Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.27 KB, 113 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
-----------------------

BÙI THỊ THÙY DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP
NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP
NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA

Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Thùy Dung
Lớp: D9CT4
Hệ: Đại học chính quy
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hương

HÀ NỘI, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị
mà tôi nghiên cứu.
Tác giả khóa luận
Bùi Thị Thùy Dung


LỜI CẢM ƠN
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Quả là như vậy, nếu chỉ dựa vào sự cố gắng của cá nhân tôi thì không thể
hoàn thành bài khóa luận này mà tôi đã phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của
nhiều người khác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô giảng viên khoa
Công tác xã hội – trường Đại học Lao động - Xã hội đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho chúng tôi hoàn thành bài khóa luận. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Hương người đã tận tình
hướng dẫn, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu về đề
tài này. Nhờ có sự hướng dẫn, những lời động viên của cô đã giúp tôi vượt qua
khó khăn, tiếp tục nghiên cứu đề tài, đồng thời cô cũng đã giúp tôi chỉnh sửa
bài khóa luận để đi đúng hướng, logic và phù hợp với khả năng của bản thân.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ nhân
viên và người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, điều tra tại
đơn vị. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân và bạn bè
đã bên cạnh, động viên, khích lệ tôi hoàn thành bài viết.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu nhưng do kinh

nghiệm và kiến thức của cá nhân còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Xương, tháng 6 năm 2017

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BTXH
CBNV
CBVC - NLĐ
CTXH
LĐTB&XH
NVCTXH
PHCN

Bảo trợ xã hội
Cán bộ nhân viên
Cán bộ viên chức – người lao động
Công tác xã hội
Lao động Thương binh và Xã hội
Nhân viên công tác xã hội
Phục hồi chức năng

A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài


Những năm vừa qua công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho người

bệnh tâm thần đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm. Trong Đề án trợ giúp
xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa
vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là Đề án 1215) của Thủ tướng
Chính phủ ban hành đã đề ra 4 mục tiêu cụ thể trong đó có 2 mục tiêu liên
quan đến các cơ sở bảo trợ xã hội và công tác xã hội là “90% số người tâm
thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang
thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số
người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư
vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác” (5). Tuy nhiên
để có thể thực hiện được những mục tiêu này còn khá nhiều vấn đề cấp thiết
cần quan tâm, không chỉ về nhân lực mà còn là vấn đề về vật lực và sự thay
đổi trong nhận thức của cộng đồng về người tâm thần.
Cho đến nay chúng ta chưa có cuộc tổng điều tra nào về tình trạng sức
khỏe tâm thần trên cả nước nhưng thông qua những cuộc khảo sát lớn của các
cơ quan chức năng cho thấy, số lượng người bị mắc các bệnh về sức khỏe tâm
thần ngày một gia tăng. Tại hội thảo “Hoàn thiện chiến lược quốc gia về sức
khỏe tâm thần” tháng 12 năm 2015, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế
đã cho biết “gần 15% dân số Việt Nam, tương đương khoảng 14 triệu người
hiện đang mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu người
mắc rối loạn tâm thầ7bn nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm
phát triển. Đặc biệt, con số này vẫn không ngừng gia tăng.” Cũng tại hội thảo
này, đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ông Trần Quý Tường – Phó cục
trưởng còn cho biết: “Số lượng người bệnh được chữa trị còn cực kỳ thấp, cứ
10 người thì chỉ có 2 – 3 người được điều trị, trong đó được điều trị bằng
thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế. Chưa kể số lượng bác sỹ
chuyên khoa tâm thần còn rất ít, cả nước có 850 bác sỹ nhưng chỉ tập trung
tại tuyến Trung Ương và các thành phố lớn”. Từ những số liệu đưa trên có thể
thấy xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều người mắc các chứng bệnh
liên quan đến sức khỏe tâm thần cần được điều trị. Qua đó cũng cho thấy nhu
cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân Việt Nam ngày một gia tăng.

Tuy nhiên, được chăm sóc, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng hay tại các
cơ sở y tế thì họ vẫn cần đến sự trợ giúp của công tác xã hội. Y bác sỹ chỉ giúp
người bệnh tâm thần điều trị bằng thuốc còn việc tăng cường tác động của các


yếu tố tích cực, giảm yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đến người bệnh và
giúp họ tái hòa nhập cộng đồng là những công việc mà một nhân viên công tác
xã hội được đào tạo đúng chuyên môn có thể làm tốt. Mặc dù vậy số lượng
nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn lại rất ít, sự
nhận thức của xã hội về nghề công tác xã hội còn hạn chế.
Là một trong những tỉnh đang triển khai và thực hiện rất tốt Đề án 1215,
“Thanh Hóa có khoảng 500.000 người bị bệnh tâm thần và người rối nhiễu
tâm trí chiếm khoảng 15% tổng dân số của tỉnh, trong đó có gần 50.000 người
mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã
được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên
giảm, có trên 18.000 người tâm thần nặng, lang thang có hành vi gây nguy
hiểm đến gia đình và cộng đồng”(17). Hiện nay Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh
Hóa là cơ sở chuyên biệt của tỉnh đang quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều
trị, phục hồi chức năng cho các đối tượng là người bệnh tâm thần, nhận thức
được tầm quan trọng của công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh tâm
thần, năm 2015 Ban lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa đã xây
dựng đề án và được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Quyết định phê duyệt
“Mô hình phòng công tác xã hội trong Trung tâm”, được Giám đốc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập phòng
Công tác xã hội và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2016. Như vậy bên cạnh
việc điều trị bằng thuốc cho người bệnh tâm thần thì các hoạt động của nghề
công tác xã hội chuyên nghiệp đang dần được áp dụng tại đơn vị trong công
tác điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần.
Nhìn vào những kinh nghiệm từ các nước phát triển về nghề công tác xã
hội trên thế giới và một số thành tựu của lĩnh vực công tác xã hội tại Việt Nam

