Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Tiểu thuyết việt nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG MINH HIẾU

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN
TỪ 1986 ĐẾN 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG MINH HIẾU

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN
TỪ 1986 ĐẾN 2010
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.Phùng Quý Nhâm
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS.Nguyễn Thành Thi
2. PGS.TS.Vũ Tuấn Anh
Phản biện:
1.PGS.TS.Võ Văn Nhơn


2.PGS.TS.Nguyễn Thành Thi
3.TS.Bùi Bích Hạnh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS.Phùng Quý Nhâm. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Dương Minh Hiếu


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin gửi lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Quý Nhâm
và các thầy, cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh đã ln tận tình giảng dạy, hướng dẫn tơi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Văn học, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trường
Đại học Đồng Nai và các cơ quan, đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn
thành luận án này.
Xin cảm ơn gia đình, các anh chị em đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ tôi
trong suốt thời gian qua.
Dương Minh Hiếu


1


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 21
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 21
5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 22
6. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 23
Chương 1. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG DÒNG CHẢY
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2010 ................................................... 24
1.1. Một số đề tài chính của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 ...................... 24
1.1.1. Tiểu thuyết viết về chiến tranh ....................................................................... 24
1.1.2. Tiểu thuyết viết về lịch sử .............................................................................. 33
1.1.3. Tiểu thuyết viết về thế sự ............................................................................... 40
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010) viết về nông thôn trong dòng chảy tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại viết về nông thôn ............................................................. 49
1.2.1. Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 2010 ............................................................. 50
1.2.2. Khái lược vị trí của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 viết về nông thôn
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại ...................................................................... 56
Chương 2. TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN
2010 - NHỮNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG ...................................................................... 69
2.1. Cuộc sống cơ hàn và nhiều bi kịch của người nông dân ................................... 69
2.1.1. Cuộc sống cơ hàn của người nông dân ........................................................... 69
2.1.2. Những bi kịch của người nông dân ................................................................ 72



2

2.2. Những giá trị văn hóa và vẻ đẹp tâm hồn người nơng dân ................................ 94
2.2.1. Tình làng, nghĩa xóm và tinh thần cố kết cộng đồng ..................................... 94
2.2.2. Tình yêu thương là lõi sống của gia đình Việt ở nơng thơn ........................... 97
2.2.3. Lịng vị tha, niềm tin hướng thiện và ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống ... 99
2.3. Những vấn đề chính yếu trong đời sống nông thôn Việt Nam ........................ 103
2.3.1. Hệ lụy chiến tranh, lòng hận thù và các hủ tục ............................................ 103
2.3.2. Những sai lầm, tồn tại thời cách ruộng đất, trong những năm bao cấp và khi
mở cửa .................................................................................................................... 110
Chương 3. TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN
2010 - NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ............................................................. 121
3.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về
nông thôn từ 1986 đến 2010 ................................................................................... 121
3.1.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật .................................................... 121
3.1.2. Người kể chuyện dị sự - hạn định và điểm nhìn bên ngồi .......................... 124
3.1.3. Người kể chuyện đồng sự và điểm nhìn bên trong cố định .......................... 129
3.1.4. Sự chuyển đổi và chuyển dịch điểm nhìn trần thuật .................................... 133
3.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010.. 136
3.2.1. Giọng trầm tĩnh ............................................................................................. 137
3.2.2. Giọng xót xa, thương cảm ............................................................................ 141
3.2.3. Giọng triết lý ................................................................................................. 144
3.2.4. Giọng châm biếm, hài hước .......................................................................... 147
3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ
1986 đến 2010 ......................................................................................................... 151
3.3.1. Thủ pháp mảnh ghép .................................................................................... 152
3.3.2. Thủ pháp kỳ ảo ............................................................................................. 157
3.3.3. Thủ pháp hoạt kê .......................................................................................... 162
3.3.4. Thủ pháp đảo thuật ....................................................................................... 166



3

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 172
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 176
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 198
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......... 200


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành
cơng từ Đổi mới (1986) đến nay, trong đó “được mùa” hơn cả là ở hai thể loại
truyện ngắn và tiểu thuyết. Tính riêng tiểu thuyết, từ năm 1980 tới năm 1996 đã có
360 tác phẩm ra mắt bạn đọc (theo Phan Cự Đệ), nếu cộng thêm khoảng 15 năm thì
dù chưa được thống kê cụ thể nhưng số lượng ấn bản khá nhiều. Ở góc độ nghiên
cứu, sự xuất hiện hiện tượng này địi hỏi cần có những cơng trình đánh giá, tổng kết
một cách hệ thống.
1.2. Trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, nông thôn và
chiến tranh vẫn là những đề tài lớn. Các tác phẩm xoay quanh hai đề tài kể trên vẫn giữ
một vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của văn học Việt Nam. Riêng
tiểu thuyết viết về nông thôn, theo hiểu biết của chúng tơi, từ 1986 đến 2010 đã có 18
tác phẩm được nhận những giải thưởng uy tín khác nhau. Cụ thể: Hội Nhà văn trao giải
cho các tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu, Lời nguyền hai trăm năm của Khơi Vũ và
Cuốn gia phả để lại của Đồn Lê (năm 1990); Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng (năm 1991); Thủy hỏa
đạo tặc của Hoàng Minh Tường (năm 1998); Người giữ đình làng của Dương Duy
Ngữ (năm 2002); Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (năm 2006). Năm 2005,

Hội Nhà văn trao giải thưởng A, B, C cuộc thi viết tiểu thuyết lần lượt được cho các tác
phẩm Dịng sơng mía của Đào Thắng, Cánh đồng lưu lạc của Hồng Đình Quang và
Trăm năm thống chốc của Vũ Huy Anh. Đến năm 2009, cuộc thi viết tiểu thuyết của
Hội Nhà văn nói trên đã tặng giải B cho tác phẩm Chân trời mùa hạ của Hữu Phương,
giải C cho tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn. Ngồi ra, cịn có
giải thưởng Hùng Vương cho Chớm nắng của Nguyễn Hữu Nhàn (năm 2005), giải
thưởng văn học lần II của Bộ Công an cho Kẻ ám sát cánh đồng của Nguyễn Quang


