Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CÔNG tác xã hội cá NHÂN TRONG VIỆC hỗ TRỢ NHU cầu tâm lý xã hội CHO BỆNH NHÂN SAU CHẨN đoán UNG THƯ vú (NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tại BỆNH VIỆN UNG bướu hà nội) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN HÀ MY – C00264
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ
NHU CẦU TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN SAU
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ : 60 90 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦN THỊ MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1

1.Lý do chọn đề tài ........................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................ 2
3.Tổng quan nghiên cứu về việc hỗ trợ tâm lý xã hội
cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú ..................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...................... 4
5. Đối tượng nghiên cứu................................................ 5
6. Khách thể nghiên cứu ................................................ 5
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................... 5
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................... 5


9. Phạm vi nghiên cứu ................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỖ
TRỢ TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN SAU CHẨN ĐOÁN .. 7
UNG THƯ VÚ ......................................................................................... 7

1. Cơ sở lý luận : Phương pháp duy vật Lịch sử ........... 7
2. Các lý thuyết tiếp cận ................................................ 7
3. Một số khái niệm cơ bản ........................................... 7
3.1. Ung thư vú ở phụ nữ ............................................. 7
3.2. Nhu cầu và nhu cầu của phụ nữ mắc bệnh ung thư
vú ................................................................................... 7
3.3. Hỗ trợ Tâm lý - xã hội .......................................... 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO
BỆNH NHÂN SAU CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN8
UNG BƯỚU HÀ NỘI .............................................................................. 8

1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................... 8


2. Thực trạng nhu cầu được hỗ trợ tâm lý - xã hội của
bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú tại bệnh viện Ung
bướu Hà Nội .................................................................. 8
2.1. Sơ lược về tình hình ung thư vú hiện nay .............. 8
2.2. Đặc điểm của bệnh nhân ung thư vú ...................... 9
2.3. Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý - xã hội của bệnh nhân
sau chẩn đoán ung thư vú ............................................ 10
2.4. Thực trạng hỗ trợ nhu cầu tâm lý xã hội của bệnh
nhân sau chẩn đoán ung thư vú ................................... 12
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ nhu cầu

tâm lý xã hội của bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú12
CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG VIỆC HỖ TRỢ NHU CẦU TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO
BỆNH NHÂN SAU CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN15
UNG BƯỚU HÀ NỘI ............................................................................ 15

3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh
viện .............................................................................. 15
3.1. Thực hành Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ
trợ nhu cầu Tâm lý – xã hội cho bệnh nhân sau chẩn
đoán ung thư vú ........................................................... 15
PHẦN KHUYẾN NGHỊ, KẾT LUẬN ................................................. 16

I. Kết luận .................................................................... 16
II. Khuyến nghị ........................................................... 17
PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................... 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 18


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
CTXH

Bệnh nhân
Công tác xã hội


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước

phát triển và các nước đang phát triển. Theo thống kê của tổ chức Y tế
Thế giới(WHO), ước tính năm 2012 có khoảng 1,67 triệu ca mắc mới,
chiếm 25% tổng số các loại ung thư [40]. Ung thư vú cũng đứng thứ 5 trong
tổng số các loại ung thư gây tử vong (522.000 ca tử vong) và là loại ung thư
gây tử vong hàng đầu ở nữ giới tại các nước đang phát triển (324.000 ca tử
vong, chiếm 15,4%) [37].
Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010, ung thư
vú đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung bình
trong cả nước là 29,9/100.000 dân. Ước tính năm 2020, con số này là
38,1/100.000 dân [4]. Ung thư vú đang ngày càng phát triển, nó không
những trở thành mối đe dọa cho sức khỏe của phụ nữ về thể chất và tinh
thần mà còn mang tới gánh nặng về kinh tế xã hội.
Công tác xã hội (CTXH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
duy trì sự cân bằng giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người
bệnh với người thân, người bệnh với người xung quanh. Do đó người làm
CTXH sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý - xã hội của bệnh nhân, là cầu nối
giữa bệnh nhân với các dịch vụ công, đồng thời cũng là cầu nối giữa các
nhà hảo tâm với các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa ung thư
hạng I của thành phố Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân ung
thư trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở
ra. Mặc dù là bệnh viện trực thuộc Sở Y tế song số lượng bệnh nhân đến
khám tại đây cũng rất đông khiến các bác sĩ cũng không thể dành nhiều
thời gian để tư vấn một cách cặn kẽ về bệnh tình cũng như các vấn đề
1