đối với mỗi cá nhân, ta có thể thấy, công tác xã hội cá nhân là phương pháp rất
có hiệu quả trong việc trợ giúp cá nhân đối tượng có vấn đề xã hội đặc biệt là
với cá nhân người bệnh tâm thần, giúp họ ổn định tâm lý, yên tâm điều trị
bệnh, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay ở
nước ta những phương pháp của công tác xã hội nói chung và phương pháp
công tác xã hội cá nhân nói riêng chưa được áp dụng phổ biến tại các Trung
tâm Bảo trợ xã hội dành cho người bệnh tâm thần trên cả nước. Bên cạnh đó
những đề tài nghiên cứu về các phương pháp của công tác xã hội trong lĩnh
vực trợ giúp người tâm thần ở Việt Nam hiện nay còn khá ít. Từ những đặc


điểm trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu về “Công tác xã hội cá nhân trong trợ
giúp người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa” làm đề
tài cho khóa luận của mình. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng áp dụng các
hoạt động công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần, từ đó
đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả của phương
pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần nói chung và
tại đơn vị nói riêng.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Một số nghiên cứu về bệnh tâm thần trên thế giới.
Vấn đề về sức khỏe tâm thần đang trở thành vấn đề đáng lo ngại của rất
nhiều quốc gia bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực và
an sinh xã hội của quốc gia đó. Dịch tễ học tâm thần từ lâu đã thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu và cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nó. Trên
thế giới người ta chia sự phát triển của dịch tễ học tâm thần thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thời gian đầu xuất hiện dịch tễ học và kéo
dài đến năm 1950. Những nghiên cứu ở giai đoạn này chỉ dựa trên số người
đến bệnh viện mà bỏ qua những người có bệnh nhưng không đến bệnh viện.
Kết quả dẫn đến những số liệu thống kê trong giai đoạn này thường đơn lẻ và
không mang tính đại diện, không thể hiện được tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng

đồng. Ở giai đoạn này có nghiên cứu của tác giả Robert Faris và Warren
Dunham nghiên cứu tại chỗ ở của người bệnh tâm thần giữa những năm 1922
và 1934 tại Chicago, kết quả chỉ ra tỷ lệ tâm thần phân liệt ở nông thôn thấp
hơn ở thành thị.(9,2)
Giai đoạn thứ hai từ 1950 đến 1980: Sau thế chiến thứ 2 có nhiều quân
nhân bị bệnh tâm thần, tỷ lệ người bệnh tâm thần trong quân đội ngày một gia
tăng đã nhận được sự quan tâm và nghiên cứu, nhiều cuộc điều tra trong quân
đội được tiến hành. Từ đây, khái niệm điều tra trong cộng đồng bắt đầu được
sử dụng. Các nhà nghiên cứu cũng bắt tay vào điều tra về bệnh tâm thần trong
cộng đồng dân cư và sử dụng hình thức bảng hỏi để thu thập thông tin. Một số
nghiên cứu có thể kể đến ở giai đoạn này đó là điều tra ở Midtown Manhattan
do chuyên viên xã hội tiến hành đánh giá người bệnh dựa vào hậu quả của
bệnh tâm thần, kết quả điều tra cho thấy 23% mẫu bị bệnh tâm thần nặng.
Điều tra tại Stirling County ở New York trên 1.010 hộ dân dựa trên bộ câu hỏi
và dựa trên Cẩm Nang Hướng Dẫn Thống Kê Chuẩn Đoán về các Chứng


Bệnh Tâm thần lần 1 của Hiệp hội tâm thần Mỹ, kết quả chỉ ra tỷ lệ bệnh tâm
thần chiếm 20% dân số. Những nghiên cứu trong giai đoạn này đã cung cấp
được số liệu về tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, nhờ việc sử dụng bảng
hỏi mà những kết quả đưa ra có tính thống nhất và khách quan. Tuy nhiên
chưa có sự thống nhất trong phương pháp chẩn đoán và thu thập số liệu giữa
các cuộc điều tra. Bên cạnh đó, các công cụ nghiên cứu trong giai đoạn này
không dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán, chủ yếu sử dụng các bảng hỏi tự
thuật về các dấu hiệu căng thẳng, đau buồn(9,3).
Giai đoạn thứ ba từ 1980 đến 1990: Trong giai đoạn này các bảng hỏi vẫn
được sử dụng để điều tra. Cùng với đó là sự ra đời của ICD 10 (International
Classification of Diseases 10th Edition – Bảng phân loại Quốc tế về bệnh tật
lần thứ 10) và DSM IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders 4th edition – Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm

thần lần thứ 4), các bảng câu hỏi đã dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ
ràng và hợp lý. Sự ra đời của ICD 10 và DSM IV được đánh giá là nền tảng
cho sự tiến bộ về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học. Giai đoạn này,
Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (Diagnostic Interview Schedule - DIS) xây
dựng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán DSM IV được chú trọng sử dụng. Cuộc
điều tra tiêu biểu của giai đoạn này là Điều tra dịch tễ vùng (Epidemiological
Catchment Area - ECA) tại Hoa Kỳ với bộ câu hỏi DIS. Đây được coi là cuộc
điều tra đầu tiên trên thế giới có sử dụng phiếu hỏi chẩn đoán. Kết quả nghiên
cứu cho thấy trong vòng sáu tháng cứ 05 người Mỹ thì có 01 người bị mắc các vấn
đề về sức khỏe tâm thần. Nếu tính trong thời gian cả đời thì cứ 03 người Mỹ sẽ có
người mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần(9,4).
Giai đoạn thứ tư từ năm 1990 đến nay: Các cuộc điều tra trong giai đoạn
này thực hiện với nhiều mục đích khác nhau như tỷ lệ bệnh trong cộng đồng,
các thiệt hại của bệnh tâm thần, nhận thức của xã hội về bệnh tâm thần, tổ
chức y tế,... tiêu biểu như điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm
1990 với việc sử dụng Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tổng hợp
(Composite International Diagnostic Interview - CIDI) trên 60.559 người ở
trên 14 quốc gia khác nhau để xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng,
thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra và khảo sát việc sử dụng dịch vụ y tế, hoạt
động của ngành y tế. Bên cạnh đó là cuộc điều tra quốc gia ở Úc năm 1999
cũng sử dụng bộ câu hỏi CIDI, ngoài việc xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong


cộng đồng, cuộc điều tra này còn nghiên cứu thiệt hại do bệnh tâm thần gây
ra, chất lượng cuộc sống và sử dụng các dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu này
cho thấy tỷ lệ người dân mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến là 17.7%.
Trong tổng số những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần có 4.6% không
bao giờ liên lạc với các cơ sở chăm sóc sức khỏe; 29.4% đã đến gặp bác sỹ và
7.5% đã gặp bác sỹ tâm thần(9,4).
Với sự ra đời của các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh như ICD 10, DSM IV đã

giúp các nghiên cứu về dịch tễ học tâm thần ngày càng chính xác và hợp lý
hơn.
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Là một quốc gia đang phát triển, trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt và
gian khổ, đất nước bị tán phá nặng nề chính vì vậy muốn bắt kịp với sự phát
triển của thế giới thì con người Việt Nam cũng phải không ngừng cố gắng,
không ngừng thay đổi. Những áp lực của cuộc sống hiện đại khiến cho số
người bị mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ngày một gia tăng, trở thành
vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội.
Mặc dù ở Việt Nam chưa có cuộc tổng điều tra trên phạm vi toàn quốc về
vấn đề sức khỏe tâm thần nhưng cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
tình trạng bệnh tâm thần ở một số tỉnh thành.
Một trong những nghiên cứu cần nhắc đến đầu tiên đó là của tác giả
Nguyễn Văn Siêm thực hiện, nghiên cứu trên một phường tại Thành phố Đà
Nẵng, khảo sát toàn bộ các hộ trong phường với tổng số hộ dân là 23758.
Khảo sát dựa trên tiêu chuẩn ICD 10 (International Classification of Diseases
10th Edition – Bảng phân loại Quốc tế về bệnh tật lần thứ 10), tác giả đã sử
dụng 2 phiếu khảo sát: khảo sát sàng lọc “Phiếu sức khỏe gia đình” sau đó nếu
phát hiện có dấu hiệu nghi bệnh, người bệnh tiến hành “Bảng phỏng vấn bệnh
tâm thần phân liệt”. Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ mắc chung là 0.52 –
0.61% dân số. Tỷ lệ mắc điểm là 0.49 – 0.53%. Tỷ lệ mắc mới trong một năm
là 0.29 – 0.56%. Xác suất mắc bệnh là 1.26 – 1.44%. Tỷ lệ bệnh nhân nam
nhiều hơn bệnh nhân nữ. Tỷ lệ người bệnh khởi phát cao nhất là thuộc độ tuổi
từ 15 – 25. Tuổi khởi phát trung bình ở nam là 20 – 25, nữ là 25 – 30. Tỷ lệ
độc thân ở người bệnh nam là 40.58%, ở người bệnh nữ là 38.71%. Tỷ lệ ly
hôn, ly thân là 5.33%. Nghiên cứu này được tiến hành từ những năm 1977 và
sau đó tiếp tục vào những năm 1999. Đề tài thực hiện cả bốn công đoạn của


nghiên cứu dịch tễ học theo quan điểm của các nhà y học đó là: mô tả, phân

tích, can thiệp và đánh giá. Điểm hạn chế của đề tài này là sử dụng một công
cụ nghiên cứu do mình sáng tạo ra nhưng lại không đề cập đến tính hiệu lực,
độ tin cậy của công cụ nghiên cứu. Điều này ảnh hưởng đến giá trị khoa học
của đề tài. Tuy nhiên số liệu của đề tài đưa ra vẫn rất đáng để tham khảo vì
đây là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về dịch tế học tâm thần tại
Việt Nam(15).
Nghiên cứu thứ hai là của tác giả Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức, khảo sát
tại Quảng Ninh cho biết tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0.21%; động kinh
là 0.12%; chậm phát triển tâm thần là 0.15%; nghiện rượu là 0.25%; sa sút trí
tuệ là 0.05%(1,38-40).
Ngoài ra phải kể đến dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường
học Hà Nội” của Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương – Sở Y tế Hà
Nội và Trung tâm Sức khỏe tâm thần quốc tế Đại học Melbourne Australia,
tiến hành khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội
bằng công cụ SDQ (Strengths anh Difficulties Questionnaires – Bảng câu hỏi
đánh giá điểm mạnh điểm yếu) của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam
cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở
trong độ tuổi từ 10 đến 16, tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần chung
là 19,46% trong đó tỷ lệ nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội thành và ngoại
thành không có gì khác biệt.
Cùng là đề tài nghiên cứu về học sinh có đề tài của Đặng Hoàng Minh và
Hoàng Cẩm Tú, năm 2009 sử dụng công cụ YSR (Youth Self report – Bảng tự
thuật của thanh thiếu niên) thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi từ
11 – 15 tuổi ở 2 trường trung học cơ sở tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ mắc các
vấn đề về sức khỏe tâm thần là 10.94%(7,106-112).
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu về thực trạng các vấn đề tâm thần ở
Việt Nam thì chúng ta còn có những công trình nghiên cứu về công tác xã hội
với người bệnh tâm thần. Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương và
cộng sự tiến hành và cho ra đời giáo trình “Công tác xã hội trong chăm sóc
sức khỏe tâm thần”, giáo trình được biên soạn dưới sự hỗ trợ của Đề án 1215