5

Thiều (năm 2005), giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật cho Ao bèo gợn sóng của Lê Trung Tiết (năm 2006), giải thưởng văn học Đông
Nam Á cho Cơn giông của Lê Văn Thảo, giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cho Họ
vẫn chưa về của Nguyễn Thế Hùng (năm 2010). Đó khơng chỉ là những đánh giá, ghi
nhận của các hiệp hội, cơ quan chun mơn mà cịn là sự trân trọng, tôn vinh thành tựu
lao động sáng tạo nghệ thuật dành cho người cầm bút. Bên cạnh đó, cịn một số tác
phẩm khác tuy không (hoặc chưa) nhận được giải thưởng nhưng vẫn gây được tiếng
vang như Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Ba người khác (Tơ Hồi), Giời cao đất dày (Bùi
Thanh Minh), Dòng chảy đất đai (Nguyễn Uyển)…
1.3. Ở các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành ngữ văn, việc tìm hiểu,
nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học Việt Nam đương đại nói chung, tiểu thuyết viết
về nơng thơn từ 1986 đến 2010 nói riêng là phần khơng thể xem nhẹ. Bởi đây là giai
đoạn văn học hết sức sơi nổi, có nhiều cách tân, sáng tạo đáng chú ý, góp phần quan
trọng vào sự đổi mới, phát triển của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện nay.
Từ những lý do kể trên, chúng tôi thực hiện đề tài Tiểu thuyết Việt Nam viết về
nông thôn từ 1986 đến 2010. Với đề tài này, chúng tôi cố gắng nêu ra vị trí và những
thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 viết về nông thôn trên bình diện
nội dung và nghệ thuật.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tập hợp được một số lượng khá lớn các đề
tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, bài báo, bài phê bình,… có liên quan. Trên
cơ sở các tài liệu đó, chúng tơi đã khảo cứu và xin trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề
của đề tài Tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010 trên hai bình diện
nội dung và nghệ thuật, cụ thể như sau:
2.1. Những nghiên cứu, đánh giá về nội dung
Nhìn chung, các bài viết, cơng trình nghiên cứu trước đây về tiểu thuyết Việt
Nam từ 1986 đến khoảng 2010 viết về nông thôn đã tập trung khai thác các nội dung


6

chính: số phận của người nơng dân, những vấn đề của thời đại và bức tranh đời sống
văn hóa, xã hội nông thôn ở các giai đoạn khác nhau.
2.1.1. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà phê bình, tiểu thuyết Việt Nam
viết về nông thôn từ Đổi mới (1986) đến 2010 đã đi sâu miêu tả số phận con người cá
nhân cùng những bi kịch, nỗi thống khổ và một số đặc điểm, tính cách riêng của họ.
Hồng Ngọc Hiến trong bài “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu” đã tập trung nghiên cứu
tác phẩm nói trên về vấn đề số phận cá nhân, số phận người nông dân giữa những biến
động của xã hội. Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh: anh nông dân Giang Minh Sài là một
“người nhà quê của Lê Lựu”, anh “hai lần khốn khổ, vừa xung đột với hệ tư tưởng gia
trưởng, vừa xung đột với thành phố ở bộ phận phức tạp nhất của nó là đàn bà, con gái”
[114, tr.119]. Do đó, cuộc sống của anh luẩn quẩn, loanh quanh, rối rắm và bế tắc.
Cũng về Thời xa vắng, Thiếu Mai đã phân tích sự tác động của hồn cảnh đến q trình
hình thành tính cách của nhân vật. Trong tác phẩm, nhân vật Giang Minh Sài đã luôn
phải gánh trên vai hệ tư tưởng gia trưởng, những quan niệm, những định kiến... khiến
cho anh khơng lúc nào được sống bằng chính cuộc đời của mình, chỉ biết nghe và chiều
ý mọi người. Thiếu Mai kết luận: “trong con người anh, luôn luôn tồn tại hai thế lực:
chống đối và khuất phục. Hai thế lực ấy ngày càng phát triển, càng mâu thuẫn và đẩy
bi kịch trong con người Sài lên một mức độ ngày càng cao hơn” [181, tr.121].

Trung Trung Đỉnh trong bài “Dương Hướng và Bến khơng chồng” đăng trên
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 12 năm 1991 đã đưa ra một số nhận xét về mặt đề tài,
nội dung tác phẩm. Trung Trung Đỉnh viết: “Có người nói, tiểu thuyết Bến không
chồng viết về đề tài nông thôn. Lại có người nói, tiểu thuyết này viết về đề tài chiến
tranh. Có người lại cho rằng đây là cuốn sách viết về đề tài xã hội. Tất cả đều có đấy,
nhưng theo tôi Dương Hướng không nhằm vào đề tài. Anh khai thác đến tận cùng thân
phận những nhân vật chính....” [79, tr.99]. Để lí giải cho ý kiến đó, tác giả bài viết đã
đưa ra dẫn chứng về cuộc đời, số phận các nhân vật như: Nguyễn Vạn suốt cả đời gìn
giữ cái bóng của vinh quang mà đánh mất đi cái chính yếu là bản thân, là con người cá


7

nhân của mình; bà Nhân, bà Khiêm, mụ Hớn, cơ Hạnh, cô Thủy, cô Dâu, anh Nghĩa,
anh Thành..., mỗi người một hoàn cảnh, một thân phận khác nhau nhưng số phận của
họ đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Đặng Thị Tuyết trong bài “Đọc lại Bến không chồng…” đăng trên báo Quân đội
Nhân dân, số ra ngày 25/5/2011 đã có một số nhận xét đáng chú ý về hình tượng nhân
vật Nguyễn Vạn. Theo Đặng Thị Tuyết, “Nguyễn Vạn sống lặng lẽ, cô đơn, lấy sự lãnh
đạm, khô khan, cứng nhắc để che giấu những nỗi niềm, khao khát riêng tư. Nếp sống
thời chiến, lối tư duy thời chiến ngấm sâu vào Vạn, biến anh thành một khối ý chí rắn
đanh. Ngay cả đến thứ tình cảm quý giá nhất là tình yêu của những người phụ nữ như
Nhân, như Hạnh, Vạn cũng chối bỏ” [287]. Và, “Vạn tự tách mình khỏi thế giới bình
thường, khăng khăng làm một “thánh nhân” để rồi hằng đêm Vạn sống trong sự vật lộn
đau đớn ê chề. Cái gì đã làm Vạn trở thành con người khốn khổ đến thế? Nỗi khổ
khơng được là mình, khơng dám sống với những khao khát rất con người của mình.
Vạn cứ cày xới cái quá khứ oai hùng để ngoảnh mặt quay lưng với bao điều tốt đẹp
Vạn xứng đáng có. Vạn muốn làm một thánh nhân để xứng đáng với sự ngưỡng mộ
của dân làng. Chỉ trong khoảnh khắc say rượu, Vạn mới dám bng mình cho tiếng gọi
mạnh mẽ của bản năng” [287]. Nguyễn Văn Long thì khẳng định thêm: không chỉ

