1. Thế nào là trẻ khiếm thị ? Khiếm thị ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của
trẻ ?
Học sinh khiếm thị là học sinh dưới 18 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện
trợ giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt.
Trong lĩnh vực giáo dục, học sinh khiếm thị được hiểu là những học sinh có sự suy giảm
hay mất khả năng nhìn (mù hay nhìn kém), mặc dù đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp
nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt.
Ảnh hưởng của khiếm thị đến sự phát triển của học sinh:
-Sự phát triển thể chất:
Khiếm thị làm giảm đáng kể khả năng vận động của học sinh (điều này được thấy rõ khi
học sinh bình thường nhìn thấy một thứ gì thì muốn với lên để lấy những thứ mà chúng được
nhìn thấy nhưng với học sinh khiếm thị sau khi sinh thì điều này thường khơng thấy hoặc rất
ít).
Do khơng nhìn thấy nên học sinh định hướng và di chuyển khó khăn, sợ vận động vì
cảm thấy khơng an tồn, khơng biết về những gì có xung quanh.
-Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
Học sinh khiếm thị thường không chủ động giao tiếp với học sinh/người khác, hạn chế
kỹ năng luân phiên, không liên hệ bằng mắt, khơng nhìn thấy những cử chỉ điệu bộ phi lời nói
như vẫy tay, chỉ tay, gật đầu… Nhiều học sinh có xu hướng tách biệt, khơng muốn giao tiếp với
mọi người, luôn cảm thấy thiếu tự tin, mất an tồn khi giao tiếp với học sinh khác, về ngơn ngữ:
học sinh sử dụng từ bị lặp, sử dụng ngữ điệu không hợp lý hoặc áp dụng sai nguyên tắc, có xu
hướng sử dụng nghĩa của từ một cách quá hẹp hoặc quá rộng.
-Sự phát triển nhận thức:
Việc tiếp thu thơng tin từ thính giác và xúc giác phát triển song tiếp thu các thông tin
đến từ thị giác bị hạn chế. Giảm cơ hội học ngẫu nhiên, học sinh không thể tự khám phá về thế
giới xung quanh mà cần có sự hỗ trợ đặc biệt để học và hiểu các khái niệm.
Thiếu những hình ảnh về sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn và hoàn hảo nên biểu
tượng và khái niệm của học sinh khiếm thị mang tính chất hình thức, chắp vá và rời rạc. Tư
duy hình tượng có nhiều hạn chế.
-Sự phát triển tình cảm xã hội
Thị giác có vai trị quan trọng trong việc hiểu tình cảm của người khác. Khơng nhìn thấy
được có ảnh hưởng đến khả năng nhận biết cảm xúc và thể hiện phản ứng phù hợp của học
sinh.
Khiếm thị cũng gây khó khăn cho học sinh trong q trình học các kĩ năng xã hội đặc
biệt là kĩ năng giao tiếp và tự phục vụ.
2. Thế nào là trẻ khuyết tật ngôn ngữ ? Khuyết tật ngôn ngữ ảnh hưởng như thế nào
đến sự phát triển của trẻ ?
Học sinh khuyết tật ngơn ngữ là những trẻ em có khó khăn đáng kể về nói
và/hoặc về đọc viết, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập.
Một số biểu hiện khuyết tật ngôn ngữ thường gặp ở học sinh gồm: nói ngọng,
nói lắp, nói khó, nói giọng mũi, mất khả năng nói, khơng nói được.
Những ảnh hưởng của khuyết tật ngôn ngữ đến sự phát triển của học sin:
1
- Sự phát triển thể chất
Khó khăn về ngơn ngữ không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như các kĩ
năng vận động của học sinh. Tuy vậy, khó khăn về ngơn ngữ có thể ảnh hưởng đến việc
hiểu các chỉ dẫn khi học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu
học.
-Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Học sinh khuyết tật ngơn ngữ có thể gặp ít hay nhiều vấn đề về ngôn ngữ và giao
tiếp như về từ vựng, kết hợp từ thành câu, độ trơi chảy của lời nói... tuỳ thuộc vào từng
dạng khó khăn mà học sinh gặp phải. Tuy vậy, cũng như các trẻ em khác, nhiều học sinh
khuyết tật ngơn ngữ có thể hiểu được nhiều hơn so với khả năng nói. Một số học sinh có
thể khơng nói được hoặc đã nói được nhưng sau đó khơng thể nói được.
Những học sinh có rối loạn về lời nói thường phát âm khó nghe, gặp khó khăn trong
diễn đạt.
Một số học sinh khuyết tật ngôn ngữ vẫn sử dụng được một chút ngơn ngữ nói, tuy
vậy, những học sinh khuyết tật ngôn ngữ nặng hoặc học sinh có kết hợp nhiều dạng
khuyết tật ngơn ngữ thì khả năng giao tiếp bằng ngơn ngữ nói rất hạn chế, một vài âm
thanh học sinh phát ra được không đủ để học sinh có thể giao tiếp được với mọi người
xung quanh. Những học sinh này cần được sử dụng các phương tiện giao tiếp khác thay
thế như kí hiệu, hành động, tranh ảnh...
-Sự phát triển nhận thức
Học sinh khuyết tật ngơn ngữ có điểm thuận lợi là các giác quan khác phát triển
bình thường, điều này giúp học sinh có thể quan sát, nhận thức được thế giới xung quanh,
một số học sinh vẫn có thể nghe hiểu được. Tuy vậy, khuyết tật về ngơn ngữ có thể dẫn
đến sự phát triển tư duy ngôn ngữ chậm và kém phát triển, hoạt động thần kinh chóng mệt
mỏi, sự chú ý dễ bị phân tán, kém bền vững.
-Sự phát triển tình cảm xã hội
Khuyết tật ngơn ngữ có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thiết lập và duy trì mối
quan hệ với bạn bè và người lớn do học sinh khơng thể nói ra cho người khác hiểu ý kiến
của mình hoặc khơng hiểu hết ý của người khác. Học sinh cũng có thể gặp khó khăn khi
giải quyết các xung đột khi chơi hoặc hoạt động cùng bạn bè. Học sinh có thể dễ cáu gắt,
gây gổ khi bị kích động mạnh, ngại giao tiếp với người xung quanh.
Mặt khác một số học sinh khuyết tật ngôn ngữ có thể khơng có được hình ảnh tích
cực về bản thân do những thất bại học sinh gặp phải khi giao tiếp, tương tác với bạn bè,
người lớn.
3. Thế nào là trẻ rối loạn tự kỉ ? Rối loạn tự kỉ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển
của trẻ ?
Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường xuất
hiện trong 3 năm đầu đời. Rối loạn phổ tự kỉ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến
chức năng hoạt động của não bộ. Rối loạn phổ tự kỉ có thể xuẩt hiện ở bất cứ cá nhân
nào, khơng phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tể - xã hội. Đặc điểm của
những học sinh này là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngơn ngữ và phi
ngơn ngữ, có hành vi sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.
Ảnh hưởng của rối loạn phổ tự kỉ đến sự phát triển của học sinh
2
❖ Sự phát triển thể chất
Học sinh rối loạn phổ tự kỉ có bề ngồi bình thường, các nghiên cứu cơng bố từ
trước đến nay chưa có nghiên cứu nào nói đến sự khác thường về thể trạng bề ngồi của
học sinh rối loạn phổ tự kỉ. Những chỉ số sinh học cơ bản như cân nặng, chiều cao, chỉ số
phát triển sinh học giống như học sinh bình thường cùng tuổi. Các mốc phát triển vận
động như lẫy, ngồi, bị, đi... khơng có sự khác thường. Các cơ quan cảm nhận bề ngoài và
bên trong cơ thể xét về phương diện vật lý và sinh học giống như học sinh bình thường,
nhưng hầu hết các mơ tả về mặt chức năng tâm lý thì cho thấy sự bất thường rõ rệt, đặc
biệt là các ngưỡng cảm giác.