tâm lý - xã hội mà bệnh nhân phải trải qua.
Vì những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Công
tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ nhu cầu tâm lý - xã hội cho bệnh

nhân sau chẩn đoán ung thư vú (Nghiên cứu trường hợp tại bệnh
viện Ung bướu Hà Nội)” với mục đích chỉ ra thực trạng hỗ trợ của nhân
viên CTXH cho bệnh nhân ung thư vú, qua đó giúp cho những nhân
viên CTXH làm việc trong lĩnh vực Y tế hiểu rõ hơn nhu cầu được hỗ
trợ tâm lý xã hội của những bệnh nhân sau khi được chẩn đoán ung thư
vú và đưa ra giải pháp thích hợp trợ giúp người bệnh cũng như gián tiếp
thúc đẩy việc điều trị hiệu quả hơn ở họ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng trợ giúp tâm lý - xã hội của
bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú và các yếu tố ảnh hưởng đến sự trợ
giúp, qua đó đề xuất biện pháp nâng cao các hoạt động Công tác xã hội
tại Bệnh viện
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc hỗ trợ nhu
cầu tâm lý - xã hội cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú.
 Xác định cơ sở lí luận nghiên cứu về việc hỗ trợ nhu cầu tâm lý - xã
hội cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú.
 Làm rõ thực trạng nhu cầu cần hỗ trợ tâm lý - xã hội của bệnh nhân
sau chẩn đoán ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội .
 Xác định vai trò hỗ trợ tâm lý – xã hội của nhân viên CTXH và các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư
vú tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội .
2


3.Tổng quan nghiên cứu về việc hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân
sau chẩn đoán ung thư vú
3.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
3.1.1. Những rối loạn tâm lý ở bệnh nhân ung thư vú

Những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư vú dù
ở bất kỳ giai đoạn nào đều có những rối loạn tâm lý cần nhận được sự hỗ
trợ. Càng được hỗ trợ ở giai đoạn sớm, người bệnh càng có nhiều cơ hội
giải quyết những vấn đề khó khăn, tập trung tinh thần chữa bệnh để quá
trình điều trị đạt hiệu quả cao.
3.1.2. Nhu cầu chăm sóc tâm lý – xã hội của bệnh nhân ung thư vú
Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng: phần lớn bệnh nhân ung thư
vú đều trải qua những thay đổi về tâm lý khi mắc bệnh, thậm chí có
những người còn rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm. Bệnh nhân ung thư
vú dù ở giai đoạn nào cũng đều có nhiều vấn đề tâm lý – xã hội cần đến
sự trợ giúp kịp thời của nhân viên CTXH chuyên nghiệp để họ có được
tinh thần thoải mái nhất trong quá trình chiến đấu với bệnh tật.
3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về vai trò của nhân viên CTXH trong y
tế
Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò cũng như đánh
giá thực trạng hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân ung thư của nhân viên
CTXH từ góc độ Công tác xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu
này muốn đi sâu tìm hiểu trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại, nhân viên
CTXH đã hỗ trợ như thế nào cho bệnh nhân ung thư và xã hội, nhà nước,
bộ ngành cần làm gì để phát triển hơn nữa vai trò của nhân viên CTXH
trong ngành y tế.
3.3. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho bệnh nhân ung thư
Hiện nay, tại Việt Nam, không có chính sách riêng nào dành
3


cho các bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư vú nói riêng.
Luật Bảo hiểm Y tế quy định chung rằng người tham gia bảo hiểm y tế
khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và bệnh viện trong danh
mục quy định sẽ được bảo hiểm thanh toán từ 80% - 100% chi phí khám

