1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
o0o
BÀI TẬP LỚN
QUẢN TRỊ THƢƠNG HIỆU
Đề tài: “Khảo sát sự thành công của thương hiệu BKAV”
Giáo viên hƣớng dẫn:
Th.S Nguyễn Tiến Dũng
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Hoàng
Trương Hữu Phi
Vũ Kiến Thiết
Hà Nội 11/2011
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1. Khái niệm thương hiệu 4
2. Sự hình thành thương hiệu 4
3. Các yếu tố để đánh giá thương hiệu 6
PHẦN II: SỰ THÀNH CÔNG CỦA THƢƠNG HIỆU BKAV 7
1. Lịch sử hình thành BKAV 7
2. Nghiên cứu sự thành công của thương hiệu BKAV 8
2.1 Mục đích nghiên cứu 8
2.2 Kế hoạch nghiên cứu 9
2.3 Thu thập và xử lý số liệu 9
2.4 Đánh giá và đề xuất 12
PHỤ LỤC 14
3
LỜI MỞ ĐẦU
Kết quả khảo sát do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI thực hiện vào tháng
6/2010 cho thấy có tới 73,95% các doanh nghiệp trong nước lựa chọn sử dụng phần mềm diệt
virus Bkav. Trong khi đó, Kaspersky của Nga chỉ đứng thứ hai với 13,36% và Norton
Antivirus của Mỹ xếp thứ ba với 8,95%.
Kết quả từ cuộc khảo sát khác cho thấy, Bkav còn chiếm tới 85% thị phần phần mềm diệt virus
có bản quyền tại Việt Nam, bao gồm cả thị trường doanh nghiệp và thị trường người dùng cá
nhân. Con số trên quả là ấn tượng đối với một phần mềm vốn bị coi nhẹ bấy lâu nay.
Tháng 11/2009, phiên bản BkavPro Internet Security được Hiệp hội An toàn thông tin Việt
Nam trao giải "Phần mềm diệt virus tốt nhất 2009" do người tiêu dùng bình chọn. Mới đây, nhà
sản xuất đã chính thức phát hành gói sản phẩm Bkav Enterprise 7 - Giải pháp tổng thể phòng
chống virus cho doanh nghiệp - được thiết kế cho các hệ thống mạng quy mô lớn tới hàng chục
nghìn máy tính.
Theo kết quả được công bố vào ngày 23/11/2010 vừa rồi, phần mềm diệt virus BkavPro 2010
tiếp tục vượt qua các sản phẩm của nước ngoài để giữ vững
Không những vậy, Bkav đã khẳng định chất lượng không hề thua kém so với các đối thủ cạnh
tranh tới từ các nước phát triển trên thế giới. Tháng 8 và tháng 10/2010, Ban lãnh đạo công ty đã
đưa đứa con tinh thần của mình ra nước ngoài kiểm định rồi lập cú đúp đạt chứng chỉ uy tín hàng
đầu thế giới VB100 do Tổ chức Virus Bulletin chứng nhận. Thực tế này đã khiến cán cân thị
phần nghiêng về phía sản phẩm trong nước, mà hàng nội địa do chính người bàn tay Việt
Nam nhào nặn đang chiếm ưu thế áp đảo trước các phần mềm nước ngoài.
Vậy điều gì đã tạo nên cho Bkav những thành tích đáng kinh ngạc như vậy?
Với câu hỏi trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “khảo sát sự thành công của thương
hiệu Bkav” để có những đánh giá khách quan về tên tuổi đang nổi lên như gió trong làng công
nghệ thông tin thế giới này.
4
Phần I: Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm về thƣơng hiệu:
Có nhiều ý kiến khác nhau về thương hiệu, sau đây là một số quan điểm chính:
(Nguồn: )
- Thƣơng hiệu là khái niệm của người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất
gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương
hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người
đại diện thương mại chính thức.
- Thƣơng hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu
(hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó
được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
- Thƣơng hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với
nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có
thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm
theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry
- Thƣơng hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn
với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một
thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế.
