1
MỤC LỤC
CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................
2. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tế ..................................................................
2.1. Ý nghĩa lí luận ..............................................................................................
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .....................................................
3.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................
3.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................
3.3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................
4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu ......................................................................
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................
6. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................
1.1. Cơ sở lí luận chung .....................................................................................
1.2. Các lí thuyết áp dụng ...................................................................................
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng bạo lực học đường tại trường THPT Thông Nông .......................
2. Nguyên nhân gây bạo lực học đường tại trường THPT Thông Nông ............
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NGĂN CHẶN, GIẢM THIỂU
Trang
i
ii
5
5
5
6
6
6
6
6
6
6
6
6
7
8
8
8
8
9
10
10
11
13
VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT THÔNG
NÔNG
1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hạn chế hành vi bạo lực học đường của cấp 13
trên ......................................................................................................................
2. Giải pháp giảm thiểu bạo lực học đường ........................................................
2.1. Bản thân các học sinh ..................................................................................
2.2. Gia đình .......................................................................................................
2.3. Nhà trường ...................................................................................................
2.4. Chính quyền các cấp ....................................................................................
PHẦN KẾT LUẬN
13
14
14
15
25
26
2
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU DỰ ÁN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢM THIỂU, NGĂN CHẶN TÌNH
TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT A
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường THPT A là một ngôi trường đặt trên địa bàn thị trấn A, huyện B,
tỉnh Cao Bằng. Trong những năm gần đây, hành vi bạo lực của HS đang diễn ra cả
trong và ngồi trường. Nhà trường đã có những hình thức kỉ luật, đuổi học và xây
dựng mạng lưới thông tin trong các em HS nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao.
Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp khác phối hợp cùng gia đình HS,
giáo dục ý thức HS và các cơ quan chức năng nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng
3
hành vi bạo lực giữa các HS trong trường vẫn cịn tồn tại. Tình trạng BLHĐ đang
diễn ra, với những hành vi bạo lực theo nhiều chiều hướng khác nhau. Học sinh
không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng cụ gây
hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ HS đánh nhau được phản ánh gần đây,
đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều
thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội.
Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân các em, gia
đình, nhà trường và tồn xã hội. Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em,
đặc biệt các thiết chế trong trường học là rất quan trọng. Các giải pháp đó vẫn chưa
mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em HS.
Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực trong trường THPT A hiện nay như thế
nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã
có những giải pháp như thế nào nhắm hạn chế tình trạng đó? Những giải pháp đó
được nhìn nhận như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và bản thân HS.
Với tất cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: M
" ột số giải
pháp góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT A". Hi
vọng nghiên cứu này có thể đem lại ý nghĩa thực tế về mặt xã hội, góp phần xây
dựng mơi trường học an tồn, lành mạnh tại trường THPT A nói riêng, các trường
trung học khác trên địa bàn nói chung.
2. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tế
2.1. Ý nghĩa lí luận
Báo cáo này tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp đã được
đưa ra nhằm hạn chế hành vi BLHĐ, những ý kiến của HS và phụ huynh về những
biện pháp đó. Đề tài cịn sử dụng một số lí thuyết xã hội học để làm sáng tỏ vấn đề
nghiên cứu: lí thuyết xã hội hóa cá nhân, lí thuyết mâu thuẫn.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cuộc khảo sát này mang lại những thông tin về thực trạng, nguyên nhân
cũng như những giải pháp đã được thực hiện tại trường THPT A. Chúng tôi hy
vọng báo cáo này sẽ đem lại những nguồn thông tin hữu ích, một hình thức truyền
4
thơng về phịng chống, ngăn chặn và giảm thiểu thực trạng bạo lực trong trường
học hiện nay tại thị trấn A, huyện B, tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tại trường THPT A, huyện B, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác tại trường.
- Phụ huynh HS.
- HS trong trường tham gia và không tham gia BLHĐ.
- HS từng là nạn nhân hoặc đang có nguy cơ là nạn nhân của BLHĐ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: trường THPT A, thị trấn A, huyện B, tỉnh Cao Bằng.
Thời gian: Tháng 9 đến tháng 11 năm 2021.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực tại trường
THPT A hiện nay.
