Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.54 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỖ LỆNH QN

CHUYỂN QUYỀN U CẦU BỒI HỒN
TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH- 11- 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHUYỂN QUYỀN U CẦU BỒI HỒN
TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Chuyên nghành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Phan Huy Hồng
Học viên: Đỗ Lệnh Qn, Lớp CHL. Kinh tế. Khóa 30

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, thơng tin là hồn tồn trung thực. Các tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn
gốc và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Mọi sao chép


không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm.
Tác giả luận văn

ĐỖ LỆNH QUÂN


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

Trang

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………

1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài………………………………………………

2

3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài……………………………

3

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………………….

4

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài……………………………………...


4

6. Gía trị ứng dụng của đề tài.………………………………………………

5

Chương 1. Lý luận chung về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo
hiểm tài sản………………………………………………………………...

6

1.1. Khái niệm và cơ sở hình thành nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu
bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản................................................................

6

1.1.1. Khái niệm về chuyển quyền yêu cầu bồi hồn trong bảo hiểm tài
sản.…………………………………………………………………………..

6

1.1.2. Cơ sở hình thành chế định chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo
hiểm tài sản………………………………………………………………….

8

1.1.2.1. Chế định chuyển giao quyền yêu cầu………………………………

9


1.1.2.2. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng …………………….

10

1.1.3. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ chuyển yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm
tài sản …………………….............................................................................

12

1.2. Những đặc trưng của chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo
hiểm tài sản...................................................................................................

17

1.2.1. Bản chất của chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài
sản…………………………………………………………………………

17

1.2.1.1. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản là sự dịch
chuyển quyền lợi pháp lý từ chủ thể này sang chủ thể khác……………….

18


1.2.1.2. Chuyển quyền u cầu bồi hồn khơng làm thay đổi nội dung của
quan hệ bồi thường thiệt hại ………………………………………………..

19


1.2.1.3. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản vừa có đặc
trưng của chuyển quyền yêu cầu trong quan hệ dân sự, vừa có những đặc
trưng riêng của quan hệ bảo hiểm tài sản.…………………………………..

20

1.2.2. Nguyên tắc của chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài
sản.…………………………………………………………………………..

21

1.2.2.1. Nguyên tắc bồi thường trước và nhận thế quyền sau ……………...

21

1.2.2.2. Nguyên tắc doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ tiền bồi thường
hoặc từ chối trách nhiệm bồi thường ……………………………………….

23

1.2.2.3. Nguyên tắc chuyển quyền u cầu bồi hồn khơng áp dụng đối với
loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe con người trong bảo hiểm
phi nhân thọ.………………………………………………………………...

24

1.2.3. Giới hạn trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo
hiểm tài sản.………………………………………………............................


26

1.2.3.1. Giới hạn về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với
việc nhận chuyển quyền.…………………………………............................

26

1.2.3.2. Giới hạn về nghĩa vụ của người thứ ba đối với doanh nghiệp bảo
hiểm.………………………………………………………………………...

27

1.3. Ý nghĩa của chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài
sản.………………………………………………………………………….

29

1.4. Chủ thể và quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong
chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản.………………..

32

1.4.1. Chủ thể tham gia quan hệ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo
hiểm tài sản ………………………………………………...........................

32

1.4.1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm ……………………………………………

33


1.4.1.2. Bên mua bảo hiểm.…………………………………………………

34

1.4.1.3. Người thứ ba gây thiệt hại.…………………………………………

35

1.4.2. Quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong chuyển quyền yêu
cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản ………………………………….......

35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………….

37


Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về chuyển quyền yêu cầu bồi
hoàn trong bảo hiểm tài sản và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật…...
2.1. Xác định lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thứ ba đối
với người được bảo hiểm……………………………………………………
2.1.1. Xác định lỗi của bên thứ ba gây ra thiệt hại đối với người được bảo
hiểm…………………………………………………………………………
2.1.2. Xác định mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thứ ba đối
với người được bảo hiểm……………………………………………………
2.2. Xác định thời điểm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn giữa các
bên…………………………………………………………………………..
2.3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm

trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi trong việc chuyển u cầu bồi hồn...
2.4. Xác định người thứ ba có trách nhiệm bồi hồn trong bảo hiểm tài
sản…………………………………………………………………………...

38
38
38
43
54
56
64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………….

70

KẾT LUẬN………………………………………………………………...