❖
Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Mức độ phát triển ngôn ngữ ở học sinh rối loạn phổ tự kỉ rất đa dạng. Một số học
sinh hiểu ngôn ngữ không lời và gặp khó khăn trong việc hiểu ngơn ngữ nói. Những học
sinh này cỏ thể hiểu hơn khi được làm mẫu vì các em sử dụng mắt để tiếp nhận nội dung
của tình huống.
Phần lớn có thể hiểu những hướng dẫn đơn giản, hiểu được tên gọi của những vật
đơn giản, gần gũi, như “đưa cho mẹ cái cốc”, “đến đây và uống nước”... Với những vật có
nhiều hơn 1 tên gọi học sinh cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu tên gọi của chúng.
Học sinh thường hiểu hơn nếu những gì được nói có kèm theo hình ảnh minh họa hoặc
học sinh có thể liên tưởng tới một hình ảnh quen thuộc nào đó.
Vốn từ của học sinh thường nghèo nàn, cấu trúc ngữ pháp thường bị sai là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc gặp khó khăn với những câu nói phức tạp, chứa đựng
nhiều thơng tin.
Sự khiếm khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ rất phổ biến và được xem là một đặc
điểm nhận dạng của những học sinh có rối loạn phổ rối loạn phổ tự kỉ. Cứ 4 hoặc 5 học sinh
thì có 1 học sinh khơng sử dụng được ngơn ngữ nói. Một số học sinh chỉ có thể bắt chước
tiếng kêu của con vật, phát ra những âm thanh vô nghĩa. Những học sinh cịn lại có thể phát
triển ngơn ngữ nhưng thường chậm hơn bình thường. Ở một số trường hợp, sự phát triển
ngơn ngữ có thể bị thối lui, ban đầu có nói nhưng sau đó giảm dần và có thể mất hẳn.
về giao tiếp, học sinh biểu hiện kém giao tiếp mắt - mắt và có vấn đề về biểu lộ nét mặt,
không biểu lộ phù hợp với tình huống giao tiếp.
❖
Sự phát triển nhận thức
Học sinh rối loạn phổ tự kỉ thường có ngưỡng cảm giác khơng bình thường, một số
học sinh có ngưỡng cảm giác q thấp hoặc quá cao.
Học sinh rối loan phổ tự kỉ CĨ thể có trí tuệ từ mức rất thấp đến mức rất cao. Theo
thống kê có khoảng 25% học sinh rối loạn phổ tự kỉ có trí tuệ trên trung bình, trong số đó
có một tỉ lệ có trí tuệ ở mức cao và rất cao.
Tư duy hình ảnh thường phát triển mạnh và trở thành kiểu tư duy đặc trưng của học
sinh rối loạn phổ tự kỉ, do đặc điểm tư duy này, học sinh rối loạn phổ tự kỉ thường gặp
khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lí những thơng tin khơng thể hoặc khó hình ảnh hoá.
Tư duy logic đối với học sinh rối loạn phổ tự kỉ là một khó khăn khá phổ hiến. Logic của
học sinh thường không gắn với ngôn ngữ với những thứ được khái quát hóa mà thường
hết sức cụ thể, đó là thứ logic đơn giản nhất, là mối tương quan đơn thuần giữa hai đối
tượng. Mặc dù có tư duy bằng hình ảnh khá phát triển nhưng các thao tác tư duy như phân
tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hố và khái qt hố lại có nhiều điểm hạn chế.
3
Học sinh rối loạn phổ tự kỉ thường gặp khó khăn trong khả năng tưởng tượng.
Chính vì lẽ đó, ngay từ khi còn nhỏ, học sinh rối loạn phổ tự kỉ đã khó có thể tham
gia vào các trị chơi đóng vai, khó có thể tưởng tượng việc xếp nhiều khúc gỗ một
cách thẳng hàng sẽ cho ta đoàn tàu, búp bê sẽ thay cho em bé trong trò chơi mẹ - con
và nếu có bạn nào đó mặc một chiếc áo bác sĩ có nghĩa là họ đang chơi giả vờ và
đóng là bác sĩ... Khiếm khuyết về khả năng tưởng tượng là nét nổi bật ở những học
sinh rối loạn phổ tự kỉ kể cả những học sinh có khả năng cao.