Những hậu quả của hành vi bạo lực học đường đến HS, gia đình, nhà trường
và tồn xã hội.
Tìm hiểu, đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn BLHĐ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học.
Mục đích của thu thập số liệu là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng
minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Dự án này chủ yếu thu
5
thập số liệu từ những thực nghiệm và thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng
câu hỏi điều tra, khảo sát).
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp điều tra chủ yếu được sử dụng với đối tượng HS độ tuổi
vị thành niên đang theo học tại trường. Bảng hỏi được xây dựng cho 300 khách
thể, được kết cấu thành 4 phần với nội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề dư
luận xã hội về hành vi bạo lực trong trường THPT A đang biểu hiện và diễn ra qua
những hình thức nào; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực; tác động của
hành vi bạo lực đó đến bản thân HS, gia đình, nhà trường và tồn xã hội; những
giải pháp phịng chống BLHĐ.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu (định tính)
Phỏng vấn trực diện dựa trên gợi ý phỏng vấn sâu, dùng băng ghi âm sau đó
phân tích. Với 1 số trường hợp nhạy cảm ta có thể ghi chép nhanh, sử dụng các kí
tự khi ghi chép, chú trọng các thơng tin mang tính nóng, đặc trưng, tiêu biểu của
khách thể. Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 30 đến 40 phút. Liên hệ phỏng vấn
theo kiểu mạng xã hội.
5.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký
hiệu và các phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim) một cách
có chủ định, có kế hoạch, để ghi nhận, thu thập thơng tin phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Phương pháp quan sát có ưu điểm là khá đơn giản, dễ tiến hành, có thể
nghiên cứu đối tượng một cách tồn diện và khá chính xác nếu biết phối hợp tốt
nhiều phương pháp khác nhau.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng bạo lực học đường tại trường THPT A hiện nay đang diễn ra
theo nhiều hướng khác nhau, với hình thức, biểu hiện có chiều hướng xấu đi, HS
nữ tham gia bạo lực có chiều hướng tăng lên.
6
Nguyên nhân HS gây bạo lực là do sự thiếu quan tâm của bố mẹ, giáo viên
chủ nhiệm lớp, sự ảnh hưởng của game online đến hành vi của HS. HS không hiểu
pháp luật.
Biện pháp nhằm hạn chế hành vi bạo lực của HS cũng đang mang lại những
hiệu quả nhất định, có hiệu quả nhất là giải pháp đuổi học có thời hạn nhưng các
giải pháp vẫn chưa giải quyết được hết vấn đề đang tồn tại.
Ảnh hưởng đến bản thân HS, gia đình, nhà trường và tồn xã hội.
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở lí luận chung
Vận dụng nguyên tắc lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nghiên cứu biện pháp phòng chống BLHĐ
phải dựa vào cơ sở khoa học của phương pháp duy vật biện chứng, đặt nó nằm
trong sự tác động qua lại với môi trường mà đối tượng đó học tập và sinh sống.
1.2. Các lí thuyết áp dụng
1.2.1 Lí thuyết xã hội hóa cá nhân
Khi mà xã hội Việt Nam có nhiều biến động mạnh về kinh tế - xã hội thì trẻ
vị thành niên trong mơi trường xã hội hóa khơng tốt sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển,
7
hồn thiện nhân cách. Sự giáo dục của gia đình, nhà trường giúp cho trẻ định
hướng đi đúng đắn.
1.2.2. Lí thuyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn xảy ra giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực chứ khơng phải thảo
hiệp thì sau những hành vi bạo lực đó mâu thuẫn có được giải quyết hay khơng?
Có phân định được ai là người thắng cuộc hay không? Chúng ta đều không thể biết
cũng không thể lí giải hành vi đó cũng như hậu quả của nó để phân định ai đúng ai
sai. Và hành động trả thù là điều mà chúng ta thường hay thấy xuất hiện, dó đó mà
mâu thuẫn vẫn tiếp tục, vẫn tồn tại và khơng có hướng giải quyết. Như vậy ta thấy
rằng hành vi bạo lực trong HS xuất phát từ những mâu thuẫn gây ra sự lo lắng cho
gia đình, nhà trường và tồn xã hội.