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Qua gần hai mươi sáu năm mở cửa thị trường bảo hiểm bằng Nghị định
100/CP ngày 12/12/1993 và đã được gần 20 năm Luật kinh doanh bảo hiểm số
24/2000/QH10 và luật số 61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh

doanh bảo hiểm được thi hành. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam nói
chung và bảo hiểm tài sản nói riêng đã có những bước phát triển mang tính đột phá.
Tổng giá trị tài sản bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 414,2 nghìn tỷ đồng,
tăng 23,5%; đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 339,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25,7% so
1.

cùng kỳ năm 2018.Cũng trong 5 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của thị
trường bảo hiểm ước đạt 90,7 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5%; tổng doanh thu phí bảo
hiểm ước đạt 57,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23%; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 15,4
nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% so cùng kỳ năm 2018.Trong năm 2019, ngành bảo hiểm
đặt mục tiêu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của thị trường, dự kiến mức tăng trưởng
20%.1
Thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng của Việt Nam đạt
được những thành quả trên là do có sự đóng góp của các chủ thể tham gia bảo hiểm
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (CQNNCTQ) trong việc xác định tính
trung thực của các thơng tin về thiệt hại, tổn thất. Điều này cho thấy người dân có
sự tin tưởng nhất định vào bảo hiểm, xem đây như biện pháp ngăn ngừa rủi ro có
thể xảy ra trong cuộc sống. Song song với sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm tài
sản là vấn đề về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản khi có sự kiện bảo hiểm xảy
ra ngày càng phức tạp. Cụ thể là liên quan đến vấn đề chuyển quyền yêu cầu bồi
hoàn trong bảo hiểm tài sản. Là một trong các vấn đề chủ yếu của pháp luật Việt
Nam về bảo hiểm tài sản và được quy định không những tại luật kinh doanh bảo
hiểm mà còn tại cá luật khác liên quan như bộ luật dân sự, hàng hải… với nội dung
là sau khi doanh nghiệp bao hiểm đã chi trả tiền bồi thường đối với thiệt hại thực tế
mà bên mua bảo hiểm gánh chịu thì doanh nghiệp bao hiểm có quyền yêu cầu bên
mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn mà bên thứ ba đã
gây ra cho bên mua bảo hiểm về cho doanh nghiệp bao hiểm để doanh nghiệp bao
1

Bản tin tháng của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN)”, Xuân Yến, ngày 18 tháng 6 năm 2019.



2

hiểm được thực hiện quyền này. Nhưng quy định này vẫn cịn những bất cập, do
chưa có sự đồng bộ giữa các luật điều chỉnh nên đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản, nhất là đối với doanh
nghiệp bao hiểm. Do đó việc tìm hiểu và phân tích tầm quan trọng của quy định
việc chuyển quyền yêu cầu bồi hồn trong bảo hiểm tài sản sẽ góp phần xây dựng
một khung pháp lý chuẩn mực và cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm cũng như khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần phong phú vào kho tài liệu tham khảo của
nhà làm luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Đề tài sẽ làm tài liệu
khoa học hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong lĩnh vực luật học chuyên ngành
luật kinh tế.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam nói chung và bảo
hiểm tài sản nói riêng đã có những bước phát triển mang tính đột phá. Cùng với sự
phát triển của lĩnh vực bảo hiểm tài sản, vấn đề về tranh chấp trong bảo hiểm tài sản
khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra ngày càng phức tạp hơn. Cụ thể là liên quan đến quy
định của pháp luật về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản. được
xem như một chế định có vai trị quan trọng trong bảo hiểm tài sản. Về vấn đề pháp
lý trong bảo hiểm tài sản, đã có các cơng trình, bài viết liên quan đến bảo hiểm tài
sản ở các góc độ khác nhau như:
Lý Minh Triết (2006), Pháp luật bảo hiểm tài sản - Thực trạng áp dụng và
hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh, Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng áp dụng của pháp luật bảo hiểm tài sản

tại Việt Nam nhưng trên diện rộng.
Nguyễn Thị Thủy (2008), Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản
tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,
Luận án nghiên cứu về chế định bảo hiểm tài sản nói chung, là cơng trình nghiên
cứu rất thành công và đã chỉ rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tài sản,
Luận án cũng phân tích một số tranh chấp điển hình trong bảo hiểm tài sản, xác


3

định nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp từ đó đưa ra những giải pháp nhằm xây
dựng, hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng.
Về sách đã dược xuất bản có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm của tác giả
Trương Mộc Lâm,_Lưu Nguyên Khánh (2001), Môt số điều cần biết trong kinh
doanh bảo hiểm, Nxb Tư pháp vẫn cịn mang tính giới thiệu chung về bảo hiểm,
chưa đưa ra được nền tảng lý luận về mặt pháp lý vững chắc để từ đó có cách giải
quyết các bất cập trong tranh chấp bảo hiểm.
Về bài viết khoa học, có thể kể đến bài viết của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy
(2008), Chuyển giao quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản 2. Đây là một
bài viết chuyên sâu, có sự so sánh chi tiết bản chất của chuyển giao quyền yêu cầu
trong giao dịch dân sự và trong bảo hiểm tài sản cũng như đưa ra một số ý kiến
nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên, vì bị giới hạn trong
khuôn khổ bài viết chuyên đề, bài viết chưa phải là một nghiên cứu toàn diện về vấn
đề chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản.
Nhìn chung, các cơng trình nói trên tập trung đến các khía cạnh khác nhau của
hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản, trong đó đã có những nghiên cứu và phân
tích về các quy định pháp luật của chế định chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong
bảo hiểm tài sản, tuy nhiên chế định này chưa được xem xét một cách tồn diện về
khía cạnh pháp luật. Nhưng các cơng trình nghiên cứu của các học giả đi trước đều
là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả học hỏi, tiếp tục nghiên cứu những

vấn đề liên quan đến chế định chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn trong
bảo hiểm tài sản, từ đó đưa ra các kiến nghị, bổ sung góp phần xây dựng một khung
pháp lý chuẩn mực và cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên
tham gia quan hệ bảo hiểm.
3.

Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài

2

Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Số 5(48), tr.16-20.


4

Thông qua nghiên cứu lý luận về chuyển quyền yêu cầu bồi hồn trong bảo
hiểm tài sản, mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất của quy định chuyển quyền
yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản bằng việc luận giải cơ sở lý luận và thực
tiễn của chế định này, làm rõ những vấn đề cịn bất cập giữa lý luận và thực tiễn từ
đó tác giả đề xuất giải pháp nhằm góp phần bổ sung, hòan thiện pháp luật và cơ chế
pháp lý trong quy định chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
trong bảo hiểm tài sản.
4.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về phần lý luận chung, phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp

luật và các cơng trình nghiên cứu về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm
tài sản tại Việt Nam.
Về thực tiễn, phạm vi nghiên cứu của đề tài không chỉ dừng lại ở đánh giá
thực trạng áp dụng việc chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hồn trong bảo
hiểm tài sản mà cịn mở rộng bằng cách trích dẫn một số vụ việc cụ thể thơng qua
các bản án, phân tích, nhận định các tranh chấp yêu cầu bồi hoàn phát sinh giữa
doanh nghiệp bảo hiểm (sau khi nhận thế quyền) và người thứ ba gây ra thiệt hại đối
với tài sản được bảo hiểm.
5.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu về dến quy định chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo

hiểm tài sản , tác giả dung phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp phân
tích và tổng hợp để ra sự khác biệt giữa loại hình bảo hiểm tài sản với các loại hình
bảo hiểm khác, để chứng minh sự cần thiết trong việc sửa đổi, bổ sung quy định của
pháp luật đối với quy định về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong pháp luật bảo
hiểm tài sản Việt Nam.
Để chứng minh những bất cập trong quy định chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
trong bảo hiểm tài sản. tác giả đã dùng phương pháp biện chứng duy vật, phương


5

pháp thống kê, phương pháp so sánh…vv. Các phương pháp nghiên cứu trên có liên
quan bổ trợ lẫn nhau phù hợp sử dụng trong lĩnh vực nghiện cứu khoa học.
Gía trị ứng dụng của đề tài
Thứ nhất, làm rõ được bản chất của việc chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
trong bảo hiểm tài sản cũng như tầm quan trong của quy định này trong pháp luật.
Thứ hai, làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi áp dụng quy định của pháp

luật chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản nếu có phát sinh tranh
chấp.
Thứ ba, qua phân tích,thống kê và đánh giá việc áp dụng quy định chuyển
quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản trong thực tiễn khi bên được bảo
hiểm đã hoàn thành xong việc chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp
bảo hiểm và các khó khăn vướng mắc mà bên nhận thế quyên gặp phải ( tức doanh
nghiệp bảo hiểm) đối với bên thứ ba gây ra thiệt hại, Từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật trên.
6.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Bố cục của luận văn
được chia thành hai chương
Chương 1. Lý luận chung về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm
tài sản.
Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
trong bảo hiểm tài sản và các kiến nghị hoàn thiện.


6

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN QUYỀN YÊU CẦU BỒI HOÀN
TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Trong chương này tác giả sẽ trình bày những vấn đề lý luận chung về chuyển
quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản như: Khái niệm và cơ sở hình thành
nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản; Những đặc trưng
của chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản; Ý nghĩa của chuyển
quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản và Chủ thể và quan hệ pháp luật giữa
các chủ thể tham gia trong chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản.

1.1. Khái niệm và cơ sở hình thành nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
trong bảo hiểm tài sản
1.1.1. Khái niệm về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản
Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn là một thuật ngữ rất lâu đời được biết đến với
tên gọi là sự bắn quyền hay thế quyền, khái niệm thế quyền khi được sử dụng trong
các học thuyết hay hệ thống pháp luật khác nhau thì sẽ có cách hiểu khác nhau.
Nếu như trong pháp luật dân sự La Mã, thế quyền (subrogation) được hiểu là
là: “sự thay thế của một người này bằng một người khác hay sự thay thế hành động
của người này bằng hành động của người khác”3. Thì trong Luật Anh, Mỹ, thế
quyền (subrogation) được hiểu là: “Một học thuyết bao trùm nhiều hơn một khái
niệm được hiểu là một phương thức công bằng được sử dụng để ngăn chặn sự làm
giàu bất cơng”4
Ví dụ, trong trường hợp một công ty bảo hiểm đã trả tiền cho người được bảo
hiểm, việc thế quyền cho phép cơng ty bảo hiểm thu lại tồn bộ hoặc một phần số
tiền đó từ bên thứ ba đã gây ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khi cơng ty bảo
3

