Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động sản xuất rau an toàn theo quy trình vietgap trên địa bàn thành phố hồ chí minh khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC ĐỊA LÝ

PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
RAU AN TỒN THEO QUY TRÌNH VIETGAP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN QUANG VIỆT NGÂN

Sinh viên thực hiện
HUỲNH THỊ THẢO NGUYÊN
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
CHUN NGÀNH: NƠNG NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................... ............................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU . ........................ ............................................................................ 2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TỒN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 16
1.1. Nhu cầu về các sản phẩm rau an tồn ................................................................... 16
1.2. Chủ trương, chương trình sản xuất rau an tồn của Thành phố ............................. 17
1.3. Cơng tác chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 17
1.4. Thực trạng hoạt động sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP.HCM ......................... 18


1.5. Thực trạng hoạt động sản xuất rau an tồn theo quy trình VietGAP trên địa bàn
TP.HCM ............................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO QUY TRÌNH VIETGAP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................. 43
2.1. Thuận lợi.............................................................................................................. 43
2.2. Khó khăn ............................................................................................................. 51
2.3. Nhận định của người dân về mơ hình sản xuất rau an tồn theo quy trình VietGAP .
............................................................................................................................. 69
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU AN
TOÀN THEO QUY TRÌNH VIETGAP ............................................................ 71
3.1. Xây dựng chuỗi cung ứng rau an tồn theo quy trình VietGAP ............................ 71
3.2. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu giống, công nghệ mới vào trong sản xuất ...... 78
3.3. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với việc sản xuất và kinh doanh rau an
tồn ....................................................................................................................... 78
3.4. Đẩy mạnh cơng tác thơng tin tuyên truyền ........................................................... 79


PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………..........80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .............................................................. .82
PHỤC LỤC …………………………………………………………………………..85


LỜI CẢM ƠN

Mặc dù gặp khơng ít khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tuy
nhiên bản thân đã nhận được sự động viên của gia đình, sự giúp đỡ ân tình của q
thầy cơ, các cơ quan chức năng cùng đông đảo bạn bè gần xa. Chính sự giúp đỡ, động
viên ấy là nguồn cổ vũ, khích lệ bản thân vượt qua những khó khăn để hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp một cách tốt đẹp.

Qua đây xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân sau:
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thạc sĩ Nguyễn Quang Việt Ngân, giáo viên hướng
dẫn và là người đồng hành trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, đã có
những chỉ bảo ân cần, nhiệt tình hướng dẫn giúp sinh viên hồn thành bài luận văn.
Chân thành cảm ơn đến các quý cơ quan như Phịng nơng nghiệp, Trung tâm
khuyến nơng, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM), Trạm khuyến nơng hai huyện Củ Chi và Bình Chánh cùng đơng đảo bà con
địa phương đã có những chia sẽ, hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp tài liệu và thông tin
cần thiết khi bản thân đến liên hệ làm việc.
Đồng cảm ơn đến các bạn thân thiết cùng tập thể lớp Địa lý Kinh tế K30 ln
bên cạnh khích lệ, chia sẽ và nhiệt tình giúp đỡ mỗi khi bản thân gặp khó khăn.
Cuối cùng xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công đến quý cơ quan, tập thể và cá
nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Trân trọng
Huỳnh Thị Thảo Nguyên


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng rau phân theo địa phương..................... 18
Hình 1.2. Biểu đồ diện tích canh tác rau trên địa bàn Thành phố ................................ 19
giai đoạn 2008 – 2012 ................................................................................................ 19
Hình 1.3. Biểu đồ diện tích gieo trồng rau an tồn trên địa bàn thành phố .................. 20
giai đoạn 2008-2012 ................................................................................................... 20
Hình 1.4. Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam .................................. 26
giai đoạn 2008 – 2012 ................................................................................................ 26
Hình 2.1. Sơ đồ các kênh phân phối rau VietGAP ...................................................... 64
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp quản lý Chuỗi cung ứng rau an tồntheo quy
trình VietGAP ....................................................................................................... 73

Hình 3.2. Sơ đồ phân phối rau an toàn theo quy trình VietGAP ở TP.HCM năm 2015 ...
.............................................................................................................................. 76


