Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tìm hiểu tư tưởng đạo đức phật giáo qua kinh pháp cú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.49 KB, 101 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
XW

PHẠM THỊ THU THỦY

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO QUA
KINH PHÁP CÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH - 2005

1


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

XW

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO QUA
KINH PHÁP CÚ


Chuyên ngành : Triết học
Mã Số : 60.22.80

Người hướng dẫn : PGS . TS . VŨ TÌNH
Người thực hiện : PHẠM THỊ THU THỦY

TP.HỒ CHÍ MINH – 2005
LỜI CAM ĐOAN
2


3

Tơi cam đoan đây là cơng trình chính tơi nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.

Người thực hiện

Phạm Thị Thu Thủy

3


4

MỤC LỤC
MỞ

ĐẦU
…………………………………………………………………………


……………………………………….5
Chương 1. BỐI CẢNH RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH VÀ KẾT CẤU CỦA KINH
PHÁP CÚ
1.1. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA KINH PHÁP CÚ ....................................... 9
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ KẾT CẤU CỦA KINH PHÁP CÚ ......................... 16

Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO QUA KINH
PHÁP CÚ
2.1. KHÁI NIỆM “ĐẠO ĐỨC” THEO QUAN ĐIỂM
PHẬT GIÁO ....................................................................................... 21
2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO QUA
KINH PHÁP CÚ ..................................................................................25
2.3. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG KINH
PHÁP CÚ .............................................................................................82

Chương 3 ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KINH PHÁP
CÚ TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
3.1 SỰ DU NHẬP KINH PHÁP CÚ VÀO VIỆT NAM ..........................89
3.2 ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KINH PHÁP CÚ TRONG
XÃ HỘI VIỆT NAM ........................................................................91
3.3 KINH PHÁP CÚ ĐỐI VỚI VIỆC ĐẠO VÀ VIỆC ĐỜI TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI …………………….................................................………97

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 108

4



5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng Phật giáo là một trong những yếu tố cấu thành nên đời sống văn
hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Đạo đức Phật giáo nói chung, đặc biệt
đạo đức trong kinh Pháp Cú nói riêng đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục,
tập quán, truyền thống đạo đức của người Việt, góp phần đem lại nhiều nét
đẹp trong sinh hoạt cá nhân cũng như sinh hoạt cộng đồng của người Việt
Nam.
Những năm gần đây, khi Việt Nam bước vào xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường – theo định hướng xã
hội chủ nghĩa thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị
trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó mà một trong những biểu hiện ấy là
sự suy thoái về đạo đức.
Để đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đưa đất nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc văn hoá dân tộc; phải đào tạo được những con người lành mạnh về
tư tưởng, cường tráng về thể chất, giàu có về trí tuệ-những con người vừa
“hồng” vừa “chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Để đạt được mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ phải làm là tìm hiểu
và tìm hiểu lại từng bộ phận cấu thành đời sống đạo đức của người Việt Nam
tiến tới hiểu toàn bộ đời sống đạo đức của người Việt Nam; qua đó kế thừa,
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ của dân tộc trong giai đoạn mới.
Chọn đề tài “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức Phật giáo qua kinh Pháp Cú ”
tác giả muốn góp phần để giải quyết nhiệm vụ này.
2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
Ở Việt Nam cũng như ở nước ngồi đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về đạo đức Phật giáo như: Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người của

5


6

Hoà thượng Minh Châu (Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp. Hồ Chí
Minh,1999 ), Đạo đức Phật giáo cho đời sống hàng ngày của Hoà thượng
Tinh Vân (Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh, 1997 ), Các nguyên tắc đạo
đức cuả ngừơi Phật tử tại gia của Thích Nhật Từ (Thành hội Phật giáo Tp.
Hồ Chí Minh,1994), Đạo đức người xuất gia của đại sư Liên Trì ( Thích
Ngun Hùng dịch, An Lạc Tịnh Thất, 2001), Đạo đức học phương đơng cổ
đại của Vũ Tình (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 ) Đạo đức học Phật
giáo của Viện nghiên cứu Phật học (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1995), Đạo đức
thiên niên ky của Đức Dalailama thứ 14 ( Nxb.Tôn giáo, Hà Nội,1995), v.v.
Kinh Pháp Cú cũng đã có nhiều người nghiên cứu qua việc dịch và chú
giải kinh này như bản dịch của Phạm Kim Khánh (Nxb. Thuận Hóa,
Huế,1971), Thích Thiện Siêu (Viện nghiên cứu Phật học Tp. Hồ Chí Minh,
1993), Thích Minh Châu (Nxb. Tơn giáo, Hà Nội, 2000 ), v.v.
Những cơng trình nói trên đã làm sáng tỏ được tư tưởng về đạo đức của
Phật giáo, những giá trị của nó đối với cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống
xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử; đã phản ánh được trung thực nội dung của
kinh Pháp Cú và ý nghĩa sâu xa qua từng câu của nó nhưng cho đến nay chưa
có một cơng trình nào chun nghiên cứu về đạo đức của kinh này và cũng
chưa có một cơng trình nào chun nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đối với
xã hội Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ tư tưởng đạo đức Phật giáo qua
kinh Pháp Cú và ảnh hưởng của nó đối với đời sống của dân tộc Việt Nam.
Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:

- Trình bày khái quát bối cảnh ra đời, mục đích và kết cấu của kinh Pháp
Cú.
- Tìm hiểu tư tưởng đạo đức Phật giáo qua kinh Pháp Cú.
6