chữa bệnh tùy theo từng đối tượng.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sử dụng một số lý thuyết ứng dựng trong ngành
Công tác xã hội như Lý thuyết Nhu cầu (Maslow) và thuyết Nhận thức
hành vi nhằm lý giải một số vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm
hiểu và phân tích các nhu cầu của bệnh nhân ung thư vú, qua đó hỗ trợ,
can thiệp cho họ cũng vận dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp
trong Công tác xã hội được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố
sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết và phương pháp, kỹ năng
Công tác xã hội đã được học và thực hành.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu tìm hiểu, làm rõ hơn những nhu cầu tâm lý
xã hội của bệnh nhân ung thư vú và những nhu cầu đó đã được đáp ứng
như thế nào. Từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời về tâm lý xã
hội cho bệnh nhân.
Nghiên cứu nhằm chỉ ra rằng: bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư
vú cần những sự can thiệp, hỗ trợ về tâm lý xã hội từ nhân viên Công tác
xã hội.
Kết quả này cũng góp phần vào việc thúc đẩy cũng như nhấn
mạnh vai trò của nhân viên Công tác xã hội tại bệnh viện nói chung và
bệnh nhân ung thư vú nói riêng. Bởi hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân
là giúp cho quá trình điều trị bệnh của họ đạt nhiều hiệu quả hơn cũng
4


như đem lại kiến thức và sự lạc quan cho bệnh nhân.
5. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ nhu cầu tâm lý xã hội
của bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú

6. Khách thể nghiên cứu
+ 133 Bệnh nhân nữ sau chẩn đoán ung thư vú.
+ Nhân viên Công tác xã hội (nếu có) hoặc những người làm công
việc hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú.
7. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú có những nhu cầu hỗ trợ
tâm lý xã hội nào?
(2) Những yếu tố nào tác động đến nhu cầu tâm lý xã hội của bệnh
nhân sau chẩn đoán ung thư vú?
(3) Nhân viên xã hội có vai trò gì trong việc đáp nhu cầu tâm lý xã
hội của bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú?
8. Giả thuyết nghiên cứu
 Bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú có nhu cầu được cung cấp kiến
thức về bệnh ung thư, hỗ trợ tâm lý xã hội, hỗ trợ về tài chính và cơ sở
vật chất nhưng họ không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu.
 Nhân viên Công tác xã hội chưa có những hoạt động hiệu quả trong
việc hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú tại
bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
9. Phạm vi nghiên cứu


Thời gian: Từ tháng 2/2016 – 6/2016



Không gian: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, 42A Thanh Nhàn, Quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội.




Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tìm hiểu nhu cầu cần
5


hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú. Từ đó
hướng đến những giải pháp hỗ trợ phù hợp cũng như nhấn mạnh vai trò
của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân
sau điều trị ung thư vú.
10. Phương pháp nghiên cứu
10.1 Phương pháp phân tích tài liệu
10.2. Phương pháp quan sát
10.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
10.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
10.5. Phương pháp công tác xã hội

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỖ TRỢ
TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN SAU CHẨN ĐOÁN
UNG THƯ VÚ
1. Cơ sở lý luận : Phương pháp duy vật Lịch sử
2. Các lý thuyết tiếp cận
2.1. Lý thuyết Nhu cầu
Công tác xã hội khi tham gia trợ giúp cho những người bệnh
nhân sau chẩn đoán ung thư vú cần đánh giá chính xác nhu cầu của thân
chủ là gì và họ mong muốn được đáp ứng ra sao. Để làm được điều đó,
nhân viên xã hội cần có những kỹ năng lắng nghe và thấu cảm thật tốt để

