Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chuyên đề liên khương, đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.26 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ THUYẾT MINH
<<<<<.>>>>>>
Đường cao tốc Đà Lạt – Liên Khương; Thác Liên Khương
Sân bay quốc tế Liên Khương
1. Đường cao tốc Đà Lạt – Liên Khương:
Sau gần 5 năm thi công xây dựng, đoạn đường cao tốc nối Cảng hàng không
sân bay Liên Khương - chân đèo Prenn, cửa ngõ thành phố Đà Lạt, nằm trong dự
án đường cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Đà Lạt dài trên 220km chính thức được
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ thông xe kỹ thuật sáng ngày 29-6.
Theo thiết kế, đoạn đường cao tốc này rộng 4 làn xe, tổng chiều dài hơn 19 km,
được đầu tư xây dựng theo phương thức BOT do Công ty 7/5 làm chủ đầu tư và
vốn đối ứng từ ngân sách chi trả các hạng mục: đền bù giải phóng mặt bằng, vỉa
hè, chiếu sáng…với tổng mức vốn ban đầu được duyệt 436 tỷ đồng. Do tiến độ
thi công chậm mất hơn một năm rưỡi nên kinh phí đầu tư “đội” lên gấp đôi: 934
tỷ đồng, trong đó vốn BOT gần 626 tỷ và vốn đối ứng là 307 tỷ đồng.
Được biết với số vốn đầu tư nêu trên, thời gian thu phí đoạn đường cao tốc này
cũng sẽ kéo dài hơn so với phương án được duyệt: từ 21 năm nên đến trên 30
năm, lập “kỷ lục” thu phí kéo dài.
Theo thiết kế, tuyến cao tốc này thuộc đường cao tốc loại B, tốc độ 80km/giờ,
nền đường 25,5 - 52m (tùy đoạn), mặt đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng
4m, dải an toàn rộng 5m, đáp ứng bốn làn xe chạy hai chiều. Hai bên đường là dải
đất trồng hoa, cây xanh rộng 2-4m chạy suốt.
Đường cao tốc có chiều rộng 25 mét gồm 8 làn xe, nối sân bay Liên Khương
với thành phố Đà Lạt, được khởi công xây dựng từ tháng 4/2004
Việc xây dựng tuyến đường cao tốc giúp rút ngắn thời gian đi từ cụm cảng hàng
không Liên Khương với thành phố du lịch Đà Lạt và góp phần giảm bớt áp lực về
giao thông, giảm lưu lượng xe từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt ở đoạn
đường nút thắt cổ chai dưới chân đèo Prenn, khởi động cho tuyến cao tốc Dầu
Giây - Đà Lạt.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, đây là một phần quan trọng trong tuyến đường cao
tốc từ Dầu Giây (Đồng Nai) - Đà Lạt đang được Bộ và hai tỉnh Lâm Đồng, Đồng


Nai xúc tiến triển khai song song với Quốc lộ 20. Tuyến đường không chỉ góp
phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam
bộ, mà còn có ý nghĩa lớn trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực
2. Thác Liên Khương – Sông Đa Nhim:
a) Sông Đa Nhim:
Sông Đa Nhim bắt nguồn từ phía Bắc núi
Gia Rích (1.923m) ở huyện Lạc Dương,
tỉnh Lâm Đồng, gần ranh giới với hai tỉnh
Khánh Hoà và Ninh Thuận. Sông chảy qua
các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và đổ
vào sông Đa Dâng gần thác Pongour.
Truyền thuyết: Về lai lịch của con sông, người Cơ Ho có câu chuyện kể như sau:
Ngày xưa, ở buôn Kon Đố, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, có một đôi vợ
chồng: người chồng tên là Ha Biang, người vợ tên là K’ Lang. Một năm nọ, toàn
vùng bị hạn hán, Ha Biang lên đường đi kiện trời, nhưng khi đến núi Găng-reo ở
huyện Đức Trọng hiện nay thì bị chết đói. K’Lang lần theo vết của cây con do Ha
Biang đã bẻ đi tìm chồng. Nhìn thấy xác chồng, K’ Lang khóc lóc thảm thiết, vang
xa khắp “tám núi, tám sông, tám rừng, tám suối” và bay đến tận trời. Trời liền sai
thần mưa trút nước xuống trần gian nhưng K’Lang vẫn tiếp tục khóc cho đến chết.
Tiếng khóc của K’Lang làm xúc động con voi đầu đàn. Nó đến che mưa cho
K’Lang và Ha Biang, đứng khóc rồi chết theo Ha Biang và K’Lang. Nước mưa hoà
cùng nước mắt của K’Lang và con voi chảy thành sông gọi là sông Đa Nhim (da:
nước; nhim: khóc). Các già làng đặt tên cho ngọn núi ở Kon Đố là Lang Biang và
núi Găng-reo là núi Voi.
Nguồn lợi: Trên dòng chảy của sông Đa
Nhim, người ta chặn một đập nước tạo thành
hồ Đa Nhim, hay còn gọi là hồ Đơn Dương
trên địa bàn huyện Đơn Dương. Đây là công
trình thuỷ điện quan trọng trong vùng. Từ thị
xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận,

