Tải bản đầy đủ (.pdf) (487 trang)

Những di tích khảo cổ học thời tiền óc eo ở tây nam bộ báo cáo tổng kết đề tài khcn cấp trọng điểm đại học quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 487 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHCN
CẤP TRỌNG ĐIỂM ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TÊN ĐỀ TÀI: NHỮNG DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC
THỜI TIỀN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ.
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐẶNG VĂN THẮNG
Mã đề tài: B2006 – 18b – 03TĐ
Thời gian thực hiện: 2006 – 2008
Tham gia:
PGS.TS. Đặng Văn Thắng (ĐH KHXH & NV)
TS. Phí Ngọc Tuyến (như trên)
CN. Lê Công Tâm (như trên)
CN. Nguyễn Thị Hà (như trên)
CN. Võ Thị Ánh Tuyết (như trên)
CN. Hà Thị Kim Chi (như trên)
PGS.TS. Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ học)
Văn Ngọc Bích (Bảo tàng Long An)
Nguyễn Phương Thảo (như trên)
Trần Thị Kim Quý (như trên)
Nguyễn Ngọc Vân (Bảo tàng An Giang)
Huỳnh Long Phát (như trên)
Nguyễn Kiên Chính (Trung tâm Hạt nhân TP.HCM)
Sinh viên chuyên ngành Khảo cổ học
niên khóa 2004 – 2008 và 2005 – 2009

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 12/ 2009



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................... 1
PHẦN THỨ NHẤT: ............................................................................................................ 5
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TÂY NAM BỘ .................................................... 5
PHẦN THỨ HAI: .............................................................................................................. 16
CÁC DI TÍCH TIỀN ĨC EO Ở TÂY NAM BỘ............................................................... 16
Chương 1 ............................................................................................................................ 16
QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 16
Chương 2 ............................................................................................................................ 26
DI TÍCH VÀ DI VẬT ........................................................................................................ 26
2.1.Các di tích được khai quật trước khi thực hiện đề tài ............................................ 26
2.2.Các di tích khai quật từ đề tài.................................................................................. 51
Chương 3 .......................................................................................................................... 257
DI CỐT NGƯỜI CỔ........................................................................................................ 257
3.1. Di cốt người cổ An Sơn.......................................................................................... 257
3.2. Di cốt người cổ Gị Ơ Chùa ................................................................................... 325
Chương 4 .......................................................................................................................... 415
TIỀN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH KHU VỰC ............................... 415
4.1. Tiền Óc Eo qua các di tích Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (TP. Hồ Chí Minh), Giồng
Lớn ?............................................................................................................................. 417
4.2. Tiền Ĩc Eo qua di tích Gị Cao Su, Gị Ơ Chùa (Long An) ................................. 418
4.3. Tiền Ĩc Eo qua di tích Gị Cây Tung (An Giang) ................................................ 419
4.4. Tiền Ĩc Eo qua di tích Giồng Nổi (Bến Tre) ........................................................ 420
Phần thứ ba ...................................................................................................................... 421
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG ................................................... 421
Chương 5 .......................................................................................................................... 421
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ................................................................................................. 421
5.1. Hoạt động nông nghiệp ......................................................................................... 422

5.2. Hoạt động thủ công nghiệp ................................................................................... 428
5.3. Hoạt động trao đổi buôn bán ................................................................................ 444
Chương 6 .......................................................................................................................... 447
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN..................................................................... 447
6.1. Đời sống văn hóa vật chất ..................................................................................... 447
6.2. Đời sống văn hóa tinh thần ................................................................................... 465
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 472
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 476
PHỤ LỤC ................................................................................. Error! Bookmark not defined.


LỜI NÓI ĐẦU

Từ thế kỷ 19, vùng Nam Bộ Việt Nam đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu
thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong các ngành khoa học xã hội và nhân
văn. Riêng về khảo cổ học, ngay từ giữa thế kỷ 19, các giáo sĩ, thương gia, sĩ quan và
viên chức Pháp đã thu lượm nhiều cổ vật ở Sài Gịn, Biên Hịa, Bình Dương, Tây
Ninh… Sau này 2 nhà địa chất người Pháp là Eumanuel Saurin và Henri Fontaine đã
có nhiều cơng trình cơng bố về những hiện vật tìm được ở Nam Bộ. Các sưu tập cổ vật
này từng được trưng bày tại Hội chợ Quốc tế Paris 1889 và lưu giữ ở nhiều bảo tàng ở
Pháp và ở Việt Nam.
Riêng khu vực Tây Nam Bộ, công cuộc nghiên cứu của các học giả nước ngoài
đã được biết đến với những khám phá về văn hố Ĩc Eo, mà những di sản vật chất có
quan hệ hữu cơ với văn minh Phù Nam ở Việt Nam - một quốc gia cổ mà có thời kỳ
phần đất mở rộng từ vùng châu thổ Mê Kông ra Mê Nam và vùng hải đảo khoảng đầu
Công nguyên và suy vong sau thời Trinh Quán nhà Đường (627 – 649). Đặc biệt là
những nghiên cứu của học giả người Pháp Louis Malleret đã đem lại những hiểu biết
quan trọng. Từ năm 1937, ông đã tiến hành khảo sát nhiều di tích và di vật. Đến năm
1944, trong cuộc khai quật khu di tích Ĩc Eo ở núi Ba Thê, ông đã tiến hành đào thám
sát và khai quật một số địa điểm (Gị Cây Thị, Gị Ĩc Eo, Giồng Cát…) để tìm hiểu

tầng văn hố. Tồn bộ thành quả nghiên cứu của ông đã được công bố trong bộ bốn
tập: "Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long" (L' Archéologie du Delta du Mékong)
xuất bản từ năm 1959 đến năm 1963.
Những nghiên cứu về văn hố Ĩc Eo, về vương quốc Phù Nam của các học giả
nước ngoài đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là cơng trình nghiên
cứu của L. Malleret, nhưng việc nghiên cứu những di tích Tiền Ĩc Eo khơng được
quan tâm. Louis Malleret, trong cơng trình của mình, có giới thiệu đơi nét về di tích
An Sơn và di tích Rạch Núi của tỉnh Long An, sau đó H. Fontaine và Hồng Thị Thân
có đến Rạch Núi năm 1971. Louis Mallret cịn giới thiệu những chiếc rìu bằng đá, có
1


vai hay tứ giác, tìm thấy ở Ĩc Eo và các địa điểm như Đá Nổi, Núi Sập… nhưng
khơng nói rõ hiện vật vật này thuộc văn hóa Ĩc Eo hay Tiền Óc Eo. Gần đây nhà khảo
cổ học người Đức Andreas Reinecke có tiến hành 3 đợt khai quật di tích Gị Ơ Chùa
(Long An) vào các năm 2005 và 2006, những cuộc khai quật này đã được công bố trên
tạp chí Khảo cổ học.
Từ sau 1975 đến nay, các nhà khảo cổ học người Việt Nam thuộc nhiều cơ quan
chuyên môn (Viện Khảo cổ học, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, các Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các Bảo tàng lịch sử ở Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh), khởi sự các chương trình điền dã - nghiên cứu lịch sử văn hóa vật chất
vùng đất Nam Bộ cịn hết sức mới mẻ này. Nhiều di tích cũ được kiểm tra lại, nhiều di
tích mới được phát hiện và nghiên cứu.
Các di tích được xếp vào giai đoạn Tiền Ĩc Eo ở Tây Nam Bộ là những di tích
tìm được ở Tây Nam Bộ, có một số tính chất, đặc điểm cịn có thể tìm thấy trong các
di tích thuộc văn hóa Ĩc Eo và có niên đại trước nền văn hóa Ĩc Eo. Những di tích
thuộc giai đoạn Tiền Ĩc Eo là những di tích có niên đại từ Cơng ngun trở về trước
thuộc thời kim khí, trước khi hội tụ hình thành nền Văn hóa Ĩc Eo. Cho đến nay, đã
tìm được các di tích ở Tây Nam Bộ thuộc giai đoạn Tiền Óc Eo như: An Sơn, Lộc
Giang, Rạch Núi, Gị Cao Su, Gị Ơ Chùa, Động Canh Nơng (Long An), Gị Tư Trăm,

Gị Cây Tung (An Giang), Gị Tháp (Đồng Tháp)…
Nhìn chung, tuy đã tiến hành nghiên cứu hơn 30 năm và đã khai quật 12 địa
điểm thời Tiền Óc Eo, nhưng các địa điểm này do nhiều nhà khảo cổ học thuộc nhiều
cơ quan khác nhau chủ trì khai quật và cho đến nay các tài liệu này gần như chưa được
công bố đầy đủ. Cần hệ thống hóa tồn bộ tư liệu hiện vật đã khai quật, thám sát thêm
một vài di tích, đặc biệt chọn khai quật 3 di tích quan trọng, trên cơ sở đó nhận ra
những con đường tiến lên nền văn hóa Ĩc Eo (hiện nay có người đã nêu ra 4 con
đường từ Đồng Nai, từ Cần Giờ, từ Giồng Nổi và từ Gị Cây Tung), tìm ra mối liên hệ
trong khu vực cũng như tìm hiểu đời sống kinh tế xã hội của cư dân Tiền Óc Eo...
Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Những di tích khảo cổ học thời Tiền Óc
Eo ở Tây Nam Bộ” rõ ràng là một yêu cầu khoa học lớn nhằm tiếp tục nhận biết đầy đủ
hơn, sâu sắc, toàn diện và chính xác hơn về cội nguồn của nền văn hóa Ĩc Eo – một
2


nền văn hóa Ĩc Eo và văn minh Phù Nam nổi tiếng có vị trí quan trọng trong cơng
cuộc nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn của đất nước Việt Nam và của cả khu
vực Đông Nam Á, đồng thời cịn có ý nhĩa thực tiễn, là niềm tự hào của những cư dân
Nam Bộ hiện nay nói riêng và của cả nước nói chung.

