BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH DU LỊCH TRONG BỐI
CẢNH DỊCH COVID - 19
Mã số đề tài: 21/1TMDL01
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN VĂN NINH
Đơn vị thực hiện: KHOA THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
TP. Hồ Chí Minh, 2023
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Trước tiên, tôi gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh
đã có những chính sách tài chính trong việc tài trợ thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, Ban
lãnh đạo Khoa Thương mại và du lịch đã tạo thuận lợi cho tơi hồn thành nghiên cứu này.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn Chủ nhiệm Bộ môn quản trị nhà hàng và các Thầy/ Cô đã hỗ trợ
giúp đỡ việc thu thập dữ liệu trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các nhà quản lý và nhân viên khu du lịch tại Văn Thánh, Bình Quới, Đầm
Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên đã tạo thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu khảo sát tại các
khu du lịch.
Tác giả
1
PHẦN I. THƠNG TIN CHUNG
I. Thơng tin tổng qt
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro kinh doanh du
lịch trong bối cảnh dịch Covid - 19
1.2. Mã số:
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
1
Họ và tên
Ths. Nguyễn Văn Ninh
Đơn vị cơng tác
Vai trị thực hiện đề tài
Khoa thương mại và du lịch
Tác giả chính
1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 3 năm 2023
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên
nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
- Mục tiêu: Phân tích tác động của các nhân tố nhận thức về quản trị rủi ro trong hoạt
động kinh doanh du lịch
- Nguyên nhân
1). Sau khi nhận hợp đồng nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản
trị rủi ro kinh doanh du lịch trong bối cảnh dịch Covid – 19” thì dịch bệnh đã xảy ra và
các chỉ thị 16 đã áp dụng, tất cả công ty du lịch đã ngừng hoạt động, trong đó hoạt động đưa
đón khách hầu như khơng thực hiện. Từ đó các báo cáo của cơng ty khơng có hoạt động để
thu thập và phân tích dữ liệu.
2). Trong q trình thực hiện, nhận thấy có phát hiện những vấn đề liên quan đến
nhận thức quản trị rủi ro trong du lịch đã được khám phá. Vì vậy, kính đề nghị Hội đồng
khoa học nhà trường cho điều chỉnh hướng thực hiện: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
nhận thức rủi ro của dịch covid -19 đến hành vi du lịch”
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 40 triệu đồng.
2
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Đại dịch COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm; thông qua việc phát tán hơi nước trong
khơng khí, mức độ lây nhiễm nhanh chóng trên tồn cầu, các biện pháp kiểm sốt thơng
thường đã không phát huy hiệu quả. Các nhà quản lý và nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải
pháp nhằm kiểm soát sớm việc lây nhiễm trong xã hội. Tuy nhiên dịch Covid – 19 đã lây
lan và làm gián đoạn các hoạt động trong xã hội. Trong đó ngành du lịch dịch vụ đã chịu tác
động về các hoạt động kinh doanh vì những phương án chống dịch, tại Tp. Hồ Chí Minh thì
chỉ thị 16 đã cách ly tất cả các hoạt động trong xã hội. Từ đó các nhà nghiên cứu đã tìm các
hướng nghiên cứu trong bối cảnh dịch bệnh với các đối tượng khác nhau để so sánh mức tác
động của dịch Covid. Một trong những khác biệt trong mỗi nghiên cứu phụ thuộc vào khu
vực dân số thực tế và môi trường sống của mỗi cộng đồng ở mỗi quốc gia. Nghiên cứu này
đã thực hiện để đánh giá mối quan hệ tác động của dịch Covid – 19 trong nhận thức các rủi
ro mà các nhà kinh doanh du lịch cần xem xét trong các bối cảnh tương tự trong tương lại
nhằm phòng ngừa giảm rủi ro và có biện pháp chủ động ứng phó khẩn cấp.
2. Mục tiêu
Thơng qua nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin về mối quan hệ tác động của dịch covid-19
trong lĩnh vực nhận thức quản trị rủi ro kinh doanh du lịch để có cơ sở hiểu biết về ứng phó
quản trị rủi ro du lịch trong phục hồi và phát triển du lịch bền vững.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu định tính
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và các mơ hình nghiên cứu liên quan
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu tổng qt và các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu,
từ đó hình thành thang đo sơ bộ
- Tham khảo, lấy ý kiến chuyên gia, khách du lịch, thu thập thông tin nhằm góp phần định
hướng, xây dựng và hồn thiện mơ hình cùng các thang đo của đề tài nghiên cứu
- Tiến hành thảo luận tay đôi để điều chỉnh các thang đo, chuẩn bị cho bước nghiên cứu tiếp theo
- Nghiên cứu được thiết kế dạng bảng biểu các câu hỏi, trong đó nêu rõ mục đích, q trình
thu dữ liệu có giải thích nội dung và đồng ý trước khi thu dữ liệu. Trước khi thơng báo
chính thức khảo sát, một thử nghiệm trong một nhóm nhỏ (n = 30) nhằm đảm bảo rằng các
mục đã được hiểu và chỉnh sửa tất cả từ ngữ có thể gây hiểu nhầm. Bảng câu hỏi được thiết
kế trên google form, chỉ gửi cho các du khách đồng ý tham gia trả lời.
3
3.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này sử dụng kiểm định Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo, sử
dụng CFA để đánh giá mức độ hội tụ và mức độ phù hợp với mơ hình với dữ liệu thu được,
sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để xác định các mối liên hệ trong khung phân
tích (Gana & Broc, 2019).
Các phương pháp phân tích được sử dụng trên phần mềm R, gói áp dụng Lavaan trong mã
nguồn R (Rosseel et al., 2017). Các kết quả thu được từ các tham số của mơ hình, các giá trị
tham chiếu được sử dụng theo mức độ tin cậy phổ biến (Hair Jr et al., 2014). Kết quả các chỉ
số trong số liệu thu được không tốt, bao gồm chisq = 1322.138, df = 418, pvalue = 0.000,
gfi = 0.856, cfi = 0.898, tli = 0.887, rmsea = 0.067. Giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sử
dụng kỹ thuật ước lượng bình phương nhỏ nhất có trọng số theo đường chéo để cải thiện các
chỉ số phù hợp trong mơ hình cấu trúc tuyến tính (Savalei, 2021). Kết quả sau xử lý thì các
chỉ số được tốt hơn như: chisq = 801.023, df = 418, pvalue = 0.000, gfi = 0.904, cfi =
0.956, tli = 0.954, rmsea = 0.043.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã khảo sát 487 phải hồi, trong số những người được hỏi, có 62% nữ, 38% nam,
trong độ tuổi từ 18 đến 59, 40.5% tỷ lệ trình độ học vấn chủ yếu tốt nghiệp đại học và khi hỏi về
vị trí cơng việc có 54.8% nhân viên, 26.7 những người quản lý và 18.5% chưa làm việc. Các biến
kiểm soát như giới tính, tuổi tác, vị trí cơng việc khơng có sự khác nhau đáng kể về nhận thức
quản trị rủi ro (P > 0.05), trong đó trình độ học vấn có sự khác khau về nhận thức quản trị rủi ro
trong du lịch (P< 0.05). Các mối liên hệ đáng kể giữa nhận thức quản trị rủi ro với mức độ tác
động của dịch bệnh, các mối liên hệ giữa nhận thức quản trị rủi ro với các vấn đề quản trị rủi ro
(RM), hạn chế tiếp xúc (LC), nhận thức vệ sinh và an toàn (HS), nhận thức kiểm soát hành vi
(BC) và các kênh hỗ trợ xử lý (PC) đều ghi nhận có liên quan nhau.
