Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Victory Leader đi sâu nghiên cứu các hệ thống phục vụ máy chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.13 KB, 87 trang )


- 1 -





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : Trang thiết bị điện tàu victory leader . Đi sâu nghiên
cứu các hệ thống phục vụ máy chính.












- 2 -
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan công trình này là của riên em. Các kết quả và số liệu trong đề tài là
trung thực, chưa được đăng trên bất kỳ tài liệu nào.

Hải phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2010
Sinh viên thực hiện



Vũ Văn Hoàng














- 3 -
MỤC LỤC
PHẦN I : TỔNG QUAN TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU VICTORY LEADER
Chương I: TRẠM PHÁT ĐIỆN
1.1.Trạm phát điện tàu victory leader……………………………………….

7
1.1.1.Khái niệm ………………………………………………………………

7
1.1.2. Yêu cầu về trạm phát điện tàu thủy…………………………………

7
1.1.3. Giới thiệu về trạm phát điện tàu victory leader……………………


7
1.2.Trạm phát điện chính…………………………………………………….
8
1.2. 1.Mạch điều khiển aptomat chính của máy phát số 1………………….

18

1.2.2. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1…………………………………

20

1.2.3. Mạch đo của máy phát số 1 kểm tra và bảo vệ………………………

21

1.3.Trạm phát sự cố
22

1.3.1.Giới thiệu chung
22

1.3.2. Phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống………………………….

24

Chương II. HỆ THỐNG LÁI

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống ……………………………………………
28


2.1.1 Giới thiệu chung ………………………………………………………
28

2.1.2 Các chế độ lái sử dụng trên tàu victory leader ……………………….
28

2.1.3 Hệ thống máy lái Rolls – Royce……………………………………….
28

2.1.4 Hệ thống thủy lực………………………………………………………

29

2.2.Nguyên lý hoạt động hệ thống………………………………
31


- 4 -
2.2.1.Hệ thống điều khiển động cơ lai bơm thủy lực………………………
31

2.2.2. hệ thống thủy lực và máy lái thủy lực…………………………………

37

Chương III : HỆ THỐNG NỒI HƠI

3.1. Hệ thống nồi hơi…………………………………………………………
40


3.1.1. Giới thiệu phần tử…………………………………………………….
40

3.2. Nguyên lý hoạt động……………………………………………………
47

3.3. kiểm tra báo động và bảo vệ nồi hơi………………………………….
51

Phần II : ĐI SÂU NGHIÊN CỨU CÁC HỆ THỐNG PHỤC VỤ MÁY
CHÍNH

Chương IV: HỆ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

4.1 Tổng quan hệ thống……………………………………………………….
54

4.1.2. Phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu ……………………………
55

4.2 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống…………………………
59

4.2.1 Giới thiệu cấu trúc hệ thống……………………………………………
59

4.2.2. Nguyên lý hoạt động hệ cung nhiên liệu phục vụ máy chính……….
63


4.2.3 Nguyên lý hoạt động của các động cơ lai bơm……………………….
69

Chương V:HỆ BÔI TRƠN
5.1 Tổng quan hệ thống ………………………………………………………
72

5.1.1 Nhiệm vụ…………………………………………………………………

72

5.1.2 Yêu cầu…………………………………………………………………

72


- 5 -
5.1.3 phân loại hệ thống bôi trơn …………………………………………….

72

5.2 cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống ………………………….

76

5.2.1 cấu trúc hệ bôi trơn …………………………………………………….
76

5.2.2 nguyên lý hoạt động hệ bôi trơn………………………………………


77

5.2.3 sơ đồ nguyên lý bơm dầu LO…………………………………………
79

Chương VI: HỆ LÀM MÁT

6.1.tổng quan hệ thống………………………………………………………
6.1. 2các hệ thống làm mát dung cho diesel tàu thủy ………………………
81


81


6.2. cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống …………………………

84

6.2.1 cấu trúc hệ thống……………………………………………………….
84

6.2.2 nguyên lý hoạt động của hệ thống……………………………………
84

6.2.3 sơ đồ nguyên lý các bơm………………………………………………
87

KẾT LUẬN……………………………………………………………… 90









- 6 -
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam nước ta có hơn 3000 km đường bờ biển nhiều vũng vịnh, và đặc biệt vị trí địa lí
nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế đó là một điêu kiện lí tưởng cho phát triển ngành
giao thông vạn tải biển.Từ xa xưa nhân dân ta đã phát triển thông thương trao đổi buôn bán
với các nước láng giềng,Cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển giao
thông thuỷ nội địa. Trong những năm gần đây ngành Hàng Hải đã trở thành ngành kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.Nắm bắt cơ hội này Đảng và Nhà Nước ta đã đưa ra
những chính sách hợp lí góp phần đưa ngành giao thông vận tải hội nhập và phát triển hứa
hẹn trong tương lai gần sẽ trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.
Bước vào ngưỡng cửa của thế kỉ 21.thế kỉ của sự hội nhập và phát triển .Nền công nghiệp
Việt Nam nói chung và ngành Hàng Hải Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, nhằm thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới , góp phần vào mục tiêu
xây dựng đất nước sớm trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển trong những thập
kỉ tới.
Là một sinh viên của trường đại hoc Hàng Hải Việt Nam được học tập và rèn luyện dưới sự
dạy dỗ của các nhà giáo ưu tú trong trường.Sau hơn 4 năm học tập và 6 tháng thực tập và
làm đồ án tốt nghiệp,dưới sự quan tâm hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa đặc biêt là
Thầy NGUYỄN TIẾN DŨNG em đã hoàn thành đồ án của mình với đề tài: TRANG
THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU VICTORY LEADER ,ĐI SÂU NGHIÊN CỨU CÁC HỆ
THỐNG PHỤC VỤ MÁY CHÍNH .Nhưng do còn thiếu sót nhiều về kiến thức và kinh
nghiệm thực tế em kính mong đựơc sự chỉ bảo giúp đỡ của các thày cô cho đồ án của em
được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Sau cùng em xin trân thành cảm ơn thầy giáo NGUYỄN TIẾN DŨNG và các thầy cô trong
khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án của mình.
Em xin kính chúc quý thầy cô và gia đình sức khoẻ và hạnh phúc.

