Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động tại xã nam giang, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.31 KB, 73 trang )

MỤC LỤC

11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXH
GTSX
NKT
NVXH
UBND

Công tác xã hội
Giá trị sản xuất
Người khuyết tật
Nhân viên xã hội
Uỷ ban nhân dân

22


DANH MỤC BẢNG BIỂU

33


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển việc coi trọng cuộc sống
của con người đã và đang là mục tiêu, động lực để phát triển nền kinh tế,


văn hóa, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó,vấn đề về con người là một
trong những vấn đề mà luôn được cả xã hội coi trọng và quan tâm ở mọi
thời đại. Ước muốn có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc là ước muốn ngàn
đời của con người. Nhưng cuộc sống của con người không phải lúc nào
cũng êm ả, thuận buồm xuôi gió mà ngược lại con người luôn phải đối mặt
với rủi ro, thiên tai, địch hoạ, bệnh tật, ốm đau, sức yếu tuổi già, khủng
hoảng kinh tế – xã hội. Luôn rình rập, đe doạ tới sự an toàn cuộc sống của
bất cứ ai. Những chủ trương chính sách phát triển xã hội thông qua các
chính sách đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân ngày càng được
chủ trọng. có rất nhiều lĩnh vực mà những chương trình chính sách an sinh
hướng tới như : xóa đói giảm nghèo, các vấn đề liên quan tới gia đình, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt… và một trong những lĩnh vực mà ngành công
tác xã hội rất cần được quan tâm là lĩnh vực khuyết tật. Để bảo đảm cho
người khuyết tật thực hiện quyền bình đẳng và tham gia cộng đồng xã hội,
tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 12 ngày 17-6-2010, Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Người khuyết tật. Luật quy
định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, trách nhiệm của nhà nước,
gia đình và xã hội đối với người khuyết tật. Tại Điều 125 của Bộ Luật Lao
động cũng nêu rõ: “Hàng năm, nhà nước dành một khoản ngân sách để
giúp người khuyết tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học
nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm, ổn
định đời sống”. Tuy nhiên, chỉ có rất ít người khuyết tật vận động được tiếp
cận với việc học nghề vì nhận thức của bản thân người khuyết tật và gia
đình về đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động còn chưa cao, dẫn đến
nhu cầu học nghề của người khuyết tật rất thấp. Tỷ lệ người khuyết tật sau
đào tạo nghề tìm được việc làm còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm,
số có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không
đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó
khăn. Đa số người khuyết tật phải sống với gia đình, nhận trợ cấp xã hội
44



thường xuyên, có mức sống nghèo hoặc trung bình, bởi chính họ khó có thể
lao động, làm việc với năng suất như người khác nếu không được đào tạo
một cách bài bản. Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội hiện nay, xã Nam
Giang tiếp tục đẩy mạnh các mục tiêu phát triển về giáo dục, đào tạo và dạy
nghề để hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật điều này không chỉ tạo điều
kiện cho người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, mà còn có nhiệm vụ to
lớn giúp giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu đó, em xin chọn tên đề tài khóa luận của mình:
“ Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
vận động tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” .
2. Tổng quan về vấn đề hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động
- Trong “ Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người
khuyết tật tại Việt Nam” theo đặt hàng của Tổ chức Lao động quốc tế tháng
8 năm 2008. Báo cáo này cung cấp một cách nhìn tổng thể về các tổ chức
của người khuyết tật, các tổ chức đại diện cho người khuyết tật và các dịch
cụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển các doanh nghiệp cho người khuyết
tật. Kết quả phân tích báo cáo này cho biết tại Việt Nam người khuyết tật
rất ít được đào tạo nghề, hướng dẫn về việc làm cũng như phát triển doanh
nghiệp.
- Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – xã hội phối hợp
với Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam ( VNAH) cùng với sự hỗ trợ
tài chính của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ ( USAID) đã biên soạn ra
cuốn tài liệu hướng dẫn tập huấn ngắn hạn với tiêu đề “ Giáo trình Công tác
xã hội với Người khuyết tật”. trọng tâm của cuốn tài liệu này nhằm cung
cấp những kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, nhân viên làm việc với người
khuyết tật tại các trung tâm, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật.
Cuốn tài liệu đã khái quát những vấn đề cơ bản về người khuyết tật và nêu
lên các loại hình chăm sóc trợ giúp người khuyết tật và vai trò của nhân

viên công tác xã hội với người khuyết tật. Về thực hành, cuốn tài liệu còn
nêu các phương pháp làm với cá nhân, cách giao tiếp với người khuyết tật,
cách xây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ với người khuyết tật và gia
đình người khuyết tật, các can thiệp nhóm và cộng đồng dành cho người
khuyết tật và hành động xã hội dành cho người khuyết tật.
- Nguyễn Tiến Dũng ( 2011) “ Phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu
trong giai đoạn mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Bài báo chỉ ra yêu cầu
55


cần phải đạo tạo nghề trong giai đoạn hiện nay, không chỉ đào tạo nghề đòi
hỏi lượng chất xám cao mà còn phải đào tạo những nghề đơn giản nhằm
đáp ứng xu thế hội nhập với khu vực và quốc tế, để tạo ra những sản phẩm
tốt nhất đề đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “ Người khuyết tật ở Việt Nam, sinh kế,
việc làm và bảo trợ xã hội” diễn ra ngày 27/9/2007 do Trung tâm nghiên
cứu Châu Á – Thái Bình Dương ( Trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) phối hợp với trung tâm hợp tác Quốc tế
( Đại học Osaka và Đại học Ochanomizu, Nhật Bản) tổ chức tại trung tâm
thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm nhiều
tham luận liên quan tới người khuyết tật. 20 tham luận của các nhà khoa
học, nhà hoạt động từ thiện xã hội trong và ngoài nước đã trình bày tại hội
thảo đều hướng vào vấn đề tìm giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết
tật hòa nhập cộng đồng, đào tạo việc làm và hỗ trợ việc làm ổn định để
đóng góp cho xã hội, lý giải cho cách dùng khái niệm “ Người khuyết tật”
thay cho khái niệm “ Người tàn tật”.
- Mai Thị Phương( 2014), Đề tài “ Vấn đề CTXH với NKT”. Đề tài
đã nêu lên vai trò của CTXH đối với Người khuyết tật trên tất cả các
phương diện, đặc biệt là vấn đề dạy nghề và tìm việc làm. Đề tài viết về
những tồn tại yếu kém trong công tác dạy nghề cho NKT ở nước ta. Nội