M. L. Marasinghe, An Historical Introduction to the Doctrine of Subrogation: The Early History of the
Doctrine I, 10 Val. U. L. Rev. 45 (1975), tr.46.
Định nghĩa về “Subrogation”-Thomson Reuter-Practce Law, trang chủ tại Vương quốc Anh. Đã đăng ký
bản quyền ID tài nguyên 6-107-7335 _(uk.practicallaw.thomsonreuters.com/6-107-7335).
4


7

hiểm đã chi trả theo hợp đồng bảo hiểm thì có quyền:
Sử dụng tên của người được bảo hiểm để tiến hành chống lại bất kỳ bên thứ
ba chịu trách nhiệm gây ra tổn thất.
 Yêu cầu từ người được bảo hiểm bất kỳ khoản tiền nào nhận được qua việc

đã được bồi thường từ bên thứ ba. Nhưng bên bảo hiểm khơng có quyền lớn hơn
người được bảo hiểm đối với bên thứ ba chịu trách nhiệm gây ra tổn thất.


Tại Việt Nam, trong Bộ luật dân sự, thế quyền có nội dung được quy định:
“Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền u cầu đó cho
người thế quyền theo thỏa thuận”5.
Cịn dưới góc độ Luật kinh doanh bảo hiểm thì thế quyền hay cụ thể là chuyển
giao quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản là việc bên mua bảo hiểm
chuyển sang cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền đòi bồi thường thiệt hại từ người thứ
ba có lỗi gây thiệt hại đối với tài sản đã được bảo hiểm. Tuy nhiên nguyên tắc bồi
thường trong Bộ luật dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm có sự khác nhau:
Một trong những nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định trong Bộ luật dân
sự: “ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường
nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng kinh tế của
mình”6.
Cịn nếu xét về nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản thì bồi thường
trong bảo hiểm tài sản là sự hồn trả, bù đắp tương xứng:
Mức phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm đóng; Thiệt hại xảy ra và không
được phép vượt quá thiệt hại thực tế mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu. Các ví
dụ sau sẽ làm rõ nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản.

5

Khoản 1 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015.

6

Khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015.



8

Ví dụ: A có chiếc tàu đánh cá có giá trị 10 tỷ. A mua bảo hiểm tài sản cho
chiếc tàu của mình tại doanh nghiệp bảo hiểm B (bảo hiểm 100% giá trị chiếc tàu),
trong thời hạn bảo hiểm tàu A bị đâm va, chi phí A phải bỏ ra sửa là 2 tỷ, vậy khi đó
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho A là 2 tỷ.
Nhưng nếu A mua bảo hiểm tài sản cho chiếc tàu của mình (có giá trị thực tế
10 tỷ) tại doanh nghiệp bảo hiểm B (chỉ mua bảo hiểm 60% giá trị chiếc tàu), trong
thời hạn bảo hiểm tàu A bị đâm va, chi phí A phải bỏ ra sửa là 2 tỷ so với giá trị tàu
thực tế là 10 tỷ, vậy khi đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chi trả cho A (60% của 2
tỷ) là 1.2 tỷ. Có điều này vì A chỉ chuyển giao 60% rủi ro cho doanh nghiệp bảo
hiểm B gánh chịu và nhận 40% rủi ro về mình khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra cam kết bồi thường cho người
được bảo hiểm nếu có thiệt hại xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm thuộc phạm vi
bảo hiểm.
Tóm lại, khái niệm về chuyển giao quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài
sản có thể hiểu là một người có quyền yêu cầu đối với người khác nhưng họ không
thực hiện yêu cầu này mà chuyển giao nó sang cho một chủ thể khác7. Cụ thể hơn là
nếu xuất hiện người thứ ba có lỗi, gây ra thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm và
rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, khi đó doanh nghiệp bảo hiểm sau khi thực
hiện chi trả bồi thường xong cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã
ký kết và nhận chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn từ bên được bảo hiểm sẽ trở thành bên
thế quyền, có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn lại khoản tiền mà doanh nghiệp
bảo hiểm đã chi trả trước cho bên được bảo hiểm.
1.1.2. Cơ sở hình thành chế định chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài
sản
Trong nghiên cứu, áp dụng luật, Bộ luật dân sự là luật chung, Luật về kinh

7


Nguyễn Thị Thủy (2008), “Chuyển giao quyền đòi bồi thường trong bảo hiểm tài sản”, Tạp chí khoa học

pháp lý tháng 11.


