Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

KẾT QUẢ CAN THIỆP TUỔI GIÀ KHỎE MẠNH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ HÒA BÌNH tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.22 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN ĐÌNH ANH

KẾT QUẢ CAN THIỆP TUỔI GIÀ KHỎE MẠNH
TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ HỊA BÌNH

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 97.20.701

HÀ NỘI – 2023


Cơng trình được hồn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Bùi Thị Thu Hà
2. PGS.TS Dương Minh Đức
Phản biện 1:

…………………………………………………
…………………………………………………

Phản biện 2:

…………………………………………………
…………………………………………………


Phản biện 3:

…………………………………………………
…………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường

họp

………………………………………………………….
vào hồi ………giờ…… ngày……… tháng …….năm 2023.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện trường Đại học Y tế công cộng

tại:


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ
năm 2011, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa
nhanh nhất thế giới. Người cao tuổi (NCT) Việt Nam vẫn chưa thực
sự khỏe mạnh như mong muốn.
Năm 2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT về
việc phê duyệt đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn
2017-2025 (7). Trên cơ sở này, đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực
trạng và đánh giá hiệu quả mơ hình can thiệp tăng cường chăm sóc

sức khỏe người cao tuổi ở một số địa phương của Việt Nam” do
nghiên cứu sinh làm chủ nhiệm đã được xây dựng và triển khai tại
tỉnh Hải Dương và tỉnh Hồ Bình. Dựa vào đề tài cấp Bộ này,
nghiên cứu sinh đã sử dụng một số kết quả để xây dựng và hoàn
thiện luận án“Kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải
Dương và Hịa Bình”.
* Mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người
cao tuổi tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Kim Bơi,
tỉnh Hịa Bình năm 2018.
2. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao
tuổi thông qua can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương
và tỉnh Hịa Bình.
3. Phân tích mức độ phù hợp của can thiệp “Tuổi già khỏe
mạnh” tại tỉnh Hải Dương và tỉnh Hịa Bình.
* Những điểm mới/đóng góp của luận án:
Bên cạnh việc cung cấp những kết quả nghiên cứu mới về
thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống (CLCS) của NCT tại
địa bàn nghiên cứu, điểm mới của luận án là xây dựng và đánh giá
hiệu quả mơ hình can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” thông qua đánh
giá thay đổi chất lượng cuộc sống, đặc biệt là thay đổi về khía cạnh
sức khỏe tinh thần, với cách tổ chức các hoạt động dựa vào cộng
đồng, có sự tham gia của NCT - nhóm đối tượng trung tâm của mơ


2
hình - trong tự tổ chức, tham gia và duy trì các hoạt động với hình
thức đa dạng và phù hợp với bối cảnh và địa bàn can thiệp.
* Kết cấu của luận án:
Luận án gồm 145 trang: Đặt vấn đề: 02 trang; Mục tiêu: 1

trang; Chương 1. Tổng quan tài liệu: 46 trang; Chương 2. Đối tượng
và phương pháp nghiên cứu: 18 trang; Chương 3. Kết quả nghiên
cứu: 47 trang; Chương 4. Bàn luận: 28 trang; Kết luận: 02 trang;
Khuyến nghị: 01 trang.
Luận án có 41 bảng, 10 hình. Luận án tham khảo 193 tài liệu
gồm 70 tài liệu tiếng Việt và 123 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Người cao tuổi: là người từ 60 tuổi trở lên, tính cả nam và nữ
(Điều 2, Luật NCT Việt Nam) (9).
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là sự hiểu biết của
cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống
các giá trị, và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn
mực và mối quan tâm của họ (11).
1.2. Thực trạng sức khỏe người cao tuổi trên
thế giới và tại Việt Nam
Người cao tuổi cùng lúc có thể mắc nhiều chứng bệnh khác
nhau. Hơn nữa, NCT còn phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra
(14). Mặc dù tuổi thọ người Việt Nam được nâng lên, nhưng số năm
sống khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật rất thấp (khoảng 66 năm),
trong khi số năm ốm đau trung bình khoảng 7,3 năm (11% tổng tuổi
thọ). Theo báo cáo của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
năm 2015, số năm ốm đau của Việt Nam là 11 năm, cao hơn nhiều
Thái Lan (5 tuổi) và Trung Quốc (7 tuổi) và tương đương với
Malaysia và Philippines (16).
1.3. Cơng tác Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt
Nam
1.3.1. Các vấn đề sức khoẻ của người cao tuổi ở Việt Nam