dung, chương trình, nghề đào tạo, hình thức đào tạo chưa hợp lý về kết cấu,
quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có những giáo trình và các
thiết bị dạy nghề dành riêng cho NKT, đội ngũ giáo viên dạy nghề cho
NKT còn yếu cả về kiến thức, kỹ năng và nhận thức về các lĩnh vực sư
phạm và quản lý. Đồng thời việc thực hiện chính sách về việc làm với NKT
chưa nghiêm, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, vì vậy NKT
chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận dạy nghề và việc làm.
- Bài viết “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
nghề cho NKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Nguyễn Thị Thanh Tâm
( 2012). Tuyển tập báo cáo Hội sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 8,
Đại học Đà Nẵng năm 2012. Báo cáo đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo nghề cho Người khuyết tật trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
- Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội với đề tài “
Vai trò của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách,
chương trình quốc gia về dạy nghề và việc làm cho NKT của Bộ Lao động
Thương Binh và Xã Hội( 1993 -75tr). Nghiên cứu này nói về việc xây dựng
66


các chương trình, chính sách và thực hiện các chính sách cho NKT để
người khuyết tật có thể tìm được việc làm cho chính mình. Người khuyết
tật sẽ được tư vấn hỗ trợ về dạy nghề, những nghề phù hợp với khả năng và
sở thích của mình. Qua quá trình tư vấn NKT tìm được những nơi có thể
nhận mình vào làm việc, để có thể tìm được công việc phù hợp với bản
thân mình.
- Báo cáo khoa học của nhóm sinh viên Vũ Trung Hiền, Nguyễn Thị
Kim Nga, Trần Vũ Mạnh Trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn về đề tài “ Biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình
phúc lợi công cộng phù hợp với NKT vận động dựa vào cộng đồng”.

Nghiên cứu tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học
Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội( 2014- 200tr). Báo cáo này
đã tiến hành nghiên cứu mức độ tiếp cận của NKT vận động với các công
trình phúc lợi công cộng tại hai trường. Nghiên cứu cũng nói lên nhu cầu
của NKT vận động trong vấn đề biện hộ các chính sách xây dựng công
trình phúc lợi công cộng. Ngoài ra, báo cáo còn phân tích rõ các nguồn lực
cộng đồng xã hội như nguồn lực về kinh tế, con người, các văn bản pháp
luật trong và ngoài nước, đặc biệt báo cáo nêu cao vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong quá trình biện hộ. Từ đó nêu ra những phương án tốt
nhất để biện hộ cho người khuyết tật.
- Đề tài “ Pháp luật về giải quyết vấn đề việc làm cho lao động
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay”, Trần Thị Tú Anh( 2014). Đề tài phân tích
làm rõ những quy định pháp luật hiện hành, tìm ra một số giải pháp nhằm
khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách pháp luật hiện nay về
giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Trên cơ sở đó, góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật, giúp
người lao động khuyết tật có thể tiếp cận, nắm bắt cơ hội việc làm.
- Đề tài “ Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật:
Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Th.S Nguyễn Ngọc Toản. Đề tài đã
cho thấy công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT được biệt quan
tâm, tạo điều kiện thuận từ phát triển hạ tầng cơ sở cho đến chính sách trợ
giúp đối tượng tham gia học nghề cũng như giáo viên dạy nghề. Bên cạnh
đó vẫn còn những tồn tại những hạn chế trong quá trình tìm được việc làm
sau đào tạo nghề còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm
được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể.
77


3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động từ

đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc hỗ trợ việc làm cho
người khuyết tật thông qua phương pháp công tác xã hội cá nhân.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về người khuyết tật vận động và công tác
xã hội cá nhân với người khuyết tật vận động.
- Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ
việc làm cho người khuyết tật vận động tại xã Nam Giang, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động công tác xã hội cá
nhân trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận cộng đồng cho họ.
5. Khách thể nghiên cứu
- Người khuyết tật vận động
- Gia đình
- Cán bộ
6. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
vận động tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian: Thu thập số liệu, dữ liệu để phân tích, đánh giá về việc
hỗ trợ người việc làm cho người khuyết tật vận động từ 1/5 – 4/6/2017.
- Nội dung: Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật vận động tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
8. Phương pháp nghiên cứu
88


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập thông
tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả.

Phương pháp này được áp dụng phân tích tài liệu như: Luật người khuyết
tật năm 2010, Nghị định 67, 13 và 136 của Chính phủ quy định về mức trợ
cấp hàng tháng cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội. Các văn bản pháp luật
có liên quan khác về vấn đề hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và
người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn
nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin
thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy.
+ Người nghiên cứu chọn đối tượng phỏng vấn sâu gồm: 6 người
khuyết tật vận động( 3 nam, 3 nữ), 1 cán bộ, 3 hộ gia đình có người khuyết
tật.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Người nghiên cứu sử dụng hệ thống các câu hỏi được sắp xếp một
cách khoa học phù hợp với tâm lý người trả lời nhằm thu thập thông tin phụ
vụ cho mục đích nghiên cứu.
+ Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 60 người khuyết tật vận động
ở trong xã và đang trong độ tuổi lao động( 18- 60 tuổi) để tham gia khảo
sát.
- Phương pháp quan sát: Được hiểu như là chụp ảnh trong quá trình
thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đã thu thập
bằng việc quan sát hành vi, cử chỉ thái độ của người được phỏng vấn.
9. Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho
người khuyết tật vận động tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa.
Chương 2: Thực trạng về việc hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
vận động và Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật vận động tại xã
Nam Giang.
Chương 3: Kết luận, giải pháp, kiến nghị


99


1010


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI
XÃ NAM GIANG, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA.
1.1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật vận động
1.1.1 Khái niệm khuyết tật, người khuyết tật vận động, việc làm
1.1.1.1.Khái niệm khuyết tật
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cách phân loại quốc tế về
suy giảm chức năng, khuyết tật, tàn tật (The Internation Classification of
Impairments, Disabilities, and Handicaps - ICIDH) đã là một hệ thống tiên
phong trong quá trình hiểu và đưa ra định nghĩa về khuyết tật. Theo cách
hiểu của ICIDH, khuyết tật là những hạn chế trong hoạt động theo chức
năng hay trong phạm vi bình thường của con người, những hạn chế này do
suy giảm chức năng gây nên. .( Giáo trình công tác xã hội với người
khuyết tật, Nguyễn Thị Thanh Hương và các tác giả, trường ĐH Lao động
Xã Hội).
1.1.1.2. Khái niệm người khuyết tật vận động
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động
đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
( Giáo trình công tác xã hội với người khuyết tật, Nguyễn Thị Thanh
Hương và các tác giả, trường ĐH Lao động Xã Hội).
1.1.2. Đặc điểm của Người khuyết tật vận động
- Biểu hiện thường thấy của người khuyết tật vận động:

+ Trẻ nhỏ có thể không bú được vì không thể thực hiện được động
tác mút; trẻ ít hoặc không sử dụng tay, ít hoặc không di chuyển từ chỗ này
sang chỗ khác, ít chịu vận động, không chịu chơi, hay ngồi một mình,
không tự chăm sóc được.
+ Người lớn thường ít vận động, ít hoặc không sử dụng tay chân, di
chuyển khó khăn, đau khớp, không tự ăn, uống, tắm rửa, đại- tiểu tiện, vệ
sinh cá nhâ, không tham gia được những công việc trong sinh hoạt hàng
ngày của gia đình, cộng đồng và xã hội.
+ Người có khuyết tật vận động cũng có thể có những khuyết tật
1111


khác kèm theo như: khuyết tật về nghe, nhìn, nói, thần kinh...
- Mức độ khuyết tật:
Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam, người khuyết tật nói chung và
người khuyết tật vận động được chia ra làm 3 mức độ:
+ Mức độ khuyết tật vận động đặc biệt nặng: Được Hội đồng giám
định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên. Ở mức độ này người bị khuyết tật vận động
không có khả năng tự đi lại, không có khả năng tự phục vụ và do đó cần
nhiều tới sự giúp đỡ của người khác.
+ Mức độ khuyết tật vận động nặng: biểu hiện ở việc đi lại khó khăn
trong đó có kèm theo sự giúp đỡ của người khác hoặc các phương tiện hỗ
trợ và được Hội đồng giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao
động từ 61- 80%.
+ Mức độ khuyết tật vận động nhẹ: là những người khuyết tật vẫn có
khả năng tự mình đi lại và tự phục vụ mà không cần đến sự trợ giúp của các
phương tiện hay người khác.
- Theo Bộ Lao động thương binh – xã hội, có nhiều nguyên nhân dẫn
đến khuyết tật, tuy nhiên có thể đề cập tới các nguyên nhân sau:

+ Do bẩm sinh hoặc trong khi sinh:
. Do di truyền từ bố, mẹ hoặc1 trong 2 có tật di truyền sang thế hệ
sau như điếc bẩm sinh, mù bẩm sinh và xuất hiện tật trong quá trình phát
triển.
. Sự đột biến về nhiễm sắc thể làm cấu trúc gen bị sai lệch dẫn đến
một số hiện tượng hội chứng Down.
. Nhiễm độc thai nhi do người mẹ mang thai mắc một số bệnh như
cúm, sởi, Rubela… do hút thuốc, sử dụng ma túy trong khi mang thai.
. Do các bệnh xã hội của người mẹ như lậu, giang mai, AIDS.
. Đẻ non, thiếu tháng.
. Do mệt mỏi, căng thẳng của người mẹ.
. Nguyên nhân trong khi sinh do tai biến khi sinh phải dùng dụng cụ
hỗ trợ không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Nguyên nhân bệnh tật:
. Hậu quả của một số bệnh viêm màng não, cúm, sởi, đậu mùa, đột
quỵ…
. Sử dụng thuốc sai hoặc không đúng chỉ định.
+ Nguyên nhân do tai nạn:
. Tai nạn sinh hoạt như bị ngã cầu thang, bị điện giật…
1212


. Tai nạn thương tích giao thông, trong lao động, trong gia đình và
trong thể thao. Hiện nay, tỷ lệ người khuyết tật vận động do các loại tai nạn
gây ra ngày càng có xu hướng gia tăng.
. Theo thống kê của Chính phủ thì 1/4 người khuyết tật vận động là
do hậu quả của chiến tranh như bom mìn còn sót lại.
1.2. Cơ sở lý luận về Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật vận động.
1.2.1. Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật vận động

1.2.1.1. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân:
- Theo Farley O.Wetal ( 2000): Công tác xã hội cá nhân là hệ thống
giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở
đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống chuyển thành các kỹ
năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm – tâm
lý, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các
mối quan hệ “mặt đối mặt”. ( Giáo trình công tác xã hội cá nhân và gia
đình, Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai, 2011)
- Giúp cá nhân nhấn mạnh những sức mạnh hoặc giá trị tiềm năng của
họ, tác động các mối quan hệ của họ thông qua mối quan hệ 1- 1 giữa nhân
viên xã hội với thân chủ và nhân viên công tác xã hội với đối tác có liên
quan để thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ tâm lý, kinh tế,…
giúp cho các thân chủ thoát khỏi khó khăn về vật chất và tinh thần,giúp cho
việc chữa trị phục hồi và vận hành bình thường các chức năng xã hội của
họ,giúp cho họ tự nhận thức được bản thân.
- Giúp cho họ tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề bằng chính khả
năng của họ.
1.2.1.2. Khái niệm việc làm:
Theo điều 13- Bộ Luật Lao động: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Trên thực tế việc
làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
- Một là, làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện
vật cho công việc đó.
- Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có
quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu ( một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất
để tiến hành công việc đó.
- Ba là, làm các công việc cho gia đình mình nhưng không được trả
1313



thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó.
( vanban.chinhphu.vn)
1.2.1.3. Các nguyên tắc Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật vận
động
Trong CTXH cá nhân, NVXH cần tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc 7
nguyên tắc hành động nghề nghiệp đó là:
+ Chấp nhận đối tượng: Bất kể đối tượng là ai, đến từ những hoàn
cảnh nào. Việc chấp nhận những quan điểm, hành vi và giá trị của đối
tượng để đối tượng hiểu nhân viên công tác xã hội hiểu và không phán xét
đối tượng. Việc này không đồng nhất với việc đồng tình với những quan
điểm, hành vi và giá trị sai lệch với xã hội.
+ Để đối tượng tham gia vào giải quyết vấn đề: Đây là nguyên tắc
đảm bảo đối tượng tham gia giải quyết vấn đề của họ từ giai đoạn đầu cho
tới giai đoạn kết thúc. Vì hơn ai hết đối tượng là người có vấn đề nên hiểu
về hoàn cảnh cũng như mong muốn của mình nên vấn đề chỉ được giải
quyết hiệu quả khi đối tượng được tham gia.
+ Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng: Nguyên tắc được hiểu là
đối tượng chính là giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Nhân viên xã hội
chỉ đóng vai trò là người xúc tác, cung cấp thông tin và giúp đối tượng tự
đưa ra quyết định của mình một cách đúng đắn và phù hợp.Tuy nhiên trong
một số trường hợp khi quyết định của đối tượng có ảnh hưởng đến sự an
nguy của họ, gia đình và những người xung quanh, nhân viên công tác xã
hội cần can thiệp.
+ Đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp: Do mỗi đối tượng( cá
nhân, gia đình hay cộng đồng) đều có những đặc điểm riêng biệt về bản
thân, hoàn cảnh gia đình và môi trường sống, khi giúp đối tượng giải quyết
vấn đề nhân viên công tác xã hội cần tôn trọng tính cá biệt của từng trường
hợp mà đưa ra phương pháp tiếp cận và hỗ trợ giải quyết vấn đề hiệu quả.
Ngay cả khi cũng là một vấn đề nhưng mỗi đối tượng họ lại cần có cách
tiếp cận khác nhau.