Các yếu tố tác động đến nhận thức quản trị rủi ro được sắp xếp theo trình tự từ lớn đến bé của hệ
số beta chuẩn hóa như: Tác động của dịch bệnh (β = 0,6, P < 0,000), hạn chế tiếp xúc (β = 0,25,
P < 0,000), nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0,21, P < 0,000), quản trị rủi ro (β = 0,17, P < 0,000),
vệ sinh và an toàn nhận thức (β = 0,16, P < 0,000), và các kênh hỗ trợ xử lý (β = 0,11, P < 0,012).
5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Các kết quả nghiên cứu đã đạt được theo yêu cầu và đã có cơng bố trên tập sang quản trị du lịch
chuyên ngành, xếp hạng Q4 trên hệ thống Scopus.
4
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Nghiên cứu tác động của dịch Covid -19 đến nhận thức quản trị rủi ro trong du lịch là một
quá trình phân tích các yếu tố tác động thơng qua mối quan hệ tìm ẩn trong bối cảnh dịch
bệnh. Đặc biệt, đại dịch Covid – 19 đã xảy ra và gây ra một hệ quả mà mức ảnh hưởng của
nó tác động đến mọi lĩnh vực từ kinh tế xã hội đến hành vi cá nhân. Mục tiêu của nghiên
cứu phân tích và xác định các mối quan hệ tìm ẩn tại điểm đến của du khách có ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình tham quan hoặc sử dụng các dịch vụ của du khách dựa vào khung lý
thuyết mầm bệnh và lý thuyết hành vi. Nghiên cứu này cũng nhằm giúp các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch có kế hoạch đảm bảo an toàn cho khách hàng, nhân viên và các hoạt
động liên quan. Thiết kế nghiên cứu khảo sát từ khách du lịch tại các điểm tham quan, các
du khách được phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Các kết quả được xử lý và kiểm định độ
tin cây thang đo, các phương pháp kiểm định giải thuyết theo mơ hình phân tích cấu trúc
tuyến tính.
Kết quả nghiên cứu được ghi nhận các yếu tố tác động của dịch Covid – 19 đến các vấn đề
nhận thức quản trị rủi ro trong kinh doanh du lịch, quản trị rủi ro nơi tham quan của khách,
nhận thức hạn chế tiếp xúc khi đi du lịch, nhận thức vệ sinh và an tồn, nhận thức kiểm sốt
hành vi và kênh hỗ trợ xử lý khẩn cấp. Hơn nữa, trình độ học vấn có sự khác nhau về nhận
thức các vấn đề rủi ro trong du lịch.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở hàm ý quản trị các doanh nghiệp du lịch giảm thiểu thiệt hại
trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn hoặc tình huống khẩn cấp, nghiên cứu cũng có thể
giúp các doanh nghiệp du lịch nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện trải nghiệm của
khách hàng, bằng cách cung cấp những thơng tin hữu ích về các rủi ro có thể xảy ra trong
q trình du lịch và cách phòng ngừa giảm thiểu đến mức chấp.
Summary
The study of the impact of the Covid-19 pandemic on risk management perception in
tourism is a process of analyzing the factors that are affected through hidden relationships in
the context of the disease. Specifically, the Covid-19 pandemic has occurred and caused a
consequence that its impact affects all fields from socio-economy to individual behavior.
The aim of the study is to analyze and identify hidden relationships at tourist destinations
that directly affect the tourist's visiting process or use of tourist services based on the germ
5
theory and behavior theory. This study also aims to assist tourism businesses in planning to
ensure the safety of customers, employees, and related activities.
The study design includes a survey of tourists at tourist attractions, where tourists are
interviewed through a questionnaire. The results are processed and the reliability of the
measurement scale is verified using methods to test the hypotheses according to the linear
structural analysis model.
The research results record the factors that impact the risk management perception in
tourism due to the Covid-19 pandemic, including risk management at tourist destinations,
awareness of limiting exposure when traveling, hygiene and safety awareness, behavior
control awareness, and emergency support channels. Additionally, there is a difference in
risk perception among tourists based on their education level.
The research results serve as a basis for implying risk management strategies for tourism
businesses to minimize losses in the event of incidents, accidents or emergencies. The study
can also help tourism businesses to improve their operational efficiency and enhance
customer experience by providing useful information about potential risks that may occur
during the tourism process, and how to prevent and minimize them to an acceptable level.
6
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu (sản phẩm dạng 1,2,3)
TT
Tên sản phẩm
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký
1
The impact of the Covid-19 epidemic on
risk management perception in tourism
business
2 Báo cáo tổng kết đề tài
Ghi chú:
Đạt được
Bài báo
Scopus
Q4
Báo cáo
Đã nghiệm thu
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp
nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Cơng Nghiệp Tp. HCM đã cấp kính phí
thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.
- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo cáo.
(đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang cuối
kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)
3.2. Kết quả đào tạo
Thời gian
Tên đề tài
TT Họ và tên
thực hiện đề tài
Tên chuyên đề nếu là NCS
Đã bảo vệ
Tên luận văn nếu là Cao học
Nghiên cứu sinh
Học viên cao học
Sinh viên Đại học
Ghi chú:
- Kèm bản photo trang bìa chun đề nghiên cứu sinh/ luận văn/ khóa luận và bằng/giấy
chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận
văn;(thể hiện tại phần cuối trong báo cáo khoa học)
IV. Tình hình sử dụng kinh phí
TT
A
1
2
3
4
5
6
Nội dung chi
Chi phí trực tiếp
Th khốn chun môn
Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
Thiết bị, dụng cụ
Công tác phí
Dịch vụ th ngồi
Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu giữa kỳ
Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)
Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
33,852,800
33,852,800
Ghi
chú
7
7
8
B
1
2
In ấn, Văn phịng phẩm
Chi phí khác
Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số
6,147,200
6,147,200
40,000,000
40,000,000
V. Kiến nghị (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)
Tứ các kết quả nghiên cứu, khách du lịch đã nhận thức những rủi ro về dịch bệnh tại những nơi đến
tham quan. Những phát hiện này có thể giúp các nhà quản trị định hình chính sách và các nhà điều
hành kinh daonh cần xem xét khía cạnh lo lắng rủi ro sức khỏe của du khách.
