Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Sự biến đổi địa chính trị đông nam á từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ ĐỨC THIỆN

SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA CHÍNH TRỊ ĐƠNG NAM Á TỪ
SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ ĐỨC THIỆN

SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA CHÍNH TRỊ ĐƠNG NAM Á TỪ
SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 602250

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

GVHD: PGS.TS VÕ VĂN SEN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian chuyên tâm nghiên cứu, tơi đã hồn thành luận văn Cao học với đề
tài: “Sự biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”. Để có được
kết quả hơm nay, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ
nhiều thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Võ Văn Sen, người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Lịch sử
của Trường Đại Học Khoa Học – Xã Hội và Nhân Văn tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt
q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
của tơi, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và nỗ lực của
mình, nhưng khơng thể nào tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp
q báu của q Thầy cơ và các bạn.
.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2013.
Học viên thực hiện

Lê Đức Thiện


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.
2.
3.
4.

5.
6.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 7
Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 7
Bố cục của luận văn ........................................................................................... 9

Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu khu vực địa chính trị Đơng Nam Á ............. 10
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

Khái qt về địa chính trị................................................................................... 10
Khái niệm địa chính trị ...................................................................................... 10
Khái quát lịch sử phát triển của khoa học địa chính trị ....................................... 13
Một số cách tiếp cận về địa chính trị trên thế giới .............................................. 19
Đông Nam Á trên bàn cờ địa chính trị thế giới .................................................. 27
Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên .................................................................... 27
Tài nguyên địa chính trị của Đông Nam Á ......................................................... 28
Tác động của các thuyết địa chính trị đối với vị thế của Đơng Nam Á ............... 30

Chương 2: Sự biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á sau Chiến tranh lạnh (giai đoạn 1991 –

2001)`

..................................................................................................................... 35

2.1. Khái qt bức tranh địa chính trị Đơng Nam Á thời kỳ Chiến tranh lạnh .................... 35
2.2. Các nhân tố tác động đến tình hình địa chính trị Đơng Nam Á thời kỳ hậu Chiến tranh
lạnh

..................................................................................................................... 42

2.3. Sự biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á giai đoạn 1991 – 2001..................................... 45
2.3.1. Sự “bỏ rơi” Đông Nam Á của Mỹ ............................................................................ 45
2.3.2. Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông Nam Á .................... 50
2.3.3. Sự vận động của các quốc gia Đông Nam Á trước sự biến đổi địa chính trị khu vực. ..........
2.4. Một vài nhận xét về sự biến đổi địa chính trị Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh ........ 69
Chương 3: Sự biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á từ năm 2001 đến nay ............................ 73
3.1. Những nhân tố mới tác động ....................................................................................... 73
3.2. Sự biến đổi địa chính trị Đông Nam Á từ năm 2001 đến nay....................................... 79
3.2.1. Gia tăng cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn tại Đông Nam Á .......................... 79


3.2.2. Cuộc chiến chống khủng bố quốc tế tại Đông Nam Á và chiêu bài tập hợp lực lượng
kiểu mới của Mĩ................................................................................................................. 96
3.2.3. Tranh chấp Biển Đơng, điểm nóng địa chính trị của Đơng Nam Á đầu thế kỷ
XXI……………………………………………………………………………………….103
3.3. Tác động của sự biến đổi địa chính trị khu vực đối với các quốc gia Đông Nam
Á……………………………………………………………………………………….. .118
3.4. Phản ứng của ASEAN trước sự biến đổi địa chính trị khu vực……………………122
3.4.1. Phát huy cơ chế hợp tác đa phương nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo trong cấu trúc
khu vực………………………………………………………………………………….122

3.4.2. Thực hiện chiến lược cân bằng trong quan hệ với các cường quốc
……………………………………………………………………………….124
3.4.3. Nâng cao sức đề kháng khu vực thông qua xây dựng Cộng đồng
ASEAN…………………………………………………………………………………127
3.5. Tác động của sự biến đổi địa chính trị đối với Việt Nam giai đoạn hiện
nay………………………………………………………………………………………130
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………144
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….. 148
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………….164


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 12 năm 1991, Chiến tranh lạnh chính thức kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô,
Mĩ nghiễm nhiên bước lên vị thế của một siêu cường duy nhất, thực hiện ước mơ một mình
lãnh đạo cả thế giới. Với sức mạnh tổng hợp quốc gia, trên thực tế, Mĩ đã thể hiện được vai
trò lãnh đạo thế giới trong một thời gian, rõ nét nhất là những năm cuối thế kỷ XX. Nhưng
khoảnh khắc huy hồng đó của Mĩ khơng kéo dài được lâu, khi lần lượt các nền kinh tế lớn
của thế giới đã dần phục hồi và phát triển mạnh mẽ, với đại diện tiêu biểu là Nhật Bản và
nhiều quốc gia Tây Âu. Đến những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới lại tiếp tục chứng kiến sự
tăng trưởng ngoạn mục của hai quốc gia khổng lồ ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, sự
phục hồi và khởi động lại vai trò cường quốc của nước Nga thời kỳ hậu Xô Viết... Những
nước này đều mong muốn phá vỡ thế đơn cực của Mĩ, thiết lập một trật tự thế giới đa cực,
điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh quyền lực ngày càng quyết liệt giữa các cường quốc, góp
phần tạo nên những thay đổi khơng nhỏ trong cục diện địa chính trị thế giới thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh. Để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc cạnh tranh quyền lực mới, một
nhân tố mà các cường quốc không thể không chú ý đó chính là phải xác định các nước láng
giềng, các khu vực có vị trí trọng yếu với những ý đồ và chiến lược phát triển quốc gia, từ

có xác định các đối tác quan hệ hoặc các đối tượng đấu tranh chủ yếu… Điều này đã tạo
điều kiện cho khoa học địa chính trị phục hồi và ngày càng phát triển, nhằm phục vụ cho
việc hoạch định chiến lược đối ngoại của các cường quốc trong bối một trật tự thế giới mới
vẫn chưa chính thức định hình. Từ kiến thức địa chính trị, các cường quốc đã cố gắng phát
huy toàn bộ sức mạnh tổng hợp quốc gia, gia tăng ảnh hưởng lên các khu vực được coi là
điểm nóng, điểm then chốt trên bàn cờ chính trị thế giới, trong đó có Đơng Nam Á. Với
nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và vị trí địa – chiến lược đắc địa, ngay từ thập niên
cuối của thế kỷ XX, Đông Nam Á đã từng bước khẳng định được vai trị quan trọng của
mình, trở thành một khu vực kinh tế phát triển năng động, ổn định bậc nhất trên thế giới.
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, trong khi tình hình kinh tế thế giới liên tục vướng