Nguyễn Vạn, “trong nhiều trường hợp, con người vừa là nạn nhân mà cũng là thủ
phạm của tấn bi kịch đời mình, họ phải chịu một phần về số phận của mình” [171].
Nhận xét về Dịng sơng mía, Phong Lê cho rằng Đào Thắng đã khai thác sâu
hiện thực nông thôn ở một thời kỳ dài, đặc biệt là về thân phận người nơng dân: “Đọc
Dịng sơng mía để hiểu thêm và hiểu mới về nông thôn Việt Nam trong chiều dài và
chiều sâu lịch sử. Một nông thôn xuyên suốt thế kỷ XX, dẫu có cái đập lớn là Cách
mạng tháng Tám ngăn đơi nhưng dịng chảy thì vẫn thế. Vẫn cuồn cuộn cả hai phần
đục trong. Vẫn dữ dội và bi thống trong biết bao thân phận con người, không kém bất
cứ xứ sở nào khác trên thế giới này” [166]. Cũng bàn về tác phẩm trên, Lý Hồi Thu
nhận định: “Cùng viết về nơng thơn nhưng hiện thực đời sống trong Dịng sơng mía là


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

bức tranh thu nhỏ của một vùng dân cư có nghề chính là trồng mía, làm đường”, ở đó
có “những kiếp người trơi nổi. Họ vừa là những con người có chút may mắn được
hưởng những ân huệ đặc biệt của một vùng thiên nhiên sông nước đặc sản cá tôm, vừa
luôn phải chịu sự trừng phạt, phải trả giá cho những lầm lỗi của chính mình và có nguy
cơ bị nhấn chìm, bị cuốn trơi khi dịng sông nổi giận” [264].
Các luận án, luận văn là những cơng trình dành nhiều trang viết hơn cả về số
phận con người cá nhân trong các tiểu thuyết Việt Nam viết về nơng thơn từ 1986 đến
2010. Có thể kể đến các cơng trình: luận văn thạc sĩ Nơng thơn Việt Nam trong các tiểu
thuyết từ năm 1986 - 2000 của Trần Thị Thanh Xuân (2008); luận văn thạc sĩ Tiểu
thuyết viết về nơng thơn thời kì Đổi mới của Phùng Thị Hồng Thắm (2009); luận văn
thạc sĩ Nhân vật nông dân trong truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam từ 1986-2000 của
Nguyễn Thị Thu Phương (2010); luận văn thạc sĩ Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ
trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của Hội Nhà văn Việt Nam của Lê Thị
Tâm Hoài (2005), luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới (qua

“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Dịng sơng mía” của
Đào Thắng) (2010) của Nguyễn Việt Anh. Các luận văn nói trên đã chú trọng tìm hiểu
về bi kịch của người nơng dân, bức tranh hiện thực về cuộc sống nghèo đói, các kiểu
nhân vật người nông dân và vẻ đẹp tâm hồn của họ. Trong đó, những khám phá về bi
kịch người nơng dân bị trói buộc, tự biến thành “nơ lệ của khát vọng quyền lực” và một
số phẩm chất đáng quý của họ như gắn bó với đất đai, giàu hi sinh, lòng nhân ái,… đã
được tập trung nghiên cứu. Dù vậy, việc lý giải, cắt nghĩa về nguyên nhân của những
bi kịch, đặc biệt là các nguyên nhân khách quan vẫn chưa được các tác giả biện giải
sâu. Bên cạnh đó, những mặt trái, tiêu cực của hình tượng người nơng dân và những
hạn chế trong góc nhìn của nhà văn về số phận người nơng dân cũng ít được đề cập.
2.1.2. Về những vấn đề của thời đại, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra các
mâu thuẫn, xung đột, các vấn đề có tính cấp thiết trong xã hội nơng thơn và xã hội Việt
Nam nói chung ở những giai đoạn khác nhau. Đó là những thù hận, xung khắc dòng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

tộc; là việc con người cá nhân còn chịu nhiều trói buộc bởi các hủ tục, định kiến lạc
hậu; là những hệ lụy nặng nề của chiến tranh, của cải cách ruộng đất, thời kỳ kinh tế
bao cấp cũng như khi mở cửa, đổi mới. Tiêu biểu như khi tìm hiểu về tiểu thuyết Thời
xa vắng, Hồng Ngọc Hiến đã mở rộng ra những vấn đề lớn của xã hội lúc bấy giờ.
Hoàng Ngọc Hiến đánh giá: “Lê Lựu chỉ đụng đến đề tài “người nhà quê và đô thị”
một cách ngẫu nhiên: chỉ là câu chuyện thương tâm một “anh nhà quê” chơi trèo cao
với thành phố bị bại. Trên đất nước ta sau khi thống nhất, không phải cán bộ tiếp quản
nào cũng trở thành người chủ của thành phố, khơng ít “người nhà q” tiếp xúc với đơ
thị đã bị bại hồn tồn, sống dở chết dở, điêu đứng bi thảm, sự thất bại của họ mang ý

nghĩa xã hội sâu sắc” [114, tr.119].
Ở bài viết đã nêu, nhà nghiên cứu Thiếu Mai cũng đưa ra những đánh giá rất
đáng chú ý. Bà cho rằng: “Lê Lựu đã tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến tận chân tơ kẽ
tóc, đến tận những ngọn ngành sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ. Xót xa cho cuộc
đời Sài bao nhiêu, tác giả lại giận dữ lên án cách sống, cách ứng xử thiếu bản lĩnh của
anh ta bấy nhiêu” [181, tr.122]. Mà đâu chỉ có Sài, bên cạnh anh còn biết bao nhiêu
người cũng làm những điều mình khơng muốn chỉ vì khơng dám làm phật ý hay làm
khác với mọi người xung quanh như ông đồ Khang, anh Tính, chú Hà, Chính ủy Đỗ
Mạnh, anh Hiển... Nói cách khác, Sài và những nhân vật kể trên vừa là đại diện cho
những cá nhân riêng lẻ nhưng cũng là sản phẩm chung của “một thời, thời xa vắng,
nhưng chưa xa là bao”, cái thời mà do hồn cảnh lịch sử của nó, ý thức cá nhân phải
tạm lu mờ, nhường chỗ cho những vấn đề lớn lao, cho cái “Ta” chung.
Với tác phẩm Dịng sơng mía của Đào Thắng, Hồng Ngọc Hiến cho rằng:
“Làng Mía cũng như mọi làng xã nông thôn Việt Nam là địa bàn “thử nghiệm” những
cuộc cải cách “long trời lở đất”, những phong trào cải tạo “sắp đặt lại giang sơn”. Có
những nỗ lực, những thành tựu tích cực. Nhưng những mặt trái của những công cuộc
“cải cách”, “cải tạo” này vẫn cịn lại đó, bầy hầy, nhức nhối” [116]. Đọc Dịng sơng
mía của Đào Thắng thấy rõ khơng tìm hiểu nghiêm túc những mặt trái này thì khơng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

thể hiểu được xã hội và lịch sử Việt đương đại”. Và: “Trong xã hội làng Mía, những
câu chuyện loạn luân, trả thù, chửi bới, xếch mé, cưỡng hiếp, thơng dâm, chọc ghẹo,
trẫm mình, đấu tố... xảy ra như cơm bữa (H.N.H. tô đậm). Trong bảng liệt kê này của
Nguyễn Trọng Tạo về những câu chuyện xảy ra “như cơm bữa” ở làng Mía, có đến

