Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

BỘ ĐỀ ÔN HSG NGỮ VĂN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.79 KB, 92 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
“Chúng ta thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình nhưng rồi sau đó lại dành cả
đời để sống theo tiêu chuẩn của người khác” (Khuyết danh)
1. Giải thích nội dung ý kiến
Ý kiến trên đã nêu lên một nghịch lý, cũng chính là sai lầm của con người:
Con người thường đánh giá người khác theo chỗ đứng, quan điểm, thước đo của bản thân;
nhưng cuộc sống của chính mình lại bị chi phối bởi cái nhìn, quan điểm, tiêu chuẩn của người
khác.
2. Bình luận
* Mỗi con người là một thế giới riêng tư, và là duy nhất. Mỗi người có một quan điểm, lập
trường, tiêu chuẩn riêng. Khơng thể có tiêu chuẩn, thước đo nào áp dụng đúng với tất cả mọi
người, trong mọi thời điểm. Tuy nhiên, con người thường mắc vào những sai lầm:
- Chúng ta thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình:
+ Con người thường có thói quen đánh giá, phán xét người khác. Nhưng khi đánh giá người
khác, ta lại thường lấy quan điểm, lập trường của ta để đánh giá họ, chứ khơng tìm hiểu kĩ về
họ, khơng đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu.
+ Vì thế, sự đánh giá của ta thường chủ quan, phiến diện và dễ mắc sai lầm. Ta dễ trở thành kẻ
áp đặt, định kiến, hẹp hịi, khó cảm thông, đồng cảm với mọi người xung quanh.
- sau đó lại dành cả đời để sống theo tiêu chuẩn của người khác:
+ Con người thích phán xét người khác, nhưng lại sợ bị người khác phán xét; con người dễ bị
chi phối bởi quan niệm, cái nhìn của những người xung quanh. Nhiều người chọn sống trong cái
kén được bao bọc bởi tiêu chuẩn của người khác, thay vì sống với thang giá trị, với mong muốn,
khát vọng của chính mình. Điều này thường gặp ở những con người thiếu tự tin, không dám thể
hiện bản ngã, luôn lo sợ nếu sống khác với tiêu chuẩn của mọi người, ta sẽ bị cơ lập, sẽ bị soi
mói, sẽ bị thất bại,…
+ Lựa chọn sống theo tiêu chuẩn của người khác, con người thường rơi vào trạng thái gồng
mình, gị ép mình cho vừa khn mẫu của người khác, khó đạt được thành cơng, hạnh phúc và
cảm giác bình n; dễ đánh mất bản ngã, bỏ lỡ sở trường, khát vọng của riêng mình.
Học sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ.


3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần biết tơn trọng cá nhân, biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu, đồng cảm; tránh
cái nhìn chủ quan, phiến diện, áp đặt.
- Cần biết lắng nghe bản thân, xác lập và sống với tiêu chuẩn, thang giá trị của chính mình, biết
tiếp thu góp ý từ người khác một cách tích cực, có bản lĩnh sống vững vàng để khơng bị chi phối
bởi cái nhìn, quan niệm phiến diện của người khác.


Đề 2: “Bơng hoa càng vươn cao về phía mặt trời thì rễ của nó càng ăn sâu vào lịng đất”. (F.
Grim)
Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
1. Giải thích
- Bơng hoa: Những cái đẹp, những giá trị, tài năng trong cuộc sống.
- Vươn cao về phía mặt trời: Hướng tới những điều lớn lao, cao cả; được tỏa sáng, được khẳng
định mình giữa cuộc đời.
- Rễ ăn sâu vào lòng đất: Cội nguồn của những cái đẹp, những giá trị, tài năng ấy xuất phát từ
sự nỗ lực tích lũy để có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm vững vàng nhất.
-> Sử dụng cách nói ví von, F. Grim muốn đề cao sự nỗ lực tích lũy mỗi người để có nền tảng
kiến thức và kinh nghiệm - yếu tố quyết định đi đến thành công và khẳng định được mình giữa
cuộc đời.
2. Bình
- Khơng phải ai sinh ra cũng có những tố chất đặc biệt, hơn người. Phần lớn là do q trình học
tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ sách vở và từ cuộc sống. Do đó, muốn thành cơng, muốn
tạo ra được những giá trị lớn lao và khẳng định mình thì chúng ta càng phải nỗ lực học hỏi =>
Thành công bền lâu phải dựa trên một nền tảng tri thức vững vàng.
- Càng có tri thức càng biết hướng về những điều tốt đẹp.
- Càng thành công, con người càng biết trân q những giá trị thân thuộc, bình dị quanh mình
như tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu những giá trị truyền thống của dân tộc....
3. Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Thành công rực rỡ đôi khi lại xuất phát từ những gì rất thầm lặng; người càng khiêm tốn càng

thành cơng…
- Phê phán kiểu người có hiểu biết nông cạn nhưng hay khoe khoang kiến thức; có một chút
tiếng tăm đã vội quên cội nguồn;…
- Để thành công, con người cũng cần thiết lập các mối quan hệ khác. (như bông hoa không chỉ
hút dinh dưỡng từ đất mà cịn cần đến ánh sáng, khơng khí...)
4. Bài học nhận thức và hành động

Đề 3: Trong “Đắc Nhân Tâm” – một “cuốn sách hay nhất của mọi thời đại đưa bạn đến thành
công”, tác giả Dale Carnegie đã trích dẫn lời của nhà tâm lý học lỗi lạc Hans Selye:
“Nỗi sợ bị lên án ở con người cũng lớn như việc khao khát được tán thưởng”
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.
1. Giải thích:
Nỗi sợ bị lên án: Nỗi sợ hãi khi bị người khác phê phán, chỉ trích.
Khao khát được tán thưởng: mong muốn được người khác biểu dương, ngợi ca, đề cao,
ghi nhận.
Cách diễn đạt theo lối so sánh: cũng lớn như



Ý nghĩa câu nói: Câu nói khẳng định một quy luật tâm lý thông thường của con người ở
mọi thời đại: Nỗi sợ hãi khi bị người khác phê phán, chỉ trích những điểm xấu, điểm hạn chế
hoặc sai lầm của mình diễn ra mãnh liệt trong mỗi người, nó cũng lớn như việc mong muốn
được biểu dương, khen ngợi, ghi nhận những điểm tốt.

Nghệ thuật ứng xử: Chìa khóa để tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp và thành cơng trong
cuộc sống là thay vì lên án, nhìn vào điểm chưa tốt của người khác, hãy học cách ln nhìn vào
điểm tốt, tán thưởng và động viên người khác.
2. Bình luận:
- Nhân vơ thập tồn.Trong mỗi con người luôn tồn tại song hành ưu điểm và nhược điểm, sở
trường và sở đoản, khơng ai hồn hảo. Nhược điểm của người này có khi là ưu điểm của người

khác và ngược lại.
- Vì sao con người ln sợ bị người khác lên án?
+ Bị lên án, nghĩa là bị người khác nhìn thấy và chỉ ra những điểm chưa tốt, điểm hạn chế của
bản thân với một thái độ chỉ trích, khơng thiện chí. Mà quy luật tâm lý thông thường, không ai
muốn người khác biết đến những điểm xấu của mình.
+ Con người sợ bị lên án vì sợ mất đi hình tượng đẹp của bản thân trong mắt người khác, từ đó
sẽ mất đi niềm tin, mất đi nhiều mối quan hệ, mất đi nhiều cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống.
- Tác hại của sự lên án người khác:
+ Có thể làm tổn thương lịng tự ái, tự trọng của người bị lên án.
+Tạo những phản ứng tâm lí tiêu cực ở người bị lên án như: tức giận, thù hận, tự ti, chán nản,
nhụt chí…
+ Sự lên án có thể hình thành thái độ chối bỏ trách nhiệm, buông xuôi, dẫn đến bế tắc trong giải
quyết vấn đề.
+ Một số trường hợp, sự lên án, phê phán cịn gây phản ứng cố tình làm ngược lại so với yêu
cầu, làm xấu đi và tệ hơn tình hình hiện tại
- Vì sao con người ln khao khát được tán thưởng?
+ Được tán thưởng, nghĩa là được người khác nhìn nhận điểm tốt, ghi nhận cơng sức, thành quả,
khen ngợi cho những cố gắng, phấn đấu của bản thân.
+ Được tán thưởng, nghĩa là được người khác thấy rõ vai trị, vị trí quan trọng của mình đối với
họ hoặc đối với tập thể.
+ Được tán thưởng, nghĩa là được người khác hoặc tập thể tin tưởng, đề cao.
=> Sự tán thưởng sẽ mang lại niềm vui sướng, hạnh phúc, hãnh diện về bản thân cho người
được khen. Tạo nguồn động lực tinh thần, tiếp sức cho con người vượt lên mọi khó khăn để làm
tốt hơn, tạo dựng nhiều thành công trong cuộc sống. Lời khen giúp con người tự tin hơn để tiếp
tục khai thác những khả năng tiềm tàng của bản thân, chủ động tạo dựng cơ hội và đón nhận,
nắm bắt cơ hội trong cuộc sống nếu có.
- Phê phán những người hay lên án, chỉ trích, ốn trách người khác. Ca ngợi những người luôn
khéo léo trong ứng xử, biết cách tán thưởng, biểu dương người khác để động viên kịp thời và
phát huy hết sức mạnh của họ.
- Cần phân biệt rõ:



+ Khơng nên lên án, chỉ trích khác biệt với việc bao che trước việc làm sai trái của người khác.
Khi người khác làm việc sai trái, cần phải chỉ ra, làm rõ nhưng trên tinh thần xây dựng tích cực
chứ không phải mạt sát, hạ thấp.
+ Tán thưởng khác với tâng bốc, nịnh hót ( xu nịnh người khác nhằm trục lợi cá nhân hoặc khen
ngợi ngay cả điểm chưa tốt nhằm kìm hãm đối phương)
3. Bài học nhận thức, hành động: Khơng nên lên án, chỉ trích người khác mà hãy động viên,
tán thưởng, khen ngợi để phát huy khả năng, nội lực sống mạnh mẽ, tích cực trong mỗi người.
Đề 4: Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống cũng tương tự như một trò đấm bốc. Thất bại không được
tuyên bố khi bạn ngã xuống mà là khi bạn từ chối đứng dậy
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên.
a. Giải thích một số thuật ngữ :
- Cuộc sống : thời gian được sống trên cuộc đời của mỗi con người
- Thất bại : sự thua cuộc, đầu hàng
- Bạn ngã xuống : hành động chỉ việc mắc sai lầm, vấp ngã
-Từ chối đứng dậy : hành động cho thất sự bỏ cuộc, sự đầu hàng hoàn toàn trước số phận của
bạn
-> Như vậy có thể hiểu ý kiến trên thơng qua việc so sánh cuộc sống như một trò chơi đã bàn
bàn về cách thái độ sống của con người trong đó khẳng định bạn khơng thua cuộc khi vấp ngã,
mắc sai lầm mà chỉ thực sự thua cuộc và thất bại khi không dám đứng dậy để làm lại, để thay
đổi
b. Bình
Học sinh cần đưa ra được chính kiến của cá nhân về lối sống này : đồng ý hay không đồng
ý. Mọi ý kiến đều được chấp nhận miễn là học sinh có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lý để
chứng minh cho quan điểm của mình.
- Học sinh cần khẳng định đây là một quan điểm bổ ích và sâu sắc.
- Học sinh cần dùng lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho nhận định. Có một vài gợi ý như
sau :
+ Thất bại thực sự không phải là khi ngã xuống : vì trong cuộc sống việc mắc sai lầm là khó

tránh khỏi kể cả với những người ưu tú, tài giỏi nhất ; hơn nữa sai lầm, vấp ngã giúp cho con
người nhìn rõ được hạn chế, điểm yếu của bản thân, từ đó mang đến những bài học quý
giá...Vấp ngã như vậy chỉ mang ý nghĩa là thất bại tạm thời và nếu bạn ứng xử tốt với sai lầm,
vấp ngã, nó sẽ là bàn đạp đưa bạn tới thành công
+ Thất bại là khi từ chối đứng dậy : vì từ chối đứng dậy là thái độ sống yếu ớt, hèn nhát, không
dám đối mặt với sự thật, không dám thay đổi. Với thái độ sống này thì thất bại là điều sớm
muộn sẽ đến và bạn sẽ không chỉ thất bại trước người khác mà còn rơi vào thất bại đau đớn nhất
là khơng dám vượt qua chính mình. Hơn nữa, với thái độ này, bạn sẽ khơng thể nhìn thấy những
hạn chế của bản thân để khắc phục và sẽ tự chơn vùi mình trong sự bi quan, bế tắc + Đôi khi bắt
chước, sao chép cuộc sống suy nghĩ của người khác sẽ khiến cho con người mệt mỏi, giả dối,
khơng tìm được hạnh phúc.


c/ Luận
Học sinh cần lật xuôi, lật ngược vấn đề để bàn luận và rút ra bài học cho bản thân.
- Cần nhận thấy, thất bại không phải là khi ngã xuống nhưng khơng đồng nghĩa với việc cho
phép mình vấp ngã liên tục, đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Sau mỗi sai lầm cần nghiêm
khắc nhìn lại, rút ra bài học để hạn chế những lần vấp ngã sau
- Từ chối đứng dậy cũng cần hiểu không phải là trong cuộc cạnh tranh với người khác mà là với
chính cuộc đời mình để tránh thái độ cố chấp, bảo thủ. Có những thời điểm sẽ phải chấp nhận
mình sai, mình thua cuộc để sau đó tìm cách thay đổi, khắc phục. Mình có thể chưa vượt qua
được người khác nhưng phải vượt qua được chính mình
- Học sinh cần liên hệ bản thân để rút ra những bài học về nhận thức cũng như hành động. Đây
là phần cần được đánh giá cao. : khuyến khích những cảm xúc chân thành, những câu chuyện
cảm động, chân thực của bản thân học sinh về cuộc sống của chính mình
Đề 5: Trong bộ phim Three Idiots (Ba chàng ngốc), câu nói cuối phim đọng lại ấn tượng sâu sắc
trong lịng khán giả đó là: Hãy theo đuổi đam mê, thành cơng sẽ theo đuổi bạn.
Cịn bài viết đăng trên Tonybuoisang.club lại mang tựa đề : Có một thế hệ trẻ, mở miệng là thốt
đam mê, nhưng vẫn dậy muộn, đói ăn, lười đọc sách và mãi khơng kiếm được tiền.
( www.tonybuoisang.club, 18/4/2018)

Suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.
* Ý 1: Hãy theo đuổi đam mê, thành cơng sẽ theo đuổi bạn
- Giải thích: Hãy theo đuổi đam mê là lời đề nghị về lối sống luôn lấy đam mê làm mục tiêu
phấn đấu, sống hết mình vì những điều mình thích. Thành cơng sẽ theo đuổi bạn nghĩa là thành
công đến với mỗi người một cách tự nhiên, họ được trải nghiệm thành công đúng với con đường
mà họ đã vạch ra. Ý kiến muốn khẳng định vai trò của đam mê, khát vọng và ý thức thực hiện
những đam mê khát vọng đó là cách hiệu quả nhất để đưa người ta đến với thành công.
- Tại sao?
+ Theo đuổi đam mê cho tacảm hứng trong học tập và công việc; kiến tạo lối sống ý nghĩa để
khẳng định bản thân; tạo động lực để thực hiện mục tiêu, vượt qua khó khăn trở ngại trong cuộc
sống; cho ta ý chí để đi đến cùng sự lựa chọn; giúpphát huy tận độ năng lực và phẩm chất của
mỗi người.
+ Khơng có đam mê cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt; bạn sẽ lập trình cuộc đời mình như một cỗ máy di
động; bạn sẽ cán đích thật vội vàng;bạn thiếu đi bao trải nghiệm để khám phá cuộc đời và khám
phá chính mình; bạn có thể đi đường tắt, bỏ qua nhiều giai đoạn, có thể đánh đổi, có thể trả giá
để đạt mục tiêu. Thành cơng có thể vẫn đến nhưng khơng có giá trị thực, khơng giúp bạn ghi
dấu ấn mình vào trang viết cuộc đời.
- Để theo đuổi đam mê:Cần hiểu rõ đam mê mình đang theo đuổi, hiểu rõ khả năng và giới hạn
của chính mình khi theo đuổi và hiện thực hóa đam mê; Cần biến ý tưởng thành kế hoạch hành
động để thực thi; Cần ni dưỡng và gìn giữ đam mê; Đừng q bận rộn tìm kiếm thành cơng
mà hãy bước đi thật chậm rãi, cụ thể, rõ ràng. Nhờ vậy thành cơng tự nhiên mà tìm đến.( D/C)
- Đam mê không phải là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công.


