Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀI tập lớn kết THÚC học PHẦN PLĐC đề bài tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực pháp luật của pháp nhân phân tích ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.46 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PLĐC
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực pháp luật của pháp nhân ? Phân
tích ví dụ minh họa ?”
Mã số: 82

Sinh viên

: LƠ THẾ MẠNH

Lớp

: K15-NNA

Mã SV

:21012954

HÀ NỘI, THÁNG 10/2021

1


Mục lục.
Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Phần II. NỘI DUNG.
1. Khái niệm năng lực pháp luật
2. Khái niệm năng lực pháp nhân…………………………..


3. Điều kiện để thành lập pháp nhân. …………………………..
4. Điều kiện để chấm dứt pháp nhân. …………………………..
5. Điểm tiến bộ của quy định pháp luật về năng lực pháp nhân. ………………
6. Điểm hạn chế của quy định pháp luật về năng lực pháp nhân………………
7. Ví dụ. …………………………..
8. Phân tích. …………………………..
Phần III. KẾT LUẬN
Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

2


Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam về pháp nhân được quy định tại các ngành luật khác
nhau, bao quát các quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội. Vì thế, khi nhắc đến pháp
nhân với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật người ta thường nhắc đến đầu tiên trong pháp
luật dân sự theo nghĩa rộng bao gồm cả pháp luật kinh doanh, thương mại; bên cạnh đó,
là những lĩnh vực luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ pháp luật của chủ thể pháp nhân
mang tính đặc thù hơn.
Phần II. NỘI DUNG.
1. Khái niệm năng lực pháp luật.
1.1. Khái niệm năng lực pháp luật.
- Năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lí do nhà nước quy định cho
các cá nhân, tổ chức nhất định.
Năng lực pháp luật là khả năng mà pháp luật quy định đối với các cá nhân có thể được
tham gia quan hệ pháp luật nào. Khả năng này thể hiện ở quy định về các điều kiện khác
nhau đối với từng quan hệ pháp luật. Năng lực pháp luật có thể coi là phần tối thiểu trong
năng lực chủ thể. Với năng lực pháp luật, các chủ thể chỉ tham gia thụ động vào các quan
hệ pháp luật. Tính thụ động được thể hiện là chủ thể không tự tạo ra cũng như không thể
tự mình thực hiên được các quyền và nghĩa vụ pháp lí. Chẳng hạn, đứa trẻ được thừa kế

tài sản khi bố, mẹ chết. Xét trong mối quan hệ thừa kế này, đứa trẻ chỉ có năng lực pháp
luật, nó khơng thể tự mình thực hiện được các hành vi nhất định. Do vậy, các quyền, lợi
ích hợp pháp của đứa trẻ được thực hiên thông qua người đại diện hợp pháp của nó.
Năng lực pháp luật là thuộc tính khơng thể tách rời của chủ thể vì khi nói tới chủ thể của
quan hệ pháp luật thì trước tiên phải nói tới năng lực pháp luật. Tuy nhiên, đây khơng
phải tính tự nhiê mà do nhà nước quy định cho chủ thể. Trên thực tế, các nhà nước khác
nhau có thể có quy định khác nhau về năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật.
1.2. Đặc điểm năng lực pháp luật.
- Thứ nhất: Năng lực pháp luật là thuộc tính khơng thể tách rời của mỗi chủ thể.
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt
khi cá nhân đó chết đi.Ví dụ: mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh cá nhân,… ngược lại mọi cá nhân có nghĩa
vụ phải tơn trọng quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình
ảnh của người khác,…

3


Tuy nhiên, trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi
người đó cịn trong bào thai (như quyền thừa kế, quyền này được Nhà nước thừa nhận và
bảo vệ nếu người đó được sinh ra và con sống); có những quyền nhân thân mà đến một
độ tuổi nhất định mới có (như: quyền của vợ, chồng, giám hộ,…). Cũng có những quyền
mà sau khi cá nhân chết đi mới có (như: quyền được khai tử) hoặc khi chết đi mà quyền
đó vẫn cịn(như: quyền giữ bí mật đời tư, quyền hình ảnh,…).
Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập theo trình tự,
thủ tục pháp luật quy định hoặc được Nhà nước thừa nhận. Năng lực pháp luật của tổ
chức chấm dứt khi tổ chức đó giải thể, phá sản hoặc sáp nhập vào một tổ chức khác.
Chẳng hạn như: quyền thừa kế, quyền đối với tên, quyền tài sản,…
Thứ hai: Năng lực pháp luật khơng phải là thuộc tính tự nhiên mà được Nhà nước điều
chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật.