hiểu được đúng những mong muốn của người chăm sóc. Nhân viên Công
tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân sau chẩn
đoán ung thư vú thỏa mãn nhu cầu, nhưng thân chủ là trọng tâm trong
việc giải quyết vấn đề của họ - đó là một khía cạnh mà cách tiếp cận này
nhấn mạnh.
2.2. Lý thuyết về nhận thức hành vi
Trong quá trình thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân, tác
giả đã vận dụng lý thuyết này trong việc tham vấn cho thân chủ. Như lý
thuyết đã nêu, muốn thay đổi hành vi từ sai thành đúng trước hết cần phải
thay đổi nhận thức của thân chủ. Vì vậy, tác giả đã tác động giúp thân
chủ thay đổi nhận thức thông qua các buổi tham vấn từ đó thân chủ có thể
tự đáp ứng những nhu cầu về tâm lý xã hội của mình đồng thời giúp cho
quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn.
3. Một số khái niệm cơ bản
3.1. Ung thư vú ở phụ nữ
3.2. Nhu cầu và nhu cầu của phụ nữ mắc bệnh ung thư vú
3.3. Hỗ trợ Tâm lý - xã hội
7


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN
SAU CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN
UNG BƯỚU HÀ NỘI
1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hà Nội cũng được coi là nơi tập trung nhiều bệnh viện có chức
năng thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Bệnh viện Ung
Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng I của thành phố
Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân ung thư trên địa bàn
thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra.


Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện ung bướu Hà Nội
2. Thực trạng nhu cầu được hỗ trợ tâm lý - xã hội của bệnh nhân sau
chẩn đoán ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội
2.1. Sơ lược về tình hình ung thư vú hiện nay
8


2.2. Đặc điểm của bệnh nhân ung thư vú
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của bệnh nhân ung thư vú
Bảng 1 : Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi
 25 -55
 Trên 55
Tình trạng hôn nhân
 Đang có chồng
 Ly hôn
 Góa chồng
 Độc thân
Trình động học vấn
 Không biết chữ
 Cấp 1
 Cấp 2
 Cấp 3
 Trung cấp, cao đẳng
 Đại học sau đại học
Nghề nghiệp
 Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

 Công nhân
 Buôn Bán
 Thẩm mỹ
 Giáo viên
 Nội trợ
 Về hưu
Sống cùng
 Chồng (con)
 Người khác
 Sống một mình

9

Số lượng

Tỉ lệ (%)

99
34

74.4
25.6

108
5
18
2

81,2
3.8

13.5
1.5

0
32
48
40
12
1

0
24.1
36.1
30.1
9
0.8

84
16
9
1
2
9
12

63.2
12
6.8
0.8
1.5

6.8
9

126
2
5

94.7
1.5
3.8


Bảng 2: Thông tin về thời gian điều trị và bảo hiểm
của đối tượng nghiên cứu
Nội Dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Thời gian điều trị
Dưới 6 tháng
62
46.6
6 tháng – 12 tháng
46
34.6
1 Năm
25
18.8
Thời gian trung bình điều trị Mean= 8.45 ± 8.551 ( Min = 0.5; Max=
36)
Hưởng bảo hiểm y tế

0%
1
0.8
40%
3
2.3
80%
32
24.1
95%
53
39.8
100%
44
33.1
2.2.2. Đặc điểm tâm lý – xã hội của bệnh nhân ung thư vú
2.2.2.1. Các vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến tình trạng bệnh tật
2.2.2.2. Các vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến mối quan hệ và kinh tế
trong gia đình
2.2.2.3 Các vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến mối liên hệ/ tương tác
xã hội
2.3. Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý - xã hội của bệnh nhân sau chẩn
đoán ung thư vú
2.3.1. Tâm trạng của bệnh nhân ung thư vú
50% 47%
40%
32%
40%
29%
30%

22% 22% 25%
18%
15%15%
20%
12%
06%
10%
00%
Su y
M ?t
Gánh
Cáu B? i r?i, M?t
s?p , b?t m?i,
n?ng
b?n, kh ông h? ng
l? c
cang cho gia b? c t? c yên tâm thú
th?ng d ình
SHTD