9

doanh bảo hiểm là luật riêng, khi gặp trường hợp cần áp dụng luật sẽ ưu tiên thứ tự
áp dụng luật chun ngành trước nếu tìm khơng có trong luật chuyên ngành thì quay
lại luật chung. Chuyển quyền yêu cầu bồi hồn có chứa hai chế định trong Bộ luật
dân sự là chế định “Chuyển giao quyền yêu cầu” và chế định”Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng”.
1.1.2.1. Chế định chuyển giao quyền yêu cầu
Được quy định trong Bộ luật dân sự: “Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ
các trường hợp pháp luật không cho phép”8. Có nghĩa là khi có phát sinh quyền và
nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong giao dịch dân sự thì bên có quyền u cầu
thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó theo thỏa thuận cho bên
thứ ba gọi là bên thế quyền để thực hiện quyền yêu cầu đó trừ trường hợp bên có
quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc khơng
được chuyển giao quyền yêu cầu.
Bản chất và hình thức của chế định này là:
Bản chất: Là hành vi làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ nhưng
không làm thay đổi nội dung quan hệ nghĩa vụ. Là hành vi làm thay đổi chủ thể
trong quan hệ nghĩa vụ ở chỗ sau khi bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đã
chuyển giao quyền yêu cầu đó theo thỏa thuận cho bên thứ ba thì bên có quyền u
cầu này sẽ chấm dứt mối quan hệ với bên có nghĩa vụ cũng như không phải chịu
trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ và bên được
chuyển giao quyền lúc này trở thành người thế quyền có đầy đủ tư cách chủ thể của

bên có quyền yêu cầu trước đó và có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên
có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nhưng không làm thay đổi nội dung quan
hệ nghĩa vụ ở chỗ việc chuyển giao quyền u cầu khơng cần có sự đồng ý của bên
có nghĩa vụ, được quy định trong Bộ luật dân sự: “Khi bên có quyền yêu cầu
chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên

8

Khoản 1 Điều 365 về “Chuyển giao quyền yêu cầu” Bộ luật dân sự 2015.


10

có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu khơng cần có sự đồng ý của bên
có nghĩa vụ.”9. Tuy nhiên Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng
văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu: “Người
chuyển giao quyền yêu cầu phải thơng báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết
về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp
bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà
phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền u cầu phải thanh
tốn chi phí này.”10
Hình thức: Việc chuyển giao quyền u cầu giữa bên có quyền yêu cầu và bên
nhận chuyển giao chuyển giao quyền yêu cầu có thể thực hiện bằng văn bản hoặc
lời nói hoặc các hình thức tương đương khác theo luật định.”11
Từ chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật dân sự cho thấy chuyển giao
quyền yêu cầu đòi bồi hồn trong bảo hiểm tài sản được hình thành dựa trên chế
định chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật dân sự từ đó cho phép doanh nghiệp
bảo hiểm nhận chuyển giao quyền yêu cầu từ bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ và trở thành người thế quyền có quyền yêu cầu người thứ ba gây ra thiệt hại cho
tài sản đã được bảo hiểm phải bồi hồn lại cho mình.

1.1.2.2. Chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có thể hiểu là:
+ Loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngồi, khơng phụ thuộc hợp đồng mà
chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho
người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có
thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của
9

Khoản 2 Điều 365 về “Chuyển giao quyền yêu cầu” Bộ luật dân sự 2015.

10

Khoản 2 Điều 365 về “Chuyển giao quyền yêu cầu” Bộ luật dân sự 2015.

11

Điều 119 về “Hình thức giao dịch dân sự” Bộ luật dân sự 2015.


11

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm được quyền
yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại xảy ra không phải do vi phạm các
nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự 2015, điều kiện phát sinh nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là:
– Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp)
– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức

khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác)
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần quan tâm đến yếu
tố lỗi các bên. Lỗi của người vi phạm là là một trong những điều kiện có thể làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:
“ Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của
bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định
pháp luật.”12.
Từ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự ta nhận thấy
việc chuyển quyền yêu cầu (người thứ ba) bồi hồn trong bảo hiểm tài sản được
hình thành trên cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ trách
12

Khoản 2, Khoản 3 Điều 584 về “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại” Bộ luật dân sự 2015.


