Tải bản đầy đủ (.docx) (226 trang)

KẾT QUẢ CAN THIỆP TUỔI GIÀ KHỎE MẠNH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 226 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN ĐÌNH ANH

KẾT QUẢ CAN THIỆP TUỔI GIÀ KHỎE MẠNH
TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ HỊA BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 97.20.701

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN ĐÌNH ANH

KẾT QUẢ CAN THIỆP TUỔI GIÀ KHỎE MẠNH
TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ HỊA BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 97.20.701


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Bùi Thị Thu Hà
2. PGS.TS Dương Minh Đức

HÀ NỘI – 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn
khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn.
Các kết quả nêu trên trong luận án là trung thực. Luận án chưa từng được
công bớ. Nếu có điều gì sai tôi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đình Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Phòng
Quản lý Đào tạo sau đại học, cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Y tế công cộng
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Thu Hà
và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Minh Đức đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng
dẫn khoa học, luôn quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đờng chí lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo và
chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Cục
Khoa học công nghệ và Đào tạo đã ủng hộ, động viên tôi tham gia khoá học này.
Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, các đồng nghiệp công
tác trong lĩnh vực y tế của Bộ Y tế, các đơn vị của Bộ Y tế, Sở Y tế Hải Dương, Sở
Y tế Hồ Bình, Trung tâm Y tế thành phớ Chí Linh, Trung tâm Y tế huyện Kim
Bôi, Uỷ ban nhân dân phường An Lạc và phường Văn An (thành phố Chí Linh), Uỷ
ban nhân dân xã Hạ Bì và xã Vĩnh Tiến (huyện Kim Bôi) đã hỗ trợ, phối hợp và
tham gia trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện can thiệp của nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ "Kết quả
mô hình can thiệp tăng cường chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ở một số địa
phương của Việt Nam" đã cùng tôi tham gia, triển khai và cho phép tôi sử dụng một
phần số liệu của đề tài để phục vụ cho mục đích học tập và hồn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp luôn sát cánh, động viên, chia sẻ để tôi yên tâm công tác, học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
.

.

Hà Nội, ngày ..... tháng 8 năm 2023

Nghiên cứu sinh


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................I

Lời cảm ơn..............................................................................................................II
Mục lục..................................................................................................................III
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................VI
Danh mục các bảng biểu.....................................................................................VII
Danh mục các hình và biểu đồ...............................................................................X
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................4
1.1. Một số khái niệm................................................................................................4
1.2. Thực trạng sức khỏe người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam.....................5
1.3. Công tác Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam...................................9
1.4. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống...........................................................13
1.5. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.........................................................23
1.6. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi...............................................29
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu.......................................................................47
1.8. Khung lý thuyết................................................................................................49
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................50
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................50
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................50
2.3. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................51
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................52
2.5. Xây dựng chương trình can thiệp và nội dung can thiệp...................................55
2.6. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................60
2.7. Các biến số nghiên cứu.....................................................................................62


iv

2.8. Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.........................................................63
2.9. Phương pháp phân tích sớ liệu..........................................................................66

2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu............................................................................67
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................68
3.1. Thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành phớ Chí
Linh, Hải Dương và huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018......................................68
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.................................68
3.1.2. Sức khỏe người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim
Bơi, Hịa Bình năm 2018.....................................................................................71
3.1.3. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương
và huyện Kim Bơi, Hịa Bình năm 2018..............................................................75
3.1.4. Một số yếu tố liên quan tới Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại
thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bơi, Hịa Bình năm 2018..........97
3.2. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thông qua can thiệp “Tuổi
già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2021................98
3.3. Tính phù hợp của chương trình can thiệp.......................................................107
3.3.1. Phù hợp về phương pháp tiếp cận của can thiệp.....................................107
3.3.2. Phù hợp về hoạt động can thiệp..............................................................108
3.3.3. Phù hợp về chính sách quản lý, điều hành và phối hợp của địa phương.109
3.3.4. Phù hợp về cần thiết và ủng hộ của các bên liên quan............................111
3.3.5. Phù hợp về nhân lực...............................................................................112
3.3.6. Phù hợp về thuốc, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng...................................113
3.3.7. Phù hợp về tài chính...............................................................................113
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...................................................................................115
4.1. Bàn luận về thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sớng người cao tuổi tại
thành phớ Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018............115
4.2. Bàn luận về sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thông qua can
thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2021
............................................................................................................................... 131