Du?i 55 tu?i

Trên 55 tu?i

10


Biểu đồ 1: So sánh tâm trạng bệnh nhân khi biết mình mắc bệnh
theo độ tuổi
2.3.2. Nhu cầu được cung cấp thông tin của bệnh nhân ung thư vú

100%
90%

91%

91%

91,70%

85%

80%
Phuong pháp di?u
Tiêntr?lu?ng
Tác
b?nh
d?ng ph? c?a
Ch?
hóa
d?tr?
dinh du? ng

Biểu đồ 2: Nhu cầu được cung cấp thông tin về tình trạng bệnh
2.3.3.Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý – xã hội của bệnh nhân ung thư vú

Biểu đồ 3: Nhu cầu của bệnh nhân ung thư vú được
hỗ trợ tâm lý – xã hội
2.3.4. Các nhu cầu khác của bệnh nhân ung thư vú

Biểu đồ 4: Các nhu cầu khác của bệnh nhân ung thư vú


11


2.4. Thực trạng hỗ trợ nhu cầu tâm lý xã hội của bệnh nhân sau chẩn
đoán ung thư vú
2.4.1. Sự hiểu biết của bệnh nhân ung thư vú về phòng Công tác xã
hội tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Biểu đồ 5: Sự hiểu biết của bệnh nhân ung thư vú về phòng
Công tác xã hội tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội
2.4.2. Mức độ bệnh nhân ung thư vú được hỗ trợ

Biểu đồ 6: Đánh giá mức độ bệnh nhân ung thư vú nhận được
sự hỗ trợ trong thời gian điều trị
Bảng 3: Người hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân ung thư vú
Người hỗ trợ tâm lý
Điều dưỡng, y tá
Bác sỹ
Người thân trong gia đình
Nhân viên khác trong bệnh viên
Người được thuê chăm sóc
Hộ lý
Nhân viên xã hội

Hỗ trợ thường xuyên
Số lượng
Tỉ lệ (%)
127
95.5%

126
102
7
4
4
4

94.4%
76.7%
5%
3%
3%
3%

2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến 12việc hỗ trợ nhu cầu tâm lý xã hội


của bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú

Biểu đồ 7: Yếu tố kinh tế
80%
60%
40%
20%
0%

61%

60%


30%
9%

59%
33%

31%
9%

62%

08%

30%
08%

Không có Trao d? i v ?i Giao ti?p Khô ng có
ngu ? i tâm cán b ? b ?nh v? i n gu? i ngu ?i cham
s ?, chia s ?
vi?n
cham s óc
s óc

Thu?ng xuyên
Th?nh tho?ng
Không bao gi?

Biểu đồ 8: Các yếu tố về người chăm sóc, chia sẻ

Biểu đồ 9: Yếu tố tâm lý, tinh thần người bệnh


Biểu đồ 10: Các yếu tố khác
Bảng 4: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ung thư vú
với sự hỗ trợ từ phía bệnh viện
13


STT

Nội dung hỗ trợ

1
2

Chăm sóc y tế
Trò chuyện tâm
lý – tình cảm
Tham gia các
hoạt động hỗ trợ

3

Hài Lòng
n(%)
129 (97%)
128
(96.2%)
108
(81.2%)


14

Bình
thường
n(%)
3 (2.3%)
4 (3%)

Không
hài lòng
n(%)
1 (0.8%)
1 (0.8%)

24 (18%)

1 (0.8%)


CHƯƠNG 3
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ
TRỢ NHU CẦU TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN SAU
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN
UNG BƯỚU HÀ NỘI
3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện
3.1.2. Nhiệm vụ của nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện theo
quy định của Bộ Y tế
3.1.3. Phân tích vai trò của nhân viên Công tác xã hội tại bệnh viện
Ung bướu Hà Nội
3.1. Thực hành Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ nhu cầu