và Dự án Atlantic Philanthropies, Giáo trình gồm 5 chương trong đó chương I
giới thiệu chung về sức khỏe tâm thần và đề cập đến vai trò, chức năng của
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng; chương II


giới thiệu khái quát về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần;
chương III trình bày về các nội dung can thiệp CTXH trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần tại cộng đồng; chương IV cung cấp một số kiến thức và cách
can thiệp của nhân viên CTXH trong làm việc với nhóm đặc thù; chương V
trình bày những vấn đề và nguy cơ mà người chăm sóc người bệnh tâm thần
có thể gặp phải và cách phòng tránh(12,5-6). Theo hướng nghiên cứu này, tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hương và Trần Đình Tuấn đã biên soạn giáo trình “Quản
lý ca về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần”, Giáo trình đã
đề cập đến quy trình quản lý trường hợp trong chăm sóc và phục hồi chức
năng cho người tâm thần, các kỹ năng cơ bản trong thực hành quản lý trường
hợp với người tâm thần(13). Đây là cơ sở rất quan trọng để nhân viên CTXH
làm việc với người bệnh tâm thần có thể tìm hiểu và vận dụng vào công việc
cụ thể của mình.
Đó đều là những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực công tác xã hội trong trợ
giúp người bệnh tâm thần, còn những đề tài nghiên cứu các phương pháp của
công tác xã hội với đối tượng này còn khá ít, chủ yếu là những đề tài luận văn
thạc sỹ như của tác giả Lại Tiến Thắng năm 2016 nghiên cứu về nhân viên
công tác xã hội tại Trung tâm phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Ninh Bình,
luận văn thạc sỹ năm 2016 của tác giả Vũ Trường Lâm nghiên cứu về phương
pháp công tác xã hội nhóm đối với người bệnh tâm thần phân liệt tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa. Qua đây ta có thể thấy các nghiên cứu về công
tác xã hội với người bệnh tâm thần ở Việt Nam còn chưa phổ biến đặc biệt là
nghiên cứu về phương pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh
tâm thần.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận có liên quan đến Công tác xã hội và Công tác xã hội
cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
Thanh Hóa.
Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa.
Đề xuất, khuyến nghị với Ban lãnh đạo Trung tâm một số biện pháp nhằm
tăng cường tính hiệu quả của hoạt động công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp
người bệnh tâm thần tại đơn vị nói riêng, tại các Trung tâm BTXH nói chung.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về người bệnh tâm thần, công tác xã hội cá
nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần.
Phân tích thực trạng công tác xã hội cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội Thanh Hóa.
Đề xuất các biện pháp để phát huy tính hiệu quả của hoạt động công tác xã
hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ
xã hội Thanh Hóa.
5. Khách thể nghiên cứu
Số khách thể khảo sát bao gồm: 30 người bệnh tâm thần đang trong giai
đoạn phục hồi chức năng và 40 cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội
Thanh Hóa.
Khách thể phỏng vấn sâu bao gồm: 03 người bệnh tâm thần, 01 người nhà
bệnh nhân và 06 cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa.
6. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ tập trung

nghiên cứu về thực trạng các hoạt động CTXH cá nhân và những yếu tố ảnh
hưởng đến CTXH cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần.
Không gian nghiên cứu: Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2017.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập,
nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, tham khảo các thông tin, số liệu từ các nguồn
như sách, báo, khóa luận, tạp chí, trên mạng internet... từ đó rút ra những
thông tin cần thiết và xử lý theo yêu cầu của khóa luận nhưng vẫn đảm bảo
tính khách quan.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp bằng bảng các câu hỏi được soạn thảo
trước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời


các câu hỏi, người được hỏi đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời
của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho điều tra viên.
8.3. Phương pháp quan sát
Thông qua các tri giác như nghe nhìn, tác giả thu thập các thông tin từ
thực tế tại Trung tâm và tại cộng đồng nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của
đề tài. Phương pháp này sẽ giúp một lần nữa khẳng định thực tiễn công tác xã
hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh Thanh Hóa.
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thông tin hỏi đáp. Phương pháp này được sử
dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động cơ,
quan điểm chính kiến của nhân viên trực tiếp phục vụ người bệnh tâm thần
cũng như ý kiến của lãnh đạo Trung tâm về thực tiễn công tác xã hội cá nhân
tại đơn vị mình. Đồng thời phỏng vấn suy nghĩ, ý kiến của người bệnh và gia

đình họ về các hoạt động của đơn vị.
8.5. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi có số liệu tôi tiến hành thống kê, tính toán, phân tích, so sánh
nhằm mục đích phục vụ cho đề tài đang nghiên cứu, đảm bảo đề tài vừa mang
tính lý luận vừa mang tính khoa học.
9. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, mục lục, nội dung của
khóa luận gồm 3 chương sau đây:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp
người bệnh tâm thần
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người
bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa
CHƯƠNG 3: Kết luận, giải pháp và khuyến nghị

