Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

NLVH 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.43 KB, 13 trang )

 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG - Hoàng Phủ Ngọc Tường-
Đề: Vẻ đẹp con sông Hương qua đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Dàn ý:
I .ĐẶT VẤN ĐỀ
- Giới thiệu khái quát về Hoàng phủ Ngọc Tường (nhấn mạnh chất mê đắm tài hoa
trong phong cách viết của tác giả).
- Giới thiệu bài kí.
- Qua cái nhìn của nghệ sĩ, sông Hương hiện ra với nhiều vẻ đẹp mang tính phát
hiện mới mẻ của tác giả.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Sông Hương ở thượng nguồn
- Nhìn từ cội nguồn, sông Hương là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy
Trường Sơn. Trong mối quan hệ đặc biệt này, sông Hương tựa như “một bản trường ca
của từng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội: khi “ rầm rộ giữa bong cây đại
ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào
những đáy vực sâu”, lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ
của hoa đỗ quyên rừng”.
- Bằng biện pháp nhân hoá, sông Hương hiện ra tựa “cô gái Di-gan phóng khoáng
và man dại” với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.Theo tác giả,
nếu chúng ta chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu
sông Hương từ cội nguồn, thì khó mà hiểu hết cái vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm
của dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ.Sông Hương ở vùng thượng lưu toát
lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính.
2. Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế (ở ngoại vi thành phố,
khi ra khỏi rừng già)
- Trước khi thành người tình dịu dàng và chung thuỷ của cố đô, sông Hương đã trải
qua một hành trình đầy gian truân và nhiều thử thách. Trong cái nhìn tinh tế và lãng
mạn của tác giả, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông này như một cuộc tìm kiếm có ý thức
người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm


màu cổ tích.
- Đoạn văn miêu tả sông Hương khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố
bộc lộ được nét lịch lãm và tài hoa trong lối hành văn của tác giả. Sức hấpdẫn của đoạn
văn toát lên từ hàng loạt các động từ diễn tả cái dòng chảy sống động qua những địa
danh khác nhau của xứ Huế. Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là
“cô gái đẹp ngủ mơ màng”; nhưng sau khi ra khỏi vùng núi, thì cũng như nàng tiên
được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khát khao của tuổi thanh
xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”, rồi “vòng những khúc quanh đột ngột”, “vẽ một
hình cung thật tròn”, “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, rồi “vượt qua”, “đi giữa âm vang”
“trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”…
- Vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, sông Hương có lúc “mềm như tấm lụa” khi qua
Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; có khi ánh lên “những phản quang nhiều màu sắc
sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” lúc qua những dãy đồi núi phía tây nam thành phố và
mang “vẻ đẹp trầm mặc” khi qua bao lăng tẩm, đền đài mang niềm kiêu hãnh âm u
được phong kín trong những rừng thôg u tịch cho đến lúc bừng sáng, tươi tắn và trẻ
trung khi gặp “ tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm
làng trung du bát ngát tiếng gà”…
1
- Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa trong đoạn văn đã
làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó và thiên niên xứ Huế
phong phú mà hài hoà.
3. Vẻ đẹp sông Hương khi chảy vào thành phố
- Như đã tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hưong “vui tươi
hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”, dòng sông “kéo
một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam- đông bắc”, rồi “uốn một cánh cung
thật nhẹ sang Cồn Hến” khiến “ dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không
nói ra của tình yêu”.
- Nằm ngay giữa lòng thành phố của mình, sông Hương cũng gống sông Xen của
Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét….nhưng trong cách biểu đạt tài hoa của tác giả,
sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ: nhìn bằng con mắt của hội họa, sông

Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ
kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương đẹp như điêu slow chậm rãi,
sâu lắng, trữ tình và, với cái nhìn say đắm của một trái tim đa tình, sông Hương là
người tình dịu dàng và chung thuỷ. Điều này được diễn tả trong một phát hiện thú vị
của tác giả : “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướngchính bắc, ôm lấy đảo
Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dàn thành phố để lưu luyến
ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và
rồi như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang
hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Theo
tác giả, khúc quanh bất ngờ đó, tựa như một “nỗi vương vấn”, và như còn có cả “một
chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”….
4. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc và với thi ca và cuộc đời
- Trong quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca
ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thuở còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất
nước các vua Hùng, là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới
phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại” “nó vẻ vang soi bong kinh
thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” “nó sống hết lịch sử bi tráng của
thế kì XIX vói máu của các cuộc khởi nghĩa”, nó chứng kiến thời đại mới với CM tháng
Tám năm 1945 và bao chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau
này…
- Sông Hương với cuộc đời và thi ca
Sông Hương là nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc
đời. Tuy nhiên điề làm nên làm nên vẻ đẹp giản dị mà khác thường của ding sông là ở
chỗ: Khi nghe tiếng gọi, nó biết cách hiến mình làm một chiến công, để rồi nó trở về
cuộc sống bình thường, làm một cô gái dịu dàng của đất nước. Vì thế sông Hương
không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
- Khái quát lại những vẻ đẹp của sông Hương
- Đánh giá về lối hành văn của Hoàng hủ Ngọc Tường qua bài kí: hướng nội, thể
hiện lối viết mê đắm tài hoa, có tri thức sâu rộng và cái nhìn tinh tế đầy tính