3


ABSTRACT

This research has been executed for two years from 2006 to 2008.
We systemized all documents of the previous excavations and excavated three
important archaeological sites: Go O Chua (Long An province), Go Tu Tram and Go
Cay Tung (An Giang province).
We have issued our results in some bulletins, theses, annual new archaeological

discoveries books...etc… while executing this programe.
Up to now, we have finished the summary report of the research including the
original text with 359 pages and the appendix with 332 pages.
The research presented in this paper is divided into three major parts:
Part one: Overview of the Southwest of Vietnam
Part two: The Pre – Oc Eo culture sites in the Southwest of Vietnam
Chapter 1: The process of exploring and researching
Chapter 2: Vestiges and artifacts
Chapter 3: Human Remains
Chapter 4: Pre – Oc Eo in Southwest of Vietnam in the context
Part three: The economic activities and organization in life of human beings
Chapter 5: The economic activities
Chapter 6: Tangible and Intangible culture of people.

4


PHẦN THỨ NHẤT:
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TÂY NAM BỘ

Tây Nam Bộ bao gồm 13 tỉnh – thành ở tận cùng phía nam của Tổ quốc Việt
Nam, có diện tích 40.604,79 km2. Phần đất nằm về phía tả ngạn sông Tiền bao gồm
các tỉnh Long An, Tiền Giang và phần đất chủ yếu của tỉnh Đông Tháp; phần đất nằm
giữa sông Tiền và sông Hậu bao gồm các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, một
phần đất của tỉnh Đồng Tháp và một phần đất của tỉnh An Giang; phần đất nằm về
phía hữu ngạn sơng Hậu bao gồm Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
Nam Bộ đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài với nhiều hoạt động kiến tạo
khác nhau. Riêng giai đoạn Tân kiến tạo diễn ra trong Tân sinh đại, từ 65 triệu năm
đến nay, là một giai đoạn rất quan trọng đối với Việt Nam cũng như thế giới, vì các

đặc điểm tự nhiên hiện nay được hình thành trong giai đoạn này. Có thể nhận ra 6 chu
kỳ chính, mỗi chu kỳ mở đầu bằng một pha nâng mạnh, khiến cho sơng ngịi trẻ lại,
chảy xiết, xâm thực, phá hủy bán bình ngun trước đó và kết thúc bằng một pha n
tĩnh, sơng ngịi mở rộng thung lũng, hạ thấp địa hình, tạo nên một bán bình nguyên
mới thấp hơn và trẻ tuổi hơn bán bình nguyên cũ. Trong sáu chu kỳ tạo sơn Himalaya,
chu kỳ có tác động mạnh nhất đối với Nam Bộ là chu kỳ V, xảy ra trong thời kỳ
Pleistocene thuộc thời kỳ sớm – giữa kỷ đệ tứ (QI – II) cách đây 2 triệu năm, khi mà
khối núi cực Nam Trung Bộ bị lôi cuốn trong hoạt động nâng lên cùng với sự nâng lên
của sơn khối Campuchia và sự sụp võng bù trừ giữa hai sơn khối đó là đồng bằng sông
Cửu Long, đồng thời cũng là hiện tượng phun trào đất đỏ bazan ở miền Đông Nam Bộ
làm thành những thảm rất dày. Các hoạt động nâng sụt kèm theo phun trào bazan,
trong phạm vi tương đối rộng ở Đắk Lắk và Đơng Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước) và
rãi rác thành những khối nhỏ ở Lao Bảo, Vĩnh Linh, Tây Hiếu và thành các cù lao ở
thềm lục địa như đảo Cồn Cỏ, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý. Các trầm tích QI – II là phù sa
cổ, phổ biến tại các đồng bằng rìa núi, rộng nhất là ở Đông Nam Bộ, chủ yếu gồm sạn
5


cát lẫn sỏi cuội. Một chỉ thị rất điển hình của phù sa cổ chu kỳ V là sự hình thành lớp
đá ong laterit. Chu kỳ VI bắt đầu vào Pleistocene muộn (QIII) kéo dài cho đến ngày
nay với cường độ yếu. Các trầm tích QIII chủ yếu là cát, sạn, màu nâu xám, vàng xám
loang lổ. Tại các châu thổ, trầm tích QIII (tầng Vĩnh Phúc, tầng Mộc Hóa) gồm cát, sét
bột và sét, nham tướng vũng-vịnh, biển ven, trên đó có bồi tích sơng đồng bằng, hồ
đầm. Các bậc thềm QIII cao khoảng 10-20 m. Trầm tích Holocene (QIV) có thành phần
chủ yếu là bột, sét, xen ít cát, đặc trưng cho biển tiến Flandrian vào thời tan băng của
băng hà thứ tư, cách đây khoảng 17 – 10.000 năm. Biển tiến mạnh, ồ ạt, rồi rút từ từ.
Các đợt ngưng nghỉ được đánh dấu bằng các thềm biển cát trắng QIV1 – 2 cao 4 – 5m
(Quảng Ngãi, Cam Ranh...). Trầm tích mới nhất là các thành tạo tam giác châu hiện
đại (tầng Thái Bình, Tầng Duyên hải Nam Bộ) bao gồm cát, bột bùn sét. Ven biển là
các thềm biển QIV3 cao 2m thường có cát vàng1. Đợt biển tiến gần đây nhất, theo

Fotaine và Delibrias, xảy ra vào thời kỳ Holocene, đạt đến cực đại 4 – 5 m cách đây
gần 6000 năm. Sau đó biển rút từ từ xuống 3m, rồi 2m và nước biển dừng lại ở mức
này trong suốt một thời gian dài cách đây khoảng 4000 năm2.
Theo Lê Bá Thảo, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được thành tạo nhờ q
trình bồi đắp của phù sa sơng Cửu Long. Sơng Cửu Long dài 4220 Km, là một trong
những con sông dài trên thế giới. Sông Cửu Long bắt nguồn từ những đỉnh núi quanh
năm phủ đầy băng tuyết của cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào,
Campuchia và vào Việt Nam chia thành hai sông, sông Tiền và sông Hậu rồi chảy ra
biển bằng chín cửa. Xưa kia sơng Cửu Long chảy qua miền Đông Nam Bộ đem phù sa
bồi tụ nên vùng đất này. Chỉ khi miền Đông Nam Bộ được nâng lên thì sơng Cửu
Long mới chảy dịch xuống phía Nam. Đầu Holocene, cách đây khoảng 11.170 năm,
biển tiến Flandrian tràn vào vùng châu thổ Nam Bộ, đạt đến cực đại 4 – 5m trên mực
nước biển hiện đại, sau đó lui dần lúc đầu ở độ cao 3m, dừng lại lâu hơn ở độ cao 2m
rồi mới có vị trí mực nước như hiện nay. Lần thứ nhất, khi mực nước biển hạ thấp từ
độ cao 4m cách đây chừng 6000 năm, biển để lại dấu vết dưới dạng những vỏ sò ốc
còn quan sát được ở Long Xuyên. Lần mực nước biển hạ thấp thứ hai từ độ cao 2m
1

Vũ Tự Lập (2006), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.45-51.

2

Fontaine H. and Delibrias G. (1973), Ancient marine levels of the quaternary in Vietnam, Journal of the Hong Kong, Vol IV, Hong
Kong, p. 29-33.

6


cách đây khoảng 4000 năm, cịn nhận ra được thơng qua các bãi sò ốc ở Cai Lậy và
trên thành các hốc sóng vỗ ven sơng đồi núi ở Hà Tiên, Kiên Lương và Thất Sơn. Biển

cũng để lại những xác sị ốc trong trầm tích Holocene, hoặc lẫn lộn trong phù sa mới
hoặc trên các giồng cát (các cồn cát dun hải) ở ven biển Gị Cơng, Bến Tre, Trà
Vinh và Sóc Trăng1.
Theo các nhà địa chất học, chỉ tính riêng thời kỳ Holocene, ở Nam Bộ có 4 đợt
biển tiến và 3 đợt biển thoái.


