Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

vai trò của dịch vụ nông thôn, thực trạng phát triển dịch vụ nông thôn ở nước ta và những tồn tại, thách thức trong phát triển dịch vụ nông thôn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.69 KB, 35 trang )

I- MỞ ĐẦU.
Để phát triển nông thôn một cách toàn diện chúng ta không chỉ tập trung
vào những hoạt động sản xuất chính (như các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và khai thác mỏ và đá); các hoạt động sản xuất thứ (như các
ngành chế biến chế tạo); mà chúng ta cần phải quan tâm đến những hoạt
động thứ ba đó là ngành dịch vụ.
Dịch vụ nông thôn mà chúng ta quan tâm ở đây bao gồm các ngành sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, các hoạt động cung ứng, phục vụ cho sản
xuất; dịch vụ xã hội nông thôn là các điều kiện về nhà ở, giáo dục, y tế, văn
hóa, cung cấp nước sạch và vệ sinh. Cùng với việc nâng cao thu nhập, đẩy
mạnh dịch vụ sản xuất, việc đẩy mạnh các dịch vụ xã hội nông thôn là điều
kiện từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, giảm
dần sự cách biệt giữa mức sống nông thôn và thành thị.
Do đó, phát triển dịch vụ nông thôn trở thành một yêu cầu bức thiết góp
phần phát triển nông thôn toàn diện và tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng tiến
bộ. Những năm gần đây cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh
tế, nhiều loại hình dịch vụ mới mang đậm nét của nền kinh tế thị trường đã
hình thành, phát triển trong sản xuất và đời sống nông thôn như các hoạt
động dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, du lịch, kinh doanh
bất động sản, tư vấn tin học, pháp lý…
Vì tính cấp thiết đó của dịch vụ nông thôn nên chúng ta cùng đi vào tìm
hiểu: “vai trò của dịch vụ nông thôn, thực trạng phát triển dịch vụ nông thôn
ở nước ta và những tồn tại, thách thức trong phát triển dịch vụ nông thôn”, từ
đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ như thế nào để đạt hiệu quả?
II- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
- Thu thập, phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu.
- Phân tích định tính.
III- NỘI DUNG.
1- Vai trò của dịch vụ nông thôn.
Theo Philip Kotler dịch vụ được định nghĩa như sau:
Dịch vụ là bất kì hoạt động, hoặc lợi ích gì mà một bên có thể công


