Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Công tác xã hội cá nhân trong việc nhận diện tình trạng nhiễm hiv cho bạn tình của nhóm người nam quan hệ tình dục đồng giới tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 235 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------o0o-----

HUỲNH TẤN TIẾN

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC NHẬN
DIỆN TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV CHO BẠN TÌNH CỦA
NHĨM NGƯỜI NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10-2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC NHẬN
DIỆN TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV CHO BẠN TÌNH CỦA
NHĨM NGƯỜI NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Học viên

: Huỳnh Tấn Tiến



Chuyên ngành : Cơng tác xã hội – Mã số: 60.90.01.01
Khóa

:3

Năm học

: 2017-2019

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10-2019


LỜI CAM ĐOAN VÀ TRI ÂN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các thông tin,
số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Các tài liệu tham khảo đã
được cân nhắc lựa chọn và nghiên cứu cẩn thận.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến,
người đã tận tình hướng dẫn chun mơn, gợi ý hướng phân tích và những góp ý sâu sắc
giúp tơi hồn thiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới Bs. Tiêu Thị Thu Vân, giám đốc Trung tâm phịng, chống
HIV/AIDS Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên
cứu. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến lãnh đạo của các Trung tâm y tế quận huyện
và các phòng khám ngoại trú tại Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng và những người nhân viên
y tế đang phụ trách trực tiếp công tác tư vấn, hỗ trợ tiết lộ tình trạng nhiễm HIV tại các địa
bàn tham gia nghiên cứu. Chính những dữ liệu quý giá, sống động từ thực tiễn đã góp phần
cho luận văn này trở nên đầy ý nghĩa.
Lời cảm ơn chân thành của tôi xin được trân trọng gửi đến chị Khoản, nhân viên tư
vấn của phòng khám quận 3, chị Tấn nhân viên tư vấn của phòng khám quận 7 cùng các bạn
là người MSM đã tham gia và giúp đỡ tôi trong việc thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Huỳnh Tấn Tiến

I


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN VÀ TRI ÂN ...................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ v
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .......................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................................2

2.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................4
2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới .................................................................................4
2.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................................8
2.3 Các phương pháp nghiên cứu về vấn đề tiết lộ tình trạng nhiễm HIV .....................9

3.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ..............................................................11

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁC THỂ NGHIÊN CỨU .......................................................12


5.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................................12

6.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................................13

7.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..........................................................14

8.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................................14

9.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................15
9.1 Phần nghiên cứu định lượng ....................................................................................15
9.2 Phần nghiên cứu định tính .......................................................................................16
9.3 Can thiệp một trường hợp cụ thể bằng phương pháp công tác xã hội cá nhân........17

10.

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .....................................................18

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 19
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu .............................................. 19
1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu (Cách tiếp cận trong nghiên cứu) ...................19

1.2 Các khái niệm công cụ ................................................................................................26
1.3 Đặc điểm địa bàn và mẫu nghiên cứu .........................................................................33
Chương 2: NHẬN DIỆN TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV CHO BẠN TÌNH CỦA NGƯỜI
NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI ............................................................ 37
2.1. Tình trạng sức khỏe....................................................................................................37
2.2. Dự phịng lây nhiễm ...................................................................................................39
2.4. Tiết lộ tình trạng nhiễm..............................................................................................43
2.5. Hỗ trợ nhân viên y tế..................................................................................................54
2.6 Mối liên hệ của việc tiết lộ với các yếu tố liên quan – hạn chế của đề tài.................65

II


Chương 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC NHẬN DIỆN TÌNH TRẠNG
NHIỄM HIV CỦA BẠN TÌNH NGƯỜI MSM ....................................................... 69
3.1 Mô tả ca .......................................................................................................................69
3.2 Các hoạt động can thiệp ..............................................................................................70
1.

Bước 1: Tiếp cận thân chủ: ........................................................................................70

2.

Bước 2 và bước 3: Thu thập thông tin và nhận diện vấn đề ban đầu của thân chủ ...72

3.

Bước 4: Áp dụng lý thuyết để đánh giá và chẩn đoán vấn đề thân chủ .....................78

4.


Bước 5: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ ..............................85

5.

Bước 6: Thực hiện kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ ......................................................88

6.

Bước 7: Lượng giá và kết thúc – những thay đổi của thân chủ .................................93

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 95
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 98
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi thu thập thông tin định lượng ..............................................104
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn sau dành cho đối tượng là người MSM đã tiết lộ thành cơng
tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình .........................................................................110
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn sau dành cho đối tượng là người MSM chưa tiết lộ thành
cơng tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình.................................................................112
Phụ lục 4: Bộ câu hỏi phỏng vấn sau dành cho đối tượng là nhan viên y tế ..........114
Phụ lục 5: Phòng vấn sâu đối tượng người MSM (mã số PVS-MSM-1) ...............116
Phụ lục 6: Phỏng vấn sâu đối tượng 2 (Mã số PVS-MSM-2).................................128
Phụ lục 7: Phỏng vấn sâu đối tượng 3 (Mã số PVS-MSM-3).................................142
Phụ lục 8: Phỏng vấn sâu đối tượng 4 (Mã số PVS-MSM-4).................................153
Phụ lục 9: Phỏng vấn sâu đối tượng Nhân viên y tế (Mã số PVS-NVYT-1) .........164
Phụ lục 10: Phỏng vấn sâu đối tượng Nhân viên y tế (Mã số PVS-NVYT-2) .......178
Phụ lục 11: Vấn đàm 1 ............................................................................................ 189
Phụ lục 12: Vấn đàm 2 ............................................................................................ 196
Phụ lục 13: Vấn đàm 3 ............................................................................................ 203
Phụ lục 14: Vấn đàm 4 ............................................................................................ 208
Phụ lục 15: Vấn đàm 5 ............................................................................................ 215

Phụ lục 16: Vấn đàm 6 ............................................................................................ 217
Phụ lục 17: Công cụ đánh giá TEST – BECK ........................................................ 221
Phụ lục 18: Báo cáo nguồn nhân lực tại các phòng khám điều trị HIV ..................226

III


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra
(Acquired Immune Deficiency Syndrome)

CDC

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ
(United States Centers for Diseases Control and Prevention)

FHI

Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế
(Family Health International)

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human Immunodeficiency Virus)

IBBS


Điều tra giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI
(HIV/STI Integrated Biologic and Behavioral Surveillance)

MSM

Nam quan hệ tình dục đồng giới
(Men who have sex with men)

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

QHTD

Quan hệ tình dục

STIs

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
(Sexually Transmitted Infections)