1.2.3. Khái niệm công cụ
1.2.3.1. Khái niệm “Dư luận xã hội”
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì khái niệm Dư luận xã hội được hiểu
như sau: “ Dư luận xã hội là các tập hợp ý kiến cá nhân giống nhau có thành phần
chủ yếu là phán xét, đánh giá nó phản ánh tâm tư nguyện vọng, ý chí của các nhóm
xã hội nhất định đối với các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có động chạm đến
lợi ích, các chuẩn mực giá trị hay lợi ích cho họ”.
1.2.3.2. Khái niệm “Bạo lực học đường”
Chúng tôi sẽ nghiên cứu Bạo lực học đường theo khái niệm sau: “Bạo lực
học đường” là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường
giáo dục. “Bạo lực học đường” là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể thi
hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngồi trường hay giữa thầy với trị hoặc
ngược lại. Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho
người bị hại cảm thấy bất tiện được xem là Bạo lực học đường.
1.2.3.4 Khái niệm “Vị thành niên”
Trong đề tài này, thuật ngữ “Vị thành niên” được dùng để chỉ nhóm đối
tượng là lớp người từ 16-18 tuổi. Đây nhóm đối tượng diễn ra rất nhiều thay đổi về
tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, đồng thời chịu sự chi phối của các mối quan hệ trong
8
cuộc sống và những tác động mạnh mẽ của những yếu tố xã hội. Điều đặc biệt là
các em có tâm lí muốn làm người lớn, thích sống độc lập, thích tự khẳng định
mình.
2. Cơ sở thực tiễn
Một vài nét về trường THPT A:
Trường THPT A đóng trên địa bàn Tổ dân phố X - Thị trấn A, huyện B.
Năm học 2021 - 2022 tồn trường có 501 HS đến từ các xã và Thị trấn A trong
huyện B và một số ít HS đến từ xã lân cận của huyện khác. Nhà trường khơng có
kí túc xá cho HS nên phần lớn HS nhà xa ở trọ phân tán ở các xóm xung quanh
trường. Qua điều tra, tìm hiểu, những nhà trọ này do dân dựng lên, cho HS thuê,
thường ở tách biệt so với nhà chủ. Vì vậy, cơng tác quản lí HS ngồi giờ học gặp
nhiều khó khăn. Việc HS giao lưu, kết bạn cũng như sinh hoạt khơng có sự quản lí
của phụ huynh và thầy cô giáo.
Về cơ cấu thành phần dân tộc, HS của trường có các thành phần dân tộc
Tày, Nùng, Mơng, Dao. Trong q trình học tập, sinh sống có sự giao lưu, tiếp xúc
với nhau. Tất nhiên sẽ không tránh khỏi sự bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ và
lối sống. Đây cũng là một vấn đề dẫn tới sự khác biệt giữa các HS và dễ nảy sinh
mẫu thuẫn.
Ngoài ra, gia đình HS cũng có sự chênh lệch về điều kiện kinh tế. Số HS có
hộ khẩu thường trú ở vùng đặc biệt khó khăn là 311/501, HS thuộc diện hộ nghèo
là 139/501. Những em có hồn cảnh gia đình khó khăn thường mang tâm lí tự ti,
mặc cảm, sống khép mình. Ngược lại, số HS có điều kiện gia đình khá giả sẽ hịa
đồng, sống hồn nhiên, vơ lo, vô nghĩ về cơm áo gạo tiền... Nhưng một số ít HS dựa
vào kinh tế, địa vị gia đình mà tỏ ra ngang ngược, bất chấp thực hiện các hành vi
BLHĐ mà không lo sợ. Điều này lại làm cho cơng tác tun truyền, giáo dục để
giảm thiểu tình trạng bạo lực càng gặp thêm phải nhiều khó khăn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương này trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến phạm vi
nghiên cứu của dự án. Một số đặc điểm về đơn vị trường THPT A - địa bàn nghiên
9
cứu chính của dự án - cũng được điều tra, khảo sát. Đó là cơ sở quan trọng để
người viết đề xuất giải pháp ở phần sau của báo cáo.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT A
1. Thực trạng bạo lực học đường tại trường THPT A
BLHĐ biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: “Bạo lực học đường” là bạo
lực về tinh thần, ngơn ngữ, thân thể; Thi hành có ý đồ giữa các HS trong và ngoài
trường hay giữa thầy với trò hoặc ngược lại. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu
này thì chúng tơi chủ yếu nghiên cứu BLHĐ giữa HS với HS.