+ Đảm bảo tính bí mật, riêng tư: Nhân viên công tác xã hội trong quá
trình làm việc luôn luôn tuân thủ quy định bảo mật thông tin riêng tư cho
từng đối tượng. Nhân viên công tác xã hội cần thông báo và nhận được sự
đồng ý của đối tượng trước khi chia sẻ thông tin của họ với những nhà
chuyên môn khác.
+ Tự ý thức về bản thân: Nguyên tắc này thể hiện ở ý thức trách
nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ, không lạm dụng quyền hạn, vi trí công
1414


tác để mưu hại cá nhân. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cũng luôn
phải cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: Mối quan hệ giữa nhân viên xã
hội với nhân viên xã hội cũng như giữa nhân viên xã hội với đối tượng cần
đảm bảo bình đẳng, tôn trọng, khách quan và nguyên tắc nghề nghiệp.
1.2.1.4 Về tiến trình Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật vận
động
Gồm có 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng
- Việc tiếp nhận đối tượng được tính từ lúc nhân viên CTXH nhận
được hồ sơ và có buổi đón tiếp đầu tiên. Hoạt động này diễn ra rất đa dạng
có thể là do nhân viên xã hội phát hiện và tiếp nhận đối tượng, cũng có thể
là do đối tượng trực tiếp đến gặp nhân viên xã hội tìm sự giúp đỡ hoặc có
theẻ do sự giới thiệu hay chuyển giao từ tổ chức, cá nhân.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp đối tượng có thể được chuyển
giao tới trung tâm cho nhân viên xã hội, do chưa tìm hiểu kỹ về chức năng
và nhiệm vụ của các trung tâm nên có thể đối tượng đến sai địa chỉ thì
chúng ta nên chuyển họ đến trung tâm có chức năng phù hợp hơn.
- Đánh giá nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp, thông báo về vai trò và mục tiêu
hỗ trợ, đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng, ghi những thông tin ban

đầu về đối tượng. Tuy nhiên, nhân viên xã hội cũng cần lưu ý không được
lạm dụng những dự đoán trước của mình và áp đặt lên hoàn cảnh thực tiễn.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
- Là hoạt động thu thập thông tin dữ liệu về đối tượng và những vấn
đề có liên quan đến đối tượng.
- Mục đích giúp NVXH dựa trên những thông tin có được xác định
chính xác vấn đề của cá nhân đối tượng và trên cơ sở đó lên kế hoạch hỗ
trợ trị liệu. Thông tin thu được càng đầy đủ, chính xác giúp nhân viên xã
hội có bức tranh toàn cảnh đầy đủ về đối tượng và từ đó đưa ra những gợi
mở hỗ trợ hữu hiệu và phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh của đối tượng.
- Nội dung: Thông tin về đối tượng ( tâm lý, tình cảm, điểm mạnh
điểm yếu); thông tin về môi trường của đối tượng, những nguồn lực từ gia
đình ( các thành viên trong gia đình, điều kiện sống, mối quan hệ, tương tác
trong gia đình); thông tin về luật pháp, chính sách, chương trình, dịch vụ
liên quan.
- Phương pháp thu thập thông tin: vãng gia, phỏng vấn, quan sát…
1515


Giai đoạn 3: Đánh giá, xác định vấn đề
- Là giai đoạn nhân viên xã hội cùng đối tượng đánh giá và xác định
vấn đề, nhân viên xã hội đánh giá, kiểm tra lại những thông tin, dữ liệu đã
thu thập được để có những thông tin xác định về đối tượng.
- Nhân viên xã hội sử dụng các công cụ như: cậy vấn đề, biểu đồ sinh
thái, bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu để tìm ra vấn đề mà thân chủ
đang gặp phải sau đó xác định vấn đề ưu tiên cho từng vấn đề cụ thể.
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp/ hỗ trợ
- Là việc xác định các hoạt động dự kiến để tiến hành giúp đỡ đối
tượng dựa trên nhu cầu của đối tượn và những nguồn lực thực tiễn hiện có.
- Đây là giai đoạn NVXH cần biết huy động sự tham gia tối đa của

đối tượng vào quá trình lập kế hoạch, cùng chung sức với đối tượng và
chính đối tượng là người chủ động trong sự lựa chọn giải pháp.
- Nhân viên xã hội cần lưu ý khi đưa ra cá hoạt động hỗ trợ như:
+ Các hoạt động cần phản ánh được đáp ứng mong muốn và nhu cầu
của đối tượng.
+ Các hoạt động phải được bàn thảo, phân tích và được đối tượng
đồng ý và thống nhất thực hiện.
+ Các hoạt động tuân thủ theo nguyên tác và yêu cầu chuyên môn
nghề nghiệp NVXH cần cùng đối tượng phân tích.
+ Các hoạt động hỗ trợ phải được xác định dựa trên sự khả thi khi
thực hiện.
+ Yếu tố mang tính tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong kế hoạch có
phạm vi chức năng của tổ chức xã hội.
Giai đoạn 5: Triển khai thực hiện kế hoạch
- Để triển khai kế hoạch can thiệp/ hỗ trợ NVXH cần lưu ý giúp đối
tượng chuẩn bị các điều kiện cần thiết như: tâm thế sẵn sàng thực hiện kế
hoạch, các điều kiện hỗ trợ nguồn lực con người và vật chất.
- NVXH cần thể hiện mình là người hỗ trợ can thiệp chuyên môn và
giúo đối tượng có được những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện kế
hoạch. Nhân viên xã hội không phải là người làm thay, làm hộ đối tượng.
- Những cản trở, khó khăn thực sự nổi lên trong giai đoạn này do vậy
đòi hỏi nhân viên xã hội phải sử dụng và phát huy kỹ năng chuyên môn của
mình để hỗ trợ đối tượng tiếp tục hay tìm một hướng đi khác.
Giai đoạn 6: Lượng giá, chuyển giao
- Lượng giá là công việc đo lường và thẩm định các thay đổi tiến bộ
của đối tượng, nhằm xác định xem sự can thiệp của nhân viên xã hội hay trị
1616


