quan giữa đa dạng sinh học với sự các hoạt động của toàn bộ các
hệ sinh thái, kể cả sự cân bằng, tính bền vũng, tính mềm dẻo và năng suất vẫn còn cha
đợc biết rõ. Tuy nhiên càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và
thực tiễn chỉ ra rằng tính đa dạng giữ vai rất quan trọng trong chức năng lâu dài của các
hệ sinh thái.
Các hệ sinh thái là những cỗ máy sản xuất của trái đất cùng với các cộng đồng các
loài sinh vật sinh sống và phát triển trong những điều kiện nhất định và tơng tác rất
chặt chẽ với nhau và với các điều kiện vật lý của nơi chúng sinh sống. Đó là các khu
rừng, vùng đồng cỏ, sông, hồ, vùng bờ biển, các hải đảo, các vùng nớc sâu, núi, các
vùng sản xuất nông nghiệp và cả các thành phố nữa. Mỗi hệ sinh thái là một kiểu giải
quyết cuộc sống trong điều kiện về môi trờng nhất định, đã đợc hình thành và tồn tại

20
hàng nghìn năm. Mỗi hệ sinh thái là một kho t liệu, tích luỹ những bài học về tồn tại
và phát triển của sinh vật, tính hiệu quả và thích nghi của muôn loài nh việc vơn đến
chỗ có ánh sáng mặt trời, nớc, thức ăn và không gian. Nếu lột bỏ hết các hệ sinh thái
thì Trái đất cũng sẽ có hình ảnh tơng t nh Mặt trăng hay Sao hoả. Hình ảnh đó
cũng nói lên sự khó khăn biết chừng nào để có thể hồi phục lại các hệ sinh thái mỗi khi
bị suy thoái hay biến mất. Chỉ nói riêng đất màu mỡ để chúng ta cày cấy là một quà
tặng vô cùng quý giá của thiên nhiên, đợc hình thành nên qua hàng triệu năm của các
quá rình vô cơ và hữu cơ. Kỷ thuật ngày nay cũng có thể tái tạo đợc các chất dinh
dỡng cho đất để trồng trọt, nhng nhìn chung giá cả qúa đắt đỏ, khó lòng chấp nhận
đợc.
1.2. Con ngời trong Sinh quyển
Theo chiều phát triển của lịch sử thì loài ngời đợc bắt nguồn từ một loài vợn cổ
nào đó, có thể là ở châu Phi cách ngày nay khoảng 5 triệu năm về trớc. Các dấu vết
hoá thạch thuộc về giống Homo đã tìm thấy vào kỷ Pleistocene, có tuổi khoảng 2 triệu
năm, còn dấu vết con ngời hiện đại tìm thấy khỏang 100.000 năm về trớc.

Nông nghiệp đã đợc phát triển độc lập với nhau tại vài vùng vào khoảng 10.500
năm về trớc và đều là ở những vùng có dân c phát triển. Dân số loài ngời tăng thêm
một cách chậm chạp cho đến đầu thế kỷ 19, cho đến khi nông nghiệp và công nghiệp
phát triển thì dân số loài ngời cũng phát triển một cách nhanh chóng cho đến ngày
nay.
Con ngời là loài sinh vật khởi đầu việc tổ chức sản xuất ra nguồn tài nguyên của
Trái đất bằng biện pháp nông nghiệp. Cũng từ đó con ngời đã chuyển đổi nhiều vùng
thiên nhiên rộng lớn trên đất liền thành vùng nông nghiệp và đã sử dụng hơn 1/3 toàn
bộ sản lợng sơ cấp nguyên của Trái đất. Con ngời cũng đã góp phần chính vào việc
huỷ diệt nhiều loài thú và chim cở lớn trên đất liền trong thời tiền sử, và đang phải chịu
trách nhiệm về sự biến đổi nhiều vùng sinh thái tự nhiên, khai thác quá mức tài nguyên
và gây nên sự sa sút về đa dạng sinh học và biến mất của nhiều loài trong thời hiện tại.
Con ngời cũng đang gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
I.2.1. Nguồn gốc loi ngời
Loài ngời đợc sinh ra trên Trái đất một cách tự nhiên nh muôn loài khác, là một
thành phần của thế giới sinh vật, sinh sống trong một hệ sinh thái. Loài ngời cũng
phải lệ thuộc vào các loài khác và các quần xã trong hệ sinh thái để có đợc những nhu
cầu cơ bản cho cuộc sống để tồn tại và phát triển và cũng phải góp phần vào việc bảo
tồn Sinh quyển.
Nh chúng ta đã nói đến ở trên, các hợp chất hữu cơ đợc tạo ra trong các sinh vật
quang hợp là điểm khởi đầu mà năng lợng mặt trời đợc chuyển vào Sinh quyển. Con