40% là chuyện sex, có liên quan đến đời sống tính dục, đến cái “dâm” của con người.
Sau Vũ Trọng Phụng, bẵng đi một thời gian dài, Đào Thắng miêu tả những nhân vật
của anh, không quên rằng “dâm” là một phần cốt yếu bản tính của con người” [116].
Phong Lê nhận thấy trong Mảnh đất lắm người nhiều ma nhiều vấn đề đan xen
đã được đặt ra, giữa “nề nếp ý thức và sinh hoạt tinh thần của con người, là các vấn
đề về gia tộc và dịng họ, hơn nhân và gia đình, là các quan hệ làng xã và nề nếp cơng
xã” [204]. Đó đều là những vấn đề xã hội nổi bật, được nhà văn chú trọng khai thác.
Với Ba người khác, Lại Nguyên Ân nhận định: “Viết về một nhân vật, một xã
nhưng Ba người khác khái quát về cải cách ruộng đất đó, cả khoảng thời gian đó. Quả
thật là một tiểu thuyết cho đến giờ phút này là ấn tượng nhất về cải cách ruộng đất”,
và “Tôi nghĩ đối với xã hội ta, sự xuất hiện những cuốn sách như cuốn này là một
cách giải tỏa cho một trong những chấn thương của xã hội” [16]. Ngun Ngọc thì
thấy được tác phẩm đã phản ánh “Khơng chỉ là sự tha hóa của nơng thơn, mà là sự tha
hóa của xã hội, tầm khái quát lớn” [207].
Trong luận văn đã nêu, Trần Thị Thanh Xuân chỉ ra một số vấn đề nhức nhối
của xã hội nông thôn Việt Nam được thể hiện qua Thời xa vắng, Bến không chồng,
Mảnh đất lắm người nhiều ma như: “nông thôn với những lý tưởng và niềm đau trong
chiến tranh”, “quan hệ lao động sản xuất đầy khắc nghiệt”, “sự đối đầu khốc liệt giữa
các dòng họ”, “Lối sống theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ”, dựa vào uy
danh dòng họ”, “Sức mạnh nằm trong tay kẻ lắm tiền” [298]. Luận văn thạc sĩ Tiểu
thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 của tác giả Lê Thị Liên
(2013) thì ít nhiều làm sáng tỏ những góc nhìn mới của Nguyễn Khắc Trường, Trịnh
Thanh Phong và Đào Thắng về hiện thực nông thôn Việt Nam. Cụ thể là những mặt

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11


khuất lấp đã được phơi bày, sự nhìn nhận lại những vấn đề sai lầm, nhận thức ấu trĩ ở
thời kỳ cải cách ruộng đất. Luận án tiến sĩ Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu
thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay của Bùi Như Hải (2013) đã có những
đánh giá chung diện mạo tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay và đi sâu
hơn vào “hiện thực và con người trong tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến
nay” [101] với các nội dung: hiện thực thời chiến, thời hậu chiến và con người gắn bó
với quê hương, xứ sở; hiện thực cải cách ruộng đất và con người làng xã, họ tộc; hiện
thực đời sống tâm linh và con người bản năng, tính dục.
Những bài viết, cơng trình kể trên đã đánh giá cao tâm huyết và sự đổi mới
trong tư duy người cầm bút. Các nhà văn đã dám nhìn thẳng, nói thẳng, miêu tả khơng
che giấu những tồn tại, những vấn đề xã hội thực sự nhức nhối trong đời sống nông
thôn. Dù vậy, chưa có những nghiên cứu tập trung vào tư tưởng, tình cảm của nhà văn
đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội mà nhà văn đó đã nêu ra.
2.1.3. Về đời sống văn hóa - xã hội nơng thơn Việt Nam, khía cạnh đầu tiên mà
các nghiên cứu đã làm rõ là tín ngưỡng của nơng dân. Văn Chinh trong bài “Cha, con
và Dịng sơng mía” có đoạn viết: “…cái đáng kể nhất của Dịng sơng mía là tác giả
thấm nhuần tính Mẫu trong ẩn dụ xuyên suốt mạch chuyện. Từ huyền thoại hai cơ con
gái họ Đồn khước từ Thái thú Tô Định, chiêu binh về dưới cờ Bà Trưng là cháu ngoại
vua Hùng tụ nghĩa đến chuyện các cơ con gái hậu duệ của bà đa tình đẹp và rừng rực
lịng khát sống. Từ chuyện cơ Bé lớn lên giữa đám con trai chăn trâu tắm rửa ngay
cùng một bến sông đến chỗ bị ăn trái cấm một cách oan nghiệt là chỉ trong gang tấc”.
Và: “Dòng sơng ấy từng chứng kiến một tình u giữa cơ thôn nữ với niềm hy vọng
mới là anh sỹ quan bị thương đến từ bên kia dịng sơng. Nó cũng chứng kiến bến sông
của những cuộc chia ly, tái ngộ; những đêm trăng nhễ nhại tình người hay những đêm
tối đặc lại một kiếp nhân sinh bí ẩn cho đến các nỗi oan khuất thì mỗi khi gặp phải,
những người đàn bà lại tìm đến dịng sơng mà trẫm mình. Sơng đã cho phù sa ni
mẫm mạp đồng mía, lại cho những con cá lớn như trong huyền thoại hay ngon và bổ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

