Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận thuyết liên tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.22 KB, 11 trang )

Đề tài: Thuyết liên tưởng trong lịch sử tâm lý học
Cấu trúc bài tiểu luận:
1. Cơ sở tiền đề ra đời thuyết tâm lý học liên tưởng……………………………2
2. Quá trình phát triển của thuyết liên tưởng cùng với những đại diện của dòng
tâm lý học này……………………………………………………………… 3
3. Những quan điểm chính trong thuyết liên tưởng…………………………….7
4. Ứng dụng của thuyết liên tưởng trong giáo dục…………………………… 10
5. Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của thuyết liên tưởng…………………10
- 1 -
BÀI LÀM
Trong lịch sử phát triển của tâm lý học, đã xuất hiện rất nhiều tư tưởng,
khuynh hướng và các trường phái tâm lý học. Một trong những tư tưởng tâm lý
học tất yếu của lịch sử là Thuyết liên tưởng. Thuyết này có đóng góp đáng kể cho
sự ra đời của Tâm lý học như một ngành khoa học độc lập. Tâm lý học liên tưởng
cũng đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển các phương pháp dạy
học. Trong bài tiểu luận này, em sẽ trình bày về lịch sử phát triển của tâm lý học
liên tưởng:
1. Cơ sở tiền đề ra đời của thuyết liên tưởng
Tâm lý học liên tưởng là những khuynh hướng tâm lý học khác nhau về
bản chất khoa học, tư tưởng nhưng đều sử dụng chung một khái niệm liên tưởng
để giải thích các quá trình tâm lý của cơ thể. Liên tưởng là sự phản ánh trong ý
thức mối liên hệ qua lại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện tượng dưới
hình thức liên hệ có tính quy luật của hệ thần kinh và tâm lý.
Thuyết liên tưởng là những khuynh hướng tâm lý học khác nhau về bản chất
khoa học – tư tưởng vì nó được hình thành trên cơ sở các quan điểm triết học
không thuần nhất: quan điểm triết học duy vật máy móc thế kỷ XVII của Hobbes
Thomas, B.Spinoza, John Locke; quan điểm khoa học tự nhiên của Descartes và
Hartley; cũng như quan niệm duy tâm của Hium, D. Mill, Berkeley…
Vì là dựa trên nền tảng triết học như vậy, nên các hiện tượng tâm lý trong thuyết
liên tưởng đều mang đậm tính duy vật máy móc và tính khoa học tự nhiên. Để
giải thích sự hình thành các hiện tượng tâm lý, các nhà tâm lý học liên tưởng đã


xuất phát từ quan niệm duy vật cho là tác động bên ngoài gây ra hành động đáp
trả của hệ thần kinh, làm cho hệ thần kinh xuất hiện những rung động lớn bé;
những rung động này sau khi xuât hiện được lưu giữ lại, được tích lũy lại, đồng
thời tạo ra một cơ quan làm trung gian cho những phản ứng sau đó đối với các
ảnh hưởng tác động mới từ bên ngoài ( D. Hartley).
Thực chất, cái cơ quan làm trung gian đó chính là mối quan hệ mật thiết và
chặt chẽ của các hoạt động sinh lý thần kinh cấp cao của não với các quá trình
tâm lý.
Tóm lại, tâm lý học liên tưởng mang tính duy vật vì coi tâm lý con người là
cái thứ hai sau cơ thể, máy móc do không nhận thấy sự khác biệt trong cơ chế
- 2 -
hình thành của cái tâm lý đơn giản, cũng như cái tâm lý phức tạp, đồng thời
thuyết liên tưởng cũng mang tính khoa học tự nhiên do nó nghiên cứu mối quan
hệ giữa tâm lý và sinh lý. Vì vậy, thuyết liên tưởng vẫn khó có thể lý giải được
các hoạt động tâm lý phức tạp ở người. Đây là một hạn chế có tính lịch sử của
tâm lý học liên tưởng.
2. Quá trình phát triển của thuyết liên tưởng cùng với những đại
diện của Thuyết liên tưởng
Nghiên cứu về tâm lý học liên tưởng bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII, phát
triển mạnh ở thế kỷ XVIII và đi vào bế tắc ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
2.1 Thời kỳ mở đầu
Ở thế kỷ XVII, rất nhiều triết gia như Descartes (1596-1650), Hobbes
Thomas (1588-1677), John Locke (1632-1704) … bắt đầu đi vào nghiên cứu các
hiện tượng tâm lý nảy sinh bên trong cơ thể sau khi có tác động từ bên ngoài
nhằm tìm tòi, phát hiện ra cơ chế vận động của tâm lý, tâm hồn. Những nghiên
cứu này đã tạo ra dòng tâm lý học liên tưởng với một số kết quả ban đầu:
- Các biểu tượng đã hình thành kết hợp với nhau tạo thành các suy nghĩ, các
quá trình ý thức.
- Cơ chế liên tưởng có được chỉ là do các quá trình cảm tính đã xuất hiện vận
động tiếp như là theo quán tính. Không có một lực lượng bên ngoài nào tham