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

- Rút ra những ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong kinh Pháp Cú đối
với đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung, giá trị của nó đối với thời kỳ
đổi mới, thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng .
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng, phân tích các tài liệu
trên nguyên tắc khách quan , theo quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ
thể và quan điểm phát triển .
Những phương pháp chủ yếu tác giả sử dụng là: phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương
pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch và một số các phương pháp khác .
5. Cái mới của đề tài
Cái mới của đề tài là:
- Đề tài đã trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng đạo đức của
Phật giáo trong kinh Pháp Cú .
- Bước đầu đề tài đã chỉ ra được những giá trị cơ bản cuả kinh Pháp Cú
và ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong kinh Pháp Cú đối với xã hội Việt
Nam, đặc biệt là ý nghĩa của nó đối với thời kỳ đổi mới thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hoá đất nước.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần giúp mọi người hiểu đúng tư tưởng đạo đức Phật
giáo qua kinh Pháp Cú và giá trị của nó đối với cuộc sống hiện tại
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu
về triết học Phật giáo nói chung và đạo đức học Phật giáo nói riêng.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên
cứu về tôn giáo và làm công tác về tôn giáo.
7. Kết cấu của luận văn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

7


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương, 8 mục; trong đó:
- Chương 1 tác giả khái quát về bối cảnh ra đời, mục đích và kết cấu
của kinh Pháp Cú.
- Chương 2 tác giả phân tích những tư tưởng đạo đức cơ bản của đạo
đức Phật giáo trong kinh Pháp Cú.
- Chương 3 tác giả rút ra một số ảnh hưởng của kinh Pháp Cú đối với
xã hội Việt Nam.

Chương 1

BỐI CẢNH RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH VÀ KẾT CẤU CỦA

KINH PHÁP CÚ
1.1. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA KINH PHÁP CÚ

Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ. Thời
kỳ này được mệnh danh là “thời đại trục” - thời kỳ diễn ra những biến động
lớn về mọi mặt trong lịch sử nhân loại. Phật giáo đã hình thành và phát triển
trong sự biến động và tác động mạnh mẽ của cả những điều kiện tự nhiên,
kinh tế, chính trị – xã hội và của cả những biến động về văn hóa- tư tưởng ấy.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ cổ đại là một lục địa lớn nằm ở phía Nam Châu Á, đất đai trù
phú, rộng hơn 5 triệu km2 với 320 triệu dân. Thoạt trông, Ấn Độ như một tam
giác khổng lồ nằm ngang đường xích đạo. Đỉnh là mũi Comrin ở phía Nam,
tiếp giáp với Ấn Độ Dương; đáy là dãy Himalaya hùng vĩ với nhiều núi cao
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

8


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

trên 7000m, án ngữ theo vòng cung dài 2.600 km về phía Bắc tạo nên bức
tường thành đồ sộ, ngăn cách Ấn Độ với phần còn lại của Á Châu. Hymalaya
từ xưa đã được mệnh danh là “lâu đài tuyết trắng” hay “bông sen trắng vĩ đại”
và được xem là cái nóc nhà kỳ vĩ của thế giới. Xuất phát từ Hymalaya là hai
con sơng lớn, đó là sông Indus (sông Ấn) và sông Ganga ( sông Hằng). Từ
lịng chảo của hai sơng này hình thành đồng bằng Ấn Hằng vĩ đại, phì nhiêu,
màu mỡ.
Ấn Độ được chia làm hai miền Bắc – Nam bởi dãy núi Vindhya chạy từ

Tây sang Đông. Miền Bắc Ấn Độ là đồng bằng lưu vực sông Indus và đồng
bằng lưu vực sông Ganga bị phân cách bởi dãy núi Aryavarta và vùng sa mạc
Thar ( Rajasthan ) thành hai miền Đông Tây cách biệt. Miền Nam Ấn Độ là
cao nguyên Dekan rộng lớn, nằm giữa hai dãy núi Đông Ghats và Tây Ghats
chạy dài. Dọc theo hai mặt ven bờ biển Ấn Độ Dương có nhiều sơng ngịi
kênh rạch, rừng rú, khống sản, thường được xem như nhà bảo tàng lưu giữ
dấu tích những nền văn minh cổ xưa nhất của Ấn Độ.
Do địa lý phức tạp nên điều kiện khí hậu của Ấn Độ cũng vơ cùng khắc
nghiệt. Trong khi phía Bắc nằm ở trung tâm lạnh lẽo của Châu Á có tính chất
khí hậu ơn đới, thì phía Nam do cận xích đạo, nên phải mang khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Trên cùng một “tiểu lục địa” này, ta vừa có thể chứng kiến
những trận cuồng phong, băng giá rét buốt thấu xương, hay những đám sương
mù âm u dày đặc tỏa ra từ đỉnh Hymalaya kì bí, lại vừa phải đương đầu với
cái nóng khốc liệt phát ra từ những miền đại dương chói chang ánh nắng. Ấn
Độ có những vùng đồng bằng trù phú, được phù sa bồi đắp thành những đồng
bằng phì nhiêu, đất đai màu mỡ, quanh năm khí hậu mát mẻ ơn hịa và Ấn Độ
cũng có những bãi sa mạc khơ cằn, chai sạn với khí hậu cận xích đạo nhiệt
đới gió mùa.
Điều kiện tự nhiên, khắc nghiệt có tính đối lập nhau giữa các vùng đã
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và phong cách tư duy của người Ấn Độ.
1.1.2. Kinh tế
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

