Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nhóm 7 xây dựng dân dụng 1 k52 GẠCH AAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.13 KB, 29 trang )

Lời nói đầu

Gạch bê tông khí chưng áp là một loại vật liệu mới đảm bảo sự phát triển bền
vững của xây dựng. Gạch bê tông khí chưng áp được biết đến đã hơn 80 năm, nhưng
tại Việt Nam thì đây là một loại vật liệu khá mới, mặc dù vậy loại vật liệu này ngày
càng thể hiện những tính năng nổi trội đảm bảo phát triển xây dựng bền vững.
Vì vậy nhóm chúng em xin chọn đề tài về gạch bê tông khí chưng áp_ một loại
vật liệu mới đáp ứng nhu cầu phát triển xây dựng bền vững.
Vì đây là một chủ đề mới nên về sự hiểu biết còn bị hạn chế. Trong tương lai
gạch bê tông khí chưng áp sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Vì thế nên bài báo cáo
còn nhiều hạn chế, mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến.
Bài báo cáo sử dụng một số hình ảnh từ internet, thông tin từ các hội thảo về vật
liệu xây dựng, diễn đàn, webside của một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và
bài giảng Các giải pháp kĩ thuật xây dựng bền vững.

NHÓM 7:
NGUYỄN TIẾN THÀNH
NGUYỄN BÁ NAM
ĐÀO XUÂN NAM
BÙI QUANG THẠCH
VÕ VĂN MẾN
TRẦN XUÂN LỘC
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GẠCH
BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP
Được biết đến trên toàn cầu với tên gọi AAC (Autoclaved Aerated Concrete) và
được phát minh vào năm 1923 bởi kiến trúc sư Thụy Điển Johan Axel Eriksson với
thành phần chủ yếu là cát, vôi, xi măng, bột nhôm, tro bay và nước nên gạch bê tông
khí chưng áp được đánh giá cao về tỷ trọng nhẹ, cường độ chịu nén cao thích hợp
cho việc xây tường bao và chống rung lắc trong động đất, cũng như khả năng cách


nhiệt làm giảm sự lan tỏa của đám cháy. Chính vì thế, gạch bê tông khi chưng áp đã
đánh dấu một bước tiến mới trong thời kỳ của công nghệ vật liệu xây dựng đa năng
và thân thiện môi trường khi nó giảm 5 lần lượng khí thải CO2 trong quá trình sơ chế
nguyên liệu đến xử lý chất thải.
Trong hơn 80 năm được dùng, gạch bê tông khí
chưng áp đã chứng minh được các ưu điểm nổi bật so với
gạch đất sét nung. Tại nhiều nước, Gạch AAC chiếm tới
trên 70% tổng khối lượng gạch sử dụng trong xây dựng
dân dụng và công nghiệp.
2
Tại Việt Nam, các loại vật liệu xây dựng công nghệ cao này còn tương đối mới
mẻ, nhưng với tốc độ phát triển của ngành xây dựng khá nhanh như hiện nay thì các
loại vật liệu xây dựng xanh thân thiện môi trường chắc chắn sẽ có cơ hội rất lớn để
phát triển. Trong Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt tổng thể quy hoạch ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam, gạch bê tông
khí chưng áp được Chính phủ Việt Nam chọn làm giải pháp từng bước thay thế vật liệu
xây dựng bằng đất sét nung truyền thống nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống.
II. KHÁI NIỆM VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP
1. Khái niệm
Gạch bê tông khí chưng áp (gạch AAC
- viết tắt của Autoclaved Aerated
Concrete
) là một loại vật liệu xây dựng không nung được tạo hình bằng phương pháp
đổ rót, đúc bê tông, cắt định hình bằng máy cắt tự động và được dưỡng hộ cưỡng bức
trong lò chưng hấp áp suất cao.
Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt
hoặc khí, vôi,
Để sản xuất AAC, xi măng Portland được trộn với vôi, cát thạch anh, hay tro
bay tái chế (sản phẩm từ các nhà máy nhiệt điện đốt than), nước, và bột nhôm-chất
tạo khí (có thể thay thế cát bằng các khoáng silic hoạt tính như xỉ bazow dưới dạng

nghiền mịn). Phản ứng thứ nhất giữa nhôm và hỗn hợp bê tông (cụ thể là với Ca(OH)
2
)
tạo ra những bong bóng cỡ vi mô chứa H
2
, tạo ra lỗ rỗng trong bê tông, gia tăng thể
tích của bê tông lên tới 5 lần so với bê tông thường. Sau khi hiđrô bay hơi sẽ để lại các
lỗ rỗng kín, sau đó bê tông khí chưng áp sẽ được đổ vào khuôn tạo hình hoặc cắt
thành hình dạng thiết kế. Sản phẩm này tiếp tục được đưa vào nồi hấp (khí chưng áp),
nơi phản ứng thứ hai diễn ra. Dưới nhiệt độ và áp suất cao bên trong nồi Ca(OH)
2
phản
ứng với cát thạch anh để hình thành hydrat silica canxi, đó là một cấu trúc tinh thể
cứng tạo cường độ cao. Quá trình này có thể mất đến 12 giờ, trong đó áp suất có thể
3
đạt đến 12 bar, trong khi nhiệt độ luôn đạt đến 1800
o
C. Sau lúc này, vật liệu gạch bê
tông khí chưng áp đã sẵn sàng để sử dụng.
2. Quy trình sản xuất
2.1. Công đoạn xử lý nguyên liệu:
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gạch ACC bao gồm: cát silic (hoặc tro bay hàm
lược SiO2 cao), vôi, thạch cao, xi măng và bột nhôm,… được xử lý như sau:
a. Xử lí nguyên liệu cát:
Cát được chuyển vào trong phễu chứa thông qua băng tải, sau đó chuyển qua hệ
thống máy nghiền bi ướt để nghiền mịn.
Sau đó hồ cát sau nghiền được chuyển đến thùng tạo hồ, tại đây cần kiểm soát
nồng độ đậm đặc dung dịch và tự động điều chỉnh tỷ lệ nước phù hợp.
Tại công đoạn này, các phế liệu thu được trong quá trình sản xuất gồm: vữa rơi
vãi rót khuôn, vữa thừa sau cắt, gạch vụn bể vỡ, nước sau khi chưng áp cũng được thu