2. Sự hình thành thƣơng hiệu
Để thành công trong việc xây dựng thương hiệu, bạn phải hiểu nhu cầu và mong muốn của khách
hàng. Xây dựng một thương hiệu cũng như một trận chiến đấu để dành niềm tin từ phía khách
hàng. Việc xây dựng thương hiệu có thể tiến hành theo trình tự các bước như sau:
a. Xác định giá trị của thương hiệu
Đây là bước đầu tiên trong quá trình phát triển chiến lược thương hiệu. Bằng cách xác định
thương hiệu của bạn dành cho đối tượng nào, bạn sẽ tạo ra một nền tảng cho các thành phần khác
để bắt đầu xây dựng thương hiệu. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi sau:
Bạn cung cấp những sản phẩm/dịch vụ nào? Xác định chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ đó.
Giá trị cốt lõi của các sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì? Giá trị cốt lõi của công ty bạn là gì?
Sứ mệnh của công ty bạn là gì?Công ty bạn chuyên về lĩnh vực nào?
Ai là thị trường mục tiêu của bạn?
Khẩu hiệu của công ty bạn là gì?
5
b. Xác định mục tiêu của thương hiệu
Thương hiệu bao gồm các đặc trưng, hình ảnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu đó. Những ấn
tượng bạn tạo ra cũng như những từ ngữ mà người ta mô tả về công ty bạn với người khác sẽ là
cái khung cơ bản của thương hiệu.
Để xác định mục tiêu thương hiệu, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
Bạn muốn thương hiệu của bạn làm gì cho công ty?Bạn muốn những người khác biết gì và nói gì
về các sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Khi đã xác định được mục tiêu, bạn có thể lập kế hoạch để đạt mục tiêu đó. Bước tiếp theo là xây
dựng và phát triển chiến lược thương hiệu của bạn bằng cách trả lời câu hỏi như thế nào, khi nào
và cái gì bạn định làm để đáp ứng những mục tiêu đó.
c. Tập trung vào khán giả mục tiêu
Sức mạnh thương hiệu của bạn phụ thuộc vào khả năng tập trung của thương hiệu đó thế nào.
Việc xác định được thị trường mục tiêu sẽ giúp thương hiệu của bạn tăng tính tập trung và đạt
hiệu quả tốt hơn.
Để xác định thị trường mục tiêu, bạn cần phải thực hiện phân tích thị trường chi tiết để có được
những dữ liệu cần thiết. Những câu hỏi sau sẽ là gợi ý để bạn thực hiện việc phân tích đó:
Ai là khán giả mục tiêu của bạn?
Khán giả mục tiêu của bạn ở đâu?
Họ nghĩ gì về thương hiệu hiện nay của bạn?
Bạn muốn họ nghĩ về thương hiệu của bạn?
Làm cách nào bạn có thể thu hút họ vào các sản phẩm/dịch vụ của mình?
Có thương hiệu nào khác đang cạnh tranh với bạn?
Bạn đang nhắm vào thị trường doanh nghiệp hay người tiêu dùng?
d. Xác định những rào cản
Khi đã tạo ra chiến lược thương hiệu dành cho sản phẩm/dịch vụ, bạn cần xác định những rào
cản cơ bản có thể phải đối đầu. Những rào cản này là các điều kiện thị trường khiến sản phẩm và
dịch vụ của bạn có thể bị thất bại.
Để được chuẩn bị kỹ càng khi đối mặt với các rào cản, bạn cần bỏ thời gian phân tích tỉ mỉ về
các sản phẩm/dịch vụ của mình. Hãy trả lời những câu hỏi sau:
6
Bạn có thị trường ngách nào không? Những vấn đề gì các sản phẩm/dịch vụ của bạn cần giải
quyết?
Làm cách nào bạn xác định được giá của các sản phẩm/dịch vụ ấy?
Khách hàng tiềm năng của bạn là ai và bạn có thể tìm họ ở đâu?
Đối thủ lớn nhất của bạn là ai? Bạn có thể làm gì tốt hơn họ?