Qua cuộc khảo sát tại trường THPT A chúng tôi nhận thấy thực trạng tại đây
đang diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Thực trạng đó phần nào được thể
hiện qua bảng thống kê phân tích số liệu khảo sát sau: (Số lượng học sinh tham gia
khảo sát: 300)
St
t
1
2
3
Nội dung
Kết quả
Số lượng Tỉ lệ %
Bạn đã từng chứng kiến bạo lực học đường chưa?
300
100
- Có (đã từng)
124
41
- Chưa (chưa từng)
Thái độ, hành động của bạn khi chứng kiến:
176
124
59
100
- Can ngăn
02
1,6
- Báo cho người lớn (Thầy cô, cha mẹ...)
01
0,8
- Hò reo, cổ vũ, đứng xem
56
45,2
- Bỏ đi, không quan tâm
65
Bạn hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến bạo lực học 300
52,4
100
đường?
- Bị khiêu khích nên đánh
95
32
- Đánh vì lí do tình cảm (Ghen...)
88
29
- Người khác nhờ đánh
37
12
10
4
- Khơng có lí do (Thấy ghét thì đánh...)
38
13
- Ngun nhân khác
Hình thức bạn thường thấy (Hoặc đã dùng bạo lực)?
42
124
14
100
- 1 người đánh 1 người
5
4
- Nhiều hơn 2 người đánh 1 người
89
72
- 2 hoặc nhiều nhóm người đánh nhau
30
24
Qua cuộc khảo sát tại trường THPT A chúng tôi nhận thấy thực trạng bạo
lực tại đây đang diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trường THPT A là
trường có chất lượng đào tạo khá tốt tại tỉnh Cao Bằng nhưng khi được hỏi có 59%
học sinh trả lời là đã từng chứng kiến bạo lực học đường điều này cho thấy thực
trạng BLHĐ đã và đang tồn tại tại đây. Điều đó mang lại tâm lý hoang mang lo sợ
cho bản thân các em đang học tại trường. Có 75,3% HS trả lời rằng rất quan tâm lo
lắng trước thực trạng BLHĐ đang diễn ra.
Nhưng khi hỏi về hành động của các em khi chứng kiến hành vi bạo lực thì
chúng tơi thu được kết quả ngạc nhiên khi có 52,4% các em trả lời bỏ đi, khơng
quan tâm. Khi phỏng vấn sâu chúng tơi cũng có hỏi và được cho biết là do tâm lý
sợ hãi bị trả thù, khơng muốn liên quan đến vụ việc đó hoặc đơn giản cho rằng đó
khơng phải là việc của mình nên khơng cần có trách nhiệm. Điều đó đặt ra cho
chúng ta một câu hỏi rằng hành động của HS đang thể hiện rằng các em đang khép
mình lại sống vì bản thân q nhiều (ích kỉ, vơ cảm) khơng dám hành động chống
lại cái xấu. Theo điều tra thì cũng có 45,2% các em cho rằng khi đứng xem thì reo
hị, cổ vũ nhưng những em này là những em mà được coi là cùng nhóm với những
em có hành vi bạo lực khơng tham gia đánh thì đứng cổ vũ cho bạn mình, cịn lại
thì có 1,6% các em tham gia can ngăn và 0,8% HS có thơng báo cho người lớn
(Thầy cô, cha mẹ...).
Tại trường THPT A hiện nay cũng có diễn ra thực trạng các em học sinh nữ
đánh nhau, đây là vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội trong thời gian
gần đây. Như vậy, chúng ta thấy rằng hiện tượng HS đánh nhau đang xuất hiện cả
ở những em HS nam và các em HS nữ. Các em có thể thực hiện hành vi bạo lực
11
dưới nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau, có thể là chửi bới xúc phạm nhân cách,
nhân phẩm của bạn mình, các hành động chân tay như đấm, đá, tát, dùng dao, phớ,
cơn...; con gái thì thường là tát, xé quần áo, túm tóc, dùng kéo cắt áo, cắt tóc… Và
một hình thức biểu hiện đáng quan tâm nhất hiện nay đó là việc dùng điện thoại
hoặc máy quay phim quay lại hành vi đánh nhau đưa lên mạng xã hội (phổ biến
nhất là Facebook), những video đó được phát tán nhanh chóng trong cộng đồng
mạng. Hình thức này cịn gây tổn hại nặng về mặt tinh thần cho các bạn là nạn
nhân của BLHĐ.