hồi vào một bồn chứa và phân bổ làm nguyên liệu đầu vào máy nghiền bi ướt.
Các thông số kĩ thuật:
+ Độ mịn của cát sau nghiền: < 0,09mm
+ Độ linh động đo qua ống 5cm: 35 cm - 40cm
+ Trọng lượng sau nghiền đạt: 1,65 - 1,7kg/ lít
+ Lượng sót sàng lỗ 0,09mm khoảng 15% - 20%.
+ Tỉ lệ phế liệu pha trộn cho phép: 10% - 20%
b. Xử lí vôi bột:
Vôi cục được đưa qua hệ thống máy nghiền khô để nghiền mịn như xi măng và
bơm lên thùng chứa trên giàn hệ thống trộn định lượng. Độ mịn phải đạt < 0,08mm
Sau đó vôi bột được tiếp liệu đến thùng phối trộn rót khuôn (kiểm soát lượng vôi bằng
cân định lượng theo tỉ lệ cài đặt).
Các thông số kĩ thuật:
4
+ Độ mịn của vôi sau nghiền: < 0,08mm
+ Hàm lượng CaO hoạt tính: > 65%
+ Hàm lượng CaO thành phần: > 75%
+ Thời gian tôi: > 3 phút
+ Nhiệt độ tôi: 65 độ - 80 độ C
c. Xử lí thạch cao
Đối với thạch cao khan, bột thạch cao được chuyển từ thùng chứa (silô) tới phễu
chứa bột thạch cao thông qua hệ thống tiếp liệu khí.
Thông qua băng tải trục vít, bột thạch cao được chuyển đến hệ thống cân định
lượng và chuyển vào thùng trộn rót khuôn theo tỉ lệ đã được cài đặt.
Đối với thạch cao ngậm nước , có thể đưa vào máy nghiền bị nghiền cùng với cát
hoặc vôi theo tỉ lệ 8 - 10% vật liệu cát hoặc vôi.
d. Xi măng:
Xi măng được chuyển từ thùng chứa (Silô) tới phễu chứa bột thạch cao thông qua
hệ thống tiếp liệu khí.
Thông qua băng tải trục vít, Xi măng được chuyển đến hệ thống cân định lượng

và chuyển vào thùng trộn rót khuôn theo tỉ lệ đã được cài đặt.
Các thông số kĩ thuật:
+ Xi măng PCB 40 theo TCVN
+ Thời gian ninh kết: kết thúc 120 - 180 phút
e. Bột nhôm:
Bột nhôm được pha loãng tự động bởi thiết bị chứa đựng bột nhôm (trên giàn đổ
khuôn). Kem bột nhôm ở giai đoạn này là thành phần rất quan trọng, nó tạo ra phản
ứng tạo bọt khí với các nguyên liệu từ silic, canxi (vôi).
Dung dịch bột nhôm pha loãng được chuyển đến đĩa cân bột nhôm và tự động chuyển
5
đến thùng phối trộn (trong vòng 50 giây, bột nhôm phải được đưa vào kết thúc quá
trình phối trộn và rót. Nếu không sẽ bị đông kết hỏng).
Các thông số kĩ thuật:
+ Thời gian phản ứng hết : < 30 phút

2.2. Công đoạn phối trộn rót khuôn:
Bước 1
: Cát sau khi được nghiền mịn bằng máy nghiền bi, được chuyển vào thùng
trộn, bắt đầu qui trình trộn phối liệu.
Bước 2
: Cũng định lượng tương tự như ximăng, đá vôi, thạch cao, nước sẽ tự
động vào trong thùng trộn hồ để trộn.
Bước 3
: Xe chở khuôn tìm đúng vị trí vòi rót để đổ dung dịch hồ phối trộn vào
khuôn.
Bước 4:
Khi kết thúc thời gian phối trộn, bột nhôm tự động xả vào thùng trộn hồ,
trong vòng 50 giây khuấy trộn, toàn bộ dung dịch phối trộn sẽ được rót vào khuôn.
Bước 5
: Trong vòng 120 giây, xe rót phải chuyển khuôn đã đổ phải được chuyển

