Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.55 KB, 17 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

………………………………….
Mã số học viên: 5421440
Lớp: ĐHGDTH21 – L2 – KG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MƠN TỐN
THƠNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỒNG THÁP – 2023


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề:
Từ thực tiễn trong nhiều năm giảng dạy lớp 1, tôi thấy việc đổi mới
phương pháp dạy học mơn Tốn nói riêng và các môn học khác là thực sự cần
thiết. Làm thế nào để học sinh học Toán nắm được nội dung kiến thức của bài
học, hiểu bài và vận dụng làm được các bài tập đạt kết quả tốt. Bước đầu bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Một trong những mục tiêu quan trọng của Tốn 1 là hình thành và
rèn kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 10. Đây là mảng kiến thức hết sức
quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn ( Chiếm 35% thời lượng của chương trình). Những
kiến thức này hết sức cơ bản, nó chính là nền tảng để học sinh hình thành kiến


thức, kĩ năng về số học khi các em học cộng, trừ và so sánh các số trong phạm
vi 100 và khi học sinh học lên các lớp trên. Nhưng đây cũng là mảng kiến
thức khó đối với học sinh lớp 1. Bởi lẽ các em mới đang học chữ (giáo viên
vẫn còn tập trung nhiều cho việc rèn đọc), tư duy còn cụ thể, mang tính trực
quan, chú ý chưa bền, khả năng ghi nhớ chưa cao; kĩ năng so sánh, phân tích
cịn hạn chế. Vì vậy để giúp học sinh thực hiện được các phép tính cộng, trừ
trong phạm vi 10 một cách nhanh, chính xác và bền vững, giúp học sinh vận
dụng vào giải quyết các bài tập trong cuộc sống thực tế. Đó chính là lí do tơi
chọn chủ đề dạy học phát triển năng lực toán cho học sinh thông qua chủ đề
phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
2. Mục tiêu bài tập lớn:
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học, bồi dưỡng PP tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác,
làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập, góp phần phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học, định hướng dạy học toán ở tiểu
học cần vận dụng một cách đa dạng các hình thức tổ chức với các phương
pháp dạy học; chú trọng thực hành, ứng dụng, gắn kết kiến thức toán học với
thực tế cuộc sống hằng ngày của các em, với các môn học khác và các hoạt


động giáo dục trong hay ngoài nhà trường; chú trọng tổ chức hoạt động tự học
(cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp, ở nhà…) cho học sinh (với sự hướng dẫn, giám
sát, đánh giá của giáo viên, cha mẹ học sinh); giáo viên linh hoạt kết hợp việc
giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức tốn học (thơng qua hoạt động học)
với việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Giáo viên
cần chuyển quá trình thuyết giảng thành quá trình tổ chức hoạt động học cho
học sinh, có thể thơng qua các hoạt động: Gợi động cơ, tạo hứng thú; Trải
nghiệm, khám phá; Phân tích, rút ra bài học; Thực hành; Ứng dụng. Qua quá
trình thực hiện các hoạt động học tốn (cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp, ở nhà…),
ngồi việc học sinh hình thành và phát triển năng lực tư duy, năng lực tính

tốn thì học sinh cũng có thể phát triển một số phẩm chất như: tự học, hợp
tác, giải quyết vấn đề.
Phát triển những năng lực toán học cho học sinh (Chỉ báo hành vi của NL
thành tố khi thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa cho chủ đề)
Một số PPDH, HTTCDH phát triển năng lực học sinh thông qua chủ đề “Phép
cộng, phép trừ trong phạm vi 10”.

NỘI DUNG BÀI TẬP LỚN
1. Yêu cầu cần đạt của chủ đề
Sau khi học chủ đề “ Các phép tính với số tự nhiên” học sinh cần đạt được
các yêu cầu sau:
 Về kiến thức kĩ năng:

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi
100.
- Làm quen với việc thực hiện tính tốn trong trường hợp có hai dấu
phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
- Vận dụng các phép tính đã học vào giải được các bài tập, bài tốn liên
quan đến tìm phép cộng, phép trừ trong thực tế cuộc sống.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

+ Năng lực chung:


- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự lắng nghe, tự suy nghĩ câu trả lời,
làm tốt bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Linh hoạt trong hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo khi giải quyết một số
bài tập.
+ Năng lực toán học: Năng lực tư duy và lập luận tốn học; Năng lực mơ

hình hóa tốn học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp
tốn học; Năng lực sử dụng cơng cụ và phương tiện học toán


Phẩm chất chủ yếu: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2. Nội dung chính của chủ đề phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
Toán lớp 1 (Bộ KNTTVCS)
- Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10/ trang 56
- Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10/ trang 68
- Bài 12: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10/ trang 80
- Bài 13: Luyện tập chung/ trang 86.