HS đánh nhau có thể ở nhiều địa điểm khác nhau, nhưng theo khảo sát tại
trường THPT A hành vi BLHD diễn ra chủ yếu ở ngoài khu vực trường học. Tiến
hành phỏng vấn sâu, chúng tôi biết được những nguyên nhân chủ yếu để lựa chọn
địa điểm (ngoài trường) thực hiện hành vi bạo lực là: có thể nhờ người giúp đỡ; dễ
chạy trốn khi bị người dân, thầy cô hay các lực lượng cơ quan chức năng phát
hiện; ít bị thầy cơ kiểm sốt; cũng có một số em cho rằng nguyên nhân là thích thể
hiện (ra ngồi trường đánh để có nhiều HS cả trong và ngồi trường chứng kiến).
Vì vậy mà cơng tác giáo dục, quản lý HS cả trong và ngoài trường đều cần được
nâng cao nhằm hạn chế hành vi bạo lực của HS.
2. Nguyên nhân gây bạo lực học đường tại trường THPT A
Như vậy, thực trạng BLHĐ đang vẫn tồn tại trong trường THPT A với các
hình thức biểu hiện khác nhau. Khi khảo sát chúng tôi thu được nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn đến hành vi bạo lực của học sinh.
Thứ nhất, về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi vị thành niên: Giai đoạn này là
giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là
đặc điểm tâm sinh lí đang phát triển, thích thể hiện cá tính, thích được mọi người
quan tâm, chú ý. Đặc điểm cơ bản nhất: bắt đầu ý thức mình khơng cịn là trẻ con,
muốn được độc lập, muốn được tôn trọng, quan tâm đến hình thức bên ngồi, thích
tị mị khám phá, thử nghiệm, giai đoạn này thường có những hành vi mang tính
thử nghiệm, bốc đồng. Giai đoạn lứa tuổi này chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè
cùng trang lứa, quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với
12
tình yêu. Theo kết quả của cuộc khảo sát tại trường THPT A thì nguyên nhân dẫn
đến hành vi đánh nhau giữa các học sinh thì có tới 32% học sinh được hỏi cho
nguyên nhân dẫn đến hành vi đánh nhau là do khiêu khích nên đánh; 29% đánh
nhau vì lí do tình cảm (ghen tng, tranh giành người u); 12% nguyên nhân
người khác nhờ đánh, 13% đánh ko có lí do (chẳng hạn “nhìn ngứa mắt thì
đánh”,"thấy ghét thì đánh"...), 14 % từ những nguyên nhân khác như: chán học,
thiếu kĩ năng sống, bố mẹ không quan tâm được HS cho là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến hành vi BLHĐ.
Thứ hai, ngun nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nơi đầu tiên định hình
nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân nên
một bộ phận phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của
con em mình, hơn thế nữa là chính trong bản thân gia đình bố mẹ xảy ra mẫu
thuẫn, những hành vi, thái độ của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các
em. Mơi trường gia đình đặc biệt quan trọng bởi thời gian các em sống và học tập
kinh nghiệm sống nhiều nhất. Hơn nữa giai đoạn tuổi vị thành niên mang nhiều đặc
điểm dễ chịu sự tác động từ bên ngồi: dễ bị kích động, dễ dàng và nhanh chóng
tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ mơi trường bên ngồi. Hầu hết các em được hỏi về
nguyên nhân của hành vi gây bạo lực đều cho rằng phần lớn các bạn có hành vi
bạo lực đều xuất thân trong gia đình mà bố mẹ có quan hệ bất hịa, gia đình bố mẹ
li hơn… như vậy ngun nhân gây ra hành vi bạo lực học đường bắt nguồn từ phía
gia đình.