12

nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm không phát
sinh từ hành vi gây thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm mà phát sinh từ cam kết
gánh chịu rủi ro. Do vậy nếu có thiệt hại thực tế do hành vi có lỗi của người thứ ba
gây ra đối với tài sản được bảo hiểm, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
(xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác) và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại xảy ra thì quan hệ bảo hiểm sẽ khơng chỉ dừng lại ở việc doanh

nghiệp bảo hiểm hoàn tất trách nhiệm bồi thường của mình mà cịn phát sinh trách
nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng của người thứ ba đối với bên mua bảo hiểm vì đã
gây ra thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm. Tuy nhiên bên mua bảo hiểm đã được
doanh nghiệp bảo hiểm hoàn tất trách nhiệm bồi thường của mình, vì vậy sẽ hình
thành việc chuyển yêu cầu đòi bồi thường từ bên mua bảo hiểm qua cho doanh
nghiệp bảo hiểm, lúc này doanh nghiệp bảo hiểm thành người thế quyền có đầy đủ
tư cách chủ thể của bên có quyền yêu cầu trước đó và có quyền yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ đối với bên có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là đòi
lại số tiền đã bồi thường cho bên được bảo hiểm. Nói cách khác: “ Chuyển u cầu
địi người thứ ba bồi hồn trong bảo hiểm tài sản chính là chuyển giao quyền địi bồi
thường”13
1.1.3. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ chuyển yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm:
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”14. Nói cách khác hợp đồng bảo hiểm là sự
thoả thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhằm
xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình mua bảo hiểm và
Nguyễn Thị Thủy, Chuyển giao quyền địi bồi thường trong bảo hiểm tài sản. Tạp chí khoa học pháp lý.
tháng 11/2008.
13

14

Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.


13


chi trả bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng là vật có thực,
tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản. Nhưng khi tài sản là đối tượng của bảo hiểm
tài sản thì phải đảm bảo hai yếu tố
Thứ nhất: phải tồn tại tại thời điểm giao kết bảo hợp đồng hiểm tài sản, sở dĩ
có lý do này vì bản chất của bảo hiểm tài sản là chuyển giao rủi ro và tổn thất đối
với tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm tài sản cho vậy phải có sự tồn tại thực tế của
tài sản cần bảo hiểm.
Ví dụ: Khi muốn mua bảo hiểm tài sản đối với một công trình xây dựng thì
cơng trình đó cần phải thuộc dự án đã được cấp phép, chủ đầu tư cơng trình phải
chứng minh đủ điều kiện tài chính để hồn thành xây dựng cơng trình, hay nói cách
khác cơng trình đó phải bảo đảm về mặt pháp lý và tài chính
Thứ hai: Tài sản này phải được tính tốn được về mặt giá trị ( trị giá bằng
tiền). Nến là đồ cổ chẳng hạn thì hai bên phải thỏa thuận được giá trị.
Cần phải định giá tài sản được bảo bằng tiền vì phí bảo hiểm được tính trên tỷ
lệ phần trăm có giá trị bảo hiểm đối với tài sản. Do vậy tại thời điểm giao kết hợp
đồng buộc phải tính được giá trị của tài sản thì mới tính được phí, từ đó mới phát
sinh nghĩa vụ chi trả tiền của doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy
ra.
Nói hợp đồng bảo hiểm tài sản là cơ sở phát sinh chuyển yêu cầu đòi người
thứ ba bồi hồn trong bảo hiểm tài sản vì nó hình thành quan hệ bảo hiểm, mà
muốn có quan hệ chuyển u cầu địi người thứ ba bồi hồn trong bảo hiểm tài sản
thì trước hết phải có quan hệ bảo hiểm.
- Phải có sự kiện bảo hiểm xảy ra, nguyên nhân dẫn đến tổn thất là do hành vi
có lỗi của người thứ ba gây đối với tài sản được bảo hiểm và phải nằm trong phạm
vi bảo hiểm
Hay nói cách khác hành vi có lỗi của người thứ ba gây đối với tài sản được


14


bảo hiểm phải:
Có rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm (Các rủi ro này không nằm trong
trường hợp bị loại trừ).
Phải có thiệt hại từ rủi ro này mang lại.
Cần lưu ý, rủi ro là một yếu tố bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, không thể biết
trước và né tránh và luôn phải gắn liền với thiệt hại xảy ra, rủi ro không thể né tránh
được mà chỉ có thể hạn chế thiệt hại do nó gây ra mà thôi, việc hạn chế hay ngăn
ngừa thiệt hại do rủi ro gây ra là tiền đề dẫn đến khái niệm bảo hiểm.
Thật vậy, khi nói phải có sự kiện bảo hiểm xảy ra và nguyên nhân dẫn đến tổn
thất là do hành vi có lỗi của người thứ ba gây đối với tài sản được bảo hiểm phải
nằm trong phạm vi bảo hiểm là một trong các cơ sở hình thành nên việc chuyển u
cầu địi người thứ ba bồi hồn trong bảo hiểm tài sản vì:
“Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục
đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo
hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm
trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”15. Mà đã là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
nhằm mục đích sinh lợi thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền lưa chọn
rủi ro để bảo hiểm vì nếu là các rủi ro có tính chất hàng loạt sẽ dẫn đến doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm bị phá sản. Do đó nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra là do
hành vi có lỗi của người thứ ba gây đối với tài sản được bảo hiểm nhưng rủi ro gây
ra thiệt hại này lại không nằm trong phạm vi bảo hiểm hoặc nằm trong trường hợp
bị loại trừ thì khi đó doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khơng có trách nhiệm phải
bồi thường cho bên mua bảo hiểm và cũng có nghĩa là sẽ khơng có việc chuyển u
cầu địi người thứ ba bồi hồn. Lúc này bên mua bảo hiểm chỉ có thể yêu cầu bên
gây ra thiệt hại bồi thường theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
15

Khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2010.