Biển tiến Holocene I: từ 4850 đến 1650 BC, với 3 đỉnh cao 4m (năm

3900 BC), 3m (năm 2950 BC), 2m (năm 2350 BC). Biển tràn vào các vùng trũng thấp,
đem trầm tích biển vào đến tận vùng Đồng Tháp Mười.


Biển thoái Holocene I: từ 1650 đến 1150 BC, mực nước thấp -0,8m (năm

1400 BC). Đây là giai đoạn hệ sinh thái rừng ngập nặm ven biển được hình thành trên
lớp trầm tích biển để lại (phù sa mới – trầm tích Holocene).


Biển tiến Holocene II: từ 1150 đến 850 BC, đỉnh cao 0,3m (năm 950



Biển thoái Holocene II: từ 850 đến 200 BC, với mực nước thấp nhất -1m

BC).

(năm 550 BC). Đây là giai đoạn người cổ Đồng Nai bắt đầu tiến xuống chiếm lĩnh các
vùng đất thấp – ven biển như Cái Lăng, Cái Vạn, Bưng Bạc, Bưng Thơm, Giồng Phệt,
Gồng Cá Vồ, An Sơn, Rạch Núi…



Biển tiến Holocene III: từ 200 đến 50 BC, đỉnh cao 0,4m (năm 50 BC).



Biển thoái holocene III: từ 50 BC đến 550 AD, với mực nước thấp nhất

khoảng -0,5m (năm 200AD).


Biển tiến Holocene IV: từ 550 đến 1.150 AD, với mực nước trung bình

0,8m (năm 650 AD). Đợt biển tiến này có lẽ là một trong những nhân tố ảnh hưởng
đến sự suy vong của văn hóa Ĩc Eo và vương quốc Phù Nam.


1

Từ 1150 đến 1950 AD, mực nước biển ổn định, dao động ở mức ± 1m.

Lê Bá Thảo (2003), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, tr.255-258.

7


Các giai đoạn biển thoái đã để lai nơi các bờ biển cổ hàng loạt giồng cát hình
cánh cung, trong đó tiêu biểu là 2 loại giồng:
-


Động Cát - Gị Tháp – Bắc Bung (niên đại C14 của hệ tầng trầm tích biển

Holocene sớm ở khu vực kênh Phước Xuyên thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng
Tháp, lấy từ vỏ sò ở độ sâu 3,5m, được xác định khoảng 5680 ± 100 năm cách này
nay).
-

Cai Lậy – Nhị Quý – Tân Hiệp – Khánh Hậu và loạt giồng cát chìm từ

Tân An đến Bình Chánh để bắt đầu hình thành các cảnh quan hiện đại của Đồng Tháp
Mười (niên đại C14 của trầm tích giồng Cát ở Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, lấy từ vỏ sò ở
độ sâu 0,50m được xác định 4540 ± 110 năm cách ngày nay; niên đại C14 của trầm tích
biển – đầm lầy ở Khánh Hậu thuộc Tân An, Long An, lấy từ mẫu than bùn ở cao độ
0,90m so với mực nước biển hiện tại được xác định khoảng 2700 ± 120 năm cách ngày
nay)1.
Châu thổ sơng Cửu long ở Nam Bộ có diện tích lên đến 39.952km 2 (so với
15.000km 2 của châu thổ Bắc Bộ) bao gồm phần thượng châu thổ và hạ châu thổ. Phần
thượng châu thổ nằm nối tiếp ngang với thung lũng phù sa và có những gờ sơng –
quen gọi là “giồng”- làm chứng cho sự lắng đọng vật liệu vào mùa nước lũ vượt bờ.
Phần lớn bề mặt thượng châu thổ có những vùng trũng rộng lớn, nơng và khó tháo
nước. Các vùng trũng thường được giới hạn bởi những giồng của sông Tiền và sông
Hậu, hoặc bởi giồng của sông Tiền và các bậc thềm phù sa cổ ở phía bắc, hoặc là bởi
các giồng của sơng Hậu và bộ phận phù sa mới bồi của “đồng bằng rìa” ở phía nam.
Phần lớn các vùng trũng đều trở thành đồng lầy, mùa mưa ngập sâu nước, nhưng mùa
khơ chỉ cịn những vụng nước tù phân bố rãi rác, mọc đầy cỏ lác, cỏ năng, chẳng hạn
như ở Đồng Tháp Mười. Phần hạ châu thổ được tính từ nơi hai sông Tiền và sông Hậu
bắt đầu chia nhánh, bao gồm không những phần đất nổi nằm tiếp giáp với biển, mà cả
phần châu thổ ngầm nữa. Ở đây, giồng hai bờ sơng đã hạ thấp đến mức khó nhận thấy
được, nhưng các cồn cát duyên hải cao đến 5m. Trên bề mặt đồng bằng thấp vào
khoảng 1 – 2m, cịn có những khu vực trũng sót thấp hơn 1m, ngập nước vào mùa

1

Vương Thu Hồng (2008), Di tích Gị Ơ Chùa (Vĩnh Hưng – Long An), Luận văn Thạc sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.7-9.

8


mưa. Nhưng ven các cửa sông và bờ biển do tác động bồi đắp của thủy triều và sóng,
lại có những dải đất cát cao đến hơn 2m. Đồng bằng hạ châu thổ thường xuyên chịu
tác động của thủy triều và sóng biển: mực nước trong các cửa sơng lên xuống rất
nhanh, lịng sơng hoạt động như một lạch triều khổng lồ và những lưỡi nước mặn từ đó
ngấm dần vào trong đất1.
Tây Nam Bộ là một phần của châu thổ tự nhiên rộng lớn, thấp, độ cao trung
bình khoảng 2m và đỉnh có thể lên tận Nơng Pênh. Vào mùa nước lũ, nước sông Cửu
Long vẫn tràn bờ và làm ngập nhiều vùng. Vùng bị ngập sâu nhất trên 3m nước từ
Châu Đốc chạy ngang sang đến Mộc Hóa. Vùng bị ngập vừa, mức nước khoảng 2 - 3m
là vùng đất An Giang, Đồng Tháp, Long An (vùng Mộc Hóa…). Vùng ngập ít, từ 1 –
2m là vùng đất Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An. Vùng coi như
khơng ngập nước là ở phía nam Giồng Riềng (Kiên Giang), Ơ Mơn (Cần Thơ), Thành
phố Vĩnh Long, Thành phố Mỹ Tho, thị xã Tân An2.
Về khí hậu, Tây Nam Bộ có hai mùa, mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ trung
bình năm vào khoảng 26 - 270C. Tổng nhiệt độ toàn năm vào khoảng 9.500 10.000 0C, là những giá trị cao nhất toàn quốc. Qua các tháng nhiệt độ biến thiên rất ít.
Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và lạnh nhất vào khoảng 3 - 40C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình vào khoảng 25 - 260C.
Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng này vào khoảng 21 - 220C. Thời kỳ nóng nhất là ba
tháng III, IV, V, trong đó tháng IV là tháng cực đại của nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình
tháng IV vào khoảng 28 - 290C và tối cao trung bình vào khoảng 34 - 350C. Riêng
vùng ven biển, nhiệt độ tối cao trung bình khơng q 32 - 330C. Dao động ngày đêm

của nhiệt độ khá mạnh. Biên độ ngày trung bình vào khoảng 7 - 80C và giảm xuống 6 70C ở ven biển. Thời kỳ nhiệt độ dao động ngày đêm mạnh nhất là các tháng giữa mùa
khô, từ tháng I đến tháng IV, biên độ đạt tới 8 - 100C và 6 - 80C ở ven biển. Khu vực
trung tâm bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp,
Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang và Bạc Liêu tương đối ít mưa, lượng mưa
trung bình năm vào khoảng 1400 – 1500mm. Số ngày mưa cũng ít, hàng năm chỉ có

1

Lê Bá Thảo (2003), Sđd, tr.262-263.

2

Vũ Tự Lập (2006), Sđd, tr.96.