3
Điều tra về NCT năm 2011, hơn 55% và trên 10% số NCT tự
đánh giá sức khỏe bản thân là yếu và rất yếu (5). Tỷ lệ mắc các bệnh
mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh đồng thời, trung bình
một người mắc gần 2,7 bệnh. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất
với tỷ lệ mắc lên tới 45,6% (6).
Về tinh thần, những thay đổi về xã hội, tâm lý, sức khỏe suy
giảm, bệnh tật và những lo toan trong cuộc sống, sự cô đơn khi mất đi
người bạn đời, người thân làm cho NCT bị sự suy sụp về tinh thần và
mắc các bệnh lý tâm thần trầm trọng (21).
1.3.2. Khám sức khỏe và chữa bệnh
Một trong những thách thức lớn của chính sách chăm sóc NCT
là cân đối giữa tự chăm sóc (NCT tự chăm sóc mình), chăm sóc khơng
chính thức (người nhà và bạn bè) và chăm sóc chính thức (các dịch vụ
y tế và xã hội). Chăm sóc chính thức bao gồm cả CSSK ban đầu, chủ
yếu tại cộng đồng và chăm sóc tại các cơ sở y tế hoặc nhà dưỡng lão.
1.3.3. Hệ thống Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ở Việt Nam
Việc CSSK ban đầu và khám, điều trị cho NCT hiện nay chủ yếu
dựa vào hệ thống y tế công với 4 bệnh viện lão khoa với khoảng 2.000
giường bệnh. Tuyến tỉnh, các bệnh viện thành lập khoa lão hoặc dành
riêng một số giường ưu tiên cho NCT. Cả nước có hơn 400 trung tâm
bảo trợ xã hội cho đối tượng chính sách, NCT cơ đơn khơng nơi nương
tựa.
1.3.4. Chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi hiện
nay
Chính sách pháp luật và các quy định bảo đảm các phúc lợi
của NCT khơng ngừng được củng cố, hồn thiện nhằm nâng cao
chất lượng sống của NCT. Tuy nhiên, những chính sách mới chỉ tập
trung vào một số chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên cho những
NCT ở các đối tượng chính sách, có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn.

1.4. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống
Các thang đo CLCS vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện
(32). Tổng quan tài liệu cho thấy có 3 bộ công cụ đánh giá CLCS
được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là: WHOQOL, EuroQol - 5 và
SF-36. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ đo lường


4
CLCS dành riêng cho NCT Việt Nam do nhóm nghiên cứu của trường
Đại học Y tế công cộng đã phát triển từ bộ công cụ WHOQOL-100.
Bộ công cụ gồm 65 câu hỏi (trong đó 36 câu từ bộ WHOQOL - 100,
29 câu được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính) (71).
1.5. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
Đa số các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy
CLCS của NCT xếp loại ở mức trung bình và có xu hướng giảm khi
tuổi càng cao. Nam giới có CLCS tốt hơn nữ giới. NCT đang sống
chung với vợ/chồng, có trình độ học vấn cao hơn, có sức khỏe tốt
hơn thì CLCS cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể
ảnh hưởng đến CLCS của NCT cũng được các nghiên cứu quan tâm
như: yếu tố gia đình, xã hội, nghề nghiệp, tín ngưỡng, tơn giáo, điều
kiện kinh tế, sự hài lịng về nơi ở, ...
1.6. Mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Năm 2016, WHO đã thông qua Chiến lược toàn cầu và Kế
hoạch Hành động về Người cao tuổi nhằm mục tiêu hướng tới thập
kỷ “Già hóa khỏe mạnh” bắt đầu từ năm 2020 (2). Trong chiến lược
này, WHO đưa ra khung can thiệp y tế công cộng cho “Tuổi già
khỏe mạnh” (Hình 1.1).
Ở Việt Nam, có rất nhiều mơ hình CSSK NCT được triển khai
dưới nhiều hình thức khác nhau. Song có 2 dạng mơ hình CSSK
NCT được thể hiện rõ trong đường lối, chủ trương, chính sách pháp

luật của nhà nước đó là: 1-Mơ hình nhà nước (Trung tâm bảo trợ xã
hội (TTBTXH), bệnh viện lão khoa..), 2- mơ hình CSSK NCT tại
cộng đồng và tại gia đình (Trung tâm chăm sóc NCT, nhà dưỡng lão,
nhà xã hội, các câu lạc bộ (CLB) NCT…) (7). Tuy nhiên, các mơ
hình này được triển khai chưa đồng bộ, chưa có tích hợp và sự phối
hợp đa nghành trong cung cấp các dịch vụ; đồng thời hệ thống quản
lý, nguồn nhân lực, cũng như nguồn tài chính, thơng tin liên lạc để
đảm bảo cho các dịch vụ này còn nhiều hạn chế.
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu


5
Tỉnh Hải Dương là một trong 10 tỉnh có chỉ số già hố cao
nhất tồn quốc với tỷ lệ NCT khá cao (13,5%) (8). Tỉnh Hịa Bình,
tỷ lệ NCT thấp hơn trung bình cả nước (8,9%) (8).
1.8. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết của nghiên cứu được xây dựng dựa trên cách
tiếp cận can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” theo Khung can thiệp y tế
công cộng của WHO (theo các quá trình già hóa) (2).
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng trong nghiên cứu định lượng
Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh sống tại địa bàn
nghiên cứu đủ minh mẫn để trả lời câu hỏi.
Tiêu chí loại trừ: vắng mặt tại thời điểm thu thập số liệu,
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Nghiên cứu định tính
- Trạm trưởng Trạm y tế
- Cán bộ phụ trách chương trình CSSK NCT tại Trạm y tế
- Đại diện Câu lạc bộ “Người già khoẻ - Gia đình vui”

- Người cao tuổi có tham gia nghiên cứu trước can thiệp
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian: từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021.
2.2.2. Địa điểm: Bốn (04) địa bàn nghiên cứu gồm: 2 phường
(An Lạc và Văn An) của thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và 2
xã (Hạ Bì và Vĩnh Tiến) của huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình. Trong
đó, phường Văn An (Thành phố Chí Linh) và xã Hạ Bì (huyện Kim
Bơi) được chọn làm địa bàn can thiệp.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
- Giai đoạn trước can thiệp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, sử
dụng nghiên cứu định lượng.
- Giai đoạn can thiệp: Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm
(can thiệp cộng đồng, đánh giá trước – sau có nhóm đối chứng).
- Giai đoạn sau can thiệp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang (kết
hợp nghiên cứu định lượng và định tính).