❖ Sự phát triển tình cảm xã hội
Học sinh rối loạn phổ tự kỉ thường lờ đi hoặc dường như không quan tâm tới
các học sinh khác.
Những đặc điểm về tương tác xã hội dược thể hiện khà đa dạng ớ các học sinh
rối loạn phổ tự kỉ, một số học sinh có biểu hiện tách biệt. Đây là biểu hiện cơ bàn
nhất thường xuyên thấy ở những học sinh rối loạn phổ tự kỉ. Một số học sinh khác
lại thụ động, một số học sinh khác lại chủ động nhưng kì quặc.
HS khơng hiểu cần phải tương tác với người khác như thế nào cho phù hợp.
Học sinh không thực sự hiểu những qui tắc trong giao tiếp xã hội và thường áp
dụng một cách máy móc trong nhiều tình huống.
Học sinh rối loạn phổ (tự kỉ thường có nhiều hành vi bất thường. Một số hành
vi thường gặp nhất: hành vi rập khn, định hình, hành vi tự kích thích, hành vi
chống đối, hành vi tăng động hoặc ù lì...
4. Thế nào là giáo dục hồ nhập ? Phương thức giáo dục hồ nhập có những đặc
điểm gì ?
Giáo dục hịa nhập là phương thức giáo dục cho học sinh có nhu cầu đặc biệt
cùng học với học sinh khác, trong trường phổ thông ngay tại nơi học sinh sinh sống
mà ở đó trường học có sự điều chinh về mơi trường, phương pháp dạy học nhằm đáp
ứng nhu cầu của học sinh, gia đình học sinh và đảm bảo kết quả học tập hiệu quả,
chất lượng cho mọi thành viên.
Đặc điểm của phương thức giáo dục hịa nhập
Giáo dục hồ nhập là phương thức giáo dục mang tính nhân văn. Mơ hình này
làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng làm
cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục
cho học sinh khuyết tật. Những đặc điểm cơ bản của giáo dục hòa nhập là:
- Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu
tiên.
Giáo dục hòa nhập có nghĩa là đón nhận mọi trẻ em, khơng có sự phân biệt,
vào học ở các trường bình thường. Bằng cách thay đổi thái độ như vậy, sự khác biệt
giữa các cá nhân có thể được nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn. Đồng thời nó cũng
địi hỏi trẻ em phải học tập để biết sống và biết học hỏi lẫn nhau. Giáo dục hịa nhập
có ý nghĩa sâu sắc đó là các thành viên cộng đồng sẵn sàng chấp nhận một thực tế
mới.
4
Giáo dục hịa nhập khơng có nghĩa là giác dục hay dạy học cá nhân mà là sự trang
bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học hợp tác và đáp ứng
nhu cầu, năng lực cá nhân. Giáo dục hịa nhập là mơi trường mọi người thể hiện được thái
độ ủng hộ và sự thừa nhận các nhu cầu của con người. Nó làm thay đổi kiểu suy nghĩ
truyền thống về sự cô lập, sự khinh miệt và thành kiến những học sinh đặc biệt, thay vào
đó các nhà giáo dục phảị hoạt động và quan tâm với mọi học sinh và trong tồn bộ mơi
trường. Giáo dục hịa nhập mang ý nghĩa lao động tập thể, cuối cùng là trách nhiệm đối
với tồn bộ học sinh và nhà trường. Giáo dục hịa nhập cịn là một cơng cụ vận động cho
quyền mọi người, khuyến khích và củng cố các nguyên tắc được nêu trong các công ước
quốc tế và nhiều tài liệu quan trong khác.
