Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo quy trình VIETGAP trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 162 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***




ðẶNG THỊ THẢO




QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
THEO QUY TRÌNH VIETGAP TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI – 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***


ðẶNG THỊ THẢO



QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
THEO QUY TRÌNH VIETGAP TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60 34 04 01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA




HÀ NỘI – 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược
ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả


ðặng Thị Thảo













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñối với giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Dương Nga ñã ñịnh hướng, chỉ bảo, nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ñối với tất cả các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích ñịnh lượng cùng tất các các thầy cô giáo
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập cũng
như hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Kinh tế, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông
huyện Thanh Trì, UBND, HTX, các hộ sản xuất rau VietGAP tại xã Duyên Hà, Yên
Mỹ, Vạn Phúc, các cơ sở kinh doanh và những người tiêu dùng rau VietGAP ñã
cung cấp số liệu khách quan, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp ñỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện ñề tài.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia ñình, bạn bè ñã giúp
ñỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần ñể bản thân tôi hoàn thành ñược chương trình
học tập cũng như ñề tài nghiên cứu.
Tác giả



ðặng Thị Thảo






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC



Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục sơ ñồ viii
Danh mục hình hộp viii
Danh mục các từ viết tắt ix
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 ðặc ñiểm sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP 6
2.1.3 Nội dung quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP 13
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau
VietGAP 25
2.2 Cơ sở thực tiễn 26
2.2.1 Tổng quan về quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT trên thế giới 26
2.2.2 Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP ở Việt Nam 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu 42

PHẦN 3: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 45
3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 45
3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế – xã hội 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 54
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 54
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 54
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 57
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 57
3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích 60
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa bàn huyện
Thanh Trì 63
4.1.1 Thực trạng sản xuất rau VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì 63
4.1.2 Thực trạng tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì 65
4.2 Thực trạng quản lý sản xuất rau VietGAP trên ñịa bàn huyện
Thanh Trì 71
4.2.1 Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất rau VietGAP 71
4.2.2 Kết quả thực hiện quản lý sản xuất rau VietGAP trên ñịa bàn
huyện Thanh Trì 73
4.3 Thực trạng quản lý tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa bàn huyện
Thanh Trì 87
4.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa bàn
huyện Thanh Trì 87
4.3.2 Kết quả thực hiện quản lý tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa bàn
huyện Thanh Trì 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.4 So sánh HQKT giữa các nhóm hộ sản xuất rau trên ñịa bàn huyện

Thanh Trì 97
4.4.1 ðặc ñiểm các hộ ñiều tra 97
4.4.2 So sánh kết quả và HQKT của các nhóm hộ ñiều tra 99
4.5 Phân tích một số yếu tố chính ảnh hưởng tới quản lý sản xuất và
tiêu thụ rau VietGAP tại huyện Thanh Trì 105
4.6 ðịnh hướng và giải pháp 116
4.6.1 ðịnh hướng 116
4.6.2 Giải pháp 117
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
5.1 Kết luận 122
5.2 Kiến nghị 123
5.2.1 ðối với thành phố Hà Nội: 123
5.2.2 ðối với huyện Thanh Trì 123
5.2.3 ðối với các xã có GAP trên ñịa bàn huyện 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
PHỤ LỤC 130



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP cấp Trung ương 17

2.2 Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP cấp tỉnh 18

2.3 Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP cấp huyện 19


2.4 Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP cấp xã 20

2.5 Nội dung quản lý quy trình VietGAP 21

2.7 Nội dung quản lý các cơ sở kinh doanh rau VietGAP 24

2.6 Các chính sách về rau VietGAP 32

3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai huyện Thanh Trì 46

3.2 Một số chỉ tiêu văn hóa-xã hội huyện Thanh Trì 48

3.3 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế các ngành 51

3.4 Kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Thanh Trì 53

3.5 Tổng hợp số mẫu ñiều tra, phỏng vấn 56

4.1 Biến ñộng diện tích rau VietGAP trên ñịa bàn huyện 64

4.2 Biến ñộng năng suất rau VietGAP BQ trên ñịa bàn huyện 64

4.3 Biến ñộng sản lượng rau VietGAP trên ñịa bàn huyện 65

4.4 Số lượng ñiểm tiêu thụ rau VietGAP 66

4.5 Lượng rau VietGAP tiêu thụ BQ/ngày tại các ñiểm tiêu thụ 67

4.6 Tổng hợp xu hướng lựa chọn rau của người tiêu dùng 68


4.7 So sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận bình quân/tháng của 5 cửa
hàng kinh doanh rau VietGAP 70

4.8 Kết quả hoạt ñộng của Thanh tra Sở về quản lý sản xuất rau
VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì 75