phát hiện mới mẻ.
NHŨNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Trích) Nguyễn Thi
Đề1: Phân tích những điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến.
Dàn ý
1.Mở bài
2
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm: “Những đứa con trong gia đình” là một trong
những tác phẩm xuất sắc của Nguyện Thi. Thành công của truyện chủ yếu là nghệ thuật
xây dưng tình cách nhân vật. Trong đó tác giả tập trung phần lớn ở hai nhân vật Việt và
Chiến.
- Hai nhân vật có rất nhiều nết giống nhau vì họ la hai chị em ruột. Tuy nhiên ở
mỗi nhân vật có nét riêng của mỗi người.
2.Thân bài
a. Những nét tính cách chung
- Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ước nguyện được cầm
súng đánh giặc trả thù cho ba, má. Tình cảm này thể hiện rõ nhất trong đêm hai chị em
giành nhau ghi tên tòng quân, cùng khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm “ đưa má
sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước
nhà độc lập con lại đưa má về” “mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy đươc, vì nó đang
đè nặng ở trên vai”.
- Hai chị em đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc và từng lập được nhiều chiến
công; bắn tàu chiến giặc, Chiến là tiểu đội trưởng của đội nữ địa phương. Việt thì tiêu
diệt được một xe tăng địch trong một trận đánh giáp lá cà. Vì cha mẹ là dũng sĩ nên
dường như họ sinh ra là để cầm súng đánh giặc.
- Hai chị em còn rất trẻ , hơn nhau 1 tuổi (chị 18, em 17). Vì thế ở hai nhân vật này
có những nét rất trẻ con: chẳng hạn, tuy thương yêu nhau nhưng lại hay giành nhau,
giành phần bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến Mĩ, giành nhau ghi
tên tòng quân đánh giặc…
b. Những nét riêng giữa hai chị em:

- Tài nghệ của Nguyễn Thi trong xây dựng nhân vật là đã tạo ra những nét riêng
của hai nhân vật này. Mỗi người một vẻ, không lẫn với nhau được. Những nét tính cách
của Việt và Chiến xét đến cùng là do một người là gái, một ngưòi là trai, một ngưòi là
chị, một người là em.
- Nhân vật Chiến có cái gan góc riêng của phụ nữ. Việt có thể dũng cảm trong
chiến đấu nhưng không thể có cái gan kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú
Năm như Chiến. Việt hiếu động, chỉ thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có
cái ná thun trong mình. Là chị nên Chiến tuy chưa hết tính trẻ con , có lúc cũng tranh
với em, nhưng cũng có lúc lại biết nhường nhịn em, như khi tranh công bắt ếch. Tuy
nhiên khi ghi tên tòng quân thì Chiến nhất định không nhường em. Như vậy ở Chiến có
sự hoà lẫn giữa tính trẻ con và niềm khát khao đánh giặc, có tấm lòng thương em của
một người chị biết suy nghĩ chính chắn. Không chịu nhường em ở những nơi đạn bom
nguy hiểm. Chiến là cô gái đảm đang tháo vát, sớm biết lo nghĩ. Vả lại cha mẹ mất cả,
là ngưòi chị lớn, phải sớm làm chủ gia đình. Vì thế ở Chiến có cái gì đó tỏ ra khôn
ngoan, già dặn trước tuổi. Điều này chính Việt đã nhận xét về chị trong cái đêm trước
khi tòng quân “Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy!”. Bởi vì đây là giờ phút
Chiến phải đứng ra thu xếp việc nhà chu đáo trước khi lên đường. Và chú Năm cũng
khen khi Chiến trình bày ý kiến của mình “Khôn! việc nhà nó thu don được gọn thì
việc nước nó được mở rộng…”. Ngoài ra Chiến là cô gái mới lớn nên bắt đầu thích soi
gương, thích làm duyên làm dáng, đi đánh giặc mà vẫn có cái kiềng trong túi…
- Còn ở Việt thì trẻ con hơn, hiếu thắng. Vả lại là em nên không cần phải nhường
nhịn ai. Công việc trong gia đình Việt đều phó mặc tất cả cho chị Chiến, nghe chị bàn
việc gia đình thì cứ ừ ào cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng
bàn tay” “rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Việt còn trẻ con quá nên đã đi bộ đội rồi
mà vẫn dắt theo ná thun, yêu quý chị mà cứ giữ kín vì sợ mất chị, đánh giặc không sợ
chết mà lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa khóc vừa cười…Tuy nhiên khi xung trận
thì Việt là một chiến sĩ dũng cảm, tinh thần cảnh giác và chiến đấu rất cao.
3.Kết bài
3
- Tóm lại hai nhân vật Việt và Chiến đúng là có nhiều đức tính giống nhau, nhưng