vào buồng tịnh dưỡng
Trong công đoạn này, tất cả các hoạt động được kiểm soát chặt chẽ bởi công thức
đã được cài đặt, các thiết bị định lượng, tiếp liệu được kiểm soát chặt chẽ, chu kỳ thời
gian thích hợp được cài đặt và hoạt động đồng bộ kết thúc cùng thời điểm. Do đó các
bước làm việc trong công đoạn này được cài đặt khoảng 4 - 8 phút.
- Các thông số kĩ thuật:
+ Nhiệt độ rót khuôn: 40 - 50 độ C
+ Thời gian xả khuấy bột nhôm: 35 - 50 giây
+ Thời gian khuôn đã đổ đi vào buồng dưỡng phải ổn định: < 120 giây
2.3. Công đoạn đông kết:
Sau khi rót khuôn xong, xe chuyên chở tìm đến đúng vị trí và đẩy hộp khuôn vào
6
buồng đông kết. Ở công đoạn này, khuôn gạch vừa được rót xong đang trong quá trình
phản ứng hoá học tạo khí làm trương nở hồ vữa đã phối trộn (tạo khí), vì vậy hộp
khuôn chứa gạch được chuyển vào trong buồng để tránh rung động gây hỏng gạch.
Các thông số kĩ thuật:
+ Tốc độ trương nở đầy khuôn: 30 - 45 phút.
+ Nhiệt độ phát triển thể tích: 55- 60 độ C.
+ Thời gian đông kết có thể cắt: 120 - 180 phút, tốt nhất ngay sau khi kết thúc
thời gian ninh kết của xi măng, các phản ứng hoá học tạo "gen" đã hoàn thành thì việc
cắt không gây ảnh hưởng đến chất lượng gạch.

2.4. Công đoạn cắt viên:
Bước 1: Quay lật khuôn và dỡ khuôn
- Khuôn gạch sau khi hết thời gian tiền lưu hoá đã đông kết, thông qua hệ thống
băng tải tự động được đưa ra hệ thống cầu trục quay lật 90 độ và được đưa vào hệ
thống dỡ khuôn.
- Sau đó hộp khuôn được được đưa tới hệ thống gá lắp khuôn và quét phụ gia
chống dính bên trong (dầu nhớt) và được đưa trở lại hệ thống rót khuôn thông qua hệ
thống ray vận chuyển.

Bước 2: Cắt gạch:
- Khối gạch sau khi đã dỡ khuôn được chuyển đến máy cắt chuyên dụng kiểu dây
rung động kết hợp với xe dịch chuyển biến tần. Chức năng chính của hệ thống cắt là
tạo ra kích thước viên gạch theo qui cách đã được định trước.
- Khối gạch được nằm trên bệ đỡ của máy cắt định vị chính xác, máy bắt đầu cắt
ngang, sau đó khối gạch được chuyển sang cắt đứng, có hệ thống thu hồi phế liệu cắt
để tái sử dụng làm nguyên liệu.
- Khi hoàn thành công đoạn cắt gạch thành viên, cả khối gạch đã cắt được hệ
thống nâng dịch chuyển đến hệ thống xe nồi hấp.
7

2.5. Công đoạn hấp cao áp (chưng áp):
Lò chưng áp là thiết bị có tác dụng thúc đẩy chế phẩm silicat tiến hành quá trình
phản ứng hóa, đạt được tính năng lực học vật lý. Nó được sử dụng trong dây chuyền
sản xuất gạch block ACC, có tác dụng quan trọng trong việc gia cường sản phẩm.
Bản chất nồi chưng áp chỉ là thiết bị để chứa gạch, chịu áp lực và nhiệt độ theo
yêu cầu kỹ thuật riêng biệt, do đó, bên cạnh nồi chưng áp phải có nồi hơi để cung cấp
nhiệt độ và áp suất cho nồi chưng áp.
Thông qua hệ thống nâng, khối gạch đã cắt được chuyển từ khu vực cắt sang khu
vực tập kết trên xe nồi hấp để chuẩn bị đưa vào hệ thống nồi hấp cao áp.
Sau khi hấp xong, khối gạch được chuyển tới khu vực dỡ liệu và đóng kiện.
Thời gian chuyển toàn bộ các khối gạch vào trong nồi chưng áp và chuyển ra
ngoài mất khoảng 15 phút, thời gian đóng cửa nồi khoảng 10 phút, thời gian lưu hoá
từ 8 – 11 giờ. Tính chung là mất 12 giờ/ mẻ chưng áp, trung bình mỗi ngày 24 giờ thực
hiện được 2 mẻ/ nồi.
- Các thông số kĩ thuật:
+ Nhiệt độ chưng áp: 170-190 độ C, điều kiện tốt nhất để phát triển khoáng thể
tobemorite
+ Áp suất nồi chưng áp: 1- 1.2Mpa
+ Thời gian chưng áp : 6h - 8h


2.6. Đóng kiện và giao hàng:
Sau khi công đoạn chưng áp kết thúc, khối gạch trên xe từ nồi hấp được chuyển
tới khu vực xếp hàng và đóng gói. Hệ thống nâng vận chuyển khối gạch tới băng tải
máy xếp gạch và bộ phận gắp, xếp theo kích thước tuỳ theo qui cách trên tấm đế
8
pallet.
Thành phẩm đã đóng kiện được xe nâng chuyển lên xe tải chuyển đi giao hàng.
Phương thức đóng gói và giao hàng này đảm bảo gạch không bị bể vỡ.
III. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP
1. Lựa chọn nguyên liệu
a. Nguồn nguyên liệu cung cấp SiO
2
Nguồn nguyên liệu này chủ yếu là cát thạch anh, tro bay, đá granite siêu axit,
Chất lượng nguồn nguyên liệu này được đánh giá qua tổng hàm lượng 2 ôxit chính
SiO
2
và Al
2
O
3
có trong nó như bảng 1.
Bảng 1.1 Yêu cầu kĩ thuật nguồn nguyên liệu SiO
2
(đơn vị:%)
Thành phần Mức
Tốt Trung bình Thấp
SiO
2
+ Al