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


IV


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng mẫu thu thập dữ liệu định lượng theo địa bàn ........................................34
Bảng 2: Đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n = 220).........................................................35
Bảng 3: Tình trạng sức khỏe (n = 220) ................................................................................38
Bảng 4: Đặc điểm về các mối quan hệ tình cảm trong vịng 12 tháng qua..........................39
Bảng 5: Đặc điểm về quan hệ tình dục của người MSM có trong 3 tháng qua ...................40
Bảng 6: Tần suất sử dụng bao cao su trong các lần quan hệ ...............................................41
Bảng 7: Lý do sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục .....................................................42
Bảng 8: Lý do không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ..........................................43
Bảng 9: Số lượng người MSM đã từng tiết lộ tình trạng nhiễm trong 12 tháng qua ...........44
Bảng 10: Đặc điểm về tiết lộ tình trạng nhiễm cho vợ/ bạn tình trong 12 tháng qua ..........45
Bảng 11: Thời điểm tiết lộ cho bạn tình thường xuyên .......................................................47
Bảng 12: Thời điểm tiết lộ cho vợ .......................................................................................47
Bảng 13: Thời điểm tiết lộ cho bạn tình khơng thường xun ............................................49
Bảng 14: Lý do tiết lộ ..........................................................................................................49
Bảng 15: Lý do không/chậm tiết lộ ......................................................................................51
Bảng 16: Cách thức tiết lộ ....................................................................................................53
Bảng 17: Thái độ của vợ/ bạn tình sau khi được tiết lộ .......................................................53
Bảng 18: Số lượng người MSM được NVYT trao đổi về sử dụng BCS .............................54
Bảng 19: Các nội dung về bao cao su mà người MSM được NVYT trao đổi .....................55
Bảng 20: Sự hài lòng của người MMS khi được NVYT trao đổi về lợi ích của việc sử dụng
bao cao su .............................................................................................................................55
Bảng 21: Sự hài lòng của người MMS khi được NVYT trao đổi về các biện pháp thuyết
phục bạn tình việc sử dụng bao cao su.................................................................................55
Bảng 22: Sự hài lòng của người MMS khi được NVYT trao đổi về các cách giải quyết khó
khăn trong việc sử dụng bao cao su .....................................................................................56
Bảng 23: Số lần trung bình NVYT hỗ trợ người MSM tiết lộ tình trạng nhiễm .................57

Bảng 24: Cách thức NVYT dùng để hỗ trợ người MSM tiết lộ ..........................................59
Bảng 25: Nội dung NVYT hỗ trợ người MSM tiết lộ tình trạng nhiễm ..............................61
Bảng 26: Sự hài lòng của người MSM về sự hỗ trợ của NVYT trong việc tiết lộ tình trạng
nhiễm ....................................................................................................................................64

V


Bảng 27: Cảm nhận của người MSM về môi trường tại phòng khám điều trị HIV ............64
Bảng 28: Mối liên hệ giữa tiết lộ tình trạng nhiễm với các yếu tố liên quan.......................65
Bảng 29: Mối liên hệ giữa không tiết lộ tình trạng nhiễm với các yếu tố liên quan ...........66
Bảng 30: Mối liên hệ giữa tiết lộ tình trạng nhiễm với sợ khơng được quan hệ tình dục
(bạn tình khơng thường xun) ............................................................................................67
Bảng 31: Tóm tắt các thơng tin mà tác giả ghi nhận được ở thân chủ như sau: ..................74
Bảng 32: Phân tích hệ thống xã hội của thân chủ ................................................................82
Bảng 33: Bảng ghi lại các suy nghĩ tự động và điểm không hợp lý của Thân chủ..............90

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1: Khung phân tích ......................................................................................................28
Hình 2: Chi tiết hóa thành tố đặc điểm người MSM............................................................29
Hình 3: Sơ đồ chi tiết hóa thành tố sức khỏe .......................................................................29
Hình 4: Sơ đồ chi tiết hóa thành tố các yếu tố dự phịng lây nhiễm ....................................30
Hình 5: Sơ đồ chi tiết hóa thành tố hành vi tiết lộ tình trạng nhiễm .. Error! Bookmark not
defined.
Hình 6: Sơ đồ chi tiết hóa thành tố sự hỗ trợ của nhân viên y tế .........................................32
Hình 7: Sơ đồ phả hệ ............................................................................................................78
Hình 8: Sơ đồ sinh thái .........................................................................................................79
Hình 9: Sơ đồ bạn tình .........................................................................................................80
Hình 10: Sơ đồ bạn tình mở rộng trong mối quan hệ của thân chủ: ....................................81


VI


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
HIV/AIDS là một đại dịch trên tồn cầu và người nhiễm HIV phải gánh chịu nhiều hậu
quả liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Luật phòng chống
HIV/AIDS quy định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm. Người nhiễm HIV có quyền được
giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS (điểm d, khoản 1, điều 4) và có nghĩa vụ thực
hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác và thông báo kết quả xét nghiệm
HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hơn với mình biết
(điểm a và b, khoản 2 điều 4). Đây là hai trong các nguyên tắc nền tảng cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã cam kết đẩy mạnh các hoạt
động phòng chống HIV/AIDS hướng tới kết thúc được đại dịch vào năm 2030. Tuy nhiên
các số liệu hiện nay cho thấy tỷ lệ nhiễm trên nhóm đối tượng MSM đang ngày càng tăng
và trẻ hóa. Các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới cho thấy chỉ khoản 30% đến 50% người
MSM có thể tiết lộ tình trạng nhiễm của mình cho bạn tình. Với tâm huyết là một người đã
và đang làm cơng tác phịng, chống HIV/AIDS hơn 10 năm, tác giả mong muốn tìm hiểu
việc thơng báo tình trạng nghiễm HIV của người MSM cho bạn tình sẽ phụ thuộc vào các
yếu tố nào? Đâu là các yếu tố thúc đẩy cũng như hạn chế cho việc tiết lộ và Phương pháp
công tác xã hội cá nhân sẽ phát huy hiệu quả trong việc nhận diện tình trạng nhiễm HIV cho
bạn tình hay khơng? Tác giả thiết kế nghiên cứu gồm 2 phần chính: Phần 1 là thu thập thông
tin định lượng từ người MSM đang điều trị tại các phòng khám và phỏng vấn sâu đại diện
một số người MSM và nhân viên y tế để mô tả được bức tranh về tiết lộ tình trạng nhiễm
của người MSM; Phần 2 là áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân vào 1 trường hợp
cụ thể để bổ sung thêm một công cụ hữu hiệu cho các nhân viên tư vấn đang phụ trách trực
tiếp công việc này. Kết quả của phần 1 đã chỉ ra chỉ 48,2% người MSM đã tiết lộ tình trạng
nhiễm cho vợ/ bạn tình và các yếu tố trách nhiệm, dự phịng lây nhiễm cho bạn tình, giải tỏa
căng thẳng, tìm sự hỗ trợ về mặt tình cảm và chăm sóc sức khỏe là các yếu tố sẽ thúc đẩy.
Ngược lại, các yếu tố cản trở người MSM tiết lộ đó là sợ nhiều người khác biết và bị kỳ thị
và phần biệt đối xử, sợ bị bỏ rơi, xa lánh, cảm thấy tội lỗi. Kết quả phần 2 đã chứng minh