9


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10


Trước khi người Aryan sang xâm chiếm Ấn Độ, kinh tế thời kỳ văn
minh Sông Ấn chủ yếu là nơng nghiệp lúa nước. Ngồi ra, thương nghiệp thủ
cơng ngiệp đã phát triển đến một trình độ nhất định. Đến thế kỷ thứ VI trước
công nguyên nền văn minh Sơng Ấn bắt đầu suy tàn. Tiếp theo nó là nền văn
minh Veda – Sử thi. Thời kỳ này, người Ấn Độ đã biết chế tạo và sử dụng
phổ biến công cụ lao động bằng sắt. Nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ phát triển
nhanh chóng. Người Ấn Độ cũng đã mở mang các cơng trình thủy lợi, dẫn
nước vào ruộng, tiến hành khẩn khai đất đai trồng trọt, gieo lúa, chăn ni,
mở rộng diện tích canh tác.Nghề thủ công cũng từng bước tách khỏi nông
nghiệp và phát triển, hình thành những tổ chức thợ theo kiểu phường hội. Thủ
công nghiệp thương nghiệp đều tỏ ra rất vững vàng.
Khi người Arayan xâm chiếm Ấn Độ, do chiếm được đất màu mỡ,
ruộng phì nhiêu, họ đã dừng chân ở vùng Ngũ Hà, chuyển từ lối sống du mục
săn bắn, sang định canh, định cư; chuyển canh tác nông nghiệp, trồng lúa mì
sang chăn ni gia súc. Đại đa số dân chúng bấy giờ là tiểu nông. Đời sống
kinh tế chủ yếu là cung cầu tự túc. Nền kinh tế tiểu nơng kết hợp với thủ cơng
nghiệp gia đình rất được coi trọng. Vì nền kinh tế mang tính chất tự cấp tự túc
nên việc quan hệ trao đổi giữa các công xã rất yếu ớt. Đây cũng là nguyên
nhân làm trì trệ sự phát triển của xã hội Ấn Độ. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên
vẫn còn chiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp và mậu dịch thời bấy giờ cũng
phát triển sơi nổi khơng chỉ trong nước mà cịn phát triển sang các nước Miến
Điện, Tây Á, Sri- Lanka. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp
đã được xây dựng như Varanasi, Snavaski, Ratiagua.
Thời kỳ này, nhiều đường giao thông thương mại thủy bộ nối liền các
thành thị và lưu thông từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung Á
dần dần xuất hiện. Tàu buồm nhỏ vận chuyển thổ sản từ Ấn Độ sang bán ở
Mésopotamie, Ả Rập, Ai Cập đã là hiện tượng thường xuyên, liên tục. Đi đôi
với việc phát triển về thương nghiệp, mậu dịch, tiền bằng kim loại đã ra đời,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


10


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

nó trở thành thước đo giá trị mối quan hệ giữa người với người trong nền kinh
tế hàng hóa đang phát triển .
1.1.3. Chính trị – xã hội
Thời cổ đại là thời kỳ chiến tranh tàn khốc giữa các bộ lạc trong và
ngoài nước. Các cuộc chiến này khơng chỉ để lại sự tàn phá, chết chóc mà còn
là sự tra tấn, tù đầy, bắt bớ, chiếm hữu và tước đoạt. Khi người Arayan chiếm
được Ấn Độ họ đã thể hiện quyền lực của mình trên tồn đất nước và để củng
cố ngơi vị của mình người Arayan đã chia xã hội Ấn thành bốn đẳng cấp:
Đẳng cấp Balamôn gồm các giáo sĩ, tăng lữ; đẳng cấp quý tộc gồm vua quan;
đẳng cấp bình dân gồm những nơng dân bình thường khơng có quyền hạn gì;
đẳng cấp nơ lệ là những chiến binh bị bắt trong chiến tranh.
Nô lệ ở Ấn Độ được xem là “tài sản tư hữu của chủ nô, như mọi thứ
tài sản khác. Nô lệ được gọi là “tài sản có hai chân” có thể đem bán, cầm cố
hay trao đổi, cũng như gia súc được gọi là “tài sản bốn chân” [73,231].
Chính cuộc sống khắc nghiệt của người nô lệ đã làm cho các cuộc đấu
tranh của họ chống lại giai cấp chủ nơ liên tục nổ ra, nhưng với trình độ nhận
thức của người nơ lệ cịn rất thấp và số lượng nữ nô khá lớn nên các cuộc đấu
tranh của nô lệ thường chỉ là bãi công, bỏ trốn hoặc đập phá, cướp phá.
Nhìn chung, xã hội Ấn Độ thời kỳ này tồn tại dưới chế độ công xã
nông thôn, một chế độ mà, như C.Mác đã viết: “Ranh giới của các công xã
thường hay thay đổi, và mặc dù bản thân các công xã đôi khi bị thiệt hại nặng
hay thậm chí bị hồn tồn tàn phá vì chiến tranh, đói rét và bệnh tật, nhưng

cũng cái tên ấy, cũng những ranh giới ấy, cũng những lợi ích ấy và thậm chí
cũng những gia tộc ấy, vẫn tiếp tục tồn tại từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Dù
cả một nước quân chủ bị diệt vong và phân chia, dân cư những làng mạc ấy
cũng không hề lo lắng đến; chỉ cần làng mạc của họ nguyên vẹn và không bị
thiệt hại là được, dù làng mạc của họ chuyển sang sống dưới chính quyền của
một nước nào hay phục tùng một ơng vua nào đi nữa thì họ cũng ít quan tâm
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

11


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

đến, bởi vì đời sống kinh tế trong nội bộ của họ vẫn khơng thay đổi” [39,
557-558].
Tính chất kiên cố và đóng kín của cơng xã nơng thơn là nguyên nhân
làm trở ngại cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ. Nó
ngăn cản sự phát triển của chế độ tư hữu về ruộng đất, tạo điều kiện cho giai
cấp quý tộc chủ nơ lợi dụng bộ máy nhà nước bóc lột nô lệ một cách tàn khốc
, đồng thời cướp đoạt trắng trợn bằng chế độ thuế khóa và sưu dịch sức người,
sức của của quần chúng nhân dân; nó cũng đã tạo ra tư duy kiểu công xã nông
thôn và hệ giá trị kiểu công xã nông thôn - đấy là tư duy độc đốn mang tính
gia trưởng và hệ giá trị do những người cầm quyền áp đặt cho cộng đồng xã
hội.
1.1.4. Văn hóa - Tư tưởng
Thời kỳ này, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực
thuộc văn hóa- tư tưởng .
Về thiên văn học: Thiên văn học của Ấn Độ gắn liền với tín ngưỡng

tôn giáo và chiêm tinh học. Người Ấn đã sáng tạo ra lịch pháp. Họ đã biết quả
đất và mặt trăng đều hình cầu, tính được các kỳ trăng trịn, trăng khuyết. Họ
còn phân biệt được 5 hành tinh: Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ biết được một số
chòm sao và phỏng đốn trái đất trịn, mỗi ngày quay một vịng xung quanh
trục của nó.
Về tốn học: Người Ấn Độ đã phát minh ra chữ số thập phân, tính
được trị số pi (π), biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và
đường huyền của một tam giác vuông. Họ đặt ra căn số, ý niệm số âm, phân
số, các quy tắc về hoán vị, tổ hợp và phép phân chia phân số trong các phép
toán đại số, tìm và giải được các phương trình bậc 2,3..., các phương trình vơ
định.
Về vật lý học: Người Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử và cũng đã
biết được sức hút của quả đất.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