2

vào những cuộc suy thối, thì nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á lại tiếp tục chứng
tỏ sự ít bị ảnh hưởng và có khả năng phục hồi nhanh chóng, trở thành một điểm đầu tư lý
tưởng cho các nền kinh tế lớn. Chính vì thế, từ một khu vực chỉ có ý nghĩa ít nhiều về địa
chính trị, Đơng Nam Á đang dần khẳng định cả vai trị của mình trên bàn cờ địa kinh tế thế
giới, trở thành tâm điểm của sự cạnh tranh quyền lực của các cường quốc. Trong cuộc đua
quyền lực mới này, nổi bật hơn cả là hai đối thủ, một bên là Mĩ – siêu cường thế giới với
một bên là Trung Quốc – cường quốc mới nổi. Hai nước này đang tiến hành rất nhiều biện
pháp để có thể khẳng định quyền lợi của mình ở Đơng Nam Á thơng qua các hoạt động hợp
tác kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao với khu vực. Chính những điều này đã dẫn đến sự
biến đổi to lớn về địa chính trị Đơng Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Sự biến động
này đã mang lại rất nhiều thuận lợi, nhưng cũng khơng ít khó khăn cho các nước Đơng Nam
Á, và đặt ra một bài tốn là các nước trong khu vực này phải làm như thế nào để có thể chớp
thời cơ, biến những ưu thế địa chính trị thành tiền đề, động lực cho sự phát triển của quốc
gia và khu vực.
Nằm trong Đông Nam Á, Việt Nam tất yếu không tránh khỏi những tác động từ sự
biến đổi địa chính trị thế giới và khu vực mang lại. Hiện nay, với những thành quả đạt được

trong quá trình xây dựng đất nước, vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao trên
trường thế giới. Thêm vào đó, việc khu vực Đơng Nam Á được các cường quốc đề cao cũng
trở thành một “đòn bẩy” khiến vị thế của Việt Nam được nâng cao hơn nữa, trở thành một
mục tiêu cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là Mĩ và Trung Quốc. Chính vì
vậy, sự biến đổi địa chính trị trong khu vực Đông Nam Á cũng đã và đang đặt ra rất nhiều
thời cơ và thách thức cho Việt Nam, địi hỏi nước ta phải có những chiến lược, chính sách
phù hợp để biến thách thức thành cơ hội, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trong
khu vực và trên thế giới.
Từ thực tiễn trên cho thấy, đề tài “Sự biến đổi địa chính trị Đông Nam Á từ sau
Chiến tranh lạnh đến nay” là một vấn đề thời sự, việc tiến hành nghiên cứu một cách có hệ
thống và tồn diện vấn đề này là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc, góp phần
phục vụ cho cơng việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu lịch sử thế giới hiện đại của sinh viên


3

và học sinh. Do đó, tơi đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, có thể nói vấn đề địa chính trị và ảnh hưởng của khoa học này đến
chiến lược phát triển của các quốc gia khơng cịn là một đề tài quá xa lạ với những người
quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề về chính trị nói chung, địa chính trị nói riêng. Có thể
phân chia các cơng trình khoa học thành hai nhóm nhiên cứu lớn: những tác phẩm thiên về
lý luận và học thuật (chủ yếu là đưa ra các khái niệm, định nghĩa và những kiến thức cơ bản
về địa chính trị…) và những tác phẩm thiên về nhấn mạnh tính thực tiễn, tức là đề cập đến
địa chính trị với tư cách là một nhân tố quan trọng, tác động đến việc hoạch định chính sách
của các quốc gia trên thế giới trong từng thời kỳ và từng khu vực cụ thể.
Về những tác phẩm mang tính lý luận và học thuật, có thể kể đến những tác phẩm
tiêu biểu như: “An Introduction to Political Geography” của John Rennie Short xuất bản
năm 1993, “Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI” của Maridon Tuareno... Các

tác phẩm này đã đưa ra những định nghĩa, khái niệm cơ bản nhất về địa chính trị, cũng như
tầm quan trọng của khoa học địa chính trị trong đời sống chính trị thế giới. Có thể kể đến
một số luận điểm nổi tiếng như “Sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan (nhấn mạnh việc
kiểm soát quyền lực trên biển là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với quyền lực quốc gia,
những quốc gia có lối vào trên biển dễ trở thành cường quốc hơn các quốc gia trên bộ); luận
điểm “Ai chiếm được vùng Đông Âu thì sẽ chiếm được vùng đất trung tâm (hàm ý nói về
nước Nga); ai nắm được vùng đất trung tâm sẽ chỉ huy được hòn đảo của thế giới (đại lục Á
- Âu); ai nắm được hòn đảo của thế giới sẽ chi phối được cả thế giới”[139] của Halford
Mackinder… Sau Chiến tranh lạnh, khoa học địa chính trị tiếp tục phát triển với sự xuất
hiện của nhiều học giả và các cơng trình nghiên cứu mới, tiêu biểu là Francis Fukuyama với
tác phẩm “The End of History” (Sự cáo chung của lịch sử”) công bố năm 1989 và “Sự va
chạm của các nền văn minh” (tên đầy đủ là “Sự va chạm của các nền văn minh và việc thiết
lập lại trật tự thế giới” - The Clash of civilization and the remaking of world order) của tác
giả Samuel Hungtington cơng bố lần đầu trên tạp chí Foreign Affairs số 3/1993. Hai tác


4

phẩm này đã mở đầu cho sự phát triển của khoa học địa chính trị thời kỳ hậu Chiến tranh
lạnh. Trong “Sự cáo chung của lịch sử”, Francis Fukuyama đã đưa ra thuyết “tồn cầu
mới”, với những luận điểm có nhiều khác biệt so với khoa học địa chính trị truyền thống.
Theo lý thuyết này, tất cả các bộ phận trên hành tinh được cơ cấu giống như các electron
trong nguyên tử, và quỹ đạo của nó sẽ chuyển động hướng tâm, với hạt nhân là các trung
tâm quyền lực kinh tế. Tiếp sau đó, Samuel Huntington cũng cơng bố quan điểm của mình
về trật tự địa chính trị thế giới mới thông qua thuyết “chủ nghĩa đại dương mới” được đề cập
trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”. Tại đây, tác giả nhấn mạnh đến mối
quan hệ giữa lục địa và đại dương, giữa phương Tây và phương Đông. Thông qua việc
nghiên cứu đối sánh giữa các nền văn minh lớn trên thế giới S.Huntington xác định các
trung tâm quyền lực trên thế giới, đồng thời định hình các cực của những xung đột quốc tế
trong tương lai, mà theo ông một bên là Trung Quốc và các quốc gia Hồi giáo còn bên kia là

phương Tây. Có thể nói, những tư tưởng kể trên chính là những luận điểm tiêu biểu nhất, đặt
nền móng cho sự phát triển của khoa học địa chính trị truyền thống và hiện đại sau này.
Cùng với những tác phẩm thiên về lý luận kể trên, không thể không nhắc đến những
cơng trình nghiên cứu địa chính trị thiên về yếu tố thực tiễn, trong đó chủ yếu đề cập đến địa
chính trị với tư cách là một nhân tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của các
quốc gia trong từng thời kỳ, với từng khu vực cụ thể. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu
biểu, như cuốn “Nước Mĩ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến
tranh lạnh” của Thomas J. McCormich (Thùy Dương dịch, xuất bản năm 2004). Trọng tâm
của cuốn sách đề cập đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh là
thực hiện kế hoạch bá quyền Mĩ dựa trên cơ sở phân chia những khu vực địa chính trị quan
trọng, từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp. “Bàn cờ lớn” của tác giả Zbigniew Brzezinski
cũng là một tác phẩm tiêu biểu về việc vận dụng khoa học địa chính trị trong chiến lược của
các cường quốc. Trong “Bàn cờ lớn”, Brzezinski đã mô tả và lý giải chiến lược toàn cầu của
nước Mĩ trong thế kỷ XXI dưới lăng kính lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu
cường của quốc gia này. Theo Brzezinski, trên “bàn cờ lớn” đó, lục địa Âu - Á là nơi sẽ diễn
ra những tranh chấp chủ yếu và chính tại nơi đó, Mĩ sẽ khẳng định được vị trí lãnh đạo thế