Thứ ba, ngun nhân từ phía nhà trường: Nhà trường là mơi trường thứ hai
hình thành nhân cách cho trẻ. Tác động của nhà trường không những chỉ giáo dục
mà cịn hình thành hình thành, hồn thiện bản thân HS hơn. Tuy nhiên thì một số
tác động khác từ phía nhà trường đó chính là: Cơ chế quản lí khu vực trường học
chưa nghiêm ngặt, vai trò của giáo viên chưa phát huy được hết. GV và trường học
chú trọng nhiều vào truyền đạt kiến thức mà đôi lúc chưa thực sự lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của HS. Những khúc mắc của mới lớn, những áp lực tâm lí chưa
được giải tỏa kịp thời. GV và HS còn khoảng cách tâm lí lớn. Nhà trường cịn ít tổ
13
chức các hoạt động giao lưu giữu GV và HS, HS với HS để tăng tình đồn kết, gắn
bó và thấu hiểu.
Thứ tư, ngun nhân từ phía xã hội: Ngồi phạm vi nhà trường và gia đình,
học sinh cịn chịu ảnh hưởng từ mơi trường thứ ba, đó là mơi trường xã hội. Môi
trường giúp các em hoạt động và lớn lên, hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết
định sự hình thành và phát triển nhân cách. Thực tế thời gian hoạt động của các em
chủ yếu là ngoài xã hội mà ngày nay một thực tế đáng báo động đó chính là sự du
nhập nhiều nền văn hóa ngoại lai, những nền văn hóa mà nếu khơng có sự chắt lọc
và lựa chọn hợp lí thì bản thân người tiếp nhận sẽ chịu tác động tiêu cực, ảnh
hưởng của trò chơi điện tử game online, chủ yếu là những trị mang tính hành
động bạo lực… ảnh hưởng rất lớn đến hành động và suy nghĩ của cá nhân các em.
Kết quả khảo sát thu được: Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường do
ảnh hưởng của game online 38.7%, những trò bạo lực, chém giết nhau được các
em một cách thích thú. Những biện pháp cụ thể, như thắt chặt an ninh, tăng cường
kiểm tra, sử dụng camera, tuyên truyền, vận động… nhưng điều quan trọng nhất
khơng phải ở những hành động bề ngồi. Một khi khơng có sự quan tâm đúng
mức, một khi khơng tạo cho học sinh một môi trường học tập, sinh sống lành mạnh
thì bạo lực vẫn cứ diễn ra khơng hình thức này thì hình thức khác, khơng lúc này
thì lúc khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Dựa trên kết quả khảo sát, điều tra, chương II phân tích ngắn gọn thực trạng
và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BLHĐ tại trương THPT A. Một thực tế đáng lo
ngại là, mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp giáo dục HS nhưng tình trạng
BLHĐ vẫn diễn ra. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của cơng tác phịng
ngừa BLHĐ cho HS. Đánh giá đúng thực trạng BLHĐ tại đơn vị để làm căn cứ
thực tiễn đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, cũng là
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
14
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NGĂN CHẶN, GIẢM THIỂU VẤN ĐỀ BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT A
1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hạn chế hành vi bạo lực học đường của
cấp trên
Từ thực trạng và những nguyên nhân gây bạo lực trên, Chính phủ, Bộ giáo
dục và đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành các văn bản chỉ đạo
sát sao, kịp thời. Cụ thể:
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ duy
định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực
học đường;
Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo
dục và đào tạo ban hành Chương trình hành động Phịng, chống bạo lực học đường
trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
giai đoạn 2017-2021;
Kế hoạch số 1803/KH-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng về việc thực hiện Chương trình hành động Phòng, chống bạo
lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên giai đoạn 2018-2021;
15
Kế hoạch số 33/KH-SGD&ĐT, ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Cao Bằng thực hiện Chương trình hành động phịng, chống bạo lực học
đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên giai đoạn 2018-2021
Văn bản Số 12/SGD&ĐT-GDDT&HSSV ngày 04 tháng 01 năm 2019 của
Sở Giáo dục và đào tạo Cao Bằng về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng
ngừa bạo lực học đường
Điều 38 trong điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường
phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, về mức
độ khen thưởng và kỷ luật học sinh mới được bộ giáo dục và đào tạo ban hành thì
khi học sinh vi phạm khuyết điểm trong q trình học tập, rèn luyện có thể được
nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm, khiển trách,
thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết
điểm hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức tăng dần. Các biện pháp đó đã được áp
dụng và theo nhà trường thì các biện pháp đó đều mang lại nhiều hiệu quả.