12


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Về y học: Người Ấn Độ đã tìm ra rất nhiều cây làm thuốc và nhiều
phương pháp trị bệnh như cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ lấy thai, sỏi
thận, v.v.
Về văn học - nghệ thuật : Văn học Ấn Độ rất phát triển, thành tựu nổi
bật nhất là họ đã sáng tạo ra các áng văn chương bất hủ như Veda và các bộ
xử thi như Mahâbhârata và Râmâyana. Tất cả chúng đều chứa đựng tư tưởng
triết lý của kinh Veda và tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh sâu sắc. Đặc biệt

Ấn Độ đã chú ý nghiên cứu về ngôn ngữ và chữ viết từ rất sớm. Ngay từ thế
kỷ thứ VI, VII trước Công nguyên bộ ngữ pháp tiếng Phạn đã ra đời. Giáo sư
Th.Schert Batsky ở Leningrad đã miêu tả bộ sách đó “như là một trong những
sáng tạo vĩ đại nhất của trí óc con người” [48,183]. Bộ ngữ pháp này đã đặt
nền móng cho ngơn ngữ Ấn Độ, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần
chúng thời bấy giờ.
Ấn Độ cũng có một nền nghệ thuật phong phú, đặc biệt là điêu khắc,
kiến trúc đá như cung điện, chùa tháp, trụ đá, tượng, con dấu, đồ trang sức.
Will Duran nhận xét rằng: “Dù sao thì những tượng đá đầu tiên mà hiện nay
chúng ta được biết đều xuất hiện khá trễ. Vào thời đại vua Ashoka, nhưng
thấy những nét đục rất khéo, ta không thể nào ngờ rằng trước thời đại đó mơn
điêu khắc đã tiến bộ được mấy thế kỷ rồi”[34,369-370].
Về mặt triết học, tôn giáo: Thời kỳ này tư tưởng của người Ấn thể
hiện rất đa dạng song nhìn chung chúng đều bị chi phối bởi thế giới quan duy
tâm, tôn giáo của thánh kinh Veda, Upanisad và đạo Bàlamôn. Con người
sống nặng về tâm linh song loạn lạc kéo dài đã dẫn đến khủng hoảng sâu sắc
niềm tin truyền thống.
Trước thực tế khắc nghiệt, đầy bất cơng trong xã hội Ấn Độ, nhu cầu
được giải thốt, được sống trong xã hội bình đẳng, bác ái đã trở nên cấp thiết.
Nhiều học thuyết triết học đã ra đời để định hướng giải quyết nhu cầu này mà
một trong những học thuyết đó là triết học Phật giáo.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

13


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14


Người sáng lập ra triết học Phật giáo là thái tử Siddhartha, sau này
được mọi người suy tôn là Phật Tổ.
Nội dung của triết học Phật giáo thể hiện rất đa dạng qua những bài
giảng về giáo pháp giúp con người giải thốt.
Năm 483 trước Cơng ngun, sau khi Phật Tổ qua đời, đệ tử
Mahacadiep thay Phật thống suốt tăng chúng đã triệu tập một hội nghị gồm
khoảng năm trăm đại đệ tử của Phật ở thành Vương Xá (Rajagrika) tại hang
Thất Hiệp để đọc lại những giáo lý mà Đức Phật đã dạy. Sau đó kết tập những
giáo pháp ấy thành tam tạng trong đó có kinh Pháp Cú để truyền lại cho hậu
thế noi theo.Đây là kinh tập hợp những câu nói đã được chọn lọc trong suốt
49 năm thuyết pháp của Phật Tổ đối với khoảng 300 trường hợp khác nhau
trong quá trình hướng dẫn con người tu tập để giải thốt; nó phù hợp với mọi
trình độ, mọi địa vị và hồn cảnh của người Ấn Độ trong xã hội đương thời.

1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ KẾT CẤU CỦA KINH PHÁP CÚ

1.2.1. Mục đích của kinh Pháp Cú
Như trên đã trình bày, Phật giáo nói chung và kinh Pháp Cú nói riêng ra
đời trong bối cảnh xã hội Ấn Độ đang nhiễu nhương, tao loạn. Đẳng cấp Bà
La Mơn đã thâu tóm mọi quyền lực và quyền lợi trong tay mình, họ tìm mọi
cách ru ngủ, mê hoặc quần chúng bằng những bản Thánh Ca để tuyệt đối hóa
vai trị của Đấng sáng tạo, coi chế độ đẳng cấp và trật tự xã hội với nhiều giá
trị đương thời là vĩnh viễn.
Phật giáo nói chung và kinh Pháp Cú nói riêng cịn ra đời trong bối
cảnh các học thuyết, các tư tưởng của Ấn Độ thể hiện hết sức đa dạng. Những
học thuyết những tư tưởng này giống nhau có, ủng hộ nhau có, khác nhau có
và chống đối nhau quyết liệt cũng có.