* Ý 2: Có một thế hệ trẻ, mở miệng là thốt đam mê, nhưng vẫn dậy muộn, đói ăn, lười đọc
sách và mãi khơng kiếm được tiền.
- Giải thích: Mở miệng là thốt đam mê, khơng ít bạn trẻ nói chuyện đam mê như một thói
quen nhưng vẫn trì trệ trong cuộc sống của mình và vẫn đói ăn, dậy muộn, lười đọc sách cho
nên hậu quả là vẫn mãi không kiếm được tiền- không giàu sang được và thành cơng cũng khơng
tìm đến. Thực tế cho thấy, có đam mê nhưng nhiều bạn trẻ vẫn khơng có thành công.

- Hiện tượng này đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là ở giới trẻ:
nhiều bạn trẻ xây đắp những giấc mơ lớn lao, ấp ủ những hoài bão và dự định cao cả nhưng rồi
nhanh chóng bị vùi lấp giữa thực trạng của xã hội hiện đại kéo theohiện tượng thất nghiệp, hiện
tượng nói nhiều làm ít, hiện tượng ngại khó ngại khổ, hiện tượng thích sống hưởng thụ, dựa dẫm
ỷ lại vào người khác, bắt tay khởi nghiệp và thất bại triền miên…
- Tại sao?
+ Đam mê có thể dẫn lối ta đi, nó mang một cái đích có vẻ chắc chắn, nhưng đam mê cũng như
hầu hết các sự việc trên thế gian này luôn tiềm ẩn một yếu tố đáng ngại, đó là khơng có gì chắc
chắn ngồi một cái rõ ràng của cảm xúc và sở thích cá nhân.
+ Khơng ai nói cho ta biết phải lựa chọn đam mê như thế nào, theo đuổi ra sao, cần lường trước
nguy cơ gì. Khơng ai nói với ta rằng đam mê vừa là ngọn lửa sinh tồn cũng là ngọn lửa hủy
diệt. Một lựa chọn sai lầm được thức đẩy bởi đam mê thì hậu quả là khơn lường.
+ Ta đã nghe nhiều câu chuyện về cái kết có hậu của đam mê, nhưng ta chưa nghe thấy những
trái đắng nhận lại trong hành trình ấy.
Khơng ít người dành cả thanh xuântheo đuổi đam mê nhưng mãi thất bại
Nguyên nhân: nhận diện sai lầm đam mê: nhầm lẫn giữa sở thích với đam mê, giữa hứng thú
nhất thời với khát vọng đường dài, giữa thứ người khác ưa chuộng với thứ ta thật sự khát
khao.Ngây thơ mà tin rằng chỉ cần có đam mê thơi là thành cơng sẽ tự tìm đến.
* Ý 3: Hợp cả hai ý kiến: Theo đuổi đam mê bằng cả lý trí và trái tim mình
- Cuộc sống sẽ thú vị và có ý nghĩa nếu mỗi người có một đam mê để theo đuổi.
- Khơng tùy tiện hoặc dễ dãi thốt lên hai chữ đam mê nếu khơng thật sự hiểu nó và có động lực
theo đuổi.
- Để bản thân mang lại nhiều giá trị cho đời, với đam mê chúng ta cần phải
+ Biết lựa chọn đam mê để kiến tạo nên những cảm hứng sống bền bỉ và tạo lập giá trị lý tưởng,
hài hịa giữa điều tơi thích với điều tơi giỏi và điều xã hội cần.
+ Biết lên kế hoạch rõ ràng, biết phát huy những lợi thế khách quan chủ quan trong đó cần phải
nhận ra sức mạnh chủ quan mới mang tính quyết định.
+ Sẵn sàng từ bỏ và thay đổi nếu nhận ra đó khơng phải đam mê đích thực
+ Và quan trọng là, nếu đam mê chở bạn, hãy để lý trí cầm cương: ta cần lắng nghe chính mình,
nghe xung quanh, sử dụng các kiến thức,…để định hình đường đi, hình dung bất trắc, sẵn sàng

cho những thác ghềnh phía trước.
* Đánh giá và bài học
- Hai ý kiến tưởng như mâu thuẫn nhưng đã đem lại cái nhìn đa chiều và góc nhìn có tính phản
biện về câu chuyện của đam mê.


- Con người cần nuôi dưỡng đam mê để theo đuổi thành công trong cuộc sống nhưng chớ nên để
thành công định hướng mà bỏ lỡ đam mê.
- Mỗi người chỉ có một lần để sống nên phải sống sao cho khơng hồi phí, trở thành một cá nhân
có ích trong xã hội.
- Hãy để đam mê dẫn đường, thắp lên cảm hứng sống, đừng để đam mê dẫn dụ vào lầm lạc, hãy
đến với đam mê bằng cả trái tim, đừng nói chuyện đam mê như một thói a dua tầm thường.
Liên hệ bản thân
Đề 6: Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến :“Nếu bạn khóc vì mặt trời đã rời khỏi đời bạn,
nước mắt sẽ ngăn bạn thấy được những vì sao."(Tagore)
Giải thích
- “Khóc vì mặt trời đã rời khỏi đời bạn”: thái độ bi quan, buông xuôi trước những đau khổ, thất
bại.
- “Nước mắt sẽ ngăn bạn thấy được những vì sao”: Buồn đau sẽ khiến bạn mất hết niềm tin, hi
vọng, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ và tăm tối.
-> Bằng cách đặt ra lối nói giả thiết (Nếu…thì) , Tagore đã gửi một thông điệp ý nghĩa về cuộc
đời: Con người cần ln lạc quan trước những buồn đau bởi chính sự lạc quan sẽ giúp bạn tìm
ra những niềm vui, những may mắn trong đời.
Bàn luận:
- Tại sao phải sống lạc quan?
- Cần phải làm gì để sống lạc quan?
- Phê phán những người khơng có niềm tin, khơng có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
- Lạc quan là một thái độ sống tích cực cần có ở mỗi người, nhưng nên tránh cách sống "lạc
quan chủ nghĩa": dùng phép thắng lợi tinh thần để ngụy biện cho những điều xấu xa đang diễn
ra trong thực tế.

(Lưu ý: Học sinh cần có dẫn chứng để phù hợp với các luận điểm)
Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai để vững bước
trong cuộc đời. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ.
- Hành động: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi chúng ta phải biết vượt lên chính
mình, khơng nên chùn bước trước những khó khăn thử thách…
Đề 7: Cuộc sống ln có ranh giới của sự an tồn. Bước qua ranh giới ấy là điều đáng
sợ, nhưng điều ngược lại càng đáng sợ hơn.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
a. Giải thích
- “ranh giới của sựu an toàn” là những giới hạn làm cho cuộc sống của con người được bình
n, khơng nguy hiểm.
- “bước qua ranh giới ấy” là dám phá bỏ những giới hạn, dám bứt phá, vượt ra khỏi sự an toàn
để chinh phục một chân trời mới.