đồng thời lại là hai cá tính khác nhau. Tuy thế cả hai đều rất đáng yêu, dễ mến. Hai
nhân vật để lại ấn tượng đậm nét trong lòng ngưòi đọc.
- Nhận xét: Nguyễn Thi rất tinh tế, sắc sảo trong bút pháp xây dựng nhân vật, tạo
được sự lôi cuốn hấp dẫn ngưòi đọc.
Đề 2: Truyện “Những đứa con trong gia đình” Nguyễn Thi có nêu một quan niệm:
Chuyện gia đình cũng dài như một sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi
trăm con sông gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […] , rộng
bằng cả nước ta và ngoài cả nước ta”.
Hãy chứng minh rằng trong truyện của Nguyễn Thi có một dòng sông truyền thống
gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ chị em Việt và Chiến.
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề (nêu quan niệm của Nguyễn Thi).
II. Thân bài
Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” quả là có một dòng sông truyền thống
gia đình chảy miên man không dứt.
1. Khúc thượng nguồn của dòng sông được nhà văn cho thấp thoáng hiện ra qua
hình tượng chú Năm. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả miêu tả nhân vật này có những
câu hò gợi về nguồn cội xa xưa. Đây cũng chính là tác giả của một cuốn gia phả độc
đáo ghi lại nợ máu của quân thù và những chiến công hiển hách của những thành viên
trong dòng họ dũng cảm, kiên cường gốc Nam bộ. Và khi hai chị em Chiến và Việt ra
trận thì bàn thờ của má cũng khiêng qua gửi nhà chú Năm. Chú Năm là người đã giữ
gìn quá khứ cho hiện tại, người cất giữ truyền thống cho thế hệ cháu con.
2. Gần gũi nhất với lớp thanh niên như Việt , Chiến là khúc sông của đời mẹ. Đây
là một hình tượng phụ nữ mang dấu ấn khá riêng của Nguyễn Thi: vẫn rất phụ nữ
nhưng không mảnh mai, mềm yếu; ngược lại rất chắc khoẻ vể thể chất và mạnh mẽ về
tinh thần. Con người ấy bộc lộ phẩm chất phụ nữ của mình ở sự tần tảo, xốc vác, ở sức
chịu đựng, khả năng ghìm nén đau thương để sống, để chở che và tranh đấu.
- Ngưòi mẹ ấy hết lòng với chồng với con. Nhưng ở đây, cảm hứng của nhà văn về

tình yêu của người mẹ là cảm hứng về một tình cảm có sức khiến con người không biết
sợ, không biết chùn bước. Người phụ nữ ấy vừa bồng con, vừa cắp rổ đi theo thằng
giặc để đòi đầu chồng. Người phụ nữ ấy hiên ngang đối đáp với giặc mà bàn tay to bản
vẫn phủ lên đầu mấy đứa con đang đứng nép dưới chân.
- Có thể thấy qua hình tượng này truyền thống của người phụ nữ ở một đất nước
mà đời sống thì quá khắc nghiệt, đau thương nhưng con ngưòi rất đỗi kiên cường, cao
cả.
3. Người mẹ ấy sớm mất đi nhưng Nguyễn thi vẫn dụng tâm cho thấy bóng dáng và
hồn phách của chị vẫn tiếp tục sống trong những đứa con.
- Trước hết là Chiến, cô con gái thừa hưởng ở mẹ cả vóc dáng to chắc và tính nết
gan góc, tháo vát. Tuy nhiên ở Chiến vẫn có những nét riêng mà má cô không có: cô đã
đi vào cuộc chiến đấu rất hồn nhiên, vui tươi hơn người mẹ. Bởi cô là khúc sông sau.
Nhưng khúc sông sau vẫn là của dòng sông truyền thống ấy.
- Việt cũng thế. Mẹ cha đã truyền lại cho cậu con trai ý chí kiên cường và cả lòng
dũng cảm. Đó là cái tính không biết sợ, cái thái độ coi việc đánh giặc cũng tự nhiên
như hít thở khí trời, không có gì cần phải đo đắn, phân vân, một việc dĩ nhiên phải thế.
- Việt khác chị ở cái dáng vẻ lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai út đang tuổi ăn
tuổi ngủ. Nhà văn Nguyễn Thi khắc hoạ hình tượng nhân vật bằng những chi tiết rất
bình dị., chất phác, hồn nhiên, nhiều khi lại rất ngộ nghĩnh. Truyện đã mở ra khi Việt
4
đã thành một chiến sĩ kiên cường. Dòng sông gia đình ấy, đến Việt, đã hoà nhập mạnh
mẽ hơn lúc nào trước đó vào cả biển cả rộng lớn của cách mạng, của nhân dân cùng với
trăm ngàn con sông khác.
III. Kết bài
- Khái quát lại vần đề đã chứng minh.
- Khẳng định: quan niệm của Nguyễn Thi mang tính khái quát rất cao, từ câu
chuyện của một số nhân vật ta liên tưởng đến bao con ngưòi anh dũng khác, từ
câu chuyện của một gia đình ta nghĩ đến câu chuyện của cả một dân tộc.
- Nét nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong truyện ngắn…
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu
Đề 1: Phân tích hình tượng người đàn bà trong truỵên “Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu” .