5

giới của mình. Vì vậy, đảm bảo vị trí lãnh đạo của Mĩ trong NATO, mở rộng tổ chức này về
địa lý và phạm vi tác chiến, duy trì sự hiện diện quân sự và ảnh hưởng tuyệt đối của Mĩ tại
các khu vực then chốt như Trung Đông, Viễn Đông (Nhật Bản và Hàn Quốc), tăng cường
xâm nhập những địa bàn chiến lược then chốt (Trung Á, Đông Nam Á) sẽ là những bước đi
mang tính “chiến thuật” nhằm đảm bảo khơng một đối tượng nào có thể nổi lên tranh giành
quyền lãnh đạo thế giới của Mĩ [21; tr.5]. Bước sang đầu thế kỷ XXI, cùng với sự thay đổi
mau chóng của trật tự thế giới, ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm liên quan đến địa chính
trị được công bố, tiêu biểu như bài nghiên cứu“The New Geopolitics of Empire” của học giả
John Bellamy Foster đăng trên tạp chí Monthly Review, số 8 tập 57, tháng 1 năm 2006. Bài
viết phân tích những tư tưởng địa-chính trị của Mackinder, Haushofer, Spykman và ảnh

hưởng của nó đến chính sách đối ngoại của các cường quốc, đặc biệt là Anh, Đức, Mĩ. Bắt
kịp xu thế nghiên cứu chung của thế giới, tại Việt Nam hiện nay cũng xuất hiện ngày càng
nhiều các cơng trình nghiên cứu địa chính trị, trong đó chú trọng đặc biệt về việc vận dụng
tư tưởng địa chính trị vào việc hoạch định chiến lược của các cường quốc. Có thể kể đến
một số cơng trình tiêu biểu như: “Tìm hiểu logic địa chính trị trong chiến lược đối ngoại
của Mĩ sau Chiến tranh lạnh” đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế năm 2003 của Nguyễn
Đình Luân, bài viết “Chiến lược Á - Âu của Mĩ từ sau Chiến tranh lạnh - nhìn từ góc độ địa
chính trị” đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu năm 2005 của Hồ Châu... Tuy cách tiếp
cận có khác nhau, nhưng nhìn chung các tác phẩm kể trên đều nhấn mạnh yếu tố quan trọng
nhất để một quốc gia có thể khẳng định vai trị bá chủ thế giới là phải làm sao để khống chế
và giữ vai trò lãnh đạo ở những khu vực trọng điểm của thế giới. Điều này đã lý giải vì sao
chiến lược quốc gia của Mĩ luôn theo đuổi một mục tiêu chung, đó là: ngăn chặn, gạt bỏ ảnh
hưởng của bất kỳ nước lớn hoặc một liên minh nào có thể thách thức quyền lợi của Mĩ tại
những khu vực trọng điểm của thế giới như châu Âu, Trung Đông, Trung Á…, và hiện nay
là Đông Nam Á, đồng thời cũng lý giải nguyên nhân vì sao các cường quốc khác như Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…, luôn cố gắng để tranh giành ảnh hưởng tại những khu vực
được khoa học địa chính trị xác định là quan trọng.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

Điểm qua lịch sử nghiên cứu như trên, có thể thấy về cơ bản yếu tố địa chính trị trên
các phương diện chủ yếu như: lịch sử ra đời, nội hàm khái niệm, việc vận dụng yếu tố địa
chính trị vào việc hoạch định chiến lược của các quốc gia…, đã được nghiên cứu khá đầy đủ
và chi tiết. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy rằng Đông Nam Á đã và đang nổi lên như
một khu vực địa chính trị quan trọng và đầy tiềm năng, có vai trị khơng nhỏ trong việc
hoạch định chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là Mĩ và Trung Quốc, từ đó dẫn đến sự
biến đổi to lớn của tình hình địa chính trị tại Đơng Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.

Trong khi thực tế cuộc đua quyền lực tại Đông Nam Á diễn ra sôi động như vậy, nhưng các
sách báo đề cập đến thực tế này lại chưa nhiều và chưa đầy đủ. Tuy đã có một số bài viết và
cơng trình nghiên cứu đề cập đến sự biến đổi địa chính trị của khu vực Đông Nam Á được
công bố như bài viết: “Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu khu vực địa chính trị Đơng Á” của
Phạm Quang Minh, Trần Khánh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 4 năm 2010;
bài: “Phản ứng chính sách của Trung Quốc trước sự tái hiện diện của Mĩ ở Đông Nam Á
thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Nguyễn Thị Thu Mĩ; hay tác phẩm: “Địa chính trị
trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia”, của tác giả Nguyễn Văn Dân... Những
cơng trình nghiên cứu này đã cung cấp khá nhiều tài liệu cũng như cơ sở lý luận cho những
người quan tâm tìm hiểu về địa chính trị, tuy nhiên số lượng các cơng trình nghiên cứu này
vẫn cịn rất ít và chưa đầy đủ, tồn diện, chưa giúp người đọc hình dung được bức tranh tồn
cảnh biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á trong lịch sử và hiện tại. Chính vì vậy, đã đến lúc
cần phải nghiên cứu sự biến đổi địa chính trị khu vực Đông Nam Á một cách đầy đủ, bài
bản, và Luận văn này ra đời nhằm đóng góp một phần nhỏ vào mục đích chung ấy.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài “ Sự biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”,
Luận văn khơng có tham vọng trình bày lại toàn bộ biến động lịch sử của khu vực Đông
Nam Á, mà chỉ tiếp cận và diễn giải sự biến động của khu vực này dưới góc nhìn địa chính
trị trong một phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

- Về thời gian, Luận văn nghiên cứu về sự tác động của nhân tố địa chính trị đến sự
phát triển của Đông Nam Á, cũng như những biến đổi địa chính trị ở Đơng Nam Á từ năm
1991 đến nay.

- Về không gian nghiên cứu, Luận văn không nghiên cứu mối quan hệ của các quốc
gia Đông Nam Á với tất cả các nước trên thế giới, mà chỉ tập trung nghiên cứu về mối quan
hệ giữa các nước ASEAN với Mĩ và một số cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ,
Nhật Bản..., đồng thời nghiên cứu về những tính tốn, tham vọng của các cường quốc này
đối với Đông Nam Á như một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự biến đổi địa chính
trị khu vực này trong một thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm hướng tới những mục đích khoa học sau đây:
- Thứ nhất, bổ sung những mảng nghiên cứu còn khá trống trải về sự biến đổi địa
chính trị ở Đơng Nam Á, đặc biệt là từ sau Chiến tranh lạnh trở lại đây. Từ đó người viết
mong muốn Luận văn sẽ được trở thành một tài liệu tham khảo, phục vụ việc học tập,
nghiên cứu, giảng dạy cho những ai quan tâm đến khoa học địa chính trị, cũng như việc vận
dụng tư tưởng địa chính trị trong tính tốn chiến lược của các quốc gia, đặc biệt là Mĩ và
Trung Quốc.
- Thứ hai, xác lập một hệ thống các đơn vị tác phẩm không chỉ làm tư liệu khảo sát
phục vụ cho đề tài mà còn làm nguồn tư tiệu tham khảo về lâu dài cho học sinh, sinh viên và
những người quan tâm nghiên cứu khoa học địa chính trị nói chung, sự biến đổi địa chính trị
tại Đơng Nam Á nói riêng.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, Luận văn sử dụng khá nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, từ
sách, báo, tạp chí đến các tài liệu internet cả trong và ngoài nước, tuy nhiên, mức độ sử dụng
và tầm quan trọng của các nguồn tài liệu không giống nhau. Trong đó, các tài liệu sách, báo,
đặc biệt là những tác phẩm nổi tiếng của khoa học địa chính trị được sử dụng như những tài