liệu có đem lại kết quả hay không, xem mức độ đạt được để kịp thời bổ

sung điều chỉnh.
- Kết thúc/ đóng hồ sơ là kết thúc quá trình can thiệp hỗ trợ của nhân
viên xã hội với đối tượng khi vấn đề của đối tượng đã được đối tượng giải
quyết và họ sẵn sàng hòa nhập cộng đồng.
- Chuyển giao được thực hiện khi đối tượng có nhu cầu cần dịch vụ
khác hoặc trong quá trình can thiệp không mang lại nhiều lợi ích cho đối
tượng. Nhân viên xã hội cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đối tượng, những nhận
định, nhận xét trong quá trình giúp đỡ để có thể chuyển giao tốt.
1.2.1.5. Về kỹ năng Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật vận động
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức,
hiểu biết về quá trình giao tiếp, các yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá
trình giao tiếp cũng như sử dụng có hiệuq ủa các phương tiện giao tiếpm
phối hợp hài hào toàn bộ hành vi, ứng xử, hành vi, cử chỉ… để giúp chủ thể
đạt được mục đích nhất định của hoạt động giao tiếp đó. ( Hà Thị Thư, Đại
học Lao động Xã hội)
Việc sử dụng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là một phần rất
quan trọng trong quá trình làm việc với cá nhân. Nhân viên xã hội cần quan
tâm và lưu ý trong quá trình chuẩn bị và tiếp xúc với đối tượng làm thế nào
tạo cho đối tượng thấy được sự tôn trọng, đồng cảm, gần gũi và an toàn;
phải nhận thức được vấn đề mà mình đang giao tiếp, giao tiếp được thực
hiện trên cơ sở kế hoạch đó định trước, luôn có những định hướng cho mỗi
cuộc giao tiếp. Để thực hiện được kỹ năng này nhân viên xã hội phải có
khả năng thiết lập các mối quan hệ, biết cách lắng nghe tích cực, biết phản
hồi cảm xúc và nội dung của đối tượng giao tiếp và biết cách thu thập và xử
lý thông tin qua việc đặt câu hỏi.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe là hoạt động mang tính tích cực vì nó là nghe có chủ định,
đòi hỏi có sự chú ý để có thể nghe thấy. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng
Phê: “ Lắng nghe là sự thể hiện sự chủ ý để hiểu những gì mà chúng ta

nghe thấy”. Những phản hồi của nhân viên xã hội trong lắng nghe tích cực
được thể hiện qua những hành vi không lời, chẳng hạn như giao tiếp bằng
mắt, cơ thể, lời nói mà nó chứa đựng sự thấu cảm, tôn trọng, ấm áp, tin
tưởng, chân thành và chân thật.
Mục đích của lắng nghe là hiểu lời nói và cảm nghĩ của người nói
càng chính xác càng tốt, cho nên nhân viên xã hội cần rất tập trung tinh
1717


thần để lắng nghe. Lắng nghe trong công tác xã hội là một quá trình lắng
nghe tích cực, đòi hỏi nhân viên xã hội phải biết quan sát hành vi của đối
tượng một cách tinh tế, phải tập trung chú ý cao độ và phải tôn trọng chấp
nhận đối tượng và vấn đề của họ đồng thời giúp ọ nhận biết là đang được
quan tâm chia sẻ.
Kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực như:
đem lại cho đối tượng xác định được vị trí của chính mình; làm cho đối
tượng cảm thấy nhân viên xã hội không cố làm thay đổi họ; động viện đối
tượng tiếp tục giao tiếp, chia sẻ cảm giác của họ; làm cho việc tự định
hướng, tự có trách nhiệm trở nên dễ dàng hơn; giúp đối tượng giải tỏa và
giải phóng được mình khỏi sự kiềm tỏa của người khác.
- Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là “ khả năng quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt,
điệu bộ… để nhận biết những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của đối
tượng giao tiếp nhằm thu thập thông tin, so sánh chúng với thông tin qua
ngôn ngữ để khẳng định tính sát thực của thông tin hiểu chính xác đối
tượng” ( Tiêu Thị Minh Hường, Lý Thị Hàm, Bùi Thị Xuân Mai, 2007, giáo
trình tâm lý học xã hội ( tập 2), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội).
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình thì không chỉ lời nói đem lại
cho nhân viên xã hội những thông tin về đối tượng, mà ngay cả những cử
chỉ không lời của đối tượng cũng có thể mang lại cho nhân viên xã hội

những manh mối quan trọng về nội dung chuyển tải của đối tượng. Vì vậy
để kỹ năng quan sát được thực hiện tốt thì người nhân viên xã hội phải có
khả năng nhận thức tinh tế về các vấn đề của đối tượng, phải biết cách quan
sát từ tổng thể về hành vi, diện mạo bên ngàoi của đối tượng, đến những
đặc điểm tâm lý, đặc biệt là những sắc thái tình cảm xảy ra giữa đối tượng
và người khác và với chính nhân viên xã hội.
- Kỹ năng phản hồi
Kỹ năng phản hồi là khả năng phản hòi lại cho đối tượng những
thông tin, suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhân viên xã hội và đối tượng
trong quá trình giao tiếp. ( Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai, Công
tác xã hội cá nhân, 2011, Nhà xuất bản Lao động Xã hội).
Phản hồi trong công tác xã hội cá nân được đề cập tới hai loại chủ
yếu đó là phản hồi nội dung thông tin, phản hồi cảm xúc, tình cảm và phản
hồi suy nghĩ và hành vi. Phản hồi là một kỹ năng quan trọng và là kỹ năng
khó trong quá trình giúp đỡ cá nhân. Nếu nhân viên xã hội biết sử dụng tốt
kỹ năng phản hồi sẽ nhận được sự cộng tác, tham gia của đối tượng. Phản
1818