3. Cơ hội phát triển năng lực dạy học Toán cho giáo viên thông qua
dạy học chủ đề phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
- Phát triển năng lực thực hiện chương trình giáo dục mơn Tốn tiểu học
theo chủ đề phép cộng, phép trừ như sau:
+ Phân tích được mục tiêu chủ đề phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
+ So sánh đối chiếu được các nội dung trong chủ đề.
+ Xác định được các mạch kiến thức trong chủ đề.
+ Phân tích được vị trí của bài dạy trong SGK.
+ Xác định đúng mức độ yêu cầu cần đạt của mỗi bài trong chủ đề.
- Phát triển năng lực thiết kế bài dạy Toán chủ đề phép cộng, phép trừ
theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh như sau:
+ Thiết kế được kế hoạch bài dạy về phép cộng và phép trừ ( bài mới, có
đủ các hoạt động: Khởi động, khám , luyện tâp, vận dụng), sử dụng linh hoạt


các phương pháp dạy học, và hình thức tổ chức dạy học, sử dụng các phương
tiện phù hợp với bài dạy.

+ Thiết kế được các hoạt động thực hành và trãi nghiệm cho học sinh
qua chủ đề phép cộng, trừ thơng qua các trị chơi.
- Phát triển năng lực thực hiện kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển
phẩm chất năng lực cho học sinh qua chủ đề phép cộng trừ như sau:
+ Cách diến đạt ngôn ngữ trong dạy học cộng trừ. (cộng là từ 2 đối
tượng gộp lại thành 1, trừ là từ 1 đối tượng tách ra thành 2,…)
+ Hiểu học sinh và việc học toán cộng trừ của HS.
+ Triển khai tốt các hoạt động dạy học toán cộng, trừ trong phạm vi 10.
+ Tổ chức quản lí lớp học hiệu quả.
- Phát triển năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học chủ đề cộng, trừ
theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS như:
+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức, kĩ thuật
kiểm tra, đánh giá học trong bài dạy cộng trừ trong phạm vi 10.
+ Xây dựng được công cụ kiểm tra đánh giá cho bài học theo chủ đề
cộng trừ.
+ Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá trong dạy các bài trong chủ đề
cộng, trừ trong phạm vi 10.
4. Thiết kế Kế hoạch bài dạy một số nội dung của chủ đề theo hướng
phát triển năng lực toán học cho học sinh tiểu học (ít nhất 02 bài)
Kế hoạch bài dạy 1 (theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
học sinh)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Toán Lớp 1
Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10
( Bộ KNTTVCS trang 56, 57/ tập 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau khi học song bài này, học sinh đạt được các yêu cầu sau:



1. Về kiến thức, kĩ năng
- HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 (bằng cách gộp lại,
thêm vào). Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả
hoặc đếm thêm.
- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống
thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mơ hình đã có; trả lời được
câu hỏi của bài tốn.
2. Hình thành và phát triển các năng lực toán học.
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi,
làm bài tập.; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận
dụng; Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
* Năng lực đặc thù:
- NL tư duy và lập luận tốn học:
+ HS biết tìm kiếm sự tương đồng từ tình huống thực tiễn để rút ra
được cách thực hiện phép cộng dạng gộp (3+2).
+ Hiểu và trả lời được hệ thống câu hỏi gắn với nội dung bài học.
+ Biết tư duy để tính nhẩm trong trường hợp đơn giản hoặc vận dụng
vào thực tế cuộc sống.
- NL mơ hình hóa tốn học: HS rút ra được quy tắc phép cộng dạng
gộp thông qua các thao thác với que tính và quan sát hình ảnh trực quan.
-NL sử dụng cơng cụ và phương tiện tốn học:
+ HS thực hiện thành thạo các thao tác với que tính trong thực hiện phép
cộng.
+ Biết sử dụng bộ đồ dùng học toán một cách hợp lý.
- NL giao tiếp và hợp tác tốn học:
+ HS biết trình bày ý kiến trước lớp và thảo luận cùng bạn.
+ Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán.
- NL giải quyết vấn đề toán học:



Biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập; giải được các
bài tốn tình huống thực tế liên quan tới phép cộng dạng gộp.
3. Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong
hoạt động nhóm để hồn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: suy nghĩ trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- Phẩm chất trung thực: Tự hoàn thành bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán, kế hoạc bài dạy, các thiết bị phục vụ
cho bài dạy,..
Học sinh: SGK, que tính, bảng con,...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1: Khởi động ( phục hồi lại tri
thức cơ sở của học sinh)
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho
HS

- HS thực hiện theo yêu cầu: Hát

- Hình thức tổ chức: Cho học sinh hát
“Tập đếm “

- Nêu các số: 1,2,3,4,5.