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


8

liệu gốc, cung cấp kiến thức cơ bản và giúp tơi hình thành nên bố cục và các luận điểm của
Luận văn. Còn những tài liệu từ Internet và các webside nước ngoài (tiếng Anh và tiếng
Trung Quốc) được sử dụng để giúp tơi có cái nhìn đa chiều hơn, với những kiến thức mới
mẻ và cập nhật hơn, từ đó góp phần làm phong phú cho nội dung của Luận văn.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành sau đây:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đặt Đông Nam Á trong bối cảnh khu vực và quốc
tế thời kỳ từ sau Chiến tranh lạnh trở lại đây để nghiên cứu. Nhìn nhận về Đơng Nam Á như
một đối tượng vừa tham gia vừa chịu sự tác động của những biến chuyển của quan hệ quốc
tế trong khu vực và trên thế giới. Phương pháp tiếp cận hệ thống là một cơ sở để xem xét
các vấn đề trình bày trong Luận văn.
- Là một đề tài nghiên cứu về lịch sử, nên luận văn cũng chú trọng và tuân thủ
phương pháp lịch sử. Do đó, ngồi việc tìm hiểu, phân tích, so sánh và đánh giá mối liên hệ
giữa các sự kiện lịch sử để tái hiện một bức tranh sinh động về sự biến đổi địa chính trị
Đơng Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh trở lại đây, luận văn cịn cố gắng trình bày các luận
điểm trên cơ sở bám sát sự kiện lịch sử, trình bày các sự kiện lịch sử chân thực như nó vốn
có.
- Phương pháp logic: Luận văn sử dụng phương pháp logic để lý giải những biến đổi
ở Đông Nam Á, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, điều chỉnh chính chính sách của
các nước lớn ở khu vực này, để từ đó tìm lời giải thích cho sự biến đổi địa chính trị Đơng
Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh trở lại đây
- Trong quá trình nghiên cứu, ở những chỗ cần thiết, tôi cũng sử dụng một số phương
pháp liên ngành để như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tìm hiểu các sự kiện,
các vấn đề quốc tế; phương pháp khu vực học nghiên cứu mối quan hệ giữa Mĩ - Trung với
các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á…, nhằm mục đích mang lại sự thuyết phục cao
nhất cho Luận văn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu khu vực địa chính trị Đơng Nam Á.
Chương 2. Sự biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á sau Chiến tranh lạnh (giai đoạn
1991 – 2001).
Chương 3. Sự biến đổi địa chính trị Đơng Nam Á từ năm 2001 đến nay.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU KHU VỰC ĐỊA CHÍNH
TRỊ ĐƠNG NAM Á
1.1.

Khái qt về Địa chính trị

1.1.2. Khái quát sự phát triển của tư tưởng địa chính trị
Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được coi là giai đoạn hình thành và phổ

biến của tư tưởng địa chính trị. Giai đoạn này gắn liền với tên tuổi của một số học giả nổi
tiếng, như Alfred Thayer Mahan, Rudolf Kjellén, Sir Halford Mackinder và cùng các luận
điểm tiêu biểu như “Sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan (1890), “miền đất trái tim”
của Halford J. Mackinder (1904).
Người có cơng đầu trong việc đặt nền móng cho sự ra đời của tư tưởng địa chính trị
là Alfred Thayer Mahan, nhà hải quân chiến lược người Mĩ. Từ nửa đầu những năm 1890,
với tác phẩm “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử (1660 – 1783)”(Nxb. Tri
Thức dịch và xuất bản năm 2012), Mahan đã đề cập đến khái niệm “các vùng biển và quyền
lực quốc gia”. Xuyên suốt tác phẩm, ơng đã đề cập và phân tích đến sự quan trọng của việc
kiểm soát các vùng biển và lãnh hải đối với đường giao thông biển của các quốc gia. Cuối
cùng ơng kết luận: việc kiểm sốt quyền lực trên biển là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với
quyền lực một quốc gia, quốc gia nào có thế mạnh về đường biển, và kiểm sốt được đường
biển thì dễ trở thành cường quốc hơn các quốc gia đất liền khác [121]. Lý thuyết “Sức mạnh
trên biển” của Mahan sau khi ra đời đã trở thành một thuyết có ảnh hưởng quan trọng đến các
thuyết địa chính trị sau này.
Nếu như Alfred Mahan được coi là “cha đẻ” của tư tưởng địa chính trị, thì Rudolf
Kjellén – nhà khoa học người Thụy Điển lại đi vào lịch sử tư tưởng địa chính trị với tư cách
là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ này vào năm 1900 trong cuốn sách “Nhập môn địa lý Thụy
Điển”. Kjellén quan niệm: “địa chính trị là lý thuyết về quốc gia với tư cách là một cơ thể
địa lý hoặc một hiện tượng trong không gian, tức là với tư cách đất đai, lãnh thổ, khu vực

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

hoặc đặc biệt nhất là một đất nước” [13; tr.17]. Quan điểm này của Kjellén được cho là chịu
nhiều ảnh hưởng của nhà địa lý học người Đức Friedrich Ratzel, với quan niệm coi quốc gia