gia vào hành động liên tưởng cả – quan niệm của Hobbes.
- Các quá trình liên tưởng được hình thành là một chuỗi những vận động cảu
“hồn vật” theo những đường mòn đã có – quan niệm của Descartes và Locke.
- Những hiểu biết sinh ra từ liên tưởng là những liên kết máy móc không tự
nhiên, không có cơ sở lý trí nên không sang suốt – quan niệm của Locke.
- Ý thức chỉ là người quan sát bên ngoài các hoạt động liên tưởng không tham
gia vào cá hoạt động này – quan điểm của Descartes.
Từ các kết quả đạt được đã dẫn ra các quy luật liên tưởng:
- Quy luật tương phản: từ một biểu tượng xuất hiện, con người dễ dàng liên
tưởng tới các biểu tượng đối lập với nó. Ví dụ: nhìn trời nắng nóng lại nghĩ
đến mùa đông lạnh, khi đói nghĩ đến thức ăn…
- 3 -
- Quy luật hỗn phối: các cơ quan cảm giác cũng như các hiện tượng tâm hồn có
sự phối hợp với nhau để con người cảm nhận sự vật hiện tượng sâu sắc hơn.
Ví dụ: một người xa nhà nghe một bài hát về tình cảm gia đình thì sẽ có tâm
trạng bồi hồi, nhớ nhung người thân, mong về nhà.
- Quy luật kế cận: từ một biểu tượng này, theo logic phát triển của sự vật hiện
tượng, dễ dàng chuyển suy nghĩ sang đối tượng kế cận với nó. Ví dụ: khi đang
nghĩ đến đứa bạn thân của mình thì có thể chuyển sang nghĩ đến anh trai nó.
Nói chung, những kết quả đạt được ở thời kỳ này vẫn còn rất hạn chế nhưng thành
tựu của tâm lý học liên tưởng thời kỳ có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển
của tâm lý học.
2.2 Thời kỳ phát triển
Vào thế kỷ XVIII, thuyết liên tưởng phát triển rất mạnh mẽ ở Anh với một
số đại diện tiêu biểu là D. Hartley, Berkeley, Hium.
Hartley (1705-1757) là bác sĩ, nhà triết học duy vật người Anh. Ông được coi là “
người đầu tiên làm cho liên tưởng trở thành phạm trù tổng hợp giải thích toàn bộ
hoạt dộng tâm lý”. Năm 1749, Hartley cho ra đời tác phẩm “quan sát con người”,
đây là khởi nguyên cho chủ nghĩa liên tưởng cổ điển. Ông phát triển dòng tâm lý học
liên tưởng dựa trên giả thuyết về dao động. Nội dung học thuyết của Harley thể hiện:

- Dao động trong không gian được truyền vào cơ thể, trong hệ thần kinh người
xuất hiện hai dao động lớn và nhỏ. Dao động lớn sinh ra ở các dây thần kinh;
dao động nhỏ dinh ra trong não bộ và tủy sống. Các dao động này là nguồn
gốc sinh ra tâm lý.
- Dao động lại tiếp tục truyền từ não qua các dây thần kinh đến các cơ quan vận
động, gây ra một cử động.
- Hệ thần kinh có một khả năng đặc biệt là ghi nhớ lại các dao động đó. Đây
cũng là tính chất điển hình của cơ thể khác với các vật thể khác, nhờ quy luật
liên tưởng, hoạt động tâm lý xuất hiện.
- Quá trình liên tưởng diễn ra có sự tham gia của động cơ như đam mê, mong
muốn, thỏa mãn, không thỏa mãn. Cong nguồn gốc của động cơ là từ các môi
trường xung quanh con người.
- Quá trình hình thành những đặc tính riêng của con ngươi hoàn toàn phục
thuộc vào tính chất đòi hởi của các tác động cảu môi trường xung quanh, của
xã hội.
- 4 -
Đây là một học thuyết tiến bộ, là đỉnh cao của tư tưởng tâm lý học thế kỷ XVIII.
Học thuyết dao động khẳng định các hiện tượng tâm lý người diễn ra có quy luật,
theo một cơ chế nhất định và con người có thể nhận thức và điều khiển được nó.
Theo Hartley, tâm lý và sinh lý người có mối quan hệ chặt chẽ, do đó, muốn hiểu
tâm lý thì phải hiểu rõ quy luật hoạt động của hệ thần kinh.
Tuy đây là một học thuyết tiến bộ nhưng nó vẫn là những quan niệm máy móc, khó
có thể lý giải được các hoạt động tâm lý phức tạp ở người.
Bên cạnh tư tưởng tâm lý học liên tưởng duy vật còn có một số tư tưởng
tâm lý học liên tưởng của nhà triết học duy tâm như G.Berkeley và D. Hium.
G.Berkeley (1685-1753) quan niệm rằng thế giới khách quan không tồn tại mà chỉ
tồn tại thế giới cảm giác, thế giới các hiện tượng tâm hồn bên trong chủ thể đang
hoạt động; bất cứ cái gì tồn tại là do chúng ta cảm nhận được.
Nhà triết học duy tâm D. Hium (1711-1776) đã thể hiện quan điểm của mình qua tác
phẩm “Nghiên cứu về lý tính con người” (1748):

- Đối tượng duy nhất của sự hiểu biết xác thực là đối tượng toán học, còn các
đối tượng khác chỉ có thể rút ra từ kinh nghiệm chứ không thể chứng minh
bằng logic được.
- Đối tượng của tâm lý học cũng là kinh nghiệm, được hình thành nên từ các ấn
tượng và ý niệm, được nhận thức nhờ phương pháp nội quan. Theo Hium,
cảm giác là nguồn gốc tuyệt đối của nhận thức, ý niệm là sự sao chép lại các
ấn tượng trong phạm vi của ý thức. Ông cho rằng một trong những nguyên lý
tồn tại của con người là nguyên lý liên tưởng. Bản chất của nguyên lý này
không nhận thức được, có 3 dạng liên tưởng ý niệm: liên tưởng giống nhau,
liên tưởng kế cận, liên tưởng nhân quả.
Nhìn chung, thuyết liên tưởng của Berkeley và Hium là luận thuyết duy tâm với lập
trường nội quan , chủ trương không thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan,
chủ trương tách thế giới tinh thần ra khỏi thế giới vật chất. Vì thế mà quan niệm này
đã cản trở sự phát triển của Tâm lý học.
2.3.Thời kỳ đổi mới trong dòng tâm lý học liên tưởng
Sang thế kỷ XIX, thuyết liên tưởng đã có những thay đổi để phù hợp hơn
với những tiến bộ khoa học tự nhiên, từ bỏ các quan niệm tư biện trừu tượng về bản
- 5 -
thể của cơ thể ( ví dụ: quan niệm về sự rung động của các sợi dây thần kinh như các
sợi dây đàn của D. Hartley)
Sự đổi mới đầu tiên phải kể đến là tư tưởng nhà giáo dục, giáo sư triết học
Thomas Braun (1778-1820). Ông quan niệm: liên tưởng là thuộc tính nội tại, như là
hoạt động của trí tuệ chứ không được cắt nghĩa theo thuộc tính cơ thể. Ông phê phán
các quan niệm liên tưởng cũ và cho rằng: nguyên tắc tính chất kế tiếp trong không
gian và trong thời gian quyết định việc chuyển một quá trình cơ thể này sang một
quá trình cơ thể khác là hoàn toàn không đầy đủ để hiểu mối liên hệ tư duy trong ý
thức con người, bên cạnh đó con người còn có các hoạt động sáng tạo.
Người thứ hai cần nhắc đến là nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà tâm lý học
và giáo dục học người Đức - Herbart (1776-1841). Ông cho rằng: cơ sở của thế giới
là tập hợp của các hiện tượng không thể biết. Ông muốn xây dựng tâm lý học như