như con cá ngần trứng nhiều hơn thịt. Ẩn dụ dịng sơng Mẹ - Mẫu cứ như một nhạc
phim kỳ tài, khi khóc thương trầm uất, lúc giận dữ gào thét” [39].
Về Bến không chồng, Nguyễn Văn Long cho rằng, tác phẩm đã cho thấy “nông
thôn là nơi bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc nhưng cũng là nơi duy trì
bao nhiêu tàn tích, trì trệ, tối tăm…. Nhiều tập tục trong nông thôn miền Bắc đã cho
thấy sự tồn tại lâu dài và rộng rãi của ý niệm và tập tục cổ truyền” [171]. Bùi Việt
Thắng thì nhấn mạnh vào những xung đột của các tộc họ: “Cảnh “nồi da nấu thịt”,
“huynh đệ tương tàn” diễn ra ở làng Đông. Những cảnh giỗ họ, cảnh tranh chấp, phân
quyền giữa các dòng họ” cùng với những cảnh đấu tố thời cải cách ruộng đất đã “chà
sát cái làng Đơng trở nên xơ xác” [254].
Nói đến đời sống văn hóa ở nơng thơn thơng qua Thần thánh và bươm bướm,
Phong Lê nhận xét: tác phẩm là “Một biếm họa, một giả thuyết về người nông dân hiện
đại trên hai phương diện thần thánh và bươm bướm. Thần thánh: sự mê tín các quyền
lực siêu nhiên gồm đủ các loại thần: cây đa, cây đề, cây bưởi. Bươm bướm: lòng tin rất
mực ngây thơ về các dự án, các tài trợ, các khuyến dụ của người nước ngoài (…). Cả
hai phương diện đều là biểu hiện của sự dốt nát và lịng tin mê muội. Khơng biết một
giả thuyết như vậy có đúng với gương mặt đích thực của người nông dân Việt Nam
hôm nay hay không. Hay vì sự nghèo khổ lưu niên, sự bỏ làng ra thành thị, sự mất đất,
sự thay đổi cảnh ngộ trong q trình đơ thị hóa” [165].
Về đời sống tính dục của người nông dân, Văn Giá, khi nghiên cứu Ba người
khác, đã nhấn mạnh: “Mơ tả tính dục ở đây có ý nghĩa lớn hơn là sự phê phán cái vơ
ln: đó là sức sống của con người, lịng ham sống, quyết liệt sống, khẳng định sự
sống, khẳng định sức sống của người Việt, của văn hóa làng Việt” [267].
Luận văn thạc sĩ Tính cách người nơng dân Việt Nam qua một số tác phẩm văn

xuôi thời kỳ Đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa của Nguyễn Thái Sơn (2008) lại đánh giá
nhiều nhân vật bằng đôi mắt phê bình văn hóa. Tác giả nhận thấy rằng: “thân phận của
người nông dân trong mối quan hệ xã hội nông thôn với môi trường sống tự cấp tự túc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

mà xã hội văn minh chỉ đến được qua chiếc đèn dầu và chiếc xe cải tiến” [231, tr.98].
Còn qua nhân vật Giang Minh Sài (Thời xa vắng của Lê Lựu) thì Nguyễn Thái Sơn đã
thấy được “tấn bi hài kịch của một anh nông dân ngơ ngác trước cuộc đời, đặc biệt là
trong giai đoạn đất nước bước vào đơ thị hóa với lối sống thực dụng” [231, tr.106]. Để
làm rõ luận điểm này, người viết đã đi sâu vào những “ngơ ngác”, “khơng thể thích
ứng” của Giang Minh Sài khi anh đến với cuộc sống đô thành và có cuộc hơn nhân vội
vàng với một cơ gái thành thị.
Theo Trần Thị Thanh Xuân, các tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng,
Mảnh đất lắm người nhiều ma đã khai thác, miêu tả các khía cạnh như: tình cảm tự
hào, đề cao làng q; có nhiều huyền thoại, giai thoại mang màu sắc kỳ ảo và cũng là
tín ngưỡng dân gian; phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà được chú ý coi trọng; tục mê
tín dị đoan và một số quan niệm cổ hủ cịn hồnh hành; thói xấu tị mị, thóc mách,
“hay xét nét, thích phơ trương, tính câu nệ, cả nể” cịn tồn tại [298].
Luận án của Bùi Như Hải cũng nêu một số ý kiến đáng chú ý về văn hóa ứng xử
với môi trường tự nhiên của người nông dân. Theo tác giả luận án: “Môi trường tự
nhiên như là mái nhà văn hóa trong quan niệm của người nơng dân” [101]. Họ xem đất
đai là niềm tự hào, là danh dự, là máu thịt; họ biết đối phó với thiên nhiên trong mọi
hoàn cảnh; họ biết tận dụng tự nhiên để sinh tồn. Tác giả luận án kết luận: “Như vậy,
người nơng dân ln biết đối phó, tận dụng, hịa hợp với thiên nhiên. Lối ứng xử “gió

bề nào che bề ấy” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cách ứng xử của người nông
dân Việt Nam đối với mơi trường tự nhiên” [101].
Dù có nhiều thành tựu nhưng do một số nguyên nhân như tính chất của bài viết,
u cầu của cấu trúc cơng trình…, việc nghiên cứu tiểu thuyết viết về nông thôn vẫn
chưa thực sự đi sâu tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa.
2.2. Những nghiên cứu, đánh giá về nghệ thuật
Ở phương diện nghệ thuật, các nhà nghiên cứu đã chú ý nhiều đến kết cấu, bút
pháp, giọng văn, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và sự tìm tịi, thử

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

nghiệm một số thủ pháp nghệ thuật mới của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ
1986 đến khoảng 2010.
2.2.1. Về kết cấu, khi nhận xét tiểu thuyết Bến không chồng, Trung Trung Đỉnh
cho rằng: “Cuốn sách được kết cấu một cách hồn nhiên, thuận theo chiều thời gian,
theo sự kiện chung của đất nước trong khoảng thời gian đó, và theo sự đến với thân
phận từng nhân vật. Chính vì thế anh khơng mất nhiều thời gian trong việc tính tốn
chương hồi, mặc dù vẫn có chương hồi” [79, tr.98].
Với Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Nguyễn Thị Hồng Giang đã chú ý đến kết cấu thời
gian độc đáo của nó. “Thời gian luân chuyển và thời gian đan xen trước/sau, q
khứ/hiện tại (tuy khơng có con số cụ thể) vẫn là thời gian bên ngoài lịch sử, thời gian
ngun cấp [201, tr.65]. Đồn Ánh Dương thì nhấn mạnh: tiểu thuyết Lão Khổ đã phá
vỡ kết cấu cổ điển với một cảm hứng lãng mạn bao trùm, thể hiện kiểu tư duy khác, lối
viết tiểu thuyết khác, khơng cịn tính nhất phiến, liền mạch của câu chuyện. Tác phẩm
được tạo dựng, được hiện lên bởi một “chuyện chính yếu” và rất nhiều “chuyện ngồi