Hải phòng ngày 20 tháng 2 năm 2010
Sinh viên Vũ Văn Hoàng



- 7 -
Phần I : TỔNG QUAN TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU VICTORY LEADER
Chương 1 TRẠM PHÁT ĐIỆN
1.1.Trạm phát điện tàu victory leader
1.1.1.Khái niệm
Trạm phát điện là nơi biến đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng điện tập trung
trên bảng điện chính và từ đó phân bố đến các phụ tải trên tàu.
Với mức độ tự động hóa và điện khí hóa ngày càng cao nên vị trí và vai trò của trạm phát
điện trên tàu là vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự an toàn và khả năng khai thác trong
quá trình hoạt động của con tàu.
Trạm phát điện tàu thủy đó và đang phát triển theo hướng ngày càng tăng về công suất,
mức độ tự động hóa cũng như độ tin cậy cung cấp năng lượng một cách liên tục.
1.1.2. Yêu cầu về trạm phát điện tàu thủy.
- Phải đảm bảo đủ công suất cấp cho các phụ tải trong chế độ nặng nhất của tàu.
- Phải đảm bảo độ tin cậy cao, cung cấp năng lượng điện liên tục trong quá trình công
tác của tàu.
- Phải có khả năng công tác tốt trong các điều kiện khắc nghiệt như: độ rung lớn, chấn
động cao, tàu nghiêng và lắc, trong điều kiện tác động của hơi muối và hơi dầu, trong điều
kiện thay đổi nhiệt độ lớn.
- Có khả năng ổn định tốt trong các điều kiện công tác ở chế độ động (thường xuyên
khởi động các động cơ công suất lớn)

1.1.3. Giới thiệu về trạm phát điện tàu victory leader
Trạm phát điện là tổ hợp các thiết bị biến đổi từ năng lượng không điện thành năng
lượng điện và phân phối năng lượng điện cho tất cả các phụ tải sử dụng điện.
Trạm phát điện tàu 4900 ôtô được trang bị gồm có 4 tổ hợp diesel-máy phát (D-
G),trong đó có 3 tổ hợp diesel-máy phát chính và một tổ hợp diesel máy phát sự cố.Ngoài ra
còn có nguồn năng lượng điện ắc quy dự trữ.
*Các thông số kĩ thuật của các diesel máy phát chính là:
- Điện áp định mức : 450V

- 8 -
- Dòng điện định mức : 2358A
- Công suất định mức : 1470KW
- Tần số định mức : 60Hz
- Hệ số công suất cos

: 0.8
- Số pha : 3 pha
*Các thông số kĩ thuật của máy phát sự cố :
- Điện áp định mức : 450V
- Tần số định mức : 60Hz
- Công suất định mức : 200KW
-Dòng điện định mức : 328A
- Hệ số công suất cos

: 0.8
- Số pha : 3 pha
.1.2.Trạm phát điện chính
Bảng điện chính tàu victory leader bao gồm có 13 PANEL :
P1(PANEL SỐ 1): PANEL khởi động các phụ tải tại bảng điện chính(No1 GROUP
STARTER PANEL)

*1A1:Bơm nước làm mát sơmi máy chính(NO.1 ME JACKET COOL. FW. )
+ Công suất định mức Pđm = 25,5 KW, dòng điện định mức Iđm = 44 A
+ Được khởi động trực tiếp thông qua công tắc tơ 1A-K1(9.4)
+ 1A1-S4 :công tắc bật sấy
+ 1A1-K0 :bộ đo điện trở cách điện
+ 1A1-F1 :Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
+ 1A1-T1 :Biến dòng đo lường
+ 1A1-Q1:Aptomat chính cấp nguồn cho động cơ và bảng điều khiển

- 9 -
+ 1A1-T2 :Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
+ 1A1-F2,1A1-F3,1A1-F4,1A1-F6 :Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch
+ 1A1-S1,1A1-H0,1A1-H4,1A1-H5,1A1-H6 :Các đèn báo động cơ chạy,báo nguồn, báo
sấy,báo quá tải,báo chế độ stand-by
+1A1-P1,1A1-P2 :Các đồng hồ đo cường độ dòng điện và đồng hồ báo đếm số giờ chạy
+1A1-S3 :Công tắc chọn vị trí
+ Động cơ hoạt động có chế độ stand-by khi chọn chế độ tự động
*1A2: Dự trữ (SPARE)
+Dùng cho các động cơ có dòng điện định mức lên tới 63A,và được khởi động trực tiếp
thông qua côngtẳctơ 1A2-K1(10.1)
+Có 3 vị trí điều khiển là tại bảng điện chính,tại vị trí đặt động cơ,và thông qua hệ giám
sát(AMCS)
*1A3: Bơm nước mặn làm mát trung tâm(NO.1 CENTRAL COOL. SW. )
+ Công suất định mức của động cơ Pđm = 52 KW,dòng điện định mức Iđm = 87A
+ Được khởi động trực tiếp thông qua côngtắctơ 1A3-K1,cấp nguồn chính nhờ aptômát
1A3-Q1,
+ Có chế độ stand-by khi chuyển chế độ điều khiển sang tự động (AMCS)
+ Có bộ đo cách điện gửi tín hiệu cách điện thấp đến hệ thống giám sát tàu (IMACS)
*1A4: Bơm dầu L.O máy chính (NO.1 ME L.O. PUMP)
+ Công suất định mức Pđm = 88 KW,dòng điện định mức Iđm = 144 A

+ Tương tự như động cơ lai bơm làm mát sơmi máy chính
*1A5:Bơm lacanh chính/cứu hỏa (NO 1.MAIN BILGE/FIRE P.)
+ Gần tương tự như các bơm trên như ở đây thêm 1 bộ 1A5-X2 máy hút (aspirator) có tác
dụng hút để mồi bơm khi bắt đầu khởi động
2. P2(PANEL SỐ 2): Là PANEL khởi động (No1 GROUP STARTER PANEL) gồm các
phụ tải chính như sau:

- 10 -
*2A1: Bơm làm mát bằng nước biển cho cac te (NO 1. AC&PROV. STORE CFW)
+ Công suất định mức Pđm = 42,9 KW,dòng điện định mức Iđm = 72A
+Tương tự như bơm làm mát sơmi máy nhưng không có bộ đo cách điện
*2A2: Dự Trữ
*2A3: Bơm làm mát trung tâm bằng nước ngọt (NO 1.CENTRAL COOL.FW.)
+ Công suất định mức Pđm = 63,8 KW,dòng điện định mức Iđm = 105 A
+ Tương tự như động cơ lai bơm nước ngọt làm mát sơmi máy chính
+ Có chế độ stand-by
*2A4 : Bơm Ballast số 1 (NO 1.BALLAST PUMP)
+ Có bộ hút để mồi bơm trong quá trình khởi động,có bộ đo cách điện,và không có chế độ
stand-by
*2A5 : Dự trữ
3.P3(PANEL SỐ3): Là PANEL cung cấp điện áp 440V (No1 440V FEEDER PANEL) gồm
các phụ tải chính như sau:
*3Q1 : Aptomat cấp nguồn cho nhóm máy phụ buồng máy GSP8.
*3Q2 : Aptomat cấp nguồn cho quạt thông gió buồng máy GSP10 .
*3Q3 : Aptomat cấp nguồn cho nhóm máy cấp nhiên liệu cho máy chính.
*3Q4 : Aptomat cấp nguồn cho nhóm máy phụ tăng áp phục vụ cho máy chính.
*3Q5 : Aptomat cấp nguồn cho bơm bôi trơn số 1(bôi trơn diezen máy phát).
*3Q6 : Aptomat cấp nguồn cho bơm bôi trơn số 2(bôi trơn diezen máy phát).
*3Q7 : Aptomat cấp nguồn cho bộ phân li dầu MDO/HFO.
*3Q8 : Aptomat cấp nguồn cho máy nén khí làm việc

*3Q9 : Aptomat cấp nguồn cho máy nén khí chính dùng khởi động .
*3Q10: Aptomat cấp nguồn cho lò đốt rác.
*3Q11: Aptomat cấp nguồn cho bảng điều khiển nồi hơi.

- 11 -
*3Q12: Aptomat cấp nguồn cho bộ sấy sơ bộ nước làm mát máy phát.
*3Q13: Aptomat cấp nguồn cho máy lái số 1.
*3Q14: Aptomat cấp nguồn dự trữ
*3Q15: Aptomat cấp nguồn cho máy biến áp chính số 1 từ 440v/230v.
*3Q16: Aptomat cấp nguồn cho tời neo/tời cô dây hai bên trên phía mũi
*3Q17: Aptomat cấp nguồn cho tời cô dây trung tâm phía lái.
*3Q18: Aptomat cấp nguồn cho tời cô dây mạn phải phía lái.
*3Q19:Aptomat cấp nguồn cho ACCOM. AC01 SWICHBOARD
*3Q20: Aptomat cấp nguồn dự trữ
*3Q21: Aptomat cấp nguồn cho PROVISION REFRIGER. PLANT
*3Q22 : Aptomat cấp nguồn cho khu vực bếp
*3Q23 : Aptomat cấp nguồn cho sấy
*3Q24 : Aptomat cấp nguồn cho sấy
*3P51:Bộ đo cách điện của lưới điện với đất
4.P4(PANEL SỐ4): Là PANEL cấp nguồn cho 1 số bảng điện phụ 440v và dừng sự cố
+Các bảng điện phụ được cấp nguồn từ PANEL số 4 thông qua các aptomat từ 4Q1 đến
4Q10
+Ngoài ra trên PANEL số 4 còn được lắp 1 số côngtắctơ làm nhiệm vụ dừng khẩn cấp 1 số
phụ tải khi có sự cố.Các côngtăctơ 4K1 đến 4K12 sẽ cắt các aptomat của các phụ tải được
cắt khi xảy ra sự cố bằng cách ấn vào các nút dừng khẩn cấp đặt ở các vị trí khác nhau.
5. P5(PANEL SỐ 5): Là PANEL của máy phát số 1 gồm các phần tử chính như sau :
+5P1,5P2,5P3,5P9 :là các đồng hồ đo điện áp,đo tần số ,đo dòng điện,và đồng hồ đo số giờ
hoạt động
+ 5S1 :Công tắc chọn pha để quan sát giá trị điện áp thông qua đồng hồ
+ 5S3 :Công tắc chọn pha để hiển thị giá trị dòng điện


- 12 -
+ 5S11,5S12 :là các nút ấn để đóng hay cắt điện từ máy phát lên thanh cái
+ 5S8 :Công tắc chọn chế độ bằng tay hoặc tự động
+ 5S14 :Công tắc chọn bật sấy
+ 5H10,5H14 là đèn báo diezen máy phát chạy và báo sấy
+ 5A10 :là máy cắt chính để đóng,cắt điện áp từ máy phát lên thanh cái
6. P6(PANEL SỐ 6): PANEL hoà đồng bộ và cấp nguồn cho chân vịt phía lái( BT & SYN.
PANEL).
+ 6P3,6P4 :Đồng hồ kép đo điện áp và tần số
+ 6P7,6P6 :Đèn quay và đồng bộ kế
+6S3,6S6,6S7 :Công tắc chọn pha điện áp máy phát vào đồng hồ điện áp kép,công tắc bật hệ
thống các đồng hồ kép,đèn quay và đồng bộ kế,và công tắc chọn máy phát định hòa
+5P4,8P4,9P4 :Các đồng hồ đo công suất của các máy phát 1,2,3
+6H0,6H1,6H2,6H3,6H4,6H5 :là các đèn báo máy phát sự cố chạy,báo chế độ stand-by,báo
chế độ dừng khẩn cấp,báo chế độ đứng cảng,báo lấy điện từ bảng điện sự cố,báo điện lấy từ
nguồn điện bờ
+S111,S112 :Nút ấn để đóng hay cắt máy phát 1
+S211,S212 : Nút ấn để đóng hay cắt máy phát 2
+S311,S312 : Nút ấn để đóng hay cắt máy phát 3
+S115,S215,S315 :Công tắc tăng hay giảm lượng dầu vào diezen của các máy phát 1,2,3
+6S11,6S12 :là các nút ấn để đóng hay cắt nguồn cho chân vịt phía lái
+6A10 :Là máy cắt dùng để cấp nguồn cho hệ thống chân vịt phía lái
7.P7(PANEL SỐ 7):PANEL cấp nguồn cho chân vịt mũi phía mũi và kết nối thanh cái (
thanh cái phân đoạn )
+7Q1 :Aptomat cấp nguồn cho bảng điện sự cố
+7S11,7S12 :Nút ấn để dừng hay đóng nguồn cho hệ thống chân vịt phía mũi
+7A10 :Máy cắt chính để cấp nguồn cho hệ thống chân vịt phía mũi