như một cơ thể sinh học, và nhấn mạnh đến yếu tố không gian và chính sách tự túc, tự cấp
của một quốc gia [159]. Trong những năm 1905 đến 1916, Kjellén tiếp tục làm sáng tỏ khái
niệm “địa chính trị” khi sử dụng thuật ngữ này để nhằm biểu thị về một “Khoa học của một
quốc gia với tư cách là vùng không gian” và coi quốc gia như “một cơ thể sống và có quyết
tâm mãnh liệt” [ 202; tr. 13].
Tiếp đó, Sir Halford Mackinder – nhà địa lý học người Anh là người có cơng lớn
trong việc phổ cập tư tưởng địa chính trị mặc dù bản thân ơng khơng dùng thuật ngữ này
trong các tác phẩm của mình. Ơng là người đã nêu ra tư tưởng về “trục quay địa lý của lịch
sử”. Theo Mackinder, trái đất là một hệ thống đóng, trong đó sự thay đổi trên một bộ phận
của hệ thống này sẽ làm thay đổi sự cân bằng của các mối quan hệ trên tất cả các phần cịn
lại. Ơng rất quan tâm đến sự chi phối về mặt địa lý, đặc biệt là quyền lực của đất và nước
(biển và đại dương) [121]. Từ năm 1919, Mackinder bắt đầu sử dụng khái niệm Vùng đất
trung tâm (miền đất trái tim – heartland) – một khái niệm đã được nhà địa lý học người Anh
James Fairgrieve sử dụng trước đây [213; tr.30]. Với thuyết “Vùng đất trung tâm”,
Mackinder đã chỉ ra mối quan hệ giữa ba yếu tố địa lý – kỹ thuật – chính trị của một quốc
gia, và sự phát triển của 3 yếu tố ấy mới mang tính quyết định trong việc đem lại quyền lực
cho một quốc gia chứ không phải là yếu tố “biển” như quan niệm của Mahan đã nêu ra trước
đó. Từ đó, ơng đã nêu lên một luận điểm nổi tiếng: “Ai chiếm được vùng Đơng Âu thì sẽ
chiếm được vùng đất trái tim (hàm ý nói về nước Nga); ai nắm được vùng đất trung tâm sẽ
chỉ huy được hòn đảo của thế giới (đại lục á- Âu); ai nắm được hòn đảo của thế giới sẽ chi
phối được cả thế giới”[21; tr.4]. Ngay khi ra đời, luận điểm của Mackinder đã được giới
khoa học chính trị phương Tây rất ưa chuộng, và có ảnh hưởng to lớn đến các nhà nghiên
cứu địa chính trị sau này.
Ngồi ba tên tuổi lớn kể trên, khoa học địa chính trị giai đoạn này còn ghi dấu ấn của
một số tác giả tiêu biểu khác như: Nicholas John Spykman (1893-1943) - nhà địa - chiến
lược người Mĩ gốc Hà Lan với thuyết “bao vây khoanh vùng”; Alexander Procofieff de

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Seversky (1894-1974) với thuyết “Sức mạnh trên không” (Air Power)… Ngay khi ra đời,
khoa học địa chính trị đã được nhiều nước đế quốc như Anh, Mĩ trọng dụng, do đó, có thể
nói giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là giai đoạn hưng thịnh
của khoa học địa chính trị.
Giai đoạn giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, địa chính trị cũng bước sang một giai
đoạn phát triển mới, với trung tâm nghiên cứu chuyển sang nước Đức. Đại diện tiêu biểu
cho tư tưởng địa chính trị Đức giai đoạn này là Karl Haushofer với việc đưa ra khái niệm
"không gian sinh tồn" quốc gia và nhìn thế giới dưới góc độ có một vùng đất trung tâm
(nước Đức) và các khu vực liên quan. Từ đó, ơng ta cho rằng nước Đức là một tổ chức quan
trọng sống còn được thiên phú cho cái quyền tự nhiên đi bành trướng xâm lược, thống trị
các dân tộc khác. Có thể nói, lý thuyết địa chính trị của Haushofer lúc ấy đã trở thành nền
móng về mặt tri thức và là cơng cụ tuyên truyền cho cuộc chiến tranh xâm lược thế giới của
nước Đức quốc xã. Cách tư duy của Haushofer được rất nhiều nhà nghiên cứu Đức tiếp thu,
dẫn đến sự ra đời của một trường phái địa chính trị mới do ơng đứng đầu (thường gọi là
trường phái Munchen). Nhóm này đã vận dụng tư tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước
như Friedrich Ratzel, Rudolf Kjellén cộng với đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị, xã hội
của nước Đức, từ đó tạo nên những đặc điểm riêng biệt trong tư tưởng địa chính trị Đức:
nghiên cứu về địa lý như thể nó liên quan đến chiến tranh và giành cho đế quốc. Năm 1924
đánh dấu một bước phát triển mới của địa chính trị Đức với sự ra đời của tạp chí chuyên
ngành về địa chính trị với tên gọi “Zeitschirift Fiir Geopolitik” do Haushofer sáng lập. Tạp
chí này sau khi ra đời đã đăng nhiều bài viết bào chữa cho chính sách dân tộc cực đoan cũng
như hành động xâm chiếm lãnh thổ đầy tội ác của phát xít Đức. Chính vì những đặc điểm
riêng đó mà giới nghiên cứu thường giữ nguyên từ Geopolitik khi nói về địa chính trị Đức,
và đây cũng là một nét nổi bật nhất trong lịch sử phát triển của tư tưởng địa chính trị giai
đoạn giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới [172].

Tóm lại, giai đoạn giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới là giai đoạn phát triển mạnh của
khoa học địa chính trị, với trung tâm là nước Đức. Tuy nhiên, giai đoạn này địa chính trị

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

cũng trở thành “quân bài” của những tư tưởng chính trị phản động, lợi dụng thuyết địa chính
trị để phục vụ cho các tư tưởng dân tộc cực đoan mà tiêu biểu là Chủ nghĩa phát xít Đức với
luận điểm là địi “khơng gian sinh tồn” cho Đức ở Châu Âu và phát xít Nhật với tư tưởng
thiết lập “Khu vực thịnh vượng chung” với đế quốc Nhật là trung tâm ở Châu Á.
Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến kết thúc Chiến tranh lạnh
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đồng thời cũng đánh dấu một giai đoạn mới của
tư tưởng địa chính trị. Do bị lợi dụng làm cơ sở lý luận cho mục tiêu bành trướng của Đức
Quốc xã và qn phiệt Nhật, vì vậy địa chính trị giai đoạn này bị nhìn nhận như một học
thuyết phản động, do đó bị hạn chế đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu, đặc biệt là ở
châu Âu.
Bước vào Chiến tranh lạnh, trật tự hai cực Xô – Mĩ đã phân chia thế giới thành hai
khối với hai hệ thống xã hội đối lập nhau. Để khẳng định quyền lực và sức mạnh, mỗi bên
đều tập hợp các lực lượng xung quanh tạo nên không gian phân biệt về chế độ xã hội cùng
sự cạnh tranh gay gắt giữa những khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chính trong bối
cảnh đó, địa chính trị có điều kiện để phát triển trở lại và đặc biệt được đẩy mạnh ở Mĩ và
Liên Xô như một cung cụ lý thuyết để phục vụ cuộc chạy đua giữa hai siêu cường. Trong
giai đoạn này, Saul Cohen với tác phẩm “Geography and Politics in a Word Divied” xuất
bản năm 1963 đã nổi lên như một tác giả tiêu biểu trong giới địa chính trị phương Tây.
Trong tác phẩm này, Cohen đã phân chia thế giới thành các khu vực chiến lược dựa trên
những ảnh hưởng của mỗi siêu cường và trong từng khu vực địa chiến lược đó thì ơng cịn

tách ra các khu vực địa chính trị. Dưới nhãn quan của ông, một bản đồ thế giới hiện ra với
hai khu vực địa chiến lược là vùng hải đảo phụ thuộc thương mại gồm Tây Ấn, Bắc Âu,
Nam Âu, Trung Đông, Bắc Phi và lục địa Á – Âu (vùng đất trung tâm). Hai khu vực đều
nằm ở bán cầu Đông. Trong đó, ơng cịn chia ra nhiều khu vực địa chính trị như Trung Á,
Nam Thái Bình Dương, Châu Phi, Nam Sahara, Bắc Mĩ - Trung Mĩ - Caribe và Nam Mĩ.
Kẹp giữa hai khu vực địa chiến lược là ba vành đai xung yếu gồm: Trung Đông, Đông Nam
Á và Đông Bắc của Châu Phi: Nam Sahara. Bên cạnh đó, Cohen cịn phân ra hai khu vực
địa chiến lược tiềm năng là Nam Á và Đông Nam Á. Cả ba vành đai xung yếu lẫn hai khu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