2
O
3
≥ 85 75 65
Cl
-
≤ 0.02 0.03 0.03
Mica ≤ 0.5 0.5 1.0
Tạp chất sét ≤ 3 5 8
K
2
O + Na
2
O ≤ 1.5 3 5
Tổng hàm lượng 2 ôxit chính SiO
2
và Al
2
O
3
càng cao sẽ cho tỉ lệ cường độ nén trên
khối lượng thể tích cao (khi các điều kiện khác giữ nguyên).
Khi nguồn nguyên liệu có SiO
2
+ Al
2
O
3
ở mức thấp cần tăng tỉ lệ X/R.
Nếu phải sử dụng nguồn nguyên liệu có SiO

2
+ Al
2
O
3
thấp hơn quy định trên thì
cần có các nghiên cứu riêng để điều chỉnh tỉ lệ phối liệu nhằm nâng cao tính chất sản
phẩm. Phế thải công nghiệ loại tro xỉ nhiệt điện từ công nghệ đốt tầng sôi có tổng hàm
lượng SiO
2
+ Al
2
O
3
chỉ nhỏ hơn 50%.
9
b. Nguồn nguyên liệu cung cấp CaO
Nguyên liệu này là vôi tôi với các mức chất lượng như bảng 2.
Bảng 1.2 Yêu cầu kĩ thuật nguồn nguyên liệu CaO (đơn vị: %)
Thành phần Mức
Tốt Trung bình Thấp
CaO + MgO ≥
90 75 65
MgO ≤
2 5 8
SiO
2

2 5 8
Hạt không tôi ≤

5 10 15
c. Xi măng
Nên sử dụng các loại xi măng PC hoặc PCB đạt chất lượng theoTCVN 2682:1999
hoặc TCVN 6260: 2000.
d. Thạch cao
Thạch cao cần có hàm lượng CaSO
4
≥ 70%. Khi sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất AAC, thạch cao phải được nghiền tới độ mịn sót (sàng 90 mm) không lớn hơn
15%.
Có thể sử dụng 1 trong 2 loại thạch cao:
- Thạch cao khan (ngậm 0,5 – 1,5 phân tử nước): ngoài cung cấp SO
3
kích
thích tạo khoáng Tobermorite còn có tác dụng rút ngắn thời gian tháo khuôn. Nên
dùng với những dây chuyền sản xuất không có hầm sấy dưỡng hộ nhiệt.
- Thạch cao tươi (ngậm 2 phân tử nước): chỉ có tác dụng cung cấp
SO
3
kích thích tạo khoáng Tobermorite. Nên dùng với những dây chuyền sản xuất đã có
hầm sấy dưỡng hộ nhiệt.
e. Bột nhôm
Hàm lượng Al: 90 – 95%
Độ mịn: Lượng sót sàng 45 mm không lớn hơn 20 - 50%. Độ mịn cao sẽ cho
lỗ rỗng mịn.
Kích thước hạt trung bình: 20 – 45 mm
Lượng axit béo: không lớn hon 1,5%.
2. Các cách phối liệu cơ bản
Theo nhiều tài liệu của các nhà sản xuất ở nước ngoài thường sử dụng phối liệu
cho hai loại khối lượng thể tích cơ bản là 500 kg/m

3
và 600 kg/m
3
như sau:
Bảng 1.3 Một số cách phối liệu của các nhà sản xuất nước ngoài
10

Vật liệu
M1 –
500 kg/m
3
M2 –
500 kg/m
3
M3 –
600 kg/m
3
Cát khô/rắn 0,66 0,73 0,75
Vôi nghiền/rắn
0,15 0,21 0,196
Xi măng/rắn 0,15 0,053 0,054
Anhydrite/rắn 0,04 - -
Bột nhôm/rắn 0,0008 0,001 0,00071
Nước/rắn 0,80 0,69 0,786
Tổng chất rắn 1,0 0,993 1,0
IV. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP
Gạch bê tông khí chưng áp được sử dụng cho tất cả công trình xây dựng, nhà, tòa
nhà cao ốc, các công trinh dân dụng, v v Ứng dụng gạch bê tông khí chưng áp hiện
nay nhằm dần dần thay thế cho gạch đất sét nung.
1. Ưu điểm