2. Giải pháp giảm thiểu bạo lực học đường
Trong phạm vi khuôn khổ nghiên cứu của dự án, chúng tôi chủ yếu nghiên
cứu những giải pháp được áp dụng thực hiện tại trường THPT A. Tuy nhiên, ngồi
ra, chúng tơi cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đối với HS, gia đình và chính
quyền các cấp mang tính chất tham khảo với mong muốn dự án có thể được triển
khai ở phạm vi rộng hơn.
Các nguyên tắc đề xuất biện pháp:
- Đảm bảo tính mục đích.
- Đảm bảo tính thực tiễn.
- Đảm bảo tính khả thi.
- Đảm bảo tính đồng bộ tồn diện.
2.1. Bản thân học sinh
Các bạn HS cần xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, đồn kết với
nhau, khơng chia bè kéo cánh... Có thể thành lập các nhóm bạn cùng tiến tích cực
16
thi đua học tập, rèn luyện. Đối với các hoạt động tập thể của trường, lớp, của xã
hội cần tự giác, tích cực tham gia nhằm trang bị thêm các kĩ năng mềm và gia tăng
tinh thần đoàn kết, gắn bó với các bạn khác.
Cố gắng học tập, thực hiện tốt nề nếp, nội quy nhà trường. Nên sáng tạo
phương pháp học mới để giảm bớt áp lực . Mỗi HS nên lập thời gian biểu phù hợp,
không nên học quá nhiều làm căng thẳng, bố trí thời gian giải trí hợp lí, khơng q
lâu để tránh ảnh hưởng đến tâm lí.
Khi chọn hình thức giải trí cần chọn những hình thức lành mạnh, tiết kiệm,
hạn chế chơi game online. Đặc biệt, cẩn trọng khi khai thác, tìm kiếm trơng tin trên
Internet, tránh xa những thông tin xấu, video bạo lực, tình dục. Ln cảnh giác khi
sử dụng mạng xã hội, tránh xa tệ nạn, không để bị lôi kéo. Dành thời gian trau dồi
những kiến thức về các tệ nạn xã hội, đặc biệt là bạo lực, cờ bạc, ma tuý, mại dâm,
nhằm trang bị kĩ năng tự vệ, giao tiếp.
HS cũng cần rèn luyện đức tính giản dị, tiết kiệm, ăn mặc phù hợp với lứa
tuổi, hạn chế trang điểm, đeo trang sức, khơng đua địi; Thường xun chia sẻ với
cha mẹ, người thân, thầy cô giáo… về những chuyện trong học tập, trong cuộc
sống, đặc biệt khi gặp khó khăn, bế tắc khơng lối thốt ; Trong giao tiếp nên ôn tồn,
khiêm nhường, nhã nhặn, tránh những hành động, cử chỉ khiêu khích.
2.2. Gia đình
Có thể nói, gia đình là một mơi trường quan trọng với mỗi người, nhất là lứa
tuổi học sinh - lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lí. Tuy nhiên trong phạm vi
của đề tài, chúng tơi xin trình bày một số giải pháp chủ yếu:
Cha mẹ cần quan tâm đến thời gian biểu, các hoạt động trong ngày của con,
quản lí thời gian vui chơi. Cha mẹ hãy là “bạn bè” của con, theo dõi diễn biến tâm
lí để động viên, chia sẽ, giúp đỡ khi con gặp khúc mắc. Cần quan tâm đến việc học
của con; tạo điều kiện để con đến trường với đầy đủ quần áo, giày dép (phù hợp),
sách vở, đồ dùng học tập. Tạo điều kiện để con phát huy tài năng, đam mê, không
ngăn cản con theo đuổi sở thích lành mạnh. Định hướng cho con về học tập, quan
hệ xã hội và cuộc sống...
17
Cha mẹ không phạm vào cuộc sống riêng tư của con (tình bạn, nhật kí...).
Nhưng có thể cài đặt các ứng dụng quản lí con em khỏi các nội dung xấu trên
intrenet.