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Năng suất, sản lượng rau trên địa bàn Thành phốgiai đoạn 2008 – 2012 ..... 20
Bảng 1.2. Số tổ chức, cá nhân và diện tích, sản lượng rau được chứng nhận VietGAP
(2009 – 2012) ........................................................................................................ 33
Bảng 1.3. Số hộ và diện tích rau an tồn được chứng nhận VietGAPở huyện Củ Chi
(2009 – 2012) ........................................................................................................ 37
Bảng 2.3. Số hộ và diện tích rau an tồn được chứng nhận VietGAP ở huyệnBình
Chánh (2009 – 2012)............................................................................................. 40
Bảng 2.1. Thống kê danh mục các yếu tố hỗ trợ đối với nông dântham gia VietGAP . 45
Bảng 2.2. Thống kê danh mục các yếu tố hỗ trợ đối với nông dânkhông tham gia
VietGAP ............................................................................................................... 45
Bảng 2.3. Thống kê đơn vị hỗ trợ nông dân hiệu quả nhất(theo ý kiến của nơng dân
tham gia VietGAP)................................................................................................ 46
Bảng 2.4. Thống kê tình trạng hạt giống đang sử dụng của các hộsản xuất rau VietGAP
.............................................................................................................................. 50
Bảng 2.5. Thống kê chi phí trung bình mua thiết bị .................................................... 51
Bảng 2.6. Thống kê chi phí trung bình mua vật tư (phân, thuốc BVTV) ..................... 54
Bảng 2.7. Thống kê biện pháp sử dụng để phòng trừ sâu bệnh.................................... 55
Bảng 2.8. Thống kê mức độ ghi nhật ký của nơng dân ................................................ 61
Bảng 2.9. Thống kê các hình thức tiêu thụ rau VietGAP............................................. 64


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)
AseanGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt khu vực Đông Nam Á (Asean Good
Agricutural Practices)
BVTV: Bảo vệ thực vật
CIDA: Cơ quan phát triển quốc tế của Canada
EurepGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt châu Âu (Euro – Retailer Produce
Working Group Good Agricutural Practices)
FAO: Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization of the
United Nations)
FRESHCARE: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Úc
GAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricutural Practices)
GlobalGAP: Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt tồn cầu (Global Good Agricultural
Practices)
GMP: Thực hành chế biến tốt (Good Manufacturing Practices)
IPM: Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management)
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standards Organization)
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Uỷ ban nhân dân
VietGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi của Việt Nam
(Vietnamese Good Agricultural Practices)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1


TĨM TẮT

Sản xuất rau an tồn theo quy trình GAP là một mơ hình mới và mang tính bền
vững được TP.HCM cho triển khai và áp dụng tại các vùng sản xuất rau truyền
thống của Thành phố như Củ Chi, Bình Chánh... Mặc dù cho đến nay thời gian triển
khai đã hơn 5 năm nhưng diện tích rau VietGAP trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn còn
khá khiêm tốn, nhiều nơng dân vẫn cịn e ngại với mơ hình này, thị trường tiêu thụ
các sản phẩm rau VietGAP còn khá bấp bênh. Đề tài được thực hiện với mong
muốn tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn mà nơng dân đang gặp phải trên cơ sở
thiết lập chuỗi cung ứng rau an toàn ở TP.HCM nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn
đang tồn tại; hướng đến xây dựng và nhân rộng mơ hình này đến đơng đảo bà con
nơng dân, giúp họ gia tăng thu nhập và ổn định đời sống đồng thời góp phần đưa
người tiêu dùng Thành phố đến gần hơn với các sản phẩm rau an toàn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
Hiện tại rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi gia đình vì cây rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con
người, cụ thể là các vitamin và chất xơ. Bên cạnh giá trị về mặt dinh dưỡng cịn có
giá trị về y học, giá trị kinh tế và xã hội từ cây rau. Nhiều loại rau được sử dụng
như một dược liệu q như cải xanh, khổ qua, tía tơ,…Hơn nữa, trong những năm
gần đây, việc trồng rau đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho lao động ở nông

thôn, nâng cao thu nhập và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận người dân.
Do vậy, việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn đang nhận được sự quan
tâm không chỉ của người tiêu dùng, bà con nơng dân mà cả chính quyền địa
phương, đặc biệt là ở các đô thị lớn hiện nay.
Riêng với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến nay, sau hơn 10 năm triển
khai, Ngành sản xuất rau an toàn Thành phố đã có những bước chuyển biến tích
cực, nhận được sự quan tâm của nhiều Sở, Ban ngành và người nông dân. Gần đây
nhất, chủ trương phát triển sản xuất rau an tồn được cụ thể hóa qua Quyết định
3331/QĐ – UBND Về Phê duyệt chương trình mục tiêu, phát triển rau an toàn trên
địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 – 2015 nhằm hướng tới một nền nông nghiệp
xanh và phát triển bền vững. Rau an toàn cùng với cây – hoa kiểng, cá kiểng được
xác định là những cây trồng, vật nuôi mũi nhọn trong nền nông nghiệp đơ thị. Mặc
dù chủ trương phát triển rau an tồn trên địa bàn Thành phố đã được triển khai từ
lâu nhưng đến nay chương trình này đang gặp khơng ít khó khăn. Một số mơ hình
được đưa vào sản xuất hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho bà con nông dân, đồng thời
góp phần đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều
vướng mắt, nhiều sản phẩm rau khơng đảm bảo về mặt kích cỡ và chất lượng do sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), kĩ thuật canh tác không đúng cách. Dẫn đến
sản phẩm rau chủ yếu tiêu thụ qua các thương lái, sản phẩm chưa được nhiều doanh
nghiệp đặt hàng, đầu ra không ổn định.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