Bạn nên quảng cáo như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy thị trường mục tiêu ở đâu? Bạn sử dụng các
phương tiện truyền thông mới hay truyền thống?
e. Xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu sẽ xuất hiện thông qua việc giới thiệu của bạn. Làm thế nào để giới thiệu
thương hiệu, để nó là một phần không thể thiếu trong công việc kinh doanh và để tạo ra một
nhận thức mạnh mẽ về thương hiệu? Bạn có thể đánh giá việc giới thiệu thông qua những công
cụ phổ biến sau:
Logo thương hiệu
Bao gói sản phẩm
Danh thiếp và đồ dùng văn phòng
Trang web
Địa chỉ email
Đồng phục nhân viên
(Nguồn: />thuong-hieu-qua-5-buoc- )
3. Các yếu tố để đánh giá thƣơng hiệu
Đánh giá thương hiệu nói chung là từ phía khách hàng sử dụng về sự nhận biết, sự liên tưởng, sự
cảm nhận, tính cách, sự trung thành với thương hiệu.
- Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan
trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu càng nổi tiếng thì càng dễ dàng
được khách hàng lựa chọn. Giá trị thương hiệu là nói đến quan niệm của người tiêu dùng về khả
năng thực hiện cam kết thương hiệu một cách nhất quán.
- Một thương hiệu được tạo nên từ hai yếu tố: ý nghĩa và biểu tượng. Người ta thường cân nhắc
mức độ phù hợp và sự khác biệt để đánh giá về ý nghĩa thương hiệu, và đánh giá biểu tượng
thương hiệu dựa trên những trải nghiệm thương hiệu họ trải qua trong cuộc sống hằng ngày.
7
- Liên tưởng thương hiệu: là cơ sở để đưa ra quyết định mua, để tạo ra lòng trung thành với
thương hiệu, và cũng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cho những khách hàng của nó.
- Chất lượng cảm nhận: là nhận thức của khách hàng về chất lượng tổng thể hoặc tính ưu việt của
sản phẩm hoặc dịch vụ tương xứng với mục đích dự kiến, so với các phương án thay thế. Chất
lượng cảm nhận giúp: cung cấp lý do để mua, tạo vị thế, tạo sự hơn giá, tạo sự quan tâm của
kênh phân phối và tạo điều kiện để mở rộng thương hiệu.
- Sự trung thành với thương hiệu là thước đo sự gắn bó của khách hàng. Mức độ trung thành
càng cao có nghĩa là số lượng khách gắn bó của thương hiệu càng nhiều và nhu vậy doanh
nghiệp sẽ tăng được doanh số và tiết kiệm được chi phsi marketing.
Có một thực tế phổ biến hiện nay là rất nhiều công ty chỉ chú trọng vào phát triển hệ thống biểu
tượng. Họ thuê công ty quảng cáo, hoặc một nhà thiết kế để tạo ra logo, một biểu tượng quan
trọng và họ nghĩ rằng thế là đủ cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty trong 10
năm tới.
Do vậy, các doanh nghiệp là nên đặt hình ảnh thương hiệu vào trung tâm của toàn bộ chiến lược
phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không chỉ tập trung vào hệ thống biểu tượng mà
còn vào cả ý nghĩa của thương hiệu.
Ý nghĩa được xây đắp từ hai yếu tố chính trong xây dựng thương hiệu: sự khác biệt và phù hợp.
Một ý tưởng càng khác biệt (không chỉ là một thiết kế khác biệt) thì càng dễ nổi bật trong cạnh
tranh. Một ý tưởng càng phù hợp thì càng gắn kết chặt chẽ với người sử dụng.
Phần II: Sự thành công của thƣơng hiệu BKAV
1. Lịch sử hình thành BKAV
Năm 1995, phiên bản Bkav Home miễn phí ra đời (do nhóm nghiên cứu của anh Nguyễn Tử
Quảng cùng một số sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội viết nên). Qua nhiều năm, Bkav
Home đã trở nên thân thuộc với người dùng trong nước. Nhưng cùng sự phát triển của xã hội,
có quá nhiều biến thể virus mới ra đời hằng ngày nên sự hỗ trợ của Bkav miễn phí không thể
đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Do vậy, Bkav đã được thương mại hóa vào tháng
11/2005. Kể từ đó đến nay, Bkav đã có rất nhiều cải tiến để cạnh tranh với các antivirus trong
và ngoài nước. Bkav đã phát hành bản Beta Bkav Pro 2009 và cung cấp cho trên 150.000
khách hàng dùng thử để lấy góp ý. Trên cơ sở đó, ngày 29/9/2009, Bkav đã chính thức ra mắt
bản Bkav Pro 2009 Internet Security bổ sung 8 tính năng cao cấp mới: Tường lửa cá nhân,
8
Bảo vệ USB, Chống bùng nổ, Quét virus theo hành vi, Bảo vệ truy nhập web và diệt virus
mạng, Tự phòng vệ, Công nghệ nhận diện dựa trên độ tín nhiệm và Kiểm soát truy cập web
đen.