Đối với các công ty kinh doanh du lịch
Cần xem xét thiết lập ứng phó tủi ro trong kinh doanh du lịch, các hướng dẫn viên cần được đào tạo
về những kiến thức hành vi hạn chế tiếp xúc của du khách, thiết lập các biến pháp khử khuẩn tại nơi
tham quan của khách du lịch, các chỉ dẫn, tun truyền phịng vệ an tồn vệ sinh cá nhân. Đồng thời
thiết lập kênh hỗ trợ, ứng phó khẩn cấp giải quyết các vấn đề rủi ro khi phát sinh sự cố xảy ra tại
điểm tham quan.
Đối với chính phủ
Chính phủ có chủ trương và thực hiện chương trình hành động cần phối hợp với các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo kiến thức ứng phó dịch bệnh, đặc biệt đội ngũ
hướng dẫn viên về kiến thức liến quan đến nhận thức hành vi du lịch. Trong nghiên cứu này đã báo
cáo kết quả du khách đồng ý với những vấn đề hạn chế tiếp xúc, các vấn đề vệ sinh an toàn trong du
lịch và các kênh hỗ trợ du khách trong suốt quá trình du lịch.
Đối với khách du lịch
Trong mùa dịch, mỗi địa phương sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với khách tham quan, việc cập
nhật thơng tin và chính xác thơng tin kiểm sốt dịch bệnh thông qua các kênh hỗ trợ của các công ty
lữ hành rất quan trọng. Thực hiện theo dõi sức khỏe cá nhân hoặc nơi lưu trú và thực hiện các biện
pháp đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của điểm tham quan.
Bên cạnh đó, du khách cũng nên lập kế hoạch hạn chế đến những nơi đơng người và nơi có khơng
gian kín, khơng thơng thống để giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh. Việc sử dụng phương tiện giao
thông công cộng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh, vì vậy hãy tn thủ các biện pháp phịng ngừa như đeo
khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, hạn chế chạm vào các bề mặt và vệ sinh tay thường xuyên
bằng dung dịch sát khuẩn.
VI. Phụ lục sản phẩm (liệt kê minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
8
Chủ nhiệm đề tài
Phòng QLKH&HTQT
Tp. HCM, ngày 22 tháng 05 năm 2023
Trưởng (đơn vị)
(Họ tên, chữ ký)
Nguyễn Văn Ninh
9
PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(báo cáo tổng kết sau khi nghiệm thu, đã bao gồm nội dung góp ý của hội đồng nghiệm thu)
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cần thiết
Nghiên cứu về nhận thức quản trị rủi ro trong du lịch là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp
và nhà khoa học quan tâm. Trong đó lĩnh vực kinh doanh du lịch, các hoạt động du lịch có
thể gặp phải nhiều rủi ro và thách thức khác nhau, từ các rủi ro trong cung cấp dịch vụ, sự
cố đến các yếu tố tự nhiên như thời tiết xấu, động đất hay dịch bệnh. Đặc điểm khác biệt của
dịch bệnh Covid - 19 có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản và an toàn của khách hàng
và nhân viên, gây mất mát về kinh tế và uy tín của doanh nghiệp du lịch. Tại Việt Nam, dịch
Covid 19 đã gây ra những tác động nhiều mặt từ kinh tế xã hội đến tâm lý, hành vi cá nhân
và các hoạt động của doanh nghiệp (Agyeiwaah et al., 2021). Trong các lĩnh vực thì nhóm
ngành dịch vụ du lịch chịu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các chỉ thị cách ly để phòng
chống dịch (Galvani et al., 2020). Ngành dịch vụ du lịch đã đóng góp vào cơ cấu nền kinh tế
cần quan tâm để phát triển du lịch bền vững (Tổng Cục Du Lịch, 2019). Năm 2020, ngành
dịch vụ du lịch Việt Nam đã đóng góp vào cơ cấu nền kinh tế 0.3% GDP, giảm 59,5% so
với năm 2019 (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, 2020). Tuy nhiên trong năm 2021 khách
quốc tế đến Việt Nam giảm 97.8% so với cùng quý 2 năm 2020. Tỷ lệ các công ty kinh
doanh du lịch ngừng hoạt động 90% (General Statistics Office, 2021). Nguyên nhân chính
vẫn bị ảnh hưởng chỉ thị cách ly xã hội (Chỉ Thị Số 16/CT-TTg Của Thủ Tướng Chính Phủ:
Về Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Phịng, Chống Dịch COVID-19, 2020).
Vì vậy, mục đích của nghiên cứu về tác động của dịch COVID-19 đối với nhận thức quản
trị rủi ro trong du lịch là để xem xét đại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng như thế nào đến các
nhận thức quản trị rủi ro liên quan đến du lịch và nhận thức của khách du lịch. Nghiên cứu
này có thể giúp xác định những thay đổi cụ thể trong nhận thức về rủi ro đã xảy ra do đại
dịch và các chiến lược mà công ty du lịch đang sử dụng để quản lý những rủi ro để đưa ra
các quyết định quản trị rủi ro phù hợp.
Để tiến hành thiết kế nghiên cứu các yếu tố tác động của dịch Covid-19 đến nhận thức về
quản trị rủi ro trong kinh doanh du lịch, một số lý thuyết nền tảng nghiên cứu có thể đưa ra
những góc nhìn có giá trị. Lý thuyết nhận thức rủi ro, lý thuyết căng thẳng mầm bệnh giúp
phân tích cách các cá nhân nhận thức rủi ro liên quan đến đại dịch, trong khi lý thuyết hệ
thống xác định khung khám phá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và cơ cấu tổ chức đối
10
với các hoạt động quản lý rủi ro. Lý thuyết bất định giúp xem xét cấu trúc cấu trị có tác
động lên các quy trình hoạt động và ra quyết định của doanh nghiệp với khả năng phục hồi,
cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chiến lược cho phép doanh nghiệp thích ứng và phục hồi,
tập trung vào các chiến lược hoạt động hiệu quả. Bằng cách kết hợp những lý thuyết này
vào nghiên cứu, có thể đạt được sự hiểu biết toàn diện về tác động phức tạp của quản trị rủi
ro trong ngành du lịch trong và sau đại dịch Covid-19.