hiến cho bên kia, thực chất là có tính chất vô hình và không dẫn đến việc sở
hữu bất kì món gì. Việc sản xuất ra nó có thể không bị ràng buộc với một
sản phẩm vật chất
Dịch vụ được coi là ngành kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân,
vì rằng trong phát triển sản xuất và đời sống của nhân loại thì nông nghiệp
là ngành kinh tế đầu tiên tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con
người nó được coi là ngành kinh tế thứ nhất. Kể đến là ngành công nghiệp
( bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp ) là ngành đã tạo ra công cụ sản xuất và
vật phẩm tiêu dung được coi là ngành kinh tế thứ hai. Cuối cùng là ngành
kinh tế ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của hai ngành kinh tế trên về những
điều kiện sản xuất và cung cấp cho con người những yêu cầu dịch vụ cho
cuộc sống được gọi là ngành kinh tế thứ ba. Tuy ra đời sau nhưng ngành
dịch vụ đã có những xu hướng phát triển mạnh và chiếm dần tỉ trong cao
trong nề kinh tế.
Sản phẩm của ngành dịch vụ cung cấp hầu hết là sản phẩm phi vật
chất, sản xuất và đời sống ngày càng cao thì yêu cầu cung cấp dịch vụ
ngày càng tăng và đa dạng hơn. Hiên nay ở nhiều nước phát triển, ngành
dịch vụ chiếm tỉ trọng tới 70% trong cơ cấu GDP của đất nước. Những
năm gần đây ở Việt Nam ngánh dịch vụ chiếm 38-39% trong cơ cấu GDP
của cả nước.
Ngành dịch vụ còn tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ. Vì một
khi dịch vụ phát triển, nhu cầu con người được đáp ứng, sản xuất công
nghiệp, nông lâm, ngư nghiệp…có cơ sở để tiêu thụ, nhiều khi phế liệu
của các mặt hàng sản xuất chính sẽ được ứng dụng làm các sản phẩm mỹ
nghệ, các mặt hàng đồ chơi, đồ trang trí …lúc đó nhờ dịch vụ mà các
hoạt động sản xuất chính cũng như các hoạt động sản xuất thứ được thúc
đẩy, mở rộng sản xuất hơn nữa, áp dụng nhiều tiến bộ để đáp ứng được
đúng và đủ nhu cầu của xã hội. chính vì vậy mà cơ câu kinh tế ngày càng
tiến bộ. Cũng có thể xem nó như những hoạt động trợ giúp nhằm hoàn
thiện và khuếch trương hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2 - Thực trạng phát triển dịch vụ nông thôn ở nước ta.
2.1 Các ngành dịch vụ nông nghiệp ở nước ta
Để phát triển dịch vụ ở nông thôn, trước hết chúng ta cần biết được có
những ngành dịch vụ về nông nghiệp như thế nào? Dịch vụ trong nông
nghiệp gồm:
- Dịch vụ thủy lợi
- Dịch vụ điện
- Dịch vụ giống cây trồng và vật nuôi
- Dịch vụ làm đất
- Dịch vụ vật tư nông nghiệp
-Dịch vụ bảo vệ thực vật
-Dịch vụ bảo vệ ruộng đồng
- Dịch vụ thú y
- Dịch vụ chế biến nông sản
- Dịch vụ tiêu thụ nông sản
-Dich vụ khuyến nông
Hợp tác xã nông nghiệp đơn vị kinh tế tập thể cơ sở có chức năng hoạt động
dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình xã viên và kinh doanh trong mọi lĩnh
vực sản xuất chế biến, tiêu thụ nông sản… sau những năm chuyển đổi với
các mức độ khác nhau đã tổ chức một số hoạt động dịch vụ chủ yếu. Tuy
nhiên các loại hoạt động dịch vụ trong hợp tác xã trong cả nước rất khác
nhau.
Số lớn các hợp tác xã chỉ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và gần như bắt
buộc vỡi những công trình có giá trị lớn như thủy lợi, điên.
Những dịch vụ mà thị trường cạnh tranh như vật tư nông nghiệp,
thương mại tiêu thụ nông sản thì thấp hơn rất nhiều, thậm chí nhiều địa
phương các hợp tác xã không đủ điều kiên để tổ chức hoạt động dịch vụ này.
Phần lớn các hoạt động dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp mang
tính phục vụ hạch toán kinh doanh còn ít.
Kết quả điều tra của bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2003 cho ở

bảng sau:
Tổng kết mức độ tham gia hoạt động dịch vụ nông nghiệp trong hợp tác xã
nông nghiệp.
Stt Tên hoạt động dịch vụ
Tỉ lệ % hợp tác xã trong nông nghiệp
Cả nước 10 tỉnh
điều tra
Hợp tác
xã chuyển
đổi
Hợp tác
xã mới
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
- Dịch vụ thủy lợi
-Dịch vụ điện
- Dịch vụ giống cây trồng
- Dịch vụ làm đất
- Dịch vụ vật tư nông nghiệp
-Dịch vụ bảo vệ thực vật

-Dịch vụ thú y
- Dịch vụ tín dụng
-Dịch vụ chế biến
-Dịch vụ tiêu thụ
-Dịch vụ bảo vệ ruồng đồng
- Định hướng khuyến nông
94.90
52.02
41.30
36.00
14.40
61.20
37.70
-
0.40
10.03
95.20
100.00
92.70
47.52
45.18
39.22
25.47
66.40
21.67
10.26
2.02
12.60
93.60
100.00