rằng phương pháp công tác xã hội cá nhân có thể giúp ích cho cơng tác hỗ trợ người MSM
tiết lộ tình trạng nhiễm. Với kết quả của nghiên cứu này, tác giả tin rằng sẽ là một nguồn
thông tin quý giá cho các cấp cấp lãnh đạo hoạch định chính sách, chiến lược cũng như các
nhân viên y tế tại các phòng khám cải tiến được chất lượng, hiệu quả công việc.
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
HIV /AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe
con người và tương lai nịi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực
tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tư và an tồn xã hội, đe doạ sự phát triển bền
vững của đất nước (Chung Á, 2013). Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS, 2017), vào cuối năm 2016, ước tính trên thế giới có 36,7 (30,8 – 42,9)
triệu người đang sinh sống với HIV, trong đó có 12,2 triệu người khơng biết tình trạng nhiễm
HIV dương tính. Theo báo cáo của Cục Phịng chống HIV/AIDS (Cục phịng, chống
HIV/AIDS, 2017), tính đến hết 30/6/2017, số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV trên cả
nước là 209.591 trường hợp và đã có 90.980 trường hợp tử vong do AIDS. Trung tâm Phòng
chống HIV/AIDS TPHCM (Trung tâm Phịng chống HIV/AIDS TPHCM, 2017a), Thành
phố Hồ Chí Minh Là nơi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của cả nước vào năm
1990, tính đến 30/6/2017 có 10.309 trường hợp tử vong do AIDS và 43.651 người nhiễm
HIV hiện đang còn sống
Từ những năm qua, các hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được đẩy mạnh nhằm
kết thúc đại dịch HIV/AIDS trên toàn thế thế vào năm 2030. Các kết quả ban đầu cho thấy
tốc độ và phạm vi lây nhiễm HIV đã giảm bớt so với trước nhưng vấn đề lây truyền qua
đường tình dục, đặc biệt với các nhóm bạn tình đồng giới vẫn cịn là vấn đề cần quan tâm.
Trong số 4,541 ca mới phát hiện nhiễm HIV được báo cáo năm 2017 thì lây truyền qua
đường tình dục vẫn chiếm cao nhất, 58% (Cục Phòng chống HIV/AIDS, 2017). Số liệu thống
kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV của người MSM đều tăng qua các
năm. Tại Tp.HCM tỷ lệ này ngày càng tăng lên từ 7.3% năm 2012 lên đến 17.0% năm 2017

(Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, 2017a).
Nhận thấy được xu hướng gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV của người MSM tại Tp.HCM là
yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến các chiến lược phòng chống HIV/AIDS, từ tháng 9 năm
2017, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS triển khai hoạt động tăng cường tư vấn cho bệnh
nhân là người MSM đang điều trị tại các phòng khám trên địa bàn thành phố để họ thơng
báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình và thuyết phục bạn tình làm xét nghiệm HIV tại
21/24 quận/huyện. Kết quả báo cáo 7 tháng (từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018)
cho thấy những hiệu quả. Cụ thể trong giai đoạn này, có 269 bệnh nhân là người MSM được
2


cán bộ y tế tăng cường tư vấn để họ thơng báo tình trạng nhiễm của mình cho bạn tình. Có
477 bạn tình được tiếp cận, 475 người đồng ý làm xét nghiệm HIV và phát hiện 70 người
nhiễm được chuyển gửi đến phòng khám điều trị (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
TPHCM, 2018). Tuy có những dấu hiệu tích cực nhưng hoạt động này vẫn còn một số hạn
chế.
Hoạt động này đang được các dự án quốc tế hỗ trợ kinh phí với hình thức chi trả theo
hiệu suất (chỉ chi tiền thưởng cho nhân viên tư vấn khi người MSM đã thơng báo thành cơng
tình trạng nhiễm HIV của mình cho bạn tình và thuyết phục bạn tình mình đi làm xét
nghiệm). Điều đó dẫn đến việc những trường hợp khơng thành cơng thì các nhân viên tư vấn
đã không lập hồ sơ và ghi nhận dữ liệu để báo cáo vì họ cho rằng việc này vừa mất thời gian,
công sức mà lại không được chi trả tiền. Do đó, dữ liệu báo cáo hiện nay đã khơng phản ánh
số lượng người MSM không đồng ý thông báo tình trạng nhiễm của mình cho bạn tình; chưa
phản ánh được hết số lượng bạn tình thật sự của người MSM cần được thông báo kết quả
xét nghiệm; chưa phản ánh được các yếu tố liên quan đến việc thông báo tình trạng nhiễm
HIV của MSM như: thời gian thơng báo thành cơng kết quả xét nghiệm HIV; những hình
thức thông báo nào được ưu tiên sử dụng? những loại bạn tình nào mà người MSM chọn để
thơng báo; những khó khăn và kinh nghiệm khi thơng báo kết quả xét nghiệm cho bạn tình….
Sở Y tế (2016), Đội ngủ nhân viên y tế đang phụ trách công tác tư vấn này chủ yếu là
các Y/Bác sĩ hoặc điều dưỡng không được đào tạo chuyên môn về Công tác xã hội, xã hội

học hoặc tâm lý và họ cung cấp dịch vụ y tế là chủ yếu nên các dịch vụ tư vấn ca theo mơ
hình cơng tác xã hội cá nhân được áp dụng không đầy đủ.
Tác giả khẳng định rằng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM sẽ ngày càng tăng nếu
khơng có một giải pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả. Hệ quả của việc không thơng báo
tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các biện pháp phòng
tránh lây nhiễm và thuyết phục bạn tình làm xét nghiệm HIV. Để giảm thiểu tình trạng này
cần tìm ra những nguyên nhân tiềm ẩn của việc khơng thơng báo, có phải là do người MSM
thiếu kiến thức hay còn những nguyên nhân nào khác như là tâm lý sợ bị kỳ thị làm cho
người MSM dù biết tác hại nhưng vẫn muốn giấu hay do sợ bị bỏ rơi, cô lập, mất kinh tế…là
nhiệm vụ quan trọng trong các can thiệp dự phịng lây nhiễm trên nhóm MSM. Hơn nữa
với tâm huyết của một người đã và đang làm việc trong lĩnh vực HIV/AIDS gần 10 năm, tác
giả rất mong muốn thử nghiệm phương pháp công tác xã hội cá nhân của ngành công tác xã
hội để tiếp cận người MSM giúp họ có những kiến thức, thái độ và phương pháp tiết lộ tình
3


trạng nhiễm của mình hiệu quả nhất có thể. Từ đó tác giả đưa ra các khuyến nghị, giải pháp
cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS can thiệp trên đối tượng là người MSM và cho đội
ngủ nhân viên y tế tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác tư vấn người MSM tiết lộ tình
Trạng nhiễm của mình cho bạn tình. Đây là nguyên nhân mà tác giả muốn nghiên cứu đề tài
này.
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu can thiệp áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân cho các đối
tượng như trẻ em nghèo đến trường, thanh niên mắc bệnh tâm thần phân liệt, bệnh nhân mắc
bệnh ung thư vú…đã cho thấy các hiệu quả và củng cố thêm niềm tin cho tác giả trong việc
áp dụng phương pháp này cho đối tượng là người MSM để họ thơng báo tình trạng nhiễm
HIV của mình cho bạn tình. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người nhiễm được sự quan
tâm, chia sẽ từ nhân viên y tế về vấn đề này thì họ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc quyết
định tiết lộ hơn là chỉ đơn thuần là được điều trị HIV/AIDS (Wei, Lim, Guadamuz, & Koe,