+ Trong lời bài hát có nhắc đến

những con số nào?

- Nêu: 1+1=2;...

+ Trong lời bài hát có nhắc đến
những những phép tính nào?
- Nhận xét, tuyên dương
GV dẫn dắt vào bài mới.
2: Khám phá
Mục tiêu: HS nhận biết được gộp lại
là cộng. Thực hiện tính đúng phép
cộng 3+2, 1+4
Hình thành kiến thức: 3 + 2 = 5

- Nhận xét lẫn nhau


- GV cho HS quan sát hình vẽ SGK - HS quan sát tranh theo nhóm đơi, nêu
và nêu bài toán.

bài toán

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Tranh vẽ bạnNam và bạn Mai.

+ Các em cho cô biết bạn Nam có + Bạn Nam có 3 quả bóng bay. Bạn Mai
mấy quả bong bay? Bạn Mai có mấy có 2 quả bóng bay.
quả bóng bay?
+ Bây giờ nếu các em gộp lại thì cả + HS quan sát tranh, nêu lại bài tốn.

hai bạn có bao nêu quả bóng bay?

- HS lắng nghe và đồng thanh nhắc lại

- GV hướng dẫn học sinh nêu lại bài bài toán.
toán: Bạn Nam có 3 quả bóng bay, - HS quan sát, thực hành thao tác theo
bạn Mai có 2 quả bóng bay. Hỏi cả cơ giáo bằng chấm trịn
hai bạn có bao nhiêu quả bóng bay?

- HS trả lời: 3 quả bóng bay gộp với 2

- GV hỏi: Vây có ai biết 3 quả bóng quả bóng bay là 5 quả bóng bay.
bay gộp với 2 quả bóng bay được bao - HS nhắc lại câu trả lời: (cá nhân- đồng
nhiêu quả bóng bay khơng?

thanh) 3 quả bóng bay và 2 quả bóng

- Gv nhận xét chốt câu trả lời: 3 quả bay là 5 quả bóng bay.
bóng bay với 2 quả bóng bay là 5 quả -Học sinh thực hiện theo hướng dẫn:
bóng bay.

Lấy 3 chấm trịn màu đỏ và lấy thêm 2

- GV yêu cầu học sinh mở Bộ đồ chấm trịn màu xanh.
dùng học Tốn lớp 1: Lấy 3 chấm - HS nhắc lại: 3 chấm tròn màu đỏ với 2
tròn màu đỏ, 2 chấm tròn màu xanh, chấm tròn màu xanh là 5 chấm tròn.
HD thao tác gộp lại là 5 chấm tròn. - vài học nhắc lại: 3 và 2 là 5
(vừa đính vừa nêu).

- HS đọc: 3+2=5

+ HS đọc: dấu cộng

- GV nêu: 3 và 2 là 5.
- Khi 3 và 2 là 5 thì cơ viết được

+ HS viết vào bảng con: 3+2=5

phép tính như sau: “3 + 2 = 5” đồng

- HS ghi nhớ: 3+2=5

thời Gv giới thiệu thêm dấu “+” .


Yêu cầu học sinh lấy bảng con và
viết phép tính cộng: 3+2=5.
- GV nhận xét và kết luận.
Hình thành kiến thức: 1 + 3 = 4
(Thực hiện tổ chức hướng dẫn tương
tự phép tính 3 + 2 = 5)
3. Hoạt động/ luyện tập
*Mục tiêu: HS thực hiện được phép
cộng trong phạm vi 10 (bằng cách
gộp lại, thêm vào). Biết tìm kết quả
phép cộng trong phạm vi 10 bằng Bài 1:
cách đếm tất cả hoặc đếm thêm. Viết
được phép cộng phù hợp với tranh
ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế
có vấn đề cần giải quyết bằng phép
cộng.

Bài 1: Số?(cá nhân)
- GV nêu yêu cầu

- Quan sát, nhắc lại yêu cầu

- GV hướng dẫn: Quan sát bài tập 1, - HS nêu: Có nững quả táo đỏ và những
các em thấy những gì?

quả táo xanh.