4.9 Kết quả hoạt ñộng quản lý sản xuất rau VietGAP của cấp huyện
năm 2013 76


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

4.10 Kết quả hoạt ñộng quản lý sản xuất của cấp xã năm 2013 78

4.11 ðánh giá của các hộ ñiều tra về hoạt ñộng QLNN trong sản xuất
rau VietGAP của các ñơn vị 79

4.12 ðánh giá thực hiện nội dung quản lý sản xuất rau VietGAP các
hộ của của lãnh ñạo huyện, xã 80

4.13 Tự ñánh giá thực hiện quy trình VietGAP của các hộ sản xuất 81

4.14 Hộ sản xuất rau VietGAP tự ñánh giá ý thức bảo vệ môi trường
khi canh tác 86

4.15 Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh rau VietGAP của Thanh
tra Sở trên ñịa bàn huyện Thanh Trì 90

4.16 Tổn thất chất lượng(TTCL) một số loại rau theo thời gian tại các

ñiểm bán rau VietGAP (tại thời ñiểm ñiều tra) 95

4.17 Biến ñộng giá bán bình quân một số loại rau theo thời gian tại
các ñiểm bán rau VietGAP (tại thời ñiểm ñiều tra) 96

4.18 Thông tin chung và các chỉ tiêu bình quân hộ ñiều tra 98

4.19 Chi phí sản xuất rau BQ/sào tại các xã ñiều tra 99

4.20 Kết quả thống kê tổng chi phí BQ/ sào rau 100

4.21 Kết quả và hiệu quả sản xuất rau VietGAP và rau thường giữa
các nhóm hộ ñiều tra 103

4.22 Kết quả thống kê tổng doanh thu BQ/ sào rau 104

4.23 Kết quả thống kê thu nhập bình quân/ sào rau 104

4.24 SWOT trong quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa
bàn huyện Thanh Trì 114



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC SƠ ðỒ

STT Tên sơ ñồ Trang

2.1 Kênh tiêu thụ rau VietGAP 12

4.1 Hoạt ñộng cung ứng rau VietGAP huyện Thanh Trì 69
4.2 Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất rau VietGAP trên ñịa bàn
huyện Thanh Trì 71
4.3 Hệ thống tổ chức quản lý tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa bàn
huyện Thanh Trì 87

DANH MỤC HÌNH HỘP

Hộp 4.1 Khó khăn trong khâu tiêu thụ rau VietGAP 113





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP An toàn thực phẩm
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
CIDA Cơ quan phát triển quốc tế Canada
GAP Good Agricultural Practic
GCN Giấy chứng nhận
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTX Hợp tác xã
ICM Intergrated Crop Management
IPM Intergrated Pests Management
JGAI Japanese Good Agricultural Innovation
JGAP Japanese Good Agriculture Practic
KDTV Kiểm dịch thực vật

KHCN Khoa học công nghệ
KTSX Kỹ thuật sản xuất
NAFIQAD Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông
sản thực phẩm
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NN Nông nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLNN QLNN
QLCL Quản lý chất lượng
QLCLNLTS Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
QLSX&TT Quản lý sản xuất và tiêu thụ

QLSX Quản lý sản xuất
QLTT Quản lý tiêu thụ
RAT Rau an toàn
SWOT Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats

SX&TT Sản xuất và tiêu thụ
SXNN Sản xuất nông nghiệp
ThaiGAP Thailand Good Agriculture Practice
TTCL Tổn thất chất lượng
TW Trung ương
UBND Uỷ ban nhân dân
VietGAP Viet Namese Good Agricultural Practic
VSV Vi sinh vật
WTO World Trade Organization