100.00
66.70
46.60
40.00
16.70
56.60
20.00
20.00
6.60
13.20
100.00
100.00
100.00
25.00
50.00
25.00
-
50.00
-
25.00
-
-
100.00
100.00
(nguồn của bộ NN & PTNT)
Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện quan trọng cho mức độ và chất
lượng trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
của hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là trong điều kiện của
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những vấn đề đang
đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện nâng cao bổ sung và tổ chức lại các hệ

thống dịch vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ sản xuất nông
nghiệp cũng như tổ chức công tác nghiên cứu khoa học cho dịch vụ sản xuất
nông nghiệp cả về phương diện lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế.
• Ví dụ về một số tổ chức dịch vụ ở nông thôn:
Dịch vụ HTX nông nghiệp: Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã phát
huy vai trò là tổ chức kinh tế của các hộ nông dân, xác định rõ định hướng
hoạt động, tổ chức thêm nhiều ngành nghề mới, sản xuất kinh doanh ngày
thêm hiệu quả. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là làm dịch vụ thủy lợi,
phân bón, bảo vệ thực vật, thú y, làm đất, chăn nuôi gia súc… Các HTX
nông nghiệp đã thể hiện vai trò trong việc hướng dẫn các hộ thành viên
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc liên doanh, liên kết
giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các doanh nghiệp bước đầu có hiệu
quả, góp phần tạo điều kiện cho các HTX nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh, khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi
ích thiết thực của HTX và xã viên. Các HTX đã thúc đẩy kinh tế hộ phát
triển, hỗ trợ cho nông dân và xã viên tổ chức sản xuất, góp phần gia tăng sản
lượng nông sản hàng hóa; huy động được các nguồn lực thúc đẩy ngành
nghề phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn,
góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và người lao động,
đồng thời góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết nhiều vấn đề xã
hội…
Nếu như năm 2010 HTX dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng (xã Đan
Phượng- huyện Đan Phượng- Hà Nội) đạt doanh thu trên 6 tỷ đồng, tăng
31,83% so với năm 2009, thì tính đến hết tháng 6/2011, doanh thu của HTX
đã đạt gần 4 tỷ đồng.
Có được thành quả ấy, là nhờ ban lãnh đạo HTX luôn năng động, mở rộng
ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho xã viên và người dân sống trên địa bàn.
Là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, những năm qua, tập thể cán

bộ xã viên HTX luôn có nhiều cố gắng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước trong sản xuất, kinh doanh, phục vụ trên 3000 xã viên và người dân
trên địa bàn xã.
HTX dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng được chuyển đổi theo Luật
HTX từ năm 1997. Những năm qua, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng HTX
luôn hoàn thành tốt mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các khâu dịch vụ,
hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX từng bước được đổi mới và quản lý
chặt chẽ theo quy định, đúng mục đích nên đạt hiệu quả cao. Năm 2010,
nguồn vốn của HTX tăng 10,08%, doanh thu tăng 31,83%, lãi tăng 4% so
với năm 2009.
Để tăng thêm doanh thu, tạo thêm việc làm cho xã viên và người lao
động, ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, HTX còn tham gia một
số hoạt động dịch vụ như vệ sinh môi trường, kinh doanh điện dân sinh,
giống vật tư nông nghiệp... Trong lĩnh vực dịch vụ điện, HTX là một trong
những đơn vị được ngành điện chọn tham gia dự án RE.II (năng lượng nông
thôn 2), được vay vốn của Ngân hàng thế giới (WB) để đầu tư, cải tạo lưới
điện hạ áp nông thôn. Nhờ đó năm 2010, toàn xã đã thay trên 90% dây bọc
PVC đủ tiết diện đến từng ngõ xóm và 98% số thùng công tơ compoxit cùng
các thiết bị khác đến công tơ hộ bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, nên tổn
thất điện năng đã giảm xuống còn 10%. Xã có 5 trạm điện với tổng công
suất 1.420 KVA, hiện HTX đang đầu tư sửa chữa, bổ sung các thiết bị với
giá trị hơn 42 triệu đồng. Ngoài việc phục vụ điện cho người dân trên địa
bàn xã, HTX còn cung cấp cho các địa bàn lân cận như Phượng Trì, thị trấn
Phùng...
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế Hợp tác Việt Nam, Chủ nhiệm
HTX dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng- ông Nguyễn Văn Thông- cho biết:
Trước đây HTX gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nông
nghiệp, đời sống các xã viên thiếu thốn. Từ ngày HTX mở rộng dịch vụ đa
ngành nghề, tạo việc làm cho nhiều người, đời sống các xã viên được cải
thiện hơn. Không chỉ tổ chức sản xuất, kinh doanh tốt, mang lại thu nhập