Vấn đề nêu trên đưa đến nhu cầu phải có hoạt động liên kết giữa các khâu
trong quá trình sản xuất từ khi chọn vùng sản xuất đến khi thu hoạch và sau thu

hoạch. Hay nói cách khác sản xuất rau được tiến hành theo một quy trình gọi là
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural
Practices). Rau sản xuất theo quy trình VietGAP sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng, bởi sản phẩm đảm bảo về mặt chất lượng và vệ sinh an tồn
thực phẩm, đồng thời có thể truy được nguồn gốc của từng sản phẩm; về phía người
sản xuất có thể nhận được những hỗ trợ cần thiết về giống, kĩ thuật… góp phần gia
tăng năng suất và cải thiện thu nhập. Rõ ràng, theo lý thuyết thì sản xuất rau an tồn
theo quy trình VietGAP là một mơ hình sản xuất bền vững nhưng trên thực tế, mơ
hình này hiện tại vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong bà con nông dân, sản phẩm
rau VietGAP vẫn chưa tìm được đầu mối tiêu thụ trong khi thị trường rau lại thiếu
nguồn cung ứng. Thực tế theo Báo cáo Nghiên cứu thị trường rau của Việt Nam thì
70% nguồn rau cung ứng cho TP.HCM chủ yếu từ Lâm Đồng, còn lại đến từ các
huyện ngoại thành như Củ Chi, Hóc Mơn và một số tỉnh miền Tây.
Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, tác giả chọn thực hiện đề tài “Phân tích
thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động sản xuất rau an tồn
theo quy trình VietGAP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nghiên cứu
làm rõ vấn đề, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất rau an tồn theo
quy trình VietGAP, trên cơ sở tiếp tục triển khai quy trình và nhân rộng đến tất cả
bà con nông dân.
Câu hỏi nghiên cứu
1. Rau an tồn là gì? Quy chuẩn về rau an tồn tại TP.HCM ra sao?
2. Quy trình Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) là gì? Những chính
sách nào có liên quan đến việc triển khai các chương trình trồng rau theo tiêu
chuẩn VietGAP. Trên địa bàn TP.HCM, rau VietGAP được sản xuất ở đâu? Mơ
hình này được triển khai bắt đầu từ thời gian nào? Hiện nay hoạt động sản xuất
rau VietGAP được tiến hành ra sao?

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an tồn theo quy trình VietGAP là gì?
Nhân tố nào quyết định? Vì sao quy trình VietGAP lại khơng phổ biến trong sản
xuất rau an tồn tại TP.HCM? Tại sao nông dân lại không tham gia VietGAP?
Những thuận lợi và khó khăn của người tham gia VietGAP là gì?Hướng khắc
phục ra sao? Có định hướng gì cho việc sản xuất trong thời gian sắp tới không?
2. Tổng quan tư liệu
Theo nghiên cứu của tác giả, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về rau an toàn:
Theo Quyết định 106/2007/QĐ – BNN Quy định về quản lý sản xuất và kinh
doanh rau an tồn của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT),
ban hành vào ngày 28/12/2007: Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm
các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm; nấm thực phẩm) được sản xuất,
thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an tồn.
Theo Trung tâm khuyến nông TP.HCM (2012), sản phẩm rau an toàn phải
hội đủ các tiêu chuẩn sau:
-

Dư lượng nitrat ở mức cho phép.

-

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức cho phép.

-

Dư lượng kim loại nặng ở mức cho phép.


-

Không nhiễm các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người.
Hay theo Hồ Thanh Sơn (2006) rau an tồn có thể được hiểu là rau được sản

xuất theo quy trình kĩ thuật đáp ứng những yêu cầu sau:
Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị hư hại, dập nát,
héo úa; dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat và kim loại nặng
ở dưới mức cho phép; không bị sâu bệnh, khơng có vi sinh vật gây hại cho người và
gia súc.
Cũng cùng ý với khái niệm trên, Trần Đăng Hòa (2011) những sản phẩm rau
tươi (gồm các loại rau ăn củ, lá, thân, hoa và quả) có chất lượng đúng như đặc tính
giống của nó, hàm lượng các chất độc, mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới
mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và mơi trường thì
được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn”.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

Bên cạnh đó, một số Quy định liên quan đến việc sản xuất rau bao gồm:


Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Quy định về quản lý sản xuất và
kinh doanh rau an toàn.




Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Quy trình thực hành sản
xuất nơng nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.



Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 07 năm 2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn về Ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.



Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ
Tướng chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.



Quyết định số 98/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 07 năm 2006 Về phê
duyệt chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2006 – 2010.



Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 19 tháng 09 năm 2002 Về phê duyệt
chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai
đoạn 2002 – 2005.




Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Ủy Ban
Nhân Dân TP.HCM về Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển rau an
toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015.



Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy Ban
Nhân Dân TP.HCM về phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công
nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.



Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Ủy Ban
Nhân Dân TP.HCM về Ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn
2011 – 2015.


Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2011 của Ủy Ban

Nhân Dân TP.HCM về Phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011
– 2015.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu về sản xuất rau an toàn hiện nay đang là vấn đề

được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, dưới đây là một số bài
nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Tác giả Wlbulwan Wannamolee (2008) thuộc Cục Hàng hóa nơng nghiệp và
Tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia Thái Lan nêu rõ những tiêu chuẩn cụ thể trong quy
trình ThaiGAP với mục tiêu đảm bảo thực phẩm được sản xuất an toàn, lành mạnh,
đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của quốc gia; từ đó duy trì sự tin tưởng của
người tiêu dùng về chất lượng an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động tiêu cực đối
với môi trường. Đồng thời báo cáo kết luận một số thách thức lớn đối với người
trồng rau quả và các cơ quan chính phủ trong thực hiện quy trình này. Về phía
người trồng là sự thiếu nhận thức về an tồn, tác động của mơi trường và xã hội
trong hoạt động nơng nghiệp, nơng dân với trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức
về quy trình GAP, trong sản xuất còn hạn chế trong liên kết với thị trường cũng như
chưa có những ưu đãi trong thực hiện quy trình GAP. Riêng về phía các cơ quan
chính phủ, báo cáo kết luận sự hiểu biết kém của các cơ quan về vai trò của GAP,
thiếu đối thoại với cộng đồng và các bên liên quan cũng như hạn chế trong phối hợp
đào tạo.
Theo Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên Hiệp
Quốc (2010) nhận định Lâm Đồng là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước, cung cấp
cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Riêng thị trường rau Việt Nam, nghiên cứu kết luận
đặc điểm của thị trường rau nội địa là tiêu thụ qua hợp đồng rất ít, hầu hết người
sản xuất tự tiêu thụ sản phẩm của mình, theo đó đề xuất một số kiến nghị cho việc
phát triển thị trường rau trong nước.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

Hồ Thanh Sơn và Đào Thế Anh (2006) đã mơ tả thực trạng và phân tích kênh
cung ứng rau an toàn cho thành phố Hà Nội, làm rõ mối quan hệ của các tác nhân
tham gia kênh cung ứng, đồng thời phân tích những khó khăn của những tác nhân
này. Nghiên cứu kết luận mối quan hệ giữa các tác nhân tương đối gắn bó, giữa họ
thường có sự trao đổi thông tin về số lượng, chủng loại và thời gian cung ứng. Tuy
nhiên khó khăn của ngành rau an toàn hiện nay là vẫn chưa thực hiện tốt khâu kiểm
tra giám sát nội bộ chất lượng từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm và làm
thế nào để người tiêu dùng có cơ sở tin tưởng chất lượng sản phẩm cung ứng.
Nhóm tác giả Benoit Trudel, Đặng Vũ Hồi Nam (2009) thơng qua việc thu
thập thơng tin và phân tích, nghiên cứu này làm rõ tình hình sản xuất rau an tồn ở
Việt Nam, thơng qua đó phân tích chi phí sản xuất rau thơng thường và rau an toàn
tại địa bàn nghiên cứu Việt Trì, phân tích làm rõ chuỗi giá trị rau an tồn tại hai địa
phương Việt Trì và Lạng Sơn. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra những khó khăn chính
trong chuỗi rau an tồn là cơng tác chứng nhận rau an tồn và tình hình tiêu thụ, do
sản xuất chưa có kế hoạch nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tất yếu của người
tiêu dùng. Cuối cùng nhóm nghiên cứu đưa ra chiến lược nhằm phát triển chuỗi rau
an toàn.
Đề cập đến một bộ phận quan trọng trong sản xuất rau quả hiện nay của Việt
Nam là ngành công nghiệp chế biến, tác giả Trương Đức Lực (2006) đã hệ thống
hóa những lý luận chung về phát triển cơng nghiệp rau quả, trong đó đề cập đến đặc
điểm, vai trị của ngành trong q trình phát triển; phân tích thực trạng phát triển
ngành công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam trong thời gian qua, nội dung đề
cập về sự phát triển trên cả hai phương diện năng lực sản xuất và tổ chức sản xuất.
Qua đó tác giả đã làm rõ một số khó khăn, hạn chế của ngành công nghiệp chế biến
rau quả hiện tại, sau cùng đề xuất hệ thống các biện pháp nhằm phát triển cơng