v


4.3. Bàn luận về mức độ phù hợp của can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải
Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2021...........................................................133
4.4. Điểm mạnh và Hạn chế của can thiệp.............................................................141
KẾT LUẬN..........................................................................................................143
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................146
PHỤ LỤC.............................................................................................................164
Phụ lục 1 - Bộ câu hỏi đo lường chất lượng cuộc sống..........................................164
Phụ lục 2 - Hướng dẫn phỏng vấn định tính..........................................................180
Phụ lục 2a - Hướng dẫn phỏng vấn sâu.................................................................180
Phụ lục 2b - Hướng dẫn thảo luận nhóm...............................................................182
Phụ lục 2c - Hướng dẫn thảo luận nhóm................................................................185
Phụ lục 3 - Biến số nghiên cứu..............................................................................187
Phụ lục 4 - Các tài liệu rà soát tổng quan mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
............................................................................................................................... 197
Phụ lục 5 - Danh sách các điều tra quần thể về chất lượng cuộc sống được sử dụng
tại ở các quốc gia trên thế giới xuất bản giai đoạn 2010 - 2020.............................201


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BKLN
BYT
CLB
CLCS
CSSK
EQ-5D

KTC
NCT
NVYTTB
PHCN
PVS
SAGE
THA
THCS
THPT
TLN
TTBTXH
TT-GDSK
TYT
UBND
UBTVQH
WHO
WHOQOL
WHOQOL-BREF

Bảo hiểm y tế
Bệnh không lây nhiễm
Bộ Y tế
Câu lạc bộ
Chất lượng cuộc sống
Chăm sóc sức khỏe
Euro – Quality Of Life – 5
Khoảng tin cậy
Người cao tuổi
Nhân viên y tế thôn bản
Phục hồi chức năng

Phỏng vấn sâu
Scientific Advisory Group for Emmergencies
Tăng huyết áp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thảo luận nhóm
Trung tâm bảo trợ xã hội
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
Ủy ban thường vụ quốc hội
World Health Organization
World Health Organization Quality Of Life
World Health Organization Quality of Life – BREF


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở việt nam..............................................8
Bảng 1.2. Các công cụ tổng quát đo lường chất lượng cuộc sống trong các điều tra
quần thể giai đoạn 2010 - 2020.................................................................17
Bảng 1.3. Các công cụ chuyên biệt đo lường chất lượng cuộc sống trong các nghiên
cứu quần thể giai đoạn 2010 - 2020..........................................................19
Bảng 1.4. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu của who..........23
Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu........................................................50
Bảng 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính..................................................................54
Bảng 2.3. Các hoạt động can thiệp đã triển khai......................................................59
Bảng 2.4. Cách tính điểm chất lượng cuộc sớng của người cao...............................63
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu................................68

Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân, gia đình của đối tượng nghiên cứu........................69
Bảng 3.3. Thông tin về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...............................70
Bảng 3.4. Sức khoẻ của người cao tuổi trong nghiên cứu năm 2018.......................71
Bảng 3.5. Xử trí khi bị ốm liên tục trên 3 ngày của người cao tuổi năm 2018.........74
Bảng 3.6. Các vấn đề về sức khoẻ thể chất của người cao tuổi theo địa bàn trước can
thiệp..........................................................................................................75
Bảng 3.7. Các vấn đề về sức khoẻ thể chất của người cao tuổi theo nhóm tại thời
điểm trước can thiệp.................................................................................76
Bảng 3.8. Khả năng lao động của người cao tuổi theo địa bàn tại thời điểm trước
can thiệp...................................................................................................77
Bảng 3.9. Khả năng lao động của người cao tuổi theo nhóm tại thời điểm trước can
thiệp..........................................................................................................78
Bảng 3.10. Các vấn đề về sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi theo địa bàn tại thời
điểm trước can thiệp.................................................................................79
Bảng 3.11. Các vấn đề về sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi theo nhóm tại thời
điểm trước can thiệp.................................................................................80