- GV yêu cầu HS quan sát những quả - HS làm bài vào SGK: a: 1+1=2,
táo và ghi phép tính tương ứng và b:2+1=3, c: 3+1=4, d: 1+4=5
tìm kết qủa ghi vào ơ có dấu chấm - HS nêu câu a: em thấy trong tranh có
hỏi.

1 quả táo đỏ và 1 quả táo xanh là 2 quả

- Gọi học sinh nêu kết quả.

táo nên em điến số 2 vào ô.

- Nhận xét – tuyên dương

Các câu b,c,d tương tự.

- Cho HS đọc lại từng phép tính

- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Đọc cá nhân, đồng thanh.


Bài 2: Số? GV nêu yêu cầu

- HS nhắc lại: Số?


- GV yêu cầu HS quan sát tranh và - HS quan sát và nêu: Tranh a: có những
cho biết: Các em thấy trong tranh vẽ chú gấu bông, tranh b: Có những chú
những gì?

vịt.

- u cầu học sinh thảo luận nhóm - HS thảo luận theo nhóm đơi và viết
đơi: Quan sát tranh và viết phép tính phép tính vào SGK: tranh a: 2+2=4,
thích hợp với từng tranh.

tranh b: 4+1=5

- Gọi HS nêu đáp án

- Đại diện nhóm trình bày
+ Tranh a: Có 2 gấu bơng màu vàng và
2 gấu bơng đỏ là 4 gấu bơng. Ta có:
2+2=4
+ Tranh b: Có 4 con vịt ở dưới nước và
1 con vịt trên bờ, có tất cả 5 con vịt. Ta
có: 4+1=5

- Nhận xét – tuyên dương

- Nhận xét bạn


- Cho HS đọc lại phép tính

- Đọc ĐT, CN

Bài 3: Số GV nêu yêu cầu

- Nhắc lại: Số

- GV cho HS quan sát nhận xét bài - HS nhận xét bài tập mẫu: Cộng 2 số ở
tập mẫu và nêu yêu cầu: Làm thế nào ô dưới để được kết quả ở ô trên. Lấy
để điền được số 5 vào ô ở trên?

2+3=5.

- GV kết luận: cộng hai số ở ô dưới - HS hắc lại cách thực hiện.
được số ở ô trên.
- Cho HS viết kết quả tương tự lần - HS viết kết quả tương tự lần lượt câu
lượt câu a, b

a, b vào SGK

- Giáo viên cho HS làm bài theo hình - HS chia làm 2 đội: Đội màu đỏ, đội
thức tiếp sức.

màu vàng lên làm bài. Đội nào làm bài

- Nhận xét – tuyên dương

đúng và nhanh thì được khen. Các bạn


- Cho HS đọc lại phép tính

cịn lại quan sát nhận xét.
- HS đọc lại phép tính

4.Vận dụng


Trị chơi “Truyền điện” hỏi đáp về 1
số phép tính cộng (trong phạm vi 5)
-Tổ chức cả lớp.
Gv giới thiệu và phổ biến luật chơi:
-Lớp trưởng sẽ làm quản trò chọn lựa
1 người chơi đầu tiên nói 1 số bất kì
(vd là số 2) sau đó chỉ vào người thứ
2 nói tiếp (Vd là cộng 3) tiếp theo
chỉ vào người thứ 3 sẽ nêu kết quả

-HS lắng nghe Gv giới thiệu và phổ
biến luật chơi.
-HS thực hiện chơi theo hướng dẫn của
GV.
- HS nhận xét kết quả chơi của các bạn
khác.
- HS lắng nghe

của phép tính vừa rồi. Nếu trả lời
đúng thì người chơi thứ 3 sẽ chỉ vào
bạn khác để tiếp tục trị chơi. Nếu trả

lời sai thì người chơi sẽ thực hiện 1
hình phạt do quản trị đưa ra.
-GV quan sát hs chơi trò chơi và hỗ
trợ khi cần thiết.
- Kết thúc trò chơi, GV cùng HS
nhận xét và đánh giá kết quả chơi.
3. Củng cố- dặn dò
- GV hỏi lại tên bài, cho học sinh đọc - HS thực hiện.
lại bài.
- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe

Yêu câu HS ôn bài, chuẩn bị tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy 2 (theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh)


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Toán Lớp 1
Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10
( Bộ KNTTVCS trang 68, 69/ tập 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau khi học song bài này, học sinh đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức- kĩ năng
- HS thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10. Trừ bằng cách bớt đi).
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có dấu phép tính trừ.