nghiệp chế biến rau quả trong q trình hội nhập.
Riêng về tình hình sản xuất rau an tồn ở TP.HCM, một số nghiên cứu đề cập
đến như sau:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Phạm Phước Tường (2003) làm rõ tình hình tiêu thụ rau an tồn ở TP.HCM,
từ đó phân tích thị trường rau an tồn thơng qua các thơng số cơ bản về sản phẩm,
giá cả, tình hình phân phối và tiếp thị đối với sản phẩm rau an toàn. Tác giả nhận
định một số khó khăn trong sản xuất rau an toàn hiện tại là vấn đề đầu tư chi phí
lớn, nhưng đáng quan tâm hơn là vấn đề đầu ra cho các sản phẩm rau an toàn trong
khi thực tế nghiên cứu cho thấy nguồn cung vẫn không đủ cầu.
Cũng cùng phân tích chuỗi giá trị rau an toàn Axis Research (2010) làm rõ
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của rau an toàn. Nghiên cứu nhận định
một số khó khăn hiện tại mà ngành rau an toàn TP.HCM cần gải quyết như vấn đề
rau an toàn có giá thành cao nên chưa có tính cạnh tranh bền vững, cơ giới hóa
trong canh tác vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi, khâu sơ chế và bảo quản rau cịn
rất thơ sơ, sản phẩm bán ra thị trường không được dán nhãn và nguồn gốc xuất xứ,
công tác trao đổi thông tin giữa các thành phần trong chuỗi cịn hạn chế nên ảnh
hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của chuỗi rau TP.HCM.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2007) qua việc phân tích kim loại nặng của 61
mẫu rau ở các xã thuộc ba huyện Hóc Mơn, Bình Chánh, Củ Chi đã đưa ra kết luận
rằng hàm lượng chì trong rau vẫn đạt tiêu chuẩn, không quá mức cho phép. Tuy
nhiên tác giả cũng nhận định đa số nông dân trong q trình sản xuất đều sử dụng
hóa chất dựa trên cảm tính kinh nghiệm, ít theo chỉ dẫn và không theo những

nguyên tắc trong sản xuất rau nên về lâu dài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
rau sản xuất. Qua bài nghiên cứu này giúp người tiêu dùng có cái nhìn cụ thể hơn
về chất lượng rau, từ đó có cách lựa chọn và xử lý rau đúng cách tránh gây hại đến
sức khỏe do hàm lượng kim loại nặng trong rau.
Bên cạnh việc sản xuất rau an toàn, hiện nay sản xuất rau an toàn theo quy
trình VietGAP đang là vấn đề đáng lưu tâm. Bởi đây là việc làm phù hợp với xu
hướng, nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời phát triển một nền nơng nghiệp theo
hướng bền vững.
Theo đó, GAP là sáng kiến của những nhà bản lẻ châu Âu từ năm 1997
nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

phẩm nông nghiệp với khách hàng của họ. Ở châu Âu, quy trình này được viết tắt là
EurepGAP, đây là một tài liệu có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận giống
như ISO (International Standards Organization) trên thế giới. Do tính thiết thực và
hiệu quả của EurepGAP nên từ tháng 7/2007 tiêu chuẩn này được đổi tên thành
GlobalGAP.

Với các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) với cam kết gia tăng chất lượng, giá trị của sản phẩm rau và quả đã thống
nhất những quy định chung cho khu vực AESAN gọi là AseanGAP.
Với Việt Nam, Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của
Việt Nam (gọi tắt là VietGAP; Vietnamese Good Agricultural Practices) là những
nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế

bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
của người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn
gốc sản phẩm.
Được Bộ NN&PTNT ban hành từ tháng 1/2008, VietGAP cho rau, quả tươi
an toàn dựa trên cơ sở AseanGAP, EurepGAP/GlobalGAP và FRESHCARE, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN
và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Theo quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất theo quy trình VietGAP phải đảm
bảo 12 nội dung cơ bản sau:


Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.



Giống và gốc gép.



Quản lý đất và giá thể.



Phân bón và chất phụ gia.



Nước tưới.




Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật).



Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.



Quản lý và xử lý chất thải.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10


An toàn lao động.



Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm.



Kiểm tra nội bộ.




Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Theo Nguyễn Văn Hịa (2007), thực hành nơng nghiệp tốt (Good Agricultural

Practice – GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một mơi trường
sản xuất an tồn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây
bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, kí sinh trùng) và hóa chất (dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm
phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng
Hay theo tác giả Phạm Thị Thu Trang (2008) quy trình VietGAP là một tài
liệu hướng dẫn, kiểm sốt và ngăn chặn những mối nguy có thể xảy ra trong tất cả
các khâu sản xuất nông sản từ khâu đầu tiên là chuẩn bị vườn, gieo trồng, chăm sóc,
thu hoạch, sau thu hoạch.
Tác giả Phạm Thị Thu Trang (2008) đã khái quát cơ sở lý thuyết liên quan
đến đề tài như lý thuyết về chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp,
rủi ro khi ứng dụng công nghệ mới, lý thuyết về hàm sản xuất Cobb – douglas để đo
hiệu quả sản xuất, kết quả điều tra liên quan đến dự án GAP; đồng thời cung cấp
các nội dung liên quan đến quy trình canh tác theo hướng GAP, phân tích những
thuận lợi và khó khăn khi áp dụng GAP. Tác giả cũng tiến hành phân tích nhằm
xem xét những khác biệt giữa nơng dân tham gia dự án thí điểm GAP và nhóm
nơng dân chưa tham gia dự án. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa hai
nhóm nơng dân tại TP.HCM có và khơng tham gia GAP về ý thức, ý kiến, diện tích
canh tác, số năm kinh nghiệm nhưng khơng có sự khác biệt về năng suất, chi phí và
giá bán; do vậy, đây cũng là một cản trở trong việc khuyến khích nơng dân sản xuất
nơng nghiệp theo quy trình GAP.
Trên đây là các bài nghiên cứu cụ thể về vấn đề sản xuất rau an tồn và cịn
khá nhiều vấn đề liên quan được đề cập trên các bài báo và tạp chí. Nhìn chung các
tài liệu nghiên cứu chủ yếu đều tập trung vào các vấn đề có liên quan đến hoạt động