rìa” bao quanh đó [60].
Luận án tiến sĩ nêu trên của Bùi Như Hải cũng đã bàn khá kỹ về kết cấu các tiểu
thuyết thuộc phạm vi nghiên cứu, cụ thể là: “kết cấu đơn tuyến và sự làm mới trên nền
truyền thống”, “kết cấu lắp ghép và sự cách tân theo hướng hiện đại”, “kết cấu buông
lửng và sự vẫy gọi đồng sáng tạo” [101]. Bùi Như Hải kết luận: “Kết cấu của tiểu
thuyết viết về nơng thơn sau đổi mới đã có những biến chuyển rõ rệt, từ cấu trúc đầy
đủ, chặt chẽ theo truyền thống (kết cấu đơn tuyến) đến kết cấu “mới” (kết cấu lắp ghép,
kết cấu mở). Sự thay đổi này chứng tỏ q trình khơng ngừng tìm tịi, cách tân của các
tiểu thuyết gia viết về đề tài nơng thơn hiện nay, góp phần đem lại cho tiểu thuyết về đề
tài này một bộ mặt mới, phù hợp với phong cách thời đại, phong cách cá nhân” [101].
Không chỉ nói về thành cơng, mặt tích cực, các nhà nghiên cứu còn đã chỉ ra
những hạn chế về kết cấu ở một vài tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn, khi nhận xét về Thời
xa vắng, Thiếu Mai không đánh giá cao kết cấu tác phẩm và phần kết. Nhà nghiên cứu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

cho rằng “khó chấp nhận vì tính chất bất hợp lí của nó, và vì nó thể hiện một sự áp đặt
do ý muốn chủ quan của tác giả” [181, tr.123]. Trung Trung Đỉnh thì cho rằng ở Bến
khơng chồng, q trình dẫn dắt “có những chỗ sắp xếp vụng và đôi khi lại thiếu sự tế
nhị của nghề nghiệp”, “phần đầu dài quá. Câu chữ có chỗ hơi luộm thuộm quá. Cái
cười của cô Dâu cứ hi hí thế, e tự nhiên chủ nghĩa quá…” [79, tr.100]. Thế nhưng, tác
giả bài viết lại đánh giá “đây là nhược điểm của người say”, đấy là biểu hiện cái say
của người nghệ sĩ Dương Hướng giữa làng Đông. Cuối cùng, Trung Trung Đỉnh thừa
nhận: “Anh chiếm lĩnh được tâm hồn người đọc bằng sức hút của tấm lòng yêu thương
nhân hậu, tự nhiên, không ồn ào văn vẻ với một bút lực dồi dào đầy trách nhiệm.

Dương Hướng là người có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm trước những số phận bi ai,
không né tránh nửa vời khiến cho thiên truyện càng tới những trang cuối càng dồn nén,
dồn nén đến nghẹt thở” [79, tr.98].
Trần Đình Sử cho rằng Mảnh đất lắm người nhiều ma sau khi đọc xong “cảm
thấy dư ba chưa nhiều, những xung đột tày đình như vậy đang xảy ra ở nông thôn, vậy
mà tác giả chưa làm cho người đọc thấy day dứt, đau đớn” [204]. Hồng Diệu cũng chỉ
ra nhược điểm về kết cấu của Mảnh đất lắm người nhiều ma: “Đọc tới chỗ bà Son chết,
giá mà tác giả chỉ làm thêm chút vĩ thanh giống như cái điếu văn cho lũ ma sống thì
vừa. Diễn giải thêm bao nhiêu, nhạt bấy nhiêu” [204]. Thanh Phước cũng nhận xét, ở
Mảnh đất lắm người nhiều ma, cái dở nhất chính là cấu trúc của tác phẩm. Cái cấu trúc
ấy chưa được đầu tư tương xứng với giá trị nội dung sâu sắc của câu chuyện [218].
Với Ba người khác, Hà Minh Đức đánh giá: “Cái kết hơi gị, hơi dang dở, khơng
thể nói Tơ Hồi nên tìm kết khác, nhưng theo tơi so với tổng thể thì phần kết chưa
được ưng ý” [207]. Có thể thấy, những ưu - khuyết về kết cấu của các tác phẩm nổi bật
viết về nông thôn đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn khá kỹ.
2.2.2. Bàn về bút pháp, giọng điệu, ngôn ngữ khi nghiên cứu tiểu thuyết Thời xa
vắng, Thiếu Mai nhận định: tác phẩm được xây dựng bằng “một giọng văn trầm tĩnh
vừa giữ được vẻ đầm ấm chân tình, vừa khách quan, khơng thêm bớt, tô vẽ, đặc biệt là

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

khơng cay cú, chính giọng văn như vậy đã góp phần đáng kể vào sức thuyết phục, hấp
dẫn của tác phẩm” [181, tr.123].
Trung Trung Đỉnh trong bài viết nêu ở trên đã ghi nhận sự chân thật, giản dị
trong ngòi bút hiện thực của Dương Hướng. Việc miêu tả ngôi làng Đông, những con

người của làng Đông, những cảnh sinh hoạt thường nhật, những nếp nghĩ, tình cảm,
cách cư xử... đều rất tự nhiên, gần gũi như nó đang diễn ra trước mắt người đọc, khiến
người đọc như đang được sống trong khơng khí của làng, được hịa nhập vào cuộc sống
của người dân. Dương Hướng đã sử dụng ngôn từ một cách mộc mạc nhất, giản dị nhất
nhưng khơng vì thế mà thiếu đi sự tinh tế và sức lay động.
Tác phẩm Ba người khác của Tô Hoài được nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn đánh
giá cao tác phẩm cả ở ngôn ngữ, giọng điệu. Hà Minh Đức khen tiểu thuyết này “nhiều
đoạn tả hay”, “tư duy hiện đại”, “ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc” [207]. Văn Giá thì
nhận định: “giọng điệu bao trùm là cười cợt, như khơng, vui với nó, đùa với nó, cái
nhìn humour hài hước: tức là ông cởi bỏ được mọi thứ ràng buộc, mọi thứ đe nẹt, cởi
bỏ luôn trong định kiến của mình và của xã hội, đạt tới cảnh giới hồn tồn tự tại,
khơng vướng bận một chút gì. Ngịi bút và sức viết hết sức phóng túng, thoải mái, nói
ra được hết những gì ơng chiêm nghiệm về cuộc đời này. Điều đó rất quan trọng. Các
nhà văn của ta viết vẫn rón rén, tính tốn ghê lắm, riêng Tơ Hồi khơng cịn hãi gì cả,
nên ơng viết rất vui và rất tưng tửng” [207]. Nguyên Ngọc lại kết luận: tác phẩm đã sử
dụng bút pháp “hư cấu, đó là bút pháp hiện đại, mỉa mai, dửng dưng, cười cợt, tạo nên
sức mạnh của văn học” [207].
Từ Quốc Hồi thì cho rằng tuy kết cấu của Mảnh đất lắm người nhiều ma, “có
hơi “phình ra” ở phần sau, song do có được vốn sống sâu sắc, cộng với thứ ngơn ngữ
tươi rói chất dân gian, tác giả đã cột chặt người đọc từ trang đầu đến trang cuối” [204].
Tác phẩm Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ được Trần Đình Sử đánh giá
cao bởi câu chuyện “thực chất là bài ca ngợi lương tâm. Chất huyền thoại cổ tích làm
cho bài ca thêm bay bổng, giàu chất thơ” [202]. Chu Lai thì nhận định, tác phẩm thành