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ



1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Tục ngữ ta có câu “Cơm không rau như ñau không thuốc”. ðúng vậy,
rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia
ñình Việt Nam. Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng, mức rau tiêu thụ
trung bình hàng ngày nên là 300g/ người/ ngày. Rau có ý nghĩa quan trọng
trong việc cung cấp chất xơ, khoáng chất, vitamin và các dưỡng chất khác cần
thiết cho cơ thể con người. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới gió mùa, nguồn
lao ñộng trong NN dồi dào, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về sản xuất rau.
Cùng những lợi thế nhất ñịnh như thời gian sinh trưởng ngắn, thu nhập bình
quân cao hơn so với lúa, thị trường tiêu thụ ổn ñịnh do sử dụng rau xanh là
nhu cầu thiết yếu với người tiêu dùng.
Trong những năm gần ñây, tình trạng ngộ ñộc thực phẩm ngày càng gia
tăng ñã và ñang ñược ñề cập ñến như một mối nguy hiểm ñe dọa trực tiếp ñến
sức khỏe cộng ñồng. Người tiêu dùng ăn rau sợ ngộ ñộc bởi dư lượng kim
loại nặng, nitrat, vi sinh và thuốc trừ sâu trong rau xanh. Vậy nên, VSATTP
có vai trò hết sức quan trọng ñối với sức khỏe của con người, ñến sự duy trì
và phát triển nòi giống của dân tộc và sự phát triển bền vững của nông nghiệp
nước ta, ñặc biệt là sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Do ñó, Bộ NN&PTNT ñã ban hành “VietGAP - quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt(GAP - Good Agricultural Practices) cho rau tươi an toàn tại
Việt Nam” nhằm góp phần ñẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn
nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Hiện nay, nhu cầu về rau xanh ñảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm ñã trở nên cần thiết và bức xúc với người tiêu dùng cả nước nói
chung và Thủ ñô Hà Nội nói riêng. Công tác sản xuất và tiêu thụ rau nói

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2


chung vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ chạy theo lợi nhuận,
còn chưa chú ý nhiều tới chất lượng rau. Cùng với ñó là việc quy hoạch các
vùng sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau còn có những hạn chế kém,
công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, ñặc biệt trên rau còn bị
buông lỏng Cả người sản xuất và người tiêu dùng vẫn còn lúng túng trong
việc ñưa ra các quyết ñịnh của mình.
Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau ñạt 12.041 ha; tương
ñương 29.000 ha gieo trồng/năm, phân bổ ở 22 quận, huyện, thị xã. Chủng
loại rau khá phong phú với trên 40 loại, có khả năng ñáp ứng ñược khoảng
60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ ñô(Chi cục BVTV Hà Nội, 2012).
Thanh Trì là một huyện ngoại thành thuộc trung tâm của Thành phố Hà Nội,
có tốc ñộ tăng trưởng kinh tế và ñô thị hóa nhanh. Trong những năm qua,
huyện Thanh Trì luôn quan tâm chú trọng ñến công tác phát triển sản xuất rau
VietGAP, ñặc biệt là tại vùng rau an toàn trọng ñiểm Duyên Hà và Yên Mỹ.
Công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP ở huyện Thanh Trì ñã ñạt
ñược những gì, còn những hạn chế, tồn tại gì ? ðể hiểu rõ hơn vấn ñề này, tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo
quy trình VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT theo
quy trình VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội ñề xuất
giải pháp nhằm tăng cường quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT ñảm bảo chất
lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người sản xuất rau theo quy trình
VietGAP tại ñịa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất
và tiêu thụ rau VietGAP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3