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

sản xuất rau an tồn mà ít đề cập đến hoạt động sản xuất rau VietGAP. Nhận thấy
sản xuất rau an tồn theo quy trình VietGAP là một mơ hình mới, một bước chuyển
biến tích cực trong q trình phát triển nơng nghiệp tại các đơ thị, do đó nghiên
cứu về quy trình VietGAP nói chung và hoạt động sản xuất rau an tồn theo quy
trình này là công việc cần sớm được quan tâm và thực hiện.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của hoạt động sản xuất rau an tồn
theo quy trình VietGAP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:


Tìm hiểu quá trình triển khai quy trình sản xuất rau VietGAP trên địa bàn
TP.HCM



Xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất rau an
tồn theo quy trình VietGAP.




Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an tồn theo quy trình
VietGAP.

4. Khung lý thuyết
Nhu cầu, thực trạng sản xuất rau an toàn và việc
phân phối, tiêu thụ .

Việc triển khai sản xuất rau an tồn theo
quy trình VietGAP

Giống

Kỹ thuật

Thu hoạch

Tiêu thụ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

Yếu tố khác


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển
rau an toàn theo quy trình VietGAP


Giải pháp phát triển sản xuất rau an tồn theo
quy trình VietGAP
5. Đối tượngnghiên cứu
Đối tượng mà đề tài chọn nghiên cứu cụ thể như sau:


Hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau của các nông hộ, hợp tác xã và các công ty
sản xuất rau VietGAP trên địa bàn TP.HCM.



Việc triển khai công việc của cán bộ chuyên trách thuộc sở NN&PTNT, Trung
tâm khuyến nông TP.HCM, Trạm khuyến nơng thuộc hai huyện Củ Chi và Bình
Chánh.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp:
Để phục vụ tốt cho bài nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa trên:


Số liệu thống kê, các báo cáo cùng các nghị quyết, quyết định có liên quan
đến nội dung nghiên cứu.



Các sách báo và bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành.

Đối với dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập đồng thời dựa trên 3 phương pháp: quan sát,
bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
a. Phương pháp quan sát thực địa
Trên cơ sở khảo sát thực địa tác giả thực hiện phương pháp quan sát nhằm
nắm sơ lược những đặc điểm của quy trình sản xuất rau VietGAP và hoạt động sản
xuất rau thông thường.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng sau:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13


01 Cán bộ thuộc Sở NN&PTNT TP.HCM.



01 Cán bộ thuộc Trung tâm khuyến nông TP.HCM



02 cán bộ Trạm khuyến nơng các huyện Bình Chánh và Củ Chi.



02 quản lý cơng ty sản xuất rau theo quy trình VietGAP.




03 Quản lý các hợp tác xã sản xuất rau theo quy trình VietGAP.



05 Hộ nơng dân sản xuất rau theo quy trình VietGAP.



05 Hộ sản xuất rau an tồn thơng thường.
c. Phương pháp bảng hỏi
Đối tượng khảo sát là các nơng hộ sản xuất rau an tồn ở 2 huyện Củ Chi và

Bình Chánh.


Phương pháp chọn mẫu:
Căn cứ dựa trên tổng số hộ trồng rau an toàn trên địa bàn TP.HCM, chọn ra

120 hộ nơng dân phân thành 2 nhóm: nhóm tham gia VietGAP và nhóm khơng
tham gia VietGAP thuộc hai huyện Củ Chi và Bình Chánh, trong đó 60 hộ thuộc
huyện Củ Chi và 60 hộ thuộc huyện Bình Chánh.
Tại mỗi huyện mẫu được phân thành 30 hộ tham gia VietGAP và 30 hộ không
tham gia VietGAP.
Phương thức chọn mẫu dựa trên sự tham khảo ý kiến từ các cán bộ thuộc hai
Trạm khuyến nơng Củ Chi và Bình Chánh, sau đó phần tử mẫu được chọn dựa trên
tiêu chí kinh nghiệm canh tác và quy mơ canh tác, do vậy mẫu chọn mang tính đại
diện cho tổng thể.

6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tích đối chiếu,
so sánh và tổng hợp tùy theo nội dung đã định sẵn
6.3. Phương pháp thống kê mô tả
Dữ liệu được thu thập từ phiếu khảo sát được xử lý thơng qua phần mềm
SPSS. Sau đó tiến hành phân tích theo phương pháp thống kê mơ tả để làm rõ vấn
đề nghiên cứu.
6.4. Phương pháp bản đồ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu nêu trên, đề tài còn sử dụng phương
pháp bản đồ để thể hiện các khu vực sản xuất rau VietGAP ở TP.HCM.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung ở hai huyện có phần đơng người dân
tham gia sản xuất rau VietGAP là huyện Củ Chi và Bình Chánh.
Để dễ dàng trong quá trình phân tích và tổng hợp tài liệu, thơng tin thu thập
tập trung trong giai đoạn từ năm 2002 – 2012.
8. Thời gian thực hiện
STT
1

2

Cơng việc


Thời gian

Tìm hiểu, thu thập thơng tin, tài liệu có liên quan đến nội Từ 15/10/2012
dung nghiên cứu, xác định đề tài nghiên cứu.