hồi sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy sự gần gũi, thấu cảm với đối tượng làm cho
quá trình hợp tác trong giải quyết vấn đề diễn ra thuận lợi hơn.
1.2.2. Các hình thức hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã không ngừng quan tâm
tới vấn đề hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động song số lượng
người được học nghề còn quá ít, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề
còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số lượng người khuyết tật có thể
tìm được việc làm trong các doanh nghiệp hầu như không đáng kể. Trên
thực tế, nhu cầu việc làm của người khuyết tật là rất lớn và hiện nay mới
chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, phần lớn những người khuyết tật vận động
có việc làm những không ổn định, làm các công việc tạm thời. Bên cạnh

những nguyên nhân dẫn đến người khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận và hòa nhập với cộng đồng nếu người khuyết tật
về khiếm thị cần có người dẫn đường, người khuyết tật bị khiếm thính cần
có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu thì người vận động cần nhiều tới sự hỗ trợ
từ các phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe lắc, nạng và cả người trợ giúp
đối với người khuyết tật vận động nặng. Ngoài những khó khăn trong việc
tiếp cận hòa nhập cộng đồng, người khuyết tật vận động bị còn bị hạn chế
rất nhiều trong vấn đề việc làm, vì khi có lao động là người khuyết tật vận
động, các doanh nghiệp cần phải tính toán đến các vấn đề liên quan như
máy móc, thiết bị, tầm cao, hành lang đi lại, dây chuyền sản xuất cho phù
hợp. Để làm được tất cả những điều này không chỉ đòi hỏi chủ doanh
nghiệp phải có tấm lòng cảm thông với hoàn cảnh của người khuyết tật, về
năng lực làm việc của người khuyết tật mà cần phải có tiềm lực kinh tế nếu
muốn tạo việc làm cho người khuyết tật vận động, đây cũng là lý do mà
làm hạn chế cơ hội được làm việc của người khuyết tật bị thu hẹp. Vì vậy
mà Đảng và Nhà nước đã và đang cố gắng làm tốt công tác chăm sóc người
khuyết tật nói chung, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật vận động
nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người khuyết tật vận động được
tham gia học nghề còn chưa cao, hiệu quả tạo việc làm vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa tổ chức được một lớp dạy nghề nào cho người khuyết tật. Không
có nghề và việc làm nên hầu hết người khuyết tật sống dựa vào gia đình, do
vậy, phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật có mức sống thấp. Sở dĩ chưa
có nhiều người khuyết tật tham gia học nghề là do nhận thức của người
khuyết tật về vai trò, tác dụng của việc học nghề còn hạn chế. Phần lớn
1919


người khuyết tật có tâm lý mặc cảm, tự ti và sống dựa vào sự hỗ trợ của gia
đình. Mặt khác, trình độ học vấn của người khuyết tật trên địa bàn còn
thấp. Bởi vậy, việc lựa chọn nghề học phù hợp với trình độ, sức khỏe của

người khuyết tật cũng rất khó khăn. Trong khi đó, theo quy định, những
nghề lựa chọn dạy cho người khuyết tật cũng nằm trong danh mục nghề
chung của lao động nông thôn. Hiện nay, trong danh mục nghề chỉ có nghề
thủ công mỹ nghệ là phù hợp hơn với người khuyết tật. Một khó khăn nữa
trong công tác dạy nghề cho người khuyết tật hiện nay là do hầu hết các địa
phương vẫn chưa có cơ sở dạy nghề, dạy chữ chuyên nghiệp, còn thiếu các
cơ sở đảm bảo vừa dạy nghề vừa tạo việc làm cho người khuyết tật. Cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề và tạo việc làm cho
người khuyết tật còn yếu và thiếu nghiêm trọng.
- Các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động:
+ Dạy nghề cho NKT vận động
Trong những năm gần đây, việc dạy nghề, đào tạo việc làm cho NKT
đã nhận được sự quam tâm của Nhà nước thông qua nhiều chính sách ưu
tiên, hỗ trợ khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người khuyết tật
vận động vẫn còn rất khó khăn để có thể tìm được việc làm. Nguyên nhân
là do họ chưa được đào tạo nghề hoặc chưa được đào tạo nghề đúng khả
năng của bản thân. Để người khuyết tật vận động có thể tìm được niềm vui
từ công việc, rất cần có những chính sách ưu đãi cho việc dạy nghề và tạo
việc làm cho đối tượng chịu nhiều thiệt thòi này. Có rất nhiều người khuyết
tật cho rằng, họ mong muốn mình là những người “ tàn nhưng không phế”,
và thực sự họ không muốn mình được trở thành gánh nặng cho người thân,
gia đình và xã hội. những để làm được điều tưởng chừng đơn giản đó đối
với người khuyết tật vận động không phải là vấn đề đơn giản. Hiện nay,
nhiều cơ sở đào tạo nghề cũng được thành lập với những nghề phù hợp với
người khuyết tật vận động như: công nghệ thông tin, điện – điện tử; kế
toán, may, giày da, thủ công mỹ nghệ… nhằm giúp đỡ những người khuyết
tật vận động còn sức khỏe, vẫn có thể làm việc và có mong muốn tìm việc
làm để có thu nhập nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và hòa nhập với
cộng đồng. Ngoài ra, nhiều mô hình dạy nghề, đào tạo nghề cho người
khuyết tật vận động trong cả nước được xây dựng và đã gặt hái được nhiều

thành công. Ví dụ như sự tham gia của một số Hội, trung tâm, trường dạy
nghề,… tiêu biểu tại Hà Nội như: Hội Thanh niên khuyết tật Hà Nội, Trung
tâm nghị lực sống, Trung tâm Vì ngày mai,… đã và đang dạy nghề, tạo việc
làm cho hàng trăm người khuyết tật vận động với các nghề chủ yếu là đồ
2020