Trọng lượng nhẹ: Tỷ trọng khô của gạch AAC chỉ bằng ¼ trọng lượng bê tông
thường và bằng ½ – 1/3 trọng lượng gạch đất sét nung; giúp tiết kiệm chi phí vận
chuyển, xây dựng, và đặc biệt là kết cấu công trình.
Thi công dễ dàng và nhanh chóng: gạch AAC có trọng lượng nhẹ giúp dễ dàng
cho việc thi công xây dựng nhanh, gạch nhẹ chưng áp dễ dàng được cưa, cắt, đóng
đinh, tạo rãnh và gia công bằng những công cụ có sẵn.
Chống cháy: gạch AAC hoàn toàn là vật liệu vô cơ bền với tự nhiên và không bắt
11
cháy. Sản phẩm đặc biệt thích hợp cho những ứng dụng cần đến đặc tính chống cháy
cao.
Không độc hại: gạch AAC là loại vật liệu trơ hoàn toàn nên không độc hại, sản
xuất từ các nguyên liệu tự nhiên và không nung, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Độ chính xác cao: Sản xuất trên dây chuyền hiện đại, gạch AAC luôn được sản
xuất theo đúng kích thước, giúp thi công chính xác và giảm lượng vật liệu hoàn thiện
bề mặt.
Cách âm: gạch AAC có khả năng cách âm tốt hơn các loại vật liệu xây dựng thông
thường khác, nê sẽ giúp bạn hoàn thiện một giải pháp cách âm tuyệt vời cho ngôi nhà
của mình.
Tiết kiệm năng lượng: Với cấu trúc có bọt khí tạo sự cách nhiệt cao, gạch AAC
giúp giảm đáng kể chi phí khi sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Bảo vệ môi trường: gạch AAC là vật liệu xanh giúp giảm được 30% chất thải môi
trường, và giảm hơn 50% chất lượng bức xạ nhà kính.
2. Nhược điểm
Cường độ chịu lực thấp hơn gạch đất sét nung.
Mới phát triển nên chưa được kiểm chứng về độ bền trong thời gian dài như gạch
đất nung.
Thấm nước nhanh hơn so với gạch đất sét nung.
V. KẾT LUẬN
Gạch bê tông khí chưng áp được nghiên cứu và phát triển từ năm 1923 bởi kiến
trúc sư Thụy Điển Johan Axel Eriksson, ở Việt Nam, gạch AAC được quan tâm sản xuất

từ năm 1990, tuy nhiên, phải sau năm 2008 sản phẩm này mới được thương mại hóa
rộng rãi ở các công trình xây dựng lớn tại các đô thị. Gạch bê tông khí chưng áp được
sản xuất chủ yếu từ các loại vật liệu có sẵn như đá vôi, cát thạch anh,… hoặc các loại
vật liệu thải như tro bay nhiệt điện. Gạch bê tông khí chưng áp không trải qua quá
trình nung, tiết kiệm năng lượng. Với một loạt các ưu điểm vượt trội, gạch bê tông khí
chưng áp đang dần được đưa vào phát triển rộng rãi nhằm thay thế gạch đất sét nung,
đảm bảo quá trình phát triển xây dựng bền vững. Tuy nhiên gạch bê tông khí chưng áp
vẫn còn tồn tại một số nhược điểm hạn chế, cần được nghiên cứu và khắc phục…
12
CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
THI CÔNG GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP
I. CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT
Gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất với dây chuyền hiện đại có tính đồng bộ
cao về kích thước cũng như cường độ. Dưới đây là một số loại kích thước thông dụng
của gạch bê tông khí chưng áp.
13
Bảng 2.1 Kích thước và thông số kĩ thuật thông dụng
Chiều dài
(mm)
Chiều rộng
(mm)
Chiều cao
(mm)
Thông số kĩ thuật
600
200
75 * Kích thước gạch xây:
+Tường đôi: 600 x 200 x 300 mm
600 x 200 x 250 mm
600 x 200 x 200 mm

600 x 200 x 150 mm
+Tường đơn: 600 x 200 x 100 mm
600 x 200 x 75 mm
* Khối lượng thể tích: 400 – 1000
kg/m3
* Cường độ nén :2,5 – 10,0 Mpa
100
150
200
250
300
Gạch bê tông nhẹ khí chưng áp có cường độ chịu nén thấp hơn so với gạch đất
sét nung. Ngày nay, cường độ chịu nén của gạch bê tông khí chưng áp đang được tập
trung nghiên cứu nhằm cải thiện nó. Tuy nhiên, cường độ chịu nén của gạch bê tông
khí chưng áp tang, đồng nghĩa với việc tang khối lượng thể tích của gạch. Dưới đây là
bảng thống kê cường độ chịu nén và khối lượng thể tích của một số loại gạch bê tông
khí chưng áp.
Bảng 2.2 Cường độ nén và khối lượng thể tích của một số loại gạch bê tông khí chưng
áp ( TCVN 7959-2008)
Cấp cường độ
nén
Cường độ nén ( Mpa) Khối lượng thể tích (kg/m
3
)
Giá trị trung
bình
Giá trị đơn lẻ
tối thiểu
Khối lượng thể
tích danh nghĩa