Trước thực trạng xã hội như vậy, người dân Ấn Độ không chỉ bị đày
đọa về thể xác mà còn bị khủng hoảng về tinh thần. Họ sợ hãi, bất lực, không
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

14


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

xác định được mình là ai, đang ở đâu và sẽ đi về đâu; họ khát vọng được giải
thốt khỏi đau khổ của cuộc đời nhưng khơng biết giải thoát bằng cách nào,
giải thoát như thế nào,v.v.
Với quan niệm con người vốn bình đẳng và mỗi người là chủ nhân của
chính mình, “Tự mình làm điều ác, tự mình làm nhiễm ơ, tự mình ác khơng
làm, tự mình làm thanh tịnh, tịnh, khơng tịnh tự mình, khơng ai thanh tịnh
ai”[7,48-49] đức Phật đã lên tiếng chống lại trật tự của xã hội đương thời,
chống lại thần quyền của xã hội đương thời và hướng dẫn mọi người hãy tự
giải thốt cho mình. Tất cả những ý tưởng ấy đã được đúc kết cô đọng trong
kinh Pháp Cú .
Như vậy, mục đích của kinh Pháp Cú là chống lại sự phân biệt đẳng
cấp, chống lại sự thống trị độc đốn của tầng lớp Bà La Mơn ; phủ nhận
niềm tin vào thần thánh và quan trọng nhất là kinh Pháp Cú hướng dẫn con
người nhận thức các pháp để sống, để suy nghĩ, để hành động trên con đường
giải thoát.
1.2.2. Kết cấu của kinh Pháp Cú
Kinh Pháp Cú gồm có 423 câu được Phật Thích Ca đọc trong suốt 49
năm thuyết giảng giáo lý. Ba tháng sau khi Ngài qua đời, kinh Pháp Cú được
các đệ tử đọc lại trong kỳ kết tập đầu tiên.

Khi kết tập các đệ tử của Ngài phân chia kinh Pháp Cú thành 26 phẩm,
gồm :
1. Phẩm song yếu



20 câu

2. Phẩm khơng phóng dật

12 câu

3. Phẩm tâm

11 câu

4. Phẩm hoa

16 câu

5. Phẩm kẻ ngu

16 câu

6. Phẩm hiền trí

16 câu

7. Phẩm A la Hán


10 câu

8. Phẩm ngàn

16 câu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

15


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

9. Phẩm ác

13 câu

10. Phẩm hình phạt

17 câu

11. Phẩm Già

11 câu

12. Phẩm tự ngã

10 câu


13. Phẩm thế gian

12 câu

14. Phẩm Phật Đà

18 câu

15. Phẩm An Lạc

12 câu

16. Phẩm hỷ ái

12 câu

17. Phẩm phẫn nộ

14 câu

18. Phẩm cấu uế

21 câu

19. Phẩm pháp trụ

17 câu

20. Phẩm đạo


17 câu

21. Phẩm tạp lục

16 câu

22. Phẩm địa ngục

14 câu

23. Phẩm Voi

14 câu

24. Phẩm tham ái

26 câu

25. Phẩm tỳ khưu

23 câu

26. Phẩm Bà la môn

41 câu

Kinh Pháp Cú được viết theo thể kệ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, hoặc
dạng văn xuôi .
Kinh Pháp Cú thuộc thành phần kinh tạng Pàli, thuộc bộ kinh thứ năm

Tiểu Bộ kinh (Khuddakanikàya), đứng thứ hai trong mười lăm tập kinh thuộc
Tiểu Bộ kinh như sau:
1. Tiểu tụng kinh

(Khuddakapàtha)

2. Pháp cú

(Dhammapada)

3. Tự thuyết kinh

(Udàna)

4. Như thị ngữ kinh

(Ltivuttaka)

5. Kinh tập

(Santaipàta)

6. Thiên cung sự kinh

(Vimànavatthu)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

16



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

7. Ngã qủy sự kinh

(Datavathu)

8. Trưởng lão tăng kệ

(Theragàthà)

9. Trưởng lão ni kệ

(Theràgàthà)

10. Bổn sanh

(Jàtaka)

11. Nghĩa tích

(Niddesa)

12. Vơ ngại giải đạo

(Datisambhida)

13. Thí dụ kinh


(Apadàna)

14. Phật sử

(Buddhavamda)

15. Tiểu nghiã kinh

(Carriyapitaka)

Từ khi kết tập đến nay kinh Pháp Cú được lưu truyền rộng rãi và dịch
ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và có nhiều dị bản khác nhau, nhưng tồn tại
dưới hai hình thức cơ bản là truyện tích và thi kệ.
Đến thế kỷ thứ V trước Công nguyên kinh Pháp Cú được ngài Phật
Âm tuyển tập và viết lại bằng ngữ hệ Pali với tựa đề Pháp Cú kinh chú, giải
thích 423 kệ Pháp Cú và nói rõ nhân duyên truỵên tích với 299 trường hợp.
Bản chú này đã được Em. Burlingame dịch ra tiếng Anh. Vào thế kỷ thứ I,
kinh Pháp Cú được ngài Pháp Cứu người Ấn dịch ra Hán văn dựa trên ngữ hệ
Pali. Sau đó kinh Pháp Cú lại được dịch ra tiếng Phạn với tên Ưu Đà Na
phẩm, cịn gọi là Ơ Đà Nam Phẩm và được đưa vào trong Đại Tạng kinh Tây
tạng, được lưu hành ở Ấn Độ.
Kinh Pháp Cú được truyền vào Trung Quốc rất sớm.
Năm 224 kinh Pháp Cú được ngài Duy Kỳ Nan dịch ra tiếng Hán và
đưa vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng kinh.
Đời Tây Tấn (209-306) Ngài Pháp Cự và Pháp Lập viết Pháp Cú Thí
dụ kinh gồm 4 quyển.
Đời Tống (398-399) Ngài Tăng Già Bạt Trường Tương Lai và Phù
Tần Trúc cũng viết về kinh Pháp Cú nhưng lấy tên là Xuất Diệu kinh gồm 30
quyển. Sau đó kinh Pháp Cú lại được tái bản với tên pháp Tập Yếu Tụng kinh