năm sau cao hơn năm trước cho xã viên, HTX còn quan tâm đến công tác
bảo đảm vệ sinh an toàn lao động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội
của địa phương.
Năm 2011 này, HTX đang thực hiện dự án "Đầu tư sản xuất rau an
toàn" với tổng kinh phí trên 13 tỷ đồng, trên tổng diện tích 5ha. Dự án sẽ tạo
việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người lao động,
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu rau an toàn cho
người tiêu dùng, tiến tới xây dựng thương hiệu "Rau an toàn xã Đan
Phượng".
Với đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
theo Luật HTX năm 2003, hy vọng trong thời gian tới, HTX dịch vụ nông
nghiệp Đan Phượng sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao, tạo được nhiều việc
làm, tăng thu nhập, bảo đảm đời sống cho các xã viên cũng như người lao
động.
Thành lập năm 1989, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ - Nông nghiệp Bình
Thành (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) luôn đề ra nhiệm vụ trọng tâm là hỗ
trợ cho các hộ xã viên làm kinh tế. Do vậy, trải qua các thời kỳ, Ban quản trị
HTX luôn đề ra những chiến lược phát triển mà ở đó, lợi ích của người xã
viên được đặt lên hàng đầu.
Trong mọi hoạt động, HTX Bình Thành luôn tuân thủ và thực hiện đúng các
nguyên tắc của HTX trong việc kiểm tra, kiểm soát, công khai minh bạch về
tài chính; chấp hành đúng điều lệ, nội quy mà Đại hội xã viên đã thống nhất.
Bởi vậy, trong mọi hoạt động của HTX, Ban quản trị luôn được các xã viên
đồng tình ủng hộ, chia sẻ nhất là trong công tác thu phí tham gia dịch vụ, thu
hồi nợ tín dụng nội bộ…
Đổi mới trang thiết bị, công nghệ:
Nhờ vậy, các xã viên của HTX Bình Thành đều tích cực xây dựng và
đóng góp vào nguồn vốn tích lũy để đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, HTX đã mạnh dạn đầu tư hơn
1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn này. Hiện có 5 máy bơm được thay mới với công