- Nghiên cứu thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP trên ñịa
bàn huyện Thanh Trì.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau
VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì.
- ðề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý sản xuất và tiêu thụ rau
VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì trong thời gian tới.
1.3. ðối tượng nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là các vấn ñề lý luận và thực tiễn về
quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP. Các khía cạnh liên quan ñến quản
lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT trên thế giới, RAT theo quy
trình VietGAP tại Việt Nam, thành phố Hà Nội và huyện Thanh Trì.
2. Phạm vi không gian
RAT theo quy trình VietGAP ñược làm thí ñiểm mô hình tại 2 xã
Duyên Hà và Yên Mỹ là vùng sản xuất RAT trọng ñiểm, tập trung của huyện
Thanh Trì. ðề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ
rau VietGAP tại 2 xã Duyên Hà và Yên Mỹ và xã Vạn Phúc nhằm so sánh
giữa rau thường và rau VietGAP huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu: ðề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ năm 2011 ñến năm 2013; ñịnh hướng, giải pháp ñến năm 2020.
- Thời gian thực hiền ñề tài: Từ tháng 7/2013 ñến tháng 5/2014.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
a) Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt ñộng chủ yếu trong các
hoạt ñộng kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm ñể sử
dụng, hay ñể trao ñổi trong thương mại. Quyết ñịnh sản xuất dựa vào những
vấn ñề chính sau: Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ?
Giá thành sản xuất và làm thế nào ñể tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm ?
Sản xuất rau VietGAP là quá trình kết hợp các yếu tố ñầu vào bao gồm
lao ñộng, ñất ñai, giống, phân bón, … ñể tạo ra các sản phẩm ñầu ra là RAT
ñạt tiêu chuẩn VietGAP nhằm ñáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Mối quan hệ giữa ñầu vào và ñầu ra ñược thể hiện ở hàm sản xuất
Theo Philip Wicksteed:
Hàm sản xuất ñược mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển ñổi
các yếu tố ñầu vào như nguyên liệu ñầu vào ñể sản xuất thành một sản phẩm
cụ thể nào ñó. Hay nói cách khác, hàm sản xuất ñược ñịnh nghĩa thông qua
việc tối ña mức ñầu ra có thể ñược sản xuất bằng các kết hợp các yếu tố ñầu
vào nhất ñịnh.
Y= f(x
1
, x
2
, x
n
)
Trong ñó:

- Y là mức sản lượng ñầu ra
- x
1
, x
2
, , x
n
: các yếu tố ñầu vào sản xuất (các yếu tố ñầu vào bao gồm
ñất ñai, lao ñộng, vốn, nguyên vật liệu )
Các yếu tố ñầu vào xi (i = 1, k) tuỳ ñiều kiện mà có thể nhiều hay ít
nhưng bao giờ cũng có giới hạn nhất ñịnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

Các yếu tố ñầu vào bị chi phối bởi quy luật “năng suất cận biên giảm
dần”, quy luật “cung cầu thị trường”
Do ñó việc sử dụng các yếu tố ñầu vào, ñầu ra phải hợp lý, theo quy
luật mới mang lại HQKT tối ưu (tối thiểu hoá chi phí, tăng lợi nhuận cho hộ).
b) Tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai ñoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết ñịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ
sản phẩm là thực hiện mục ñích của sản xuất hàng hoá, là ñưa sản phẩm từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.
Công tác tiêu thụ sản phẩm cũng có vai trò quan trọng trong việc mở
rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh rau VietGAP. ðể thực hiện tốt công tác này cần xác ñịnh cầu thị trường
và khả năng sản xuất kinh doanh ñể quyết ñịnh ñầu tư phát triển sản xuất và
kinh doanh tối ưu. Chủ ñộng tiến hành các hoạt ñộng về giới thiệu sản phẩm
ñể thu hút khách hàng. Tổ chức tốt công tác bán hàng nhằm bán ñược nhiều

hàng hoá với chi phí cho công tác này là thấp nhất, cũng như ñáp ứng ñược
tốt các dịch vụ cần thiết sau bán hàng.
c) Quản lý
Xuất phát từ những góc ñộ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngoài nước ñã ñưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho
ñến nay, vẫn chưa có một ñịnh nghĩa thống nhất về quản lý. ðặc biệt là từ thế
kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý
học ñã ñưa ra những ñịnh nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì
và hãy chú ý ñến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm ".
- Fayel: "Quản lý là một hoạt ñộng mà mọi tổ chức (gia ñình, doanh
nghiệp, chính phủ) ñều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

chỉ ñạo, ñiều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ ñạo ñiều chỉnh và kiểm soát ấy”.
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp
con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu ñã ñịnh".
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành ñộng; kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
- Peter. F. Dalark: "ðịnh nghĩa quản lý phải ñược giới hạn bởi môi
trường bên ngoài nó. Theo ñó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý
doanh nghiệp, quản lý giám ñốc, quản lý công việc và nhân công".
- Quản lý là một liên ngành
- Quản lý là một nghệ thuật
- Quản lý là tập hợp các hoạt ñộng có ý thức nhằm ñạt tới hiệu quả mọi
hoạt ñộng ñời sống xã hội
 Quản lý là sự tác ñộng có tổ chức có hướng ñích của chủ thể quản