Bối cảnh của dịch Covid-19 đã tác động chưa từng có đối với ngành du lịch trên tồn thế
giới. Khi các chính phủ áp đặt các hạn chế đi lại và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội
để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, các doanh nghiệp du lịch phải đối mặt với những thách
thức đáng kể trong việc quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như nhân
viên của họ (Sigala, 2020). Mặc dù đã có một số lượng đáng kể nghiên cứu được thực hiện
về tác động của đại dịch đối với các khía cạnh khác nhau của ngành du lịch, nhưng dường
như có một khoảng trống đáng chú ý trong học thuật liên quan đến tác động nghiên cứu của
dịch Covid-19 đối với nhận thức quản trị rủi ro, cụ thể là trong bối cảnh của các doanh
nghiệp du lịch.
Nhận thức quản trị rủi ro đề cập đến cách các cá nhân và tổ chức nhận thức và đánh giá rủi
ro và đưa ra quyết định phù hợp. Trong bối cảnh của các doanh nghiệp du lịch, nhận thức về
quản lý rủi ro đóng một vai trị quan trọng trong việc định hình các chiến lược, chính sách
và thực tiễn nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch và các
bên liên quan (Sen et al., 2020). Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã mang đến hàng loạt thách
thức và gián đoạn chưa từng có, buộc các doanh nghiệp du lịch phải đánh giá lại các biện
pháp quản trị rủi ro hiện tại và thích ứng với hồn cảnh thay đổi nhanh chóng (Adhikari &
Poudyal, 2021).
Mặc dù nhận thức về quản trị rủi ro có tầm quan trọng trong ngành du lịch, vẫn cịn thiếu
nghiên cứu tồn diện xem xét dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến cách các doanh
nghiệp du lịch nhận thức và tiếp cận quản trị rủi ro (Rahman et al., 2021). Nghiên cứu như
vậy có thể điều tra xem đại dịch đã thay đổi nhận thức về rủi ro như thế nào giữa các chủ
doanh nghiệp du lịch, người quản lý, nhân viên và khách hàng, đồng thời khám phá các yếu
tố ảnh hưởng đến những thay đổi này.
Giả định xem xét tác động của đại dịch đối với nhận thức về các rủi ro liên quan đến những
thay đổi trong chiến lược và thực tiễn quản trị rủi ro trong quá trình ứng phó với đại dịch.
Điều này có thể liên quan đến cơ hội áp dụng các công nghệ mới, thực hiện các giao thức an
11
toàn và sức khỏe nghiêm ngặt hơn, cũng như vai trị của truyền thơng và tính minh bạch
trong việc định hình nhận thức về quản trị rủi ro (Matiza, 2020).
Hơn nữa, việc điều tra những tác động lâu dài của đại dịch Covid-19 đối với nhận thức về
quản lý rủi ro trong ngành du lịch có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị cho tương lai.
Đại dịch đã bộc lộ những lỗ hổng và điểm yếu trong khuôn khổ quản lý rủi ro của nhiều
doanh nghiệp du lịch, cho thấy sự cần thiết phải có một cách tiếp cận quản lý rủi ro linh hoạt
và thích ứng hơn (Gaur et al., 2021). Hiểu được cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng như thế
nào đến nhận thức quản lý rủi ro dài hạn có thể giúp xây dựng các chiến lược hiệu quả hơn
nhằm tăng cường sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của các doanh nghiệp du lịch trước
những gián đoạn trong tương lai (Huang et al., 2021).
Nhìn chung, trong những hiểu biết hiện tại thì vẫn cịn nhiều vấn đề chưa biết rõ về tác động
của dịch Covid-19 đối với nhận thức quản trị rủi ro trong ngành du lịch là tương đối hạn
chế. Cần nghiên cứu thêm để thu hẹp khoảng cách này và cung cấp hiểu biết tồn diện về
cách thức đại dịch đã hình thành nhận thức quản trị rủi ro giữa các doanh nghiệp du lịch.
Nghiên cứu này có thể góp phần thúc đẩy phát triển các chiến lược và thực hành quản trị rủi
ro hiệu quả hơn, cuối cùng là thúc đẩy nhanh q trình phục hồi và tính bền vững của ngành
du lịch trong thời kỳ sau đại dịch.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu về tác động của dịch Covid-19 đến nhận thức về quản trị rủi
ro trong kinh doanh du lịch. Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết kết hợp với kết quả nghiên
cứu định tính và định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức quản trị rủi ro.
Từ đó đề xuất các hàm ý cho các nhà quản trị du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận thức quản trị rủi ro trong du lịch
tại các địa điểm du lịch
- Phân tích mối quan hệ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức quản trị rủi ro
trong du lịch
- Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm nhân khẩu học về nhận thức quản trị rủi ro trong du
lịch tại các địa điểm du lịch.
- Đề xuất hàm ý cho các nhà quản trị hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức quản
trị rủi ro trong du lịch, đồng thời cung cấp cho nhà quản trị những đề xuất để tham khảo dựa
12
trên những kết quả nghiên cứu nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch thu hút khách du lịch
xây dựng chương trình du lịch mới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong đề tài này bao
gồm:
- Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức quản trị rủi ro trong du lịch tại các
địa điểm du lịch?
- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng và mối liên hệ trong mơ hình phân tích nhận thức quản trị
rủi ro trong du lịch tại các địa điểm du lịch như thế nào?
- Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị cần được ưu tiên đề xuất trong thiết kế chương trình du
lịch từ kết quả nghiên cứu nhận thức quản trị rủi ro trong du lịch tại các địa điểm du lịch.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cũng có thể bao gồm điều tra các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch,
các khu nghỉ dưỡng khách sạn, công ty lữ hành, đại lý du lịch và các doanh nghiệp liên quan
khác trong ngành du lịch, bao gồm khách hàng, nhân viên các khu vui chơi giải trí tại Tp.
Hồ Chí Minh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Nghiên cứu định tính
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và phát triển các giả thuyết theo mơ hình nghiên cứu liên quan.
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu tổng quát và các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu,
từ đó hình thành thang đo sơ bộ.
- Tham khảo, lấy ý kiến chuyên gia, khách du lịch, thu thập thơng tin nhằm góp phần định
hướng, xây dựng và hồn thiện mơ hình cùng các thang đo sử dụng của đề tài nghiên cứu.
- Tiến hành thảo luận tay đôi để điều chỉnh các thang đo, chuẩn bị cho bước nghiên cứu
chính thức.
1.5.2. Nghiên cứu định lượng
Tiến hành khảo sát trực tuyến đối tượng khảo sát về đề tài nghiên cứu thông qua công cụ
Google Biểu mẫu (Google Form), N = 500 nhưng chỉ gửi cho những đáp viên đồng ý trả lời.
Kết quả khảo sát được phân tích với phần mềm nguồn mở R, Phương pháp sử dụng chính
mơ hình cấu trúc tuyến tính, ứng dụng lavaan thư viện thống kê R.