Chỉ những quyền và nghĩa vụ được Nhà nước công nhận hay điều chỉnh bằng các chế
định pháp luật thì mới làm hình thành năng lực pháp luật của cá nhân, tổ chức. Chẳng
hạn, cá nhân trong quan hệ họ hàng có quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau nhưng các
quyền và nghĩa vụ đó khơng được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nên
các quyền và nghĩa vụ đó khơng phải là năng lực pháp luật của cá nhân.
Thứ ba: Năng lực pháp luật của không thể chuyển giao, không bị hạn chế, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Năng lực pháp luật chỉ là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ
pháp lý mà chưa liên quan đến trách nhiệm khi chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ
đó nên năng lực pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức là như nhau cả về mức độ, độ tuổi,
trình độ văn hóa, khả năng nhận thức,… Chẳng hạn, người bị thiểu năng về trí tuệ cũng
có quyền thừa kế như người có khả năng nhận thức bình thường, dù là trẻ em hay người
lớn đều có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật.
2. Năng lực pháp luật của pháp nhân.
2.1. Khái niệm.
- Pháp nhân là một chủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ xã hội. Để tham gia vào các
quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, pháp nhân phải có năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả
năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Pháp nhân có năng lực pháp luật kể
từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh. Khác với năng lực pháp luật của cá nhân, năng
lực pháp luật của pháp nhân do luật xác định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng
loại pháp nhân, thậm chí với từng pháp nhân.

4


2.2.

Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì?


- Năng lực pháp pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền,
nghĩa dân sự.
- Pháp nhân có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh.
- Khác với năng lực pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do luật xác
định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân, thậm chí với từng pháp
nhân.
2. Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
- Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được Nhà nước ghi nhận và quy
định tại các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc dựa trên các điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội xảy ra ở một thời điểm lịch sử nhất
định.
- Thứ hai, mọi pháp nhân đều có quyền bình đẳng như nhau trong quan hệ pháp luật dân
sự, đều có năng lực pháp luật dân sự tương đương nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được đảm bảo và sẽ không bị hạn chế bởi bất
cứ lý do nào.
Mọi pháp nhân đều có khả năng hưởng quyền và phải gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
- Thứ ba, năng lực pháp luật của pháp nhân sẽ không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào, trừ
trường hợp do pháp luật quy định.
- Thứ tư, Nhà nước luôn sẵn sàng tạo điều kiện để đảm bảo năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân được thực hiện thơng qua các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội.
3. Nội dung của năng lực dân sự của pháp nhân.
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của pháp
nhân bên cạnh yếu tố năng lực hành vi dân sự của pháp nhân. Giống với quy định về cá
nhân, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền,
nghĩa vụ dân sự.
Những quyền và nghĩa vụ thuộc năng lực pháp luật của pháp nhân được pháp luật ghi
nhận và bảo vệ. Những quyền và nghĩa vụ này tồn tại dưới dạng “khả năng”, nếu pháp
nhân muốn hiện thực hóa những quyền và nghĩa vụ đang ở dạng khả năng thành hiện
thực thì phải thơng qua hành vi của pháp nhân trên thực tế.


5


4. Thời điểm bắt đầu năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
- Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ những thời điểm pháp nhân bắt đầu có năng lực pháp
luật dân sự như sau:
+ Thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập
+ Đối với pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Từ thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự, pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ
dân sự có thể tham gia vào các quan hệ dân sự nói chung và giao dịch dân sự nói riêng.
5. Thời điểm kết thúc năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
- Khi pháp nhân giải thể, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì chấm dứt tư cách chủ thể
trong các quan hệ pháp luật, cho nên năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt
kể từ thời điểm pháp nhân chấm dứt hoạt động.
6. Điều kiện để thành lập pháp nhân.
- Theo cách hiểu về pháp nhân như đã nêu ở trên, đồng thời dựa vào Khoản 1 Điều 74
BLDS2015, có thể đưa ra 4 điều kiện để pháp nhân được thành lập như sau:
+ Thứ nhất, pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo qu định của Bộ luật Dân sự
2015 và các luật khác liên quan.
Với điều kiện đầu tiên này, quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 74 BLDS
2015 đã có sự khác biệt so với quy định trước đó tại Khoản 1 Điều 84 BLDS 2005, điều
kiện đầu tiên để mọi pháp nhân được thành lập đó là “Được thành lập hợp pháp”. Điều đó
cho thấy đã có sự rõ ràng hơn về tính “hợp pháp”, và chặt chẽ hơn về cơ sở pháp lí của
thủ tục thành lập pháp nhân, tránh việc các luật khác có liên quan có mâu thuẫn với
BLDS.
Tuy nhiên, bản chất của điều khoản này vẫn không có sự thay đổi, pháp
nhân được coi là thành lập hợp pháp nếu pháp nhân được thành lập theo trình tự tương