9


chừng 100 – 110 ngày mưa. Đặc biệt ở Đồng Tháp cả năm chỉ có 80 – 90 ngày mưa.
Khu vực cực tây gồm tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang mưa khá nhiều, lượng mưa
trung bình vào khoảng 2000 – 2200mm, số ngày mưa 120 – 150 ngày. Mùa mưa ở Tây
Nam Bộ là từ tháng V đến tháng XI, kéo dài 7 tháng. Khu vực cực tây (Cà Mau, Kiên
Giang) mưa bắt đầu sớm, vào tháng IV và vẫn kết thúc vào tháng XI. Trong biến trình
mùa mưa có hai cực đại, cực đại chính vào tháng IX, cực đại phụ vào tháng VII.
Lượng mưa trung bình tháng IX đạt tới 300 – 400mm ở những khu vực nhiều mưa,
200 – 250mm ở những khu vực ít mưa. Thời kỳ ít mưa (mùa khơ) kéo dài 5 tháng, từ
tháng XII đến tháng IV. Trừ tháng đầu và cuối mùa (tháng XII và tháng IV) có lượng
mưa trên dưới 50mm, cịn lại 3 tháng kia là những tháng ít mưa điển hình. Mỗi tháng
trung bình chỉ quan sát được 1 – 3 ngày mưa. Gió mùa đơng, hướng thịnh hành là
hướng đông bắc. Mùa hạ, hướng thịnh hành là hướng tây nam hoặc tây. Tây Nam Bộ ít
gặp bão. Thời kỳ bão hoạt động đến muộn, chủ yếu là vào khoảng tháng XI và tháng

XII. Vài tháng đầu mùa hạ (tháng IV, tháng V) cũng có khả năng bị bão. Bão có sức
gió yếu, đồng thời gây ra mưa không dữ dội như ở Bắc Bộ và Trung Bộ1.
Về thủy văn, Tây Nam Bộ chịu tác động của hai hệ thống sông: hệ thống sông
Đồng Nai - Vàm Cỏ và hệ thống sông Cửu Long. Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ
là một hệ thống kép, vì hai con sông Đồng Nai và Vàm Cỏ chỉ gặp nhau ở cửa Soài
Rạp và được nối với nhau bằng những kênh nhân tạo. Hệ thống sông Đồng Nai – Vàm
Cỏ lớn thứ ba trong nước, sau hệ thống sông Hồng và hệ thống sơng Cửu Long. Chiều
dài chính sơng Đồng Nai là 635km và diện tích tồn lưu vực là 44.100km2. Chiều dài
sơng Vàm Cỏ 256km và diện tích lưu vực là 12.800km2. Hệ thống sông Đồng Nai –
Vàm Cỏ có tổng lượng nước 32,8 tỷ m3/ năm, tương ứng với lớp dịng chảy 814mm.
Lượng phù sa cũng khơng nhiều, tổng lượng vào khoảng 3,36 triệu tấn/ năm, ứng với
độ đục bình qn khoảng 200 g/m3. Thủy chế sơng Đồng Nai cũng đơn giản, vì chỉ có
một mùa lũ (tháng VII – XI) và một mùa cạn (tháng XII – VI). Do cửa sơng có dạng
vịnh nên thủy triều tác động mạnh, nhất là trên các sông Vàm Cỏ và sơng Sài Gịn.
Vào mùa kiệt, thủy triều ảnh hưởng đến thác Trị An trên sông Đồng Nai, đến Thuận
Nghĩa trên sơng Bé, đến Dầu Tiếng trên sơng Sài Gịn, đến tận biên giới Campuchia
1

Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978), Khí hậu Viêt Nam, Nxb.Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.252-257.

10


trên các sông Vàm Cỏ. Hệ thống sông Cửu Long là hệ thống lớn nhất Đơng Dương,
diện tích lưu vực tới 795.000km 2, trong đó phần thuộc Việt Nam là 68.725km2, chiếm
8,64%. Chiều dài dịng chính tới 4500km, nhưng phần ở Việt Nam chỉ có 230km,
chiếm 5,1%. Sơng Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, ở độ cao 5000m, về
đến Nông Pênh chia làm ba nhánh, nhánh đặc biệt là dịng sơng Tơng Lê Sáp chảy vào
Biển Hồ và hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang chảy vào Việt Nam và đổ ra Biển
Đông qua 9 cửa. Hai sông Tiền Giang và Hậu Giang đã nhận nước của tồn hệ thống

sơng Mê Cơng, với tổng lượng dịng chảy hết sức phong phú, lên tới 507 tỷ m 3/ năm,
chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả các sông ngòi Việt Nam. Khi mới vào Nam
Bộ, lượng nước Tiền Giang tại Tân Châu chiếm gần 80%, còn phần của Hậu Giang tại
Châu Đốc chỉ có hơn 20%. Nhưng khi Tiền Giang chia nước cho Hậu Giang qua sông
Vàm Nao thì lượng nước hai sơng tương đương nhau. Lượng nước của Tiền Giang tại
Mỹ Thuận còn 50,52% và lượng nước của Hậu Giang tại Cần Thơ lên 49,48%. Tổng
lượng phù sa của sông cũng lớn, tới 70 triệu tấn/ năm, tuy độ đục bình qn nhiều năm
khơng cao, khoảng 100 – 150 g/ m 3. Sông Cửu Long đổ ra Biển Đông qua 9 cửa, 6 cửa
trên sông Tiền (Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu) và 3 cửa trên
sông Hậu (Định An, Bát Xắc và Tranh Đề). Thủy chế sông Mê Công đơn giản và điều
hịa, nước sơng lên từ từ trong mùa lũ dài 5 – 6 tháng (VII – XI hoặc XII), đỉnh lũ là
tháng IX hoặc X, với lượng nước khoảng 80% tổng lượng năm, sau đó rút dần dần.
Mùa cạn dài 6 – 7 tháng (XII hoặc I đến tháng VI), chiếm 20% tổng lượng năm, tháng
III hoặc tháng IV là tháng kiệt nhất. Điều đáng chú ý là sông Cửu Long chịu tác động
mạnh của thủy triều, nhất là từ phía các cửa sơng chính truyền lên, cho nên thường
chảy thay đổi chiều, tùy theo tương quan lực lượng giữa thủy triều và dịng nước sơng.
Ở Tây Nam Bộ ngồi sơng Tiền và sơng Hậu cịn có rất nhiều sơng, nhưng khơng có
sơng lớn. Đó là các sơng: Cái Lớn, Cái Bé, Ông Đốc, Bảy Hạp, Cửa Lớn, Gành Hào,
Mỹ Thạnh, Mang Thít…Các sơng nối với nhau rất chằng chịt, chảy ra cả Biển Đông
và vịnh Thái Lan. Do chế độ nước chịu ảnh hưởng rất mạnh của biển (bán nhật triều),
mà sông chảy từ đông sang tây hay từ tây sang đơng hồn tồn theo nhiệp điệu thủy
triều, nên giao thông rất thuận lợi1.

1

Vũ Tự Lập (2006), Sđd, tr.188-194.

11



Về thổ nhưỡng, tổng diện tích tự nhiên của Tây Nam Bộ là gần 4 triệu hecta, có
chừng 1 triệu hecta đất phù sa ngọt ven sông (chiếm 23%), đất phèn và phèn mặn
khoảng 1.800.000 hecta (chiếm 47%), còn lại là đất mặn khoảng 700.000 hecta (chiếm
17%). Đất phù sa chạy thành một dải dọc hai sông Tiền và sông Hậu, là đất trẻ và phì
nhiêu nhất trong đồng bằng. Tùy theo sự biến đổi của địa hình từ nơi ở gần sơng đến
xa sơng, có thể phân biệt ra đất phù sa ven sông, đất phù sa ở các giồng, đất phù sa xa
sông bị nhập lụt tương đối nhiều và đất phù sa xa sông bị ngập lụt quá nhiều. Đất phèn
chiếm diện tích rộng nhất ở Tây Nam Bộ, phân bố thành vùng tập trung. Đất phèn
nặng nhất có ở Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, đất phèn nhẹ ở vùng trũng tây Hậu
Giang và lát đát ở một số khu vực khác. Điều kiện cần thiết để hình thành đất phèn là
có một nguồn cung cấp lưu huỳnh trong khu vực, là các hợp chất hữu cơ chứa lưu
huỳnh được hình thành từ xác thực vật như sú vẹt, tràm… Các hợp chất này bị phân
hủy trong mơi trường yếm khí tạo nên các sunfua, gặp khơng khí bị oxy hóa thành các
sunfat và axit sunfuric. Vì vậy khi nói đấn đất phèn là nói đến độ chua của đất, độ chua
này là do phèn nhôm và phèn sắt thủy phân mà thành. Đất mặn phân bố thành một dải
chạy men theo rìa phía đơng của Tây Nam Bộ, kéo dài từ đông nam tỉnh Long An cho
đến Cà Mau cũng như ven biển Phú Quốc. Căn cứ vào nồng độ muối và phản ứng của
dung dịch, có thể chia đất mặn thành 4 loại: đất mặn sú vẹt, đất mặn nhiều, đất mặn
trung bình và đất mặn ít. Ngồi ba loại đất chính chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nam
Bộ, cịn có thể gặp đất than bùn rải rác ở rừng U Minh, đất xám bạc màu ở một số nơi
như phía tây bắc tỉnh Long An, phía tây tỉnh Đồng Tháp và ở khu vực Bảy Núi tỉnh An
Giang và đất xói mịn trơ sỏi đá ở gần thị xã Hà Tiên, vùng Bảy Núi và ở đảo Phú
Quốc, đất cát biển trên các cồn cát duyên hải1.
Về thực vật, có thể tham khảo cơng trình “Gia Định Thành thơng chí” của
Trịnh Hồi Đức được hoàn thành vào thời Gia Long (1802 – 1819). Trong cơng trình
của mình, Trịnh Hồi Đức cho rằng “thuộc loại mộc còn rất nhiều, đây chỉ biên chép
những thứ cây kỳ dị và cây thường dùng, còn những thứ gỗ thơ tạp khơng cần biên
vào”2. Theo Trịnh Hồi Đức, loại mộc có thể ghi nhận 26 loại sau: Sao mộc (cây sao –
1


Lê Bá Thảo (1986), Địa lý đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp, tr.45-48.