do tác giả Thiên Tức viết.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

17


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

Ở các nước Phương Tây, kinh Pháp Cú được truyền bá chậm hơn. Mãi
đến năm 1855 kinh Pháp Cú được V.Fausboll, Huaniae dịch sang tiếng La
Tinh . Năm 1900 tại Anh, kinh Pháp Cú lại được dịch theo nguyên bản La
Tinh , sau đó được V.Fausboll tái bản lần thứ hai . Năm 1860 kinh Pháp Cú
được ông A.Weber dịch sang Đức, tái bản năm 1868, 1892 ,1893 ,1906 . Năm
1878 kinh Pháp Cú được dịch sang tiếng Pháp và EPavolini dịch sang tiếng Ý
năm 1908 và đến năm 1912 được N.Gerasimov dịch sang tiếng Nga [97,78].
Kinh Pháp Cú cũng đã được dịch sang tiếng Việt và lưu truyền giảng
dạy rộng rãi cho Phật giáo đồ ở Việt Nam.
Nhìn chung khơng có kinh nào của Phật giáo được dịch ra nhiều thứ
tiếng như kinh Pháp Cú. Hầu hết các ngôn ngữ quan trọng trên thế giới đều
dịch tập kinh này và nhiều tác giả xem đây là tập thánh thư của đạo Phật. Tại
các nước Phật giáo Nam tông, kinh này được các vị tu sĩ mới vào chùa học
thuộc lòng để làm cơ sở, nền tảng cho quá trình tu tập sau này.

Chương 2
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

18



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
QUA KINH PHÁP CÚ
2.1. KHÁI NIỆM “ĐẠO ĐỨC” THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

Quan niệm về đạo đức của Phật giáo ra đời ở thời cổ đại, thời kỳ mà ở
cả phương Đơng lẫn phương Tây có rất nhiều tư tưởng khác nhau về vấn đề
này.Ví dụ: Ở phương Đơng, Khổng Tử quan niệm đạo đức là phẩm hạnh của
con người, phẩm hạnh ấy thể hiện qua cuộc sống “Chính danh” bằng việc
thực thi hàng loạt các yêu cầu mà mỗi “danh” quy định.
Lão Tử quan niệm đạo đức là những nguyên tắc mà con người phải
thực hiện để quay trở về với Đạo, để sống hợp với Đạo,v.v.
Ở Phương Tây, Socrate cho rằng đạo đức là tri thức, là sự hiểu biết.
Với ơng, “mỗi điều thiện đó là tri thức, mỗi điều ác đó là sự dốt nát”
[5,216 ].
Platon lại quan niệm đạo đức là sự phối hợp của các yếu tố: công bằng,
khôn ngoan, điều độ và can trường trong đó cơng bằng là cơ sở của ba yếu tố
cịn lại.
Aristote thì khẳng định đạo đức là phẩm hạnh của con người. Nội dung
của phẩm hạnh là biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tịi và được thể hiện
ở quan niệm của con người về hạnh phúc .v.v.
Giống nhiều học thuyết đạo đức đương thời, Phật giáo cũng quan niệm
đạo đức là vấn đề thuộc về con người, thuộc về xã hội lồi người song mục
đích của hệ tư tưởng Phật giáo là giải thoát nên quan điểm về đạo đức của
Phật giáo cũng khơng nằm ngồi việc hướng dẫn con người đạt đến mục đích
này.

Nội dung khái niệm “đạo đức” của Phật giáo được hiểu: "Đạo là chánh
pháp, Đức là đắc đạo, chẳng để cho sai lạc nền chánh pháp. Nguyên lý tự
nhiên, cái chơn tánh là đạo. Vào được lòng người, cảm ứng với người là đức.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

19


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Đạo đức tức là nền giáo pháp mà người ta nên theo để trở nên từ thiện,
để thoát khỏi các khổ não" [12,524].
Như vậy, theo quan niệm của Phật giáo, đạo đức là nền giáo pháp
hướng dẫn con người giải thoát bằng cuộc đời từ thiện .
Với thế giới quan duyên sinh, Phật giáo cho rằng con người chỉ cần
sống đạo đức là đủ cho sự nghiệp giải thốt, nhưng mỗi chúng sanh phải tự
giải thốt cho chính bản thân mình. Điều này cũng giống như khi con người
có bệnh thì khơng ai có thể uống thuốc thay cho ai được. Con người sống đạo
đức là sống thật, sống hài hịa với con người thật của chính mình. Con người
thật đó vốn có đầy đủ mọi trí tuệ sáng suốt trong sạch và chánh thiện. Mọi
người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi đạo đức của mình đối với mình,
đối với cộng đồng, đối với tồn xã hội. Từ đó Phật giáo xây dựng những yêu
cầu đạo đức trên cơ sở những quan hệ cùng với trách nhiệm bình đẳng trong
quan hệ hai chiều. Những yêu cầu đạo đức Phật giáo khơng bó hẹp trong quan
hệ giữa người với người mà cịn với mọi lồi sinh vật.
Một con người đạo đức được đánh giá qua ba yếu tố giới đức, tâm đức,
tuệ đức. Trong ba yếu tố đó, giới đức được xem là yêu cầu đầu tiên và đạo

đức chủ yếu nằm ở đây, khâu đầu tiên để chúng sanh thốt khổ. Nhưng nếu
chỉ có giới thì chưa phải là đạo đức vì cịn liên quan đến tâm đức, tuệ đức,
giới chỉ là hành động, việc làm mà khơng có tâm tốt thì hành vi ấy cũng là giả
dối. Bên cạnh đó tuệ cũng là một yếu tố giúp người ta phân biệt được thiện
ác, hạnh phúc, biết điều hay lẽ phải...Tuy nhiên dù có tuệ nhưng khơng có
giới có tâm đức cũng bất thành đạo đức, có giới khơng có tue thì vơ minh và
chúng sanh cũng khơng giải thốt.
Tóm lại, xét ở cả góc độ nhận thức và góc độ thực hành theo Phật giáo
thì đạo đức vừa là nền tảng, vừa là phương tiện để con người đi đến giải thoát
Sau khi quan niệm về đạo đức của Phật giáo ra đời, lịch sử đạo đức học
đã ghi nhận rất nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức song quan điểm chứa