Khối lượng thể
tích trung bình
2 2.5 2.0 400 Từ ≥350-450
500 Từ ≥450-550
14
4 5.0 4.0 600 Từ ≥550-650
700 Từ ≥650-750
800 Từ ≥750-850
6 7.5 6.0 700 Từ ≥650-750
800 Từ ≥750-850
8 10.0 8.0 800 Từ ≥750-850
900 Từ ≥850-950
1000 Từ ≥950-1050
Gạch bê tông khí chưng áp chủ yếu được sử dụng cho các tấm tường, sàn và mái.
Từ những năm 1980, vật liệu này đã được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển.
Loại vật liệu này được quan tâm sản xuất ở Việt Nam từ những năm 1990, tuy nhiên
phải đến sau năm 2010 nó mới được các nhà thầu tư nhân quan tâm và sử dụng. Hiện
nay, ở Việt Nam đã có các đơn vị sản xuất loại vật liệu này, và nó ngày càng có ưu thế
trên thị trường vật liệu xây dựng bởi tính đảm bảo phát triển bền vững trong xây dựng
của nó.
Theo tính toán, khi sử dụng gạch bê tông nhẹ khí chưng áp thay thế cho gạch đất
sét nung có thể giảm được tĩnh tải công trình, giảm chiều sâu móng, qua đó tiết kiệm
chi phí kết cấu của công trình từ 10 đến 12%, hoặc tang chiều cao của công trình.
Hệ số dẫn nhiệt của gạch bê tông khí chưng áp vào khoảng 0.11- 0.22 W/m
o
K, chỉ
bằng 1/4- 1/5 hệ số dẫn nhiệt của gạch đất sét nung, và bằng 1/6 hệ số dẫn nhiệt của
bê tông thường. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, gạch bê tông khí chưng áp sẽ làm
giảm tới 40% chi phí điện năng tiêu thụ cho việc làm mát công trình.
Dưới đây là bảng so sánh một số chỉ tiêu kĩ thuật của gạch bê tông khí chưng áp

và gạch đất sét nung:
Bảng 2.3 So sánh chỉ tiêu kĩ thuật của gạch AAC và gạch đất sét nung
STT Nội dung Gạch đất nung Gạch AAC So sánh
1 Tỷ trọng (kg/m
3
) 1800( gạch đặc)
1500(gạch 2 lỗ)
400-800 Nhẹ hơn, giảm kc
nền móng
2 Hệ số dẫn nhiệt
(W/m
o
K)
0.814 0.10-0.20 Cách nhiệt tốt
3 Độ cách âm (db) 28 40-47 Cách âm tốt
4 Nguyên liệu và CN
sản xuất
Đất sét, tạo hình và
nung trong than
Phối liệu xi, cát,
vôi, nước…
Không gây ô nhiễm
môi trường
15
không nung
5 Cường độ chịu nén
(MPa)
4-12.5 3-7.5 Đảm bảo đủ yêu
cầu tường chịu lực
và tường ngăn

6 Số viên/m
3
570 83(600x200x100
)
42(600x200x200)
Rút ngắn thời gian
thi công
7 Độ chính xác về kích
thước
(dài, rộng, cao)
(mm)
±6, ±4, ±3 ±4, ±3, ±3 Giảm tiêu hao vữa
xây và trát
8 Độ co ngót (mm/m) Không tiêu chuẩn <0.8 Giúp tính toán chính
xác khi thiết kế
9 Khả năng linh hoạt
về hình dáng, kích
thước
Khó khan Dễ dàng Dễ thao tác tại công
trường
10 Các thao tác hoàn
thiện
Khó khan Dễ dàng Thao tác nhanh, dễ
dàng, chính xác
11 Tốc đọ xây dưng
(m
2
/ca)
8-12 25 Giảm nhân công
12 Khả năng chống

chấn động
Không cao Có khả năng hấp
thụ xung lực tốt
Chịu chấn đông tốt
hơn

II. ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU CHO 1m
3
XÂY TÍNH THEO KÍCH THƯỚC THÔNG DỤNG
1. Khi xây bằng vữa chuyên dụng: mạch vữa dày từ 1-3mm
Vật liệu Đơn vị Loại gạch
600X200X200 600X200X150 600X200X100
Gạch Viên 41.6 55.5 83.2
Vữa m
3
0.0218 0.0219 0.022
kg 33.0 33.2 33.3
16
Vật liệu khác % 6 6 6
Nhân công Công 0.5 0.3 0.4
Ghi chú:
- Đơn vị tính của vữa:
+ Đơn vị m3 là tính theo thể tích hỗn hợp vữa
+ Đơn vị kg là tính cho lượng vữa khô.
- KLTT của hỗn hợp vữa = 1514 kg/m3 (6,6 l/kg).
2. Khi xây bằng vữa thường: mạch vữa dày từ 10-20mm
Vật liệu Đơn vị Loại gạch
600X200X200 600X200X150 600X200X100
Gạch Viên 37 50 75
Vữa m

3
0.1 0.103 0.1035
kg 161 155 157
Vật liệu khác % 6 6 6
Nhân công Công 1 0.6 0.7
III. DỤNG CỤ THI CÔNG GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP
17
1. Các loại bay phủ vữa chuyên dụng
Bay chuyên dụng là loại bay được sản xuất từ thép không gỉ, hay từ tôn thông
thường được sơn chống gỉ. Với các kích thước phù
hợp với từng loại chiều dày tường xây.
Dùng để xây gạch AAC trong trường hợp sử
dụng vữa xây chuyên dụng. Bề mặt của bay là hệ
thống răng cưa đều nhau giúp cho lớp vữa phủ được
dàn đều hơn bay thông thường (tăng độ bám dính tốt
hơn) với chiều dày từ 1 đến 3 mm.
Khi thi công với bay chuyên dụng tỉ lệ rơi vãi vữa
xây gần như bằng 0. Tốc độ thi công tăng gấp 2 lần.
2. Cây tạo rãnh
Cây tạo rãnh được làm từ thép dày có phủ sơn chống gỉ. Dùng để tạo các rãnh
trên bề mặt tường AAC. Đặc biệt khi thi công điện nước có thể đẩy nhanh tiến độ thi
18
công điện nước lên gấp nhiền lần so với dùng đục thông thường,
đường rãnh được tạo thẳng, chuẩn kích thước và đẹp hơn thuật
tiện cho việc lắp đường dây điện hay ống nước.