2012). Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn người nhiễm HIV chưa được nhân viên y tế
trao đổi về lợi ích việc tiết lộ tình trạng bệnh cho bạn tình và người thân trong gia đình cũng
như các biện pháp để thực hiện (M. Holt et al., 2011) và còn một tỷ lệ nhất định các nhân
viên y tế chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng và thái độ để chăm sóc điều trị tốt cho
người nhiễm (Datye et al., 2007). Các yếu tố về chính sách, các dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ
tầng cũng như mơi trường của cơ sở y tế có tạo cho cảm giác an tồn, khơng bị kỳ thị và
phân biệt đối xử hay khơng có liên quan đến khả năng tiết lộ tình trạng bệnh của người
nhiễm HIV (Yoshioka & Schustack, 2001). Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả tổng
quan các nghiên cứu theo các nội dung: a) Tỷ lệ người MSM thơng báo tình trạng nhiễm
HIV cho bạn tình; b) lý do mà người có HIV quyết định thơng báo và khơng thơng báo tình
trạng nhiễm của mình; c) Cách thức mà người nhiễm HIV lựa chọn để tiết lộ tình trạng
nhiễm của mình; d) Đối tượng mà người có HIV ưu tiên lựa chọn để tiết lộ tình trạng nhiễm
và e) Thời gian mà bệnh nhân là người MSM quyết định thơng báo tình trạng nhiễm HIV.
a. Tỷ lệ người MSM thơng báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình trong nghiên cứu
tại các nước Mỹ, Úc có tỷ lệ cao hơn các nghiên cứu thực hiện tại các nước Châu Á như
Thái Lan. Cụ thể 105 người MSM nhiễm HIV tại Los Angeles có tỷ lệ thông báo là 53%
(56/105) (Crepaz & Marks, 2003), một tỷ lệ tương tự trên 88 người MSM nhiễm ở Úc là
51% (M. Holt et al., 2011) cao hơn tỷ lệ được công bố tại nghiên cứu trên 200 người MSM
4


dương tính ở Thái Lan chỉ 26% (Edwards-Jackson et al., 2012) hay kết quả nghiên cứu với
416 người MSM nhiễm HIV tại các nước Châu Á chỉ 33% (Wei et al., 2012). Như vậy tỷ lệ
bệnh nhân là người MSM thơng báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho bạn tình qua các
nghiên cứu có khác nhau về tỷ lệ (có lẽ là do sự khác nhau về mơi trường sống và văn hóa?)
và dao động từ 26% đến 53%. Điều này khác biệt đáng kể hiện trạng kết quả ghi nhận được
từ báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tp.HCM.
b. Về lý do mà người có HIV quyết định thơng báo và khơng thơng báo tình trạng
nhiễm của mình, các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy đối với người nhiễm HIV, việc
quyết định có thơng báo tình trạng nhiễm HIV hay khơng có thể được xem là một lựa chọn

có cân nhắc giữa chi phí và phần thưởng. Chi phí (có thể xem là hậu quả) của việc tiết lộ là
rất lớn. Người nhiễm HIV sẽ cân nhắc các lý do như tiết lộ tình trạng dương tính với HIV
có thể đem lại cảm giác lo lắng và đe dọa đến hạnh phúc cá nhân và mang lại hậu quả về
mặt thể chất và kinh tế (Lawrence, M.P.H.aSue, & MoussaSarr, 2001), bị từ chối quan hệ
tình dục (Parsons et al., 2005; Harawa, Williams, Ramamurthi, & Bingham, 2006) hoặc lo
ngại sự thiếu hiểu biết về HIV của bạn tình hoặc người thân trong gia đình (Yoshioka &
Schustack, 2001). Điều nổi bật hơn cả là bối cảnh của xã hội với sự kỳ thị và phân biệt đối
xử khiến cho người nhiễm HIV phải che dấu tình trạng nhiễm của mình (Wei et al., 2012).
Ngược lại phần thưởng là các mong đợi mà người nhiễm HIV mong có được sau khi tiết lộ
như việc tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ về tình cảm, thể chất và xã hội như chăm sóc y
tế (Kalichman, DiMarcoJames, AustinWebster, & DiFonzo, 2000; Parsons et al., 2005). Sự
quan tâm chia sẽ và đặc biệt là giúp bệnh nhân có thể thốt khỏi cảm giác che giấu, lẫn trốn
và thể hiện được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và bạn tình (Harawa et al., 2006;
Kalichman et al., 2000) từ đó góp phần cho việc tăng cường tuân thủ điều trị và dự phòng
lây nhiễm HIV.
Một lý do khác khiến người MSM quyết định thơng báo tình trạng nhiễm HIV của
mình là do sự tiến triển của bệnh thường dẫn đến họ phải nhập viện hoặc đăng ký vào các
phòng khám điều trị HIV/AIDS để được điều trị, khi đó, địi hỏi họ cần phải giải thích về
bệnh tật của họ với người thân hoặc bạn tình xem như là một cách để có thể tiếp cận được
các nguồn lực hỗ trợ cho họ (Yoshioka & Schustack, 2001; Parsons et al., 2005). Tuy nhiên,
hiện nay các liệu pháp điều trị đặc biệt cho HIV đã phát triển mạnh mẽ, nhất là tại các nước
phát triển, điều này dẫn đến việc các bệnh nhân được chăm sóc và chữa trị tốt hơn, diễn tiến
bệnh sẽ chậm lại. Và như thế câu hỏi đặt ra là hiện nay với điều kiện thực tế tại Tp.HCM thì
5


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

việc tiết lộ tình trạng nhiễm HIV và diễn tiến bệnh có liên quan như thế nào? Có phải những
người mới nhiễm với tình trạng sức khỏe tốt sẽ ít thơng báo tình trạng của mình cho người

khác?.
Quyết định có tiết lộ hay khơng tình trạng nhiễm HIV của mình cho bạn tình có liên
quan đến yếu tố hiểu biết tình trạng HIV của bạn tình. Khi đối tác của họ khơng tiết lộ, người
MSM cũng ít có khả năng tiết lộ (82,5% so với 15,8%, χ2 = 148,50, p <0,01) (Wei et al.,
2012). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy người có HIV có nhiều khả năng tiết lộ tình trạng
nhiễm HIV của mình nhiều hơn nếu họ biết rằng bạn tình cũng bị nhiễm HIV và ngược lại
khi bạn tình của họ khơng tiết lộ, người có HIV cũng ít có khả năng tiết lộ tình trạng nhiễm
HIV của mình (Crepaz & Marks, 2003; Zea, Reisen, Poppen, Echeverry, & Bianchi, 2004;
Lawrence et al., 2001). Với kết quả này việc xác định được ai là bạn tình chính/ thường
xun sẽ hỗ trợ cho cơng tác tăng cường tư vấn bệnh nhân MSM tại Tp.HCM trong việc tập
trung các đối tượng ưu tiên.
c. Về cách thức mà người nhiễm HIV lựa chọn để tiết lộ tình trạng nhiễm của mình
được mơ tả khá đa dạng. 57% người nhiễm cho rằng việc tiết lộ trực tiếp là phương pháp
hiệu quả nhất vì nó loại bỏ sự nhầm lẫn. Tuy nhiên ln có sự cân nhắc về mơi trường, hồn
cảnh khi tiết lộ và các "chi phí" khi tiết lộ, các rủi ro nhất chẳng hạn như mất quan hệ tình
dục, kết thúc ngay lập tức của một mối quan hệ và bạo lực (Serovich, Oliver, Smith, &
Mason, 2005). Phương thức này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau khơng chỉ
qua lời nói mà có thể bằng điện thoại hoặc internet như 27% người thơng báo tình trạng
nhiễm HIV của họ trong tất cả các hồ sơ trực tuyến của họ (Horvath, Oakes, & Rosser,
2008). Tiết lộ qua việc thiết lập các giai đoạn, với cách này, người nhiễm sử dụng nhiều gợi
ý và biểu tượng khác nhau để ngầm ý “đánh động” đến bạn tình của mình về tình trạng
nhiễm HIV của mình như khăng khăng đề nghị sử dụng bao cao su hay yêu cầu đối tác mình
cho biết về tình trạng nhiễm HIV của đối tác. Cách tiếp theo là nhờ người thứ ba giúp đỡ,
họ có thể là người bạn thân đã biết tình trạng của mình hay là một nhân viên y tế tại một cơ
sở điều trị. Và sau cùng là tìm kiếm các mơ phỏng. Người nhiễm HIV sẽ gợi ý những địa
điểm, câu lạc bộ mà mình hay đến để sinh hoạt mà nơi đó dễ dàng gặp gỡ và tiếp xúc với
những người nhiễm khác (Serovich, Oliver, et al., 2005). Tuy nhiên, dù người nhiễm HIV
có chọn phương cách nào đi nữa thì đa phần các nghiên cứu đều cho thấy người nhiễm có
khuynh hướng sẽ tiết lộ dần dần và tiết lộ có chọn lọc. Ban đầu sau khi được chần đoán
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