Theo những nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục học sinh khuyết tật ở nước ta,
thuật ngữ giáo dục hòa nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là những học sinh
ngoại lệ được hoà nhập, qui thuộc vào trường phổ thơng. Giáo dục hịa nhập là giáo dục
mọi trẻ em, trong đó có học sinh khuyết tật, trong lớp học bình thường của trường phổ
thơng. Giáo dục hòa nhập là “Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có học sinh khuyết tật, cơ hội
bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại
trường phổ thông nơi học sinh sinh sống, nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ
của xã hội”. “Hồ nhập khơng có nghĩa là “xếp chỗ” cho học sinh khuyết tật trong trường,
lớp phổ thông và càng không phải tất cả mọi học sinh đều đạt trình độ như nhau trong mục
tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết
khả năng”. Sự hỗ trợ được thể hiện trong điều chỉnh chương trình, đồ dùng dạy học, dụng
cụ hỗ trợ đặc biệt, và trong kĩ năng giảng dạy đặc thù,... Giáo viên và nhân viên nhà trường,
cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để học sinh khuyết tật được phụ thuộc lẫn nhau, được
chấp nhận, có giá trị và được hỗ trợ của bạn bè,... “Trường hoà nhập tổ chức giải quyết vấn
đề đa dạng, nhằm chú trọng đến việc học của mọi học sinh. Mọi giáo viên, cán bộ và nhân
viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau, tạo ra và duy trì mơi trường đầm ấm, có hiệu
quả cho việc học tập. Trách nhiệm cho mọi học sinh được chia sẻ”.
Như vậy có thể hiểu: Giáo dục hịa nhập là phương thức giáo dục trong đó học sinh
khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi học sinh
sinh sống. Giáo dục hịa nhập có những đặc trưng cơ bản: 1) Giảo dục cho mọi đối tượng
trẻ em, không phân biệt giới tính, dân tộc, tơn giáo, điều kiện kinh tế, thành phần xã hội;
2) Học sinh đi học ở cơ sở giáo dục tại nơi học sinh đang sinh sổng; 3) Không đánh đồng
mọi học sinh, mỗi học sinh là khác nhau; 4) Điều chỉnh phù hợp với khả năng và nhu cầu
của học sinh về mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục.
5. Thế nào là kế hoạch giáo dục cá nhân ? Hãy phân tích ý nghĩa của bản giáo dục cá
nhân.
Kế hoạch giáo dục cá nhân là văn bản xác định nội dung, phương pháp, hình thức
và các điều kiện thực hiện theo thời gian hạn định trong mơi trường hồ nhập để đạt được
mục tiêu chăm sóc, giáo dục một học sinh khuyết tật. Nội dung của bản kế hoạch giáo dục
cá nhân chính là chi tiết hố của mục tiêu giáo dục thành các hoạt động cụ thể được tiến
hành trong một thời gian hạn định. Để đạt đến mục tiêu giáo dục đã đề ra thì các hoạt
động càng được thực hiện thơng qua những cách thức, hình thức, các điều kiện phương
tiện và trong các môi trường xác định (nhà trường, gia đình và cộng đồng). Các yếu tố của
5
bản kể hoạch giáo dục cá nhân có mối quan hệ biện chứng, thống nhất và không tách rời
nhau.
Ý nghĩa của bản kế hoạch giáo dục cá nhân
- Bản kế hoạch sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể được kiểm sốt, điều chỉnh được
hành vi của mình và ln ln biết hướng tới mục đích đã đề ra.
- Kế hoạch giáo dục cá nhân là cơ sở để giúp các nhà quản lý đề ra và thực hiện
chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật, gia đình học sinh khuyết tật, giáo viên trực tiếp dạy
học sinh khuyết tật...
- Kế hoạch giáo dục cá nhân là cơ sở để giáo viên, các thành viên của nhóm hợp
tác thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật trong các mơi trường
hồ nhập khác nhau như gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Kế hoạch giáo dục cá nhân giúp cho Ban giám hiệu nhà trường quản lý được
những hoạt động đã và đang diễn ra đối với giáo viên và học sinh, là cơ sở quan trọng
cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục. Do đó, một bản kế hoạch
giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật và một kế hoạch bài học là một địi hỏi khơng
thể thiếu được đối với người giáo viên.
- Mục tiêu cao nhất của giáo dục học sinh khuyết tật là giúp học sinh hồ nhập vào
cuộc sống cộng đồng, có cơ hội sống độc lập đến mức cao nhất và có một vị trí phù hợp
trong xã hội. Kế hoạch giáo dục cá nhân là cơ sở để có thể xem xét, đánh giá hiệu quả
quá trình dạy học, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Ngoài ra, nhà trường cịn có thể huy động được một lực lượng xã hội lớn tham gia
vào quá trình giáo dục học sinh: gia đình học sinh, các ban ngành đồn thể, các tổ chức
xã hội, các cá nhân tình nguyện...