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

20


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

đựng đầy tính nhân văn cao cả là quan điểm về đạo đức của đạo đức học
Marx- Lenin.
Theo quan điểm này, về mặt lý luận thì: "đạo đức là một hình thái của
ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ
nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi
ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người
với con người, giữa cá nhân với xã hội "[ 3,4 ].
Về mặt thực tiễn thì, như V.I.Lênin đã khẳng định: “… đạo đức đó là
những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đồn kết

tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra
xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa” [5,369].
Người nhấn mạnh: “ Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình
độ cao hơn, thốt khỏi ách bóc lột lao động”[5, 371] .
Như vậy, mặc dù quan niệm về đạo đức của Phật giáo và quan niệm
của Đạo đức học Marx-Lenin có những điểm khác nhau do lịch sử quy định
như :
- Đạo đức Phật giáo chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn mỗi cá nhân
tự giải thốt cịn đạo đức học Marx-Lenin chủ yếu tập trung vào cộng đồng để
cá nhân điều chỉnh hành vi của mình.
- Phật giáo chủ trương giáo dục đạo đức từ cá nhân đến cộng đồng xã
hội. Đạo đức học Marx-Lenin cho rằng môi trường xã hội là yếu tố căn bản để
giáo dục cá nhân.
- Phật giáo xem nguyên tắc sống từ thiện là yêu cầu đạo đức căn bản.
Đạo đức học Marx-Lenin xem giải pháp toàn bộ nhân loại (trước hết là người
lao động) mới là nguyên tắc định hướng chung nhất cho toàn bộ các giá trị
đạo đức.
- Đạo đức Phật giáo chủ trương giúp con người giải thốt khơng chỉ ở
hiện tại mà ở cả tương lai. Đạo đức học Marx-Lenin xem đạo đức giúp giải
phóng con người ngay trong cuộc sống hiện tại.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

21


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22

-V.v.

Tuy có những điểm khác nhau, nhưng đạo đức Phật giáo và đạo đức
Marx - Lênin vẫn có những điểm tương đồng, đấy là:
- Đạo đức đều được hiểu là những nguyên tắc, những chuẩn mực điều
chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống.
- Đạo đức đều được coi là một trong những yếu tố cơ bản để giải phóng
con người, đưa con người đến chân hạnh phúc.
Với mục đích này, tư tưởng về đạo đức của Đạo đức học Marx - Lenin
thể hiện hầu hết qua tất cả các tác phẩm cấu thành Chủ nghĩa Marx-Leinin ;
còn tư tưởng đạo đức của Phật giáo được thể hiện chủ yếu qua kinh Pháp Cú.

2.2.

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO QUA KINH
PHÁP CÚ

Kinh Pháp Cú đề cập đến đạo đức ở những truyện tích, những câu kệ
khác nhau phản ánh về những yêu cầu đạo đức. Tuy thể hiện quan điểm cuả
mình ở những khái niệm khác nhau, nhưng khái quát lại tư tưởng đạo đức của
kinh Pháp Cú được phân thành hai mảng tương đối rõ nét: đạo đức cá nhân
và đạo đức xã hội.
2.2.1. Đạo đức cá nhân
Đạo đức cá nhân là những yêu cầu đạo đức đối với từng cá nhân riêng
lẻ. Những yêu cầu đạo đức ấy phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các
cá nhân như thể hiện riêng rẽ cuả tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của
các cá nhân. Theo Phật giáo những u cầu đó là: trì giới, tinh tấn, làm điều
thiện tránh điều ác, hạn chế tham dục, sống thiểu dục - tri túc, trau dồi trí
tuệ:
+ Trì giới :
Trì giới là giữ nghiêm giới luật.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

22


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

23

Giới nguyên văn tiếng Phạn là Sila. Nghĩa là sự thực hành đạo đức.
Thông thường, giới được hiểu là phương tiện để ngăn ngừa các hành động sai
lầm, chấm dứt mọi điều ác, làm các điều thiện.
Chữ giới trong giới bổn Pàtimokkha có nghĩa là biệt giải thốt, xứ xứ
giải thoát, tùy thuận giải thoát, là giải thoát. Biệt giải thoát là sự giải thoát tùy
thuộc vào số giới điều được tuân giữ; nghĩa là giữ giới nhiều thì giải thốt
nhiều, giữ giới ít thì giải thốt ít, giữ giới trọn vẹn thì giải thốt hồn tồn.
Gọi là biệt giải thoát, nghĩa đen là giải thoát theo từng đối tượng cá biệt của
hành vi, vì khi hành giả tuân giữ một học giới do đức Phật chế định, thì học
giới ấy có khả năng ngăn chặn và loại bỏ hành vi bất thiện, khơng cho nó len
lỏi hoặc xâm nhập vào nội tâm.
Theo từ điển Hán Việt, "giới" theo ngun nghĩa của nó là "răn dè"
khơng cho vi phạm [17, 220]. “Có nghĩa là sự ngăn cấm khơng được làm việc
gì trái với sự thật, trái với điều thiện, trái với đường lối giải thoát, là phương
pháp điều trị những tội lỗi do thân, miệng, ý gây ra; hầu mang lại sự lợi ích
cho mình và người”[8, 184]. Từ ý nghĩa đó, đức Phật chế ra những điều cấm
nhằm ngăn chặn các ác pháp nảy sinh và tăng trưởng thiện pháp, gọi là giới
luật.
Theo từ điển Anh Việt, "giới" là một qui tắc của sự hướng dẫn để cư xử
như : những giáo điều thuộc về tôn giáo, ý thức của đạo đức. (Precept means
that a rule or guide for behavious; moral, ideo logical, redigious precepts) [99,