15

Bộ luật dân sự mà thơi.
Một ví dụ đơn giản về rủi ro gây ra thiệt hại không nằm trong phạm vi bảo
hiểm hoặc nằm trong trường hợp bị loại trừ bị doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm từ
chối bồi thường:
A mua bảo hiểm vật chất tự nguyện cho chiếc xe găn máy của mình tại doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm B, một trong các quy tắc, điều khoản bảo hiểm ghi rõ:
Trường hợp nếu xe bị mất cắp khi gởi tại các bãi giữ xe, tổ chức…vv được các cơ
quan chức năng có thẩm quyền cấp phép trơng giử xe thì khi mất sẽ được bồi
thường. Nhưng do siêu thị quá đông nên A gởi xe tai bãi giữ xe tự phát gần đó của
một cá nhân khơng được cấp phép trơng giử xe thì khi mất xe doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm B có quyền từ chối bồi thường vì lý do rủi ro gây ra thiệt hại này lại
không nằm trong phạm vi bảo hiểm đã nêu trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm.
Lúc này A chỉ có thể yêu cầu bên gây ra thiệt hại bồi thường theo chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sư mà thơi.
- Có thiệt hại thực tế xảy ra và có lỗi
Thật vậy vì nếu có thiệt hại thực tế xảy ra đối với tài sản thì bên bị thiệt hại
mới có quyền u cầu bên gây ra thiệt hại cho mình bồi thường thiệt hại cho tài sản
theo chế định”Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” trong Bộ luật dân sự và vì bên
bị thiệt hại có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên bị thiệt hại nên sau khi
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã thực hiện xong trách nhiệm bồi thường cho
bên dưoc bảo hiểm thì việc chuyển giao quyền u cầu địi bồi hồn cho doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ diễn ra khi đó doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ
trở thành bên thế quyền hay chủ thể mới có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối
với bên thứ ba thực hiện hành vi có lỗi gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm và
khi đó việc chuyển giao quyền u cầu địi bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản mới
được xác lập. Do vậy, thiệt hại thực tế xảy ra là cơ sở cho việc chuyển giao quyền

u cầu địi bồi hồn trong bảo hiểm tài sản.
Có thể nói thiệt hại khơng chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ đó xác lập nên việc chuyển


16

giao quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản.
Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần quan tâm đến yếu
tố lỗi của bên thứ ba thực hiện hành vi gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm.
Do quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm lại khơng có quy định cụ thể về lỗi của
bên thứ ba gây ra thiệt hại với tài sản được bảo hiểm , do vậy cần phải quay lại quy
định về lỗi trong Bộ luật dân sự tức là gồm cả “lỗi cố ý và lỗi vô ý”16để giải quyết
vấn đề.
Vì vậy, ta có thể xác khẳng lại lần nữa rằng thiệt hại thực tế xảy ra là cơ sở
cho việc chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản.
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoàn thành trách nhiệm bồi thường
trước cho bên được bảo hiểm khi có thiệt hại do bên thứ ba gây ra đối với tài sản
được bảo hiểm.
Bởi lẽ trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm không phát sinh từ hành vi gây thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm mà
phát sinh từ cam kết gánh chịu rủi ro. Do vậy nếu có thiệt hại thực tế do lỗi của
người thứ ba gây ra đối với tài sản được bảo hiểm, hành vi gây thiệt hại là hành vi
trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác) và có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thì trước hết doanh nghiệp bảo hiểm phải
hồn tất trách nhiệm bồi thường của mình khi đó bên mua bảo hiểm đã được doanh
nghiệp bảo hiểm hoàn tất trách nhiệm bồi thường của mình sẽ chuyển u cầu địi
bồi thường từ bên mua bảo hiểm qua cho doanh nghiệp bảo hiểm, lúc này doanh
nghiệp bảo hiểm trỏ thành người thế quyền có đầy đủ tư cách chủ thể của bên có

quyền yêu cầu trước đó và có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên có
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là đòi lại số tiền đã bồi
thường cho bên được bảo hiểm. Nơi dung này cũng hồn tồn phù hợp với quy định
trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên
tham gia hợp đồng bảo hiểm: “Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại
cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho
16

Điều 364 về “Lỗi trong trách nhiệm dân sự” Bộ luật dân sự 2015.