lý lên ñối tượng quản lý nhằm ñạt ñược mục tiêu ñề ra.
2.1.2 ðặc ñiểm sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP
a) Rau VietGAP
* GAP:
GAP (Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành nông nghiệp
tốt. Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc ñược thiết lập nhằm ñảm
bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải ñảm bảo không
chứa các tác nhân gây bệnh như chất ñộc sinh học và hóa chất, ñồng thời sản
phẩm phải ñảm bảo an toàn từ ngoài ñồng ñến khi sử dụng. Ra ñời từ năm
1997, GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer
Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình ñẳng và trách
nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
tiêu chuẩn về KTSX, tiêu chuẩn về ATTP, môi trường làm việc, truy nguyên
nguồn gốc
* EUREPGAP/GLOBALGAP:
GLOBALGAP (EUREPGAP) (Europ – retailer Produce Working
Group Good Agricultural Practices) ñược dịch ra từ tiếng Anh là nhóm (tổ
chức) bán lẻ Châu Âu quy ñịnh ra tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
(GAP). EUREPGAP(GLOBALBAP) có 3 nhóm tiêu chuẩn chủ yếu: tiêu
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường làm việc.
Tiêu chuẩn này ñược áp dụng toàn cầu trên sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản gồm 14 ñiểm chính như sau: Truy nguyên nguồn gốc; Lưu trữ
hồ sơ và kiểm tra nội bộ; Giống; Lịch sử của vùng ñất và việc quản lý vùng ñất
ñó; Quản lý ñất và các chất nền; Sử dụng phân bón; Tưới tiêu và bón phân qua
hệ thống tưới tiêu; BVTV; Thu hoạch; Vận chuyển, bảo quản sản phẩm; Quản
lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng; Sức khỏe an toàn và an sinh

xã hội của người lao ñộng; Các vấn ñề môi trường; Mẫu ñơn khiếu nại.
* ASEAN GAP:
Tiêu chuẩn GAP của các nước ðông Nam Á (khối ASEAN) áp dụng
quy trình này thì rau quả ñược phép nhập vào các nước thành viên ASEAN.
Tháng 3/2006, 6 nước ñại diện ASEAN và Úc trên cơ sở thực tiễn thực
hiện dự án “ Hệ thống ñảm bảo chất lượng rau quả ASEAN ” ñã ñề xuất và
ñược chứng nhận ASEAN GAP áp dụng cho các nước ASEAN.
- ASEAN GAP là một tiêu chuẩn về thực hành NN tốt trong quá trình
gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau tươi trong khu
vực ðông Nam Á. Các biện pháp thực hành tốt trong ASEAN GAP với mục
tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra từ các mối nguy hại tới ATTP, môi
trường, sức khỏe, an toàn lao ñộng và phúc lợi xã hội ñối với người lao ñộng
và chất lượng rau quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

- Mục ñích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hoà các chương
trình GAP trong khu vực ASEAN. ðiều này sẽ tạo ñiều kiện thúc ñẩy thương
mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu nhằm cải
thiện cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì cung cấp thực
phẩm an toàn và bảo tồn môi trường.
- Cấu trúc của ASEANGAP gồm 4 phần: ATTP; Quản lý môi trường;
ðảm bảo sức khoẻ, an toàn lao ñộng và phúc lợi xã hội của người lao ñộng;
Chất lượng rau quả.
* VietGAP:
ðể góp phần ñẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung
và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và ñẩy mạnh xuất khẩu, Bộ
NN&PTNT ñã ban hành “VietGAP - Quy trình thực hành sản xuất NN tốt cho
rau, quả an toàn tại Việt Nam” ngày 28/01/2008.
- VietGAP ñược biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích

nguy cơ và xác ñịnh ñiểm kiểm soát tới hạn (Hazard Anilysis Critical Control
Point; HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tố quốc tế ñược
công nhận như: EUREP GAP/GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và
luật pháp Việt Nam về VSATTP. VietGAP ñáp ứng yêu cầu của người sản
xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ ñối với sản phẩm rau quả an toàn.
- VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục ñích hướng dẫn
các nhà sản xuất nâng cao chất lượng ñảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả,
ngăn ngừa hoặc giảm thiểu ñến mức tối ña những mối nguy tiềm ẩn về hoá
học, sinh học và vật lý có thế xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch,
sau thu hoạch, chế biến và vận chuyển rau quả. Những mối nguy này tác ñộng
xấu ñến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và sức khoẻ của con người.
Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh muốn cung cấp nông
sản sạch, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và
ñược chứng nhận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