6


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nhiễm HIV thì họ sẽ khơng tiết lộ hoặc là tiết lộ cho rất ít người. Thời gian về sau, họ có
khuynh hướng tiết lộ nhiều hơn (Zea et al., 2004; Simon Rosser et al., 2008; Serovich,
Esbensen, & Mason, 2005).
d. Về đối tượng mà người có HIV ưu tiên lựa chọn để tiết lộ tình trạng nhiễm trong
các nghiên cứu có thể được chia làm hai nhóm: nhóm bạn tình (bao gồm vợ/ chồng) có quan
hệ tình dục và nhóm người thân trong gia đình và bạn bè. Đối với bạn tình các nghiên cứu
đều cho rằng người nhiễm HIV thường tiết lộ cho người yêu thích hơn tiết lộ cho những
người khác (67% (20 /30) so với 48% (36/75), p B / 0,10), và tiết lộ nhiều hơn cho bạn tình
có quan hệ tình dục hơn ba lần so với những người có thời gian ít hơn (68% (31/46) so với
42% (25/59), p B / 0,05) và tiết lộ cho bạn tình mà bệnh nhân biết là âm tính hơn là khơng
biết (89% (25/28) so với 40% (31/77), p B / 0,01) (Crepaz & Marks, 2003) hoặc là với
những người mà họ cảm thấy có trách nhiệm hoặc/ và muốn xây dựng các mối quan hệ,
ngược lại, nếu là tình một đêm thì họ sẽ hiếm khi tiết lộ (Harawa et al., 2006). Nhận định
này hoàn toàn phù hợp với các lý do mà người nhiễm cân nhắc để quyết định thơng báo hay
khơng thơng báo tình trạng nhiễm của mình. Đối với người thân trong gia đình và bạn bè
các nghiên cứu cho thấy người nhiễm có xu hướng tiết lộ cho các bà mẹ và chị em gái nhiều
hơn so với tiết lộ cho cha (Serovich, Esbensen, et al., 2005) và nếu so sánh giữa người thân
gia đình và bạn bè thì người nhiễm sẽ tiết lộ cho bạn bè nhiều hơn (Kalichman et al., 2000).
e. Thời gian mà bệnh nhân là người MSM quyết định thơng báo tình trạng nhiễm
HIV. 31% những người tham gia nghiên cứu khơng tiết lộ cho ai về tình trạng nhiễm HIV
của mình trong 90 ngày qua (Simon Rosser et al., 2008). Đa số cho rằng tiết lộ tình trạng
nhiễm HIV là một vấn đề vơ cùng khó khăn trong giai đoạn đầu mới được chẩn đoán nhiễm
HIV. Sau giai đoạn này, người MSM nhiễm HIV ngày càng có khuynh hướng cơng khai
tình trạng bệnh và xem tiết lộ tình trạng nhiễm HIV để tăng cường sự hỗ trợ thiết thực và

tình cảm, chia sẻ trách nhiệm về tình dục và tạo điều kiện cho bạn tình chấp nhận mình (R.
Holt et al., 1998). Nghiên cứu khác thực hiện trên 155 bệnh nhân MSM tại 2 thành phố
NewYork và Washington, DC thì kết quả cho thấy có sự khác biệt vể tỷ lệ bệnh nhân thơng
báo tình trạng của mình cho người khác: một nữa (50%) tiết lộ cho ai đó trong ngày họ phát
hiện ra, và 15% người tiết lộ trong vòng một vài ngày, nhưng khoảng 20% khơng nói với ai
trong 1 năm hoặc hơn (Zea et al., 2004). Tuy các mốc thời gian và tỷ lệ người MSM nhiễm
HIV thơng báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho người khác có khác nhau trong các
nghiên cứu nhưng đều có điểm chung là thời gian càng về sau thì người MSM dễ dàng hơn
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

7


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

trong việc thơng báo tình trạng của mình. Đây cũng là gợi ý để tác giả phân tích thời gian
mà bệnh nhân MSM tại Tp.HCM chọn để thông báo cho người khác và trên cơ sở đó có các
góp ý cho quy trình can thiệp tại các phịng khám điều trị đang tăng cường tư vấn cho bệnh
nhân tiết lộ tình trạng nhiễm của mình cho bạn tình và các biện pháp tình dục an tồn trong
thời gian họ chưa quyết định tiết lộ.
2.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam các nghiên cứu về thông báo hoặc tiết lộ tình trạng nhiễm HIV cho bạn
tình không nhiều. Vấn đề này chỉ được nhắc đến ngang qua các nghiên cứu về kỳ thị và phân
biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS với nội dung là rào cản của việc tiết lộ. Do đó, phần
tổng quan các nghiên cứu tại Việt nam, tác giả chủ yếu đề cập đến kiến thức, thái độ và hành
vi dự phòng lây nhiễm HIV của người MSM để bổ sung thêm ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Về lý do không thơng báo tình trạng nhiễm HIV trong báo cáo nghiên cứu thí điểm
tăng cường các hoạt động giảm kỳ thị và Phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại cơ
sở y tế khảo sát tại Tp.HCM cho thấy có 47% (155/ 329 ) người nhiễm đã ngại đến cơ sở y
tế trong 12 tháng qua vì sợ bị tiết lộ, trong đó chỉ có 56,7% (88/155) người nhiễm HIV quyết

định thơng báo tình trạng nhiễm để tiếp cận các dịch vụ y tế liên quan (Sở Y tế, 2017). Trong
luận án tiến sĩ của Võ Hoàng Sơn đã chỉ ra rằng khi đã tiết lộ tình trạng HIV cho mọi người
biết thì đều phải gánh chịu hậu quả của sự kỳ thị, chỉ khác nhau là ở chỗ, người nhiễm sẽ
chịu sự kỳ thị ít hay nhiều và dưới hình thức này hoặc hình thức khác và có nguy cơ mất đi
quyền chăm sóc ni dưỡng trong gia đình (Võ Hoàng Sơn, 2018). Tuy các nghiên cứu tại
Việt Nam chưa nhiều nhưng kết quả của 2 nghiên cứu trên cho thấy sự phù hợp với kết quả
của các nghiên cứu trên thế giới và phản ánh phần nào các lý do mà người nhiễm HIV tại
Tp.HCM không tiết lộ tình trạng của mình.
Về kiến thức và thái độ của người MSM trong việc dự phòng lây nhiễm HIV các
nghiên cứu đều cho cùng kết là có một tỷ lệ từ 40% đến 60% người MSM có kiến thức về
HIV chưa đúng. Chỉ có 47,5% trong số 445 người MSM tại Khánh Hòa trả lời đúng từ 1415 câu hỏi về kiến thức đường lây truyền và cách phòng chống HIV/AIDS (Tơn Thất Tồn
& Trần Xn Chương, 2010); Chỉ 38,9% người MSM trong một nghiên cứu thực hiện trên
8 tỉnh miền tây trả lời đúng tất cả năm câu hỏi về kiến thức liên quan đến lây truyền HIV
(Nguyễn Vũ Thượng et al., 2016). Nghiên cứu tại TP.Huế năm 2012, thỉ tỷ lệ MSM có kiến
thức đúng liên quan đến nguy cơ có thể lây nhiễm HIV/AIDS cao hơn nhưng không đáng
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