6
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu giai đoạn trước can
thiệp
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ với ước
lượng tỷ lệ NCT có CLCS tốt trước can thiệp p = 0,26 (theo đánh giá
Hoàng Văn Minh và cộng sự tại Ba Vì (20)); d = 3%. Cỡ mẫu tối
thiểu tính được cho 1 huyện n = 822. Dự phịng khoảng 15% thì với
2 huyện và làm trịn, cỡ mẫu cần có là khoảng 1900 NCT.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm (chùm) 02 giai đoạn
(chọn thôn và chọn NCT) với quần thể chọn mẫu là tổng số NCT tại
địa bàn nghiên cứu. Thực tế, cỡ mẫu thu được trước can thiệp là
1960 NCT (996 NCT ở thành phố Chí Linh; 964 NCT ở huyện Kim

Bơi).
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu giai đoạn can
thiệp
Nghiên cứu tiến hành can thiệp cộng đồng. Toàn bộ NCT tại
02 địa bàn can thiệp là phường Văn An và xã Hạ Bì được tiếp cận
các can thiệp của nghiên cứu. Nghiên cứu khơng triển khai hoạt
động gì tại 02 xã đối chứng là phường An Lạc và xã Vĩnh Tiến.
2.4.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu giai đoạn sau can
thiệp
2.4.3.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu
định lượng để đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi sau can thiệp
Với từng xã can thiệp, áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu so sánh
hai tỷ lệ với: ước lượng tỷ lệ NCT có CLCS tốt trước can thiệp p 1 =
26% theo đánh giá của Hồng Văn Minh và cộng sự về số NCT có
CLCS tốt tại Ba Vì (19); ước lượng tỷ lệ NCT có CLCS tốt sau can
thiệp p2 = 37%. Cỡ mẫu tối thiểu cần cho mỗi nhóm can thiệp và đối
chứng là n = 279. Ước lượng 10% NCT từ chối tham gia, phiếu thu
về không đạt yêu cầu. Như vậy, số NCT cần chọn tham gia nghiên
cứu đánh giá sau can thiệp tại mỗi xã can thiệp là 307 người, lấy tròn


7
lên thành 310 người. Với cỡ mẫu nhóm can thiệp bằng cỡ mẫu nhóm
đối chứng, cỡ mẫu cần thiết để đánh giá hiệu quả của can thiệp tại 4
xã là 1240 NCT.
* Phương pháp chọn mẫu: Từ danh sách 1960 NCT trong
điều tra tại giai đoạn trước can thiệp, sử dụng bảng số ngẫu nhiên để
chọn ra 1240 NCT. Thực tế, chọn được 1233 NCT tham gia, trong
đó, nhóm chứng: 615 người; nhóm can thiệp: 618 người.

2.4.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu
định tính để phân tích mức độ phù hợp của can thiệp (Bảng 2.2)

Bảng 2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính
Cỡ mẫu đã Phương pháp
thu thập
Chọn chủ đích mời tham
Trạm trưởng Trạm y tế
02 người
gia phỏng vấn sâu (PVS)
tại 2 xã can thiệp
Cán bộ phụ trách chương
Chọn chủ đích mời tham
trình CSSK NCT tại
gia PVS
02 người
Trạm y tế của 2 xã can
thiệp
Chọn chủ đích mời tham
Đại diện CLB “Người già
gia thảo luận nhóm
khoẻ - Gia đình vui” của
30 người
(TLN): 05 người/nhóm x
2 xã can thiệp
3 nhóm/xã x 2 xã
Chọn chủ đích mời tham
Đại diện nhóm người cao
32 người
gia TLN: 08 người/ nhóm

tuổi được can thiệp
x 2 nhóm/xã x 2 xã
Tổng số
66 người
Đối tượng

2.5. Xây dựng chương trình và nội dung can thiệp
Can thiệp được xây dựng với 3 bước: 1- Tổng quan tài liệu có
liên quan đến xây dựng can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh”, đặc biệt là
can thiệp dựa vào cộng đồng và can thiệp tăng cường tự chăm sóc tại
nhà cho NCT. 2- Xây dựng mơ hình can thiệp CSSK cho NCT. 3-


8
Chỉnh sửa và hồn thiện mơ hình: xin ý kiến của chuyên gia và cộng
đồng gồm các bên liên quan.
Nghiên cứu triển khai mơ hình “Tuổi già khoẻ mạnh” với các
nội dung can thiệp được triển khai và thực hiện với sự tham gia của
NCT, trung tâm mơ hình là Câu lạc bộ “Người già khỏe - Gia đình
vui”, các hoạt động tư vấn xung quanh 5 nội dung chính trong CSSK
cho NCT là: 1) Chế độ ăn và dinh dưỡng cho NCT; 2) Tăng cường
hoạt động thể lực cho NCT; 3) Tăng cường hoạt động xã hội cho
NCT; 4) Hỗ trợ NCT mắc bệnh mạn tính; 5) Khám sàng lọc bệnh mạn
tính. Các hoạt động can thiệp chính (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Các hoạt động can thiệp đã triển khai
TT

Hoạt động


I

Xây dựng các tài liệu TT-GDSK cho NCT

Xây dựng các tài liệu TTGDSK phát tay theo 6 chủ
đề chính trong CSSK NCT

1.
II

2.