suất HP giúp cải tiến dàn bơm tưới phục vụ cho 37 trạm bơm liên hoàn, đảm
bảo tưới tiêu cho 1.190ha sản xuất lúa 3 vụ, làm giảm được hơn 10% chi phí
hàng năm cho xã viên. Cải tạo và nâng cấp 40km đê bao bờ vùng để chống
lũ và tạo ra hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ việc đi lại sản
xuất, sinh hoạt. Ngoài ra, HTX mua 34 máy biến áp mới với tổng công suất
13.035 KVA và thay mới 5km đường dây tải điện trung và hạ thế, giúp cải
tiến toàn bộ thiết bị vận hành trạm bơm, đảm bảo an toàn sử dụng. Một số
thiết bị được mua sắm mới như máy đào tự hành nhằm chủ động phục vụ
nạo vét kênh mương; máy cắt lúa đảm bảo khâu thu hoạch đồng bộ…
HTX đưa vào áp dụng mô hình trồng thí điểm giống lúa mới có năng suất và
chất lượng cao thông qua việc tổ chức 45 lớp tập huấn chuyển giao công
nghệ sản xuất giống cho nông hộ. Đã có hơn 600 xã viên tham dự và có đến
hơn 95% hộ xã viên trong HTX đã biết tự sản xuất giống chất lượng cao,
góp phần nâng cao năng suất lúa lên từ 200 - 500kg/ha, giảm giá thành đầu
vào từ 600.000 - 800.000 đồng/ha và tăng giá lúa lên từ 300 - 400 đồng/kg.
Phương châm hoạt động hàng đầu của HTX Bình Thành hiện nay là vừa
kinh doanh vừa hỗ trợ xã viên phát triển kinh tế hộ. Trong đó, tập trung cải
tiến các dịch vụ hỗ trợ nhằm cung cấp cho xã viên các dịch vụ nông nghiệp
có chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý, góp phần nâng cao giá trị thương
phẩm của nông sản hàng hóa đủ sức cạnh tranh sản phẩm cùng loại trên thị
trường, giảm thiểu lao động thủ công, tăng năng suất lao động.
HTX Bình Thành hiện đang quản lý và thực hiện 12 dịch vụ, thu về lợi
nhuận bình quân hàng năm là từ 10 - 12% với các dịch vụ phục vụ nông
nghiệp như: tưới tiêu, cung ứng phân bón, tín dụng nội bộ. Các hộ xã viên
khi tham gia những chương trình này được tiếp cận kỹ thuật mới trong sản
xuất, tiết giảm được giá thành, tăng năng suất, thu nhập và tận dụng được
thời gian nhàn rỗi trong lao động nông nghiệp. Hiện nay, trên 90% hộ xã
viên của HTX Bình Thành biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản
xuất, thực hiện tốt chương trình khuyến nông 4 đúng, năng suất bình quân
đạt từ 16 - 18 tấn/ha/năm, trong đó lúa chất lượng cao đạt 99% trong toàn

diện tích của HTX.
Mục tiêu hoạt động của HTX không chỉ góp phần làm chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi hợp lý mà còn phấn đấu tăng thêm thu nhập cho hộ xã viên,
từng bước góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương đến mức thấp nhất (năm
2006 - 2007 là 3%, giảm còn dưới 1% vào cuối năm 2008). Do vậy, HTX
Bình Thành luôn chú trọng đến công tác giải quyết việc làm cho lực lượng
nông nhàn thông qua các dịch vụ hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền
thống, tổ chức đội trồng hoa kiểng. Từ một số hộ gia đình gia công tự phát
theo thời vụ, thu nhập bấp bênh, đến nay đã hình thành một làng nghề đúng
nghĩa: hơn 140 hộ tham gia phục hồi nghề truyền thống với hơn 400 lao
động có công ăn việc làm ổn định.
Bài học cho sự phát triển
Trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm phấn đấu
giảm tỷ trọng nông nghiệp, HTX đầu tư thành lập một trại giống để làm nơi
thực nghiệm áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trước khi
chuyển giao con giống cho xã viên. Tính chung trong 3 năm qua đã có hơn
200 hộ nhận con giống từ HTX cung cấp với mức thu nhập bình quân từ
2.000.000 - 4.000.000 đồng.
Trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, HTX đẩy mạnh công tác phòng
trừ sâu bệnh trong trồng trọt và xây dựng hầm ủ phân Bioga kiên cố trong
chăn nuôi, góp phần giải quyết tốt môi trường và tận dụng được khí đốt góp
phần làm tăng kinh tế thu nhập gia đình...
Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, HTX Bình Thành đã từng bước
đi lên và trưởng thành, ngay cả trong khó khăn của thời kỳ đổi mới của nền
kinh tế thị trường. Sự phát triển vững mạnh ấy được xuất phát từ tinh thần
đoàn kết, gắn bó trong nội bộ Đảng ủy, Ban chủ nhiệm và các xã viên. Các
cán bộ, xã viên trong HTX luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ
dám làm để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ qua từng thời kỳ.
Trong những năm tới, HTX chú trọng tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý
điều hành như là một nhiệm vụ trọng tâm. Trong định hướng phát triển nông