3. Búa cao su
Dùng để căn chỉnh gạch khi xây tường

4. Đầu trộn vữa

Đầu trộn vữa được sản xuất từ thép không gỉ. Đây là
dụng cụ không thể thiếu khi thi công bằng vữa chuyên
dụng. Nó có thể lắp vào các loại khoan thông thường. Với
các cánh khuấy được thiết kế giúp tăng tốc độ khuấy và
hiệu quả khuấy.
5. Cưa
Dùng để cưa, cắt tạo hình gạch khi thi công. Được sản xuất từ thép cácbon có độ
cứng cao giúp cưa không bị mòn. Răng cưa với kích thước to rộng hơn giúp tăng tốc độ
cưa.


6. Các dụng cụ khác
Ngoài ra còn các dụng cụ khác như bàn mài để làm phẳng bề mặt tường xây,
dưỡng vuông, ke vuông, thùng trộn vữa, máy khoan, chổi lông, nivo, cưa đĩa…
IV. VỮA XÂY
Để xây tường gạch bê tông khí chưng áp có thể dùng vữa xây thông thường hoặc
vữa chuyên dụng.
Vữa dùng để xây phải đạt yêu cầu về cường độ, độ dẻo, độ giữ nước để rảii đều
và phủ kín.
1. Vữa xây thông thường
19
Vữa xây thông thường có thể dùng là các loại vữa xi măng cát, vữa tam hợp (XM,
Vôi, Cát) theo các tiêu chuẩn của Việt Nam.
Nếu dùng vữa xi măng cát, xây trong mùa khô hanh hoặc nhiệt độ cao thì ngoài
việc đảm bảo độ ẩm của gạch xây nên có thêm phụ gia chống hút nước hay còn gọi là
phụ gia giữ nước, trong thành phần vữa để đảm bảo đủ thời gian dính kết cho vữa xây.
Cường độ vữa xây thông thường nên chọn bằng hoặc lớn hơn cường độ chịu nén
của gạch xây. Chiều dày mạch vữa lớn nhất là 15mm.
2. Vữa xây chuyên dụng
Vữa xây chuyên dụng bê tông khí chưng áp là vữa xây khô hỗn hợp sử dụng các

nguyên liệu như xi măng, cát tuyển, chất độn, phụ gia tăng dẻo, phụ gia giữ nước,
được cân đong chính xác và được trộn đều.
Chiều dầy mạch vữa xây lớn nhất là 3mm.
Đây là loại vữa có khả năng kết dính rất tốt, sử dụng thích hợp nhất để xây kết
cấu tường có yêu cầu bảo ôn, cách nhiệt. Khi thi công cần sử dụng dụng cụ xây chuyên
dụng: khay đựng vữa, dao xây răng cưa v v và quy cách viên xây phải có độ chính
xác cao.
V. THI CÔNG TƯỜNG GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP VỚI VỮA CHUYÊN DỤNG
1. Trộn vữa
Vữa chuyên dụng được trộn đúng theo tỉ lệ ghi trên vỏ bao bằng dụng cụ trộn
vữa. Thời gian từ trộn khoảng từ 2 đến 4 phút.
2. Rải vữa
Vữa chuyên dụng được rải lên gạch bằng bay răng cưa
Lấy lượng vữa vừa phải, trong quá trình rải tránh để lệch bay ra ngoài làm rơi rớt
vữa gây lãng phí.

3. Đặt gạch
Đặt viên gạch mới lên vữa vừa rải rồi dung búa cao
su và ni vô căn chỉnh lại.
20
Không được đặt trùng mạch thẳng giữa các hàng.
Sau khi xây xong một lớp tường, dùng chổi lông làm sạch rồi xây lớp tường tiếp
theo.
4. Các thao tác khác trong khi thi công
Khoan tường, cắt gạch, khoét rãnh lắp đặt điện nước…
5. Trát tường
21

5.1. Quy định chung
Việc trát và hoàn thiện bề mặt tường AAC là bắt buộc, không để tường trần như

với gạch đỏ thông thường. Vật liệu hoàn thiện phải có liên kết tốt với tường, không
được rỗ, nứt, đối với các tường ngoài, tường khu vệ sinh và những vị trí có khả năng
ẩm, đọng nước cần xử lý chông thấm.
22
Trước khi trát phải xử lý, làm vệ sinh bề mặt, sau đó trát lớp lót và khống chế
chiều dày. Khi chiều dày lớp trát dày hơn 15mm thì phải trát làm nhiều lớp, chiều dày
mỗi lớp không nên quá 15mm, tổng chiều dày lớp trát không lớn hơn 20mm.
Nên phân ô để trát, diện tích vào khoảng 30m2, chiều dài không nên vượt quá
6m.
Đối với lớp trát tường trong nên trát dày ≥ 15mm để treo vật nặng
tốt hơn.
5.2. Kĩ thuật trát
Tường gạch xây bằng gạch AAC rất phẳng nên việc trát tường rất rễ trát. Các
thao tác trát giống như thao tác với gạch đỏ.
VII. CÁC YÊU CẦU ĐỂ CÓ MỘT KHỐI XÂY HOÀN HẢO
1. Gạch bê tông khí chưng áp khi dùng làm tường bao che
Dùng làm hệ thống tường bao che thì bề mặt ngoài của tường đều
cần làm bề mặt bảo vệ.
Các vị trí nhô ra phía ngoài tường như: đường uốn trang trí song
song, cấu kiện mái hiên, bệ cửa sổ vv… tránh để đọng nước, nhỏ nước.
Để xác định độ dày tường ngoài cần căn cứ theo các đặc tính kỹ thuật của gạch
bê tông khí chưng áp
(đặc biệt là thông số khối lượng thể tích khô)
và kết cấu chịu
lực của tòa nhà. Để sao cho tiết kiệm được tối đa chi phí .
2. Gạch bê tông khí chưng áp khi dùng làm tường ngăn
Độ dày tường ngăn phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Ví dụ như là dùng cách
âm, nhiệt hay là chịu lửa…
Hệ thống tường cần tiếp nối vững trắc với cột trụ, tường, dầm và trần nhà. Giữa
phần nối của tường với trần nhà không nên sử dụng gạch đặc nêm/chêm chặt. Nên