đến 29/10/2012

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Từ 30/10/2012
đến 09/12/2012

3

4

Tiến hành khảo sát thực địa lần 1, phỏng vấn các đối tượng Từ 10/12/2012
có liên quan

đến 23/12/2012

Tổng hợp dữ liệu, xử lý thông tin thu thập

Từ 24/12/212
đến 31/01/2013

5

Tiến hành khảo sát thực địa lần 2, khảo sát bằng bảng hỏi Từ 01/02/2013

đối với hộ nông dân sản xuất rau

6

Xử lý và chỉnh sửa thông tin, phân tích, tổng hợp thành bài Từ 18/02/2012
hồn chỉnh

7

đến 17/02/2013

đến 30/04/2013

Hoàn tất bài nghiên cứu, tiến hành báo cáo luận văn tốt Từ 01/05/2013
nghiệp tại trường ĐH KHXH&NV

đến 31/05/2013

9. Cấu trúc luận văn
Đề tài được phân bổ thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1 đã khái quát những nét sơ lược nhất về hoạt động sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM, cụ thể đã làm rõ các khu vực sản xuất rau an

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15


tồn của Thành phố, qua đó cung cấp thông tin liên quan đến thời vụ, chủng loại
cũng như diện tích, năng suất, sản lượng rau an tồn qua các năm; làm rõ những đặc
điểm liên quan đến quy trình sản xuất rau an tồn cùng hoạt động phân phối, tiêu
thụ; thơng qua đó đã đi sâu làm rõ thực trạng hoạt hoạt động sản xuất rau theo quy
trình VietGAP,khái quát về tình hình triển khai việc áp dụng VietGAP tại hai huyện
Củ Chi và Bình, giải thích vì sao phải áp dụng VietGAP vào trong sản xuất rau an
toàn cũng như các điều kiện cơ bản khi tham gia VietGAP.
Chương 2 đi sâu phân tích những thuận lợi và khó khăn mà người dân đang
gặp phải trong quá trình áp dụng quy trình VietGAP vào trong sản xuất rau an tồn.
Nhờ sự quan tâm của Nhà nước thơng qua chủ trương, chính sách về sản xuất và
kinh doanh rau an tồn; nhà nơng được đảm bảo cung cấp nguồn giống có nguồn
gốc và chất lượng; nhận thức của người dân ngày càng cao về các sản phẩm an toàn
cũng như xu hướng liên kết trong sản xuất hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất rau VietGAP
hiện nay cũng gặp khơng ít khó khăn, cụ thể là những yế tố bên trong như kĩ thuật
canh tác, công việc thu hoạch, vấn đề chứng nhận, diện tích canh tác manh mún,
nơng dân thiếu vốn và lao động sản xuất; các yếu tố bên ngoài liên quan đến điều
kiện tự nhiên và việc tiêu thụ rau VietGAP. Chính những vấn đề trên khiến người
nơng dân có nhìn nhận khơng mấy lạc quan về mơ hình canh tác mới này.
Chương 3 chủ yếu đề xuất các giải pháp bước đầu tháo gỡ những khó khăn
trong việc sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP, cụ thể là các giải pháp xây dựng chuỗi
cung ứng rau an toàn; đề xuất việc tăng cường đầu tư nghiên cứu giống, ứng dụng
công nghệ mới vào trong sản xuất; tăng cường việc thanh, kiểm tra đối với hoạt
động sản xuất và kinh doanh rau an tồn cùng việc đẩy mạnh thơng tin tuyên truyền
đến đến đông đảo người dân, cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng được biết.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


16

B.

Phần nội dung

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Nhu cầu về các sản phẩm rau an tồn
TP.HCM với đặc điểm là thành phố đơng dân, là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
nên thị trường tiêu thụ ở TP.HCM cũng là thị trường đầy tiềm năng. Do vậy sản
xuất rau để cung cấp cho thị trường này là điều cần thiết bởi đây là thị trường có
sức mua cao. Theo thống kê đến năm 2011, dân số toàn Thành phố là 7.521.000
người, trong đó dân số thành thị chiếm 83,11% dân số, đây là một thị trường tiêu
thụ lớn với sức mua cao, nhu cầu khá đa dạng.
Đồng thời với các lợi ích mà rau xanh mang lại cho sức khỏe con người thì
người tiêu dùng Thành phố lại nâng dùng rau hơn. Do vậy mà việc sử dụng rau
xanh trong các bữa ăn hàng ngày dần được mọi người quan tâm và chú trọng hơn.
Đồng thời với mức sống ngày càng cao của người dân Thành phố, nhận thức của
người dân về các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe cũng vì thế mà nâng cao.
Nếu như giai đoạn 2002 – 2005, theo Sở Nông nghiệp Thành phố nhu cầu tiêu thụ
rau xanh của người dân khoảng 1200 tấn/ngày thì hiện nay nhu cầu này đã trên
2000 tấn/ngày.[19]
Tuy nhiên với một nghịch lý ở đây mặc dù thị trường TP.HCM có sức tiêu
thụ các sản phẩm rau xanh khá cao nhưng theo Viện nghiên cứu rau quả và FAO
(2010), nguồn hàng rau cung cấp cho thành phố chủ yếu đến từ Lâm Đồng chiếm
70% còn lại đến từ các huyện ngoại thành như Củ Chi, Hóc Mơn, …và một số tỉnh
miền Tây như An Giang, Tiền Giang…
Theo Trung Tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp trong hơn 750000 tấn rau củ