3.

Số lượng/
Tần xuất
6 bộ tài liệu

Đối tượng thụ hưởng
NCT; hội viên các CLB
tư vấn CSSK NCT tại 02
xã can thiệp

Xây dựng câu lạc bộ “Người già khỏe - Gia đình vui” lồng ghép trong chi
hội NCT tại 02 xã can thiệp

Thành lập CLB và tổ chức
Hội thảo tập huấn và triển
khai hoạt động của CLB
“Người già khỏe – gia đình

vui” lồng ghép trong chi
hội NCT. Mỗi xã thành lập
02 CLB, mỗi CLB gồm 910 thành viên
Tổ chức tập huấn nâng cao
năng lực cho các thành
viên CLB “Người già khỏe

Gia đình vui” về các kỹ
năng về lập kế hoạch, đánh
giá hoạt động và nội dung
chuyên môn trong tư vấn
CSSK NCT

04 CLB;
02 hội thảo

NCT; hội viên các CLB
tư vấn CSSK NCT tại 02
xã can thiệp

4 khóa/ xã

Thành viên các CLB
“Người già khỏe –
Gia đình vui” tại 2 xã
can thiệp


9
TT


Hoạt động

III

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe các kiến thức và kỹ năng về CSSK NCT

Tổ chức hội thảo chuyên
đề
Truyền thông trên loa phát
thanh của xã
Truyền thông qua hoạt
động của các CLB “Người
già khỏe – Gia đình vui”

4.
5.
6.

Truyền thơng qua các cuộc
họp của thôn, xã

7.
IV

9.
V

4 hội thảo
Hàng tuần

(1 lần/tuần)
Hàng ngày,
hàng tuần

NCT, người nhà NCT,
thành viên CLB, đại diện
các bên liên quan tại 2 xã
can thiệp

20 cuộc họp
của thôn/xã

Hàng tháng
cho hơn 100
NCT/ tháng

NCT tại 2 xã can thiệp

Hàng tháng
cho hơn 100
NCT/ tháng

NCT bị THA, người nhà
NCT bị THA tại 2 xã can
thiệp

200
lượt
thăm khám/



NCT và người nhà có
nguy cơ cao hoặc đang
mắc BKLN tại 2 xã can
thiệp

Hỗ trợ và chăm sóc dài hạn

Thăm và tư vấn tại nhà cho
NCT thông qua hoạt động
của CLB và Trạm Y tế

10.
VI

11.

Đối tượng thụ hưởng

Dự phòng và bảo đảm phát hiện sớm BKLN cho NCT

Tổ chức khám sức khỏe
định kỳ cho NCT thông
qua hoạt động của Trạm Y
tế
Tư vấn, hướng dẫn đo
huyết áp hàng ngày cho
NCT thông qua hoạt động
của CLB và Trạm Y tế


8.

Số lượng/
Tần xuất

Thúc đẩy các hành vi giúp cải thiện năng lực

Hỗ trợ các hoạt động ở các
CLB của Hội NCT và các
hoạt động xã hội khác
(cung cấp bóng hơi, lưới,
hỗ trợ trà, nước…)

Hỗ trợ hằng
tháng
cho
hoạt động 02
CLB/xã

Các CLB (bóng chuyền
hơi và văn nghệ) được hỗ
trợ để tăng cường các
hoạt động

2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng
Phỏng vấn trực tiếp NCT tại hộ gia đình sử dụng Bộ cơng cụ
thu thập số liệu định lượng có cấu trúc được thiết kế sẵn. Quy trình
thu thập số liệu sau can thiệp được thực hiện tương tự như đánh giá
trước can thiệp.

2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính


10
Ở giai đoạn sau can thiệp, phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm
có trọng tâm là hai phương pháp được sử dụng, tiến hành song song
với nghiên cứu định lượng.
2.7. Các biến số nghiên cứu
2.7.1. Các biến số định lượng
- Nhóm biến số mơ tả thơng tin chung của NCT: tuổi, giới
tính, trình độ học vấn, dân tộc, tơn giáo, tình trạng hơn nhân, nghề
nghiệp, người sống chung.
- Nhóm biến số về đánh giá CLCS của NCT theo 6 khía cạnh:
sức khỏe thể chất, khả năng lao động, tinh thần/ mối quan hệ/ hỗ trợ
trong sinh hoạt, môi trường sống, tín ngưỡng, tâm linh, và kinh tế.
- Nhóm biến số về tình trạng sức khỏe và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh khi mắc bệnh của NCT: tình trạng ốm trong 1 tháng
vừa qua, bệnh mạn tính hiện mắc, tình trạng huyết áp; tiếp cận và sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh.
2.7.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính
(1) Khó khăn và thuận lợi của hoạt động can thiệp; (2) Chính
sách, quản lý, điều hành và phối hợp; (3) Sự cần thiết và ủng hộ của
các bên liên quan; (4) Nhân lực; (5) Cơ sở vật chất và trang thiết bị;
(6) Nguồn tài chính.
2.8. Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Chất lượng cuộc sống của NCT trong nghiên cứu được đánh
giá bằng bộ công cụ do Trường Đại học Y tế công cộng phát triển từ
bộ công cụ WHOQOL - 100 (71) với 65 tiểu mục: (1) Sức khỏe thể
chất (gồm 18 tiểu mục); (2) Khả năng lao động (gồm 7 tiểu mục);
(3) Tinh thần/mối quan hệ/hỗ trợ trong sinh hoạt (gồm 19 tiểu mục);