Kiểm định mơ hình, các giả thuyết nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và mối tương
quan giữa các yếu tố (Rosseel et al., 2017).
13
1.6. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này có thể giúp mở rộng kiến thức về nhận thức quản trị rủi ro trong ngành du
lịch và xác định các yếu tố tác động liên quan đến nhận thức rủi ro và định hướng cho các
nghiên cứu sản phẩm du lịch mới trong tương lai. Nghiên cứu có thể giúp tăng cường sự
hiểu biết về cách ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như dịch bệnh, đến việc
quản trị rủi ro trong ngành du lịch. Nghiên cứu cũng có thể giúp tìm hiểu các chiến lược và
phương pháp quản trị rủi ro khác nhau được sử dụng trong ngành du lịch và đánh giá hiệu
quả từ nhận thức quản trị rủi ro.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành du lịch trong việc quản trị rủi
ro. Nghiên cứu có thể cung cấp thông tin và kiến thức quý giá về các rủi ro liên quan đến
dịch bệnh và cách giảm thiểu tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp du lịch. Các kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng
các chiến lược và phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả, cải thiện khả năng phục hồi sau các
cuộc khủng hoảng dịch covid và thiết kế lại các chương trình du lịch theo nhóm khách hàng
có quan tâm sâu sắc về rủi ro nhằm đảm bảo đáp ứng phân khúc khác hàng duy trì phát triển
bền vững của ngành du lịch.
14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Định nghĩa dịch vụ:
Dịch vụ được hiểu là một quá trình tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách
hàng, mục đích của việc tương tác này nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng theo cách khách hàng mong đợi (Zeithaml & Bitner, 2000).
2.1.2. Định nghĩa du lịch:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú
thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định (Luật Du lịch Việt Nam, 2005).
2.1.3. Định nghĩa dịch vụ du lịch:
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch (Luật Du Lịch Việt Nam, 2005).
2.1.4.Khái niệm rủi ro
Trong bộ từ điển tiếng Việt khái niệm rủi ro là “điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy
đến” (Viện Ngôn ngữ học, 2010). Theo quan điểm mở rộng, rủi ro là xác suất tác động đến
mục tiêu không chỉ gắn liền với tổn thất, thiệt hại mà còn mở ra khả năng mang đến những
cơ hội khác.
2.1.5. Khái niệm quản trị
Quản trị là quá trình hoạch định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch mà đối tượng quản lý cần
đạt được trong một giai đoạn nhất định, tổ chức thực hiện các chiến lược, các mục tiêu đó,
quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong tổ chức một cách có hệ thống nhằm hoàn
thành các mục tiêu đề ra (Agrawal, 2011).
2.1.6. Chuẩn hóa nhận thức quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện, liên tục và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành
công.
15
Nhận thức quản trị rủi ro là khả năng của các nhà quản trị và các cá nhân trong tổ chức để
nhận biết, đánh giá và quản lý các rủi ro tiềm ẩn hoặc thực tế có thể ảnh hưởng đến hoạt
động của tổ chức (Power, 2004). Đây là quá trình tổ chức và quản lý thơng tin liên quan đến
các rủi ro để giảm thiểu các tác động tiêu cực của chúng đến hoạt động kinh doanh. Nhận
thức quản trị rủi ro là một phần quan trọng của quản trị chiến lược và được coi là một yếu tố
quan trọng để đảm bảo sự bền vững và thành công của một tổ chức (Carlsson‐Wall et al.,
2019). Trong ngành du lịch, nhận thức quản trị rủi ro là quá trình đánh giá và quản lý các rủi
ro liên quan đến du lịch, chẳng hạn như rủi ro về an ninh, rủi ro môi trường, rủi ro về sức
khỏe và dịch bệnh, để đảm bảo an toàn cho du khách và thành công kinh doanh của các
doanh nghiệp trong ngành du lịch (Hosseini et al., 2021).
Quản trị rủi ro và nhận thức rủi ro là hai khái niệm có mối liên hệ mật thiết trong lĩnh vực
quản trị rủi ro (Renn, 1990). Nhận thức rủi ro là khả năng nhận biết, đánh giá và đối phó với
các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh hoặc trong cuộc sống. Trong khi đó, quản trị
rủi ro là q trình đánh giá, xác định, giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro để đảm bảo hoạt
động của doanh nghiệp được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.
Nhận thức rủi ro đóng vai trị quan trọng trong quản trị rủi ro bởi vì khi nhận thức được các
rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để giảm thiểu hoặc loại bỏ
chúng (Vasvári, 2015). Nếu khơng có nhận thức đầy đủ về các rủi ro, các biện pháp quản trị
rủi ro có thể khơng hiệu quả hoặc không đủ để giảm thiểu được mức độ rủi ro. Do đó, nhận
thức rủi ro và quản trị rủi ro cùng đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo
vệ tài sản cho doanh nghiệp.
2.2. Những lý thuyết nền liên quan trong nghiên cứu
2.2.1. Các lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro
2.2.1.1 Các khái niệm về rủi ro
Enterprise Risk Management (Integrated Framework, Internal Auditors Institute, 2004) đề
cập tới quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) trong kinh doanh bao gồm các phương pháp và
quy trình được sử dụng bởi các tổ chức để quản trị rủi ro và nắm bắt cơ hội liên quan đến
việc đạt được các mục tiêu của công ty (COSO, 2004).
Quan điểm truyền thống, Rủi ro là vấn đề không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Rủi ro có thể được hiểu một cách khái quát đó là khả năng xảy ra các
biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác kết quả kỳ vọng theo
kế hoạch. Rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ và đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp, tuy nhiên
16
muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận nó, khơng được né tránh nó. Vì vậy, để tồn tại và phát
triển, để đứng vững trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải đương đầu với rủi ro có thể xảy
ra bằng cách tiên liệu các rủi ro có thể xảy ra để tìm biện pháp phịng ngừa, hạn chế nhằm
giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra (COSO, 2004).
Quan điểm hiện đại, theo Frank Knight (một học giả người Mỹ): “Rủi ro là sự bất trắc có
thể đo lường được” (Knight, 1921). Theo Allan Willett học giả người Mỹ: “Rủi ro là bất
trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi”. Theo C.Arthur William, Jr.
Micheal, L.Smith: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện
trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta khơng thể dự đốn được
chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định khó dữ đốn. Nguy cơ rủi ro
phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất khơng thể đốn
trước” (Smith & Williams Jr, 1991).