- Vận dụng phép trừ đã học để giải các bài tốn đơn giản trong thực tế
cuộc sống.
2. hình thành và phát triển các năng lực
*Năng lực chung: : Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu
hỏi, làm bài tập.; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi,
vận dụng; Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
* Năng lực đặc thù:
- NL tư duy và lập luận toán học:
+ HS biết tư duy từ tình huống thực tiễn để rút ra được cách thực hiện
phép trừ dạng bớt đi (6- 1) và (5-2).
+ Hiểu và trả lời được hệ thống câu hỏi gắn với nội dung bài học.
+ Biết tư duy để tính nhẩm trong trường hợp đơn giản hoặc vận dụng
vào thực tế cuộc sống.
-NL sử dụng cơng cụ và phương tiện tốn học:
+ Biết sử dụng bộ đồ dùng học toán một cách hợp lý.
- NL giao tiếp và hợp tác tốn học:
+ HS biết trình bày ý kiến trước lớp và thảo luận cùng bạn.
+ Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán.


- NL giải quyết vấn đề toán học: Biết vận dụng kiến thức đã học để
giải quyết các bài tập; giải được các bài tốn tình huống thực tế liên quan
tới phép trừ dạng bớt đi còn lại mấy?
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động
nhóm để hồn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: suy nghĩ trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- Phẩm chất trung thực: Tự hoàn thành bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: - Bộ đồ dùng học toán.
- Tranh, ảnh, minh họa cho bài tốn.
Học sinh:

- SGK, que tính......

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS
- Hình thức tổ chức: Trò chơi: “đố bạn”
+ Yêu cầu quản trò đố bạn các phép cộng
trong phạm vi 10
- Nhận xét, biểu dương.
-GV giới thiệu vào bài: Hôm nay chúng

Hoạt động của học sinh

- HS thực hiện trò chơi:
+ Quản trò hơ “đố bạn, đố bạn” –
Lớp hỏi: “ đố gì, đố gì?”
+ Đố 1+1=?; 3+2=?;...
+ Từng bạn được mời trả lời...
- Nhận xét lẫn nhau

ta sẽ học bài: Phép trừ trong phạm vi 10
2. Khám phá: (Bớt đi còn lại mấy ?)
Mục tiêu: HS thực hiện được phép trừ
trong phạm vi 10. Biết thực hiện phép trừ

bằng cách bớt đi.
Hình thành kiến thức: 6 – 1 = 5
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 68 và

- HS mở SGK và quan sat tranh và


giới thiệu: hơm nay cơ trị mình sẽ học trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của
phép trừ bằng cách bớt đi còn lại mấy? giáo viên.
Các em hay quan sát tranh và cho cô biết: + Tranh vẽ Bạn Mai và bé Mi đang
tranh vẽ gì?

ngồi cạnh chiếc bàn nơi có 1 đĩa

+ Các em thấy có tất cả bao nhiêu quả cam.
cam?

+ Có tất cả 6 quả cam

+ Bạn Mai cầm lấy mấy quả?

+ Bạn Mai cầm 1 quả.

+ Có 6 quả cam, bạn Mai lấy 1 quả. Vậy + Có 6 quả cam, bạn Mai lấy đi 1
cịn lại mấy quả cam?

quả thì cịn lại 5 quả.

- Gv nêu: 6 quả cam bớt 1 quả cam, còn - HS nhắc lại: 6 bớt 1 là 5.
lại 5 quả cam. Hay chúng ta nói: 6 bớt 1

là 5.
- GV đính chấm trịn (vừa đính vừa nêu) - HS quan sát và nhắc lại ( cá nhân,
6 bớt 1 là 5, hay 6 trừ 1 bằng 5. Cô viết đồng thanh) 6-1=5
thành phép tính trừ: 6 -1=5. Yêu cầu HS
đọc lại. GV giới thiệu dấu trừ(-), cho HS - HS nhắc lại và viết dấu trừ vào
đọc và viết dấu trừ.

bảng con

- GV yêu cầu HS nhắc lại phép trừ: 6-1=5 - Đọc lại phép trừ: 6-1=5
Nhận xét, chuyển ý sang phép tính 52=3
Hình thành kiến thức: 5 – 2 = 3
- Cho HS quan sát tranh SGK và nêu bài
toán.(Thực hiện như phép trừ 6-1=5).