- Nội dung của quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau
quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) ñược ban hành kèm theo quyết ñinh
số 379/Qð-BNN-KHCN ngày 28 tháng 1 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT gồm 12 vấn ñề sau: ðánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; Giống và
gốc ghép; Quản lý ñất và giá thể; Phân bón và chất phụ gia; Nước tưới; Hóa chất
(bao gồm cả thuốc BVTV); Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; Quản lý và xử lý
chất thải; Người lao ñộng; Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu
hồi sản phẩm; Kiểm tra nội bộ; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
b) ðặc ñiểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau VietGAP
Rau nói chung và rau VietGAP nói riêng là cây ngắn ngày, rất phong
phú về chủng loại, mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc BVTV, sử
dụng lao ñộng trong sản xuất cần ñược sắp xếp hợp lý và khoa học. Rau
VietGAP ñòi hỏi nhiều công lao ñộng, ñặc biệt là lao ñộng chân tay.

Rau VietGAP là ngành sản xuất mang tính hàng hóa cao, sản phẩm rau
có chứa hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ bị dập nát, hư hỏng, khó bảo
quản và vận chuyển. Năng suất và chất lượng dinh dưỡng trong rau giảm dần
qua thời gian. Sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP nhìn chung vẫn mang tính
thời vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là mọi lúc mọi nơi.
Do ñặc thù riêng của cây rau nên người sản xuất và người cung ứng
khó chủ ñộng ñược hoàn toàn về số lượng và chất lượng rau ra thị trường.
ðặc biệt diện tích sản xuất rau VietGAP còn rất hạn chế. ðiều này dẫn tới sự
biến ñộng lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau VietGAP trên thị trường.
* Nguyên tắc sản xuất rau VietGAP
- Nhân lực:
+ Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV từ
trung cấp trở lên ñể hướng dẫn, giám sát KTSX;
+ Người lao ñộng phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ ñào tạo tập
huấn về VietGAP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

- ðất trồng và giá thể:
+ Vùng ñất trồng phải trong quy hoạch ñược UBND tỉnh, thành phố
phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa
trang, ñường giao thông lớn;
+ Hàm lượng một số kim loại nặng trong ñất, giá thể trước khi sản xuất
và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không
vượt quá ngưỡng cho phép.
- Nước tưới:
+ Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện,
khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc ñể tưới trực tiếp
cho rau;

+ Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước
khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô
nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép.
+ Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải ñạt tiêu chuẩn nước sinh
hoạt cho người.
- Phân bón: Mỗi loại cây có chế ñộ bón và lượng bón khác nhau. Tuyệt
ñối không dùng phân chuồng tươi ñể loại trừ các VSV gây bệnh, tránh nóng
cho rễ cây và ñể tránh sự cạnh tranh ñạm giữa cây trồng và các nhóm VSV.
- BVTV: Không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm I và II, khi
thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. ðảm bảo thời gian cách ly, ưu
tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt củ ñậu, các chế phẩm thảo
mộc, các ký sinh thiên ñịch ñể phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm
ngặt ñể phòng trừ tổng hợp IPM.
- Quy trình sản xuất:
+ Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và
ñiều kiện cụ thể của ñịa phương, nhưng phải phù hợp với các quy ñịnh về
ñảm bảo VSATTP có trong VietGAP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