Theo tiêu chuẩn quản lý quốc tế hóa ISO 31000 thì rủi ro là sự tác động của sự kiện không
chắc chắn lên mục tiêu. Doanh nghiệp ở mọi loại hình, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với
các tác động cả bên trong và bên ngoài làm cho doanh nghiệp khơng chắc chắn liệu có đạt
được mục tiêu hay không và khi nào sẽ đạt được mục tiêu. Tác động của sự không chắc
chắn này lên các mục tiêu của doanh nghiệp được gọi là rủi ro. Như vậy, Rủi ro (risk) là sự
bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể
mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích,
những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phịng
ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho
tương lai.
2.2.1.2 Phân loại rủi ro theo khách quan
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng khơng có cơ hội kiếm
lời, đó là loại rủi ro liên quan tới tài sản bị phá hủy, khi có rủi ro thuần túy xảy ra thì hoặc là
có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất mát tổn thất ít và khi rủi ro thuần túy khơng xảy ra
thì khơng có nguy cơ mất mát. Hầu hết những rủi ro tổn thất gặp trong cuộc sống để lại
những thiệt hại tài sản lớn thậm chí là cả tính mạng con người đều là rủi ro thuần túy. Thuộc
loại rủi ro này ví dụ như động đất, bão gió, núi lửa, hạn hán (Posokhov & Zhadan, 2016).
Rủi ro suy tính là loại rủi ro tồn tại nguy cơ tổn thất song song với cơ hội kiếm lời. Chẳng
hạn việc tung một sản phẩm mới ra thị trường bên cạnh cơ hội kiếm lời thì cũng có thể là
thua lỗ. Việc phân chía rủi ro thành thuần túy và suy tính có ý nghĩa quan trọng trong việc
17
lựa chọn kỹ thuật để đối phó, phịng tránh rủi ro. Đối với rủi ro suy tính, người ta có thể đối
phó bằng kỹ thuật Hedging (rào cản), cịn rủi ro thuần túy được đối phó bằng cách mua bảo
hiểm. Tuy nhiên hầu hết trong các rủi ro đều chứa cả hai yếu tố: Thuần túy và suy tính trong
nhiều trường hợp ranh giới của hai loại rủi ro này mang tính tương đối (Mintzberg &
Waters, 1985).
2.2.1.3. Phân loại rủi ro theo hậu quả để lại cho con người
Người ta chia thành rủi ro số đơng (rủi ro tồn cục), rủi ro bộ phận (rủi ro riêng biệt). Rủi ro
số đông là rủi ro là các rủi ro gây ra do các biến cố khách quan từ một nhóm người hoặc một
nhóm các nguyên nhân và hậu quả của nó ảnh hưởng đến số đông nguời trong xã hội. Thuộc
loại này bao gồm các rủi ro chiến tranh, động đất, lũ lụt. Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất
phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả
(Quyên, 2022). Tác động của loại rủi ro này ảnh hưởng tới một số ít người mà khơng ảnh
hưởng đến xã hội (tai nạn giao thông, mất trộm, hỏa hoạn…). Việc phân chia hai loại rủi ro
này có ý ngĩa quan trọng trong việc tổ chức quản trị rủi ro. Nếu một rủi ro bộ phận xảy ra,
các tổ chức cá nhân có thể giúp đỡ bằng những khoản đóng góp vào các quỹ trợ giúp. Tuy
nhiên việc phân chia theo cách này cũng khơng rõ ràng lắm vì rủi ro có thể chuyển từ dạng
này sang dạng khác tùy vào sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và khung cảnh xã hội. Chẳng
hạn rủi ro lũ lụt với một quốc gia là số đông nhưng là rủi ro bộ phận với toàn thế giới.
2.2.1.4. Phân loại rủi ro theo nguồn gốc
Rủi ro trong môi trường vật chất. Các rủi ro xuất phát từ nguồn này tương đối nhiều chẳng
hạn như hỏa hoạn do bất cẩn, cháy nổ (Frolova et al., 2017).
Rủi ro do các môi trường phi vật chất: Nguồn rủi ro rất đa dạng. Phần lớn các rủi ro trong
cuộc sống là phát sinh từ môi trường này, như: mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị,
mơi trường xã hội, môi trường luật pháp hoặc môi trường hoạt động của các tổ chức. Đường
lối chính sách của mỗi người lãnh đạo quốc gia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, áp dụng quy định về thuế, ban hành các các chính
sách kinh tế, cắt giảm hoặc xóa bỏ các ngành nghề. Quá trình hoạt động của các tổ chức có
thể sẽ làm phát sinh nhiều rủi ro và bất định (Đoàn Thị Hồng Vân, 2013). Việc thay đổi tỷ
giá hối đối, tỉ lệ lãi śt, tín dụng, quan hệ cung cầu trên thị trường có thể đem lại những
rủi ro cho các tổ chức kinh doanh. Có rất nhiều rủi ro xuất phát từ môi trường phi vật chất
này các rủi ro cứ nối tiếp xảy ra. Rủi ro này bắt nguồn từ một rủi ro khác, rủi ro bắt nguồn
từ mơi trường chính trị dẫn đến các rủi ro về kinh tế hay xã hội. Chẳng hạn những bất ổn về
18
chính trị dẫn đến rủi ro về mặt kinh tế (sản x́t bị đình đốn, hàng hóa đắt đỏ và dẫn đến rủi
ro về về mặt xã hội (thất nghiệp). Để nhận biết các rủi ro này cần có sự nghiên cứu phân
tích tỷ mỷ chi tiết và thận trọng. Mặt khác sự đánh giá khả năng và mức độ xảy ra xuất phát
từ nguồn rủi ro phi vật chất cũng hết sức khó khăn với độ chính xác khác nhau, nó phụ
thuộc vào trình độ của người đánh giá (Huân, 2008).
Các tổn thất phát sinh từ các nguồn là rất đa dạng, một số tổn thất có thể phát sinh từ cả hai
nguồn chẳng hạn rủi ro cháy một ngơi nhà có thể bất cẩn do đun bếp (mơi trường vật chất)
nhưng cũng có thể do bạo động, đập phá (chính trị). Việc phân loại các rủi ro theo nguồn
phát sinh giúp cho các nhà quản trị rủi ro tránh bỏ sót cách thơng tin khi phân tích đồng thời
giúp cho các biện pháp phòng chống rủi ro.
2.2.1.5. Theo phạm vi xuất hiện rủi ro
Rủi ro chung là: Rủi ro gắn chặt với mơi trường chính trị kinh tế và pháp luật, các rủi ro
chính trị gồm có rủi ro về hệ thống chính trị, rủi ro chính sách thuế, rủi ro cấp vĩ mô, rủi ro
về chế độ độc quyền, rủi ro chính sách hạn chế xuất nhập khẩu, rủi ro không đạt được hoặc
không gia hạn được hợp đồng (Huân, 2008).