nghiệp, HTX Bình Thành vẫn tiếp tục theo chiến lược phát triển đa ngành
nghề, tiếp tục cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đáp
ứng thị trường nội địa và xuất khẩu. Có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi hợp lý làm tăng thu nhập cho xã viên, giải quyết tốt việc làm
cho người lao động. Ngoài ra, HTX chú trọng hơn đến các chế độ xã hội cho
xã viên như bảo hiểm xã hội, ưu tiên cho các gia đình chính sách, hộ nghèo;
có kế hoạch dành một phần quỹ đào tạo, khuyến học, cấp học bổng toàn
phần cho con em hộ xã viên nghèo hiếu học, học giỏi.
2.2 Các lĩnh vực dịch vụ chủ yếu ở nông thôn.
- Lĩnh vực dịch vụ thương mại:
Lĩnh vực thương mại và dịch vụ nói chung bao gồm những lĩnh vực
hết sức nhạy cảm và có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Việc
đẩy mạnh và mở cửa về lĩnh vực này cần được xem xét một cách toàn diện
để có thể xác định và tiến hành những bước đi và giải pháp phù hợp. Nhằm
một mặt góp phần cùng thành phố và cả nước thực hiện thành công tiến trình
mở cửa, mặt khác cùng góp phần đảm bảo giữ vững độc lập dân tộc, định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hoạt động của thương mại và dịch vụ có
vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta: Thương mại và dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu
thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong
phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Thật vậy, dịch vụ - thương mại chính là
cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng
hóa, tiêu thụ sản phẩm. Buôn bán quốc tế, đặc biệt là buôn bán hàng hóa sẽ
lưu hành như thế nào nếu không có dịch vụ vận tải? Dịch vụ thanh toán?
Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ,
đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý,
đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi
hàng hóa từ Quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực
địa lý khác... Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được
diễn ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt

được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin
cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút
ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ như
dịch vụ đại lý, buôn bán, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản
xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ
hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất
nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất. Như vậy, dịch vụ có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động thương mại hàng hóa. Thương mại và
dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua
hoạt động dịch vụ - thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua
bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành
liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu thông, các dịch vụ được thông suốt.
Có thể nói, nếu không có dịch vụ - thương mại thì sản xuất hàng hóa khó có
thể phát triển được. Trong quá trình CNH - HĐH đất nước, thương mại và
dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất là bởi vì nhu
cầu về dịch vụ xuất phát từ chính các nhà sản xuất khi họ nhận thấy rằng, để
có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường nội địa và thị
trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào trong quá
trình sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng như dịch vụ khoa học
công nghệ. Hiện nay, sự phát triển thương mại và dịch vụ phản ánh trình độ
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng, trình độ phát triển
kinh tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ - thương mại trong cơ
cấu ngành kinh tế nước đó càng lớn. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân
công lao động xã hội và chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản
xuất khác phát triển. Thông qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường,
khả năng tiêu dùng, nâng cao mức tiêu thụ và hưởng thụ của cá nhân và
doanh nghiệp cũng tăng lên góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường
lao động và phân công lao động trong xã hội.Trong xu thế hội nhập quốc tế,
thị trường trong nước sẽ liên hệ chặt chẽ với thị trường nước ngoài thong
qua hoạt động ngoại thương, điều này nếu dịch vụ và thương mại phát triển

mạnh mẽ, phong phú, đa dạng chắc chắn sẽ mở rộng được thị trường thu hút
các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường.
- Dịch vụ ngân hàng và tín dụng.
Mạng lưới ngân hàng và các tổ chức tín dụng mấy năm gần đây phát triển
mạnh mẽ, các cơ sở giao dịch của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn rộng khắp trên tất cả các huyện của các tỉnh trong cả nước. Hoạt động
của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hết công suất và rất
có hiệu quả. Theo báo cáo của các ngân hàng này thì mỗi năm họ đều vượt
chỉ tiêu đặt ra từ 5-7%. Doanh thu của ngân hàng đáng kể, đồng thời dịch vụ

×