vực địa chiến lược tiềm năng là nơi tập trung những nhân tố mất ổn định do sự tranh chấp
giữa các cường quốc [21; tr.17]. Có thể nhận thấy đây là bản đồ địa lý trong không gian
quyền lực toàn cầu của siêu cường Mĩ - một cấu trúc đa tầng, phân hướng và phân vùng.
Tuy nhiên, Cohen cũng nhận thấy quyền lực của Mĩ không phải là vĩnh cửu, thế giới sẽ còn
xuất hiện nhiều chủ thể quyền lực mới từ những khu vực tiềm năng xung yếu như Tây Âu,
Nhật Bản, Trung Quốc là những siêu cường loại hai và còn những siêu cường loại ba, loại
bốn… Từ đó, ơng cân nhắc Mĩ cần chú ý đến những đối tượng đó trong tương lai khơng xa
sẽ hạn chế quyền lực của siêu cường Mĩ. Tiêu chí phân loại của Cohen sau khi được công bố
đã vượt khỏi biên giới của Mĩ, trở thành một học thuyết có ảnh hưởng to lớn đến giới nghiên
cứu địa chính trị trong suốt những năm cuộc Chiến tranh lạnh đang diễn ra.
Cũng trong thời gian này, việc nghiên cứu địa chính trị ở Liên Xơ đã bước phát triển
mới khi đã trở thành một môn học cơ bản của quan hệ quốc tế, thậm chí được đưa vào giảng
dạy ở các trường Đại học ngoại giao, các cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác đối ngoại, cán
bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Xô Viết [172]. Một điểm đặc biệt đó là Liên Xơ lại có

nhãn quan về địa chính trị dưới góc nhìn thể chế chính trị và tư tưởng. Việc này được thể
hiện qua việc xuất hiện mơn học “Bản đồ chính trị thế giới”, trong đó phân chia các quốc gia
thành hai hệ thống XHCN và TBCN, đồng thời ra sức ủng hộ các nước có cùng hệ tư tưởng
XHCN.
Giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.
Chiến tranh lạnh kết thúc chấm dứt kỷ nguyên xung đột ý thức hệ nhưng lại mở đầu
một kỷ nguyên cạnh tranh và xung đột mới về địa chính trị âm thầm nhưng quyết liệt. Lúc
này, một trong những câu hỏi lớn nhất trong quan hệ quốc tế là: trật tự thế giới mới sẽ được
thiết lập như thế nào? Trong bối cảnh đó, các lý thuyết địa chính trị được dịp nở rộ và phát
triển. Bên cạnh những cách tiếp cận cũ với một số học giả nổi tiếng như: Zbigniew
Brzezinski, Maridon Tuareno…, giai đoạn sau Chiến tranh lạnh ghi nhận sự xuất hiện của
nhiều xu hướng địa chính trị mới, như địa chính trị văn hóa, địa chính trị tài ngun, địa
chính trị biển đảo... Tuy cách tiếp cận có khác nhau, nhưng những học giả này đều có điểm
chung là cố gắng dùng khoa học địa chính trị để xác định các khu vực trọng điểm của thế

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

giới, từ đó đưa ra những dự báo và khuyến nghị cho các quốc gia trong việc hoạch định
chiến lược ngoại giao, điều này đã khiến cho địa chính trị giai đoạn này tiếp tục trở thành
một mơn khoa học được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
Nói tóm lại, có thể thấy rằng từ khi ra đời đến nay, khoa học địa chính trị đã trải qua
nhiều giai đoạn thăng trầm. Từ chỗ là một khoa học được các cường quốc trọng dụng, áp
dụng vào các chiến lược, chính sách đối ngoại cũng như hoạt động xâm lược (thời kỳ diễn ra
hai cuộc Chiến tranh thế giới), sang những năm đầu sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ
hai kết thúc, địa chính trị đã lâm vào giai đoạn thoái trào, rồi lại được quan tâm nghiên cứu

từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đến nay, khi bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI,
trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, địa chính trị đang dần tìm lại được
chỗ đứng trong giới khoa học chính trị thế giới. Hiện nay, các nhà hoạch định chiến lược
trên thế giới đã thường xuyên sử dụng các tri thức của khoa học địa chính trị để đưa ra các
nhận định, chính sách phát triển quốc gia, khiến địa chính trị tiếp tục trở thành một môn
khoa học ngày càng thu hút sự chú ý của đơng đảo học giả trên tồn thế giới. Có thể nói
rằng, sự phát triển của địa chính trị hiện nay là một hệ quả tất yếu của quá trình tìm kiếm và
cạnh tranh quyền lực của các quốc gia trong bối cảnh một trật tự thế giới mới thời hậu Chiến
tranh lạnh vẫn đang trong giai đoạn hình thành.
1.1.3. Một số cách tiếp cận về địa chính trị trên thế giới.
Khi nghiên cứu về địa chính trị, học giả Peter J. Taylor đã bày tỏ quan điểm: “Trong
trường hợp của địa chính trị, người ta ln dễ dàng nhận ra quốc tịch của tác giả dựa vào
các công trình nghiên cứu của anh ta” [13, tr. 20]. Nhận định này, theo đánh giá của người
thực hiện Luận văn là hồn tồn chính xác, bởi vì địa chính trị là một mơn khoa học mà
trong đó yếu tố địa lý được coi trọng hàng đầu, mà ở mỗi quốc gia khác nhau, có điều kiện
địa lý khác nhau tất yếu sẽ chi phối đến cách nhìn nhận, tiếp cận về địa chính trị khác nhau.
Xét về yếu tố địa lý, có thể chia các quốc gia trên thế giới thành ba loại: quốc gia nội địa,
quốc gia ven biển và quốc gia hải đảo. Sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia đó đã tạo ra sự
khác biệt lớn đến cách tiếp cận địa chính trị của từng nước. Ví dụ, các quốc gia nội địa như
Afghanistan, Mơng Cổ…, thì mối đe dọa về hải qn sẽ ít hơn mối đe dọa trên đất liền,và

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

không quân, tất yếu sẽ dẫn đến tư tưởng trọng đất liền, và đề cao việc phát triển quân đội,
quốc phòng để bảo vệ biên giới đất. Ngược lại, những quốc gia hải đảo như Nhật Bản,