6. Để tạo mơi trường hồ nhập cho học sinh khuyết tật, giáo viên cần quan tâm đến những
yếu tố nào ?
Để tạo môi trường học tập phù hợp cho học sinh khuyết tật, giáo viên cần quan tâm
đến các yếu tố sau:
- Môi trường vật chất:
+ Ánh sáng: Khi xem xét về điều kiện ánh sáng trong lớp học có học sinh khuyết tật
chúng ta cần quan tâm đến nhu cầu ánh sáng của học sinh trong lớp về độ sáng, nguồn
sáng và việc kiểm soát sự toả sáng. Mức độ chiếu sáng chung ở trong phòng học, hành
lang và hội trường, và điều kiện ánh sáng khi học tập phải phù hợp với nhu cầu của từng
cá nhân học sinh khuyết tật. Học sinh khiếm thính cần đủ sáng để đọc hình miệng khi giao
tiếp và nhìn rõ cử chỉ điệu bộ, học sinh nhìn kém gặp khó khăn khi học tập trong mơi
trường thiếu ánh sáng, ánh sáng lố hoặc ánh sáng chói, cịn đối với học sinh có rối loạn
cảm xúc thì lại có thể bị q kích thích với một loại ánh sáng nào đỏ.
Nguồn ánh sáng trong lớp học gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Để
phù hợp với nhu cầu ánh sáng của học sinh khuyết tật trong lớp địi hỏi kiếm sốt sự
toả sáng và điều chỉnh, tăng cường nguồn sáng. Đối với ánh sáng tự nhiên, ta có thể
chú ý hình dáng cửa sổ, nơi đặt cửa sổ, cách dùng hệ thống kính hoặc rèm che. Đối với
nguồn sáng nhân tạo chúng ta cần sử dụng chụp đèn, công tắc... để điều chỉnh độ sáng
phù hợp.
6
+ Âm thanh:
Âm thanh trong môi trường không chỉ bao gồm những âm thanh mà chúng ta
cần nghe thấy, được hướng dẫn mà nó cịn bao gồm cả tiếng ồn. Những tiếng ồn
xung quanh có thể gây ức chế, cản trở việc học của học sinh khiếm thị, gây khó nghe
cho học sinh khiếm thính, gây xao lãng ở học sinh khuyết tật trí tuệ hoặc là kích
thích tiêu cực đối với học sinh có vấn đề về hành vi, cảm xúc. Vì vậy, hạn chế tiếng
ồn là điều rất cần thiết trong môi trường học tập của học sinh. Môi trường học tập
cần yên tĩnh giúp cho học sinh tập trung, khơng gây phân tán.
Để có mơi trường học tập yên tĩnh thì chúng ta cần hạn chế ảnh hưởng của âm
thanh bên ngoài bằng cách sử dụng tường dày, cửa sổ cách âm hay đóng cửa ra vào
và cửa sổ... Để hạn chế tiếng ồn trong lớp học có thể trải thảm trên sàn nhà, khăn trải
bàn cho các góc chơi lắp ghép, đệm cao su chân bàn ghế bố trí phù hợp giữa các góc
chơi có trị chơi tĩnh và động trong lớp học...
Nếu âm thanh được sử dụng đúng cách thì sẽ rất có lợi cho học sinh khuyết tật.
Chẳng hạn, nhờ có âm thanh mà học sinh khiếm thị có thể thu thập được nhiều
thơng tin từ xa, khi đó học sinh có thể biết được mình đang ở đâu, đang làm gì và
dùng âm thanh để định hướng di chuyển. Sử dụng các âm thanh tự nhiên cũng có tác
dụng luyện nghe cho học sinh khiếm thính.