một hệ thống khoa học dựa trên phép siêu hình, kinh nghiệm và toán học. Trong giáo
dục, Herbart đưa ra 4 nguyên tắc dạy học: tính sáng tạo, tính liên tưởng, tính hệ
thống, phương pháp. Một số quan niệm về tâm lý học liên tưởng của Herbart là:
- Phép siêu hình là một phạm trù triết học, tiền đề của một hệ thống tâm lý học
mới.
- Tâm hồn là cái không thể nhận biết được. Trong tâm hồn không có cái gì là
khởi đầu. Sự thông nhất giữa cuộc sống tâm lý và nguồn gốc khởi đầu của tâm
lý là không thể có. Tâm hồn không thể là đối tượng của khoa học.
- Mỗi biểu tượng không chỉ có một số nọi dung mà là đại lượng mang năng
lượng. Xuất phát từ tiền đề này, Herbart đã soạn thảo học thuyết trạng thái
tĩnh và năng động của các biểu tượng”.
- Herbart đã chống lại quan niệm của Kant về tri giác. Ông cho rằng khối lượng
tri giác bao gồm từ các biểu tượng và mỗi biểu tượng lại có được trong kinh
nghiệm cá nhân, có thể được cái biến, được “chương trình hóa” bởi nhà giáo
dục.
Do tính chất tư biện trừu tượng của các biểu tượng cũng như quan niệm về cơ chế
sinh lý học của cá liên tưởng, niềm khát vọng chỉ ra tính độc đáo của các quá trình
đặc trưng cho cuộc sống tâm lý khác thực sự với cuộc sống cơ thể đã dẫn học thuyết
liên tưởng đến chỗ được xem là học thuyết về nguyên tác nội tại của ý thức.
Theo quan niệm của Herbart thì hoạt động tinh thần là có tính quy luật riêng của nó;
các quy luật này không đồng nhất với các quy luật sinh lý học.
- 6 -
Dù còn nhiều khiếm khuyết trong quan niệm về liên tưởng của Herbart, nhưng tư
tưởng của ông cũng đã tham gia vào việc kích thích cho sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học tâm lý trong nửa cuối thế kỷ XIX.
3. Những luận điểm chính trong thuyết liên tưởng
3.1. Luận điểm về liên tưởng
Liên tưởng là một luận điểm chính, cơ bản, cốt lõi, là luận điểm xương sống, linh
hồn của tâm lý học Liên tưởng và đã được sử dụng làm nguyên tắc chính để giải
thích triệt để tất cả các hiện tượng tâm lý, từ các hiện tượng tâm lý đơn giản nhất

(cảm giác, tri giác) đến các hiện tượng tâm lý phức tạp nhất (tư duy, tình cảm, khái
niệm ) ở con người.
Theo nguyên tắc này mọi hiện tượng tâm lý của con người và động vật đều được
giải thích bằng những cảm giác ban đầu và bằng những liên tưởng các cảm giác đó.
Các biểu tượng và các khái niệm của con người có được chính là theo nguyên tắc
như vậy. Nói một cách khái quát, mọi hiện tượng tâm lý đều được giải thích theo
nguyên tắc liên tưởng.
3.2. Luận điểm về cảm giác
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của
sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan con người. Trong tâm lý
học Liên tưởng cảm giác đóng vai trò rất quan trọng đối với các liên tưởng và việc
xây dựng nên tòa lâu đài nhận thức của con người. Nói đến liên tưởng là nói đến
cảm giác. Không thể có liên tưởng mà không có cảm giác. Hơn thế, cảm giác còn là
thành phần cấu thành chính của mọi hiện tượng tâm lý cao hơn, là vật liệu và cũng là
chất liệu của mọi liên tưởng trong các hiện tượng tâm lý cao hơn.
Sau này, khi làm rõ nguyên nhân tạo ra các liên tưởng của biểu tượng hay của
các khái niệm, D. Mill đã nhận thấy các biểu tượng của chúng ta được sinh ra và tồn
tại trong chính cái trật tự đã sinh ra và tồn tại các cảm giác. Điều này cũng có nghĩa
con đường nhận thức được diễn ra bắt đầu không phải là phản ánh trọn vẹn các
thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng, mà là bắt đầu từ sự phản ánh từng
- 7 -
thuộc tính riêng lẻ, bên ngoài của chúng. Nói khác đi, nhận thức bắt đầu từ cái phần
tử, cái thành phần, cái bộ phận của cái toàn thể. Chính vì vậy mà tri giác (một quá
trình tâm lý phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang
trực tiếp tác động vào giác quan con người) được giải thích là sự liên tưởng các cảm
giác trước đó; hình ảnh của tri giác (hình tượng) là kết quả liên tưởng các hình ảnh
cảm giác (cái cảm giác) trước đó; còn biểu tượng, hình ảnh của trí nhớ (một quá
trình tâm lý phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi
những sự vật, hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào giác quan con người)
là kết quả của liên tưởng của chính các cảm giác đã tạo nên hình ảnh của tri giác