(4) Môi trường sống (7 tiểu mục); (5) Tín ngưỡng, tâm linh (2 tiểu
mục); (6) Kinh tế (gồm 11 tiểu mục).
Với mỗi tiểu mục trong bộ công cụ, thang đo Likert 5 được sử
dụng để đánh giá mức độ của các ý kiến trả lời, tương ứng với số
điểm từ 1 điểm đến 5 điểm.
Điểm CLCS theo từng khía cạnh bằng tổng điểm các tiểu mục
trong khía cạnh. Tổng điểm CLCS của NCT bằng tổng điểm 65 tiểu


11
mục. Một số tiểu mục được đánh giá bởi các câu hỏi được thiết kế
đo lường theo chiều hướng nghịch, khi phân tích các tiểu mục này
được điều chỉnh lại mức điểm tương ứng.
Xếp hạng chất lượng cuộc sống: Điểm CLCS được quy về
thang điểm 10 để thuận lợi khi so sánh. Cụ thể xếp hạng CLCS theo
các mốc tổng điểm trung bình như sau:
Xếp hạng CLCS
Tổng điểm trung bình
Xếp hạng CLCS Thấp (<6/10)
từ 65 đến 194 điểm
Xếp hạng CLCS Trung bình (6 - <8/10)
từ 195 đến 259 điểm
Xếp hạng CLCS Tốt (8 - 10/10)
từ 260 đến 325 điểm
Chỉ số hiệu quả của can thiệp được sử dụng để đo lường hiệu
số trước và sau can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng.
2.9. Phương pháp phân tích số liệu
2.9.1. Xử lý và phân tích số liệu định lượng
Số liệu định lượng được nhập vào phần mềm Epi Data 3.0 và
phân tích bằng phần mềm SPSS 24.0.

2.9.2. Xử lý và phân tích thơng tin định tính
Thơng tin định tính được gỡ băng, mã hố và phân tích theo
chủ đề, sử dụng phần mềm Microsoft Word và Microsoft Excel.
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đảm bảo đầy
đủ các nguyên tắc, quy định về đạo đức trong nghiên cứu.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người
cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bơi,
Hịa Bình năm 2018
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Giới
tính

Nam
Nữ

Chí
Linh
(n=996)
S
%
L
41 41
7
,9
57 58

Kim

Bơi
(n=964)
S
%
L
35 36
4
,7
61 63

Chung
(n=1960
)
SL

%

77
1
11

39
,3
60

p
(χ2
test)

0,02



12

Đặc điểm

Kinh
Dân tộc

Tơn
giáo

Dân tộc ít
người
Có tơn giáo
Tự do
60 - 69
70 - 79 tuổi

Nhóm
tuổi

≥80 tuổi
TB ± ĐLC

Trình
độ học
vấn

THCS trở

xuống
THPT
Trung cấp/cao
đẳng trở lên
Khơng có
thơng tin

Chí
Linh
(n=996)
S
%
L
9
,1
99 99
4
,8
0,
2
2
1,
19
9
97 98
7
,1
57 57
6
,8

23 23
0
,1
19 19
0
,1
70,2 ±
9,4
78 79
9
,2
10 10
3
,3
99

10

5

0,
5

Kim
Bôi
(n=964)
S
%
L
0

,3
27 28
4
,4
69 71
0
,6
0,
8
8
95 99
6
,2
62 64
0
,3
25 26
2
,2
9,
92
5
68,1 ±
7,5
78 81
5
,4
11 12
6
,0

5,
52
3
1,
11
3

Chung
(n=1960
)
SL
89
12
68
69
2

%

,7
64
,7
35
,3
1,
27
4
19 98
33
,6

11 61
96
,0
48 24
2
,6
28 14
2
,4
69,1 ±
8,5
15 80
74
,3
21 11
9
,2
15
7,
1
7
0,
16
8

p
(χ2
test)

<0,00

1

0,041

<0,00
1

0,001

Bảng 3.1 trình bày thơng tin chung về đặc điểm nhân khẩu học
của 1.960 NCT đã tham gia nghiên cứu giai đoạn trước can thiệp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 32,1% NCT chưa từng kết hơn hoặc đã
Ly thân/ Ly hơn hoặc Góa. Tỷ lệ NCT đang sống cùng người thân là
93,5%, tỷ lệ này ở Chí Linh là 88,6% thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với Kim Bôi (98,5%) với p<0,001. Về nghề nghiệp trước đây, đa
số NCT tham gia nghiên cứu có nghề nghiệp chính là nơng dân
(64,4%), tiếp theo là đến nhóm cơng nhân/viên chức (21,1%). Về
nghề nghiệp hiện tại, chỉ có 22,0% NCT nói rằng họ khơng làm gì và