- “điều ngược lại” nghĩa là sống yên phận với sự an tồnấy.
=> Câu nói chỉ ra rằng trong cuộc sống ln có những giới hạn để chúng ta sống trong sự bình
yên. Nếu ta dám bước qua giới hạnấy để khám phá, chinh phục nhữngđiều mới mẻ thì ta sẽ gặp
nhiều nguy hiểm, thách thức. Đó làđiềuđáng sợ. Thế nhưng, nếu bằng lịng sống ttrong sự bình
n ấy thìđó làđiềuđáng sợ hơn.
=> Thực chất câu nói khuyên chúng ta hãy mạnh dạn vượt qua giới hạn của sự an toàn để chinh
phục những chân trời mới.
b. Bàn luận
-Mọi sự vật hiện tượng đều có xu hướng vận động đến chỗ cân bằng, ổnđịnh. Con người cũng
vậy. Và khi có được sự an tồn nàođó, con người thường tự bằng lòng với cuộc sống.
- Khi con người dám mạo hiểm bước qua ranh giới của sự an tồn thì họ phải đối diện với nhiều
khó khăn, thách thức. Bởi lẽ cuộc sống vốn không bằng phẳng.
- Ngược lại những người khơng dám thay đổi cuộc sống, bằng lịng với hiện tại, sống an phận
thì cuộc sống của họ cũng chỉ dậm chân một chỗ. Và nếu ai cũng như vậy thì thế giới này khơng

thể phát triển, mọi thứ trở nên cũ kỹ, đơn điệu và nhàm chán, nên điều này càngđáng sợ hơn.
- Sống là phải hành động. Khi bước qua ranh gới của sự an toàn, con người có thể gặp nguy
hiểm, nhưng con người sẽ khám phá được sức mạnh, tiềm năng của bản thân, chinh phục được
những vùng đất mới, góp phần tạo ra những giá trị mới cho bản thân và nhân loại.
- Để bước qua ranh giới của sự an toàn, con người cần phải có khát khao và mục tiêu cụ thể, có
những hiểu biết nhấtđịnh chứ không phải mù quáng, liều lĩnh, đồng thời cần phải có một bản
lĩnh vững vàng, một nghị lực phi thường.
- Phê phán những kẻ chỉ biết sống an phận thủ thường, bằng lòng, tự mãn chẳng khác gì tự
phủđịnh bản thân và cản trở sự vận động phát triển chung của nhân loại.
c. Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
- Nhận thức rằng cuộc sống luôn vận động thay đổi và phát triển. Mọi sự an phận đồng nghĩa
với tụt hậu. Phải biết mạo hiểm thì mới thành cơng.
- Chủ động bứt phá trong cơng việc, đời sống, sẵn sàng bước qua cái ngưỡng an toàn để thay đổi
bản thân, thay đổi thế giới.
Đề 8:
1. Tờ New York Times có một bài viết về Khin Myint Maung, một trung sĩ cảnh sát giao thông
tại Yangon (cố đô của Myanmmar),vừa được bầu chọn là “anh hùng trong đời thực” (real-life
hero). New York Times mô tả thành tích của Khin Myint Maung như sau: “Hàng ngày, Khin
Myint Maung có khoảng 12 tiếng làm nhiệm vụ ở một trong những nút giao thông hỗn loạn nhất
thành phố. Anh ấy gỡ rối và chống ùn tắc giao thông bằng một thái độ kiên nhẫn, không mệt
mỏi và vui vẻ, hài hước”. Sự mô tả ấy rõ ràng không giống với chiến tích một người anh hùng.
Nhưng Khin Myint Maung vẫn được cộng đồng tôn vinh bởi thái độ và trách nhiệm tuyệt vời
trong công việc của anh đã thuyết phục được người dân.(Theo Vn Express)
2. Khi giáo sư Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Huyết học Truyền máu Trung ương (Hà
Nội) về hưu, hàng trăm người bệnh đứng xen kẽ với các y bác sĩ mặc blouse trắng đến chia tay


và tri ân ông. Điểm chung giữa họ là gương mặt xúc động, nụ cười chia sẻ, và đâu đó có cả
nước mắt nghẹn ngào.... Hơn 30 năm cơng tác, Giáo sư Trí có 14 năm gắn bó với Viện Huyết
học Truyền máu Trung ương, khởi xướng nhiều hoạt động hiến máu tình nguyện: Lễ hội xuân

hồng, Hành trình đỏ... thu hút hàng nghìn người tham gia. Bản thân ơng cũng đã 21 lần tham
gia hiến máu tình nguyện. Ơng là niềm yêu mến của các bệnh nhân và cán bộ nơi đây. (Theo Vn
Express)
Từ những câu chuyện trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về những anh
hùng trong đời thực.
Giải thích vấn đề: Quan niệm về anh hùng từ hai câu chuyện
- Anh hùng trong đời thực: Những con người cao cả, vĩ đại có thực trong cuộc sống đời thường.
+ Khin Myint Maung được tơn vinh là anh hùng vì đã tận tụy với công việc bằng một thái độ
"kiên nhẫn, không mệt mỏi và vui vẻ, hài hước” ngay trong hoàn cảnh vất vả, nhiều áp lực.
+ Giáo sư Nguyễn Anh Trí có được sự yêu mến bởi lòng nhiệt thành với người bệnh, bằng
những nỗ lực vì sự nghiệp cứu người.
- Như thế, anh hùng trong đời thực không hẳn là những người có chiến tích vĩ đại mà cịn là
những con người bình thường nhưng có lối sống đẹp. Họ rất tận tụy, nỗ lực hết mình, cống hiến
nhiệt tình cho xã hội,
Bàn luận vấn đề: Những con người bình thường nhưng có lối sống đẹp, tận tụy với cơng
việc, cống hiến cho cộng đồng xứng đáng là anh hùng
a, Tinh thần nỗ lực, tận tụy với công việc rât đáng được trân trọng:

Nỗ lực không ngừng giúp ta vượt qua mọi thử thách, đạt đến ước mơ .

Nỗ lực không ngừng còn giúp ta khám phá những năng lực của bản thân, có được
những trải nghiệm phong phú để hồn thiện chính mình.

Sự tận tụy bộc lộ một tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng cao
b, Hướng đến cộng đồng sẽ làm nên ý nghĩa cao đẹp cho cuộc sống.

Hướng đến cuộc đời để quan tâm, sẻ chia, thấu hiểu nghĩa là ta đã lan tỏa thành
cơng một cách tích cực nhất, làm đẹp hơn hình ảnh của chính mình.

Hướng đến mọi người, hướng đến cuộc đời sẽ làm tâm hồn giàu có hơn, đem lại

hạnh phúc cho chính mình.
Lối sống đẹp của những anh hùng ấy đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người.
c, Cần có những định hướng đúng đắn trong khát vọng “anh hùng”

Mọi thành tích phải gắn với thái độ làm việc tích cực, trung thực cùng tinh thần
ham học hỏi, cầu tiến, tránh xa những tham vọng, thủ đoạn thấp hèn để có hư danh.

Tinh thần hướng đến con người phải xuất phát từ trái tim chân thành yêu thương,
không vụ lợi.
Bài học nhận thức và hành động

Cần nhận thức được ý nghĩa của việc trau dồi một lối sống đẹp với ý chí nỗ lực
vươn lên và trái tim yêu thương để làm đẹp cho chính mình và cuộc sống.


Có những mục đích, thái độ và hành vi đúng đắn, cao đẹp trong mọi nỗ lực phấn
đấu và cống hiến vì sự tiến bộ của xã hội cũng như gắn kết, sẻ chia trong cuộc đời.


Đề 9:
Trong một buổi nói chuyện về giao lưu văn hóa, một nhà lãnh đạo của ta đã từng cho rằng:
Mở cửa là có gió mát nhưng ruồi muỗi cũng bay vào. Tuy nhiên, đừng vì thế mà đóng cửa, hãy
tìm cách đuổi ruồi muỗi ra, hãy khéo léo dùng vợt mà diệt chúng.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà lãnh đạo đó.
*Giải thích:
- Mở cửa: Là hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Gió mát: Là những điều có ích, trong sáng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của dân tộc.
- Ruồi muỗi: Là những điều có hại, khơng lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
dân tộc.
- Đóng cửa: Không giao lưu, chấm dứt những mối quan hệ với các nước, đặt mình ra khỏi vịng

hội nhập.
- Đuổi ruồi muỗi ra, dùng vợt diệt chúng: Ngăn chặn và tiêu diệt triệt để những ảnh hưởng tiêu
cực trong giao lưu, hội nhập.
=> Bằng cách nói giàu hình ảnh, câu nói đã khẳng định: Trong thời kì giao lưu, hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã đón nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực giúp
đất nước thêm giàu mạnh, hiện đại nhưng cũng có khơng ít những ảnh hưởng tiêu cực làm hạn
chế sự phát triển đất nước. Tuy nhiên khơng vì thế mà không giao lưu nũa. Quan trọng là chúng
ta phát huy những ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực.
* Bàn luận :
- Không thể phủ nhận trong thời kì hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế
giới, Việt Nam ta đã đón nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực để phát triển đất nước (Kinh tế xã
hội phát triển, đời sống văn hóa tiến bộ rõ rệt)
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
- Tuy nhiên, có rất nhiều những biểu hiện văn hóa cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực của việc
hội nhập đến đời sống con người Việt Nam (văn hóa ăn mặc, văn hóa ứng xử, văn hóa bảo tồn
truyền thống dân tộc…)
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
- Hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới là quy luật tất yếu, cần thiết ở
mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì mở cửa. Đóng cửa giao lưu là một việc không thể.
- Khi giao lưu chúng ta cần: Tiếp thu có chọn lọc (hịa nhập mà khơng hịa tan), việc giao lưu
không tránh được những hạn chế nhưng chúng ta cần có tư tưởng ngăn chặn chúng, khơng để
cho chúng lây lan.
* Bài học nhận thức và hành động.
c) Kết bài.