907]. Hay có nghĩa là qui tắc để hành động hay cư xử (The rule for action or
conduct) [98, 610].
Trong "Giới đàn tăng" đức Phật cũng khẳng định rằng : "Giới là chiếc
bè bắc đưa người qua biển khổ như đất bằng phẳng mn vật từ đó mà phát
sinh, giới như ngọn đèn sáng chiếu phá các chỗ tối tăm. Giới là con đường tắt
đưa đến cõi nhơn thiên, là cửa ngõ vào niết bàn" [33, 8].
Theo bộ "Thanh Tịnh đạo luận" của Ngài Buddhaghora lại cắt nghĩa
rằng: “giới (Sìla) được gọi như thế vì nó có nghĩa là kết hợp (Sìlana). Kết hợp
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

23


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

24

có hai nghĩa: một là phối hợp (samàdhana) chỉ sự không bất nhất trong ba
nghiệp thân, lời và ý nhờ đức hạnh; hai là nâng lên( upadhàrana), nghĩa là
nền tảng, vì giới là nền tảng cho những thiện pháp ” [27, 15].
Nhiệm vụ của giới gồm có hai nghĩa : hành động để chấm dứt tà hạnh và
thành tựu đức khơng lỗi nơi người có giới. Bởi thế, khi gọi là giới, cần hiểu
rằng nó có nhiệm vụ chặn đứng các tà hạnh là nhiệm vụ của nó theo nghĩa
hành động, và bản chất không lỗi kể như nhiệm vụ của nó trong nghĩa thành
tựu. Vì ở đây, chính hành động hay sự thành tựu được gọi là nhiệm vụ.
Cịn cơng năng và lợi ích của việc trì giới là "phòng phi chỉ ác" là
phương tiện ngăn chặn những hành động sai lầm , ngưng làm các điều ác làm
các việc thiện. Chính nhờ hành trì các giới điều thật đúng đắn mà hành giả
được thanh tịnh ba nghiệp và được sự vô úy : "Lấy giới hàng phục tâm, giữ ý
luôn chánh định, trong tu tập chỉ qn, chánh trí thường hiện tiền. Sáng suốt

gìn giữ giới, trong chánh trí tư duy. Hành đạo nếu tương ứng, tự thanh tịnh
hết khổ" [57, 67 - 68].
Song tùy theo sự học hiểu và hành của chúng ta mà nó sẽ đem lại một
sự giải thoát tương ứng trong cuộc sống. Ví như người thợ vàng, hết ngày này
qua ngày khác, hết giờ nọ sang giờ kia, người thợ phải cơng phu thế nào mới
lọc được vàng rịng. Cũng vậy, người muốn cho thân tâm mình trở nên trong
sạch cũng phải cố gắng khó nhọc rèn luyện như thế.
Rèn luyện thân tâm con người là điều cốt yếu của sự tiến hóa, cơng phu
của sự tiến hóa khơng ai có quyền thay thế được, mà nó phải là sự nghiệp
riêng của từng người. Người xưa có câu : "Ngọc bất trác, bất thành khí nhân
bất học, bất tri đạo". Vì vậy " Giới đức chỗ nhờ cậy, phước báo sẽ theo ta,
thấy pháp thành bậc thượng. Ba đường ác tránh xa". "Trì giới hết khổ lo,
phước ba cõi tơn q. Quỷ thần tà độc ác, khơng hại kẻ giới trì" [57, 378'].
Nếu người nào "Có tín và giữ giới. Tuệ quán siêng tu hành. Bậc trượng phu
trí tuệ. Qua được biển sanh tử”[57, 60].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

24


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

25

Con người vui buồn, sướng khổ một phần do con người tạo tác. Họ
phải chịu trách nhiệm trước hành vi của chính họ. Con người được an vui khi
nào họ điều khiển được thân của mình khơng bị lôi cuốn theo chiều của dục
vọng. Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Người nào thành tựu các giới
hạnh, hằng ngày khơng bng lung, an trụ trong chánh tín và giải thốt, thì

ác ma khơng thể dịm ngó được” [23,24].
Đức Phật đề cao việc trì giới ví như người sống trăm tuổi mà phá giới
và buông lung chẳng bằng sống chỉ một ngày mà trì giới tu thiền định "Dầu
sống một trăm năm,ác giới, không thiền định,tốt hơn sống một ngày, trì giới,
tu thiền định" [77, 53].
Người có giữ giới là người có đức hạnh, Phật ví mọi hương thơm của
các loại hoa hiện hữu trên thế gian, không bằng hương thơm của người có
giới đức. Hương thơm các lồi hoa khơng thể bay ngược chiều gió, nhưng
hương thơm của người giới đức, người khép mình vào khn khổ của đời
sống có kỷ cương, giới luật, có đạo đức bay ngược chiều gió, tỏa cùng khắp
mọi nơi : “Hương các lồi hoa thơm , khơng ngược bay chiều gió, nhưng
hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay " [77, 42].
Những người phá giới : "Như ngôi nhà vụng lợp, mưa liền xâm nhập
vào, cũng vậy tâm không tu, tham dục liền xâm nhập " [77, 34].“Sự phá giới
sẽ làm hại mình như dây Mang - la bao quanh cây Ta - la cho cây này khô
héo. Người phá giới chỉ là người làm điều mà kẻ thù muốn làm cho
mình’’[73,51] , " Phá giới quá trầm trọng, như dây leo bám cây, gieo hại cho
tự thân, như kẻ thù mong ước " [77, 64].
Chính tầm quan trọng vơ cùng lớn lao và quyết định của giới mà đức
Phật khi sắp nhập niết bàn đã tha thiết nhắn nhủ các đệ tử của mình phải giữ
gìn giới. Ngài dặn đệ tử xem sự tồn vong của giới giống như sự tồn vong của
Ngài vậy : "Giáo pháp và giới luật mà Như Lai thiết lập và ban hành cho các
con, sau khi Như Lai ra đi, các con hãy xem giáo pháp và giáo lý ấy là Thầy"
[54, 35].
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

25



×