ứng với tính chất của loại pháp nhân đó. Có ba cách thức để thành lập một pháp nhân hợp
pháp như sau:
- Pháp nhân là cơ quan, tổ chức nhà nước: phải được thành lập thoe quyết định
hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo trình tự này, căn cứ vào nhu cầu
thực tế của xã hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập pháp nhân

6


thông qua hoạt động cuả pháp nhân này để giải quyết các nhu cầu xã hội đang đòi hỏi,
các cơ quan hữu quan cấp dưới có trách nhiệm thi hành quyết định đó.
- Pháp nhân là tổ chức kinh tế tư nhân: phải được thành lập trên cơ sở đơn xin
thành lập của các sáng lập viên kèm theo điều lệ gửi đến cơ quan đăng kí kinh doanh để
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
- Pháp nhân thành lập theo sáng kiến của các snag lập viên, hội viên của các tổ
chức: phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập thơng qua việc
kiểm tra tính hợp pháp của điều lệ, mục đích thành lập, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành
viên được xác định trong đơn xin thành lập. Các pháp nhân là các tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội- nghề nghiệp, quỹ từ thiện được thành lập theo trình tự này.
+ Thứ hai, pháp nhân có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ Luật Dân Sự 2015.
Trước đây, theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 BLDS 2015, điều kiện này chỉ là
“Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ” thì hiện nay đã có riêng một điều luật quy định rõ hơn về
điều kiện đó nhằm giúp cụ thể hóa về cơ cấu tổ chức của pháp nhân, tuy nhiên lại mất đi
tinhd chặt chẽ được quy định cho cơ cấu tổ chức của pháp nhân. Theo đó, một pháp nhân
có thể có nhiều loại cơ quan khác nhau tùy thuộc loại pháp nhân đó, nhưng phải ln có
một cơ quan bắt buộc, đó là cơ quan điều hành các hoạt động của pháp nhân đó.
+ Thứ ba, pháp nhâ có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiện
bằng tài sản của mình. Pháp nhân có tài sản thuộc sở hữu của mình để bằng tài sản đó
thực hienj các nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh từ các quan hệ mà pháp nhân tham gia.
Trong trường hợp pháp nhân là các cơ quan, tổ chức của nhà nước thì tài sản của pháp

nhân thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, muốn được coi là tài sản độc lập thì các pháp nhân
này phải được Nhà nước giao quyền quản lí đối với một khối tài sản nhất định. Khối tài
sản này phải hiện diện, nằm trong sự quản lí của pháp nhân và có đủ cơ sở để phân biệt
với tài sản cá nhân, phap nhân khác. Đồng thời, theo quy định có chút thay đổi mới này
thì tài sản của pháp nhân có thể khơng cịn độc lập với tổ chức khác nữa. tài sản của pháp
nhân được xác định theo Điều 81 của BLDS 2015.
+ Thứ tư, pháp nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luạt một cách độc lập. Để nhân
dnah mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, pháp nhân phải hội tụ các
yếu tố để có thể cá biệt hóa pháp nhân như tên gọi của pháp nhân, trụ sở pháp nhân, quốc
tịch pháp nhân theo quy định của BLDS 2015. Với tư cách độc lập đó, pháp nhân tham
gia vào các quan hệ pháp luật và có khả năng hưởng quyền, gánh chịu. các nghĩa vụ dân
sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp nhân. Pháp nhân không dùng dnah
nghĩa của tổ chức khác, cùng không cho phép người khác dùng danh nghĩa mình để hoạt
động. Yếu tố này đã tạo nên năng lực chủ thể cho pháp nhân, gồm năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự. Khi pháp nhân khơng thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc
có thiệt hại cho cá nhân hoặc cá nhân khác không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại

7


cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khỏi kiện trước tịa án để bảo vệ quyền lợi của
mình.
7. Điều kiện để chấm dứt pháp dân.
Chấm dứt pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức với tư cách là chủ thể
độc lập

8


9



Phần V/; tài liệu tham khảo
/> /> /> /> />
10



×