21
ngời và các loài động vật khác không có khả năng thu đợc năng lợng băng cách
quang hợp, phải ăn và tiêu hoá các sản phẩm sơ cấp hay các động vật ăn các sản phẩm
sơ cấp để có đợc năng lợng cần thiết từ các hợp chất hữu cơ giàu năng lợng cần
thiết cho các hoạt động của bản thân mình.
Trong lúc con ngời không làm đợc điều cơ bản gì khác các loài động vật khác,
nhng nhờ có tổ chức xã hội và kỷ thuật mà loài ngời đã có khả năng khai thác đợc
tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ hơn các loài khác và vì thế mà loài ngời

cũng là loài động vật độc nhất đạt đợc kết quả đó. Điều hiển nhiên, là loài ngời
không phải chỉ trong sớm chiều mà đã đạt đợc vị trí độc tôn trên hành tinh Trái đất.
Sự phát triển ảnh hởng của loài ngời đã đợc khởi đầu vài triệu năm về trớc vào
khoảng kỷ Pleistocene, khi mà công cụ bằng đá đầu tiên đợc loài khỉ dạng ngời
thuộc họ Homonidae sử dụng đâu đó ở vùng Đông Phi. Từ lúc xuất hiên trên Trái đất
cho đến ngày nay, loài ngời đã có lịch sử phát triển khá dài.

Hình 5. Con đờng phát tán của loi ngời
Nguồn gốc và lịch sử vào buổi ban đầu của loài ngời hiện còn nhiều bàn cãi, cha
có sự thống nhất. Dù sao thì tổ tiên xa xa của loài ngời đợc bắt nguồn từ một loài
vợn ở châu Phi vào cuối kỷ Miocene, khoảng 6 đến 5,5 triệu năm về trớc đợc phát
hiện ở Ethiopia với tên gọi là Ardipethecus, và đợc xem là dấu vết cổ nhất về vợn
ngời
1
. Một loài khác cùng giống đã đợc tìm thấy vào khoảng 4 triệu năm về trớc
cùng với hai loài khác thuộc Australopithecus và Paranthropus ở Đông phi có tuổi trẻ
hơn.

1
Haile-Selassie Y., 1999

22
Hoá thạch cổ nhất về dấu vết con ngời, loài Homo habilis đợc tìm thấy vào
khoảng giữa và hậu kỷ Pleistocene, có tuổi khoảng 2 triệu năm, ở Kobi Kora thuộc
Kenya, đợc cho là bắt nguồn từ giống Australopithecus
2
. Tuy nhiên, hai chiếc sọ còn
khá nguyên vẹn đợc tìm thấy gần đây ở vùng Caucase (nam Georgia) có tuổi khoảng
1,8 triệu năm thuộc loài Homo ergaster
3

. Nhiều công cụ bằng đá rất cổ đã đợc tìm
thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và nam á có tuổi khoảng 1,5 triệu năm, và ở bắc á, có tuổi khoảng
1,4 triệu năm
4
. Tất cả những kết quả nghiên cứu đó nói lên rằng con ngời cổ Homo đã
có mặt ở châu Âu , đông và nam á chậm hơn ở châu Phi ít lâu.