2

Trịnh Hồi Đức (1972), Gia Định Thành thơng chí, dịch giả Tu Trai Nguyễn Tạo, tập hạ, Nha văn hóa Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn

hóa xuất bản, tr.52.

12


có 4 thứ: sao xanh, sao vàng, sao chân tơm và sao đá, dùng làm ghe thuyền nhà cửa là
đệ nhất), vạn cổ mộc (cây gõ – dùng làm cột rường và ván là thượng phẩm), cây thiết
tú (dùng làm rui mè, cột trụ và chèo), cây bàn lân (dùng làm mè, cột trụ và chèo), cây
hồng du (cây xoai – cành nhỏ dùng làm khí cụ cày bừa, lúc lớn dùng làm cây ép mía
và neo ghe), cây hồng đàn (chôn dưới đất không mục, dùng làm quan quách rất tốt),
cây hồng (dùng làm bàn ghế, rương tủ), cây trai (dùng làm quan quách và khí giới),
cây giáp (đốt làm than để nấu đồng sắt), cây dầu (dùng làm ghe chèo khí vật. Thân cây
có dầu, người ta đục 2, 3 lỗ nơi gần gốc cây, rồi đốt lửa vào nước nhựa chảy ra thành
dầu gọi là dầu mãnh hỏa, tục danh là dầu rái, dùng để trét ghe thuyền, làm đèn đuốc
được nhiều việc lợi), sơn cảm lãm (cây bùi hay cây trám ở núi – có dầu trong thân cây
rươm rướm chảy ra thành khối gọi là mộc thán, khối ấy ở dưới đất lâu năm mà đặc dẻo
là tốt, thứ này trộn với dầu rái để trét ghe và làm đèn đuốc rất lợi), cây bời lời (vỏ cây
và lá có chất nhớt dẻo lắm, hịa trộn với tam hịa thổ - vơi cát và đất – xây mả rất tốt),
cây hoàng trường (dùng làm rương tủ rất tốt), cây thiết tuyền (cây muồng – dùng làm
rường cột), cây ấu (chỉ tạp dụng), cây cà dổi (loại gỗ tạp), cây sam (dùng nấu dầu và
làm lịch thanh), nam chử (cây gió – vỏ dùng làm giấy), cây miên (có 3 loại: sơn miên
– cây gạo, mộc miên – cây gịn, miên hoa – bơng vải, đều dùng làm vải), cây đồng
(dùng làm cột buồm và sào dăng buồm), cây nha đồng (dùng khắc con dấu và bản in
sách rất tốt), cây thủy mai (tục gọi mù u, quả tròn ép ra nhựa xanh là thứ thuốc cần

thiết để trị đao thương, cây dùng làm vật dụng trong ghe thuyền như cái xà cong và tay
lái cong), da (cây dừa – quả già non đều dùng được, thịt trong quả già dùng nấu dầu
xức tóc, nấu đồ ăn và thắp đèn. Xơ dừa, vỏ dừa dùng đánh giây neo, sọ dừa chạm trổ
làm chén đĩa ve bình, cưa làm muỗng, gáo, có thứ sọ nhỏ bằng trứng gà mà hơi dẹp
dùng làm bình đựng hỏa dược và gáo nhỏ uống nước), thiết tơng (cây móc - dùng làm
cột nhà, gác phòng và xẻ ra làm đối liễn rất thú, lại dùng làm đồn lũy có gai nhọn và
cứng. Tông trúc dùng làm rẻ quạt, giá trướng, hoặc dùi cho rỗng ruột làm ống đồng
thổi chim. Q tơng có gai, cây cao lớn như cây dừa, dùng làm trụ cầu và cán lưới, bối
đa mộc (cây thốt nốt hay cây lá buôn – cành lớn dùng làm tên bắn cung, cành nhỏ
dùng đánh giây, lá già bện thành phên để che mưa gió, lá non che ra làm buồm), đằng

13


(mây - ở đảo Phú Quốc có long đằng, mình tròn 3 tấc, dùng làm dây cột buồm và chẻ
đan cái hộc dùng đong lường lúa gạo)1.
Về động vật, qua khai quật hai di tích An Sơn và Rạch Núi (Long An), tìm
được khá nhiều xương răng động vật mà theo giám định của Lê Trung Khá thì có
những loại sau: khỉ, vọc, chó nhà, mèo rừng, báo vàng, báo gấm, rái cá, chồn, tê giác,
lợn rừng, lợn nhà, bò rừng, hươu, hoẵng, cheo, cá sấu, rùa…2. Gần đây, khai quật
Giồng Nổi (Bến Tre), cũng tìm được khá nhiều xương răng động vật mà theo giám
định của Vũ Thế Long thì có những loại sau: lợn rừng và lợn nhà, rùa, ba ba, khỉ,
voọc, hươu, rái cá, hổ, mèo, chó, chuột, cá sấu, kỳ đà, trăn, rắn, chim, cá nước ngọt và
cá nước mặn3. Trong “Gia Định Thành thơng chí”, Trịnh Hồi Đức có ghi chép những
lồi động vật như sau: thú có 24 loại: tê (mng tê), tượng (con voi), hùng (con gấu),
hổ (hùm, cọp), báo (beo), ngưu (trâu), mã (ngựa), dương (dê), hồng ngưu (bị), mi
(nai), lộc (hươu), chương (cheo), sơn ngưu (trâu núi), sơn mã (ngựa núi), linh dương
(dê núi), sơn trư (heo rừng), dã hồ (con chồn), thố (con thỏ), lại (con rái), viên (con
vượn), hầu (con khỉ), bạch mi hầu (khỉ mi trắng), hắc hầu (khỉ đen), tinh tinh (con đười
ươi); chim có 44 loại: chim trĩ (cẩm kê, diêu trĩ), khổng tước (con công), huyền hạc

(hạc đen), anh võ (chim anh võ), tần cát liễu (chim nhồng), phỉ thúy (chim ó), yến
(chim yến), bạch nhàn (chim nhàn trắng), ưng (chim bà cắt), diên (chim diều hâu),
hồng oanh (chim vàng anh), giá cơ (chim đa đa), hỷ tước, tích linh (chim nắt nước,
chim dâu giâu), phù (vịt nước), lộ (chim cò), sơn kê (gà rừng), thủy kê (gà nước), am
thuần (chim cút), thủy âu (chim âu), lư tư (chim chuồng chuộc), gia cáp (chim bồ câu),
thổ cáp (cu đất), thanh cáp (cu xanh), tước (chim sẻ), báo triều điểu (chim bịp), lão ông
điểu (chim ông già), bồ nông, hải nga (con ngỗng biển), thốc thu (chim sói đầu), trác
mộc điểm (chim gõ kiến), trúc kê (chim te vẹt vẹt hay te hoạch hoạch), hỏa kê (gốc ở
Tây dương), tiêm áp (vịt xiêm), như (chim nghịch), lục anh võ (chim két), thố điểu
(chim thố), chi thước (chim ác là), ngư thước (chim cưởng), luyện thước (chim khách),
linh thước (chim sáo), phục điểu (chim cú), hiêu điểu (chim mèo), kiêu (chim heo); cá
biển có 24 loại: tượng ngư (cá voi), đao ngư (cá đao), giao sa (xà như, cá xà), bạch
1

Trịnh Hoài Đức (1972), Sđd, tr.47-54.

2

Lê Trung Khá (1978), Báo cáo sơ bộ về các di cốt động vật ở hai di chỉ khảo cổ học An Sơn và Rạch Núi (Long An), Những phát hiện khảo

cổ học ở miền Nam, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.140-141.
3

Vũ Thế Long (2007), Di tích người và động vật trong di chỉ Giồng Nổi (Bến Tre), Khảo cổ học, số 2-2007, tr.52-55.