B. Phần nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN


1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội
Trải qua một thế kỷ hình thành và phát triển, công tác xã hội đang ngày
càng khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển của con người. Cho đến
nay, có rất nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra dưới những góc độ
tiếp cận khác nhau. Có quan điểm cho rằng công tác xã hội là một dạng trợ
giúp giống như đưa một bàn tay giúp đỡ cho những người nghèo khó, cá nhân,
gia đình có khó khăn về kinh tế, về tình cảm, về quan hệ xã hội trong các cơ
sở xã hội, y tế hay giáo dục. Công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với các
dịch vụ để đảm bảo nhu cầu và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó cũng có
quan điểm cho rằng Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng, một nghệ

thuật can thiệp đối với những vấn đề xã hội để tạo nên sự chuyển biến của xã
hội.
Dưới góc độ tiếp cận từ khía cạnh tác động của CTXH đối với con người
và môi trường xã hội, năm 2011 Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào
tạo CTXH quốc tế đã thống nhất và đưa ra định nghĩa về CTXH như sau:
“CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan
hệ của con người và thức đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và
giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH
sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào
can thiệp sự tương tác của con người với môi trường” (11,9). Một số quan điểm
khác tiếp cận với CTXH theo hướng nhấn mạnh đến sự tăng cường chức năng
xã hội cho cá nhân, gia đình, đặc biệt là cho nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn cần được trợ giúp, ví dụ như Hiệp hội các nhân viên công tác xã hội
chuyên nghiệp của Mỹ cho rằng: “CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp
nhắm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng
cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần
thiết, giúp họ đạt được mục tiêu” (2,13). Các nhà nghiên cứu về CTXH
Philippines cho rằng: “CTXH là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp
các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều
chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp
hơn”(2,12).
Ở trên là những định nghĩa của thế giới về CTXH, còn ở Việt Nam, các
nhà khoa học cho rằng: “Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn mang tính chất


tổng hợp cao, được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ
trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. Công tác xã hội theo đuổi
mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”(2,16).
Trong Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg thì CTXH đã

được định nghĩa như sau: “Công tác xã hội là hoạt động mang tính chất
chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm
hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề đời sống
của họ - qua đó, công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc con người và
tiến bộ xã hội”(4).
Qua những định nghĩa về công tác xã hội đã được đưa ra ở trên, dù có
khác nhau về cách tiếp cận và mang đặc trưng văn hóa của mỗi cộng đồng
nhưng nhìn chung vẫn có những điểm tương đồng như sau:
Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệ
thống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mức đạo đức
nghề nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này.
Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng
đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như: trẻ em, phụ nữ, gia đình
nghèo, người già, người khuyết tật... những người trong hoàn cảnh khó khăn
nên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm.
Hướng trọng tâm của công tác xã hội là tác động tới con người như một
tổng thể, tác động tới con người trong môi trường xã hội của họ. Công tác xã
hội tác động tới mối quan hệ tương tác qua lại giữa nhóm đối tượng và môi
trường xã hội. Công tác xã hội trợ giúp con người không chỉ qua việc can
thiệp vấn đề của cá nhân, gia đình mà còn can thiệp các vấn đề của cộng đồng.
Mục đích của công tác xã hội là hướng tới giúp đỡ cá nhân, gia đình và
cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội,
tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của cá nhân, gia đình, cộng đồng từ đó
giúp họ hòa nhập xã hội.
Vấn đề mà cá nhân, gia đình, cộng đồng gặp phải cần tới sự can thiệp của
công tác xã hội là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân
như sự hạn chế về thể chất, khiếm khuyết về sức khỏe, tâm thần, việc làm,
nghèo đói... cũng có thể phát sinh từ yếu tố khách quan như cộng đồng, môi
trường xung quanh.



Trong bài viết của mình tác giả sử dụng khái niệm về CTXH như sau:
“Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết
và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.
1.1.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân
Trước khi định nghĩa công tác xã hội cá nhân là gì chúng ta cần hiểu thế
nào là cá nhân.
Cá nhân là thuật ngữ mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi con
người, là sự thống nhất hai mặt sinh học và xã hội. Về mặt sinh học, cá nhân là
một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lý riêng, do đó
mới có sự khá nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của mỗi cá
nhân. Về mặt xã hội, bản chất mỗi cá nhân là tổng hòa các mối quan hệ xã hội,
do đó mới có khả năng tu duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp... Mỗi cá nhân có
đặc điểm tâm sinh lý xã hội khác với biệt với các cá nhân khác. Do đó cần tôn
trọng tính độc lập của mỗi cá nhân, không được coi mọi cá nhân đều như
nhau. Khi đánh giá, hoặc giao công việc cho mỗi người cần dựa vào những
đặc điểm cụ thể trên cả hai mặt cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân với sự nỗ lực
phấn đấu cao và được rèn luyện trong tập thể và môi trường xã hội có thể
vươn tới những giới hạn trên cả bản thân mình.
Tôn trọng phẩm giá và năng lực cá nhân, tính khác biệt của mỗi cá nhân,
tính tự quyết của cá nhân là những nguyên tắc đạo đức cần được chú trọng
trong công tác xã hội cá nhân. Vậy công tác xã hội cá nhân là gì?
Công tác xã hội cá nhân cũng được các chuyên gia, các nhà khoa học tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở mỗi cách tiếp cận có điểm mạnh và ứng
dụng riêng, nổi bật là hai hướng tiếp cận thứ nhất là khẳng định công tác xã
hội cá nhân là một phương pháp của công tác xã hội chuyên nghiệp, hướng
thứ hai nhấn mạnh vào cách thức tiếp cận và giúp đỡ chuyên môn sâu về nhân

cách cá nhân.
Theo khuynh hướng đặt trọng tâm vào khẳng định CTXH cá nhân là một
phương pháp có quan điểm của They Farley và các tác giả khác (2000), định
nghĩa công tác xã hội cá nhân là “Hệ thống giá trị và phương pháp được các
nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý xã hội,


hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia
đình giải quyết những vấn đề về nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã
hội và môi trường thông qua các mối quan hệ “mặt đối mặt””(14,25).
Tác giả Grace Mathew (1992) khi định nghĩa ông đã nhấn mạnh công tác
xã hội cá nhân hướng đến việc giúp đỡ con người giải quyết những khó khăn
về chức năng xã hội của họ trên cơ sở mối quan hệ nghề nghiệp một – một
(một nhân viên xã hội và một đối tượng)(14,26).
Định nghĩa theo hướng cách thức tiếp cận và giúp đỡ chuyên sâu, tác giả
Nguyễn Thị Oanh cho rằng “Công tác xã hội cá nhân là một biện pháp can
thiệp quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một đối tượng cảm
nghiệm”(14,26).
Nhìn chung có thể thấy rằng các quan điểm đưa ra đều cho rằng công tác
xã hội cá nhân là một hệ thống phương pháp, kỹ năng sử dụng các kiến thức
về tâm lý xã hội, hành vi con người để giúp đỡ cá nhân giải quyết vấn đề của
mình thông qua mối quan hệ tương tác một – một.
Như vậy công tác xã hội cá nhân là một phương pháp của công tác xã hội
mà ở đó nhân viên công tác xã hội sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp thông qua tiến trình trợ giúp khoa học và chuyên
nghiệp nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề của
mình.
1.1.3. Khái niệm người bệnh tâm thần
Tâm thần hay bệnh tâm thần đều là những từ ngữ được sử dụng để mô tả
tình trạng bất thường về mặt sức khỏe tâm thần. Trong bài viết này, tác giả đã

sử dụng khái niệm về bệnh tâm thần được đề cập trong giáo trình Chăm sóc
sức khỏe tâm thần của khoa Công tác xã hội trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh tâm thần được
định nghĩa như sau: “Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn
tâm thần, bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá
trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm
thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực
tại, với môi trường xung quanh”(8).
Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng. Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ
biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố


ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. Có
những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai
lệch trầm trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh nhân tâm
thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng
như hành vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động,
học tập được, tuy có giảm sút.
Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh
hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế.
Bệnh tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm
thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phát hiện
sớm và ngăn chặn kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này.
Lâu nay khi nghe đến ba từ người tâm thần, người ta thường liên tưởng đến
hình ảnh nhưng người ăn mặc quái dị, có những hành vi không giống ai, đứng
la hét ngoài đường... hoặc thông qua phim ảnh, sách báo họ lại hình dung ra
những người có tình khí hung dữ bất thường, hành vi ghê gớm không thể đoán
trước... tuy nhiên không phải người tâm thần nào cũng như vậy.
Ở bài viết của mình, tác giả sử dụng khái niệm về người bệnh tâm thần

trong tài liệu Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần của Nhà xuất bản Y
học Hà Nội (2008), “Người bị bệnh tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về
lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thường. Người có bệnh
tâm thần thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình.
Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
và làm việc đều giảm sút. Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện
đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng. Người bệnh tâm thần đôi khi cũng có
những lúc có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh”.
Để có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh tâm thần, chúng tôi đã tìm hiểu về
nguyên nhân gây ra các bệnh tâm thần. Khác với các bệnh thực thể, nguyên
nhân của bệnh tâm thần thường phức tạp hơn và thay đổi tùy theo các rối loạn
đặc biệt, tùy theo từng cá nhân riêng biệt. Tuy có một số bệnh tâm thần chưa
xác định được rõ nguyên nhân nhưng có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng
chỉ ra rằng các nhân tố sinh học, tâm lý và môi trường xã hội có thể góp phần
vào sự phát sinh hay quá trình tiến triển của bệnh. Nguyên nhân phát sinh
những vấn đề về bệnh tâm thần là sự kết hợp, tác động qua lại của các yếu tố
môi trường xã hội với những yếu tố bên trong như di truyền, tâm sinh lý.


Các nguyên nhân sinh học: Tình trạng tâm thần có thể bắt nguồn từ gen, di
truyền, cấu tạo thể chất, những tổn thương trực tiếp đến tổ chức não hay ngoài
não như chấn thương não, u não, mất cân bằng hóa học trong não, nhiễm
khuẩn, dùng thuốc, rượu hoặc ma túy liều cao hoặc kéo dài, tuổi tác, suy dinh
dưỡng, bệnh tim mạch, suy giảm chức năng thận, gan và tiểu đường...
Các nguyên nhân tâm lý cá nhân: Các yếu tố tâm lý cá nhân có ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe tâm thần của mỗi người. Tâm lý thiếu tự tin vào bản thân, suy
nghĩ tiêu cực về một ai đó cũng sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề về sức
khỏe tâm thần vì họ luôn sống ở trong trạng thái lo lắng, sợ hãi khi được giao
một công việc, một nhiệm vụ bất kỳ hoặc tự đưa ra một quyết định về một việc
gì đó. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, trạng thái căng thẳng kéo dài dễ đẩy họ

vào những rối nhiễu tâm thế và ảnh hưởng lớn tới đến sức khỏe đôi khi là tính
mạng của chính họ.
Môi trường gia đình cũng có một ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển
tâm lý, sức khỏe tâm thần của trẻ. Trong thời kỳ thơ bé, vì hoàn cảnh gia đình
khác nhau, trẻ em sẽ trải qua những sự kiện khác nhau. Có trẻ có những trải
nghiệm đau buồn như gia đình có bạo lực, cha mẹ chết, hoặc trẻ bị bỏ rơi, bị
bạo hành, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người bảo hộ, hình thức giáo dục
không đúng của bố mẹ. Những sự kiện này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe
thể chất và tinh thần của trẻ tại thời điểm đó. Nguy hiểm hơn nó còn ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần của trẻ những giai đoạn phát triển sau này.
Các nguyên nhân môi trường và xã hội: Các yếu tố môi trường và xã hội
của mỗi cá nhân được xem như là sự bao bọc đồng thời cũng là những nguyên
nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một xã hội an toàn lành mạnh sẽ
tạo một môi trường phát triển thuận lợi cho thể chất và tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay đang có nhiều nguy cơ rình rập từ tự nhiên và xã
hội như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, tai nạn giao thông, bạo lực học đường tác
động tiêu cực đến đời sống kinh tế và tình cảm của mỗi cá nhân, các vấn đề về
sức khỏe tâm thần cũng từ đó mà nảy sinh. Các yếu tố xã hội như tội phạm,
xung đột gia đình, thất nghiệp, mất người thân... có thể gây ra mất cân bằng
hóa chất trong não bộ, dẫn đến các rối loạn tâm thần và sẽ tiến triển thành bệnh
khi các căng thẳng này liên tục xảy ra, mức độ ngày một gia tăng và không
được can thiệp hỗ trợ kịp thời.