- 13 -

8.PANEL số 8(P8) và PANEL số 9(P9) : Là các PANEL máy phát số 2 và máy phát số 3,
trên các PANEL này có các thiết bị: công tắc, đèn báo, nút ấn , aptomat chính giống với
PANEL máy phát số 1,chỉ khác về kí hiệu số 2 và số 3.
9.P10(PANEL SỐ 10): PANEL cấp điện áp 440V số 2 cho các phụ tải (440V FEEDER
PANEL 2-1) gồm có các phụ tải như sau :
+Sử dụng các áptômat từ 10Q1 đến 10Q10 để cấp nguồn cho 1 số phụ tải là các bảng khởi
động phụ GSP1,GSP3,GSP5,GSP7 và 1 số phụ tải khác
10.P11(PANEL SỐ 11) PANEL cung cấp điện áp 440V số 2 cho các phụ tải (440V
FEEDER PANEL 2-2).
+Cấp nguồn cho phụ tải bằng các aptomat từ 11Q1 đến 11Q24,ngoài ra trên panel còn có 1
số các côngtăctơ 11K1 đến 11K12 dùng cho chức năng cắt một số phụ tải khi dừng khẩn cấp
+11K1 :Dùng để cắt nguồn phụ tải là bảng GSP1
+11K2 : Dùng để cắt nguồn phụ tải là bảng GSP3
+11K3 : Dùng để cắt nguồn phụ tải là bảng GSP5
+11K4 : Dùng để cắt nguồn phụ tải là bảng GSP7
+11K5 :Dùng để cắt nguồn cho nhóm máy phụ tăng áp phục vụ máy chính và thông gió
buồng máy
+11K6 :Dùng để cắt nguồn cho quạt thông gió buồng máy
+11K7 :Dùng để cắt nguồn cho aptômat 11Q3,11Q5,11Q7
11.P12(PANEL SỐ 12): PANEL khởi động số 2 (No2 GROUP STARTER PANEL 2-1).
*12A1 :Bơm nước ngọt làm mát sơmi máy chính số 2(No 2.ME JACKET CFW. P)
*12A2: Dữ trữ
*12A3: Bơm nước biển làm mát trung tâm số 2(No 2. CENTRAL CSW P.)
*12A4: Bơm dầu LO cho máy chính số 2 (No 2.ME LO PUMP)
+Các động cơ trên được khởi động trực tiếp thông qua côngtăctơ 12A1-K1,12A2-K1,12A3-
K1,12A4-K1 và phần tử,nguyên lí,cấu tạo bảng điều khiển tương tự như bơm làm mát sơmi
máy số 1 nằm ở panel số 1

- 14 -
*12A5:Bơm lacanh chính/cứu hỏa(No 2.MAIN BILGE/FIRE P.)

+Bơm được lắp thêm 1 bộ hút chân không để tự mồi trong quá trình khởi động ban đầu,và
bơm không có chế độ stand-by
+Có tất cả 7 vị trí có thể khởi động hay dừng bơm và có đèn tín hiệu báo chạy tại mỗi vị trí
như ở buồng lái,vị trí đặt bơm,bảng điện chính…
12.P13(PANEL SỐ 13): PANEL khởi động số 2 (No2 GROUP STARTER PANEL 2-2).
+Trên panel có các bảng điện điều khiển cho các phụ tải như sau:
*13A1:Bơm chuyển dầu F.O.
+Có chế độ stand-by,không có bộ đo điện trở cách điện
*13A2:Dự trữ
+Không có chế độ stand-by và cũng không có bộ đo điện trở cách điện
*13A3:Bơm nước ngọt làm mát trung tâm số 2
+Giống bơm làm mát sơmi máy chính
*13A4:Bơm Ballast số 2
+Bơm được khởi động trực tiếp,không có chế độ stand-by,có bộ đo cách điện gửi tín hiệu
đến hệ thống giám sát khi cách điện thấp
+Bơm được trang bị thêm bộ hút chân không để tự mồi trong quá trình khởi động ban đầu
*13A5:Dự trữ

13.Panel số 14
Là panel dùng cho các phụ tải 220V được bố trí ngay đầu lối vào của bảng điện chính
gồm các thiết bị chính như sau :
- 14Q1 : Cầu dao cấp nguồn cho bộ lưu điện dùng cho hệ thống tự động buồng máy UPS1
- 14Q2 : Cầu dao cấp nguồn cho bộ lưu điện dùng cho các hệ thống tàu cần UPS2
- 14Q3 : Cầu dao cấp nguồn cho bộ lưu điện dùng cho các thiết bị định vị

- 15 -
- 14Q4 : Cầu dao cấp nguồn cho bộ nguồn dùng cho hệ thống tự động
- 14Q5 : Cầu dao cấp nguồn cho hệ thống báo cháy
- 14Q6 : Cầu dao cấp nguồn cho hệ thống báo động chung/gọi công cộng và trả lời phản hồi
(được cấp nguồn từ bộ lưu điện cho phép hoạt động trong 10 phút sau khi hệ thống cấp