ngược quốc lộ 27 chừng 50 km, du khách sẽ
nhìn thấy hai ống thủy lực chạy song song,
dài khoảng 2 km, dẫn nước từ trên núi xuống
nhà máy nằm dưới chân đèo. Không chỉ là
nguồn lợi thuỷ điện, sông Đa Nhim còn tạo ra
nhiều cảnh quan đẹp trở thành những điểm du
lịch nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng. Sông có 3
thác: Liên Khương, Gougah và và Pongour.
b) Thác Pongour:
Thác Pongour hay còn gọi là thác Bảy tầng là một ngọn thác đẹp và hùng vĩ của
Tây Nguyên thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt 50km về hướng
Nam. Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc
thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với
thảm thực vật rất đa dạng, phong phú.
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Thành bây
giờ do một nữ tù trưởng K’Ho xin đẹp tên là Kanai cai quản. Nàng có tài chinh
phục thú dữ phục vụ lợi ích con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác
thường, luôn tuân lệnh Kanai dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy trồng bắp,
gieo lúa và sẵn sàng xung trận chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ buôn làng. Nhờ đó,
cuộc sống cộng đồng ngày càng sung túc, thanh bình. Mùa xuân năm ấy, đúng
ngày rằm tháng giêng, nàng nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác
quanh quẩn đêm ngày không rời thân chủ nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến
chết Bỗng một sáng bình minh vừa hé, mọi người hết sức ngạc nhiên khi thấy
nơi nàng yên nghỉ sừng sững ngọn thác đẹp tuyệt trần. Thì ra, suối tóc Kanai đã
hoá thành làn nước trong xanh, mát rượi, tung bọt trắng xoá, còn những phiến đá
bàn xanh rêu xếp từ cao xuống thấp, làm nền cho thác đổ, chính là các cặp sừng
của đàn tê giác hoá thạch - biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu
giữa con người với thiên nhiên bao la. Pongour là tên do người Pháp phiên âm từ
tiếng bản địa K’Ho: Pon-gou có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số
tài liệu địa chất của người Pháp, vùng đất này có nhiều kaolin.

Pongour là thác nước duy nhất có ngày hội. Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng
giêng âm lịch, từ khắp nơi các nam thanh nữ tú không phân biệt dân tộc đổ về
đây trẩy hội mùa Xuân.Đây là dịp mà mọi người sống cởi mở, chân tình, tự do
tìm hiểu và yêu mến nhau.
b) Thác Liên Khương:
Thác Liên Khương hay thác Liên Khang, có tên cũ là Liên Khàng (Liêng: thác;
Khàng: ong vò vẽ hay kiến vàng), tại ngã ba Liên Khương, huyện Đức Trọng,
Lâm Đồng. Thác nằm ngay cạnh quốc lộ 20 từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà
Lạt, cách Đà Lạt chừng 27km, cách sân bay Liên Khương khoảng 1km.
Thác rộng khoảng 200m, cao 50m,
vào giữa mùa khô đến cuối mùa khô,
thác có ít nước. Đây là một ngọn thác
hùng vĩ ở Lâm Đồng, gắn liền với
những truyền thuyết huyền bí của
miền đất Tây Nguyên. Cùng với 2
thác Gougah và thác Pongour, thác
Liên Khương là một trong 3 thác
nước đẹp trên sông Đa Nhim.
Khi đi Đà Lạt đến ngã ba Liên Khương, nếu để ý du khách sẽ nghe thấy tiếng
thác đổ ầm ầm và có những làn hơi nước trắng bốc lên. Nếu đứng trên đường
nhựa, du khách sẽ nhìn thấy toàn bộ cảnh thác. Đi vào tham quan, du khách phải
lần theo những nấc thang phía sau lưng miếu Ba Cô để xuống tận dưới thác nước.
Trên thượng nguồn thác có một dòng suối với nền đá rộng 60m2 xung quanh là
các ruộng bậc thang. Từ trên cao thác tung bọt trắng xóa đổ xuống ào ào nghe rất
dữ dội. Du khách có thể chèo thuyền xuôi theo dòng nước để khám phá những
hang động nhỏ đầy bí ẩn bên dưới thác.
Dọc theo đường lên thác có rất nhiều quán café, du khách có thể vừa ngồi nhâm
nhi café xứ Lâm Đồng vừa ngắm thác nước, thật là tuyệt vời!
Liên Khương trước đây vốn là khu rừng nguyên sinh có con nhỏ suối chảy qua
và trong dòng suối này có rất nhiều cá, trong rừng thì có hoa quả làm thu hút