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17


công với “Bút pháp hiện thực huyền ảo, quá khứ, hiện tại đan cài… Nhờ bút pháp đó,
các vấn đề nổi cộm hôm nay được chuyển tải khá trôi chảy” [202].
Nguyễn Thị Thu Phương trong luận văn của mình cũng đã nghiên cứu về nghệ
thuật miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động, miêu tả tâm lý nhân vật (qua độc thoại nội
tâm, quá trình diễn biến tâm lý nhân vật), ngơn ngữ (lời nói của nhân vật, ngôn từ của
người kể chuyện) trong một số tiểu thuyết viết về nơng thơn từ 1986 đến 2000. Trong
đó chú trọng đến ngôn ngữ đối thoại rất dân dã mà đầy màu sắc cũng như không kém
phần sâu sắc của nhân vật. Ngơn ngữ của người kể chuyện có khi lạnh lùng, dửng
dưng, có lúc lại giàu tính triết lý và nhiều trăn trở,… [223].
Bùi Như Hải trong luận án kể trên đã khảo sát về ngôn ngữ nghệ thuật cũng như
giọng điệu. Cụ thể hơn, về ngôn ngữ nghệ thuật, tiểu thuyết Việt Nam viết về nông
thôn từ 1986 đến 2012 có các thành tựu: “ngơn ngữ cuộc sống đời thường nhiều màu
sắc”, “ngôn ngữ đối thoại hồn nhiên, chân chất”, “ngôn ngữ độc thoại phong phú, đa
dạng”; về giọng điệu thì có: “giọng điệu cảm thương, xót xa”, “giọng điệu giễu nhại,
châm biếm”, “giọng điệu suy nghiệm, triết lí” [101].
Nguyễn Thị Kim Tiến trong luận án Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời
kỳ Đổi mới (2012) đã tìm hiểu ngơn ngữ nghệ thuật của một số tác phẩm nổi bật. Tác
giả luận án đã chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của những tiểu thuyết nói trên
gồm: “Ngơn ngữ có tính lịch sử cụ thể”, “ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, dễ hiểu, “Ngôn
ngữ mang màu sắc dân gian” và “ngơn ngữ có tính thế tục” [272].
2.2.3. Về thi pháp, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và những tìm tịi,
sáng tạo mới, Nguyễn Hữu Sơn đã phát hiện trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, thời
gian bóng đêm là đặc trưng, là cái độc đáo của tác phẩm. Thời gian bóng tối tràn ngập
tác phẩm, nó khiến cả những đêm trăng cũng “chỉ thấy hình hài kì dị, khơng bao giờ
được miêu tả như cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên” [230, tr.133]. Đêm cũng chính là
thời gian của ma quỷ, của cái ác, của những tâm địa đen tối. Nó là xúc tác để phần
“ma” trong con người bị đánh thức, là nơi che dấu những phần “quỷ” đáng sợ trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

con người. Nguyễn Hữu Sơn kết luận: “Thời gian đêm tối là sự thống lĩnh trong Mảnh
đất lắm người nhiều ma, đồng thời nó lấn át ánh sáng của trăng sao, thậm chí triệt tiêu
sự mơ tả ánh bình minh, mặt trời, nắng ấm rực rỡ, hoa nở, chim bay...”. Và, từ đó, tác
giả bài viết đã phát hiện thêm ra rằng: “Phải chăng ý nghĩa thanh lọc khát khao hồn
thiện tính người, dứt bỏ bóng đêm ma quỷ mới chính là thơng điệp tác giả muốn gửi tới
bạn đọc” [230, tr.135].
Lý Hồi Thu trong bài “Dịng sơng mía - một khơng gian tiểu thuyết vừa quen
thuộc vừa mới mẻ” đã có một số nhận xét đáng chú ý như sau. Về thời gian nghệ thuật,
“Tác giả đã biết ngắt qng, đa dạng hóa hình tượng thời gian bằng thủ pháp đồng
hiện, bằng cách đảo ngược trật tự thời gian qua ký ức, hoài niệm, những giấc mơ, bằng
sự điều chỉnh nhịp độ nhanh chậm của thời gian ứng với những mơ hình khơng gian”
[264, tr.233]. Về nghệ thuật tự sự, điểm nhìn trần thuật chủ yếu mang tính chất của tiểu
thuyết truyền thống, nhưng người cầm bút cũng đã biết “dựng người, dựng cảnh”,
“ngôn ngữ phong phú, nhiều màu sắc, nhiều âm điệu” [264, tr.234]. Kết thúc tác phẩm,
nhà văn đã tạo được điểm nhấn: “Ngoài lối kết thúc mở nhằm trao một phần quyền
phán xét cho độc giả, đoạn kết của Dịng sơng mía có vẻ rất “xinê”, “ngôn ngữ điện
ảnh” quả thật là tỏ rõ được ưu thế của mình” [264, tr.234].
Luận án Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 của
Nguyễn Thị Bình (1996) khi nói đến vấn đề đổi mới nghệ thuật về con người, trong
đó có người nơng dân, đã nhận định các văn sĩ sau 1975 đều “chú trọng vào vấn đề
nhân cách cá nhân, số phận cá nhân”, tìm tịi - phát hiện những vấn đề mang tính thời
đại đằng sau những mảng đời riêng. Bên cạnh đó là những cách tân về nghệ thuật
khắc họa hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lý, sử dụng ngôn từ, phối cảnh không thời gian nghệ thuật.
Nguyễn Thị Kim Tiến - trong luận án của mình - đã dành hẳn một chương về