quả tiêu thụ ở Thành phố mỗi năm thì vùng sản xuất rau Thành phố chỉ mới đáp
ứng được khoảng 285000 tấn.
Như vậy hiện nay thị trường rau Thành phố vẫn còn bỏ ngõ và các doanh
nghiệp, nhà sản xuất rau Thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

1.2. Chủ trương, chương trình sản xuất rau an toàn của Thành phố
Hiện tại, sản xuất rau an tồn đang dần trở thành một hướng đi mới trong
nơng nghiệp Thành Phố. Bắt đầu từ những năm 1996 khi Thành Phố có chủ trương
thực hiện chương trình sản xuất rau sạch theo Thông báo số 395/TB-UB ngày
24/04/1996 của UBND TP.HCM. Trải qua thời gian hơn 15 năm UBND TP.HCM
đã cho thực hiện nhiều chương trình cụ thể nhằm phát triển hoạt động này, cụ thể là
Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn giai đoạn 2002 – 2005, Chương trình
mục tiêu phát triển rau an tồn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010, và
gần đây nhất là Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2011 – 2015 (Ban hành dựa trên Quyết định số 3331/QĐ-UBND vào
ngày 04/07/2011).
Mục tiêu của các chương trình này nhằm mở rộng diện tích gieo trồng rau an tồn,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn và chuyển
dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch; phát triển nông nghiệp Thành phố theo
hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn
định, bền vững và qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. [28]
1.3. Công tác chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Ngay từ khi UBND Thành phố quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu phát

triển rau an toàn (năm 2002), Ban chỉ đạo Chương trình rau an tồn Thành phố đã
được thành lập với các sở, ban ngành có liên quan như Sở NN&PTNT, Sở Y Tế, Sở
Thương Mại, ủy ban các huyện có sản xuất rau cùng các sở ngành có liên quan.
Đồng thời năm 2002, Sở Nông nghiệp Thành phố đã tổ chức quy hoạch vùng
rau an tồn, qua đó ban hành tiêu chuẩn cơng nhận vùng sản xuất rau an tồn làm
cơ sở cho việc công nhận và mở rộng vùng sản xuất rau an tồn về sau. Cơng nhận
vùng sản xuất rau an toàn gồm các bước sau:
-

Thẩm định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an tồn.

-

Cơng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an tồn.

-

Cơng nhận vùng rau an tồn.

-

Tái cơng nhận vùng sản xuất rau an toàn hàng năm.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18


Kết quả có 1879,84ha được cơng nhận vùng sản xuất rau an tồn, trong đó
tập trung phần lớn ở huyện Củ Chi (chiếm tỉ lệ 46,89% diện tích), kế đến là Hóc
Mơn (chiếm 32,90%), cịn lại là ở các huyện Bình Chánh, quận 9 và quận 12.
1.4. Thực trạng hoạt động sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP.HCM
1.4.1. Phạm vi phân bố
Hiện tại, vùng sản xuất rau của TP.HCM chủ yếu tập trung ở các huyện ngoại
thành như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Mơn và quận 12. Trong đó Củ Chi là địa
phương có diện tích gieo trồng rau lớn nhất, chiếm gần 40% tổng diện tích gieo
trồng rau tồn Thành phố, kế đến là Bình Chánh và Hóc Mơn.
Đơn vị:%

100
90
80
70

Địa phương khác

60

Hóc Mơn

50
40

Bình Chánh

30

Củ Chi


20
10
0
2008

2009

2010

2011

(Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Cục Thống kê TP.HCM)
Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng rau phân theo địa phương
Tại các vùng trồng rau đã hình thành một số vùng chuyên canh rau tập trung, đó
là tại các xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (Củ Chi), xã Tân Quy Tây,
Hưng Long, Bình Chánh (Bình Chánh), xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Thới
Tam Thôn (Hóc Mơn).
Theo thống kê của Sở NN&PTNT TP.HCM, hiện nay trên địa bàn Thành phố
có 102 xã, phường sản xuất rau. Tính đến thời điểm năm 2012, tổng diện tích canh
tác rau là 3024ha, diện tích gieo trồng đạt 14456ha. [20]

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×