Các rủi ro thương mại quốc gia bao gồm các rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ lệ lãi xuất thay đổi, rủi
ro sản phẩm hàng hóa mất giá, rủi ro chính sách ngoại hối, đặc biệt ở Việt Nam cịn có thể
có loại rủi ro khơng chuyển đổi được ngoại tệ (Châu, 2010).
Các rủi ro gắn với mơi trường pháp luật quốc gia gồm có các rủi ro thay đổi chính sách pháp
luật và quy định, thi hành pháp luật, rủi ro trì hỗn trong việc bồi thường. Rủi ro cụ thể là:
rủi ro gắn với các lĩnh vực kinh doanh cụ thể: rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, rủi ro
trong kinh doanh bất động sản, rủi ro kinh doanh vận tải, rủi kinh doanh du lịch.
Việc phân loại rủi ro không thực sự phức tạp nhưng là một cơng đoạn quan trọng trong việc
tìm ra bản chất của các loại rủi ro để tìm ra các biện pháp xử lý.
2.2.1.6. Nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh là các nguyên tắc cơ bản và chung
nhằm hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức trong việc quản trị rủi ro hiệu quả. Dưới đây là một số
nguyên tắc quản trị rủi ro quan trọng trong việc áp dụng (Huân, 2008).
Xác định và đánh giá rủi ro: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quản trị rủi ro.
Tổ chức cần xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Điều này bao gồm việc xác định các yếu tố rủi ro, đo lường mức độ ảnh hưởng và xác định
19
khả năng xảy ra. Đánh giá rủi ro giúp tổ chức nhận biết các vùng rủi ro chính và xác định
mức độ ưu tiên trong việc quản trị rủi ro (Eduljee, 2000).
Xây dựng chính sách và quy trình quản trị rủi ro: Tổ chức cần thiết lập chính sách và quy
trình rõ ràng và hiệu quả để quản trị rủi ro. Chính sách và quy trình này cần được thiết kế để
phù hợp với mục tiêu và hoạt động của tổ chức. Chúng nên định rõ các vai trò và trách
nhiệm liên quan đến quản trị rủi ro và cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá, xử lý và
theo dõi rủi ro (Huân, 2008).
Ứng dụng quy trình quản trị rủi ro: Quy trình quản trị rủi ro bao gồm nhiều giai đoạn, bao
gồm xác định, đánh giá, xử lý và theo dõi rủi ro. Tổ chức cần áp dụng các quy trình này một
cách liên tục và hệ thống để đảm bảo rằng các rủi ro được xử lý và giảm thiểu một cách hiệu
quả. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng hệ thống thơng tin quản trị rủi ro, sử dụng các
công cụ và phần mềm hỗ trợ, và thực hiện việc đào tạo và giám sát nhân viên.
2.2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị
rủi ro của các chủ thể kinh tế. Với các văn bản pháp lý như luật, pháp lệnh, quyết định, Nhà
nước tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động trao đổi nhưng khơng phải bao giờ các
chính sách này cũng phù hợp với các quy luật của thị trường (Huân, 2008). Chính sách
khơng phù hợp sẽ làm hạn chế hiệu quả của quản trị rủi ro. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà
nước quy định tỷ giá giao dịch kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay mà khơng tính đến lãi śt của
hai đồng tiền trao đổi nên khi tỷ giá tăng mạnh không ngân hàng nào dám mạo hiểm cung
cấp hợp đồng kỳ hạn hoặc hiện nay, đối với giao dịch, Ngân hàng nhà nước chỉ cho phép
thực hiện giữa các ngoại tệ với nhau nên nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng giao dịch này
nhưng khơng thể thực hiện do đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá của doanh
nghiệp (Đồn Thị Hồng Vân, 2013).
Vai trị của người quản lý: Vai trò của nhà quản lý thể hiện ở các mặt:
Hiểu rủi ro và đánh giá đúng vai trò của quản trị rủi ro đối với quản lý tài chính doanh
nghiệp hoặc tài chính dự án; Để quản lý bất cứ đối tượng nào, người quản lý cũng hiểu rõ
đối tượng, nguyên nhân và các biện pháp quản lý đối tượng đó. Cũng như vậy, muốn quản
trị rủi ro có hiệu quả, điều trước tiên là nhà quản lý phải hiểu bản chất của rủi ro, nguyên
nhân và điều kiện phát sinh của nó cũng như những cách thức hạn chế tổn thất. Rủi ro có thể
làm tăng chi phí hoặc làm giảm doanh thu của dự án hoặc của doanh nghiệp dẫn đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp có thể bị xấu đi vì thế nhà quản lý cần phải đánh giá đúng
20
vai trò của quản trị rủi ro trong quản lý tài chính. Chỉ khi nhà quản lý nhận thức đúng tầm
quan trọng của quản trị rủi ro thì họ mới chú ý đến nó từ đó tìm cách quản lý một cách có
hiệu quả (Huân, 2008).
Phát hiện và lập kế hoạch xử lý rủi ro: Muốn quản trị rủi ro một cách hiệu quả, cần phải
phát hiện khả năng rủi ro xảy ra, chẳng hạn như đối với các giao dịch ngoại tệ. Thông qua
việc theo dõi sự biến động của tỷ giá những điều kiện cụ thể, nhà quản lý có thể phát hiện
sớm rủi ro tỷ giá. Nếu đánh giá xác suất xảy ra sự kiện đó tương đối lớn thì nhà quản lý cần
tiến hành lập kế hoạch xử lý rủi ro. Kế hoạch xử lý rủi ro phải đưa ra các phương án phòng
ngừa phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể có thể xảy ra.
Sử dụng các kỹ thuật phòng ngừa phù hợp trong những hồn cảnh phù hợp. Để lựa chọn kỹ
thuật phịng ngừa rủi ro phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể, nhà quản lý phải ước tính chi
phí và thời gian thực hiện cho từng kỹ thuật sau đó so sánh chúng với nhau và quyết định kỹ
thuật tối ưu nhất có thể.
Năng lực của mỗi nhà quản trị: Trong quản trị rủi ro, con người là chủ thể quản trị cịn các
hoạt động giao dịch có liên quan đến q trình kinh doanh là đối tượng quản lý cho nên
năng lực của nhà quản trị là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của
nhà quản trị. Năng lực của nhà quản trị không những thể hiện ở kiến thức chuyên sâu về
quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn biểu hiện ở kinh nghiệm, sự phán đoán
nhạy bén và bản lĩnh của người quản trị trong quá trình triển khai thực hiện. Quản trị là
nghệ thuật của cái có thể nên nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi, phân tích sự vận động
của các diễn biến có thể xảy ra, như sự vận động của tỷ giá, sử dụng linh hoạt và thành thạo
các kỹ thuật phịng, có bản lĩnh vững vàng sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ
ngồi dự đốn đồng thời phải thường xun cập nhật các chính sách liên quan đến cơ chế
quản trị và giao dịch kinh doanh để có những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm hoạt động
của doanh nghiệp (Huân, 2008).