Đề 10:
“ Quả trứng nếu vỡ từ bên ngoài là thức ăn, vỡ từ bên trong là sinh mệnh”
Hình ảnh quả trứng trong câu nói trên gợi cho anh ( chị) những suy nghĩ gì ?
1.Nêu vấn đề nghị luận: Hình ảnh quả trứng gà mang đến những nghĩ suy về cuộc sống con

người : kết thúc bởi tác động từ bên ngoài hay bắt đầu bằng nội lực bên trong?
2. Giải thích:
- Vỡ là khơng cịn ngun vẹn trạng thái ban đầu, khơng cịn ngun khối mà tách ra từng mảnh
do tác động của lực
- Vỡ từ bên ngoài: do sự tác động của ngoại cảnh, quả trứng bị động hứng chịu lực từ bên ngoài
nên vỡ ra
-> gợi sự kết thúc, khép lại
- Vỡ từ bên trong: do sức mạnh của nội lực, quả trứng có cả một quá trình ấp iu để nở thành con
gà, tâm thế chủ động.
- Thức ăn: trứng được nhào nặn, chế biến bởi bàn tay người khác, bị lệ thuộc
- Sinh mệnh: là sự sống, sinh thể sống dần trưởng thành độc lập mà không chịu tác động của
ngoại lực
-> gợi sự bắt đầu, sự hình thành và phát triển
-> Ý cả câu: quả trứng mỏng manh nếu để bị đập vỡ từ bên ngồi thì đó là dấu chấm hết, là cái
chết và sự lụi tàn, nhưng nếu đập vỡ từ bên trong thì đó là sự sinh thành, là đón chào một sinh
mệnh mới. Hình ảnh quả trứng gợi nghĩ về sức mạnh nội lực và nỗ lực để trưởng thành của con
người khi không lệ thuộc vào tác động bên ngoài
3. Bàn luận:
- Tại sao vỡ từ bên ngoài lại là sự kết thúc: bởi cuộc sống luôn chứa đầy khó khăn, thử thách,
nếu con người hồn tồn bị động, không chống đỡ trước tác động và sự tấn cơng của ngoại cảnh
thì sẽ dễ bị đánh bại, gục ngã. Khi con người không chủ động nắm giữ sinh mệnh của mình,
khơng làm chủ cuộc sống, số phận của mình, hồn tồn lệ thuộc vào người khác, phó mặc cho
hồn cảnh thì đó là sự kết thúc nhanh chóng và đáng tiếc.
-> Nếu bạn đợi người khác đập vỡ mình từ bên ngồi vậy thì bạn sẽ trở thành thức ăn của người
khác.
- Tại sao vỡ từ bên trong lại là sinh mệnh, là sự sống bắt đầu và dần trưởng thành:
+Nếu tác động bên ngoài là áp lực thì tác động bên trong là nghị lực phi thường. Nếu tự mình
bật phá sẽ thấy bản thân là một sinh mệnh diệu kỳ. Nếu nỗ lực từng bước để tồn tại độc lập và
kiên cường, mặc những áp lực bên ngoài, phát huy hết nội lực để trưởng thành, bạn sẽ tạo nên
những điều kỳ diệu, những giá trị lớn lao.

+Nuôi dưỡng nghị lực sống để đương đầu với hoàn cảnh, ta sẽ biến áp lực thành động lực để
vươn lên. Tự vỡ ra nghĩa là tự bứt lên để khai sinh những điều mới mẻ, vượt lên chính mình.
- Tuy nhiên khơng chịu tác động của ngoại cảnh khơng có nghĩa là con người sống hẹp hịi chỉ
biết đến mình. Phải mở rộng lịng ra để đón nhận quan điểm, biết lắng nghe, mở rộng tấm lòng,


biết cảm thơng, sẻ chia. Thử thách, khó khăn và áp lực đôi khi lại tạo ra cơ hội để ta khẳng định
bản lĩnh, giá trị bản thân. Mặt khác, nếu muốn giúp đỡ, tác động đến người khác cũng cần cân
nhắc cho phù hợp, nếu không sẽ phản tác dụng
4.Bài học trong nhận thức và hành động
- Tồn tại và trưởng thành là cả một quá trình, con người cần vươn lên trong mọi hồn cảnh,
thơng minh nhanh nhạy xử lý khéo léo tình huống, biến khó khăn thành cơ hội.
- Để “ vỡ” từ bên trong thì ta phải kiên nhẫn, kiên định, thậm chí phải chấp nhận những mất
mát, những thiệt thịi để khơng ngừng vươn lên. Nhưng để có được sự chủ động, ta phải có
nhiều nghị lực, rèn nhiều kỹ năng…
Đề 11
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
Một người khơng biết nói cho người khác nghe, và không biết lắng nghe người khác, càng học
nhiều càng biết rộng thì càng trở nên vơ dụng.
1. Giải thích
- Một người khơng biết nói cho người khác nghe tức là kĩ năng giao tiếp kém, khơng có khả
năng thuyết phục người khác bằng lời nói.
- khơng biết lắng nghe người khác là không chịu nghe, hoặc không tiếp thu lời nói, ý kiến của
người khác.
- học nhiều biết rộng là tầm hiểu biết, những tri thức rộng rãi, phong phú.
 Ý kiến được diễn đạt dưới hình thức phủ định nhằm mục đích khẳng định mối quan hệ gắn
bó mật thiết giữa nói – nghe và học của con người trong cuộc sống, đặc biệt nhấn mạnh tầm
quan trọng, sự cần thiết của nói và nghe sẽ giúp cho việc học rộng biết nhiều trở nên hữu dụng.
2. Bình luận
- Học và biết là sự tích lũy tri thức, hiểu biết của con người. Nói cho người khác nghe, nghe

người khác nói là sự giao tiếp, tương tác của con người trong cuộc sống. Đây là hai nhân tố
quan trọng quyết định sự thành công của con người.
- Học rộng biết nhiều mà khơng biết nói cho người khác nghe thì vốn tri thức hiểu biết cũng trở
nên vơ dụng, vì:
+ Kĩ năng giao tiếp kém, khả năng nói và thuyết phục người khác hạn chế, sẽ khơng thể hiện,
khẳng định được mình trước cuộc đời, kiến thức hiểu biết mãi chỉ là mớ lí thuyết sng, vơ giá
trị.
+ Ngược lại, người biết nói cho người khác nghe, sẽ vận dụng được kiến thức tài năng của mình
vào cuộc sống, tự khẳng định được vị thế của mình và có tác động tích cực đến người khác, tập
thể. Đó là con đường dẫn tới thành cơng.
+ Trong xu thế hội nhập tồn cầu hiện nay, nói cho người khác nghe càng là một kĩ năng sống
cần thiết của con người thời hiện đại.
- Không biết lắng nghe người khác cũng là một điều rất tai hại khi con người học rộng biết
nhiều:


+ Rơi vào tình trạng bảo thủ cố chấp, kiêu căng ngạo mạn hoặc vô cảm vô tâm.
+ Tự tách mình ra khỏi nhân loại, tự cơ lập mình.
+ Kiến thức dù rộng đến mấy cũng thụt lùi lạc hậu và dễ mắc sai lầm.
+ Lắng nghe người khác còn là phương pháp học hỏi trau dồi kiến thức hữu hiệu, tạo nên mối
quan hệ tương tác hữu ích trong cuộc sống.
- Phê phán những kẻ mọt sách, kĩ năng sống kém; những kẻ kiêu căng ngạo mạn ếch ngồi đáy
giếng...
3. Bài học
- Luôn trau dồi kiến thức sách vở và đời sống.
- Chú trọng rèn luyện các kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng nói và nghe...
Đề 12:
Rất lâu trước điện thoại thông minh, Anber Anhxtanh từng tuyên bố “Tơi sợ một ngày nào đó
cơng nghệ sẽ lấn át sự tương tác của con người. Thế giới sẽ có một thế hệ những kẻ ngốc”
Suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên của Anber Anhxtanh?