Anh..., sự tồn tại và phát triển của quốc gia liên quan chặt chẽ với đại dương nên họ luôn tập
trung phát triển sức mạnh hải qn và khơng qn, do đó tư tưởng trọng biển tất yếu sẽ
chiếm ưu thế. Trong khi đó, những quốc gia ven biển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga,
Pháp…, vì đặc tính là có cả biên giới đất liền và biển, do đó có tư tưởng địa chính trị của
những nước này có xu hướng phát triển mạnh hải quân và không quân để bảo vệ biên giới
lãnh thổ. Một vài dẫn chứng trên đã cho thấy sự phong phú trong cách tiếp cận về địa chính
trị của các quốc gia trên thế giới. Trong khn khổ có hạn, Luận văn xin giới thiệu một số
cách tiếp cận mà theo tác giả là tiêu biểu nhất, cụ thể như sau:
a. Cách tiếp cận của học giả phương Tây phi Mác xít về địa chính trị.
Với tư cách là một ngành khoa học, địa chính trị đã được đề cập và phát triển mạnh
mẽ đầu tiên ở Phương Tây, với các trung tâm lớn là Mĩ, Đức, Anh. Tuy cùng chịu sự chi
phối của ý thức hệ TBCN, nhưng do sự khác nhau về điều kiện của từng nước, nên các học
giả của những trung nước này cũng có những cách tiếp cận khác nhau về địa chính trị, nổi
bật hơn cả vẫn là cách tiếp cận dựa trên tư duy trọng đất liền và trọng biển.
Về tư duy trọng đất liền. Hiểu một cách khái quát, đây là cách tư duy coi đất liền là
yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia. Với tư duy này, các quốc gia dù lớn dù nhỏ đã
không ngừng tìm cách mở rộng lãnh thổ. Nhờ hoạt động bành trướng lãnh thổ, một số quốc
gia châu Âu như Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh..., đã trở thành những
cường quốc thế giới. Đến giữa thế kỷ XVI, các thuộc địa ở châu Mĩ của Tây Ban Nha có
tổng diện tích 25 triệu km2, Anh Quốc có các thuộc địa rộng hơn 100 lần chính quốc. Cũng
với tư duy này, nước Mĩ đã bỏ tiền ra mua thêm nhiều vùng đất khác, như mua vùng
Louisiana của Pháp và Alaska từ Nga, hoặc tiến hành các hoạt động xâm lược để mở rộng
lãnh thổ [173].
Như vậy có thể thấy, ngay từ rất sớm, các quốc gia phương Tây đã nhìn nhận được
tầm quan trọng của đất liền, tuy nhiên, phải đến khi khoa học địa chính trị ra đời, tư duy ấy
mới được hệ thống hoá và có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến cái nhìn của nhiều học giả

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

phương Tây. Đại diện tiêu biểu cho tư duy trọng đất liền dưới góc độ địa chính trị là nhà địa
lý học người Anh - Sir Halford Mackinder (1861-1947) với luận điểm tiêu biểu “Vùng đất
trung tâm”. Sự ra đời của thuyết “vùng đất trung tâm” đã ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng
nghiên cứu, tiếp cận địa chính trị của giới nghiên cứu phương Tây. Các quốc gia như Đức,
Anh, Mĩ …, đều rất coi trọng tư tưởng này trong quá trình hoạch định chiến lược của mình.
Sự ảnh hưởng tư tưởng trọng đất liền của Mackinder lớn đến nỗi, trong cuốn “Các lý tưởng
dân chủ và hiện thực”, học giả Anthony J. Pierce đã khẳng định: “Từ năm 1942, phần lớn
các cơng trình nghiên cứu chiến lược tồn cầu hoặc địa lý học chính trị ở Mĩ và Anh, tất cả
hoặc một phần đều dựa trên học thuyết của Mackinder”[203; tr. 22].
Về tư duy trọng “biển”. Cùng với “đất liền”, yếu tố “biển” cũng nổi lên như một
nhân tố chính chi phối đến các cơng trình nghiên cứu về địa chính trị của giới học giả
phương Tây. Nhìn vào lịch sử phát triển của nhiều nước phương Tây, có thể thấy biển đã
chiếm một vai trị quan trọng, trở thành một đối tượng tranh chấp trong quan hệ quốc tế.
Thậm chí, trong thế kỷ XVIII – XX, quan niệm về mối liên quan giữa đại dương với quyền
lực quốc tế đã trở nên rất phổ biến khi chứng kiến sự lớn mạnh của nhiều quốc gia do biết
lợi dụng yếu tố biển. Cụ thể, nước Nga dưới thời Pie Đại đế đã trở thành cường quốc châu
Âu khi tiến ra được biển Baltic và Hắc Hải; Nước Anh trở thành cường quốc số 1 trong thế
kỷ XIX nhờ có hạm đội hùng mạnh và kiểm sốt được đại dương. Từ thực tế đó, nhiều địa
chính trị gia phương Tây đã đưa ra các học thuyết với tư tưởng đề cao yếu tố biển trong
cạnh tranh quyền lực quốc tế, mà tiêu biểu nhất là thuyết “sức mạnh biển” của Alfred
Mahan. Xuất phát từ thực tế nước Anh mạnh lên nhờ hàng hải, Mahan cho rằng quốc gia
cần phát triển hàng hải để kiểm soát được đại dương và có được quyền lực quốc tế.
Sau khi ra đời, thuyết “Sức mạnh biển” của Mahan đã ảnh hưởng lớn đến giới nghiên
cứu địa chính trị, cũng như các nhà hoạch định chính sách ngoại của nhiều nước, trong đó
Mĩ là quốc gia đầu tiên áp dụng tư tưởng của nhà hải quân chiến lược này vào mục đích
cạnh tranh quyền lực quốc tế. Trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Theodore

Roosevelt, nước Mĩ đã sử dụng học thuyết của Mahan là căn cứ để xây dựng chính sách
ngoại giao. Từ năm 1890, với việc Quốc hội Mĩ thông qua Luật Hải quân là dấu mốc mở

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

đầu cho động thái chuyển hẳn sang tư duy biển của giới cầm quyền Mĩ. Ngoài việc xây
dựng lực lượng hải quân, Mĩ còn cho thành lâp các căn cứ hải quân ở những khu vực quan
trọng như vùng biển Caribe, đảo Hawai. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng tư duy biển,
sức mạnh hải quân Mĩ từ thứ 12 đã vươn lên thứ 3 thế giới (cuối thế kỷ XIX), sau Thế chiến
I thì mạnh nhất thế giới và sau Thế chiến II thì Mĩ đã hồn tồn kiểm sốt Thái Bình Dương,
góp phần quan trọng giúp Mĩ trở thành siêu cường toàn cầu [164]. Sau Mĩ, các cường quốc
Đức, Anh cũng thể hiện sự quan tâm đặc biết đến học thuyết địa chính trị của Mahan. Khi
đó, tuy đã là cường quốc biển số 1 thế giới, nhưng các học giả cũng như các nhà hoạch định
chính sách Anh cũng rất sùng bái thuyết “Sức mạnh biển” của Mahan, thậm chí Chính phủ
Anh đã áp dụng thuyết này khi mở rộng hải quân. Tương tự, ở nước Đức, “biển” cũng trở
thành một nhân tố chính trong các thuyết địa chính trị của nước này, và được những người
đứng đầu nhà nước Đức hưởng ứng nhiệt tình. Chính Hồng đế Đức là William II (người
gây ra Thế chiến I) và Bộ trưởng Hải quân Đức Von Tripitz đã nghiên cứu kỹ và áp dụng
thuyết sức mạnh biển của Mahan và dốc sức để phát triển hải quân Đức [164]
Tuy thuộc châu Á, nhưng với chính sách “Thốt Á”, Nhật Bản đã thực sự có những
suy nghĩ, hành động giống người phương Tây, và trong phương diện địa chính trị cũng
khơng ngoại lệ. Tiếp thu tư tưởng trọng biển của phương Tây, Nhật Bản cũng ra sức mở
rộng hải quân để giành quyền kiểm soát trên biển. Thậm chí, các học viên trường hải quân
Nhật đều phải đọc sách của Mahan. Năm 1894 Nhật dùng hải quân đánh bại Trung Quốc,
chiếm đảo Đài Loan; năm 1904 lại tấn công tiêu diệt hạm đội Đông Bắc Á của Nga. Từ thập

niên 30 Nhật đã đóng được tàu sân bay hiện đại và có nhiều tàu sân bay nhất thế giới. Các
đội tàu chiến Nhật phát huy tác dụng cực lớn trong việc triển khai sức mạnh quân sự chiếm
châu Á - Thái Bình Dương, mở đầu bằng cuộc đánh úp Mỹ thành cơng ở Trân Châu Cảng
(7/12/1941) [164].
Ngồi tư duy trọng biển và đất liền như nêu trên, các nhà nghiên cứu phương Tây cịn
tiếp cận địa chính trị dưới nhiều góc độ khác, như địa chính trị tài ngun, địa chính trị văn
hố..., các cách tiếp cận này đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp khung lý thuyết