Lập dàn ý:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm” Chiếc thuyền ngoài xa” (HCST, ND, NT)
- Giới thiệu về nhân vật người đàn bà.
II. Thân bài
- Cao lớn, thô kệch. Mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi.Dáng đi chậm chạp như bà già.
- Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưởi …1. Ngoại hình:
Từ những nét ngoại hình được khắc hoạ, hình ảnh người đàn hiện lên với ấn tượng
của sự vất vả, lam lũ và nghèo khổ.
2.Hành động và thái độ:
a. Khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn: chị vẫn cam chịu, nhẫn nhục, không có một phản
kháng nào:không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
b.Khi đứa con trai xuất hiện:
- Chị cảm thấy xấu hổ nhục nhã, đau đớn vì con mình chứng kiến cảnh ấy.
- Ôm chầm lấy con,chị thương con vì bị bố đánh.
- Chắp tay vái lấy vái để nó, tức là xin nó đừng làm gì đó trái với đạo lí.
Người đàn bà ấy là người bất hạnh nhưng ở chị toát lên vẻ đẹp của lòng vị tha
giàu đức hi sinh. Hình ảnh người đàn bà vùng chài này đáng được thương và đáng
được trân trọng.
c.Khi gặp Chánh Án Đẩu:
- Thái độ:
+ Lúc đầu khi đến sợ sệt run rẩy tìm một góc để ngồi, Đó là cái run rẩy thường dân
cả đời mới tiếp xúc với quan toà, công đường.
+ Xưng hô: quý toà-con tự nhận mình là thân phận thấp hèn.
+ Khi Đẩu khuyên chị “cả nước này không có người đàn ông nào vũ phu như hắn,
chị không sống được với lão ta đâu”, ý của Đẩu khuyên chị ta hãy từ bỏ người chồng

vũ phu ấy. Nhưng người đàn bà phản ứng mãnh liệt: “con lạy quý toà nhưng xin
đừng bắt con bỏ nó”.
=> Thái độ của người đàn bà trái với lẽ thường, điều mà Đẩu khuyên người đàn bà
rất hợp lí và có lẽ ai cũng nghĩ rằng đó là giải pháp tốt nhất giải thoát cho người đàn
bà trong hoàn cảnh ấy, giải thoát khỏi người chồng vũ phu. Vì thế sau câu nói của
5
người đàn bà Phùng cảm thấy căn phòng lồng lộng gió biển bỗng nhiên bị hút hết
không khí ngột ngạt quá chừng.
* Sau đó thay đổi cách xưng hô: chị và các chú , dường như chị đã thoát ra được nỗi
lo lắng sợ hãi, lúc này thái độ không còn run rẩy nữa mà tự tin hơn. Chị cảm ơn
Phùng, Đẩu về lời khuyên ấy và khẳng định “ Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu
có phải là ngưòi làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người
làm ăn lam lũ, khó nhọc…”-> người phụ nữ rất hiểu lẽ đời.
* Chị kể về cuộc đời mình: là cuộc đời bất hạnh, là một người đàn bà xấu (căn
bệnh đậu mùa đã để lại những di chứng không bao giờ xoá được trên khuôn mặt của
người đàn bà ấy)
- Lấy chồng người hàng chài, sinh nhiều con, nghèo lại càng nghèo hơn.
- Bị chồng đánh đâp hành hạ tàn nhẫn. Mỗi khi lão ấy buồn hay bực tức là đem chị
ra đánh.
- Chị hiểu và cảm thông cho hành động vũ phu ấy của chồng. Chị nghĩ rằng tẩt cả
chỉ vì đói nghèo mà ra. Và nguyên nhân cũng do chính mình tạo ra.
- Là một người phụ nữ rất yêu thương chồng con vì thế chị xin chồng đưa mình
lên bờ để đánh nhằm tránh làm tổn thương các con.
- Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết
chị không muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm trái với
luân thường đạo lí.
- Chị quan niệm: người đàn bà sống trên thuyền là sống vì con chứ không vì mình
và điều hạnh phúc nhất của chị là khi nhìn thấy đàn con ăn no.
Nguyên nhân của sự chịu đựng và nhẫn nhục ấy là bởi vì chị cần phải có chồng, trên
thuyền cần phải có người đàn ông mạnh khoẻ và biết nghề. Hơn nữa các con chị cần

phải có bố để nuôi và dạy chúng nó. Cần có chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống mưu
sinh vất vả, chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng. Vì vậy chị luôn nhẫn nhục cam
chịu sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng con. Nhưng dù sao trong cuộc sống triền
mien khổ đau ấy , người đàn bà vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Có
lẽ đó cũng là một lí do để chị sống.
Câu chuyện của người đàn bà khiến cho Phùng và Đẩu ngạc nhiên sững sờ không hiểu
tại sao người phụ nữ ấy lại có sức cam chịu đến như thế. Và rồi khi đã hiểu ra họ cảm
phục và trân trọng tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả của người phụ nữ hàng chài.
Tóm lại: Qua câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái nhìn nhân
hậu của mình. Ông phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện buồn của gia đình người lao
động vùng biển là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung và đức hi sinh của người phụ
nữ. Đó là hạt ngọc ẩn dấu trong những cái lấm ắp đời thường mà ông nâng niu trân
trọng.
Và qua đó ta hiểu được hơn giá trị tốt đẹp của người phụ nữ vùng biển nói riêng và
người phụ nữ Việt Nam nói chung.
III. Kết bài
- Nhận xét về nhân vật , nêu những suy nghĩ về ý nghĩa hình tượng nhân vật.
- Đánh giá cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu.
Đề 2: Ý nghĩa tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của
Nguyễn Minh Châu.
I. Mở bài
Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của
những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không
trực tiếp phát biểu ra những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ, cách
nhìn về cuộc đời qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Và có lẽ, hình
tượng "chiếc thuyền ngoài xa" trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.
II. Thân bài
6
- Tên truyện ngắn là "Chiếc thuyền ngoài xa", và quả thật, hình ảnh chiếc thuyền
gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện mà nhà văn mang đến cho người đọc.