Nêu vấn đề: Sự tương tác của công nghệ đối với cuộc sống của mỗi con người.
1.Giải thích, cắt nghĩa:
- Tương tác: Tác động qua lại những chia sẻ để cùng hành động, để hướng tới mục tiêu chung
tạo ra sự kết dính giữa con người với con người, con người với xã hội...
- Cơng nghệ: Là sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, giúp con người giải quyết vấn đề đem lại
lợi ích và năng xuất cho con người, trong đó điện thoại thông minh là một biểu tượng cho sự
tương tác bởi nó tích hợp đầy đủ trên mọi phương diện
-> Cách nói của Anhxtanh “tơi sợ một ngày nào đó cơng nghệ sẽ lấn át..” đã cho thấy sự lo lắng
của ông về một hiện thực xảy ra trong tương lai: Con người tạo ra công nghệ nhưng lại bị chính
cơng nghệ thao túng làm tổn thương và “biến dạng” tâm hồn con người. Từ đó mỗi người cần
nhìn nhận lại vai trị của cơng nghệ trong quan hệ nhân tính của con người.
2. Bình luận, chứng minh
* Vì sao giữa con người với con người ln cần có sự tương tác?
- Sự tương tác giữa con người với con người là sự sẻ chia tồn diện: thơng tin, cảm xúc, sự quan
tâm, trách nhiệm...chính những tương tác đó giúp con người có nhận thức đầy đủ hơn về bản
thân mình, giúp chúng ta mạnh mẽ hơn vì chúng ta ý thức được trách nhiệm và bổn phận của
mình, Tương tác giúp cho cuộc đời của cá nhân luôn hiện diện trong cuộc đời của người khác và
họ cũng cảm nhận được cuộc đời của người khác trong cuộc đời của mình. Đó là mối quan hệ
gắn bó giữa con người với con người trong mối quan hệ tình cảm ở chiều sâu.
- Tương tác là điều kiện đặc biệt của trí tuệ con người, tương tác giúp cho con người hình thành
những kĩ năng, giao tiếp, chia sẻ, hợp tác. Sự trưởng thành trí tuệ của mỗi cá nhân luôn tỉ lệ
thuận với tương tác. Con người càng trưởng thành về trí tuệ thì tương tác càng sâu, càng rộng.


Và nhờ đó mà con người có thể cùng nhau hoàn thiện những ý tưởng lớn lao, tạo ra một thế giới
công nghệ, hiện đại để hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống của con người, xã hội.
* Công nghệ xuất hiện có tác động thế nào đối với cuộc sống con người?
- Công nghệ xuất hiện sẽ giúp cho chúng ta tương tác, cảm nhận được về nhau ngay cả khi
chúng ta sống xa nhau về không gian địa lí. Thậm chí nó giúp chúng ta tương tác với cả những
người mà chúng ta chưa từng gặp mặt, nó giúp chúng ta tham gia vào phong trào của một cộng

đồng, bày tỏ quan điểm, cảm xúc trong một cộng đồng mà ta chưa một lần quen biết. Như vậy,
nhờ có cơng nghệ mà sự tương tác giữa con người với con người trở nên đơn giản, thuận tiện và
nhanh hơn.
- Tuy nhiên với sự lạm dụng công nghệ dường như sự tương tác này đang dần xói mịn con
người nó biến con người thành “những kẻ ngốc”
+ Một trong những yêu cầu thiết yếu giữa tương tác người với người là thời gian. Con người cần
chia sẻ, lắng nghe để nuôi dưỡng sự tinh tế, khả năng cảm nhận về mình về người khác. Sự xuất
hiện của cơng nghệ khiến cho chúng ta bị say mê, cuốn hút và những quan hệ khác khiến cho
con người trở nên xa nhau, các giá trị thiết yếu của con người trở nên lỏng lẻo, hời hợt hơn.
(Dẫn chứng)
+ Một trong những đặc điểm nổi bật của công nghệ là thế giới ảo, thế giới ấy luôn sẵn sàng mở
ra cho chúng ta hồn tồn có thể sở hữu trọn vẹn với một chiếc điện thoại thơng minh và phí
th bao. Thế giới ảo này gắn liền với lợi nhuận, trở thành lĩnh vực của sự kinh doanh, đánh vào
sự tò mò, hiếu kì của con người. Người ta tương tác ảo, tương tác giữa máy tính với máy tính
hồn tồn thay thế cho tương tác thực. Điều này làm giảm thiểu đi sự phát triển của ngôn ngữ,
của cảm xúc con người. Tất cả những điều đó khiến cho nhân tinhs và kĩ năng giao tiếp của con
người bị khô cạn. Những ngón tay trên bàn phím trở nên linh hoạt hơn thì ngơn ngữ, cảm xúc
của con người trở nên đơn giản hơn. Đó là biểu hiện của sự ngốc nghếch (dẫn chứng)
+ Và khi công nghệ hỗ trợ cho người quá nhiều trong cuộc sống nó sẽ triệt tiêu triệt tiêu khả
năng tư duy, sáng tạo của con người.
+ Mặc dù những tương tác trên thế giới ảo là rất phong phú nhưng là những tương tác khơng có
trách nhiệm, thiếu chiều sâu. Chúng ta tương tác, bình luận với các chủ thể vắng mặt vì mà con
người tự do thoải mái bình luận, chê bai, chế giễu, sỉ nhục người khác mà khơng cần suy sét
đúng, sai. Chính điều này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm tổn thương tinh thần người
khác, thậm chí có những người không chịu được sức ép của dư luận mà phải tìm đến cái chết.
Như vậy, càng nhiều quan hệ với thế gưới ảo con người càng sống thu mình, khép kín, ngại giao
tiếp và rồi trở nên vơ cảm. Đây là một biểu hiện của sự ngốc nghếch. (dẫn chứng)
3. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Lo lắng của Anber Anhxtanh đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên sự xuất hiện một thế hệ những
kẻ ngốc không phải là định mệnh của con người. Công nghệ vẫn chỉ là công nghệ. Việc trở

thành ngốc nghếch hay không phụ thuộc vào năng lực tương tác của con người.
- Mỗi cá nhân cần phải biết thích ứng trong một môi trường mới – môi trường của công nghệ.
Con người không chỉ học trong môi trường của công nghệ mà cịn phải học cách sơng strong


môi trường công nghệ do con người tạo ra. Học cách tương tác với công nghệ, không để công
nghệ thao túng mình.