+ Nhà sản xuất phải cam kết ñảm bảo VSATTP và có hồ sơ ghi chép
toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.
c. Tiêu thụ rau VietGAP
Rau VietGAP hay rau nói chung trước khi ñến tay người tiêu dùng thường
trải qua các khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, bảo quản, chế biến và
tiếp thị. ðối với sản phẩm rau VietGAP tổn thất bao gồm tổn thất thuộc các khâu
sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiếp thị, … Trong
tiêu thụ rau VietGAP thường tập trung nhiều vào việc giảm tổn thất sau thu
hoạch.
Tổn thất bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau như mất mát, hao phí, thối

hỏng, hư hại. Tổn thất sau thu hoạch bao gồm tổn thất về số lượng và tổn thất
về chất lượng.
- Tổn thất số lượng là sự mất mát về trọng lượng nông sản trong cả giai
ñoạn sau thu hoạch ñược xác ñịnh bằng phương pháp cân, ño trọng lượng
nông sản.
- Tổn thất về chất lượng nông sản ñược ñánh giá qua các chỉ tiêu dinh
dưỡng, VSATTP, cảm quan. Tùy thuộc vào chủng loại rau khác nhau mà
người ta có thể tập trung vào 1 chỉ tiêu có tính chất quyết ñịnh. ðể ñánh giá
chung về tổn thất chất lượng người ta thường xác ñịnh bằng sự giảm giá của
nông sản(tính bằng tiền tại cùng một thời ñiểm).
Công thức tính:

Tổn thất chất lượng (%) =

Giá trị nông sản ñã bị tổn thất chất lượng
*100%
Giá trị nông sản ban ñầu

- Tổn thất về kinh tế là tổng tổn thất về số lượng và chất lượng ñược
quy ñịnh bằng tiền hoặc giá trị ban ñầu của nông sản.
- Tổn thất xã hội bao gồm các vấn ñề an ninh lương thực, ATTP, môi
trường sinh thái, việc làm cho người lao ñộng.
Thường bị tổn thất nhiều sau thu hoạch, ñặc biệt khi sản phẩm không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

qua sơ chế, bảo quản và tiêu thụ kịp thời. Mức ñộ tổn thất sau thu hoạch ñối
với các loại quả khoảng 25%, các loại rau trên 30%. Có nhiều nguyên nhân
dẫn ñến hao hụt sản phẩm rau VietGAP như việc thu hoạch chưa ñược áp
dụng cơ giới hóa nhiều, vận chuyển, thời gian tiêu thụ kéo dài, …

Tiêu thụ rau VietGAP là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của
rau VietGAP. Tiêu thụ là giai ñoạn cuối cùng quan trọng của quá trình sản xuất
rau VietGAP, là yếu tố quyết ñịnh sự phát triển sản xuất rau VietGAP. Trong
nền kinh tế thị trường, các ñối tượng tham gia sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP
phải tự hạch toán, tự ra quyết ñịnh và tự chịu trách nhiệm về các hoạt ñộng sản
xuất tiêu thụ của mình, ñể tồn tại và phát triển ñược, chủ yếu họ phải tự tìm kiếm
thị trường tiêu thụ nhằm ñáp ứng ñược nhu cầu của khách hàng.
Kênh tiêu thụ rau VietGAP:









Sơ ñồ 2.1: Kênh tiêu thụ rau VietGAP
(
Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Người sản xuất: trực tiếp tạo ra sản phẩm, sau thu hoạch có thể bán sản
phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, các cửa hàng hoặc bán cho những người
thu mua. Khi người sản xuất bán cho thương giá bán lẻ thì họ mang rau ra chợ
bán dưới hình thức bán buôn tại chợ. Người sản xuất bán buôn tại ruộng cho
người thu gom và các tổ chức thu gom khác (chủ yếu là HTX dịch vụ).
Người
sản xuất