thủ công mỹ nghệ, làm hoa nhựa, nghề may, thêu … Vì vậy mà cần tạo ra
nhiều cơ hội cho người khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng, việc được
dạy nghề và có việc làm, được lao động, được tự mình kiếm sống luôn là
mong mỏi, là hạnh phúc và cũng là nguồn lực quan trọng, tiếp thêm sức
mạnh để họ vươn lên hòa nhập cộng đồng.
+ Hỗ trợ người khuyết tật vận động vay vốn sản xuất, kinh doanh
Được học nghề, tạo việc làm là nhu cầu cần thiết của mỗi người
khuyết tật còn khả năng lao động và khao khát được sống bằng chính sức
lao động của mình. Cùng với sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, xã hội,
số người khuyết tật được tạo việc làm trong các tổ chức, doanh nghiệp, tự
tạo việc làm cho mình và cho những người cùng cảnh ngộ. Tuy nhiên, để
thực sự tự lập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, người khuyết tật vận động
cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để
phát triển sản xuất, kinh doanh. Với người khuyết tật vận động, việc tham
gia sinh hoạt thường ngày gặp không ít khó khăn, nói gì tới việc làm kinh
tế, quan niệm này vẫn tồn tại ở không ít người. Tuy nhiên, bên cạnh nghị
lực bản thân, sự động viên, đồng hành của người thân, nhiều người khuyết
tật vận động đã học hỏi nhiều kỹ thuật và mô hình hiệu quả để áp dụng vào
thực tế lao động, sản xuất tại gia đình, gặt hái được nhiều thành công đáng
nể. Đặc biệt trong điều kiện khó khăn về kinh tế, phương pháp tiếp cận, các
tổ chức Hội, nhóm của người khuyết tật vẫn nổ lực để các hội viên có thể
tranh thủ mọi nguồn lực, đặc biệt gần đây với nguồn vốn vay ưu đãi từ
Ngân hàng chính sách xã hội, Qũy quốc gia giải quyết việc làm… để sản

xuất, tự lập, vươn lên nên người khuyết tật vận động có thêm nguồn trợ lực
phát triển kinh tế hiệu quả. Nhờ những nguồn vốn được vay, nhiều người
khuyết tật đã vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho
người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng được
tham gia các lớp tập huấn về tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi giúp người
khuyết tật vận động có cơ hội tìm hiểu điều kiện, thủ tục vay vốn ưu đãi
của Ngân hàng chính sách xã hội để sản xuất, kinh doan tìm hiểu Luật
doanh nghiệp, các điều kiện và thủ tục để thành lập các cơ sở sản xuất kinh
doanh của người khuyết tật vận động có đủ tư cách pháp nhân và giúp
người khuyết tật vận động tìm hiểu việc thành lập các nhóm kinh doanh,
thiết lập mạng lưới kinh doanh để giúp để nhau trong quá trình sản xuất và
kinh doan . Dù gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt, học tập và lao động
nhưng nhiều người khuyết tật vận động vẫn không ngừng phấn đấu, vươn
lên. Cùng với việc xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, có tehem nguồn vốn
2121


vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, chắc chắn người khuyết tật vận
động sẽ gặt hái được nhiều thành công đóng góp vào thành quả phát triển
kinh tế chung của xã hội.
+ Tư vấn, giới thiệu việc làm
Bên cạnh các hình thức hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận
động như dạy nghề, cho vay vốn thì giới thiệu, tư vấn việc làm cũng ngày
càng đáp ứng được kỳ vọng của người khuyết tật vận động. Nắm bắt được
tâm tư, nguyện vọng của người khuyết tật nói chung và người khuyết tật
vận động nói riêng các trung tâm dịch vụ việc làm, các Hội người khuyết
tật, trường dạy nghề đã xây dựng đề án, kế hoạch, phối hợp với các đơn vị
có liên quan tổ chức các hoạt động thiết thực như tổ chức các hội chợ việc
làm, ngày hội việc làm, phiên giao dịch việc làm lồng ghép với tư vấn, tìm
kiếm việc làm, trong đó có khu vực dành riêng cho đối tượng là người

khuyết tật với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cở sở dạy nghề để tăng
cường khả năng tiếp cận việc làm cho người khuyết tật vận động.
Ngoài ra, còn có một số hình thức hỗ trợ việc làm khác như:
+ Khuyến khích các doanh nghiệp, sử dụng lao động là người khuyết
tật, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật.
+ Triển khai nhiều chương trình dự án tạo việc làm cho người khuyết
tật tại một số địa phương như “ Dự án Xây dựng hỗ trợ sinh kế cho người
khuyết tật giai đoạn 2008 – 2010”, mô hình “ Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh
sản”.
+ Rà soát, cập nhật, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động là
người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói riêng. Bên cạnh
đó, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
hàng năm.
- Các chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động:
+ Ở Việt Nam, bên cạnh hình thức, hoạt động trợ giúp người khuyết
tật vận động thì chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật vận động cũng
được quan tâm đúng mức. Luật Dạy nghề năm 2012 đã dành toàn bộ
chương VII quy định dạy nghề cho người khuyết tật với mục tiêu giúp đối
tượng có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình
để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống. Đồng thời
Nhà nước cũng khẳng định hỗ trợ về các chính sách ưu đãi khác như cấp
kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất thấp, bản thân
người khuyết tật vận động học nghề được xem xét cấp học bổng và trợ cấp
xã hội, được miễn giảm học phí căn cứ vào mức độ khuyết tật và suy giảm
2222


khả năng lao động.
+ Bên cạnh đó còn có rất nhiều chính sách và hoạt động hỗ trợ cụ thể
mà Nhà nước đang thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính và các ưu đãi đối

với các cơ sở dạy nghề cho NKT, nhằm thúc đẩy công tác dạy nghề và tạo
việc làm cho đối tượng này. Các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được
ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, được hỗ trợ vay bốn, cấp kinh phí đào tạo,
miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất thấp, ưu tiên đầu tư, bảo đảm
định mức kinh phí… Hệ thống các chính sách ngày càng hoàn thiện, nhất là
việc ban hành Luật Người khuyết tật đã tạo hành lang pháp lý tăng cường
các điều kiện để người khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng. Đối với
các cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, Thủ tướng Chính phủ
đã có quyết định số 51/2008/QĐ- TTg về chính sách hỗ trợ của Nhà nước
đối với cở sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người
khuyết tật. Theo đó, các cơ sở kinh doanh có nhu cầu cần vay vốn để đầu tư
sản xuất kinh doanh nhằm ổn định việc làm cho người khuyết tật về thu hút
thêm người khuyết tật vào làm việc sẽ được xem xét cho vay vốn ưu đãi từ
Ngân hàng Chính sách xã hội. Lãi suất cho vay vốn bằng 50% mức lãi suất
cho vay đối với các đối tượng khác vay vốn giải quyết việc làm của Ngân
hàng chính sách xã hội. Ngoài chính sách ưu đãi trên, cơ sở kinh doanh của
người khuyết tật, người sử dụng lao động là người khuyết tật còn được Nhà
nước hỗ trợ Qũy quốc gia về việc làm để phát triển kinh tế sản xuất, kinh
doanh.
+ Công tác hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vận động được quan
tâm rõ rệt. Nếu người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc
làm cho người khuyết tật sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được hướng
dẫn về sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số
lao động là người khuyết tật trở lên sẽ được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều
kiện, môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật, được miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
vận động
1.2.3.1. Về các chính sách