(hình tượng) nhờ sự lặp lại chính quá trình tri giác đó, tức cũng là nhờ sự lặp lại
chính những cảm giác trước đó và v.v Đây cũng là quan niệm rất máy móc trong
tâm lý học Liên tưởng.
3.3. Luận điểm về trí nhớ
Luận điểm về trí nhớ, khâu tâm điểm của nhận thức luận liên tưởng. trí nhớ là
trọng tâm của nhận thức luận Liên tưởng. Mọi cái con người thu được qua cảm giác
và tri giác đều được lưu giữ lại trong biểu tượng của trí nhớ theo nguyên tắc liên
tưởng. Để có được những cái mới do tư duy, tưởng tượng phản ánh cũng xuất phát từ
việc củng cố, chăm chuốt biểu tượng của trí nhớ theo nguyên tắc liên tưởng. Tóm lại,
việc phát triển nhận thức của con người là ở khâu trí nhớ theo nguyên tắc liên tưởng.
Chính vì vậy, tâm lí học Liên tưởng đã tập trưng vào tìm hiểu nguyên nhân và quy
luật của liên tưởng, cũng như vào bản thân trí nhớ.
Tâm lý học Liên tưởng đã chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến liên tưởng: Thứ nhất
là sự tươi mới của các cảm giác được liên tưởng; thứ hai là sự lặp lại thường xuyên
của liên tưởng.
Tâm lý học liên tưởng đã nêu ra ba loại quy luật chủ yếu tạo thành liên tưởng: quy
luật liên tưởng theo sự giống nhau, quy luật liên tưởng theo sự gần nhau về không
gian hay về thời gian (trùng hợp theo vị trí hoặc theo thời gian) và quy luật liên tưởng
theo nhân quả. Ngoài ra còn có các quy luật liên tưởng thứ yếu khác như: quy luật về
sự trái ngược, quy luật về độ lâu dài của những ấn tượng ban đầu, các quy luật về sự
sống động, về tần số và về sự trì hoãn về thời gian của các ấn tượng đó.
Sự phân tích các quy luật tạo thành liên tưởng nêu trên cho thấy những quy luật
liên tưởng chính là một danh mục các điều kiện ghi nhớ tốt nhất. Chính các quy luật
- 8 -
liên tưởng có tác động đến việc ghi nhớ. Loại trí nhớ này là trí nhớ liên tưởng, trí
nhớ máy móc.
3.4. Luận điểm về tư duy của tâm lý học Liên tưởng
Tư duy được tâm lý học liên tưởng coi là một chức năng tái tạo độc đáo của trí
nhớ. Cứ tri giác đối tượng nhiều lần, cứ củng cố các cảm giác do các thuộc tính phần
tử của đối tượng mang lại nhiều lần và cứ củng cố các liên tưởng đó nhiều lần, thì sẽ