Bắt đầu từ yêu cầu của người trưởng phòng "lắm sáng kiến" đối với nhân vật xưng "tôi"
- người nghệ sỹ nhiếp ảnh: " Chúng ta sẽ mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập
về thuyền và biển, không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật". Tiếp đó là hình ảnh
chiếc thuyền "mới đóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái", rồi tiếp theo nữa là
"một nhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn" và cuối cùng tập trung vào
"một chiếc thuyền lướt vó đang chèo thẳng vào trước mặt tôi". Đây chính là "Chiếc
thuyền ngoài xa".
- Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn khắc hoạ rất ấn tượng: "Mũi
thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút
màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng
phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Hình ảnh đó
mang một "vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích" - vẻ đẹp của "một bức tranh bằng
mực Tàu của một danh hoạ thời cổ", và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh
của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó "được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các
gia đình sành nghệ thuật".
- Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" giờ đã hoá thân thành một tác phẩm nghệ
thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc,
đường nét, bố cục và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có
cái cảm giác "trở nên bối rối", cảm thấy "trái tim như có cái gì bóp thắt vào" và "khám
phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của
tâm hồn" như cái cảm giác mà "tôi" đã từng có.
- Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khám phá ra được:
Đó là những con nguời, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang
và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục
cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với "ba ngày một
trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới
mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến
nỗi định giết cả bố mình Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận
ra khi "chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng”, Tức là ở một khoảng cách gần, rất
gần!

- Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác
hẳn: Chiếc - thuyền - ngoài - xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc
thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con
người.
Vậy nên, có thể nói hình tượng "Chiếc thuyền ngoài xa" đích thực là một ẩn dụ
nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn
dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ
là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là
nghệ thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và
cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc
đời.
- Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh "hoàn toàn thế giới tĩnh vật"(hay nói
đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là "những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi
im phăng phắc như tượng") nhưng nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta - cũng là người
đã trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó - bao giờ cũng như thấy "một
người đàn bà bước ra " sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình
tạo ra nhờ cái giây phút "trời cho" ấy.
7
III. Kết bài
- Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm "Nghệ thuật không
phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng
kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than"(Trăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn
Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" mang vẻ
đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là "ánh trăng lừa dối". Điều mà nhà văn muốn
người đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết
cái gai góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói "con người thì đa đoan, cuộc
đời thì đa sự".
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng từng phát biểu "Sáng tác văn học là quá trình
đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người". Thông điệp phát đi từ hình tượng

"chiếc thuyền ngoài xa" trong truyên ngắn cùng tên của ông chính là sự bổ sung hết sức
thuyết phục cho quan niệm đó.
Đề 3: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện “ Chiếc thuyền ngoài
xa” (NMC)
I.Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm: HCST, nội dung
- Giới thiệu vấn đề: “Chiếc thuyền ngoài xa” đã sáng tạo ra một tình huống nghịch
lý, oái oăm, trớ trêu Bởi nhờ tình huống này mà tính tư tưởng của tác phẩm mới được
thể hiện rõ.
II. Thân bài
1. Một là, nghịch lý giữa đời sống và nghệ thuật .
Cả một tập thể nghệ sĩ nhiếp ảnh trong “dăm tháng” trời đã chụp được “hàng trăm bức
ảnh đẹp, chụp công phu …”, được ông Trưởng phòng “là người sâu sắc, lại cũng lắm
sáng kiến” đánh giá là “đẹp thì đẹp thực … và nhất là lại có hồn nữa. Đúng là những
bức ảnh nghệ thuật”. Thế mà, cũng chính vì Trưởng phòng thông minh này lại “không
thể chọn đủ cho mười hai tháng, vẫn đang còn thiếu một tờ”. Thì ra người nghệ sĩ dù có
cố gắng bao nhiêu, nỗ lực bao nhiêu, đầu tư nhiều thời gian, bỏ ra nhiều tâm huyết và
trí tuệ bao nhiêu cũng chưa thể đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. Người nghệ sĩ
không bao giờ được thoả mãn, phải luôn coi mục đích nghệ thuật luôn ở phía trước để
phấn đấu. Đây có thể coi là thông điệp nghệ thuật thứ nhất của nhà văn.
2.Hai là, nghịch lý giữa cảnh đẹp của thiên nhiên thơ mộng trữ tình và di hoạ chiến
tranh.
- Cái bờ biển ấy , nó “thật là thơ mộng”, “thật là phẳng lặng và tươi mát như da thịt
của mùa thu …”, thế nhưng lại có “những bãi xe tăng do bọn thiết giáp nguỵ vứt lại trên
đường rút chạy hồi “tháng ba bảy nhăm” (bây giờ sau gần mười năm, đã bị hơi nước
gặm mòn và làm cho sét gỉ)…”. Chi tiết này ít nhất cũng mang ba dụng ý nghệ thuật
sau:
+ Thứ nhất, nó nhắc nhở người nghệ sĩ đừng bao giờ quên cái nghịch lý của đời
sống. Nghệ thuật không chỉ ở cảnh đẹp thơ mộng mà còn ở cả cái hiện thực sần sù gai
góc kia.