Đề 13:
“Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lịng
đất vì sao mà đỏ?
Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy thì trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng?
Mẹ ơi, mẹ bảo con khơng nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì khơng bao giờ sai. Vậy thì con cũng
sẽ khơng bao giờ sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”.
(Giả Bình Ao, Hỏi)
Từ văn bản trên, trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc đặt ra những câu hỏi trong
đời sống.
1, Giải thích:
Bài thơ Hỏi của Giả Bình Ao đặt ra cho người đọc những suy nghĩ thú vị về việc hỏi.
Câu hỏi của đứa bé với mẹ dường như vô tận, thắc mắc những điều tưởng chừng phi lí mà có lí.
Thậm chí, đứa trẻ sau khi hỏi mẹ cịn có kết luận rất ngộ nghĩnh: “Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên
hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì khơng bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ khơng bao giờ sai, vì sau
này con cũng sẽ làm mẹ”.
Qua đó, Giả Bình Ao không chỉ cho thấy bản chất ngây thơ, hồn nhiên, hay tò mò khám phá
của trẻ thơ mà còn đặt ra cho người lớn những suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa của việc hỏi.
Hỏi: Là một phản xạ tự nhiên của con người khi thắc mắc, quan tâm và cần thấu hiểu những vấn
đề đang xảy ra . Hỏi là tên gọi khác của quá trình tư duy.
2, Bàn luận:
a, Ý nghĩa của việc đặt ra những câu hỏi trong đời sống?
- Vì sao cần hỏi? Vì những điều ta biết là chỉ là hạt cát giữa sa mạc, nên mỗi chúng ta cần

không ngừng học hỏi.
- Hỏi giúp ta hiểu được bản chất của cuộc sống, khám phá những qui luật và giá trị cuộc
sống.Tinh thần“Hoài nghi tất cả”(Các Mác) là cơ sở để con người khám phá thế giới xung
quanh và khám phá chính bản thân mình.
+Thế giới mn màu mn vẻ xung quanh con người được khám phá bằng chính những câu hỏi
. VD: Cách Niu-tơn khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn ...
+Einstein: “Tơi khơng có sự thơng minh đặc biệt nào, tơi chỉ tị mị một cách đam mê”, và
“Quan trọng là người ta không ngừng hỏi”.
+ Các phát kiến địa lý, phát minh khoa học...trên thế giới đều xuất phát từ việc các nhà khoa học
đã khơng bằng lịng với những định đề có sẵn mà khơng ngừng đặt ra những câu hỏi để tìm ra
bản chất của sự thật. (VD...)


- Biết hỏi và khơng ngừng hỏi, con người cịn khám phá ra sức mạnh của chính bản thân
mình.
D/c: Cậu bé Glen Cunningham từng băn khoăn hỏi chính mình: “Đơi chân được chẩn đốn có
thể bị cắt bỏ của mình liệu có thể đi lại được khơng?”. Chính câu hỏi đó đã tạo ra nguồn sức
mạnh vơ biên cho đơi chân anh tiếp tục bước đi trong cuộc sống. Có lẽ nếu như cậu bé ngày ấy
không tự đặt ra cho mình câu hỏi trăn trở thì ngày nay thế giới vẫn không thể biết đến
Cunningham – người được mệnh danh là “người nhanh nhất thế giới”.
- Người biết đặt câu hỏi là người cầu tiếnvà luôn hướng đến những giá trị sống tốt đẹp.
+ Nick Vujicic đã từng đặt ra vô vàn những câu hỏi về khiếm khuyết của cơ thể mình, để rồi
nhận ra anh có thể mang đến những giá trị vĩ đại hơn cả những bất hạnh mà tạo hóa đã mang
đến cho mình.
+ Kyto Aya tự hỏi điều gì là quan trọng nhất nếu cuộc sống của cô quá ngắn ngủi và lời đáp mà
cô nhận được đó là lời “Cảm ơn”. Cơ trân trọng từng khoảnh khắc cô tồn tại trong cuộc đời và
dành lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả mọi điều mà cô đã nhận được.
- Việc biết đặt ra những câu hỏi chứng minh ta là một người có khả năng quan sát và đánh giá
vấn đề tốt, biết quan tâm đến mọi người cũng như cuộc sống xung quanh mình.
“Những câu hỏi có thể dời non lấp bể, giúp các ý tưởng được “kích nổ’ ngay tức thì. Đó là

những câu hỏi mà một khi dã được gợi lên, sẽ khiến loài người phải suy nghĩ theo hướng hoàn
toàn khác biệt”- chuyên gia thiết kế nổi tiếng Steven Heller
- Những thắc mắc thông minh khiến bạn khám phá ra nhiều điều mới mẻ, đập vỡ những định
kiến của chính bạn và mọi người. Lịch sử nhân loại đi lên chính nhờ những câu hỏi khơng
ngừng, những thắc mắc dường như khơng có hồi kết của con người...
b, Con người cần học cách hỏi như thế nào?
- Không riêng gì trẻ thơ, bất cứ ai trong cuộc sống này đều có quyền hỏi và cần phải hỏi.
- Song con người cần học cách hỏi.Không phải ai cũng biết hỏi. Câu hỏi chỉ đến khi ta đã nung
nấu, nghiền ngẫm về một vấn đề nào đó thật chín muồi. Cần đặt câu hỏi ở mọi khía cạnh: là gì,
như thế nào, tại sao, khi nào...để tìm ra bản chất vấn đề.
Cần rèn luyện tư duy phản biện, không ngừng đặt “mười vạn câu hỏi vì sao”.
Đặt câu hỏi cho người khác và cho chính mình là một cách rèn luyện tư duy .
Lev Tolstoy : “Nếu muốn tìm ra lời giải đáp trong bất kì vấn đề gì, câu trả lời nằm ngay trong
câu hỏi mà bạn đặt ra”.
Câu hỏi hay phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc.
c, Liên hệ thực tế
Trong cuộc sống hiện nay, có người ngại hỏi, lại có những người khơng dám hỏi, hoặc khơng có
gì để hỏi. Đó đều là biểu hiện tiêu cực của sự lười tư duy, sống vô cảm, thu mình trong vỏ ốc...
3, Bài học:


- “Những câu hỏi còn quan trọng hơn câu trả lời. Bởi nó là động lực khiến ta phải khơng ngừng
học tập, kiến tạo, thử nghiệm và tiến bộ” (Pete Welter).
- Nói ra đừng sợ. Hỏi, bạn chỉ dốt trong giây lát, không hỏi, bạn dốt nát cả đời.
- Không thể tư duy thì khơng thể thay đổi bất kì thứ gì=> Con người cần tích cực tư duy. “Tơi tư
duy tức là tôi tồn tại”.
- Tuy nhiên, hỏi không phải để đó mà để con người có trách nhiệm bắt tay vào hành động và
sáng tạo, nhằm giải đáp các câu hỏi không ngừng phát sinh trong đời sống.

Đề 14:

Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói:
Biển rộng mênh mơng, khơng bờ, khơng bến, khơng có giới hạn là bởi nó khơng cự tuyệt bất kì
một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó khơng từ chối dẫu chỉ
một hịn đá nhỏ.
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên?
1. Giải thích
- Hình ảnh biển rộng mênh mơng, núi cao sừng sững là hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ,
tráng lệ
- Khơng cự tuyệt một giọt nước nhỏ, khơng từ chối một hịn đánhỏ có nghĩa là sẵn sàng đón
nhận tất cả mọi nhứ dù là nhỏ bé, bình thường nhất. Điều này gợi liên tưởng đến một tâm hồn
rộng mở.


-> Câu nói trên mượn quy luật của tự nhiên để ngụ ý khuyên răn con người rằng: Nếu biết sống
bao dung, nhân hậu thì con người sẽ làm được việc lớn, trở nên vĩ đại.
2. Bình luận và chứng minh
- Bao dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lịng
u thương.
- Lịng bao dung sẽ cảm hố được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy,khuyến khích họ nhận ra sai lầm

sửa
chữa.
- Không ai là không phạm sai lầm. Vì vậy khi ta bao dung với người khác cũng chính là là ta
đang chuẩn bị cho mình "một lối đi về”. Bởi cũng sẽ đến lượt ta sa ngã, phạm lỗi lầm. Ai sẽ tha
thứ cho ta nếu ta không từng biết tha thứ?
- Những người biết bao dung, vị tha sẽ luôn cảm thấy tâm hồn an yên, thanh thản; nhận được
tình u thương, sự kính trọng của mọi người.
- Nếu sống ích kỉ, bảo thủ thì con người trở nên nhỏ bé, tầm thường….
( HS lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh).
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề:

- Bao dung, vị tha là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Nhưng bao dung
không đồng nghĩa với việc chấp nhận, dung túng cho cái xấu, cái ác lộng hành. Vì như thế sẽ rất
nguy hiểm đối với xã hội.
- Phê phán những kẻ cịn sống ích kỉ, bảo thủ,…
4. Bài học
- Phải sống nhân hậu, mở lòng với tất cả mọi người
- Rộng lượng, tha thứ lỗi lầm cho người khác và cho cả chính bản thân mình…