13
23,4% là nghỉ hưu, 40,9% NCT vẫn làm ruộng. Có 97,4% NCT có
thẻ bảo hiểm y tế và tỷ lệ này ở Chí Linh (95,9%) thấp hơn so với
Kim Bơi (99%).
3.1.2. Sức khỏe người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải
Dương và huyện Kim Bơi, Hịa Bình năm 2018
Kết quả cho thấy 40,1% NCT trả lời có bị ốm trong vịng 1
tháng tại thời điểm nghiên cứu. Có 49,7% NCT cho biết họ đã từng
bị ốm trên 3 ngày liên tục trong vòng 6 tháng qua, 62,0% NCT trả
lời có mắc ít nhất một bệnh tại thời điểm nghiên cứu, có 38,8% NCT

nói rằng họ mắc bệnh tăng huyết áp.
Tự điều trị

Phịng khám tư

Cơ sở y tế cơng lập

58.1%
49.9%

51.5%
45.5%

31.1%
23.9%

26.2%

25.1%

23.4%

27.2%

23.4%
14.7%

Hình 3.5 cho thấy tỷ lệ đến phòng khám tư của NCT khá
tương đương ở Chí Linh và Kim Bơi (49,9% và 51,5%). Tỷ lệ chọn
phòng khám tư cao hơn ở NCT tại các xã can thiệp so với các xã

chứng (58,1% so với 45,5%).
Hình 3.5. Xử trí khi bị ốm của người cao tuổi
theo địa bàn và nhóm can thiệp
3.1.3. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại
thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bơi,
Hịa Bình năm 2018
Bảng 3.20. Điểm trung bình chất lượng cuộc


14
sống của người cao tuổi theo địa bàn nghiên cứu
Kim Bôi
Chung
(n=964)
(n=1960)
p
Quy đổi Điểm Quy đổi
Quy đổi
Điểm thô
thang 10đ thô thang 10đ
thang 10đ
6,8
59,1
6,6
60,2
6,7
<0,001
1,5
12,5
1,4

13,0
1,4
7,0
24,0
6,9
24,3
6,9
<0,001
1,1
3,5
1,0
3,7
1,0
8,0
77,8
8,2
76,7
8,1

Chí Linh (n=996)
Khía cạnh
Sức khỏe
thể chất
Khả năng
lao động
Cuộc sống
tinh thần và
quan hệ xã
hội
Cuộc sống

tinh thần
Quan hệ xã
hội
Mơi trường
sống
Tín ngưỡng,
tâm linh
Kinh tế
Điểm
CLCS
chung

Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình

Điểm
thơ
61,3
13,5
24,6
3,8
75,7

Độ lệch chuẩn

6,2


0,6

6,5

0,7

6,4

0,7

Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình

31,9
2,8
43,7
4,1
26,8
2,7
7,9
1,1

37,1
7,9
229,4

8,0
0,7
8,0
0,7
7,7
0,8
7,9
1,1
6,7
1,4
7,1

33,0
3,3
44,9
3,9
27,2
2,6
7,2
1,6
31,9
10,3
223,7

8,2
0,8

8,2
0,7
7,8
0,7
7,2
1,6
5,8
1,9
6,9

32,5
3,1
44,3
4,0
27,0
2,6
7,5
1,4
34,5
9,5
226,6

8,1
0,8
8,1
0,7
7,7
0,8
7,5
1,4

6,3
1,7
7,0

Độ lệch chuẩn

25,4

0,8

25,1

4,6

25,4

0,8

<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

Bảng 3.20 cho thấy điểm trung bình CLCS của NCT trong
nghiên cứu là 226,6±25,4 (tương đương với 7,0/10 điểm). Nhìn
chung, điểm CLCS của NCT tại Chí Linh cao hơn so với Kim Bơi
(229,4±25,4 so với 223,7±25,1, có ý nghĩa thống kê với p<0,005 –

kiểm định T - test).
Trong tổng số 6 khía cạnh của CLCS, điểm CLCS cao nhất ở
khía cạnh cạnh tinh thần, quan hệ hỗ trợ trong sinh hoạt (điểm trung
bình là 76,7±6,4, tương đương với 8,1/10) và thấp thấp nhất tại khía
cạnh kinh tế (điểm trung bình là 34,4±6,3 điểm, tương đương với
6,3/10 điểm). Các khía cạnh sức khỏe thể chất, khả năng lao động,
môi trường sống và thực hành tín ngưỡng tâm linh có điểm trung
bình dao động trong khoảng 6,9 đến 7,7 điểm.
Thơng tin định tính cũng chỉ ra NCT ở địa bàn thành thị thường
có điểm CLCS cao hơn ở nông thôn: “Thành thị thường sức khoẻ sẽ tốt
hơn vì dễ tiếp cận hơn với dịch vụ y tế chất lượng. Đây có thể là lý do
mà thường CLCS sẽ cao hơn” (PVS 1 với NCT)


15
Bảng 3.21. Xếp hạng chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi theo địa bàn và nhóm can thiệp
tại thời điểm trước can thiệp
Khía cạnh
Sức khỏe thể chất