Quan hệ trong gia đình: cha mẹ phải hịa thuận. Các thành viên trong gia
đình chung tay xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; dạy dỗ con đúng
cách, không dùng bạo lực với con. Bởi lẽ nhiều hành vi của trẻ sẽ là sự phản chiếu
hành vi ứng xử từ trong gia đình.
2.3. Nhà trường
Qua thực tế những biện pháp đã triển khai tại trường, chúng tơi xin đề xuất
một số nhóm biện pháp sau đây:
2.3.1. Nhóm biện pháp tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền vấn đề về BLHĐ, các tệ nạn xã hội vào sinh hoạt
đầu giờ, các buổi ngoại khóa dưới hình thức sinh động, sân khấu hóa; tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, diễn tiểu phẩm… về ngăn chặn các tệ nạn.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng các kế hoạch ngoại khóa
trong năm học, bao gồm ngoại khóa về các vấn đề xã hội, giáo dục kĩ năng sống,
ngoại khóa chun mơn. Thơng qua các hoạt động trên, HS có thêm hiểu biết và
rèn luyện kĩ năng "mềm", tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các bạn HS trong lớp,
khối và trường.
Kế hoạch ngoại khóa của trường THPT A trong năm học 2021-2022
18
Một số hình ảnh về các buổi ngoại khóa đã diễn ra theo kế hoạch
Một thực tế đã được chứng minh là, thông qua các hoạt động tập thể khi HS
chuẩn bị, tham gia ngoại khóa sẽ càng gia tăng tinh thần đoàn kết giữa các bạn HS.
Làm báo tường, trang trí lớp ở 12A1
- Tổ chức các buổi lao động ngoài trời cho HS cùng tham gia. Lao động tập
thể ngồi trời tạo khơng khí vui vẻ, giảm bớt căng thẳng sau những giờ học.
Hoạt động lao động tình nguyện của HS
- Tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tuyên
truyền đến HS
19
+ Thi trực tuyến Học tập và làm theo tư
tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên kết:
/>story_fbid=637199143913235&id=10002869
4655612)
+ Thi viết Tuyên truyền phòng chống bạo
lực học đường cấp trường
Địa chỉ liên kết bài tuyên truyền Đạt giải nhất
ch/9hMfSdokjp/
ch/9hMiJeUBPi/)
+ Thi sáng tạo trẻ Hành trình thứ hai của
rác thải nhựa
Địa chỉ liên kết đăng thông tin về cuộc thi:
/>story_fbid=637166947249788&id=10002869
4655612)
Đặc biệt, trong tháng 10/2021, trường THPT A tổ chức lồng ghép nội dung
thi vẽ tranh tuyên truyền về phòng, chống Bạo lực học đường giữa các lớp
Chi đoàn 12A1
Chi đoàn 12A3
Chi đoàn 11A4
Chi đoàn 10A2
- Tăng cường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường
trong việc tuyên truyền, giáo dục HS. Trong nhà trường, nếu Ban giám hiệu đóng
20
vai trị lãnh đạo, quản lí, xây dựng kế hoạch tun truyền, thì Đồn thanh niên,
Cơng đồn, tổ chun mơn sẽ trực tiếp thực hiện, cụ thể hóa các kế hoạch. Ngồi
ra, nhà trường ln phối hợp chặt chẽ với công an địa phương, hội phụ huynh để
tuyên truyền giáo dục HS. Nhà trường sử dụng sổ liên lạc điện tử trên phần mềm
SMAS, Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh được thường xuyên và hiệu quả
hơn
Công an Huyện B phối hợp cùng nhà trường tổ
Phụ huynh có mặt trong
chức ngoại khóa tun truyền
buổi tư vấn tâm lí HS
2.3.2. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức học sinh qua các hoạt động giáo dục
- Tổ chức các buổi giáo dục HS về kĩ năng sống, kĩ năng mềm, lí tưởng sống
của thanh thiếu niên. Hình thức này được lồng ghép trong giờ chào cờ, các tiết sinh
hoạt của GV chủ nhiệm. Hoạt động này cũng được ban giám hiệu nhà trường quan
tâm chú trọng và xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Thông qua các hoạt động
này, HS được giáo dục về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí trong cuộc sống.
Kế hoạch của trường
Kế hoạch của tổ chuyên môn