8


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

kể 59,6% (Đồn Chí Hiền, 2012). Cịn tại Tp.HCM, Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc
sống đã thực hiện khảo sát 227 MSM bán dâm, kết quả cho thấy MSM trẻ (ít hơn 25 tuổi)
thường có hiểu biết về HIV ít hơn và ít tiếp cận với các chương trình phịng ngừa lây nhiễm
HIV: chỉ có 39,5% mại dâm nam dưới 25 tuổi trả lời đúng năm câu hỏi về các lây nhiễm
HIV (Trung tâm Life, 2011). Về thái độ của người MSM về dự phòng lây nhiễm HIV thì đa
số MSM khơng sẵn sàng thảo luận với bạn tình về HIV/AIDS khi QHTD hậu mơn khơng
trả tiền (61,5%), có 37,6% MSM có thảo luận với một số bạn tình và chỉ có một số rất ít
MSM có thảo luận với tất cả bạn tình (0,9%) (Tơn Thất Tồn & Trần Xn Chương, 2010)

và chỉ có 38,8% MSM có thái độ tích cực với người nhiễm HIV (Đồn Chí Hiền, 2012).
Như vậy các nghiên cứu về kiến thức và thái độ dự phòng lây nhiễm HIV của người MSM
chủ yếu được thực hiện tại các tỉnh thành phố riêng lẻ và số lượng mẫu cũng chỉ tập trung
trên 1 số nhóm đối tượng. Các kết quả này chưa thể phản ánh hết kiến thức và thái độ của
người MSM tại Việt Nam cũng như tại Tp.HCM
Về hành vi dự phịng lây nhiễm HIV thì các nghiên cứu được thực hiện đều đặn theo
phương pháp giám sát dịch tễ học từ cấp quốc gia đến tỉnh/ thành phố qua các năm từ 2009
đến 2017. Tại Tp.HCM, kết quả qua các năm từ 2012 đến 2017 thì tỷ lệ MSM trả lời có sử
dụng BCS ở tất cả các lần QHTD với bạn tình nam trong 1 tháng qua chỉ ở khoảng 35,5%
(2012) đến 40,5% (2017) (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, 2017a). Nếu so
sánh với các nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang ở trên chúng ta có
thể thấy các tỷ lệ này cũng khá tương đồng (43,5% có sử dụng BCS thường xuyên với bất
kỳ bạn tình nào (Nguyễn Vũ Thượng et al., 2016), 30,8% đa số sử dụng BCS khi quan hệ
với các bạn tình (Tơn Thất Tồn & Trần Xn Chương, 2010), 38,3% có sử dụng BCS khi
quan hệ tình dục qua hậu mơn (Đồn Chí Hiền, 2012)). Có thể khẳng định qua các báo cáo
và nghiên cứu tại Tp.HCM từ các năm 2009 đến năm 2017 cho thấy vẫn còn một số lượng
lớn MSM chưa có đầy đủ và đúng kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV cũng như đã có
những hành vi tình dục khơng an tồn đối với bản thân và bạn tình. Điều này sẽ dẫn đến việc
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM sẽ ngày càng tăng nếu khơng có một giải pháp can thiệp
kịp thời và hiệu quả.
2.3 Các phương pháp nghiên cứu về vấn đề tiết lộ tình trạng nhiễm HIV
Khi cần phân tích các vấn đề về kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng lây nghiễm
HIV hầu hết các tác giả đều sử dụng phương pháp định lượng, điều tra mô tả cắt ngang
(Nguyễn Vũ Thượng et al., 2016; Trung tâm Life, 2011; Tơn Thất Tồn & Trần Xn
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

9


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


Chương, 2010). Người tham gia sẽ trả lời trực tiếp các câu hỏi qua máy tính bảng hoặc trả
lời trên bảng câu hỏi giấy. Việc tuyển chọn mẫu để tham gia vào các nghiên cứu tùy thuộc
vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Việc tuyển chọn đối tượng tham gia vào nghiên cứu
có thể là dùng phương pháp hịn tuyết lăn (Đồn Chí Hiền, 2012; Zea et al., 2004) hoặc vẽ
bản đồ địa dư, lập danh sách các tụ điểm và tiếp cận trực tiếp thông qua các đội ngũ tình
nguyện viên, đồng đẳng viên (Nguyễn Vũ Thượng et al., 2016; Tơn Thất Tồn & Trần Xn
Chương, 2010) hoặc mời đối tượng tham gia khảo sát qua bảng hỏi trực tuyến trên mạng
internet (Horvath et al., 2008; Wei et al., 2012; Latkin et al., 2012; M. Holt et al., 2011; Wei
et al., 2012)
Khi cần đánh giá việc tiết lộ tình trạng bệnh của người nhiễm HIV hầu như các nghiên
cứu đều sử dụng cách chọn mẫu từ việc tuyển chọn các bệnh nhân đang điều trị HIV tại các
cơ sở y tế (Simbayi et al., 2007; Crepaz & Marks, 2003) hoặc tiếp cận danh sách người
nhiễm HIV từ một từ danh sách đã tham gia các cuộc nghiên cứu khác (Ciccarone et al.,
2003). Đa số các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với số lượng mẫu đủ
lớn để đại diện cho một nhóm dân số (Marks et al., 2002; Serovich, Esbensen, et al., 2005;
Edwards-Jackson et al., 2012; Kalichman et al., 2000; Simbayi et al., 2007) tuy nhiên khi
cần tìm hiểu một vấn đề sâu sắc hơn như diễn tiến của việc tiết lộ, các phương pháp và lý
do tiết lộ cho từng đối tượng khác nhau hoặc là do vấn đề cần tìm hiểu tế nhị, nhạy cảm như
quan hệ tình dục hoặc kỳ vọng của người nhiễm hoặc những trải nghiệm về kỳ thị và phân
biệt đối xử tại cơ sở y tế thì các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (Harawa
et al., 2006; Serovich, Oliver, et al., 2005)
Vì việc tiết lộ liên quan mật thiết với hành vi quan hệ tình dục, nên khi muốn đánh
giá về hành vi sử dụng bao cao su để dự phòng lây nhiễm cho bạn tình, các nghiên cứu
thường đưa ra tiêu chí chọn mẫu là người nhiễm HIV phải có hành vi tình dục trong 3 tháng
gần đây (Parsons et al., 2005; Marks et al., 2002; Latkin et al., 2012; Horvath et al., 2008;
Edwards-Jackson et al., 2012) hoặc 6 tháng gần đây (Ciccarone et al., 2003; Crepaz &
Marks, 2003; Serovich & Mosack, 2003). Các nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về các lý do
mà người nhiễm HIV tiết lộ và khơng tiết lộ thì thời gian này được đưa ra là trong 12 tháng
gần đây (Simon Rosser et al., 2008; Harawa et al., 2006), hoặc 3 năm gần đây (Serovich,