+ Khơng gian:
Để tạo mơi trường học tập có hiệu quả thì việc tổ chức khơng gian lớp học có
cấu trúc là điều nên làm. Cần tạo khơng gian thống mát, phân chia khơng gian hợp
lí cho từng hoạt động: không gian dành cho giáo viên và cho học sinh, khơng gian
hoạt động nhóm, khơng gian cho tủ, đồ dùng, đồ chơi... cụ thể rõ ràng.
Việc sắp xếp bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi có tổ chức, cố định sẽ tạo được không
gian quen thuộc giúp học sinh cảm thấy tự tin, an tồn trong mơi trường của mình,
nhất là đối với học sinh khiếm thị, khuyết tật vận động. Khi có sự thay đổi nào đó
giáo viên phải báo trước để học sinh làm quen. Các lối đi cần rộng rãi để học sinh di
chuyển thuận tiện, tránh học sinh bị ngã, nhất là với những học sinh đi lại vụng về.
Đường di chuyển giữa các khu vực trong lớp cần giúp học sinh dễ dàng nhận ra.
Khoảng cách cũng là yếu tố cần quan tâm khi sắp xếp lớp học có học sinh
khuyết tật nhất là đối với học sinh khiếm thị và khiếm thính. Chú ý đến sắp xếp chỗ
ngồi của học sinh khuyết tật, học sinh nên ngồi ngay phía trước, gần chỗ của giáo
viên, tuy nhiên cần cho học sinh cảm thấy thoải mái khi học.
Tránh sắp xếp khu vực dễ gây tiếng động với khu vực cần yên tĩnh. Tiếng
động có thể gây xao lãng với những hoạt động cần sự yên tĩnh và tập trung. Tiếng
động cũng có thể làm học sinh khuyết tật dễ bị kích thích.
Ngồi ra, các điều kiện về khơng khí cũng ảnh hưởng đến việc học tập của học
sinh. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến học sinh khuyết tật trí tuệ, học
sinh rối loạn hành vi và cảm xúc, làm cho học sinh dễ nảy sinh các hành vi không
mong muốn.
7
- Mơi trường tâm lí:
Tạo sự tự tin cho học sinh khuyết tật, khuyến khích và khen ngợi
những hành vi tốt của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh thành cơng.
Mơi trường tâm lí lớp học được tạo bởi mối quan hệ giữa các thành
viên trong lớp,và nó sẽ tác động lại đến từng thanh viên Vì vậy, để xây
dựng bầu khơng khí tâm lí tốt trong lớp học, giáo viên cần quan tâm đến
việc:
+ Tạo mối quan hệ gần gủi, thân thiết giữa giáo viên và học sinh, giữa
các học sinh với nhau trong lớp học, sự đoàn kết yêu thương giữa các em.
Đặc biệt, trong môi trường hồ nhập, cần hình thành thái độ chấp nhận sự
khác biệt và nhìn nhận tích cực về học sinh khuyết tật cho tất cả các em
trong lớp.
+ Để tạo được bầu khơng khí tâm lí tích cực tại các trường mầm non,
địi hỏi cần có sự chuẩn bị về mặt tâm lí cho bản thân học sinh khuyết tật,
gia đình học sinh, các cán bộ, giáo viên làm việc trong trường và cả những
phụ huynh của nhà trường.
+ Trẻ em bình thường cũng cần được chuẩn bị những hiểu biết về các
bạn khuyết tật để biết cách ứng xử đúng đắn với học sinh khuyểt tật ở lớp.
Những hiểu biết về học sinh khuyết tật có thể khéo léo lồng ghép trong nội
dung các hoạt động ở lớp mầm non. Những hiểu biết này cần cho tất cả trẻ
em để giúp học sinh dễ dàng chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng trong cuộc
sống và xã hội.
+ Cũng cần phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt tâm lí cho cán bộ,
cơng nhân viên nhà trường cũng như phụ huynh trong trường để tránh sự
phản đối, phân biệt đối xử của họ với học sinh khuyết tật. Mặt khác, các
trường mầm non cũng cần chuẩn bị tâm lí để làm quen với một môi trường
làm việc đa dạng với sự tham gia của nhiều chuyên gia và có thể có sự
tham gia của các giáo viên hỗ trợ từ trung tâm nguồn của địa phương.
8