+ Thứ hai, để bạn đọc khỏi ngỡ ngàng nó như là một sự báo hiệu đưa dần bạn đọc
vào chủ đề chính thể hiện ở những tình huống nghịch lý căng thẳng dữ dội hơn.
+ Thứ ba, nó nhắc khéo bạn đọc bối cảnh ra đời của câu chuyện là chưa xa một
thời chiến tranh (chú ý một chi tiết nhỏ “sau gần mười năm”). Mà chiến tranh bao giờ
cũng đi liền với sự mất mát, đau thương nên di hoạ, cả ở phương diện vật chất và
phương diện tinh thần vẫn còn tồn tại dai dẳng. Do vậy, những điều gì xấu, phi nhân
tính được đề cập ở phần sau của câu chuyện cũng không có gì lạ.
3.Ba là, nghịch lý giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” và cảnh con người lam
lũ, vất vả, khổ đau.
8
- Phải đến lần thứ năm Phùng mới được “một cảnh “đắt” trời cho”: “… Mũi thuyền
in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng
hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc
như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy
nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một
hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều
hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên
bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.
- Phải có một bút lực mạnh mẽ, một sự am hiểu sâu sắc về hội hoạ, một sự nhạy
cảm trước cái đẹp mới có thể viết nổi đoạn văn miêu tả “cái đẹp tuyệt đỉnh”, “toàn
bích” này. Câu đầu là ước lệ, là cảm nhận chung “một bức tranh mực tàu …”. Các câu
sau là những hình ảnh cụ thể với mũi thuyền trôi trong bầu sương mù, vài bóng người
cả người lớn lẫn trẻ con, rồi những cái mắt lưới và tấm lưới … Cảnh thật huyền ảo (bầu
sương mù trắng như sữa), tinh khôi, tinh khiết (màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu
vào), vừa tĩnh tại (im phăng phắc), vừa sống động (hướng mặt vào bờ). Các tính từ láy
loè nhoè, hồng hồng, phăng phắc, khum khum tăng cường thêm độ huyền ảo, như hư
như thực. Các so sánh tinh tế trắng như sữa, im phăng phắc như tượng, y hệt cánh một
con dơi làm đậm thêm chất tạo hình của bức tranh. Dường như ngôn từ bất lực trước cái
đẹp, nhà hoạ sĩ buộc lòng phải đưa “cái tôi” chủ quan tham gia vào “quá trình thưởng
thức”: “… đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”

Làm cho bức tranh kia nhuốm thêm “sắc màu” tâm trạng.
- Nhưng oái oăm thay, nghịch lý và trớ trêu thay, cảnh đẹp nhất, có hồn nhất lại là
cảnh ẩn chứa những điều tệ hại nhất, xót xa nhất!
+ Đó là tiếng quát của gã ngư phủ: “Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.
+ Đó là “một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những
đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới,
tái ngắt và dường như đang buồn ngủ ”.
+ Đó là một gã đàn ông “mái tóc như tổ quạ … chân đi chữ bát … hàng lông mày
cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…”
+ Chưa hết, tiếp theo là cảnh hành hung đánh đập, phi nhân tính rùng rợn: “Lão
đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay gắt, lão rút trong người ra một chiếc thắt
lưng của lính nguỵ ngày xưa… chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy
bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa
thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két …”
Khát vọng tìm đến cái đẹp để mong muốn làm cho con người đẹp lên là rất đáng
quý nhưng người nghệ sĩ phải tỉnh táo để nhận ra cái thực tế phũ phàng của đời sống.
Và đây cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người: hãy tỉnh táo trước cái đẹp. Bất cứ cái
đẹp nào cũng rất có thể ẩn chứa những điều phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con
người. Cái tình huống nghịch lý này trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan màn khói
lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm trơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường.
Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngoài kia mà còn phải nhìn
thấy cả cảnh hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ. Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là
lương tâm của nghệ thuật.
- Nhà văn đã sử sụng nguyên tắc nghịch lý, đối lập trong xây dựng nhân vật: cái
tốt cái xấu lẫn lộn, đan cài với nhau.
+ Người đàn bà xấu xí thô kệch ấy có vẻ bề ngoài thật quá nhẫn nhục, cam chịu
“ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn không chịu “chia tay” với
gã chồng vũ phu tàn bạo. Bởi vì, như lời giãi bày gan ruột của người mẹ đáng thương ta
mới thấy bà có một tấm lòng hi sinh vô bờ “ … đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng
tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng

đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải
9
sống cho con chứ không thể sống cho mình…”. + Còn gã đàn ông kia cũng không hẳn
hoàn toàn xấu. Theo lời vợ lão thì đó “ là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành
lắm, không bao giờ đánh đập ” . Vẫn theo lời vợ lão thì là do lão “khổ quá” vì làm ăn
nuôi con. Rồi đói, khi “ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con
cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… ”. Trước sau thì hắn vẫn là người lao
động lương thiện, hơn nữa lại là lao động chính, kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt của
mình để nuôi mười mấy miệng ăn. Lão đánh vợ để giải toả những bức bối. Ta hãy để ý
khi đánh vợ lão cũng đau đớn “Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn”. Lão cũng không phải là kẻ hiếu chiến, không phải là kẻ chỉ thích
gây gổ đánh đấm người khác, bằng cớ là ngay Phùng cũng khẳng định “lão đánh tôi
hoàn toàn vì mục đích tự vệ”.
+ Còn thằng Phác đứa trẻ sớm lam lũ lao động, hồn nhiên và rất thương mẹ…
Bên cạnh những phẩm chất ấy trong nó cũng ẩn chứa một tính côn đồ nguy hiểm : sẵn
sàng cầm dao đâm bố để cứu mẹ. Nó sớm đã có ý thức báo thù bằng cách lấy bạo lực để
ngăn cản bạo lực.
Như vậy, nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa được cấu trúc với tất cả sự phức
tạp của nó, không hẳn xấu cũng không hẳn là kẻ tốt. Xét đến cùng lão chồng vừa là thủ
phạm gây ra cảnh đau đớn cho người vợ, cho con đẻ đồng thời cũng lại là nạn nhân của
cuộc sống còn tăm tối khốn khổ. Người vợ cũng vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, mà
theo chính lời mụ thì là do “cái lỗi…là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá”. Thằng Phác
cũng thế, vừa là nạn nhân của thói côn đồ lại vừa là thủ phạm kích động thói côn đồ và
chính nó cũng sớm có tính côn đồ. Những nhân vật đó chưa mang chiều kích của nhân
vật tính cách với những quá trình phát triển tâm lý nhưng nó đã làm tốt chức năng thể
hiện chủ đề tác phẩm.
III.Kết bài
- Khái quát các ý chính
- Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xât dựng tình huống của NMC.
Đề 4:Cảm nhận của Anh (chị) về nhân vật Phùng trong truyễn ngắn “Chiếc thuyền

ngoài xa” (NMC)
I. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm - Giới thiệu nhân vật :
- Phùng trước kia là một người lính, đã từng vào sinh ra tử.
- Phùng đựơc trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh để làm lịch. Và
Phùng quyết định về vùng biển cách Hà Nội 600 km.
II. Thân bài
1. Phùng - một trái tim nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp.
- Anh đã săn tìm ảnh nghệ thuật về cảnh biển. Anh rất công phu trong việc chọn
một tấm ảnh có hồn. Anh đã “phục kích” mất mấy buổi sang và cả tuần lễ suy nghĩ và
tìm kiếm. Và cuối anh mới tìm được một cảnh ưng ý.
- Một khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên tạo vật- con
người: xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh. một
khám phá chân lí của nghệ thuật đích thực. một vẻ đẹp toàn bích của tạo vật. “… Mũi
thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút
màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im
phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả
khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó
hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến
ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước
nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.
10
2. Phùng - một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời
- Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một
cách tàn bạo. Người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng. Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà
nhìn” và anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Trước khi là trái tim
nghệ sĩ, Phùng có một trái tim con người. Phản xạ của anh trước sự kiện trên là phản
xạ tự nhiên của con người có bản chất thiên lương, tốt đẹp: căm ghét cái xấu, sự bất
công, bảo vệ kẻ yếu.
- Với trái tim nghệ sĩ, Phùng đã thức tỉnh. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa,

một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời thì lại rất gần.
Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm
vơí cuộc đời. Bởi lẽ nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một
nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước
mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với một con
người.
- Phùng chứng kiến cảnh chị em thằng Phác phản ứng trước hành động vũ phu tàn
bạo của cha đối với mẹ. Phùng cũng đã chứng kiến câu chuyện người đàn bà kia ở toà
án huyện.
- Nhận thức về cuộc đời, về nghệ thuật của Phùng sau chuyến đi đã có sự thay đổi
ở mỗi người trong cõi đời. Nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi nhìn
nhận mọi vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con ngưòi.
III. Kết bài
- Khái quát những nét chính về nhân vật, nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật
Phùng.
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của NMC.
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
Đề: Cảm nhận của em về hình ảnh Lor-ca được thể hiện tron bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca” (Thanh Thảo)
Gợi ý
I. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ
- Giới thiệu hình ảnh Lor-ca
II. Thân bài
Lor-ca là người chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do, cho những khát vọng chân chính
về con người và về nghệ thuật. Hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua thi ảnh và ngôn từ
mới mẻ trong bài thơ, hình ảnh này được tác giả gợi nhiều hơn tả.
1. Hai khổ thơ đầu: cho ta cảm nhận hình ảnh một con người nghĩa khí:
- Chàng chủ xướng, tuyên truyền cho khát vọng, cho lí tưởng sống vì con người.