nguồn này hỏng)
- 14Q7 : Cầu dao cấp nguồn cho tủ PLC điều khiển hệ thống RO-RO
- 14Q8 : Cầu dao cấp nguồn cho bộ sấy máy phát số 1
- 14Q9 : Cầu dao cấp nguồn cho bộ sấy máy phát số 2
- 14Q10 : Cầu dao cấp nguồn cho bộ sấy máy phát số 3
- 14Q11 : Cầu dao cấp nguồn cho bảng điều khiển tại chỗ của diezen lai máy phát số 1
- 14Q12 : Cầu dao cấp nguồn cho bảng điều khiển tại chỗ của diezen lai máy phát số 2
- 14Q13 : Cầu dao dự trữ
- 14Q14 : Cầu dao dự trữ
- Các rơle từ 14K11 đến 14K24 có tác dụng gửi tín hiệu đến hệ thống giám sát và báo động
khi có bất kì một phụ tải ở trên không được cấp nguồn
- 14Q15 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị chiếu sáng buồng máy panel L1
- 14Q16 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị chiếu sáng buồng máy panel L2
- 14Q17 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị sấy khu vực buồng panel D2
- 14Q18 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị sấy khu vực buồng panel D3
- 14Q19 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị sấy cửa sổ panel D4
- 14Q20 : Aptomat cấp nguồn cho máy phụ buồng máy panel D5
- 14Q21 : Aptomat cấp nguồn cho các thiết bị radio panel E1
- 14Q22 : Aptomat cấp nguồn cho bảng điều khiển lầu lái panel E2
- 14Q23 : Aptomat cấp nguồn cho bảng điều khiển buồng máy panel E3
- 14Q24 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị hàng hải panel E4

- 16 -
- 14Q26 : Aptomat dự trữ
- 14Q27 : Aptomat dự trữ
- 14Q28 : Aptomat cấp nguồn cho khu vực bếp và đồ gia dụng panel D1
- 14P1 : Đồng hồ đo cường độ dòng điện mạng 220V
- 14P51 : Đồng hồ đo cách điện của mạng 220V với mass
- 14P2 : Đồng hồ đo điện áp của mạng 220V
- 14S1 : Công tắc xoay để chọn pha đo cường độ dòng điện

- 14H1 : Đèn màu xanh báo nguồn cho mạng 220V do máy biến áp chính số 1
- 14H2 : Đèn màu xanh báo nguồn cho mạng 220V do máy biến áp chính số 2
- 14S51 : Nút thử hệ thống đo cách điện
- 14S2 : Công tắc xoay chọn điện áp dây cho đồng hồ đo điện áp
- 14Q29 : Aptomat đóng nguồn từ máy biến áp chính số 1 cho mạng 220V
- 14Q30 : Aptomat đóng nguồn từ máy biến áp chính số 2 cho mạng 220V
14.Panel số 15 và 16
Là các panel dùng cho các phụ tải ánh sáng ở các tầng trên tàu.Trên tàu sẽ được chia ra
làm 3 khu vực là zone A,zone B và zone C được điều khiển tại 4 vị trí là tại chỗ,tại bảng
panel 15 và 16, thông qua hệ thống giám sát trung tâm và có thể thực hiện việc tắt hệ thống
chiếu sáng trong các tầng tại văn phòng tàu .Zone A là các tầng từ 1 đến 4,zone B là các tầng
từ 5 đến 8,zone C gồm các tầng từ 9 đến 11.Panel 15 gồm các phần tử chính sau :
- 15Q1 : Aptomat cấp nguồn cho đèn trên tầng quan sát thời tiết panel L3
- 15Q2 : Aptomat cấp nguồn cho đèn trên tầng quan sát thời tiết panel L4
- 15Q3 : Aptomat cấp nguồn cho đèn trong khu vực buồng panel L5
- 15Q4 : Aptomat cấp nguồn cho đèn trong khu vực buồng panel L5
- 15Q5 : Aptomat cấp nguồn cho đèn trong buồng kĩ thuật panel L7
- 15Q6 : Aptomat cấp nguồn cho đèn ở tầng 1

- 17 -
- 15Q7 : Aptomat cấp nguồn cho đèn ở tầng 2
- 15Q8 : Aptomat cấp nguồn cho đèn ở tầng 3
- 15Q9 : Aptomat cấp nguồn cho đèn ở tầng 4
- 15Q10 : Aptomat cấp nguồn cho đèn ở tầng 5
- 15H6 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 1
- 15H61 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 1 đã được bật lên
- 15H7 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 2
- 15H71 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 2 đã được bật lên
- 15H8 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 3
- 15H81 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 3 đã được bật lên

- 15H9 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 4
- 15H91 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 4 đã được bật lên
- 15H101 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 5
- 15H1011: Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 5 đã được bật lên
- 15H111 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 6
- 15H1111: Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 6 đã được bật lên
- 15H121 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 7
- 15H1211: Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 7 đã được bật lên
- Các côngtăctơ từ 15K6 đến 15K10 sẽ điều khiển việc chiếu sáng từ các tầng 1 đến tầng 5
- Các công tắc 15S61,15S71,15S81,15S91,15S101,15S111,15S121 để điều khiển hệ thống
chiếu sáng tại panel 15 cho các tầng lần lượt là 1,2,3,4,5,6 và 7
- Các công tắc S1,S2,S3 dùng để chọn vị trí điều khiển các đèn ở các khu vực lần lượt là
zone A,zone B và zone C
Panel số 16 sẽ gồm các phần tử chính sau:
- 16H11 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 8

- 18 -
- 16H111 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 8 đã được bật lên
- 16H21 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 9
- 16H211 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 9 đã được bật lên
- 16H31 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 10
- 16H311 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 10 đã được bật lên
- 16H41 : Đèn màu trắng báo đã cấp nguồn cho đèn ở tầng 11
- 16H411 : Đèn màu xanh báo đèn ở tầng 11 đã được bật lên
- Các công tắc 16S11,16S21,16S31,16S41 dùng để điều khiển hệ thống chiếu sáng tại panel
16 cho lần lượt các tầng là 8,9,10 và 11
- 16P1 : Đồng hồ đo cường độ dòng điện các pha cho máy biến áp chiếu sáng chính số 1 và
2
- 16P51 : Đồng hồ đo cách điện của mạng 220V với mass
- 16P2 : Đồng hồ đo điện áp dây cho máy biến áp chiếu sáng chính số 1 và 2

- 16S1 : Công tắc xoay để chọn pha đo cường độ dòng điện
- 16H1 : Đèn màu xanh báo nguồn cho mạng chiếu sáng 230V do máy biến áp chiếu sáng
chính số 1
- 16H2 : Đèn màu xanh báo nguồn cho mạng chiếu sáng 230V do máy biến áp chiếu sáng
chính số 2
- 16S51 : Nút thử hệ thống đo cách điện
- 16S2 : Công tắc xoay chọn điện áp dây cho đồng hồ đo điện áp
- 15A10: Aptomat đóng nguồn từ máy biến áp chiếu sáng chính số 1 cho mạng chiếu sáng
230V
- 16A10 : Aptomat đóng nguồn từ máy biến áp chiếu sáng chính số 2 cho mạng chiếu sáng
230V