Định hướng triết lý làm việc của “Bkav Pro”:
Chữ B = Bạn của mọi người (Các nhân viên của Bkav rất thân thiện khi tiếp xúc với khách
hàng).
Chữ K = Không nói không (Không được phép nói không với khách hàng của mình)
Chữ A = Áo đen (Đây là những hiệp sỹ áo đen làm nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng giải quyết
các vấn đề khi máy tính của khách hàng gặp trục trặc do virus)
Chữ V = Vô hình (Đội ngũ này là linh hồn của Bkav. Họ đêm ngày chống chọi với những
biến thể virus từ đơn giản đến phức tạp để đảm bảo phần mềm Bkav luôn cập nhật mọi biến
thể virus trên khắp thế giới)
Pro = Phi thời gian (BGĐ và các nhân viên Bkav luôn làm việc phi thời gian để đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng).
2. Nghiên cứu sự thành công của thƣơng hiệu BKAV
2.1. Mục đích nghiên cứu
Có nhiều người vẫn băn khoăn rằng: “Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn như thế mà Bkav đã
có được những thành công vang dội?” Câu trả lời đơn giản là chính việc xây dựng thương hiệu
mạnh đã tạo nên thành công của Bkav ngày hôm nay. Thương hiệu Bkav đã được hình thành bởi
nhiều yếu tố như: môi trường làm việc, đội ngũ nhân viên, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm
sóc khách hàng
Và qua đề tài nghiên cứu này, cúng ta sẽ có được các đánh giá của khách hàng – kể cả những
người chưa sử dụng và những người đã sử dụng SP về sự nhận biết thương hiệu, giá, sự cảm
nhận, hình ảnh, sự liên tưởng thương hiệu, lòng trung thành… để có cái nhìn thực tế, cụ thể về
Bkav. Từ đó có thể rút ra điểm tốt, điểm hạn chế để có những biện pháp giúp thương hiệu Bkav
“thành công” hơn.
2.2. Kế hoạch nghiên cứu
- Xác định thông tin cần tìm hiểu: Sự nhận biết, sự liên tưởng, chất lượng cảm nhận, lòng trung
thành, ý kiến đóng góp của khách hàng về Bkav.
- Thu thập trực tiếp ý kiến của SV BK, và một số ở các khu xóm trọ SV.
- Sử dụng một số dữ liệu có sẵn (thứ cấp) như: giá, các đánh giá, thống kê có sẵn,…
9
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: tiến hành điều tra phỏng vấn với phương pháp phỏng vấn qua bản câu
hỏi (phiếu điều tra)
- Dự kiến điều tra từ 50 – 70 mẫu. Đối tượng chủ yếu là SV
2.3. Thu thập & xử lý dữ liệu
Về sự nhận biết thương hiệu
C1: Khi được hỏi thương hiệu phần mềm diệt virus nào xuất hiện đầu tiên trong trí nhớ của
bạn thì có tới 64% câu trả lời viết ra với cái tên Bkav, 34% còn lại là dành cho các thương
hiệu khác.
Đây là một thành tích đánh phục của Bkav khi mà trong một thời gian ngắn nó đã “qua mặt”
rất nhiều các tên tuổi lớn, lâu đời trên thế giới.
C2: Tiếp tục đi vào câu hỏi: Bạn có biết đến thương hiệu Bkav không?
Có tới 88% câu trả lời là Có biết, còn 12% thì Không biết.