17

người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người
thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo
hiểm.”17
Cùng như có sự rang buộc về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường: “Khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp
khơng có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm
hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.”18.
Do vậy có thể nói doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hồn thành trách nhiệm
bồi thường trước cho bên được bảo hiểm khi có thiệt hại do bên thứ ba gây ra đối
với tài sản được bảo hiểm là một trong các cơ sở hình thành việc chuyển quyền u
cầu bồi hồn trong bảo hiểm tài sản.
1.2. Những đặc trưng của chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài
sản
1.2.1. Bản chất của chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản
Như đã trình bày về cơ sở hình thành của chuyển quyền yêu cầu (người thứ

ba) bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản phần trên, vì chuyển quyền yêu cầu (người thứ
ba) bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản có chứa hai chế định của Bộ luật dân sự là chế
định “Chuyển giao quyền yêu cầu” và chế định”Bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng”. Vì vậy, có thể nói chế định chuyển quyền yêu cầu (người thứ ba) bồi hoàn
trong bảo hiểm tài sản bắt nguồn từ Bộ luật dân sự, do vậy chế định này có bản chất
đồng thời của cả quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ pháp luật kinh doanh bảo
hiểm cụ thể:

17

Điều 49 về “Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn” Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

18

Điều 29 về “Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn” Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.


18

1.2.1.1. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản là sự dịch chuyển
quyền lợi pháp lý từ chủ thể này sang chủ thể khác
Sự dịch chuyển quyền lợi pháp lý từ chủ thể này sang chủ thể khác khi xét trên
mối quan hệ trong pháp luật dân sự sẽ là sự dich chuyển quyền từ chủ thể có quyền
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ sang cho chủ thể nhận chuyển quyền và chủ thể nhận
chuyển quyền trở thành bên thứ ba trong mối quan hệ dân sự trước đó giữa chủ thể
có quyền yêu cầu và chủ thể có nghĩa vụ thực hiện và hệ quả tại thời điểm sau khi
các chủ thể đã tiến hành chuyển và nhận chuyển quyền xong theo thỏa thuận thì bên
có quyền yêu cầu trước đó sẽ chấm dứt mối quan hệ với bên có nghĩa vụ cũng như
khơng phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ và
bên thứ ba lúc này trở thành người thế quyền có đầy đủ tư cách chủ thể của bên có

quyền yêu cầu trước đó và có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên có
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Đó là khi xét sự dịch chuyển quyền lợi pháp lý từ chủ thể này sang chủ thể
khác trên mối quan hệ trong pháp luật dân sự, còn nếu xét sự dịch chuyển quyền lợi
pháp lý này trên mối quan hệ trong Luật kinh doanh bảo hiểm thì việc chuyển giao
quyền này khơng địi hỏi phải có sự thỏa thuận giữa bên được bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm (chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ sang cho chủ thể
nhận chuyển quyền ), việc chuyển quyền này sẽ tự động được thực hiện theo luật
định khi thỏa mãn các điều kiện của pháp luật bảo hiểm: “Trong trường hợp người
thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã
trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển
quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho
doanh nghiệp bảo hiểm.”19
Cần lưu ý trong quan hệ chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hồn trong
bảo hiểm tài sản thì quyền yêu cầu được chuyển giao chính là quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong mối quan hệ dân sự giữa các chủ thể. Cụ thể,
bên được bảo hiểm là chủ thể chuyển quyền, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là
19

Điều 49 về “Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn” Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.


19

chủ thể nhận chuyển quyền, người thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại đối tài sản được bảo
hiểm người là chủ thể có nghĩa vụ thực hiện.
1.2.1.2. Chuyển quyền u cầu bồi hồn khơng làm thay đổi nội dung của quan hệ
bồi thường thiệt hại
Chế định chuyển giao quyền yêu cầu không làm thay đổi nội dung quan hệ
nghĩa vụ ở chỗ việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có

nghĩa vụ vì pháp luật quy định trong một số tình huống pháp lý nhất định, người có
nghĩa vụ khi rơi vào những tình huống đó buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình do vậy dù người có quyền là ai thì người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa
vụ đã được xác định trước đó.Nơi dung này cũng phù hợp nôi dung được quy định
trong Bộ luật dân sự:
“ Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền
thì người thế quyền trở thành bên có quyền u cầu. Việc chuyển giao quyền u
cầu khơng cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có
nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao
quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền u cầu
phải thanh tốn chi phí này”.20
Tuy nhiên, người chuyển giao quyền yêu cầu cần phải thông báo bằng văn bản
cho bên có nghĩa vụ thực hiện biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu cho doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm mặc dù luật kinh doanh bảo hiểm không quy định
nhưng Bộ luật dân sự có quy định về nghĩa vụ thông báo này.
Trong trường hợp nếu người được bảo hiểm không thông báo cho bên thứ ba
về việc chuyển quyền u cầu bồi hồn thì doanh nghiệp bảo hiểm với tư cách là
người nhận chuyển quyền phải chứng minh tính xác thực của việc nhận chuyển
20

Khoản 2 Điều 365 về “Chuyển giao quyền yêu cầu” Bộ luật dân sự 2015.


×