Đáp ứng với yêu cầu phát triển của kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia, nhiều
môi trường xã hội đang phải đối mặt với những biến đổi, với khoảng cách giàu
nghèo ngày một gia tăng. Cơ cấu xã hội của cộng đồng thay đổi do sự phát
triển và mở rộng của các thành phố, sự đô thị hóa hay di dân ồ ạt, chênh lệch
thu nhập, thất nghiệp và bào lực ngày một tăng cao. Tất cả những yếu tố ấy trở
thành nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tiêu cực đến vấn đề sức

khỏe tâm thần của cá nhân, gia đình và của cộng đồng.
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, với hướng tiếp cận theo quan điểm
nhân văn hiện sinh tác giả đánh giá những nhu cầu của người bệnh tâm thần
dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow. Theo quan điểm của A.Maslow nhu cầu
của con người được chia thành 5 bậc thang theo thứ tự từ thấp đến cao: nhu cầu
sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu
cầu tự khẳng định mình.
Đối với người bệnh tâm thần họ cũng có những nhu cầu, mong muốn như
bao người khác, thậm chí mức độ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ còn
nhiều hơn. Bởi vì họ là những người không may bị mắc bệnh và họ thường là
đối tượng bị kỳ thị, bị xa lánh, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và
cộng đồng.
Nhu cầu đầu tiên là nhu cầu về sinh lý, nó bao gồm oxy, thức ăn, nước
uống, bài tiết vận động và nghỉ ngơi. Nhu cầu này được đáp ứng để duy trì sự
sống. Đáp ứng nhu cầu thể chất là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm
sóc cho người bệnh tâm thần bởi vì phải được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng
cơ thể người bệnh mới có sức khỏe để chống đỡ bệnh tật.
Nhu cầu an toàn được xếp thứ hai sau nhu cầu về sinh lý, nó bao hàm cả an
toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng là bảo vệ họ
tránh khỏi các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được
mọi sự sợ hãi, lo lắng. Đối với người bệnh tâm thần nhu cầu này cũng rất cao vì
mỗi lần họ lên cơn thường có những hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của
bản thân và của những người xung quanh. Đồng thời cần tránh được những lo
lắng, căng thẳng trong tâm lý để có thể ổn định tình hình bệnh.
Nhu cầu giao tiếp xã hội là một trong những nhu cầu mà người chăm sóc
người bệnh tâm thần cần hết sức lưu ý khi lập kế hoạch trợ giúp. Người bị bệnh
tâm thần thường bị xã hội cô lập, không có bạn bè nên họ luôn có cảm giác
buồn tẻ và căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh.



Nhu cầu được tôn trọng, sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính
độc. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng người ta tin rằng họ không được
người khác chấp nhận nên sinh cảm giác tự ti mặc cảm đôi khi người bệnh sẽ
không hợp tác làm việc cùng nhân viên chăm sóc. Trên thực tế, có rất nhiều
người bệnh tâm thần bị chính những người thân trong gia đình, những người
xung quanh khinh thường. Sự khinh thưởng, thiếu tôn trọng nó không chỉ được
thể hiện qua ngôn ngữ mà còn qua hành vi và thái độ. Để đáp ứng nhu cầu này
của người bệnh, nhân viên CTXH cần có thái độ thân mật, cởi mở và lắng nghe
ý kiến của người bệnh.
Nhu cầu tự hoàn thiện là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu.
Bất kỳ ai cũng muốn hoàn thiện bản thân mình. Đối với những người bệnh tâm
thần họ cũng muốn bản thân mình tốt hơn, trở thành một người có ích hơn,
được khẳng định giá trị của bản thân thông qua việc được tham gia những hoạt
động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hay các hoạt động lao động khác.
Do tính chất của bệnh tật nên người bệnh tâm thần thường gặp rất nhiều
khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Tự bản thân họ
đáp ứng nhu cầu đã khó lại thêm tác động và rào cản của xã hội khiến cho các
nhu cầu bị thiếu hụt hoặc không được đáp ứng. Những điều này làm ảnh hưởng
rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm
thần. Những lúc như thế này người bệnh rất cần đến sự trợ giúp của CTXH.
1.1.4. Khái niệm Trung tâm Bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những
biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi
ro, bất hạnh, nghèo đói... vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ
khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình,
nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ
vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Trung tâm Bảo trợ xã hội (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trung tâm chịu sự
quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Lao động – Thương

binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản
riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động theo quy định của pháp luật.


Trung tâm có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tổ chức thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng; phục hồi
chức năng, lao động sản xuất; dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp, tái hòa nhập
cộng đồng và tổ chức các hoạt động khác cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên
địa bàn tỉnh được nuôi dưỡng tại Trung tâm theo quy định(3).
1.1.5. Khái niệm công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm
thần
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chính thức về Công tác xã hội cá nhân
trong trợ giúp người bệnh tâm thần nhưng từ việc phân tích các khái niệm đã
nêu ở trên tôi xin đưa ra khái niệm về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp
người bệnh tâm thần như sau:
Công tác xã cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần là một phương
pháp của công tác xã hội làm việc với một đối tượng cụ thể. Ở đó nhân viên
công tác xã hội sẽ sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng CTXH cá nhân và
đạo đức nghề nghiệp để trợ giúp người bệnh tâm thần giải quyết vấn đề của
họ.
Khi nói đến người bệnh tâm thần nhiều người sẽ cho rằng họ là người tâm
thần thì biết gì, làm được gì, nói họ cũng không hiểu được... Đó đều là những
nhận định sai lầm và mang tính chất kỳ thị. Bởi vì người bệnh tâm thần được
phân chia thành nhiều mức độ, nhiều loại bệnh khác nhau nên không phải ai
cũng mất hoàn toàn khả năng nhận thức. Do đó khi bị căng thẳng hay rơi vào
những trạng thái tâm lý không ổn định họ rất cần đến sự hỗ trợ, chăm sóc của
những người làm công tác xã hội để có thể trở về trạng thái tâm lý ổn định hơn,
yên tâm điều trị bệnh và tham gia các hoạt động phục hồi chức năng.