Đề 15:
Trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay, chú mèo Zorba đã nói với cơ hải âu con mà mình cứu
sống và ni dưỡng:
Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để u thương ai
đó khác mình thực sự rất khó khăn,
Từ câu nói trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương và sự khác biệt.
1.
Giải thích- Phân tích
Giải thích ý nghĩa của câu văn trích trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay:Trong cuộc
sống chúng ta thường dễ dàng gắn bó và dành tình cảm cho những người giống mình. Tuy
nhiên, để chấp nhận, gắn bó và u thương những người khác mình lại cực kì khó khăn. Nếu
như sự gần gũi, gắn bó với những người giống mình thường là tình cảm tự nhiên thì yêu thương
những kẻ khác biệt là cả một sự nỗ lực, cố gắng
- Phân tích chi tiết:

Thật dễ dàng để chấp nhận và u thương một kẻ nào đó giống mình: chúng ta thường dễ
dàng gần gũi và yêu thương những người giống mình, thậm chí cảm thấy sự gần gũi ấy như một
lẽ tự nhiên bởi những điểm chung bản thân nó đã là cầu nối giữa hai con người. Càng có nhiều


điểm giống nhau, người ta càng dễ thấu hiểu, chia sẻ, tin tưởng và gắn bó với nhau. Đồng cảnh
thường dễ khiến người ta đồng cảm, và nhất là khi tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn thì con

người gắn bó với nhau càng bền chặt hơn.

Để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn: nếu như sự tương đồng tạo nên
một cầu nối tự nhiên giữa hai con người, hai tâm hồn thì sự khác biệt, bản thân nó đã là khoảng
cách mà nếu khơng vượt qua được, khơng rút ngắn được thì con người ta mãi mãi đứng bên
cạnh nhau là hai mảnh đời xa lạ. Sự khác biệt luôn là một rào cản tâm lý khiến cho con người ta
khó chấp nhận và thích ứng với tính cách của nhau, khó có thể lắng nghe, thấu hiểu hay mở lòng
chia sẻ. Sự khác biệt thậm chí cịn có thể tạo nên những xung đột căng thẳng khiến cho hai tâm
hồn vốn khác biệt lại càng trở nên xa cách, khơng thể dung hịa. u thương những kẻ khác
mình thực sự khó khăn cịn bởi con người thường có xu hướng đề cao bản thân mình, khó mà
đặt mình vào vị trí của người khác. Hơn thế, để chấp nhận và yêu thương một con người với tất
cả những khác biệt là một quá trình dài, địi hỏi sự bao dung, kiên nhẫn và rất nhiều nỗ lực.
Chúng ta đều ý thức được việc cần phải nỗ lực để hiểu và yêu thương một con người nhưng
khơng phải ai cũng làm được điều đó.
→ Câu văn nói về một quy luật tâm lý của con người để nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương
trong cuộc đời cần vượt qua được khó khăn đến từ sự khác biệt.
Từ câu văn trên, học sinh trình bày và giải thích ý kiến của mình về tình yêu thương và
sự khác biệt (những ý tưởng sau chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh có thể đưa ra những suy
nghĩ khác, miễn là diễn giải một cách thuyết phục)
+ Yêu thương là chấp nhận sự khác biệt: để có thể yêu thương cần có sự thấu hiểu. Tuy nhiên
chúng ta quen nghĩ rằng phải có nhiều điểm chung thì mới dễ dàng thấu hiểu nhau, chúng ta cố
gắng tìm kiếm điểm tương đồng ở nhau, xóa bỏ sự khác biệt hay tìm cách thay đổi bản thân để
những khác biệt có thể trở nên những tương đồng. Đây đúng là một nỗ lực đáng trân trọng
nhưng không hồn tồn đúng đắn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi để hồn thiện chính mình, học
cách thích nghi và hịa nhập chứ khơng nên và khơng thể chối bỏ bản thân để tìm cách trở thành
phiên bản của người khác. Xét cho đến cùng, con người ta sinh ra đã khác biệt, những trải
nghiệm trong cuộc sống làm cho chúng ta khác biệt và giá trị của chúng ta cũng nằm trong
chính những khác biệt đó. Vì thế, để thấu hiểu nhau điều đầu tiên là phải trân trọng những nét cá
tính riêng biệt của nhau, chấp nhận và đừng bao giờ đem sự khác biệt ra để phán xét một con
người.

+ Yêu thương chính sự khác biệt ấy: để có thể u thương nhau, chúng ta khơng chỉ phải học
cách chấp nhận sự khác biệt mà hơn thế cần học cách yêu thương chính sự khác biệt ấy như là
một phần của mỗi người. Chỉ khi ấy, sự khác biệt mới thơi khơng cịn là rào cản, khơng còn là
khoảng cách mà lại khiến chúng ta dễ dàng đến gần nhau hơn, dành tình cảm cho nhau một cách
vô tư, dễ dàng bao dung với nhau hơn.
+ Yêu thương vượt lên trên sự khác biệt: tình yêu thương giữa con người với con người theo
ý nghĩa đẹp đẽ và lý tưởng nhất của nó sẽ là thứ vượt lên trên mọi giới hạn. Xét cho đến cùng
chúng ta mang trong mình vơ số sự khác biệt từ màu da, dân tộc, tôn giáo đến quê hương bản
quán, không gian sinh sống, văn hóa, tiếng nói… cho đến tính cách, suy nghĩ, thói quen…


nhưng chúng ta cũng lại giống nhau vô cùng trong những ước mơ, khát vọng u thương, hịa
bình, cơng bằng, hạnh phúc… trong cả sự mạnh mẽ và yếu đuối… Vì thế, chúng ta sẽ yêu
thương nhau vì chúng ta giống nhau và sẽ còn phải yêu thương nhau hơn vì chúng ta khác biệt,
để u thương có thể lấp đầy những khoảng cách của sự khác biệt. Đó là thứ tình cảm nhân loại.
2. Chứng minh:
Học sinh lấy dẫn chứng từ các hiện tượng, sự kiện đời sống và từ chính trải nghiệm của bản thân
để chứng minh.
3. Bình luận
- Khẳng định giá trị của tình yêu thương vượt lên trên mọi khác biệt
- Có thể mở rộng bàn luận về cách mà chúng ta đem tình yêu thương ra để ứng xử
với sự khác biệt đôi khi không thực sự đúng đắn. Với sự khác biệt của thiểu số, nhiều
khi ta thương hại, ban phát tình thương cho họ hơn là một sự cảm thông, yêu thương
vô tư, chân thành…
Liên hệ bản thân
Đề 16:
Đừng sợ khi phải leo ra đầu cành, bởi vì trái đang đậu ở đó. (F. Lenaban)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Giải thích ý kiến
- Leo ra đầu cành: Hình ảnh ẩn dụ, chỉ việc con người ta sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, việc

vượt qua những khó khăn, thử thách, nguy hiểm, rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống.
- Trái: Thành quả ngọt lành thu được sau khi vượt qua khó khăn.
=> Ý kiến là lời khuyên con người đừng ngại thử thách gian nan nguy hiểm bởi vì chỉ khi vượt
qua nó ta mới nhận được thành tựu hạnh phúc ngọt lành xứng đáng.
Bình luận, lý giải, chứng minh
* Khẳng định ý kiến đúng.
* Lý giải:
- Những trái ngọt của đời vốn khơng tự có mà là kết quả của hành trình phấn đấu, rèn luyện lâu
dài.
- Để hái được trái ngọt của đời, mỗi người cần không ngừng nỗ lực, cố gắng, sẵn sàng đối mặt
và vượt qua những thử thách, thậm chí là những nguy hiểm rủi ro trong cuộc sống. Xưa nay
những thành tựu lớn, những cống hiến kiệt xuất làm thay đổi cuộc sống của con người đều xuất
phát từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, những mạo hiểm, những con đường gian nan... Thành
công sẽ đến với những người dũng cảm, dám đương đầu, dám hy sinh.
- Trái nếu ở đầu cành quá xa mà cứ cố leo ra thì kết quả chỉ làm mình bị thương tổn mà thơi.
Ước mơ, mục tiêu hay thành tựu không nên là viển vông ảo tưởng vượt xa năng lực điều kiện
bản thân, điều đó chỉ dẫn tới tai họa hay chí ít là sự thất vọng nặng nề.
* Chứng minh: chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu.
Bàn luận, mở rộng nâng cao vấn đề



×