viii

Bảng 3.12. Quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi theo địa bàn
tại thời điểm trước can thiệp.....................................................................81
Bảng 3.13. Quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi theo nhóm
can thiệp tại thời điểm trước can thiệp......................................................83
Bảng 3.14. Đánh giá của người cao tuổi về môi trường sống theo địa bàn tại thời
điểm trước can thiệp.................................................................................85
Bảng 3.15. Đánh giá của người cao tuổi về môi trường sống theo nhóm tại thời
điểm trước can thiệp.................................................................................86
Bảng 3.16. Vấn đề kinh tế của người cao tuổi theo địa bàn trước can thiệp............88
Bảng 3.17. Vấn đề về kinh tế của người cao tuổi theo nhóm trước can thiệp..........89

Bảng 3.18. Hài lòng về một sớ khía cạnh của chất lượng cuộc sống của người cao
tuổi theo địa bàn tại thời điểm trước can thiệp.........................................91
Bảng 3.19. Hài lòng về một sớ khía cạnh của chất lượng cuộc sống của người cao
tuổi theo nhóm can thiệp tại thời điểm trước can thiệp.............................92
Bảng 3.20. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo địa bàn
nghiên cứu................................................................................................93
Bảng 3.21. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo nhóm
can thiệp tại thời điểm trước can thiệp......................................................94
Bảng 3.22. Xếp hạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo địa bàn và nhóm
can thiệp tại thời điểm trước can thiệp......................................................95
Bảng 3.23. Xếp hạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo nhóm can thiệp
tại thời điểm trước can thiệp.....................................................................96
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa các biến cá nhân với điểm trung bình chất lượng
cuộc sống của người cao tuổi trước can thiệp...........................................97
Bảng 3.25. Thay đổi sức khoẻ thể chất của người cao tuổi trước và sau can thiệp. .98
Bảng 3.26. Thay đổi khả năng lao động của người cao tuổi trước và sau can thiệp 99
Bảng 3.27. Thay đổi sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi trước và sau can thiệp
................................................................................................................ 100
Bảng 3.28. Thay đổi quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi
trước và sau can thiệp.............................................................................101


ix

Bảng 3.29. Thay đổi môi trường sống của nct tuổi trước và sau can thiệp............102
Bảng 3.30. Thay đổi kinh tế của người cao tuổi trước và sau can thiệp.................104
Bảng 3.31. Thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trước
và sau can thiệp......................................................................................105
Bảng 3.32. Thay đổi chất lượng cuộc sống của nct trước và sau can thiệp............106
Bảng 3.33. Phân tích khác biệt kép (did) để kiểm soát tương tác của biến xã dự án

và tỉnh dự án với tác động của can thiệp tới chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi.........................................................................................107


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU Đ
Hình 1.1. Khung can thiệp y tế công cộng cho tuổi già khỏe mạnh.........................30
Hình 1.2. Khung lý thuyết....................................................................................49Y
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu.....................................................................................55
Hình 2.2. Can thiệp dựa vào cộng đồng “tuổi già khỏe mạnh”................................57
Hình 2.3. Thang xếp hạng chất lượng cuộc sống dựa trên các mức độ hài lòng......65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của những năm
cuối thế kỷ 20 và trong thế kỷ 21. Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn
về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống
kinh tế. Trên thế giới, cứ một giây, có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi –
trung bình một năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi (1). Già hóa dân số gia tăng
nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước có đông dân số trẻ.
Giai đoạn 2010 - 2015, tuổi thọ trung bình của các nước phát triển là 78 và của các
nước đang phát triển là 68 tuổi. Đến những năm 2045 - 2050, dự kiến tuổi thọ trung
bình sẽ tăng lên đến 83 tuổi ở các nước phát triển và 74 tuổi ở các nước đang phát
triển (2,3).
Hơn 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những thay đổi lớn về nhân khẩu
học. Từ năm 1989 đến 2021, NCT ở Việt Nam không những tăng nhanh về số
lượng với 4,6 triệu (năm 1989), 6,2 triệu (1999) và 8,6 triệu (năm 2011), 12,6 triệu