đặt vào đó những vật liệu nhẹ. Hoặc cắt gạch để chêm vào.
3. Vữa xây
Sử dụng đúng loại vữa.
Đảm bảo các thông số kỹ thuật như độ dày của mạch vữa độ cân bằng và
thẳng đứng của gạch - thi công theo đúng những quy trình được nêu ra.
4. Thi công
Phần bố trí chèn, cưa cắt, khoan lỗ mở rãnh, vv… gạch block bê tông khí đều
cần sử dụng công cụ chuyên dụng. Không được tuỳ ý dùng rùi hay dao xây dể dóc,
đục.
Khi thi công cần tuân theo bản vẽ đề ra.
Vận chuyển, bốc xếp gạch bê tông khí chưng áp cần thao tác nhẹ nhàng, tại
hiện trường cần bốc xếp ngay ngắn chỉnh tề theo thứ tự. Mặt bằng xếp cần vững
23
chắc, bằng phẳng, khô ráo, đồng thời sát với hiện trường thi công. Giảm thiểu vận
chuyển nhiều lượt.
TỔNG KẾT VÀ LIÊN HỆ VỚI TH~C TRẠNG TẠI
VIỆT NAM
Gạch bê tông khí chưng áp là một trong những thành tựu to lớn của lĩnh vực xây
dựng trong suốt 80 năm qua. Đó là loại vật liệu đảm bảo sự phát triển xây dựng bền
vững. Gạch bê tông khí chưng áp là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều đặc tính tốt của
vật liệu xây dựng như độ bền, trọng lượng thấp, khả năng cách nhiệt, hấp thụ âm
thanh, chịu nhiệt tốt, và khả năng thi công dễ dàng.
Bên cạnh đó, gạch bê tông khí chưng áp vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc
phục như khả năng chống thấm nước, thấm khí,…
Chúng ta cần tích cực nghiên cứu về loại vật liệu tuyệt vời này, để khắc phục
những nhược điểm không đáng có, đưa gạch bê tông khí chưng áp trở thành loại vật
liệu trong tương lai.
Tại Việt Nam, sau khi có quyết định của Thủ tướng phê duyệt từ nay đến năm
2020, gạch nung truyền thống sẽ được thay thế bằng gạch bê tông khí chưng áp,
hàng loạt các công ty mở nhà máy sản xuất. Trong đó có Công ty An Thái,

Viglacera, Vương Hải (V-block), CTCP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên (E-Block) và CTCP
Vĩnh Đức Sài Gòn (BTONG),…
Nhưng sau một thời gian, gạch AAC áp đã không thành công tại VN như ở
các nước phát triển trên thế giới. Nhiều nhà máy mới chỉ sản xuất 50% công suất
thiết kế nhưng tiêu thụ chỉ đạt 15-20% công suất. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ
yếu do thị trường BĐS đóng băng, thói quen tiêu dùng, thiết kế, công nghệ,…
Vì thế gạch AAC không được thành công trên thị trường vật liệu xây dựng,
mặc dù đây là loại vật liệu xây dựng có rất nhiều ưu điểm, và là một đột phá về công
nghệ xây dựng, giảm chi phí giá thành,…
Mặc dù, gạch AAC đang gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình khẳng định
mình trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với những tính năng ưu việt, loại gạch này
xứng đáng được sử dụng rộng rãi. Chỉ cần các nhà sản xuất kiên trì và khéo léo tìm
lối đi thích hợp, công nghệ mới phù hợp với điều kiện Việt Nam thì trong tương lai
không xa gạch AAC sẽ trở thành loại vật liệu được sử dụng rộng rãi tiến tới thay thế
hoàn toàn gạch không nung ở Việt Nam.
Bên cạnh những khó khăn đó, gạch không nung cũng dần được các nhà thầu
Việt Nam tin dùng trong một số công trình như các nhà ở xã hội, công trình DB Tower
- TP. HCM

24
Phụ lục:
một số công trình sử dụng gạch bê tông khí chưng áp tại Việt Nam
Tòa nhà tổ hợp chung cư và DVTM Ocean View Manor tại Vũng Tàu
Đây là dự án 27 tầng sử dụng 100% gạch AAC, tổng khối lượng xây tường và
vách ngăn là 6.000m3 gạch, sử dụng cả 2 lọai sản phẩm AAC là : tấm LC panel và gạch
AAC . Việc sử dụng tấm LC panel tại công trình này rất hữu ích trong việc cách âm tốt
25

×