có được khái niệm đối tượng. Như vậy, các khái niệm, sản phẩm của tư duy sáng
tạo, phản ánh cái mới, cái bản chất của sự vật, hiện tượng, có được là nhờ vào sự
củng cố, làm bền vững các liên tưởng của biểu tượng đã có của trí nhớ, thực chất là
chỉ nhờ vào sự tái tạo máy móc của trí nhớ.
Do đó để có tư duy, tưởng tượng sáng tạo và các sản phẩm của nó thì chỉ cần tập
trung vào trí nhớ, vào tạo ra, củng cố biểu tượng, chính xác các liên tưởng của biểu
tượng. Và con đường để tạo ra và làm bền vững đó chính là con đường lặp lại nhiều
lần, máy móc các liên tưởng của biểu tượng đã có. Một lần nữa ta thấy trí nhớ, mà
cụ thể là biểu tượng, liên tưởng của biểu tượng là tâm điểm trong nhận thức luận của
tâm lý học Liên tưởng.
Như vậy, sơ đồ nhận thức của tâm lý học Liên tưởng về bản chất là sơ đồ nhận
thức cảm tính. Các quá trình tâm lý của nhận thức cảm tính này được phát triển ở
trong đầu, mang đậm tính nội quan, đơn điệu và máy móc. Do mang tính nội quan
như vậy, nên tâm lý học Liên tưởng còn được gọi là tâm lý học nội quan.
Tóm lại, liên tưởng là khi nhớ lại một đối tượng nào đó thường dẫn đến nhớ lại một
đối tượng khác có liên quan. Sự vật hiện tượng tồn tại không tách rời nhau mà liên
hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều dạng khác nhau. Sự vật hiện tượng phản ánh vào trí
óc con người theo một cách thức nào đó (do tính chất của kích thích, phương pháp
kích thích, hình thức kích thích, số lần kích thích…). Chúng ghi lại trong ý thức dưới
hình thức khái niệm, biểu tượng, hình tượng… theo từng nhóm, từng loại… Như vậy,
nhận thức (sự lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội) thực chất là sự lĩnh hội các liên
tưởng. Vì còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế nên dòng tâm lý này cũng nhanh chóng
suy tàn.
- 9 -
4. Những ứng dụng của thuyết liên tưởng vào trong giáo dục
Thuyết liên tưởng có nhiều ứng dụng trong việc dạy học với một số phương
pháp sau:
- Liên tưởng cục bộ: Là liên tưởng tương đối độc lập, chưa có mối quan hệ qua lại
với nhau, chỉ mới cho những kiến thức riêng lẻ.
- Liên tưởng biệt hệ: là liên tưởng đã có mối quan hệ qua lại với nhau nhưng vẫn

đóng khung trong một phạm vi hẹp. Ví dụ: khi đọc một bài thơ hay về tình mẫu tử
chúng ta sẽ nhớ đến mẹ, và nội dung bài thơ nhanh đi vào trí nhớ hơn.
- Liên tưởng nội bộ: Liên tưởng này đã có mối quan hệ qua lại với nhau và trong
một phạm vi rộng hơn.
- Liên tưởng liên môn: Liên tưởng dựa trên các kiến thức liên quan giữa các ngành
khoa học với nhau. Ví dụ: liên tưởng giữa cấu trúc của não người trong sinh lý học
với tâm lý của con người.
Trong dạy học, muốn hình thành một tri thức, khái niệm, quy luật… nào đó cần phải
dựa vào các liên tưởng.
5. Đánh giá về thuyết liên tưởng
5.1. Ưu điểm:
- Cùng với các thành tự của thuyết tiến hoá, thuyết tâm sinh lý học giác quan, tâm
vật lý học… thuyết liên tưởng góp phần đưa tâm lý học trở thành một khoa học độc
lập.
- Thấy được mối quan hệ giữa các liên tưởng với nhau trong dạy học và trong cuộc
sống.
5.2. Nhược điểm:
- Không phát hiện quy luật đặc thù của việc hình thành và phát triển của các quá
trình tâm lý (tri giác, cảm giác…)
- Phương pháp nghiên cứu: nội quan
- Chưa vạch ra được cơ chế và các giai đoạn hình thành liên tưởng
- Không đề cập đến vai trò của chủ thể trong việc hình thành các liên tưởng
- Ảnh hưởng đến lối dạy học nhồi nhét, “học vẹt”.
Mặc dù còn mắc rất nhiều nhược điểm trong các quan niệm về sự hình thành
và phát triển tâm lý người nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận và đánh giá cao năng
lực suy nghĩ của các nhà tâm lý học liên tưởng vì khi đó sự phát triển về khoa học tự
- 10 -
nhiên vẫn còn rất hạn chế. Phải khẳng định lại rằng quá trình hình thành và phát
triển của thuyết liên tưởng là một xu thế tất yếu của lịch sử, vai trò và đóng góp của
Tâm lý học liên tưởng là không thể phủ nhận.

Em xin kết thúc bài tiểu luận của mình ở đây. Em xin chân thành cảm ơn thầy
vì những bài giảng Lịch sử tâm lý đã giúp em hiểu được quá trình hình thành và phát
triển của các tư tưởng tâm lý học từ thời cổ đại cho đến ngày nay cùng với cái nhìn
khách quan nhất về công lao của các nhà triết học, nhà tâm lý và các trường phái tâm
lý trong lịch sử.
Trong bài viết của mình, em có tham khảo các tài liệu sau đây:
1. Lịch sử tâm lý hoc (Nguyễn Ngọc Phú)
2. Nhập môn Tâm lý học (Phạm Minh Hạc)
3. Tâm Lý học đại cương (Nguyễn Quang Uẩn)
4. Một số nguồn trên internet.
- 11 -

×