Tâm lý – xã hội cho bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về thân chủ
3.1.2. Tiến trình thực hành công tác xã hội cá nhân
Bước 1: Tạo lập mối quan hệ
Bước 2: Thu thập thông tin về thân chủ và bước đầu xác định vấn đề
của thân chủ
Bước 3: Xác định vấn đề của thân chủ
Bước 4: Lập kế hoạch
- Vấn đề của thân chủ : Thân không tuân thủ phác đồ điều trị khiến
bệnh tiến triển xấu
- Mục đích : Hỗ trợ các nhu cầu tâm lý – xã hội để thân chủ có điều
kiện tiếp tục điều trị bệnh và tăng cơ hội sống còn cho thân chủ
Bước 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc
15


PHẦN KHUYẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
I. Kết luận
Hiện nay, bệnh viện Ung bướu Hà Nội chưa triển khai phòng
Công tác xã hội nhưng cán bộ y tế bệnh viện đang làm khá tốt trong
việc hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân. Mặc dù tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú
nhận được sự hỗ trợ thường xuyên về tâm lý cũng như sự hài lòng
của bệnh nhân về bệnh viện khá cao, song vẫn chưa đáp ứng được
đầy đủ những nhu cầu về tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú
trong quá trình điều trị bởi các công việc trợ giúp chỉ mang tính chất
kiêm nhiệm do các nhân viên y tế thực hiện. Điều đó dẫn đến sự hạn
chế về mặt thời gian và chuyên môn sâu về Công tác xã hội. Bởi quỹ
thời gian của các nhân viên y tế lúc này bị phân chia, hơn nữa họ

chưa được đào tạo về can thiệp công tác xã hội chuyên sâu nên trợ
giúp có phần bị hạn chế. Chẳng hạn hoạt động tham vấn chỉ là mang
tính chất tình cờ, không chuyên. Bên cạnh đó, một số hỗ trợ chưa
được thực hiện thường xuyên và đồng bộ đến tất cả bệnh nhân. Vì
vậy, nhiều người chưa tiếp cận được với những hỗ trợ này một cách
thường xuyên.

16


II. Khuyến nghị

 Xây dựng Phòng công tác xã hội trong bệnh viện tại
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

 Tập huấn cho các cán bộ kiêm nhiệm

17


PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2006), “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với
người bệnh ung thư và AIDS”, NXB Y học.
2. Bộ Y tế (2011), Quyết định về việc phê duyệt Đề án Phát
triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011 –
2020, Bộ trưởng Bộ Y tế ký ngày 15 tháng 7 năm 2011.
3. Bộ Y tế (2012), Đề án Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn
2012-2020.

4. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn và cs (2012),
“Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư
quốc gia đến năm 2020”, Tạp chí Ung thư học – Hội thảo
quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 16 tháng 10 năm 2012.
Số 1(2012).
5. Bùi Thị Xuân Mai (2012), “Giáo trình Nhập môn Công tác xã
hội”, NXB Lao động - Xã hội.
6. Đại học Y Hà Nội (2012). Đại cương Nhân học và xã hội học
Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Đào Văn Dũng (2012), “Công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe nhân dân”, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.
8. Đặng Kim Khánh Ly (2012), “Định hướng vai trò của nhân
viên Công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam hiện nay”.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về
Công tác xã hội và An sinh xã hội. NXB ĐHQG Hà Nội.
9. Hồng Khánh (2008). “Địa giới Hà Nội chính thức mở rộng từ
1 tháng 8”. Báo điện tử VnExpress.
18


10. Kỷ yếu Hội thảo Phòng chống ung thư 1/12/2011, Thành phố
11.
12.

13.
14.
15.
16.
17.


18.

19.