Các câu hỏi tiếp theo dành cho 88% những người biết đến thương hiệu Bkav
Về sự liên tưởng thương hiệu
C3: Đây là một câu hỏi mở nhằm muốn khách hàng nêu lên điểm khác biệt lớn nhất của Bkav,
theo quan điểm của họ.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này được đưa ra. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất đó
chính là: “Đây là sản phẩm dùng Tiếng Việt, tiện lợi cho người không biết dùng máy tính”.
Có 40% khách hàng được hỏi đưa ra quan điểm này.
C4: Khi nhắc đến Bkav bạn liên tưởng tới điều gì?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Thương hiệu phần mêm diệt virus nổi tiếng của thế giới
2%
Thương hiệu phần mềm diệt virus nổi tiếng của Việt Nam
43%
Thương hiệu phần mềm diệt virus của Việt Nam đang vươn
ra tầm thế giới.
46%
Thương hiệu phần mềm diệt virus thông thường
9%
Liên tưởng khác
0%
Về chất lượng cảm nhận
10
C5: Bạn đánh giá như thế nào về việc tổ chức hàng đầu thế giới về kiểm định phần mềm diệt
virus (Virus Bulletin) mới đây đã 2 lần liên tiếp chứng nhận Bkav của Việt Nam đạt chứng chỉ
quốc tế VB100?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Rất xuất sắc
9%
Ấn tượng
54%
Tự hào
27%
Bình thường
6%
Tin tưởng
4%
C6: Bạn đánh giá như thế nào về mức giá 299.000đ/năm sử dụng của sản phẩm BKAV Pro
2011?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Quá đắt
5%
Khá đắt
48%
Phù hợp
36%
Rẻ
9%
Quá rẻ
2%
C7: Với những cảm nhận trên, khi hỏi: Nếu bạn chưa dùng phần mềm diệt virus của BKAV, bạn
có dự định sẽ dùng BKAV không?
Có tới 23% khẳng định Chắc chắn sẽ dùng; 56% ý kiến khẳng định Sẽ dùng thử; 18% còn Cân
nhắc, xem xét; và chỉ có 3% nói là sẽ Không dùng.
Phần câu hỏi tiếp theo dành cho những khách hàng đã dùng, hoặc vẫn đang dùng sản
phẩm phần mềm Bkav
C8: Lý lo khiến bạn quyết định sử dụng phần mềm BKAV Pro là gì?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Sản phẩm tốt, hiệu quả, dễ sử dụng, giá cả phù hợp
33%
Danh tiếng mà thương hiệu BKAV có được
36%
Quảng cáo nhiều / Bạn bè giới thiệu dùng / Được tặng
25%
Lý do khác
6%
11
C9: Sau khi sử dụng, bạn thấy chất lượng sản phẩm có đúng như mong đợi ban đầu của bạn
không?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Rất hài lòng
0%
Hài lòng
42%
Chấp nhận được
52%
Không hài lòng
6%
Rất không hài lòng
0%
C10: Để mua được sản phẩm của BKAV bạn thấy:
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Rất dễ dàng
12%
Dễ dàng
67%
Bình thường
21%
Khó khan
0%
Rất khó khăn
0%
C11: Bạn đánh giá thế nào về dịch vụ chăm sóc khách hàng của BKAV?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Thân thiệt, nhiệt tình, có chuyên môn cao
76%
Bình thường, không chuyên nghiệp
24%
Không thân thiện, thiếu nhiệt huyết, trình độ chuyên môn thấp
0%
Về lòng trung thành của khách hàng
C12: Nếu bạn đang sử dụng BKAV, bạn có cam kết sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm này hay
không?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Sẽ tiếp tục dùng, gắn bó với BKAV bất chấp lí do gì
12%
Dùng tiếp khi thỏa mãn được các yêu cầu cần thiết
88%
Không dùng nữa và chuyển sang một sản phẩm khác
0%
C13: Bạn đã từng hoặc đang có ý định giới thiệu sản phẩm này cho bạn bè, người thân sử dụng
không?
12
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Đã giới thiệu cho nhiều người dùng
39%
Chưa giới thiệu nhưng đang có ý định giới
thiệu cho mọi người
43%
Sẽ không giới thiệu cho mọi người
18%
Hai câu cuối là đánh giá riêng của khách hàng về khả năng phát triển trong tương lai của Bkav,
và ý kiến đề xuất giúp Bkav hoàn thiện hơn.