người (năm 2021) mà tỷ lệ NCT cũng tăng lên tương ứng, lần lượt là 7,1%, 8,1%,
10% và 12,6% (4) (17). Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ
năm 2011, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế
giới. Khi tuổi thọ cao thì gánh nặng bệnh tật cũng rất lớn, đặc biệt là đối với NCT
càng dễ mắc bệnh, không những một bệnh mà nhiều bệnh. Điều này dẫn đến nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cho NCT ngày càng cao.
Người cao tuổi Việt Nam vẫn chưa thực sự khỏe mạnh như mong muốn.
Điều tra về NCT năm 2011 chỉ ra rằng hơn 55% và trên 10% số người đánh giá sức
khỏe bản thân là yếu và rất yếu. Nghiên cứu này cũng cho thấy gần 72% NCT gặp ít
nhất một loại khó khăn về vận động và 37,6% gặp ít nhất một trở ngại trong sinh
hoạt hàng ngày (5). Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh
đồng thời, trung bình một người mắc gần 2,7 bệnh (6).
Các chính sách chăm sóc NCT ở nước ta trong thời gian qua đã ít nhiều
mang tính hệ thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số chính sách chăm sóc NCT


2

hiện nay vẫn còn hạn chế và bất cập. Một sớ văn bản chính sách còn chung chung,
thiếu tính thực tế. Những chính sách trợ giúp mới chỉ tập trung vào một số chế độ
trợ cấp xã hội thường xuyên cho những NCT có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; một
số ưu đãi khác cho NCT còn hạn hẹp, chỉ mới ưu tiên trong khám chữa bệnh, đi lại
bằng phương tiện giao thông công cộng, giảm phí tham quan, quà chúc thọ hoặc phí
mai táng).
Năm 2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT về việc phê
duyệt đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 (7). Quyết định
nhằm thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành
động quốc gia về NCT. Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là xây dựng
và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe (CSSK) dài hạn cho NCT. Trên cơ sở này,
đề tài cấp Bộ Y tế “Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả mơ hình can thiệp

tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở một số địa phương của Việt Nam”
do nghiên cứu sinh làm chủ nhiệm đã được xây dựng và triển khai. Đề tài đã được
phê duyệt hoàn thành vào năm 2021. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là tỉnh Hải
Dương và tỉnh Hoà Bình. Tỉnh Hải Dương là một trong 10 tỉnh có chỉ sớ già hoá
cao nhất tồn q́c với tỷ lệ NCT khá cao (13,5%) với tuổi thọ trung bình tăng từ
71,9 tuổi năm 1999 lên 74,5 tuổi năm 2014 (8). Còn ở tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ NCT
thấp hơn trung bình cả nước (8,9%) (8). Dựa vào đề tài cấp Bộ này, nghiên cứu sinh
đã sử dụng một sớ kết quả để xây dựng và hồn thiện luận án “Kết quả can thiệp
tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải Dương và Hịa Bình giai đoạn 2018 - 2021”.
Luận án này thực hiện thêm các phân tích thớng kê chuyên sâu cũng như phân tích
bổ sung thêm những kết quả từ đề tài cấp Bộ để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Trước can thiệp, thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống (CLCS) của NCT tại
địa bàn nghiên cứu như thế nào? Can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải
Dương và tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2018 - 2021 đã làm thay đổi thay đổi CLCS của
NCT ra sao? Mức độ phù hợp của can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” giai đoạn 2018
- 2021 tại 2 tỉnh Hải Dương và tỉnh Hịa Bình như thế nào?. Điểm mới của đề tài là
xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” thông
qua đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sớng, đặc biệt là thay đổi về khía cạnh sức


3

khỏe tinh thần, với cách tổ chức các hoạt động dựa trên vào cộng đồng, có sự tham
gia của NCT - nhóm đối tượng trung tâm của mô hình – trong tự tổ chức, tham gia
và duy trì các hoạt động với hình thức đa dạng và phù hợp với bối cảnh và địa bàn
can thiệp.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành
phớ Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2018.

2. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thông qua can
thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và tỉnh Hòa Bình.
3. Phân tích mức độ phù hợp của can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh
Hải Dương và tỉnh Hòa Bình.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
Người cao tuổi (NCT): Khái niệm người cao tuổi giữa nước ta và thế giới
khác nhau, như Quỹ Dân số Liên hợp quốc định nghĩa người cao tuổi là những
người từ 65 tuổi trở lên. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm người cao
tuổi theo Luật Người cao tuổi năm 2009 là từ 60 tuổi trở lên, tính cả đới với nam
và nữ (Điều 2, Luật NCT Việt Nam) (9).
Già hoá dân số hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” là khi tỷ lệ
người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ lệ người từ
60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Giai đoạn “dân số già” còn gọi là
giai đoạn “dân số đã già” là khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số
trở lên. Đây là một quá trình diễn ra khi tỷ lệ người lớn và NCT tăng lên, còn tỷ lệ
trẻ em và vị thành niên giảm đi, cũng là lúc mức sinh giảm xuống và tuổi thọ trung
bình không thay đổi hoặc tăng lên (10).
Cơ cấu dân số vàng là cứ có 2 người trong độ tuổi lao động thì có 1 người
trong độ tuổi phụ thuộc (10). Tại Việt Nam, độ tuổi lao động là từ 15 đến 59 tuổi,
độ tuổi phụ thuộc trẻ là dưới 15 tuổi, độ tuổi phụ thuộc già là từ trên 60 tuổi. Tuổi
già khỏe mạnh là một quá trình phát triển và duy trì khả năng thực hiện các chức
năng để tạo nên cuộc sống thoải mái trong giai đoạn tuổi già.
Già hóa tích cực là một quá trình tối đa hóa các cơ hội liên quan đến y tế, sự
tham gia và đảm bảo an sinh từ đó tăng cường chất lượng cuộc sống cho NCT (10).

Chất lượng cuộc sống: Theo WHO, chất lượng cuộc sống (CLCS) là
“Quan niệm của cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống
giá trị mà họ sống; và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và
những mối quan tâm của họ” (11).


5

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là sự hiểu biết của cá nhân về vị
trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị, và trong mối quan
hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ (11).
Năng lực cung cấp dịch vụ sức khỏe cho người cao tuổi tại cơ sở y tế
tuyến cơ sở được đánh giá dựa vào sự sẵn có và sẵn sàng đáp ứng các yếu tố như:
i) nhân lực, ii) thuốc, trang thiết bị và kỹ thuật; iii) hoạt động/dịch vụ; iv) thông
tin, báo cáo; và vi) tài chính. ́u tớ chính sách, quản lý và điều hành cũng ảnh
hưởng đến những năng lực này (12).
Mức độ phù hợp: Một can thiệp khi triển khai cần phải phù hợp với nhu
cầu, ở cả phía đới tượng đích (giải qút các vấn đề của đới tượng đích) và cũng
phải phù hợp với các đặc thù của chủ đề nghiên cứu (13). Tính phù hợp có ý nghĩa
quan trọng trong thiết kế nghiên cứu, lập kế hoạch hoạt động của can thiệp và cả
tổng chi phí của can thiệp. Mức độ phù hợp là đánh giá về sự phù hợp của can thiệp
ở một địa bàn cụ thể hoặc cho một đối tượng đích cụ thể (ví dụ: người cung cấp
dịch vụ y tế hoặc khách hàng) hoặc vấn đề cụ thể (13).
1.2. Thực trạng sức khỏe người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Khái quát sức khỏe của người cao tuổi
Khi tuổi cao, đồng nghĩa với việc sức khỏe giảm sút và mắc các bệnh người
già. Các bệnh thường gặp ở NCT bao gờm mất thính giác, đục thủy tinh thể và các
tật khúc xạ, đau lưng và cổ, viêm khớp mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu
đường, trầm cảm và chứng sa sút trí tuệ. Người cao tuổi gặp phải một số vấn đề liên
quan đến sức khỏe sinh sản như ảnh hưởng của mãn kinh, ung thư sinh dục, sa sinh

dục v.v… Đáng lưu ý là, NCT cùng lúc có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau.
Hơn nữa, NCT còn phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra (14). Khi tuổi càng cao,
NCT gặp nhiều tình trạng sức khoẻ phức tạp, không thuộc bất cứ một phân loại
bệnh cụ thể nào, gọi là hội chứng lão khoa như suy giảm sức khỏe, tiểu không tự
chủ, ngã, mê sảng và viêm loét do tỳ đè. Hội chứng lão khoa là một chỉ báo thường
được sử dụng cho tình trạng sức khỏe và tử vong của NCT chứ không chỉ là loại
hoặc số lượng bệnh cụ thể hiện mắc.