Oliver, et al., 2005)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

10


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
Năm 2018 là năm thứ ba mà Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Kế hoạch Hành động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 – 2020 và cũng là năm thứ ba thực hiện Mục tiêu
90 – 90 – 90. Tuy nhiên kết quả đạt được mục tiêu 90 thứ nhất và thứ hai cho đến cuối năm
2017 vẫn còn chưa như mong đợi. Cụ thể với mục tiêu thứ nhất (90% số người nhiễm HIV
biết tình trạng nhiễm của họ), Thành phố mới đạt 74%, như vậy cần phải tư vấn, xét nghiệm
HIV để phát hiện thêm 8.379 người nhiễm mới HIV và mục tiêu thứ hai (90% số người được
chẩn đốn nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV liên tục), chỉ đạt 78%, như vậy Thành phố
phải điều trị ARV thêm cho 9.119 người nhiễm HIV (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
TPHCM, 2017b). Để có thể tăng cường phát hiện người nhiễm thì việc tiếp cận các đối
tượng là bạn tình/ bạn chích của những bệnh nhân đang điều trị tại các phòng khám trên địa
bàn thành phố là một trong những hoạt động chiến lược. Trong đó, với xu hướng tỷ lệ nhiễm
HIV đang có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa qua từng năm từ 2012 đến 2017 của người
MSM thì việc đầu tư các can thiệp cho nhóm này đang được Sở Y tế Tp.HCM, Trung tâm
Phòng, chống HIV/AIDS và các Tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh.
Do đó, qua kết quả của nghiên cứu này, tác giả mong muốn có thể phát hiện ra các
điểm có thể kiến nghị đến các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách về các chiến lược can
thiệp trên đối tượng là người có nguy cơ nhiễm HIV nói chung và người MSM nói riêng
ngang qua hoạt động tư vấn thơng báo tình trạng nhiễm của mình cho bạn tình và từ đó
thuyết phục họ đi làm xét nghiệm HIV, sau đó là kết nối điều trị khi kết quả của bạn tình là
dương tính. Việc phát triển kết quả và luận điểm từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới

và Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm và làm phong phú hơn những lý luận về
việc thơng báo tình trạng nhiễm HIV của người MSM tại Thành phố Hồ Chí Minh và kiến
nghị các phương pháp thực hành can thiệp hiệu quả về mặt thực tiễn. Đây là ý nghĩa của
nghiên cứu của tác giả.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

11


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁC THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc nhận diện
tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình của nhóm người năm quan hệ tình dục đồng giới.
Khách thể nghiên cứu: Người MSM nhiễm HIV đang điều trị tại các phòng khám
điều trị HIV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu: 21 phòng khám điều trị HIV thuộc 21/24 Trung tâm y tế
Quận/Huyện trên địa bàn Tp.HCM (trừ Trung tâm Y tế Quận 10, Quận 11 và Huyện Cần
Giờ không triển khai hoạt động này) được báo cáo là có người MSM nhiễm HIV đã được
nhân viên y tế tư vấn và đồng ý thông báo kết quả xét nghiệm HIV cho bạn tình từ tháng 9
năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
Thời gian nghiên cứu:

TT

Thời gian

Công việc

8/2018

1

2

3

4

5

6

7

8

9/2018

10/2018

11/2018

12/2018

01/2019

Viết đề cương và
bảo vệ đề cương

Chỉnh sử đề
cương (nếu cần)
Tổ chức tập huấn
cho các điều tra
viên
Thiết lập file
excel chuyên
biệt cho nghiên
cứu
Tiến hành thu
thập và nhập liệu
theo yêu cầu
Tiến hành
CTXH cá nhân
01 trường hợp
Tổng hợp và
hiệu chỉnh, mã
hóa số liệu
Phân tích và viết
báo cáo
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

12

02/2019

3/2019

46/2019



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Phần tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến việc thơng báo tình trạng
nhiễm HIV ở trên cho thấy có nhiều luận điểm quan trọng mà tác giả cần quan tâm. Trong
khuổn khổ của luận văn nghiên cứu cũng như yêu cầu thực tiễn của công tác xã hội cá nhân
với người nhiễm tại Tp.HCM do cán bộ y tế ở các phòng khám điều trị HIV thực hiện, tác
giả chủ yếu tập trung vào việc làm rõ các nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở việc thơng báo tình
trạng nhiễm HIV của người MSM cho bạn tình vì đây là đối tượng có liên quan trực tiếp
việc lây truyền HIV; Loại bạn tình nào mà người MSM lựa chọn để thơng báo hoặc có mong
muốn sẽ thơng báo tình trạng nhiễm HIV và khi được thơng báo thì phản ứng của những bạn
tình này như thế nào; Đối với những bạn tình người MSM chưa tiết lộ thì các biện pháp
phòng tránh lây nhiễm ra sao? Cách thức mà người MSM nhiễm HIV tại Tp.HCM sử dụng
để thông báo và sự hỗ trợ của nhân viên y tế cho người MSM trong việc này đã đủ chưa hay
cần bổ sung, tăng cường hơn nữa. Và sau cùng là tiến hành can thiệp áp dụng phương pháp
công tác xã hội cá nhân trong việc nhận diện tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình của người
MSM.

6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với những nội dung tác giả giới hạn sẽ thực hiện trong nghiên cứu này cũng như những
hướng tiếp cận của các nghiên cứu trước đây đã rút ra, những câu hỏi nghiên cứu được tác
giả xác định là:
+ Hiệu quả của phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc nhận diện tình trạng
nhiễm HIV cho bạn tình của người MSM ra sao?
+ Các yếu tố nào sẽ thúc đẩy hoặc cản trở người MSM tiết lộ tình trạng nhiễm HIV
+ Diễn tiến của việc thơng báo tình trạng nhiễm HIV như thế nào? Sau bao lâu thì
người MSM quyết định thông báo và cách thức nào được người MSM thường lựa chọn? các
cân nhắc giữa chi phí và phần thưởng của họ ra sao?
+ Sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế và môi trường y tế tại các phòng khám điều trị HIV

ảnh hưởng như thế nào vào việc thơng báo tình trạng nhiễm của người MSM?

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

13


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Áp dụng hiệu quả phương pháp cơng tác xã hội cá nhân để nhận diện tình trạng nhiễm
HIV cho bạn tình của người MSM tại Tp.HCM qua đó đưa ra các khuyến nghị đến các nhà
lãnh đạo và các giải pháp cho đội ngủ nhân viên y tế tại các phòng khám điều trị HIV tăng
cường hơn vai trị cơng tác xã hội cá nhân trong việc tư vấn bệnh nhân là người MSM tiết
lộ tình trạng nhiễm của mình
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định các nhiệm vụ cần thực
hiện sau đây:
a. Xác định các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở việc tiết lộ. Bao gồm các yếu tố về thể
chất, tinh thần, tình dục, kinh tế, kỳ thị phân biệt đối xử, các chính sách hỗ trợ, dịch
vụ y tế và kỳ vọng của người MSM
b. Xác định loại bạn tình mà người MSM ưu tiên thơng báo tình trạng nhiễm HIV
c. Xác định các nhu cầu cần được hỗ trợ từ nhân viên y tế
d. Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để nhận diện tình trạng nhiễm HIV
cho bạn tình của một trường hợp cụ thể.
8. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các giả thuyết nghiên cứu của tác giả là:
a. Phương pháp công tác xã hội cá nhân sẽ phát huy hiệu quả trong việc nhận diện tình
trạng nhiễm HIV cho bạn tình của người MSM.
b. Việc thơng báo tình trạng nghiễm HIV của người MSM cho bạn tình sẽ phụ thuộc

vào các yếu tố:
-

Sự kỳ vọng về nguồn hỗ trợ tình cảm, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe và
kinh tế;

-

Trách nhiệm của mình đối với bạn tình nhằm phịng tránh lây nhiễm;

-

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử mà người MSM đã thấy hoặc trải qua;