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

cho việc nghiên cứu sự biến đổi địa chính trị trên thế giới cũng như khu vực Đơng Nam Á
hiện nay.
b. Cách tiếp cận của học giả Trung Quốc về địa chính trị
Như đã trình bày ở trên, phải đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ “địa chính trị” mới chính
thức ra đời. Tuy nhiên, trên thực tế, tư duy địa chính trị đã xuất hiện và được áp dụng ở
nhiều quốc gia trên thế giới từ rất sớm, trong đó có Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, việc nghiên cứu và thực hành về địa chính trị đã có một lịch sử lâu
dài. Ngay từ thời Hạ, Thương, Chu, giới cầm quyền Trung Quốc lúc đó đã biết áp dụng
chính sách “viễn giao cận cơng”, tức là căn cứ vào khoảng cách địa lý gần hay xa mà áp
dụng các hình thức thống trị khác nhau. Đến thời kỳ Chiến Quốc, có tư tưởng chiến lược
“Hợp tung Liên hồnh” (sự liên minh và sự đối đầu chính trị giữa các quốc gia với nhau).
Đầu triều đại nhà Hán, tư tưởng địa chính trị tiếp tục được được vận dụng vào nghệ thuật
chiến tranh thông qua quan niệm sử dụng mâu thuẫn giữa các quốc gia láng giềng với quan
niệm “dĩ di thống di” (dùng người man di để kiểm soát người man di)... Những chiến lược
kể trên về cơ bản đều có thể coi là thuộc về phạm trù tư duy địa chính trị.

Khơng chỉ xuất hiện sớm, cách tiếp cận và tư duy địa chính trị của người Trung Quốc
cũng có nhiều điểm khác biệt với tư tưởng địa chính trị phương Tây. Nếu như người phương
Tây ln đề cao hai yếu tố “đất liền” và “biển” trong cạnh tranh quyền lực quốc tế, thì trong
tư duy địa chính trị truyền thống của Trung Quốc, một thời gian dài yếu tố “biển” không
được đề cao, mà thay vào đó là tư duy trọng “sơng” và đất liền.
Khơng khó để lý giải yếu tố “sông” trong tư duy địa chính trị của người Trung Quốc.
Bởi vì trong suốt chiều dài lịch sử từ khi hình thành đến trước thế kỷ XX, đế chế Trung Hoa
được định vị bởi đất liền và hai con sông lớn, đây là hai trục chính trong suốt q trình phát
triển và mở rộng lãnh thổ của đất nước này. Nếu lấy yếu tố “sông” làm trục quy chiếu, có
thể thấy đất nước Trung Hoa từng bước được mở rộng từ phạm vi của hai con sơng lớn:
Trường Giang và Hồng Hà, sau đó tiếp tục thu nạp các vùng đất mới ở xung quanh. Cụ thể,
từ thời cổ đại đến trước thời Tần (221 TCN), đế chế này chỉ tập trung quanh lưu vực sơng
Hồng Hà, đây là phạm vi cư trú của người Hoa Hạ. Tính từ Tam Hồng, Ngũ đế, cho đến

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Hạ, Thương, Tây Chu, lãnh thổ Trung Quốc chưa vượt ra khỏi lưu vực sơng Hồng Hà. Đến
thời Tần, lãnh thổ đế chế hợp nhất giữa sơng Hồng Hà và sông Trường Giang, lãnh thổ
Trung Quốc đã được mở rộng trên quy mô lớn nhất trong lịch sử. Sử ký còn ghi lại lời tấu
của Vương Quán, Phùng Kiếp và Lý Tư về lãnh thổ thời Tần: “Ngũ đế ngày xưa, đất chỉ
vng ngàn dặm, ngồi ra là đất đai của chư hầu và của Man Di, họ vào chầu hay không
thiên tử cũng không sao cai quản được. Nay bệ hạ dấy nghĩa binh… bình định được thiên
hạ, bốn biển thành quận huyện, pháp luật và mệnh lệnh đều thống nhất ở một nơi, từ thượng
cổ tới nay chưa hề có, Ngũ đế đều khơng bằng”[157].
Sau thời Tần, trải qua các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh lãnh

thổ Trung Quốc về cơ bản co giãn trên cơ sở sự ổn định tương đối lãnh thổ hình thành thời
nhà Tần, tức là vẫn theo lưu vực các dịng sơng. Sự mở rộng lãnh thổ của người Trung Quốc
lan toả theo hai mạch chủ đạo: một là, lan tỏa của lãnh thổ theo lưu vực hai con sơng Hồng
Hà và Trường Giang, hai là, lấy lưu vực sơng Hồng Hà và Trường Giang làm điểm quy
chiếu, từ đó lan tỏa ra xung quanh, khơng có biên giới cố định và ổn định. Với quá trình và
con đường mở rộng lãnh thổ như vậy đã chứng tỏ tư tưởng trọng “sông” của người Trung
Quốc.
Cùng với “sông”, yếu tố “đất liền” cũng trở thành một thành tố chính trong tư duy địa
chính trị Trung Quốc. Dấu ấn đậm nét về tư tưởng trọng “đất liền” bắt đầu thể hiện rõ từ
thời nhà Nguyên. Ở thời kỳ này, Trung Quốc lần đầu ra khỏi lưu vực các con sông, vượt qua
Trung Á đánh sang tận Roma. Đặc biệt, khu vực phía Nam, Đơng Nam, tức vùng Vân Nam
ngày nay, nước Nam Chiếu, Đại Lý trước kia, chính thức trở thành lãnh thổ ổn định của
Trung Quốc rộng lớn [157]. Đến thời nhà Thanh, lãnh thổ Trung Quốc chinh phục thêm Tân
Cương, Tây Tạng, Đài Loan một phần Kazakhstan, Kyrikistan, Uzbekistan ngày nay và
cùng với Mơng Cổ.
Như vậy, có thể thấy quá trình xây dựng và mở rộng lãnh thổ của đế chế Trung Hoa
gắn liền với hai yếu tố “sông” và “đất liền”. Trong đó, nhà Tần đánh dấu sự hình thành lãnh
thổ quốc gia lớn nhất trong lịch sử, xung quanh lưu vực hai con sơng lớn là Hồng Hà và
Trường Giang. Từ thời nhà Nguyên, quá trình mở rộng đó tiến thêm một bước mới, vượt ra

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×