C14: Đánh giá của bạn về khả năng phát triển của thương hiệu BKAV trong những năm tới như
thế nào?
Câu trả lời
Tỷ lệ trả lời
Rất lớn mạnh, thành công rực rỡ tầm cỡ quốc
tế
39%
Thành công ở tầm cỡ trong nước
49%
Phát triển bình thường, ở mức tồn tại và duy trì
12%
Ngày càng đi xuống
0%
Giải thể, biến mất khỏi thị trường.
0%
C15: Đây là câu hỏi mở về ý kiến đề xuất giúp Bkav xây dựng thương hiệu của mình ngày càng
lớn mạnh hơn nữa.
Với câu hỏi này thì có nhiều bạn không trả lời, số trả lời thì các ý kiến cũng rất khác nhau, bao
trùm nhiều vấn đề nên nhóm chúng tôi không tiện liệt kê ra báo cáo này.
2.4. Đánh giá & đề xuất
Qua kết quả điều tra, ta thấy rằng cả bốn yếu tố: Sự nhận biết, sự liên tưởng, sự cảm nhận và
lòng trung thành của khách hàng đối với Bkav đều được đánh giá khá cao.
Ra đời vẫn chưa lâu (so với các đối thủ cạnh tranh khác) nhưng việc Bkav đã tạo dựng được một
vị trí vững chắc trong tâm khí khách hàng như vậy là một điều hết sức đáng khen ngợi. Thực sự,
hiện tại Bkav đang là thương hiệu phần mềm diệt virus số một tại thị trường trong nước, không
những vậy, Tập đoàn Bkav đang chuẩn bị những cơ sở, nền tảng vững chắc để mở rộng ra thị
trường quốc tế - nơi mà cuộc chiến giữa các đối thủ cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Thạc sỹ Nguyễn
Tử Quảng - Tổng Giám đốc Công ty Bkav, cũng không giấu giếm tham vọng của mình khi muốn
13
đưa thương hiệu Bkav ra toàn cầu và phấn đấu năm 2012, Bkav sẽ lọt vào top 10 AV hàng đầu
thế giới.
Như vậy, có thể nói Bkav đã thành công trên bước đường khẳng định thương hiệu của mình. Có
rất nhiều yếu tố tạo nên thương hiệu Bkav (môi trường làm việc, nguồn nhân lực, hỗ trợ chăm
sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm…), nhưng một điều chắc chắn rằng Công ty An ninh mạng
Bkav thành công như hôm nay là do đã biết cách xây dựng hình ảnh thương hiệu Bkav ở trong
nước và quốc tế. Thương hiệu Bkav cũng chính là tài sản, là chìa khóa để Bkav tiến ra toàn cầu.
14
PHỤ LỤC
BẢN ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
Xin chào các bạn! Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường
ĐH Bách Khoa Hà Nội. Chúng tôi đang thực hiện cuộc khảo sát để tìm hiểu thông tin về thương
hiệu Bkav. Những thông tin mà các bạn cung cấp rất quan trọng với chúng tôi để nghiên cứu vì
vậy mong các bạn nhiệt tình trả lời các câu hỏi điều tra phía dưới giúp chúng tôi. Chúng tôi đảm
bảo những thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật.
I – CÂU HỎI
1. Khi nhắc đến sản phẩm phần mềm diệt virus, thương hiệu nào xuất hiện đầu tiên trong trí
nhớ của bạn?
……………………………………………………………………………….
2. Bạn có biết tới thương hiệu BKAV không?
Có biết Không biết
Nếu Có biết xin mời bạn trả lời các câu tiếp theo, nếu Không biết thì bạn đã hoàn thành
phần trả lời của mình rồi đấy. Xin cảm ơn!
3. Theo bạn, điểm khác biệt lớn nhất của thương hiệu BKAV so với các thương hiệu phần
mềm diệt virus khác là gì?