-

Các lo ngại về bạo lực có thể xảy ra như bị đối xử tệ hại, xua đuổi, cô lập, ly
dị, đánh đập, mất nguồn thu nhập hoặc bạo lực tình dục (bao gồm từ chối quan
hệ tình dục)…

-

Sự hỗ trợ từ nhân viên y tế tại phòng khám điều trị HIV/AIDS.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

14


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


c. Việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục liên quan trực tiếp đến việc bạn tình
có biết tình trạng nhiễm HIV của người MSM hay chưa?
d. Người MSM sẽ thơng báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho vợ hoặc bạn tình
thường xuyên nhiều hơn các bạn tình bất chợt vì sợ bị từ chối quan hệ tình dục.
e. Người MSM thơng báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho vợ hoặc bạn tình sẽ cao
hơn khi nhận được sự hỗ trợ tốt từ nhân viên y tế.
f. Cách thức mà người MSM lựa chọn để thông báo là thông báo trực tiếp với việc sử
dụng các kỹ thuật như thiết lập giai đoạn hay mơ phỏng tình trạng của mình.
9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả thiết kế nghiên cứu phân tích định lượng kết hợp phỏng vấn định tính và có
can thiệp bằng phương pháp công tác xã hội cá nhân trên một trường hợp cụ thể.
9.1 Phần nghiên cứu định lượng
Phương pháp định lượng sẽ tiến hành phỏng vấn đối tượng tham gia nghiên cứu với
một bảng câu hỏi cấu trúc để thu thập các thơng tin về tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn
nhân, việc làm hiện nay, các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở cho việc tiết lộ, biện pháp mà
người MSM dùng để tiết lộ, thời gian tiết lộ và các nhu cầu cần được hỗ trợ bổ sung từ nhân
viên y tế. Từ các thông tin ghi nhận được sẽ tiến hành phân tích để phác họa thực trạng của
vấn đề này tại Tp.HCM
Khách thể nghiên cứu: Những người MSM đã được nhân viên y tế tư vấn và đồng ý thông
báo kết quả xét nghiệm HIV cho bạn tình từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018 và
đang điều trị ARV tại tại các phòng khám trên địa bàn Tp.HCM
Cỡ mẫu: Chọn mẫu tồn bộ: n = 269
Tiêu chí chọn mẫu
+ Người MSM đã sử dụng dịch vụ thông báo và xét nghiệm ca phơi nhiễm từ tháng 9 năm
2017 đến tháng 3 năm 2018
+ Đang điều trị ARV tại tại các phòng khám trên địa bàn Tp.HCM
+ Tuổi từ 18 trở lên
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra
+ Khơng tái khám trong thời gian triển khai nghiên cứu.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

15


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

+ Tình trạng sức khỏe khơng tốt để có thể tham gia và trả lời các câu hỏi phỏng vấn chính
xác và đầy đủ.
Thu thập dữ liệu: Dựa vào danh sách người MSM được 21 PNKT báo cáo là đã hỗ trợ tiết
lộ thành cơng tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình. Tác giả cùng các nhân viên y tế tại các
PKNT xác định lịch mời đối tượng tham gia nghiên cứu dựa vào lịch tái khám của người
MSM. Khi đến lịch tái khám, sau khi hoàn tất quá trình khám bệnh, nhân viên y tế sẽ giới
thiệu về nghiên cứu và mời người MSM tham gia. Phương pháp thu thập là phỏng vấn bằng
bảng hỏi cấu trúc. Các thông tin sẽ được ghi nhận trực tiếp vào bảng hỏi. Tác giả sẽ là người
giám sát, hỗ trợ tiến độ thu thập dữ liệu và kiểm tra tính đầy đủ các thông tin cần thu thập
Quản lý và phân tích dữ liệu: Các bảng hỏi sẽ được mã hóa bằng con số hoặc chữ số để
đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu thu thập được. Sử dụng phần mềm Epi info và STATA để
nhập và xử lý dữ liệu đối với các dữ liệu định lượng. Dữ liệu sẽ được tác giả nhập, xử lý và
quản lý theo quy định.
9.2 Phần nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính sẽ chọn ra một số đối tượng tham gia phỏng vấn sâu để tìm
hiểu sâu hơn các vấn đề mà các thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng chưa rõ.
Việc lựa chọn đối tượng phỏng vấn sẽ được thực hiện sau khi có kết quả sơ bộ của phần
phân tích định lượng. Dự kiến các nội dung cần phân tích sâu là: Diễn tiến của việc tiết lộ
(bao gồm các cân nhắc giữa chi phí và phường thưởng; quá trình thử nghiệm các phương
pháp tiết lộ; kết cục của việc tiết lộ); Sự hỗ trợ từ nhân viên y tế và các tổ chức cộng đồng
liên quan giúp ích như thể nào trong việc tiết lộ. Đối tượng dự kiến phỏng vấn là người
MSM (bao gồm đã thơng báo thành cơng cho vợ/ bạn tình; chưa thơng báo và khơng hài
lịng với sự hỗ trợ từ nhân viên y tế) và nhân viên y tế.

Đối tượng nghiên cứu: Người MSM đã tham gia phỏng vấn bảng câu hỏi cấu trúc và nhân
viên y tế đang thực hiện cơng tác này tại các phịng khám.
Cỡ mẫu: 4 người MSM và 2 nhân viên y tế
Kỹ thuật chọn mẫu: Tác giả sẽ nhờ các điều tra viên tại các PKNT lấy ý kiến ban đầu của
đối tượng sau khi hoàn tất bảng hỏi cấu trúc phần nghiên cứu định lượng. Sau khi có danh
sách tổng hợp sẽ chọn ngẫu nhiên 4 trường hợp. Đối với nhân viên y tế, tác giả sẽ là người
liên hệ và mời tham gia phỏng vấn sâu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

16


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí lựa chọn: Người MSM có phần trả lời bảng hỏi định lượng có các tiêu chí sau:
+ 2 người MSM chưa thơng báo tình trạng nhiễm HIV cho vợ hoặc bạn tình
+ 2 người MSM đã thơng báo thành cơng tình trạng nhiễm HIV cho vợ hoặc bạn tình
+ 2 nhân viên y tế mà người MSM trả lời là rất hài lòng với sự hỗ trợ của họ
Tiêu chí loại ra
+ Khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu: Công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu hỏi bán cấu trúc được tác giả thiết kế
để phỏng vấn đối tượng. Tác giả sẽ là người thực hiện phỏng vấn sâu với đối tượng. Lịch
phỏng vấn sẽ do chính tác giả liên hệ với đối tượng và chọn thời gian, địa điểm phù hợp.
Các thông tin sẽ được thu âm với sự đồng ý của đối tượng
Quản lý và phân tích dữ liệu: Tác giả sẽ rã băng và ghi chép lại trên file word. Các thông
tin ghi nhận từ việc thu âm và ghi chép lại trên file word sẽ được quản lý theo quy định.
9.3 Can thiệp một trường hợp cụ thể bằng phương pháp công tác xã hội cá nhân
Phần này tác giả sẽ tiến hành áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để nhận

diện tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình của một trường hợp người MSM cụ thể.
Đối tượng nghiên cứu: Người MSM đã tham gia phỏng vấn bảng câu hỏi cấu trúc.
Cỡ mẫu: 1 MSM.
Tiêu chí chọn mẫu: Người MSM tham gia phỏng vấn sâu mà chưa thành công trong việc
thông báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho bạn tình và đồng ý tham gia vào phần can
thiệp của nghiên cứu.
Phương pháp: Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

17


×