khách đến đây nhiều hơn. Tuy nhiên, vào mùa mưa khi có nước thì thác hùng vĩ
còn vào mùa mưa không có nước thì dòng thác trở thành những khe nước trơ ra
những tảng đá bởi do ảnh hưởng của một số công trình xây dựng nơi đây.
Tuy đã được xếp hạng di tích quốc gia nhưng hiện nay, do không được quan tâm
bảo trì đúng mức, thác Liên Khương đã cạn nước nên đã đóng cửa khai thác,
không tổ chức phục vụ khách tham quan, cuối năm 2008 Sở VH-TT tỉnh Lâm
Đồng đã gửi văn thư đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép tham mưu để Bộ Văn
hóa Thông Tin thu hồi giấy phép xếp hạng.
Truyền thuyết: Tương truyền nơi đây vốn là khu rừng nguyên sinh có con suối
thơ mộng chảy qua. Trên cây có lắm quả ngọt dành cho người và khỉ. Dưới suối có
nhiều cá đến nổi dân làng ăn không hết. Vì lý do đó mà lũ kiến vàng từ vùng núi xa
xăm nào đó kéo về ngụ cư. Bởi cuộc sống sung túc nên kiến vàng ngày càng đông.
Chúng làm tổ và chiếm vị trí độc tôn khiến người dân bản địa lại thiếu cái ăn. Dân
làng phải bắt buộc cầu cứu thần lửa. Nhưng thần lửa càng đốt nhiều thì lũ kiến
càng sinh sôi. Thần lửa kiệt sức đành chịu thua. Lũ làng lại dâng lễ vật, đâm trâu
cúng Yàng và cầu xin Yàng đánh giặc Kiến Vàng. Cảm động trước lòng thành của
dân làng, Yàng đã gọi thần mưa, thần Sấm Sét làm cho lụt to. Nước từ Đa Nhim
như nước mắt đổ về cuốn trôi giặc Kiến Vàng. Từ đó dân chúng sống ấm no hạnh
phúc. Thác Liên Khương là nơi búa sét cuối cùng đánh tan kiến chúa chạy qua đấy,
tạo thành dòng thác sâu và đẹp.
d) Thác Gougar:
Vị trí: Từ Đà Lạt, theo quốc lộ 20
chừng 37km rồi rẽ về phía tay trái theo
một con đường mòn quanh co, xinh xắn
dài 500m, du khách sẽ tới thác Gougah.
Đặc điểm: Thác Gougah hay còn gọi
là thác Ổ Gà là một con thác đẹp và nổi
tiếng của vùng Đà Lạt - Lâm Đồng.
Tên thác Gougah là do người dân bản địa đặt, còn cái tên Ổ Gà là của người
Kinh. Sở dĩ ngọn thác đẹp nhưng lại mang một cái tên quá mộc mạc và giản dị như