14


điểu ngư, biết ngư (cá bợt), cá hồng, thu ngư (cá thu), liên ngư (cá ngừ), mặc ngư (con
mực), nhuyễn ngư, cá bài đàn, dự ngư (cá rựa), mạt ngư (cá bẹ), y đái ngư, kê tỳ ngư,

hải phạn ngư (cá cơm), ngân tai ngư (cá bạc má), thử đầu ngư, chùy ngư, hải đồn lạp
ngư, sơng ngư (cá sịng), lão ông ngư, hải mã, thủy mẫu (sạ ngư, con sứa); cá sơng có
32 loại: thu ngư, phấn điểu ngư, mai ngư, đao ngư, hồ sa ngư, giang phạm ngư, giang
kê tỳ ngư, lý ngư (cá gáy), lô ngư (cá vượt), bào ngư, bạch lô ngư (cá hanh), thiên ngư,
tra ngư (cá tra), lăng ngư (cá dìa, cá lăng), lơ hoa ngư (cá bông lau), phúc giác ngư, úc
ngư (cá úc, tục xưng là thủy sâm), giác ngư (cá trê), xuy sa ngư (cá bống), thỉ bội ngư,
xử ngư, đối ngư (giang thanh đình, cá chuồn sơng), ngưu thiệt ngư (cá lưỡi trâu), ban
tai ngư, văn ngư, ma ngư (cá mè), phường ngư, kiềm ngư (cá kiềm), lệ ngư (cá chình),
kiềm đầu ngư, tiền ngư, phương ngư; cá ao hồ có 8 loại: hoa lê ngư (cá tràu bơng, cá
lóc bơng), lê ngư (cá tràu, cá lóc), q sơn ngư (cá rô), giác ngư (cá trê), điệp ngư, di
thu ngư, hoa mạn ngư (con lịch), hoàng thiện (con lươn); ngoài ra cịn có cua biển, cua
đồng, con sam, cá sấu…1

1

Trịnh Hoài Đức (1972), Sđd, tr.58-70.

15


PHẦN THỨ HAI:
CÁC DI TÍCH TIỀN ĨC EO Ở TÂY NAM BỘ

Chương 1
QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU
Giai đoạn trước năm 1975:
Đề cập đến vùng đất Tây Nam Bộ thời cổ ít ai khơng biết đến nền văn hóa rất
nổi tiếng- Văn hóa Ĩc Eo (thế kỷ I đến đầu thế kỷ VII AD). Văn hóa Ĩc Eo có niên
đại sau cơng ngun, là nền văn hóa rất phong phú, đa dạng và nổi bật so với các nền
văn hóa khác ở Đơng Nam Á thời cổ. Nhắc đến văn hóa Ĩc Eo khơng thể khơng nói

đến Louis Malleret, người đã đặt tên di tích Ĩc Eo và bỏ nhiều cơng sức nghiên cứu về
nền văn hóa này. Trong bộ sách 4 tập Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long
(L’Archéologie du Delta du Mékong) của Louis Malleret, tập II trình bày Văn minh
vật chất Ĩc Eo (La Civilisation Matérielle D’ Oc Eo) có giới thiệu 4 chiếc rìu có vai
(hache) trong đó có 1 chiếc tìm được ở di tích Ĩc Eo, 1 chiếc ở di tích Hịn Chơng và 2
chiếc ở di tích Núi Sập, và 3 chiếc rìu tứ giác (herminette) trong đó có 1 chiếc ở di tích
Đá Nổi, 1 chiếc ở di tích Núi Sam và 1 chiếc ở di tích Núi Sập1; cịn trong tập IV giới
thiệu vùng Cisbassac (Le Cisbassac: vùng từ sơng Hậu trở lên Đồng Nai), Malleret có
cho biết vào năm 1938, Fraisse phó tỉnh trưởng Chợ Lớn lúc đó có báo cho Malleret
việc tìm được rìu đá và nhiều mảnh gốm ở di tích An Sơn thuộc xóm An Sơn, làng
Lộc Giang, tổng Câu An Thượng , tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc xã An Ninh, huyện Đức
Hòa, tỉnh Long An) và Malleret cùng Paul Lévy đã đến An Sơn đào một số hố thám
sát2. Cũng trong năm 1938, Malleret cùng với Fraisse tham quan di tích Rạch Núi
thuộc xóm Rạch Núi, làng Đông Thành, tổng Phước Điền Hạ, tỉnh Chợ Lớn (nay
thuộc xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Sau đó Malleret cùng đi với
Madeleine Colani (1866-1943), rồi lại đi với Paul Lévy đào thám sát, thu lượm được
1

Louis Mallerete (1960), L’Achéologie du delta du Mékong, Tome second: La Civilisation matérielle d’Óc Eo, École Francaise d’Extrême

Orient, Paris, p.17-22.
2
Louis Mallerete (1963), L’Achéologie du delta du Mékong, Tome quatrième: Le Cisbassac, École Francaise d’Extrême Orient, Paris, p.9495.

16


một số hiện vật ở di tích Rạch Núi1 …Năm 1971, H. Fontaine đến di tích Rạch Núi
điều tra và thu được một số mảnh gốm và 5 công cụ đá mài2.
L. Malleret cũng đến khảo sát di tích Lộc Giang và cơng bố từ năm 1963, lúc đó

di tích thuộc ấp Lộc Chánh, làng Lộc Giang, tổng Câu An Thượng, tỉnh Chợ Lớn (nay
thuộc ấp Lộc An, xã Lộc Giang, huyện Đức Hồ; nằm sát tả ngạn sơng Vàm Cỏ Đơng,
thuộc vùng phù sa cổ Đức Hồ, Đức Huệ, Long An).
Như vậy là từ trước năm 1975, vấn đề giai đoạn Tiền Óc Eo ở miền Tây Nam
Bộ đã được các nhà khảo cổ học người Pháp chú ý đến những phát hiện đầu tiên của
mình, đặc biệt là Louis Malleret.
Giai đoạn sau năm 1975
Phải đến sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, cơng tác nghiên cứu về di
tích Tiền Ĩc Eo ở miền Tây Nam Bộ mới thật sự được thực hiện một cách có hệ thống
và quy củ.
Sau năm 1975, bên cạnh việc nghiên cứu văn hóa Ĩc Eo ở Tây Nam Bộ, các
nhà khảo cổ học cũng đã chú ý đến những di tích sớm hơn văn hóa Ĩc Eo. Năm 1984
trong hội nghị về văn hóa Ĩc Eo tổ chức tại Long Xun (An Giang), Giáo sư Hà Văn
Tấn đã nêu vấn đề “thành thị Ĩc Eo khơng phải đã mọc lên trên một vùng hoang vắng
không dân cư, mà khu vực này đã là một điểm tụ cư từ rất sớm, ít ra là từ hậu kỳ đá
mới hay sơ kỳ thời đại lim khí…văn minh thành thị Ĩc Eo dầu đã xuất hiện như một
bước nhảy vọt thì cơ bản vẫn là sự tiếp nối các bước phát triển văn hóa đã có từ sớm ở
khu vực này”3; cịn Phó giáo sư Lê Xuân Diệm cho rằng “Thật rõ ràng, trong văn hóa
Ĩc Eo đã có một số loại hình di tích, di vật của văn hóa truyền thống Đồng
Nai…Những loại hình ấy khá phổ biến trong sinh hoạt, trong các ngành nghề thủ cơng
và cả trong lối sống. Bởi lẽ đó, có thể nghĩ rằng văn hóa Ĩc Eo được tạo dựng nên ở

1

Louis Mallerete (1963), L’Achéologie du delta du Mékong, Tome quatrième: Le Cisbassac, École Francaise d’Extrême Orient, Paris, p.102-

104.
2
Henri Fontaine (1971), Enquête sur le néolithique du bassin inférieur du Đồng Nai, Việt Nam Địa chất khảo lục, số 14, Sài Gịn, tr. 49-51.
3


Hà Văn Tấn (1984), Ĩc Eo- Những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, Văn hóa Ĩc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sơng Cửu Long, Sở Văn

hóa và Thơng tin An Giang xuất bản, tr.225.