- 19 -
1.2. 1.Mạch điều khiển aptomat chính của máy phát số 1 (page 46)
A.Giới thiệu phần tử và chức năng của các phần tử
- 5S8 : Công tắc xoay chọn chế độ điều khiển với 3 vị trí OFF/HAND/AUTOM
- 5S12 : Nút đóng aptomat chính vào lưới điện
- 5S11 : Nút cắt aptomat chính ra khỏi lưới điện
- 5K4 : Rơle trung gian để cắt aptomat từ panel số 6 ( bằng nút 6S111 )
- 5K6 : Rơle trung gian để cắt aptomat từ bộ DELOMATIC 4 (kí hiệu 5A2).
- 5K7 : Rơle trung gian thực hiện quá trình thử đóng aptomat
- 5K8 : Rơle trung gian để khống chế mạch sấy,chỉ thị đèn ,đưa tín hiệu về bàn điều khiển ở
buồng máy và tín hiệu khống chế với máy phát sự cố
- XF : Cuộn đóng của aptomat chính
- MN : Cuộn giữ của aptomat chính
- Khối 5A2 trong sơ đồ có 2 chức năng chính là tự động đóng cắt aptomat chính và nhận tín
hiệu phản hồi trạng thái của aptomat
B. Nguyên lí hoạt động của mạch điều khiển aptomat chính như sau

+ Quá trình đóng aptomat chính bằng tay : Để có thể đóng được aptomat chính thì ta phải
xoay công tắc 5S8 sang vị trí HAND.Các điều kiện để đóng aptomat đã có đủ sau đó ấn nút
5S12 để cấp nguồn cho cuộn đóng XF để làm nhả lẫy để đóng aptomat chính vào lưới.Trước
đó động cơ M đã có điện để lên dây cót cho aptomat chính để sẵn sàng đóng lên lưới
điện.Cuộn giữ MN đã có điện nên giữ aptomat chính vẫn đóng.Khi aptomat chính đóng thì :
- Các tiếp điểm phụ của aptomat chính 11-14 và 21-22 gửi tín hiệu aptomat chính đã đóng
về bộ điều khiển trung tâm 5A2 của máy phát
- Tiếp điểm phụ 31-34 của aptomat chính đóng cấp nguồn cho rơle 5K8 để khống chế mạch
sấy ,chỉ thị bằng đèn 5S12 sáng,đèn 5S11 tối để báo đóng aptomat chính.Đồng thời tiếp
điểm của 5K8 còn gửi tín hiệu đóng aptomat về bàn điều khiển trung tâm buồng máy(page
45).Và tiếp điểm 5K8(59.1) sẽ dùng để khống chế máy phát sự cố.Tức là khi không có một
máy phát chính nào chạy thì mới có thể đóng aptomat của máy phát sự cố lên mạng sự cố
được.

- 20 -
+ Quá trình cắt aptomat chính ra khỏi lưới điện
- Các nguyên nhân để cắt máy phát ra khỏi lưới điện là khi sĩ quan vận hành thực hiện việc
cắt máy phát khi không cần thiết bằng tay ở panel điều khiển máy phát và panel 6( panel hòa
đồng bộ ).Thứ hai là bảo vệ máy phát khi có sự cố như bị công suất ngược,bị quá tải ,điện áp
thấp,bị ngắn mạch đặc biệt là khi ngắn mạch từ máy phát lên thanh cái khi đó tiếp điểm rơle
trung gian 5KM(46.8) mở ra để cắt aptomat chính.
+ Quá trình đóng aptomat tự động
Để tự động đóng aptomat chính của máy phát vào lưới thì ta phải xoay công tắc xoay 5S8
sang vị trí AUTOM.Khi đó việc đóng aptomat chính sẽ do bộ 5A2 thực hiện,tiếp điểm 15-16
đóng lại để cấp nguồn cho cuộn đóng XF để đóng aptomat chính.Còn để cắt aptomat chính
thì tiếp điểm 17-18 sẽ đóng lại,rơle 5K6 sẽ có điện.Tiếp điểm 5K6 (46.8) mở ra làm cho
cuộn giữ MN mất điện cắt aptomat chính ra khỏi lưới.
1.2.2. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1(page 56,57,58)
A. Giới thiệu phần tử của hệ thống:
- 6S112 là nút ấn dùng để đóng áptomát của máy phát số 1 vào lưới.

-6S111 :Nút ấn để cắt áptomát của máy phát số 1 ra khỏi lưới
- 6S7 là công tắc chọn máy phát cần hoà vào lưới có 3 vị trí đó là: DG1-DG2-DG3
- 6K1,6K2,6K3: là các rơle trung gian.
- 6P3: là đồng hồ đo điện áp kép để đo điện áp của máy phát cần hoà và điện áp của
thanh cái.
- 6P4: là đồng hồ đo tần số kép để đo tần số của máy phát cần hoà và tần số của thanh
cái.
- 6P6: là đồng bộ kế để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ.
- 6S6 :Công tắc bật hệ thống đèn quay và đồng bộ kế
-6KF,6KV :Bộ báo động giá trị tần số và điện áp khi nó quá cao hay quá thấp