vậy là vì nếu đứng từ xa người ta nhận thấy dòng thác được phân đôi thành hai
nhánh theo chiều dọc. Một bên là dòng thác đậm màu đất đỏ chảy im lìm tựa hồ
như lòng đỏ trứng gà. Còn một bên thì bọt nước trắng xóa bao phủ tựa như lòng
trắng của một quả trứng. Có người cho rằng Ổ Gà là biến âm của chữ Gougah.
Từ xa du khách đã có thể nghe thấy tiếng thác Gougah đang gầm réo suốt ngày
đêm làm vang động cả núi rừng. Từ trên cao, một cột nước trắng như tuyết khổng
lồ đổ xuống ì ầm hòa lẫn với tiếng chim chóc, tiếng gió rít qua từng cành cây kẽ lá
tạo thêm vẻ đẹp cho một bức tranh vốn đã sống động. Ngày nay, thác Gougah vẫn
còn giữ được nét hoang dã Tây Nguyên. Nhà thơ Xuân Diệu lên Đà Lạt, ghé thăm
Gougah đã viết mấy câu thơ sau:
"Đổ ào ào, đổ Gu Ga
Sông Đa Nhim tới đây òa thành bông
Thành tơ trắng xóa một vùng
Bạc vàng tuôn xuống vô cùng thời gian "
3. Sân bay Liên Khương:
Sân bay Liên Khương (Đà lạt) được xây dựng vào ngày 24/2/1961 là sân bay
lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất, nằm ngay cạnh
Quốc lộ 20 và cách Đà Lạt 28 km, độ cao 962m so với mực nước biển.
Sân bay Liên Khương đã được đầu tư hơn 280 tỉ đồng để xây dựng một nhà ga
mới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ga mới của sân bay Liên Khương có hai tầng, với
tổng diện tích sàn xây dựng là 12.400 m², được thiết kế theo hình ảnh hoa cúc quỳ
đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng. Hiện nay sân bay có một đường cất hạ cánh
dài 3.250 m, có thể đón các loại máy bay tầm ngắn như Fokker, ATR72 và tầm
trung như Airbus A320, Airbus A321.
Nhà ga được xây dựng dựa trên ý tưởng từ
một đóa hoa cúc quỳ, loài hoa có sắc vàng
kiêu hãnh và sức sống mãnh liệt, đặc trưng của
cao nguyên Đà Lạt. Phần mái được thiết kế
màu vàng giống màu vàng thật của hoa cúc
quỳ, nhìn từ xa hay trên cao nhà ga này như

một đóa hoa khổng lồ.
Nhà ga mới có diện tích sàn xây dựng 12.400 m2 gồm một trệt một lầu, được
trang bị hệ thống thiết bị phục vụ khách hàng hiện đại nhất. Ga quốc tế và quốc
nội nằm về 2 cánh của nhà ga, kết nối với nhau bởi sảnh chính lớn và thềm đón
khách đi, đến. Công suất nhà ga có thể đáp ứng 1,5 đến 2 triệu khách mỗi năm,
phục vụ 580 khách quốc nội, 250 khách quốc tế giờ cao điểm.
Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, từ năm 2010-2015 sân bay Liên
Khương khai thác các đường bay quốc tế không thường lệ. Từ năm 2015 trở đi, sẽ
khai thác các đường bay quốc tế thường lệ kết nối Đà Lạt với các trung tâm trung
chuyển hàng không lớn của châu Á như HongKong, Singapore.
Hiện sân bay đã đưa đường băng mới có chiều dài 3524 m, rộng 45 m vào khai
thác, cho phép máy bay hạng trung như A320, A321 hoạt động.
Phát biểu tại lễ khách thành, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: "Việc
nâng tầm khai thác sân bay Liên Khương là một cơ hội lớn để phát triển kinh tế
tỉnh Lâm Đồng và vùng Nam Tây Nguyên". Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh, từ
đây, các sản phẩm rau hoa cao cấp của Đà Lạt sẽ xuất khẩu bằng đường hàng
không, tạo ra cơ hội cạnh tranh và là động lực để thu hút khách du lịch đến với
thành phố Đà Lạt.
Sân bay Liên Khương đạt tiêu chuẩn cấp 4 B theo qui định của Hiệp hội hàng
không quốc tế (ICAO) và tiêu chuẩn sân bay quân sự cấp 2, nằm ở độ cao 920 m
so với mặt biển. Sân bay cách trung tâm Đà Lạt 28 km về phía Nam và chỉ mất 30
phút để di chuyển từ Đà Lạt đến sân bay trên đường cao tốc hạng B Liên Khương
- Đà Lạt.
Hiện sân bay Liên Khương có các đường bay nội địa đi Hà Nội, Sài Gòn , Đà
Nẵng với số lượng đi và đến 200 khách mỗi ngày.

×