Có rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho người khuyết tật vận động,
tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều những rào cản, vướng mắc trọng việc
2323


thực thi chính sách ưu đãi dành cho người khuyết tật vận động. Điển hình
là chính sách ưu đãi cho vay vốn của người khuyết tật. Khi người khuyết
tật vận động tìm tới nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh
nhưng trên thực tế việc vay vốn lại không hề dễ dàng, quá nhiều thủ tục
giấy tờ phức tạp cùng với những cam kết, bảo hành của gia đình… nhưng
vẫn phải chờ rất lâu, nhiều người vì không đợi được đã vay mượn bên
ngoài với lãi suất cao để phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, có rất
nhiều người khuyết tật vận động còn khả năng lao động và họ đều có nhu
cầu được hỗ trợ vốn để làm ăn, thế nhưng thực tế số người khuyết tật vận
động được vay vốn rất thấp hoặc nếu có thì mức vay dành cho họ cũng nhỏ
giọt và vụn vặt. Hiện tại, Ngân hàng chính sách xã hội vẫn duy trì hiệu quả
11 chương trình cho vay tín dụng đối với các đối tượng như: hộ nghèo, lao
động không có việc làm, đồng bào dân tộc thiểu số… nhưng tỷ lệ người
khuyết tật vận động được tham gia vào các nguồn vốn vay lại rất hạn chế,
thường chỉ tập trung ở thành phố lớn và hiện vẫn chưa có nguồn vốn vay
dành riêng cho cá nhân người khuyết tật vận động mà việc vay vốn phải
thông qua một Hội/ tổ chức/ nhóm có tư cách pháp nhân đứng ra bảo lãnh.
1.2.3.2. Bản thân người khuyết tật vận động
Khi bị khuyết tật vì lý do gì đi nữa thì người khuyết tật vận động vẫn
không thể tránh khỏi trạng thái sốc tinh thần gây ra. Đến giai đoạn trưởng
thành người khuyết tật vận động cũng gặp phải những băn khoăn trong việc
lập gia đình, học nghề và tìm kiếm việc làm. Đây chính là những khó khăn
lớn nhất mà người khuyết tật vận động gặp phải. Đa số người khuyết tật
vận động đều cảm thấy tự ti, mặc cảm về những khiếm khuyết trên cơ thể
của mình vì vậy mà nó ảnh hưởng tới quá trình tìm kiếm việc làm của họ.

Có người thì bỏ cuộc sớm trong quá trình tìm kiếm việc làm hoặc có người
đi làm được một thời gian ngắn rồi bỏ. Nhiều người khuyết tật vận động rất
nhạy cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người khác. Họ
chú trọng quá mức về khiếm khuyết trên cơ thể của mình đến nỗi không
muốn vươn lên, vượt qua và hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm phù
hợp với khả năng của mình. Họ sống phụ thuộc vào quá nhiều vào gia đình,
những khoản tiền trợ cấp từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất
nhiều người khuyết tật vận động nỗ lực tồn tại vươn lên, vượt qua, hòa
nhập, giao lưu, lập gia đình và tìm được cho mình một công việc tốt giống
như một người lành lặn. Họ coi khuyết tật như một tai nạn đẻ rồi biết vượt
lên chính mình, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, giúp đỡ những
người có cùng cảnh ngộ giống như mình.
2424


1.2.3.3. Gia đình người khuyết tật vận động
Gia đình cũng là nơi tiếp thêm sức mạnh cho người khuyết tật vận
động tham gia vào tìm kiếm việc làm, là một trong những yếu tố ảnh hưởng
lớn tới người khuyết tật vận động. Sự chăm sóc, yêu thương, giúp đỡ từ
phía gia đình sẽ là nguồn động lực lớn lao để người khuyết tật vận động
sớm hòa nhập cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn
nhất cản trở việc người khuyết tật vận động tìm kiếm việc làm đó chính là
một phần do sự bao bọc của gia đình. Rất nhiều gia đình người khuyết tật
hay có tâm lý sợ con em của họ bị tổn thương nên nhiều khi không dám
cho tiếp xúc với bên ngoài, từ đó người khuyết tật vận động bị cô lập, chỉ
quanh quẩn trong nhà, không có cơ hội được tiếp xúc với bên ngoài, từ đó
NKT vận động bị cô lập, chỉ quanh quẩn trong nhà, không có cơ hội được
tiếp xúc với việc làm. Chính vì vậy họ ít được trải nghiệm cuộc sống bên
ngoài xã hội, họ dễ bị tổn thương, gặp sự cố gì họ khó tự giải quyết và lại
lui về phía gia đình. Để người khuyết tật vận động sớm được tham gia vào

môi trường xã hội thì gia đình hãy là nơi tạo điều kiện tốt nhất cho họ.
1.2.3.4. Xã hội
Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tham gia tìm kiếm việc
làm cho người khuyết tật vận động như: bản thân NKT vận động, gia đình,
chính sách thì một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là xã hội vẫn còn
cái nhìn về người khuyết tật vận động bằng con mắt thương hại, đối đãi với
người khuyết tật theo quan niệm từ thiện, nhân đạo chứ chưa theo cách tiếp
cận tích cực là đảm bảo quyền lợi cơ bản của họ. Việc xem NKT vận động
là một phần tự nhiên của xã hội thì NKT vận động không còn là đối tượng
từ thiện mà là đối tượng của vấn đề pháp luật. Cho tới nay, mọi người đều
thừa nhận nguyên nhân chính của những bất lợi mà người khuyết tật vận
động đang phải đối mặt cũng như họ bị tách biệt ra khỏi xã hội không phải
do tình trạng khuyết tật của từng cá nhân mà là chính hậu quả của những
phản ứng tiêu cực từ xã hội đối với người khuyết tật vận động. Thực tế cho
thấy, NKT vận động luôn bị từ chối các cơ hội tìm kiếm việc làm, đây là
một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, do nhận thức thiếu tích
cực từ xã hội, bị đối xử trên thị trường lao động đã tạo thêm rào cản đối với
việc thực hiện chủ trương đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật vận động. Ngay cả khi họ có việc làm thì đó cũng thường là
những việc không thuộc thị trường lao động chính thức với đồng lương rẻ
mạt và những vị trí đòi hỏi kỹ năng thấp.
1.2.3.5. Cán bộ chính sách
2525


×