Hồ Chí Minh.
Lê Văn Phú (2004), “Cẩm nang điều trị và chăm sóc bệnh
nhân ung thư”,NXB Y học.
Mai Trọng Khoa (2009), “Tình hình mắc bệnh Ung thư trên
thế giới và ở Việt Nam”. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung
bướu Bệnh viện Bạch Mai.
Nhà xuất bản Y học (2009), Chẩn đoán và điều trị bệnh ung
thư.
Nguyễn Bá Đức (2003), “Chăm sóc và điều trị triệu chứng
cho bệnh nhân ung thư”, NXB Hà Nội.
Nguyễn Khắc Viện (2007), “Từ điển Tâm lý học”, NXB Thế
giới.
Nguyễn Thanh Đạm (2010), “Ung thư căn bệnh thế kỷ”,
NXB Y học.
Nguyễn Thị Thanh Phương (2013). Đánh giá chất lượng
cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước và sau điều
trị tại khoa chống đau, bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm
2013, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học
Y tế Công cộng.
Nguyễn Thị Thu Hà (2013), “Đổi mới Công tác xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Lý luận và thực tiễn”.
NXB Chính trị Quốc gia.
Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Sự phát triển của Công tác xã hội
tại Liên Bang Nga và Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội
chuyên nghiệp tại Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền
thống, số 5-2011, ISSN 1859- 1485.


19


20. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Nhu cầu hoạt động Công tác xã

21.

22.

23.

24.
25.

26.

27.
28.

hội trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã
hội học, ISSN 0866-7659.
Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Chuyên nghiệp hóa Công tác xã
hội tại Việt Nam, nhu cầu bức thiết”, Bản tin Nghề nghiệp và
cuộc sống.
Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Thục (2011), “Các lĩnh
vực hoạt động và hiệu quả bước đầu của Công tác xã hội ở
Việt Nãm”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9-2011, ISSN 08683492.
Nguyễn Thị Thu Hà (2012), “Một số giải pháp đổi mới Công
tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc

tế”, Tạp chí Xã hội học, ISSN 0866-7659, số 1 (115).
Nguyễn Chấn Hùng (2010), “Sương mù tan biến”, NXB Tri
thức.
Phạm Huy Dũng, Phạm Huy Tuấn Kiệt (2011), Công tác xã
hội bệnh viện theo cách nhìn Công tác xã hội chuyên nghiệp
và quản lý bệnh viện. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: 20 năm Khoa
Xã hội học thành tựu và thách thức. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Phạm Mạnh Hùng, Trần Đức Thạch và XXXX (2009),Đo
lường nguy cơ nghèo đi do chi phí y tế: Phân bố chỉ số CATA
và IMPOOR của Việt Nam giai đoạn 1993-2014. Tạp chí
Thông tin Y dược
Thông cáo báo chí (2009) “Dân số Hà Nội đứng thứ 2 cả
nước” báo Hà Nội mới ngày 11 tháng 12 năm 2009.
Thông tư số 43/2015/TT-BYT (2015), Quy định về nhiệm vụ
và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của
bệnh viện. Bộ Y tế
20


29. Trần Văn Thuấn (2007), “Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư”,
NXB Y học.
30. Vũ Thị Kim Anh (2010). Nghiên cứu tác động của chi phí y tế với
tình trạng nghèo hoá ở Việt Nam và hiệu quả chính sách hỗ trợ người
nghèo trong khám, chữa bệnh, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y
Thái Bình.
31. Vũ Dũng (2008), “Từ điển Tâm lý học”, NXB Từ điển Bách
khoa.
32. Websites: Tổng tục Thống kê
2. Tài liệu tiếng Anh

33. A. Montazeri, S. Jarvandi, S. Haghighat và cộng sự (2001).
Anxiety and depression in breast cancer patients before and
after participation in a cancer support group. Patient Educ
Couns, 45 (3), 195-198.
34. Alice F.Chang and Sandra B.Haber (2011), “Breast cancer:
How your mind can help your body?:. American
Psychologycal Association.
35. Chih-Hung Chang 12, Sheila Peryl and Theresa Kowalskil
(2007), “Quality of assessment in women with breast cancer:
benefits, acceptability and utilization”, BioMed Central Ltd.
36. Christopher D. Green (2000), “Classics in the History of
Psychology”, York University, Toronto, Ontario. ISSN 14923713. />37. Cindy Davis (2009 2nd quarter) “Oncology Social Work
Practice in the Care of Breast and Ovarian Cancer Survivors”.
38. GLOBOCAN 2008 v2.0, “Cancer Incidence and Mortality
Worldwide”.

21


×