………………………………………………………………………………
4. Khi nhắc tới thương hiệu BKAV bạn liên tưởng tới điều gì?
Thương hiệu phần mêm diệt virus nổi tiếng của thế giới
Thương hiệu phần mềm diệt virus nổi tiếng của Việt Nam
Thương hiệu phần mềm diệt virus của Việt Nam đang vươn ra tầm thế giới.
Thương hiệu phần mềm diệt virus thông thường
Liên tưởng khác: ……………………………………………………………
15
5. Bạn đánh giá như thế nào về việc tổ chức hàng đầu thế giới về kiểm định phần mềm diệt
virus (Virus Bulletin) mới đây đã 2 lần liên tiếp chứng nhận Bkav của Việt Nam đạt
chứng chỉ quốc tế VB100? (Bạn có thể chọn nhiều phương án)
Rất xuất sắc Ấn tượng Tự hào Bình thường Tin tưởng
6. Bạn đánh giá như thế nào về mức giá 299.000đ/năm sử dụng của sản phẩm BKAV Pro
2011?
Quá đắt Khá đắt Phù hợp Rẻ Quá rẻ
7. Nếu bạn chưa dùng phần mềm diệt virus của BKAV, bạn có dự định sẽ dùng BKAV
không?
Chắc chắn sẽ dùng Sẽ dùng thử Cần xem xét, cân nhắc Không dùng
Phần câu hỏi tiếp theo dành cho những bạn đã / đang sử dụng phần mềm diệt virus BKAV.
8. Lý lo khiến bạn quyết định sử dụng phần mềm BKAV Pro là gì?
Sản phẩm tốt, hiệu quả, dễ sử dụng, giá cả phù hợp
Danh tiếng mà thương hiệu BKAV có được
Quảng cáo nhiều / Bạn bè giới thiệu dùng / Được tặng
Lý do khác: …………………………………………………….
9. Sau khi sử dụng, bạn thấy chất lượng sản phẩm có đúng như mong đợi ban đầu của bạn
không?
Rất hài lòng Hài lòng
Chấp nhận được Không hài lòng Rất không hài lòng
10. Để mua được sản phẩm của BKAV bạn thấy:
Rất dễ dàng Dễ dàng Bình thường Khó khăn Rất khó khăn
11. Bạn đánh giá thế nào về dịch vụ chăm sóc khách hàng của BKAV?
Thân thiệt, nhiệt tình, có chuyên môn cao
Bình thường, không chuyên nghiệp
Không thân thiện, thiếu nhiệt huyết, trình độ chuyên môn thấp
16
12. Nếu bạn đang sử dụng BKAV, bạn có cam kết sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm này hay
không?
Sẽ tiếp tục dùng, gắn bó với BKAV bất chấp lí do gì
Dùng tiếp khi thỏa mãn được các yêu cầu cần thiết
Không dùng nữa và chuyển sang một sản phẩm khác
13. Bạn đã từng hoặc đang có ý định giới thiệu sản phẩm này cho bạn bè, người thân sử dụng
không?
Đã giới thiệu cho nhiều người dùng
Chưa giới thiệu nhưng đang có ý định giới thiệu cho mọi người
Sẽ không giới thiệu cho mọi người
14. Đánh giá của bạn về khả năng phát triển của thương hiệu BKAV trong những năm tới
như thế nào?
Rất lớn mạnh, thành công rực rỡ tầm cỡ quốc tế.
Thành công ở tầm cỡ trong nước
Phát triển bình thường, ở mức tồn tại và duy trì
Ngày càng đi xuống
Giải thể, biến mất khỏi thị trường.
15. Theo bạn BKAV nên làm gì để xây dựng cho thương hiệu của mình mạnh hơn nữa?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
II. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ tên: ………………………………………………………………………….
2. Tuổi:…………………………………………………………………………….
3. Giới tính: Nam Nữ
4. SĐT:…………………………………………………………………………….
5. Email:……………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
17
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng “Quản trị thương hiệu”, Th.S Nguyễn Tiến Dũng
2. www.bkav.com.vn
3. />thuong-hieu-qua-5-buoc-
4. forum.bkav.com.vn/showthread.php?15304-Dieu-gi-tao-nen-thuong-hieu-
Bkav-Tran-Thuy-Linh
5.