6

Khi tuổi càng cao, NCT thường mắc các bệnh không lây nhiễm, là nguyên
nhân chính gây tử vong ở người cao tuổi, đồng thời cũng là gánh nặng bệnh tật lớn
nhất ở các nước phát triển, thậm chí ở cả những nước đang phát triển. Năm 2004, tỷ
lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm trên phạm vi toàn cầu chiếm tới 86% trong
tổng số các trường hợp tử vong ở nhóm NCT (77% ở các nước thu nhập thấp và
91% ở các nước thu nhập cao (15). Nhiều quốc gia đang đối mặt với gánh nặng
“bệnh tật kép” do có sự thay đổi nhanh về mô hình bệnh tật và nguyên nhân ốm đau
ở NCT.
Trừ những nước phát triển, phần lớn NCT trên thế giới không được tiếp cận
và chăm sóc y tế đầy đủ. Đào tạo về lão khoa thường không đáp ứng đủ so với nhu
cầu đối với loại hình chăm sóc đặc biệt này. Thêm vào đó, nhu cầu về các dịch vụ
chăm sóc lâu dài cho NCT ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Nếu như trước đây,
những dịch vụ này thường được các thành viên gia đình đảm nhận thì hiện nay công
việc chăm sóc NCT ngày càng được đảm nhận bởi các chuyên gia y tế.
1.2.2. Thực trạng sức khoẻ người cao tuổi trên thế giới
Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ 21.
Hiện nay, cứ chín người thì có một người từ 60 tuổi trở lên, ước đến năm 2050 cứ
năm người đã có một người từ 60 tuổi trở lên (1). Năm 2014, có 34 quốc gia đạt
được tuổi thọ trung bình trên 80 tuổi; trong khi đó năm 2007 chỉ có 19 quốc gia đạt

con số này. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có trên 30% dân sớ già; nhưng
đến năm 2050, ước tính có 64 nước có trên 30% dân số già như Nhật Bản. Giai
đoạn 2015 - 2020, tuổi thọ trung bình của các nước phát triển là 80 và của các nước
đang phát triển là 71 tuổi, nhưng đến năm 2045 - 2050, dự kiến tuổi thọ trung bình
ở các nước phát triển là 83 và các nước đang phát triển là 74 (2).
Năm 1950, thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2020, số
NCT từ 65 tuổi trở lên tăng lên đến khoảng 727 triệu người, chiếm 9,3% tổng sớ
dân sớ. Dự tính sẽ đã 1 tỷ người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ đạt
1,5 tỷ người, chiếm 16% tổng số dân số (3). Có sự khác biệt lớn về người cao tuổi
giữa các q́c gia và khu vực. Ví dụ, năm 2012, Châu Phi có 6% dân số tuổi là


7

NCT, trong khi ở Châu Mỹ La tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%,
Châu Đại dương là 15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự
báo số người cao tuổi ở Châu Phi chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu Á,
24% ở Châu Đại dương, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam
Mỹ và 34% ở Châu Âu (3).
Phụ nữ chiếm đa số dân số cao tuổi trên thế giới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi
trở lên thì chỉ có 84 nam giới (3), tuổi càng cao thì phụ nữ chiếm đa số (3). Mối
quan hệ về giới tác động tới tồn bộ quá trình sớng, ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận các nguồn lực và cơ hội một cách liên tục cũng như tích lũy. Già hóa dân sớ
cũng tạo ra những thách thức về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội cho các cá nhân, gia
đình, xã hội và cộng đờng trên phạm vi tồn cầu. Các nước thu nhập thấp không
những phải đối mặt với tuổi thọ trung bình thấp mà còn phải đối mặt với tình trạng
sức khỏe kém. Vì vậy, mỗi quốc gia cần có các chính sách phù hợp để giải quyết
các thách thức cũng như tận dụng tối đa các cơ hội mà NCT mang lại nhằm xác
định liệu xã hội có được hưởng lợi hay không từ già hóa dân số.
1.2.3. Thực trạng sức khoẻ người cao tuổi ở Việt Nam