1.1.6. Những biểu hiện của công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người
bệnh tâm thần
1.1.6.1. Hỗ trợ chăm sóc y tế
Là những hoạt động chuyên môn nhằm giúp đỡ, theo dõi, điều trị và phòng
ngừa bệnh, thương tích và suy yếu về thể chất, tinh thần ở người. Cụ thể trong
trợ giúp người bệnh tâm thần:


Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ người bệnh và gia đình người bệnh tâm
thần tuân thủ quy trình điều trị, phương pháp chăm sóc người tâm thần, theo
dõi việc sử dụng thuốc của người bệnh đúng thời gian, đúng liều dùng.
Xây dựng cách thức đối phó với nguy cơ lạm dụng thuốc cũng như chất gây
nghiện cho người bệnh tâm thần.
Đánh giá các yếu tố nguy cơ, các yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần để
xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp.
1.1.6.2. Tham vấn, tư vấn
Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, thông qua quá trình này nhằm
giúp người bệnh nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy
nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
Trong trợ giúp người bệnh tâm thần, thông qua những buổi trò chuyện cùng
người bệnh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý giải tỏa bớt cảm xúc
tiêu cực, thay đổi nhận thức về tình trạng bệnh của bản thân và tìm kiếm những
sự giúp đỡ chuyên môn. Chỉ khi nào người bệnh có một trạng thái tâm lý thoải
mái và ổn định thì họ mới có thể yên tâm điều trị bệnh.
Tư vấn là sự phát biểu ý kiến về vấn đề được hỏi nhưng không có quyền
quyết định. NVCTXH cần thực hiện tốt vai trò tư vấn của mình trong trường
hợp, người bệnh và gia đình thiếu hiểu biết về sức khỏe tâm thần hoặc những
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hay thiếu kiến thức về những chế độ chính
sách cho người bệnh tâm thần và gia đình người bệnh tâm thần, họ mong muốn

có thông tin cũng có thể là mong muốn nhận được những lời khuyên từ phía
người trợ giúp để đưa ra những quyết định hợp lý cho kế hoạch giải quyết vấn
đề của mình.
Để thực hiện tốt công việc này, NVCTXH cần trang bị cho mình những
kiến thức về bệnh tật: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, nguy cơ...; những hiểu
biết về chính sách, chương trình dịch vụ, những cơ sở khám, chữa trị và tư vấn
chuyên sâu cho người bệnh tâm thần và gia đình họ; kiến thức về các mô hình
và xu hướng điều trị bệnh hiện nay.
1.1.6.3. Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế - xã hội, giáo
dục và các kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và
khuyết tật, đảm bảo cho người bệnh tâm thần hội nhập và tái hòa nhập xã hội,


có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội. Các hoạt động phục hồi
chức năng cho người bệnh tâm thần hiện nay:
Phục hồi chức năng lao động thông qua các hoạt động như trồng trọt,
chăn nuôi, dạy nghề.
Huấn luyện kỹ năng sống cơ bản cho người bệnh tâm thần như tự chăm
sóc bản thân, lao động, vệ sinh nơi ở, giao tiếp...
Chúng ta có thể khẳng định rằng việc huấn luyện các kỹ năng và phục hồi
chức năng lao động cho người bệnh rất quan trọng và là một phần không thể
thiếu trong kế hoạch điều trị và đưa người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.
1.1.6.4. Kết nối nguồn lực
Nguồn lực có thể là nội lực hay ngoại lực. Nó bao gồm con người, cơ sở
vật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, quan điểm
chính trị. Nhân viên công tác xã hội là người có được những thông tin về
chinh sách, dịch vụ, những nguồn tài nguyên sẵn có từ những cá nhân, cộng
đồng, tổ chức để giới thiệu cho người bệnh tâm thần đặc biệt là những người
trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Cũng như kết nối nguồn lực hỗ trợ

cho các hoạt động dành cho người bệnh của đơn vị mình công tác. Việc kết
nối nguồn lực có thể thông qua các hoạt động như kỷ niệm ngày lễ, tết, ngày
tâm thần Thế giới,....
1.1.6.5. Quản lý ca
Đây là hoạt động nhằm giúp cá nhân người bệnh tâm thần nhận được các
dịch vụ hỗ trợ thông qua việc kết nối và điều phối các nguồn lực. Đây là hoạt
động quản lý diễn ra trong suốt quá trình điều trị bệnh và phục hồi chức năng
cho người bệnh tâm thần.
Hoạt động này sẽ được tiến hành thông qua các hoạt động nhỏ như: Thu
thập thông tin và đánh giá tình hình đối tượng, xác định nhu cầu của người
bệnh; xây dựng kế hoạch ca đáp ứng nhu cầu người bệnh; xác định các
chương trình và nguồn cung cấp dịch vụ, thu xếp và điều phối việc cung cấp
dịch vụ cho người bệnh; điều hành hiệu quả kế hoạch ca và điều chỉnh kế
hoạch phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế; là người liên lạc trung gian
giữa đối tượng và các nguồn lực; biện hộ cho đối tượng tiếp cận được dịch vụ
phù hợp.
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp
người bệnh tâm thần


×