Hình 6. Con đờng phát tán của loi ngời (tiếp theo)
Loài ngời hiện đại Homo sapien xuất hiện trên Trái đất vào khoảng vài trăm ngàn
năm về trớc. Nhiều chứng cứ về hoá thạch ngời hiện đại đã đợc tìm thấy tại châu
Phi, Trung đông và gần đây cả ở Đông và Đông á có tuổi khoảng 100.000 năm. ở châu
Âu dấu vết ngời hiện đại tìm thấy sớm nhất vào khoảng 40.000 năm về trớc
5
. Ngoài
châu Phi, á và Âu, dấu vết của con ngời hiện đại cổ đã tìm thấy ở một vài nơi khác
trên thế giới. Năm 1974 đã tìm thấy một bộ xơng ngời ở hồ Mingo ở úc có tuổi
khoảng 62.000 năm, có lẽ con ngời này đã di c từ lục địa đến đây vào thời đó
6
.

2
Larick R. and Ciochon R.L., 1996
3
Gabunia L. et all. , 2000
4
Zhu R.X. et all., 2001
5
Cann R.L., 2001; Roger A.R., 2001
6
Roberts R.G. et al., 2001


23
ở châu Mỹ dấu vết con ngời tìm thấy sớm nhất ở bờ biển Chile có tuổi 14 000-
15.000 năm
7
. Cũng có ý kiến cho rằng dấu vết con ngời đã tìm thấy ở bắc Brazil sớm
hơn, khoảng 32.000 năm về trớc
8
. ở Bắc Mỹ con ngời đã tìm thấy vào khoảng 12
000 năm về trớc, còn ở vùng Caribê, kể cả Cuba và Hispaniola dấu vết con ngời đợc
tìm thấy chậm hơn vào khoảng 6.000 năm về trớc
9
.
Các dấu vềt cổ sinh vật học chứng tỏ rằng con ngời đã chuyển đến các đảo Thái
Bình Dơng, ở Tân Guinea vào khoảng 4.000 năm về trớc, ở Fiji và Samoa khoảng
3.500 năm, đến Hawai, Tân Tây Lan và cả các đảo ở ấn Độ Dơng, Madagascar
khoảng 1.500 năm về trớc.
10

Hình 7. Bằng thuyền nh thế ny, con ngời đã đến đợc các đảo đại dơng từ thời xa xa.
Sau một thời gian khá dài loài ngời đã có mặt ở nhiều vùng trên thế giới và có lẽ
loài ngời cũng là loài động vật đầu tiên đã tác động lên Sinh quyển một cách độc đáo,
luôn là tiềm năng gây nên sự mất cân bằng sinh thái, đủ để làm cho Sinh quyển đứng
trớc nguy cơ suy thoái dần. Từ khi xuất hiện, loài ngời với tiến bộ không ngừng về
kỷ thuật, cùng với sự tăng trởng dân số một cách chóng mặt, đã tác động lên môi
trờng tự nhiên một cách mạnh mẽ, gây nên sự phá huỷ cha từng có trong lịch sử phát
triển của Trái đất. Nh vậy loài ngời từ khi xuất hiện là loài độc nhất phải chịu trách
nhiệm về sự suy thoái của Sinh quyển, mà theo các nhà sinh thái học và cổ sinh vật
học, quá trình đó văn cha đạt đến cực đỉnh.
Trong quá trình phát triển của trí thông minh và cả những tiến bộ về sinh học trên

con đờng hoàn thiên con ngời, chúng ta, loài ngời đã phát minh ra những phơng
pháp khai phá thiên nhiên, những công cụ, những kỷ thuật không ngừng đợc hoàn

7
Dillehay T.D., 1997
8
Guidon N. and Delibrias G. 1986
9
Harcourt C.S. and Sayer J.A., 1995
10
Pimm L.S., Moulton M.P. and Justice L.J., 1995; Dewar R.E., 1984.