“nghệ thuật biểu hiện con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới”. Đó là “mơ tả nhân
vật qua phương diện bên ngoài”, “miêu tả trực tiếp tâm lý qua nội tâm”, “xây dựng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

nhân vật theo lối ẩn danh”, “xây dựng nhân vật qua những mảnh vụn tâm lý, ký ức rời
rạc không liên kết”, “xây dựng nhân vật với phương thức huyền thoại hóa” [272]. Theo
tác giả luận án, những cách thức lột tả nhân vật đó đã góp phần hiện đại hóa tiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
Các luận văn của Trần Thị Thanh Xuân, Phùng Thị Hồng, Lê Thị Liên đã tập
trung khai thác một số nội dung về nghệ thuật miêu tả hiện thực, khắc họa nhân vật và
kết cấu tác phẩm. Các tác giả kể trên nhấn mạnh đến “đơi mắt” nhìn thẳng của nhà văn
và một số tìm tịi, cách tân của người cầm bút trong khai thác thế giới tâm linh nhân
vật, tìm đến những kiểu kết cấu mới đầy sáng tạo, đó là kiểu kết cấu đa tuyến, kết cấu
không - thời gian phức hợp…
Sau khi khảo sát, nghiên cứu các đề tài khoa học, luận án, luận văn, bài báo, bài
phê bình nêu trên, chúng tơi bước đầu có một số nhận xét:
- Việc tìm hiểu một hoặc một số tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam từ 1986
đến khoảng 2010 đã được thực hiện khá nghiêm túc, theo những góc nhìn riêng hoặc
dựa trên những hệ thống lý luận nhất định và đã gặt hái được nhiều kết quả có giá trị.
Vấn đề số phận người nơng dân với những bi kịch cá nhân; các vấn đề của đời sống xã
hội nông thôn Việt Nam trong và sau chiến tranh; những tìm tịi, cách tân về phương
diện nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam,… bước đầu đã được khai thác.
- Có những tác giả đã đưa ra những đánh giá khái quát về tiểu thuyết Việt Nam,
trong đó tiểu thuyết viết về nơng thơn cũng được tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống,

nghiêm túc và như một bộ phận hợp thành trong tổng thể cơng trình.
- Nhiều cơng trình, bài viết có những phát hiện sâu sắc, đáng quý về một hay
một vài tác phẩm, hình tượng nhân vật, những vấn đề nổi trội về nội dung, những
phương diện nghệ thuật trong số các tiểu thuyết tiêu biểu viết về nơng thơn Việt Nam
từ 1986 đến 2010.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng đó, việc nghiên cứu tổng quan giúp chúng
tôi nhận thấy nổi lên các vấn đề chưa được giải quyết như sau:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

- Chưa có một cơng trình nghiên cứu, đánh giá sâu, rộng và mang tính tổng kết
cụ thể những thành tựu (nội dung và nghệ thuật) của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông
thôn (từ 1986 đến 2010).
- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu tiểu thuyết viết về nông thôn
chỉ dừng lại ở một vài tiểu thuyết nhất định (thường là 3 đến 4 tiểu thuyết) hoặc tập
trung vào một khía cạnh, một nội dung nào đó (như “đặc trưng phản ánh hiện thực”,
“cảm hứng bi kịch”, “những cách tân nghê thuật”, “nhân vật nông dân”, “con người
trong tiểu thuyết”,…).
- Các bài viết, bài giới thiệu, bài phê bình do tính chất ngắn, mục đích phê bình
một hiện tượng văn học cụ thể là chính nên khơng đưa ra những nhận định, đánh giá
mang tính tổng quan.
Như vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống tiểu thuyết Việt Nam viết
về nông thôn từ 1986 đến 2010 tập trung vào các tác phẩm nổi trội vẫn là hướng tiếp
cận cần thiết. Kế thừa và vận dụng thành quả của những người đi trước và nhất là đi
sâu khảo sát các tiểu thuyết thuộc phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ triển khai đề tài

theo các hướng sau:
- Tìm hiểu vị trí của tiểu thuyết viết về nơng thơn trong dịng chảy tiểu thuyết
Việt Nam từ 1986 đến 2010. Ở đây, chúng tôi sẽ khái lược những thành tựu nổi bật,
những đánh giá ban đầu về tiểu thuyết viết về chiến tranh, tiểu thuyết viết về lịch sử,
tiểu thuyết viết về thế sự và tiểu thuyết viết về nông thôn. Riêng tiểu thuyết viết về
nông thôn, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra cái nhìn khái qt nhất về vị trí và những đóng
góp của mảng tiểu thuyết này đối với tiểu thuyết Việt Nam.
- Chỉ rõ những giá trị nội dung của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ
Đổi mới đến 2010 đã đạt được, như: phản ánh hiện thực đời sống nông thôn từ trong
đến sau chiến tranh chống xâm lược; phản ánh các vấn đề của xã hội nông thôn Việt
Nam ở nhiều giai đoạn khác nhau; phản ánh số phận và nhân cách của người nông dân
- đặc biệt là qua những nhân vật trung tâm.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

- Xác định những tìm tịi, sáng tạo về phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết
Việt Nam viết về nông thôn. Cụ thể là sự đan xen linh hoạt các điểm nhìn trần thuật
(gắn với người kể chuyện), sự đa dạng trong thủ pháp nghệ thuật, tính chất đa giọng
điệu của các tác phẩm,…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án sẽ đi tập trung nghiên cứu giá trị nội dung, những tìm tòi nghệ thuật của
tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 viết về nông thôn (thông qua một số tác phẩm
tiêu biểu). Qua đó, giúp thấy được những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết viết về
nông thôn trong tiến trình đổi mới văn xi Việt Nam (1986 - 2010).

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ đi sâu tìm hiểu các tác phẩm: Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm
người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Thủy hỏa
đạo tặc (Hồng Minh Tường), Người giữ đình làng (Dương Duy Ngữ), Dịng sơng mía
(Đào Thắng), Ba người khác (Tơ Hồi), Lời nguyền hai trăm năm (Khơi Vũ), Lão Khổ
(Tại Duy Anh), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn),... Đây đều là những thành
tựu đã được giải thưởng hoặc tạo được tiếng vang trên văn đàn, có thể xem là những
tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010.
Như vậy, luận án sẽ khảo sát 10 tác phẩm tiêu biểu được sáng tác trong giai
đoạn từ 1986 đến 2010 viết về nơng thơn. Đó có thể là nơng thơn Việt Nam trong giai
đoạn 1986-2010 hoặc là nông thôn trước 1986.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp loại hình
Tìm hiểu các tác phẩm văn học trong tính đặc trưng thể loại, cụ thể ở đây là thể loại
tiểu thuyết - một thể loại lớn, có những nét riêng biệt rất cần lưu ý và đã được các nhà
nghiên cứu chỉ ra.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×