Thu


gom
Bán
buôn
Người
tiêu
dùng

Bán

lẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

Người bán lẻ: là những người bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu
dùng. Bao gồm siêu thị, cửa hàng, quầy hàng, giao hàng tận nơi, tại các khu
chợ hoặc bán rong. Nhìn chung họ thường có vốn ít, kinh doanh với một
lượng nhỏ và giá bán thường cao hơn giá bán buôn.
Người tiêu dùng: là những người có nhu cầu về một sản phẩm nào ñó
nhưng không có ñiều kiện sản xuất, họ thường là người mua sản phẩm ñể tiêu
dùng cá nhân và gia ñình họ. Các tác nhân này thường có mối liên kết hợp tác
với nhau trong các kênh phân phối.
Nhìn chung các tác nhân họ không chỉ thiếu công cụ, kỹ năng ñể QLCL
ñáp ứng quy ñịnh của Nhà nước theo toàn bộ chuỗi cung ứng mà còn thiếu chi
phí ñầu tư cơ sở thu mua, sơ chế, ñóng gói; phương tiện vận chuyển và ñịa
ñiểm bán hàng cố ñịnh, ñạt tiêu chuẩn theo quy ñịnh của Nhà nước. Bên cạnh
ñó, các loại chứng nhận ñược số ít người tiêu dùng nhận diện và hiểu rõ giá trị
của chứng nhận ñể từ ñó tin tưởng và lựa chọn cũng là khó khăn không nhỏ
ñối với tác nhân lưu thông, kinh doanh sản phẩm rau có chất lượng.
Trong mối quan hệ dân sự giữa người tiêu dùng và người cung cấp sản
phẩm, người tiêu dùng thường ở vị trí yếu thế, bởi sự hạn chế về thông tin,

kiến thức chuyên môn, khả năng ñàm phán hợp ñồng cũng như khả năng tự
bảo vệ mình. Những sản phẩm kém chất lượng và không ñảm bảo VSATTP
vẫn ñược người tiêu dùng lựa chọn (lựa chọn ngược). Do rau có giá trị giao
dịch thấp, chi phí phân tích chất lượng cao nên bản thân người tiêu dùng riêng
lẻ không chủ ñộng ñược trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình.
2.1.3 Nội dung quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP
2.1.3.1 Ý nghĩa của quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP
- Vấn ñề ngộ ñộc thực phẩm có liên quan ñến quá trình sản xuất và chế
biến sản phẩm ngày càng gia tăng trên thế giới và trong nước. Trong xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, vấn ñề chất lượng, vệ sinh và ATTP là yếu
tố hàng ñầu thể hiện năng lực cạnh tranh làm cho sản phẩm có thể tồn tại và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

mở rộng thị trường. Các yếu tố toàn cầu cũng như khu vực ngày càng ñòi hỏi
các sản phẩm nông sản phải có chất lượngvà ñộ an toàn tuyệt ñối. Mức ñộ ô
nhiễm VSV và tồn dư hoá chất, kháng sinh, kim loại nặng trong nông sản
thực phẩm hiện nay ñã ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng ñến sức
khoẻ của con người và môi trường.
- Việt Nam ñã là thành viên của tổ chức WTO (Tổ chức thương mại
Thế giới) từ năm 2007. Là thành viên WTO, Việt Nam cần giải quyết nhiều
vấn ñề, trong ñó có vấn ñề cam kết áp dụng tiêu chuẩn về VSATTP, các nước
trong WTO có thể sử dụng VSATTP như rào cản ñể ngăn chặn sản phẩm từ
các quốc gia khác xâm nhập vào thị trường của họ nhằm bảo hộ cho sản xuất
trong nước.
- Người tiêu dùng rau nói chung và rau VietGAP nói riêng luôn yêu cầu
ñược biết sản phẩm ñược sản xuất ở ñâu và sản xuất như thế nào? Sản phẩm
phải có chất lượng cao, dễ sử dụng ? An toàn cho sức khỏe và có giá trị dinh
dưỡng. Từ những lý do trên ñòi hỏi tất cả các sản phẩm phải ñi theo hướng
tiêu chuẩn của toàn cầu về chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Người sản

xuất phải hiều rõ thông tin về thị trường cũng như những thông tin về nhu cầu
của người tiêu dùng ñể áp dụng các biện pháp sản xuất phù hợp.
- VietGAP là Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của
ViệtNam, là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân
sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo ñảm an toàn, nâng cao chất lượng sản
phẩm, ñảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng,
bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Vì vậy, ñối với RAT việc áp dụng quản lý từ sản xuất ñến tiêu thụ theo
quy trình VietGAP là một xu thế tất yếu trong việc phát triển sản xuất và tiêu
thụ rau VietGAP. Nhằm tạo ra những sản phẩm rau ñảm bảo tiêu chuẩn
VietGAP, giảm thiểu tối ña chi phí sản xuất, cung cấp rau VietGAP ñảm bảo
chất lượng, giá thành hợp lý, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.

×