24
thiện cho phép chúng ta khai thác bề mặt Trái đất, các tài nguyên thiên nhiên một cách
tàn bạo, không công bằng, thiếu suy nghĩ, không quy hoạch, gây ảnh hởng xấu đến
các loài khác đã có mặt tại đây trớc chúng ta nhiều, và chính những tác động đó lại
ảnh hởng xấu đến chúng ta mà chúng ta không lờng trớc đợc. Những tiến bộ về trí
thông minh của con ngời cổ, rối đến con ngời hiện đại (Homo sapien) đã tạo nên
một thứ tâm lý tai hại mà không từng có hay rất hiếm hoi trong các loài động vật khác.
Thứ tâm lý đó, cho đến ngày nay vẫn đang thúc đẩy chúng ta tìm đủ mọi cách khai
thác các loại tài nguyên, càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt, với lòng tham lam
không đáy mà không trù liệu đợc sự suy tàn của môi trờng sống của chính bản thân
chúng ta. Có lẽ còn lâu, trong nền văn minh hiện đại, lòng ham muốn của con ngời -
là có đợc mối lợi trớc mắt, ngắn hạn - sẽ còn kéo dài, dẫn đến việc tiềp tục khai thác
quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và điều có thể tiên liệu đợc là Sinh quyển,
nơi sinh sống và phát tiển của loài ngời sẽ bị tàn lụi đến mức không thể khôi phục lại
đợc, nếu nh chúng ta không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
1.2.2. Tác động của kỷ thuật lên Sinh quyển
Lửa có lẽ là phát minh đầu tiên của loài ngời có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc

sống của họ. Từ khi xuất hiện trên Trái đất, loài ngời cũng nh nhiều loài động vật
khác trên thế giới sống một cách hết sức hài hoà với thiên nhiên, ít nhất là về mặt sinh
thái học. Tổ tiên đầu tiên của loài ngời, vào thời đại đồ đá cũ, với số lợng dân c
cha lớn, nên tác động của họ lên thiên nhiên cũng hết sức hạn chế. Họ săn bắt , hái
lợm, sinh sống trong thiên nhiên nh là một thành viên của quần lạc sinh vật , tơng
tự nh những thành viên khác của quần lạc cùng tham gia vào chu trình vật chất và
dòng năng lợng của Sinh quyển. Nhng từ khi các thợ săn thời đồ đá cũ tìm ra lửa, họ
đã có cách tác động mới lên thiên nhiên, có tính chất phá huỷ, làm suy thoái, khác với
những hoạt động yếu ớt, kém hiệu quả trớc đó của họ.
Ngày nay chúng ta tin rằng, bằng cách dùng lửa, loài ngời đã tạo ra đợc một thứ
công cụ có thể đánh đuổi hay bao vây con mồi, và với lửa, đã hàng trăm nghìn năm
qua, loài ngời cũng đã tạo nên sự đảo lộn trong các quần xã thực vật, ở nhiều miền
khác nhau trên Trái đất. Châu Phi là nơi bị tàn phá đầu tiên và rồi đến các vùng khác
nh Trung Âu, Bắc á cũng đã có lúc bị lửa tàn phá dữ dội vào thời đồ đá cũ. Tại các
vùng nhiệt đới và có thể cả các vùng ôn đới nữa, nhiều khu rừng nguyên thuỷ rộng lớn
đã bị lửa tàn phá và lửa cũng đã hạn chế sự phục hồi rừng sau đó. Hơn nữa, các lớp
phủ thực vật tự nhiên ở các vùng thuộc châu Phi, châu á và Mỹ nhiệt đới đã tiếp tục bị
con ngời làm suy tàn để tạo nên các vùng đồng cỏ, thuận lợi cho các loài thú móng
guốc phát triển hơn là ở các rừng nguyên sinh. Nh vậy là, chính những đám cháy do
con ngời gây nên và cả những đám cháy tự nhiên đã làm cho nhiều vùng rừng biến
thành những trảng cỏ ở Tây Phi, Bắc á. Đã hơn một chục nghìn năm, ngời Indien ở

25

×