17


vùng châu thổ thấp trũng sông Cửu Long, trên thực tế, là nhờ một phần quan trọng ở
những nỗ lực sáng tạo của chủ nhân văn hóa Đồng Nai”.1
Cũng sau năm 1975, những cuộc thám sát, khai quật các di tích sớm hơn Ĩc Eo
đã thu được một số kết quả đáng kể.
Trong hai năm 1977, 1978, các nhà khảo cổ học Viện Khoa học xã hội tại Hồ
Chí Minh (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ) và Ty Văn hố Thơng tin
tỉnh Long An (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An) đã phối hợp điều
tra lại và khai quật lần đầu tiên di tích An Sơn, thuộc ấp Sơn Lợi (xã An Ninh Tây Đức Hoà – Long An).
Tháng 4 năm 1978, Phạm Quang Sơn và Bùi Xuân Long thuộc Viện Khoa học
Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trần Trọng Nghĩa thuộc Ty Văn hóa Thơng tin
tỉnh Long An tiến hành khai quật di tích Rạch Núi và cho di tích thuộc thời đại đồng
thau, có niên đại sớm nhất khoảng 3000 năm trước đây. Niên đại C14 2400 ± 100 cách
ngày nay, chỉ niên đại muộn của di tích.2
Di tích Gị Tháp, thuộc địa phận ấp Tháp Mười, xã Tân Kiều, huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp đã được biết đến từ những năm cuối thế kỷ 19 (Sylvestre 1869
– 1878). Nhưng đến năm 1984, di tích này mới được khảo sát toàn diện và khai quật
lần đầu tiên đã cho kết quả niên đại trước Óc Eo: Những kết quả phân tích C14 mẫu gỗ
ở độ sâu 4m, trong lịng Gị Minh Sư có niên đại: 2480 ± 40BP = 530 năm trước Công
nguyên và hai mẫu than ở độ sâu 2,15m trong tầng văn hóa dưới di chỉ mộ cổ Ĩc Eo
có niên đại 2350 ± 40BP = 400 năm trước Công nguyên và 2250 ± 40BP = 300 năm
trước Công nguyên 3.
Năm 1986, Bảo tàng Long An đã tiến hành cuộc khảo sát đầu tiên tại địa điểm

Gị Ơ Chùa, tiếp theo những năm sau đó Bảo tàng Long An phối hợp với Viện KHXH
vùng Nam Bộ bước đầu khảo sát và nghiên cứu địa điểm này.

1

Lê Xuân Diệm (1984), Về các văn hóa cổ ở đồng bằng sơng Cửu Long, Văn hóa Ĩc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sơng Cửu Long, Sở

Văn hóa và Thơng tin An Giang xuất bản, tr.55.
2

Phạm Quang Sơn (1978), Khai quật khảo cổ học di chỉ Rạch Núi (cần Giuộc-Long An), ), Những phát hiện Khảo cổ học ở miền

Nam, Viện Khoa học Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh, tr. 97-130.
3

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Cơn, Võ Sĩ Khải (1996), Văn hố Ĩc Eo: Những khám phá mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 86.

18


Đầu năm 1988, di tích Lộc Giang (thuộc ấp Lộc An, xã Lộc Giang, huyện Đức
Hoà, Đức Huệ; Long An) đã được Lê Trung Khá khai quật.
Vào những năm 1988 – 1989, các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện được di tích
Gị Cao Su (Gị Chùa) thuộc ấp Nhơn Hòa, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An.
Năm 1998, Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học Viện KHXH tại Tp. HCM phối
hợp với Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp khai quật khu Linh Sơn Nam, kết quả thu
được với mẫu than LS2/2 WK 6340 lấy ở độ sâu khoảng 2,00m đem phân tích niên đại
bằng phương pháp C14 cũng cho kết quả 1900±50 năm cách ngày nay. Từ những kết
quả trên cho thấy rõ trong khu di tích Ba Thê-Ĩc Eo đã tồn tại những di tích ở vào giai

đoạn sớm trước Văn hố Ĩc Eo hoặc ở giai đoạn khởi đầu của văn hố đó. Ngồi ra,
trong phạm vi kiến trúc Linh Sơn (Ba Thê), còn phát hiện được những mộ chum, bên
trong có chơn theo một số hạt chuỗi bằng vàng, bằng mã não có những mối lên hệ với
các di tích, di vật của mộ chum Văn hoá Sa Huỳnh, mộ chum ở Cần Giờ (Tp. Hồ Chí
Minh) và cũng có những hạt chuỗi rất giống của Văn hố Ĩc Eo. Từ đó cho thấy mộ
chum ở Linh Sơn hẳn thuộc giai đoạn chuyển tiếp từ thời tiền sử sang thời sơ sử. Kiến
trúc đá - gạch Linh Sơn Nam được xây dựng trên một lớp văn hố mộ chum có niên
đại thế kỷ I sau Công nguyên. Đây là phát hiện mới liên hệ với di tồn Văn hố tiền Ĩc
Eo ở đồng bằng Nam Bộ trong khoảng thời gian từ thế kỷ III trước Công Nguyên đến
thế kỷ I sau Công nguyên 1. Năm 1993, kết quả phân tích niên đại bằng phương pháp
C14 của mẫu than lấy ở độ sâu 1,60m trong lịng kiến trúc Linh Sơn Nam có niên đại
vào khoảng 1800±50 năm cách nay.
Ở giai đoạn từ sau năm 1990, nhờ chương trình nghiên cứu khảo cổ học Trường
Sa – Tây Nguyên – Nam Bộ của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam, Khảo cổ học miền Nam Việt Nam có điều kiện tiếp tục nghiên
cứu mạnh mẽ hơn, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu của các cơ quan ban ngành phía
Nam cịn có thêm sự hợp tác với các Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng các đơn vị
trong và ngoài nước... Nhờ vậy, các điều tra, thám sát, khai quật và nghiên cứu về các

1

Bảo tàng Long An (2001), Khảo cổ học Long An, Long An, tr. 164-165.

19


di tích Ĩc Eo và tiền Ĩc Eo trên địa bàn các tỉnh phía Nam được triển khai mạnh mẽ
và rộng rãi hơn.
Cuối năm 1993, Quang Văn cậy, Ngô Thế Phong thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam và Nguyễn Văn Thành thuộc Bảo tàng Long An tổ chức khai quật di tích Lộc

Giang. Về niên đại, những người trực tiếp khai quật cho rằng, di tích Lộc Giang có hai
thời kỳ: thời kỳ đầu, có niên đại khoảng hậu kỳ đá mới đầu thời đại kim khí, kéo dài
khoảng một thiên niên kỷ, thời kỳ thứ hai, có niên đại khoảng nửa đầu Công nguyên.
Cuối năm 1993 và đầu năm 1994, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng An
Giang tiến hành khai quật di tích Gị Cây Tung thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn,
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang lần thứ nhất từ ngày 25/12/1993 đến 05/02/1994, chủ
yếu là khai quật phần di tích kiến trúc trên đỉnh gò.
Trong các năm 1993-1995, cán bộ Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng
Long An khảo sát, thám sát và khai quật tại di tích Gị Cao Su. Theo những người khai
quật di tích Gị Cao Su có niên đại bắt đầu từ khoảng 500 năm tr.CN và có thể kéo dài
đến đầu Cơng ngun1.
Năm 1995, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng An Giang tiến hành khai
quật di tích Gị Cây Tung lần thứ hai từ 11/03/1995 đến 11/04/1995, khai quật phần di
tích ở sườn gị với diện tích khai quật hố 1 có 52 m2 và hố 2 có 25 m2.
Tháng 2 năm 1997, di tích An Sơn được khai quật lần thứ hai dưới sự chủ trì
của Bùi Phát Diệm, ngồi ra cịn có sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc Bảo
tàng Long An, Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khảo cổ học
Hà Nội và một số nhà khoa học đến từ Nhật Bản. Tháng 4-5, năm 1997, địa điểm Gị
Ơ Chùa được Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam và bảo tàng Long An phối hợp khai quật lần
đầu tiên.
Năm 2002, trung tâm nghiên cứu khảo cổ học - Viện khoa học xã hội vùng
Nam Bộ (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ) phối hợp với Trường Viễn
1

Trần Anh Dũng, Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường và Vương Thu Hồng (1996), Khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Cao Su (Long

An), Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.220-222 và Trần Anh Dũng, Bùi Văn Liêm và
Nguyễn Đăng Cường (1994), Báo cáo khai quật địa điểm Gò Cao Su (ấp Nhơn Hòa I, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An), Tư liệu Bảo tàng Long An.