- 21 -
B. Hoà đồng bộ bằng tay:
- Ta đưa công tắc lựa chọn 6S7 sang vị trí của máy phát định hòa vào lưới và bật công
tắc 6S6 sang vị trí ON để bật hệ thống đèn quay và đồng bộ kế
- Giả sử ta cần hoà máy phát số 1 vào lưới ta đưa công tắc lựa chọn máy phát cần hoà
6S7 sang vị trí DG1 làm cho rơle trung gian 6K1 có điện. Rơle 6K1 có điện đóng tiếp điển
6K1(13-14,23-24,33-34) vào nó sẽ đóng điện áp máy phát 1 lên hệ thống đèn quay ,đồng bộ
kế,đồng hồ đo điện áp kép,tần số kép.Ta sẽ điều chỉnh các điều kiện hòa bằng cách nhìn vào
các đồng hồ kép,hệ thống đèn quay và đồng bộ kế. Khi các điều kiện hoà đồng bộ đã được
thoả mãn thì:
-Tiếp điểm relerse của đồng bộ kế đóng đồng thời ta ấn nút 6S112 cấp điện cho cuộn XF
nhả chốt đóng áptomat lên lưới như ở mạch điều khiển aptomat chính.
1.2.3. Mạch đo của máy phát số 1 (page 43) kểm tra và bảo vệ
- Điện áp 3 pha từ máy phát được cấp lên thanh cái thông qua aptomat chính 5A10.
- Biến dòng 5T14 cấp tín hiệu dòng của máy phát cho mạch tự động điều chỉnh điện áp
qua chân C1,C2 (AVR)
- Tín hiệu áp của máy phát được đưa tới bộ AVR qua chân U,V,W, và các bộ biến đổi

của mạch đo công suất và tần số,mạch điều khiển áptomat chính.
- 5F20,5F21,5F10,5F11,5F12,: Là các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho các mạch đo.
- 5DF :Rơle bảo vệ máy phát và cáp giữa máy phát và bảng điện chính khi có hiện tượng
ngắn mạch bên trong nó sẽ cắt máy phát ra khỏi lưới điện thông qua rơle 5KM khi xảy ra
hiện tượng ngắn mạch ,đồng thời không cấp điện áp cho bộ AVR.Nguyên tắc để phát hiện
của rơle là so sánh giá trị dòng điện trước và sau máy phát,bình thường thì 2 giá trị này bằng
nhau,nhưng khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch thì giá trị này khác không.
- 5A2 :Lấy tín hiệu dòng điện và điện áp của máy phát và thanh cái để bảo vệ và giám
sát.Nó có các tác dụng sau
+Bảo vệ quá dòng cho máy phát
+Bảo vệ quá tải cho máy phát
+Bảo vệ công suất ngược cho máy phát
+Giám sát giá trị điện áp và tần số của máy phát

- 22 -
+Đối với thanh cái thì nó bảo vệ và giám sát các sự cố như điện áp cao ,điện áp
thấp,tần số cao và tần số thấp
- 5S3 :Bộ công tắc chọn pha để đo dòng điện máy phát 1
- 5S1 : Bộ công tắc chọn pha để đo điện áp máy phát 1
- 5P1 : Đồng hồ đo điện áp máy phát 1
- 5P2 : Đồng hồ đo tần số máy phát 1
- 5T21-23 và biến dòng nằm trong máy phát để cấp tín hiệu cho bộ 5A2,đây là bộ so
sánh dòng điện và điện áp trước và sau máy phát để bảo vệ máy phát khi xảy ra các hiện
tượng chạm mát,
1.3.TRẠM PHÁT ĐIỆN SỰ CỐ
1.3.1.Giới thiệu chung
-Trạm phát điện sự cố được đặt trên tầng 11 của tàu,nó gồm có 1 máy phát sự cố có các
thông số nêu ở bên trên và có 5 PANEL.Trong đó Panel số 1 dùng để điều khiển máy phát
sự cố,Panel số 2,3,4 là dùng cho mạng 440V,còn Panel số 5 dùng cho phụ tải mạng 220V
Panel 1

+Page 4
- G3~ :Máy phát sự cố.
- 1A10 :Áptomat để đóng cắt nguồn điện từ máy phát sự cố lên bus
- 1T1-2-3:Biến dòng để cấp cho mạch đo và bảo vệ máy phát sự cố
-1S14 :Công tắc bật sấy máy phát sự cố.Cho phép sấy khi máy phát chưa đóng điện vào
lưới.
-1R10 :Biến trở để điều chỉnh tốc độ diezen lai máy phát
-1S5 :Nút ấn để khởi động diezen lai máy phát
+Page 5
-1A5 :Rơle dòng bảo vệ quá dòng cho máy phát.Nó cho phép cắt ở 2 mức.Cấp 1 khi giá
trị dòng bằng 1,2In thời gian trễ là 20s,còn khi giá trị dòng điện lên tới 3In thì thời gian trễ là
0,4s.Nguồn cấp cho bộ là nguồn 24V

- 23 -
-1P4 :Bộ đo công suất tác dụng của máy phát
-1S3 :Công tắc chọn đo dòng các pha của điện áp máy phát sự cố và nguồn điện từ MSB
hay nguồn điện bờ
-1P3 :Đồng hồ đo dòng điện với giá trị đo được từ 0 đến 500A
+Page 6
-1S1 :Công tắc cho phép đo điện áp giữa các pha của máy phát sự cố hay của MSB và
nguồn điện bờ
-1P2 :Đồng hồ đo tần số của lưới điện sự cố
-1T10 :Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển áptomat của máy phát sự cố
+Page 7
-1S7 :Công tắc chọn chế độ neo ở cảng sử dụng máy phát sự cố
-1S11 :Công tắc để khóa không cho phép đóng máy phát sự cố lên lưới điện
-1S8 :Công tắc chọn chế độ điều khiển OFF/HAND/AUTOM
-1K16 :Rơle thời gian để cắt aptomat máy phát sự cố ra khỏi lưới điện
-1K18 : Rơle thời gian để đóng aptomat máy phát sự cố vào lưới điện
-1K12,1K19 :Rơle trung gian

Panel 2
-Cung cấp cho 1 số phụ tải 440 lấy nguồn từ bảng điện sự cố thông qua các aptomat từ
2Q1 đến 2Q12.Trong đó có 2Q3 cấp điện cho hệ thống thông gió buồng ở và 2Q9 có cuộn
cắt, còn 2Q6,2Q7,2Q10 có cuộn thấp áp nó cung cấp cho các neo của xuồng cấp cứu,xuồng
cứu sinh
-Hệ thống cung cấp điện từ nguồn điện bờ hay từ bảng điện chính lên bảng điện sự cố.Vì
trong quá trình tàu hoạt động nếu như không có sự cố đối với máy phát chính và không neo
đậu ở cảng thì máy phát sự cố không được chạy nên bảng điện sự cố sẽ được lấy điện từ
bảng điện chính hoặc nguồn điện bờ thông qua hai áptomat 2A10 và 310.Trên panel số 2 lắp
aptomat 2A10 cho phép nguồn điện từ MSB đưa lên bảng điện sự cố.Ngoài ra panel số 2 còn
được lắp 1 bộ đo và báo động cách điện của lưới sự cố với đất.