- HS thực hiện theo hướng dẫn của

- GV HD HS nêu phép tính 5 - 2 = 3

GV.

- Nhận xét
3. Hoạt động/ luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS làm quen với cách
viết phép trừ phù hợp với tình h́ng có
vấn đề cần giải quyết trong thực tế


* Bài 1: Số? (Cá nhân)
- GV nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho
biết cây bưởi có tất cả bao nhiêu quả?
+ Đã rụng đi mấy quả bưởi?
+ Còn lại mấy quả bưởi ở trên cây?
+ 8 bớt 3 cịn 5 vậy chúng mình sẽ có
phép tính gì?
- GV cho học sinh viết phép tính vào
SGK. Gọi 1 HS trình bày.
- Nhận xét – tuyên dương.
Câu b hướng dẫn tương tự.
- Cho HS đọc lại phép tính

- HS nhắc lại yêu cầu
HS quan sát và trả lời: Cây bưởi có
8 quả bưởi.
+ Đã rụng đi 3 quả.
+ Còn lại 5 quả bưởi ở trên cây.
+ Phép trừ: 8-3=5
- HS viết phép tính vào SGK.
- 1 HS Nêu phép tính, lớp nhận xét
và đọc phép tính.

* Bài 2: Số? (Nhóm đơi)
- GV nêu u cầu
- GV hướng dẫn HS nhận xét từng hình
vẽ: Ở các chấm trịn có nét gạch đi, có
nghĩa là gì?
- GV kết luận: đếm tất cả, sau đó bớt đi,
đếm số cịn lại là kết quả
- GV cho học sinh thảo luận nhóm đơi và

ghi phép tính thích hợp với từng hình vẽ.
- Cho HS viết phép tính thích hợp bằng
cách tham gia trò chơi: Ai nhanh, ai

- HS Nhắc lại yêu cầu
- HS quan sát hình vẽ từng phép
tính và trả lời: gạch đi là bớt đi thì
ta viết phép trừ.
- HS lắng nghe và thực hiện: 7-2=5,
7-5=2, 8-5=3, 6-4=2, 9-4=5.
- HS thảo luận nhóm đơi nêu tình
huống tưng ứng, viết phép tính
thích hợp.
HS tham gia trị chơi. Đội nào viết


đúng.

phép tính nhanh và đúng thì được

- Nhận xét – tuyên dương

khen thưởng.

- Cho HS đọc lại phép tính

- Nhận xét bạn.

4.Vận dụng


- HS đọc lại phép tính

- GV cho HS tham gia trò chơi: Hái nấm.
- GV chuẩn bị các cây nấm có ghi phép - HS tham gia theo hướng dẫn
tính trừ: 6-1, 5-4, 7-5, 8-3, 9-2,...(phép - HS lựa phép tính và nêu kết quả.
tính bị ẩn đằng sau cây nấm)

Làm đúng được khen, làm sai bị

- Cho HS tham gia.

phạt.

- GV nhận xét, tuyên dương. Cho HS đọc - Nhận xét bạn.
lại các phép tính.

- HS đọc lại phép tính

3. Củng cố, dặn dị
- GV hỏi lại tên bài, cho học sinh đọc lại - HS thực hiện.
bài.
- Yêu cầu HS ôn bài, chuẩn bị tiết sau.


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nội dung chủ đề này, tôi nhận thấy vận dụng các năng
lực toán học trong dạy học Toán ở tiểu học và kết hợp các PPDH cùng
HTTCDH đã kích thích khả năng tìm tịi, khám phá của HS. Giúp các em lĩnh
hội được kiến thức mới, nhớ chuẩn, nhớ lâu những nội dung cơ bản của bài
học. Thông qua hoạt động Dạy – Học theo hướng phát triển phẩm chất, năng

lực cho HS, HS có cơ hội để phát triển các thao tác tư duy, kĩ năng giải quyết
vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện tốn học, ... Tạo khơng khí
thoải mái, vui tươi giúp cho học sinh ham học toán và đam mê giải tốn.
Chính vì những tác dụng đó, các năng lực toán học trong dạy học toán
ở tiểu học nói chung rất cần giáo viên quan tâm và sử dụng một cách nghiêm
túc, trang bị đầy đủ các kiến thức về toán học cũng như phương pháp dạy học,
cố gắng tìm tịi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học
toán, những biện pháp tổ chức phù hợp và các phương tiện dạy học để từng
bước nâng cao tay nghề của mình trong giảng dạy.



×