20


Đơng Bác Cổ (Cộng hồ Pháp) và Bảo tàng An Giang tiến hành khai quật lần thứ nhất
di tích Gị Tư Trăm (Trâm) thuộc Ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, xã Vọng Thê, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Trong các năm gần đây, đặc biệt liên tiếp từ 2003 – 2006, có rất nhiều cuộc
khai quật, nghiên cứu về các di tích Tiền Ĩc Eo ở miền Tây Nam Bộ. Qua đó các kết
quả nghiên cứu cũng được cơng bố trên các thơng báo, tạp chí chun ngành.
Năm 2003, Nguyễn Mạnh Thắng, Nguyễn Quốc Hữu, Hà Thị Hương Giang
thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Vương Thu Hồng, Văn Ngọc Bích, Nguyễn Tấn
Quốc, Đỗ Thị Lan thuộc Bảo tàng Long An đã tiến hành khai quật di tích Rạch Núi lần
thứ hai, những người trực tiếp khai quật xếp di tích Rạch Núi vào giai đoạn Hậu kỳ đá
mới – Sơ kỳ kim khí, có niên đại từ 3500 – 2500 cách ngày nay 1. Cũng trong năm
này, di tích Giồng Nổi thuộc ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
được phát hiện. Cũng trong năm này, vào tháng 5 năm 2003, di tích Gị Ơ Chùa được
khai quật lần II dưới sự phối hợp của Sở văn hố thơng tin Long An, Bảo tàng Long
An, Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với Viện khảo cổ
học Chung và So Sánh - Cộng hoà Liên bang Đức.
Năm 2004, 2005, Bảo tàng Long An phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo
cổ học, viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, do TS. Phạm Quang Sơn làm trưởng
đoàn đã tiến hành khai quật di tích An Sơn lần thứ 3.
Năm 2005, trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học - Viện Khoa học xã hội vùng
Nam Bộ (nay là Viện phát triển bền vững) phối hợp với Trường Đại học Sophia Nhật
Bản và Bảo tàng An Giang tiến hành khai quật lần thứ hai di tích Gị Tư Trăm.
Trong hai năm 2005, 2006, các cơ quan như Sở văn hố thơng tin Long An, Bảo
tàng Long An, Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với Viện
khảo cổ học các nền văn hố bên ngồi Châu Âu thuộc Viện khảo cổ học Quốc gia
Cộng hoà Liên bang Đức tiếp tục cuộc khai quật lần III và lần IV di tích Gị Ơ Chùa.


1

Nguyễn Mạnh Thắng (2005), Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học di chỉ Rạch Núi (Cần Giuộc – Long An) – năm 2003, Tư liệu của
Nguyễn Mạnh Thắng.

21


Liên tiếp trong ba năm 2004 – 2006, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng
Bến Tre tiến hành khai quật 3 lần tại di tích Giơng Nổi. Theo những người trưc tiếp
khai quật thì di tích Giồng Nổi có niên đại sơ kỳ đồ sắt, ở vào khoảng 2500 BP cho
đến đầu công nguyên, niên đại C14 của di tích Giơng Nổi là 2220 ± 50 BP, 2290 ± 65
BP và 2310 ± 70 BP 1. Những người khai quật đã cho rằng đây cũng là một minh
chứng nữa về một con đường tiến lên Óc Eo.
Vậy là từ sau năm 1975 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc
Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí minh (nay là Viện phát triển bền vững
vùng Nam Bộ) đã cùng với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt là Viện
Khảo cổ học Việt Nam và các Bảo tàng ở các tỉnh phía Nam đã tiến hành khảo sát,
thám sát và khai quật rất nhiều địa điểm thuộc giai đoạn Tiền Óc Eo ở Tây Nam Bộ và
cũng nhận thức rõ hơn những con đường tiền Óc Eo tiến lên Óc Eo.
Kết quả của những nghiên cứu trên có thể tìm hiểu những cơng trình đề cập đến
các di tích Tiền Ĩc Eo ở Tây Nam Bộ đã công bố như: Những phát hiện Khảo cổ học
ở miền Nam (1978) ; Khảo cổ Đồng Nai (1991); Một số vấn đề Khảo cổ học ở miền
Nam Việt Nam (1997, 2008); Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Thành phố Hồ Chí Minh
(1998); Khảo cổ học Long An những thế kỷ đầu Công ngun (2001); Văn hóa đồng
Bằng Nam Bộ - di tích kiến trúc cổ (....); Văn hố Ĩc Eo và các văn hố cổ đồng bằng
sơng Cửu Long (1984); Văn hố và cư dân đồng bằng sông Cửu Long (1990)... Gần
đây khi hệ thống lại những nghiên cứu của khảo cổ học “Đóng góp vào việc nghiên
cứu văn hóa Nam Bộ”, PGS.TS Tống Trung Tín có trình bày về 4 con đường tiến tới
văn hóa Ĩc Eo: Tiền Ĩc Eo qua các di tích Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (TP. Hồ Chí

Minh); Tiền Ĩc Eo qua di tích Gị Cao Su, Gị Ơ Chùa (Long An); tiền Ĩc Eo qua di
tích Gị Cây Tung (An Giang); Tiền Ĩc Eo qua di tích Giồng Nổi (Bến Tre) 2. Trong
Những phát hiện Khảo cổ học ở miền Nam, cũng có các bài viết đề cập đến vấn đề tiền
Óc Eo, “Gốm trong các di tích khảo cổ học giai đoạn “tiền Ĩc Eo” ở Nam Bộ” của
TS. Nguyễn Thị Hậu và “thời kỳ tiền Óc Eo ở Nam Bộ” của Võ Sĩ Khải.

1

Trần Anh Dũng, Lại Văn Tới (2007), “Di chỉ Giồng Nổi (Bến Tre) qua 3 lần khai quật”, Khảo cổ học số 2, tr. 31 – 32.

2

Tống Trung Tín (2008), Đóng góp vào việc nghiên cứu văn hóa Nam Bộ, Văn hóa Ĩc Eo và Vương quốc Phù Nam, Hội KHLSVN,
Nxb. Thế giới, 2008, tr. 200-228.

22


Riêng các di tích khảo cổ học Tiền Ĩc Eo ở Tây Nam Bộ tuy có khai quật 12
địa điểm: An Sơn, Rạch Núi, Lộc Giang, Gò Cao Su, Gò Ô Chùa, Cổ Sơn Tự, Lò
Gạch (Long An); Gò Tháp (Đồng Tháp); Giồng Nổi (Bến Tre); Nhơn Thành (Cần
Thơ); Gò Cây Tung, Gị Tư Trăm (An Giang), nhưng ngồi các báo cáo khai quật của
các di tích và các bài viết đăng trên các thơng báo hay tạp chí chun ngành thì cho
đến nay vẫn cịn nhiều cuộc khai quật chưa được công bố. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
trong “Thơng báo khoa học” có cơng bố di tích Lộc Giang thuộc tỉnh Long An, di tích
Gị Ơ Chùa thuộc tỉnh Long An; tạp chí Khảo cổ học cơng bố Khai quật di tích Giồng
Nổi (Bến Tre), cịn các di tích khác đã được Viện Khảo cổ học khai quật như Gò Cây
Tung thuộc tỉnh An Giang, Gò Cao Su thuộc tỉnh Long An và Giồng Nổi thuộc tỉnh
Bến Tre hay Trung Tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng
Nam Bộ khai quật di tích Gị Tư Trăm… chỉ được thơng báo ngắn trong Những Phát

hiện mới về khảo cổ học hàng năm của Viện Khảo cổ học. Và cho đến nay cũng vẫn
chưa có cơng trình, luận án, luận văn nào đi sâu nghiên cứu về giai đoạn giai đoạn
Tiền Óc Eo ở Tây Nam Bộ.
Kết quả khai quật các di tích khảo cổ học tiền Óc Eo ở Tây Nam Bộ cho chỉ số
niên đại của văn hố tiền Ĩc Eo: Một số di tích ở tỉnh Long An đã có niên đại C14 như
di tích An Sơn, 2 mẫu than ở độ sâu 4m cho niên đại 2775 ± 60 BP (cách ngày nay) và
2885 ± 60 BP; ở di tích Rạch Núi, mẫu ở độ sâu 2m cho niên đại 2400 ± 100 BP; ở di
tích Lộc Giang, mẫu than gỗ ở độ sâu 2,25m trong tầng văn hóa sớm nhất cho niên đại
3950 ± 75 BP và mẫu ở độ sâu 0,8m nơi tiếp xúc giữa tầng văn hóa tiền sử với tầng đất
có sự xáo trộn giữa gốm tiền sử và gốm Óc Eo cho niên đại 1490 ± 50 BP; ở di tích
Rạch Rừng, mẫu cọc gỗ ở độ sâu 1,7m cho niên đại 2780 ± 40 BP và mẫu mảnh gỗ và
than dích vào chiếc xương sọ người MH1 ở độ sâu 1,7m cho niên đại 2800 ± 45 BP; ở
di tích Gị Cao Su, mẫu than gỗ thu ở độ sâu 1,15m trong lớp văn hóa sớm nhất cho
niên đại 3370 ± 80BP và mẫu thu ở độ sâu 0,5m trong lớp văn hóa chứa nhiều gốm
cho niên đại 2650 ± 70BP 1. Riêng di tích Gị Ơ Chùa có 4 niên đại C14, ba mẫu do
Trung tâm Kỹ thuật hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh phân tích cho niên đại 1900 ±
60BP, 1986 ± 60BP và 1900 ± 150BP, một mẫu than do Phòng thí nghiệm trường Đại
Vương Thu Hồng (1997), Niên đại C14 của những di tích khảo cổ học tiêu biểu ở Long An, Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt
Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 235-237
1

23


×