- 24 -
-Ngoài ra nó còn có hệ thống cắt từ xa đối với 1 số phụ tải như:
+2Q3 :Hệ thống thông gió buồng ở khi ấn các nút dừng sự cố E1-S2,E2-S2,E9,E1-
S4,E2-S4,E3-S2,và E9 của hệ thống cứu hỏa bằng CO2
+2Q9 :Khi ấn nút dừng sự cố E1-S4,E2-S4,E3-S2
+Còn một số phụ tải trên các panel khác cũng được cắt từ đây như 4A5-
Q1,3Q10,3Q11,3Q12,3Q4,3Q5,3Q9
-Các aptomat 2Q6,2Q7,2Q10,3Q7 luôn được giữ để đảm bảo cung cấp điện liên tục cho
các phụ tải quan trọng đó
Panel 3
-Là panel tiếp nhận nguồn điện bờ khi neo đậu tại cảng.Để đóng được nguồn điện bờ lên
lưới điện thì ta phải đóng 2 aptomat là 3A10 và 2A10.
-Nó cung cấp điện áp 440V cho 1 số phụ tải
Panel 4
-Là panel điều khiển cho 1 số phụ tải 440V,đó là 1 số bơm ,quạt làm mát
+4A1:Bơm làm mát nước ngọt
+4A2 :Dự trữ
+4A3:Bơm làm mát nước ngọt ở khu vực hàng

+4A4 :Dự trữ
+4A5 :Quạt hút gió khu vực buồng máy
+4A6 :Bơm làm mát trung tâm bằng nước biển số 3
Panel 5
-Là panel của mạng điện 220V nên nó chủ yếu cấp điện cho các hệ thống chiếu sáng,hệ
thống dừng khẩn cấp từ xa,hệ thống CO2 …
1.3.2. Phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Để điều khiển được trạm phát sự cố trước tiên ta cấp nguồn DC24V từ ắc qui cho hệ
thống khi hệ thống đã sẵn sàng làm việc.

- 25 -
1,Chế độ tự động
Khi trạm phát chính của tàu hoạt động bình thường , bảng điện sự cố được cấp nguồn từ
bảng điện chính thông qua áptômát 2A10 (page 16.1).Giữa 2 áptômát 1A10 và 2A10 có liên
động về cơ khí với nhau, khi 1A đóng thì 2A10 không thể đóng và ngược lại.
Khi bảng điện chính cố điện , các đầu 2F23.2 ; 2F23.4 ; 2F23.6 ; 2F400.2 ; 2F400.4 ;
2T20.10 ; 2F24.2 ; 2F22.2 có điện áp ra , đèn trắng 2H13 sáng báo có ngồn từ bảng điện
chính . Qua 2S8 (page 17.1) nên 2K26(17.1) được cấp điện nên cặp tiếp điểm 13-14 của nó
ở 17.5 đóng lại , áptômát 2A10 đóng vào cấp điện từ bảng điện chính lên bảng điên sự cố,
sau 5s cặp tiếp điểm 55-56 của 2K26 mở ra nhưng cuộn đóng của 2A10 đã được cấp điện
nên 2A10 vẫn đóng.
Khi 2A10 đóng cặp tiếp điểm 11-14 của nó ở 17.6 đóng lại , rơle 2K24(17.6) có điện ,
khi 2K24 được cấp điện thì các cặp tiếp điểm của nó : 13-14 ở 17.8 đóng lại , đèn xanh
2H12 sáng báo 2A10 đã đóng điện cấp từ bảng điện chính lên bảng sự cố , 41-42 ở 9.0 mở
ra cắt nguồn vào cuộn dây bảo vệ điện áp thấp của 1A10 , 53-54 ở 11.7 đóng lại chờ sẵn ,
63-64 ở 12.7 đóng lại gửi tới panel 6 của MSB báo 2A10 đã đóng , 71-72 ở 11.1 mở ra cắt
tín hiệu tới READY – AUTO START/STOP trên control panel.
Để chuyển sang chế độ tự động ta xoay công tắc 1S8(7.4) sang vị trí AUTO, khi đó các
cặp tiếp điểm 2-7 ; 6-15 ; 14-19 ; 18-17 ; 26-29 của 1S8 đóng lại , nhưng lúc này do máy
phát sự cố chưa hoạt động nên các đầu 1F100.2 ; 1F100.4 ; 1F100.6 ở 4.4 không có điện áp

nên đầu ra 1F1.2 và 1T10.10 cũng không có điện áp  rơle 1K19 (7.8) không được cấp điện
, các cặp tiếp điểm của 1K19 là : 31-32 vẫn đóng , 13-14 mở , 21-22 vẫn đóng . Rơle
2K26(17.1) trước đó đã có điện nên cặp tiếp điểm 31-32 của nó ở 7.6 mở ra .Rơle 3K1(21.8)
chưa được cấp điện nên cặp tiếp điểm 31-32 của nó vẫn đóng.Rơle 1K14 (8.4) chưa được
cấp điện do 1A10 chưa đóng nên cặp tiếp điểm 21-22(7.6) của nó vẫn đóng , như vậy do cặp
tiếp điểm 31-32 của 2K26 mở và hai đầu 1F1.2 và 1T10.10 không có điện áp nên 1K18
không được cấp điện để đóng áptômát 1A10.
Khi xẩy ra sự cố hoặc vì một lý do nào đó bảng điện chính bị mất điện , các đầu ra
2F22.2 ; 2F24.2 ; 2T20.10 ; 2F23.2 ; 2F23.4 ; 2F23.6 không cố điện áp  2K26(17.1) ;
2K29(17.2) ; 2K27(17.3) không được cấp điện , cuộn dây bảo vệ thấp áp của 2A10 tác động
mở 2A10 ra.
2K29 mất điện thi cặp tiếp điểm 65-66 của nó ở 11.1 đóng ngay lại , do trước đó 1S8 đã
chuyển sang vị trí auto nên cặp tiếp điểm 16-17 của nó ở 11.1 đóng , có điện áp đưa vào

×