Khiêu chiến với chủ nghĩa độc tài thân phát xít. Tiếng đàn là biểu tượng cho tiếng nói
tuyên truyền, tuyên ngôn cho trường phái cách tân nghệ thuật trong khung cảnh chính
trị sa sút và nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha.
- Chàng đã chết vì khát vọng chân chính của mình “áo choàng bê bết đỏ”. Đó là
nỗi kinh hoàng mà bọn độc tài phát xít gây ra.
- Hình tượng Lor-ca mang một vẻ bi tráng.
2. Những khổ thơ sau:
- “Lor-ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc’
Lor-ca không thể chết, chàng vẫn tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này, kiêu hãnh
và khẳng định lí tưởng sống của mình và mãi mãi toả sáng.
11
- Lor-ca đã làm một cuộc cách mạng “ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước”.
Cuộc đấu tranh ấy vẫn còn đang tiếp diễn, đang có mặt Lor-ca. Chàng chỉ “ném trái tim
mình vào yên lặng yên bất chợt” mà thôi.
- Cái chết thực sự của nhà cách tân Lor-ca là khi những khát vọng của anh không
còn tiếp tục nhưng cái chết đau đớn của một nhà cách tân còn là khi khi tên tuổi và sáng
tạo của anh trở thành một bức thành kiên cố cản sự cách tân văn chương của những
người đến sau.
- Các hình ảnh đường chỉ tay, con sông…mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã
từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc hệ luỵ trần gian.
III. Kết bài
Nhà thiên tài Lor-ca là một nghệ sĩ vĩ đại, đã chiến đấu, hi sinh vì lí tưởng nghệ
thuật, lí tưởng sống của mình. Tên tuổi Lor-ca trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập
hợp càc nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới, chống chủ nghĩa phát xít , bảo vệ văn
hoá dân tộc và văn hoá nhân loại.

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - Nguyễn Khải
Đề: Phân tích hình tượng nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” – Nguyễn
Khải.

I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu về cô Hiền.
II.Thân bài:
“Cô Hiền” là nhân vật trung tâm của tác phẩm, lớn lên ở Hà Nội cùng Hà Nội và đất
nước trải qua những biến động lịch sử lớn lao.
- Những đặc điểm của nhân vật “cô Hiền”
+ Cô Hiền mang những nét trữ tình rất Hà Nội – với tư cách một con người.
Giao tiếp rộng, lịch sự, sống theo phong cách có văn hóa.
Tính tình nhỏ nhẹ, dịu dàng và cương quyết.
Nuôi dạy con rất công phu, đúng chuẩn mực của gia đình gia giáo và giá trị sống
của xã hội . . .
Là người vợ đảm, mẹ hiền, biết lo toan tính toán, không viển vông.
+ Cô Hiền mang trách nhiệm của một người dân, với tư cách công dân.
Nhận xét thẳng thắn về mọi hiện tượng xung quanh, không giấu giếm quan điểm
thái độ. Trên niềm vui kháng chiến tắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc
sống mới, cô nhân xét: “ vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “Chính phủ can thiệp
vào nhiều việc của dân quá”
Thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ: cô có bộ mặt tư sản
nhưng “không bóc lột ai cả”, cửa hàng đồ lưu niệm do cô tự tay làm ra sản phẩm.
Cô không cho chồng mở xưởng in và thuê thợ làm. Thương con, nhưng cô sẵn sàng
cho con ra trận để đóng góp sức người, để mình cũng được sống trong vui buồn lo
âu cùng những bà mẹ Việt Nam khác. Những suy nghĩ của cô Hiền rất bình dị, là
suy nghĩ của một công dân yêu nước.
+ Cô Hiền là “ một hạt bụi vàng của Hà Nội ”
Cũng như những người khác, cuộc đời cô Hiền song hành cùng những biến động
lớn lao trên chặn đường dài của đất nước. Số phận mỗi con người được soi sáng bởi
lịch sử dân tộc và ngược lại. Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại cô Hiền cũng giữ
được phẩm giá của mình.
12

Cô luôn sống với trách nhiệm công dân yêu nước, hành động vì lợi ích của cộng
đồng dân tộc, vì vận mệnh đất nước.
Cô Hiền là một người Hà Nội vô danh, bình thường, nhưng ở cô thấm sâu các
chất “Người Hà Nội” – những tinh hoa trong bản chất của người Hà Nội. Bởi thế “
đất kinh làm kỳ chói sáng những ánh vàng” từ những người như cô, từ những hạt
bụi vàng bé nhỏ.
III.Kết bài:
Khẳng định tài hoa của Nguyễn Khải: Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật cô
Hiền – một người Hà Nội – Nguyễn Khải đã thể hiện đổi mới trong cách khám phá,
thể hiện con người. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử,
với dân tộc, với quan hệ gia đình . . . để rồi khẳng định, ca ngợi những giá trị nhân
văn cao dẹp của con người và cuộc sống.

13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×