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng
trong phát triển kinh tế và xã hội. Tính đến năm 2019, Việt Nam đứng thứ 117/189
q́c gia về chỉ số phát triển con người (16). Từ năm 1989 đến 2021, không những
số NCT ở Việt Nam đang tăng lên nhanh với 4,6 triệu (năm 1989), 6,2 triệu (1999)
và 8,6 triệu (năm 2011), 12,6 triệu người (năm 2021) mà tỷ lệ NCT cũng tăng lên
tương ứng, lần lượt là 7,1%, 8,1%, 10% và 12,6% (17). Việt Nam chính thức bước
vào giai đoạn già hóa dân sớ năm 2011 và trở thành một trong năm quốc gia có tốc
độ già hóa nhanh nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam tăng, năm 2020 là
73,6 tuổi, mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới, đến
năm 2030 là 75 tuổi. Tuổi thọ trung bình của nam thấp hơn nữ, theo số liệu của
Tổng cục Thống kê tuổi thọ của nam và nữ chênh lệch khoảng 5 tuổi (Kết quả Tổng


8

điều tra dân số năm 2019, tuổi thọ bình quân của nữ là 76,3 tuổi, nam là 71,0 tuổi)
(18).
Tổng hợp báo cáo từ Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số & nhà ở các
năm 1979, 1989, 2009 và Điều tra Biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS–
KHHGD) năm 2015 và Tổng điều tra Dân số năm 2019 (4,19,20) cho thấy có sự gia
cả về số lượng NCT trên 60 tuổi (từ 3,71 triệu người năm 1979 tăng lên 11,5 triệu
người năm 2019) và tỷ lệ % số NCT nhóm này trên tổng dân số (từ 6,9% năm 1979
lên 11,9% năm 2019), trong đó, tỷ lệ NCT trên 65 tuổi trên tổng số dân cũng có
chiều hướng gia tăng dần qua các năm từ 4,7% năm 1979 lên 7,7% năm 2019 (Bảng
1.1).
Bảng 1.1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam
Năm

Tổng dân số


NCT 60+

Tỷ lệ 60+ (%)

Tỷ lệ 65+ (%)

1979
1989
1999
2009
2010
2015
2019

(triệu người)
53,7
64,3
76,3
85,8
86,8
91,5
96,2

(triệu người)
3,71
4,64
6,19
7,54
8,15

10,3
11,5

6,9
7,2
8,1
8,7
9,4
11,3
11,9

4,7
4,7
5,8
6,4
6,8
7,6
7,7

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số & nhà ở 1979, 1989, 2009 và Điều tra
Biến động DS–KHHGD 2015 và Tổng điều tra Dân số năm 2019 (4,19,20)

Mặc dù tuổi thọ người Việt Nam được nâng lên, nhưng số năm sống khỏe
mạnh, không ốm đau bệnh tật rất thấp (khoảng 66 năm), trong khi số năm ốm đau
trung bình khoảng 7,3 năm (11% tổng tuổi thọ). Theo báo cáo của Chương trình
phát triển của Liên hợp quốc năm 2015, số năm ốm đau của Việt Nam là 11 năm
cao hơn nhiều Thái Lan (5 tuổi) và Trung Quốc (7 tuổi) và tương đương với
Malaysia và Philippines (16).
Tuổi thọ cao thì gánh nặng bệnh tật cũng rất lớn, đặc biệt là đối với NCT
càng dễ mắc bệnh, khó hồi phục. Điều này làm cho nhu cầu chăm sóc ý tế tăng cao

và tỷ lệ phụ thuộc NCT tăng, gây áp lực lên nhóm dân sớ lao động, chính phủ và hệ
thống bảo hiểm xã hội. Từ tất cả các thực trạng nêu trên, có thể thấy Việt Nam đang



×