Khả năng lao động
Cuộc sống tinh thần và
quan hệ xã hội
Cuộc sống tinh thần

Quan hệ xã hội

Mơi trường sống
Thực hành tín ngưỡng,

tâm linh
Tình trạng kinh tế

Điểm CLCS nói chung

Xếp hạng
CLCS
Thấp
Trung bình
Tốt
Thấp
Trung bình
Tốt
Thấp
Trung bình
Tốt
Thấp
Trung bình
Tốt
Thấp
Trung bình
Tốt
Thấp
Trung bình
Tốt
Thấp
Trung bình
Tốt
Thấp
Trung bình

Tốt
Thấp
Trung bình
Tốt

Chí Linh
(n=996)
SL
%
313
31,5
439
44,1
243
24,4
118
11,9
733
73,7
144
14,5
13
1,3
487
49,0
494
49,7
13
1,3
516

51,9
466
46,8
19
1,9
466
46,9
509
51,2
28
2,8
839
84,4
127
12,8
128
12,9
729
73,3
137
13,8
301
30,3
501
50,4
193
19,4
117
11,8
774

77,9
102
10,3

Kim Bơi
(n=964)
SL
%
343
35,6
473
49,1
148
15,4
130
13,5
756
78,4
78
8,1
10
1,0
309
32,1
645
66,9
15
1,6
346
35,9

603
62,6
13
1,3
329
34,1
622
64,5
40
4,1
800
83,0
124
12,9
349
36,2
523
54,3
92
9,5
575
59,6
212
22,0
177
18,4
135
14,0
747
77,5

82
8,5

Chung
(n=1960)
SL
%
656
33,5
912
46,6
391
20,0
248
12,7
1489 76,0
222
11,3
23
1,2
796
40,7
1139 58,2
28
1,4
862
44,0
1069 54,6
32
1,6

795
40,6
1131 57,8
68
3,5
1639 83,7
251
12,8
477
24,4
1252 63,9
229
11,7
876
44,7
713
36,4
370
18,9
252
12,9
1521 77,7
184
9,4

p

<0,001

<0,001


<0,001

<0,001

<0,001

0,269

<0,001

<0,001

0,173

Bảng 3.21 cho thấy có 12,9% NCT xếp hạng CLCS là thấp,
77,7% là trung bình và 9,4% là tốt ở thời điểm trước can thiệp.
3.1.4. Một số yếu tố liên quan tới Chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim
Bơi, Hịa Bình năm 2018
Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố với CLCS của NCT
bằng mơ hình hồi quy tuyến tính (stepwise với lựa chọn mơ hình tối
ưu thơng qua loại các biến có p>0.2), mơ hình được chọn có thể giải
thích 31,8% sự thay đổi điểm trung bình CLCS của NCT trong
nghiên cứu. Phương trình hồi quy xây dựng được: Điểm CLCS =
274,525 – 16,060*bị ốm trong 1 tháng qua + 7,240* tình trạng hơn


16
nhân + 4,913*trình độ học vấn - 8,297*dân tộc – 0,527*tuổi –

8,119*mắc bệnh mãn tính + 3,592*nghề nghiệp trước đây –
2,662*giới tính - 7,637*thẻ bảo hiểm y tế - 3,308*tỉnh
Nói cách khác: bị ốm trong 1 tháng qua, tình trạng hơn nhân,
trình độ học vấn, dân tộc, tuổi, mắc bệnh mãn tính, nghề nghiệp
trước đây, giới tính, thẻ bảo hiểm y tế và tỉnh đóng góp vào 31,8%
sự thay đổi của điểm trung bình CLCS của NCT.
3.2. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi thông qua can thiệp “Tuổi già
khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai
đoạn 2018 - 2021
Bảng 3.30. Thay đổi điểm trung bình chất
lượng cuộc sống của người cao tuổi trước và sau
can thiệp
Nhóm chứng
(n=615)
Trướ
Sau
c

Nhóm can
thiệp (n=618)
Trướ
Sau
c

Sức khỏe thể chất

6,46

6,67


6,82

7,06

0,27%

Khả năng lao động

7,00

6,87

6,91

7,29

7,34%

8,02

7,78

8,11

8,03

1,95%

7,98


7,87

8,20

7,93

- 1,87%

8,04

7,71

8,04

8,09

4,70%

Mơi trường sống

7,75

7,80

7,67

8,04

4,14%


Thực hành tín ngưỡng,
tâm linh

7,62

7,52

7,34

5,96

- 17,42%

Kinh tế

6,32

6,28

5,97

6,65

11,96%

Điểm CLCS nói chung

6,91


6,87

6,96

7,20

3,93%

Chất lượng cuộc sống

Cuộc sống tinh thần và
quan hệ xã hội
Cuộc sống tinh thần
Quan hệ xã hội

So sánh 2 nhóm
CSHQ (%)

p
<0,00
1
<0,00
1
<0,00
1
0,137
<0,00
1
<0,00
1

<0,00
1
<0,00
1
<0,00
1

Bảng 3.30 cho thấy NCT có điểm CLCS dao động trong
khoảng 5,96 cho tới 8,09 với điểm CLCS chung ở nhóm can thiệp
(7,20) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (6,96).


17
Thơng tin định tính thu được cho thấy CLCS cao hơn theo
đánh giá tự thân của NCT và người xung quanh: “Ai cũng tham gia
vì được mời tham gia suốt mà ở nhà thì họ cũng buồn. Ddù là người
giàu hay người nghèo thì đều cần có quan hệ cộng đồng. Chỉ khi nào
ốm thì mới khơng tham gia. Nhiều người chỉ đợi đến giờ là ra tập bóng
chuyền hơi. Thậm chí cịn đến sớm 1 - 2 tiếng đó. Hôm nào mưa là anh
em buồn lắm. Mà đúng là nhờ có chương trình nên chúng tơi hoạt
động tích cực. Ai tham gia là khỏe hơn vui hơn. Cả con cái cũng mong
bố mẹ tham gia chứ” (TLN 1 với Câu lạc bộ)
Người cao tuổi ở nhóm can thiệp có CLCS đạt loại tốt cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (9,9% so với 5,0%) và xếp
hạng CLCS tốt cũng tăng nhanh hơn với CSHQ là 20,5%. Duy nhất
khía cạnh thực trạng kinh tế có CSHQ là - 4,7% (nhỏ hơn 0).
Bảng 3.32. Phân tích khác biệt kép (DID) để
kiểm soát tương tác của biến xã dự án và tỉnh dự
án với tác động của can thiệp tới chất lượng cuộc
sống của Người cao tuổi

Biến đánh giá
Tỉnh dự án (Hải Dương/Chí Linh)
Xã can thiệp (Can thiệp/Đối chứng)

B
0,498
0,25

SE
0,078
0,04

95%CI
0,35 - 0,65
0,17 - 0,33

P
<0,001
<0,001

Bảng 3.32 cho thấy can thiệp có tác động tích cực (làm tăng)
tới CLCS ở các xã can thiệp ở mức thống kê 5% (p<0,05).
3.3. Tính phù hợp của chương trình can thiệp
3.3.1. Phù hợp về phương pháp tiếp cận của can thiệp
Cách tiếp cận “Tuổi già khoẻ mạnh” của WHO (được chỉnh
sửa phù hợp với địa bàn nghiên cứu như trong Khung lý thuyết) là
một mô hình tốt giúp tăng cường các hoạt động theo các giai đoạn
tuổi hoặc tình trạng sức khoẻ của NCT.
3.3.2. Phù hợp về hoạt động can thiệp
Thơng tin định tính cho thấy nhìn chung, các hoạt động của

dự án được triển khai phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội
cũng như phong tục tại địa phương.
3.3.3. Phù hợp về chính sách quản lý, điều hành và phối
hợp của địa phương


18
Ở cả hai xã can thiệp, UBND đều ra quyết định thành lập Câu
lạc bộ “Người già khoẻ - Gia đình vui” lồng ghép trong hội Người
cao tuổi của xã. “Rất đáng quý là tổ có cả anh phó chủ tịch UBND
xã nên có nhiều hoạt động giúp tăng cường chất lượng công việc với
sự ủng hộ cao nhất của Đảng và chính quyền. Hơn thế nữa, chúng
tơi cũng được trạm y tế và các nhân viên đi thăm khám nhiều hơn.
Nhiều cụ vui lắm” (TLN 02 với CLB).
Việc duy trì các hoạt động này cũng được đánh giá khả thi vì
lồng ghép được với hoạt động của Hội NCT do đây cũng chính là
các hoạt động mà NCT và Hội NCT mong muốn.
3.3.4. Phù hợp về cần thiết và ủng hộ của các bên liên quan
Hoạt động can thiệp được sự ủng hộ nhiệt tình của các ban
ngành đồn thể liên quan. Tuy nhiên, việc thiếu kinh phí và chưa
đưa kế hoạch của câu lạc bộ vào trong kế hoạch CSSK của TYT hay
của UBND có thể là thách thức trong việc tìm kiếm hỗ trợ sau khi dự
án kết thúc.“Dù hiểu nhưng rõ ràng là CSSK cho NCT chúng tôi vẫn
chưa phải ưu tiên của UBND xã nếu so với các hoạt động khác.
Chúng tơi chỉ được nói chung chung trong các chương trình nghị sự
của UBND thơi và rõ nhất chắc là ngày 27/7. TYT thì có một số hoạt
động nhưng chủ yếu là trên giấy tờ chứ thực tế thì chỉ là truyền
thơng được vài lần. Hội NCT vẫn là hạt nhân chính. Nhưng tơi nghĩ
nếu có quan tâm hơn của chính quyền và tài trợ cho các hoạt động
thì chúng tơi sẽ hoạt động sơi nổi hơn – Vừa khỏe - vừa vui… ”

(TLN 02 với CLB).
3.3.5. Phù hợp về nhân lực
Thiếu nhân lực tuyến cơ sở và NVYT phải kiêm nhiệm
nhiều việc tại TYT phường/xã là tình trạng chung hiện nay, do đó
họ cũng “khơng có thời gian”, khơng tập trung hồn tồn việc quản
lý NCT và cung cấp dịch vụ cho NCT. Hầu hết các hoạt động của
các chương trình tại TYT đều phải phối hợp lồng ghép. Ví dụ như
hoạt động “tuyên truyền” phải lồng ghép với “công việc khám
bệnh”:



×