Dự báo rủi ro trong hoạt động giao dịch kinh doanh: Sự thay đổi khó lường hết được của thị
trường theo thời gian là nguyên nhân gây nên rủi ro cho nên dự báo sẽ thay đổi như thế nào
trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Các quyết định có nên phịng ngừa hay khơng hoặc phịng ngừa như thế nào phụ thuộc rất
lớn vào kết quả dự báo rủi ro. Mặc dù công tác dự báo ngày nay sử dụng các phương pháp
hiện đại với sự trợ giúp của máy tính điện tử nhưng nhiều khi kết quả dự báo và thực tế vẫn
có khoảng cách khá xa thậm chí đơi khi cịn hồn tồn trái ngược nhau. Chẳng hạn như nếu
21
tỷ giá giao ngay ở kỳ tính tốn ngang bằng hoặc lớn hơn tỷ giá dự báo thì việc phịng ngừa
rủi ro tỷ giá giao được coi là đạt hiệu quả vì đã tránh được tổn thất (Nguyễn Thị Vân Nga,
2021). Ngược lại nếu tỷ giá giao ngay ở kỳ tính tốn thấp hơn tỷ giá dự báo thì việc phịng
ngừa của doanh nghiệp khơng đạt hiệu quả bởi vì doanh nghiệp đã phải chi ra một khoản chi
phí thực hiện phịng ngừa đồng thời doanh nghiệp có thể phải mua hoặc bán ngoại tệ với
mức đắt hơn hoặc rẻ hơn tỷ giá giao ngày (phụ thuộc vào kỹ thuật doanh nghiệp sử dụng để
phịng ngừa). Có thể nói rằng, độ chính xác của kết quả dự báo tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả quản trị rủi ro do vậy cần có những đơn vị chuyên về phân tích và dự báo tỷ giá để
có kết quả dự báo chất lượng cao.
2.2.1.8. Các nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Các quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh, có những quan điểm chung được xác lập
theo từng bước như: Nhận dạng các nguồn gây ra rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro,
kiểm sốt phịng ngừa, xử lý các vấn đề rủi ro (Ambarwati et al., 2022).
Nhận dạng rủi ro là q trình xác định liên tục, có hệ thống các rủi ro của một doanh nghiệp.
Các hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin đầy đủ về nguồn rủi ro, các yếu
tố hiểm họa và nguy cơ rủi ro để từ đó đưa ra một danh sách các rủi ro mà doanh nghiệp
phải chịu. Danh sách đầy đủ và càng hệ thống bao nhiêu thì càng giúp quá trình quản trị rủi
ro hiệu quả bấy nhiêu (Huân, 2008).
Thông thường một nhà quản trị rủi ro thường khó có thể xác định được hết các rủi ro của dự
án nên khơng thể có biện pháp quản lý đối với các rủi ro chưa được phát hiện do đó đã vơ
tình giữ lại các rủi ro này, đó là là điều nên tránh. Có một số phương pháp nhận dạng rủi ro
được áp dụng có hiệu quả như phương pháp liệt kê, phương pháp lưu đồ, phương pháp
thanh tra hiện trường trong đó phương pháp sử dụng bảng liệt kê tỏ ra đơn giản và được một
số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới áp dụng (Đoàn Thị Hồng Vân, 2013).
Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra theo bảng liệt kê các rủi ro mà
tổ chức có thể gặp phải được hình thành từ một bảng câu hỏi được thiết kế phục vụ cho một
mục đích nhất định. Thơng thường, bảng câu hỏi u cầu các thơng tin có thể nhận dạng và
xử lý các đối tượng rủi ro. Các bảng câu hỏi thường được thiết kế nhằm mục đích nhắc các
nhà quản trị rủi ro phát hiện ra các tổn thất có thể có, thu thập thơng tin diễn tả hình thức và
mức độ rủi ro mà các dự án có thể gặp phải, dự kiến một chương trình quản trị rủi ro hiệu
quả. Đối với các rủi ro về mặt kỹ thuật, chỉ cần lập bảng liệt kê với các dự kiến về mức độ
thiệt hại và tần số tổn thất. Đối với các rủi ro do các nguyên nhân ngẫu nhiên do tác động từ
22
bên ngoài và các rủi ro xuất phát từ các thủ tục hành chính pháp lý, vấn đề trở lên phức tạp
hơn và địi hỏi phải có một nhóm chun môn được đào tạo về quản trị rủi ro nghiên cứu đề
xuất.
Đối với các nhà quản trị rủi ro, thanh tra hiện trường là công việc phải làm thường xuyên,
nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó tiến
hành tiến hành phân tích, đánh giá, các nhà quản trị có khả năng nhận dạng được những rủi
ro mà tổ chức có thể gặp phải (Đồn Thị Hồng Vân, 2013).
Sau công đoạn nhận dạng rủi ro, một bảng liệt kê tương đối đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra
với doanh nghiệp đã được hình thành, trên cơ sở đó cần phân loại các rủi ro theo tiêu chí cụ
thể (hậu quả để lại, nguồn gốc phát sinh, khả năng quản trị) để có biện pháp nhận dạng được
rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến được với tổ chức tuy là công việc quan
trọng không thể thiếu nhưng mới chỉ là bước khởi đầu, bước pháp đánh giá phù hợp.
Nhận dạng và phân loại rủi ro là bước đầu và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản trị
rủi ro, nó cho biết một danh sách tương đối đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra đối với một
doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên thơng tin đó khơng chỉ là cái duy nhất mà các nhà quản trị
rủi ro cẩn để đối phó khi rủi ro xảy ra.
Để có thể đề ra các biện pháp xử lý rủi ro có hiệu quả cần có thêm các thơng tin để đo lường
mức độ của rủi ro đối với tổ chức. Cụ thể là đo lường tần số tổn thất có thể xảy ra. Để có thể
đo lường tần số tổn thất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất, các nhà quản trị rủi ro thường
phải sử dụng các kỹ thuật xác suất thống kê toán học.
Nhận dạng được rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến được với tổ chức tuy là
cơng việc quan trọng không thể thiếu nhưng mới chỉ là bước khởi đầu, bước tiếp theo là tiến
hành phân tích các rủi ro, phải xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro trên cơ sở đó mới
có tìm ra những phương pháp phịng ngừa (Đồn Thị Hồng Vân, 2013).
Phân tích rủi ro là việc xác định, đánh giá và ưu tiên các rủi ro với mục đích tiết kiệm các
nguồn lực cũng như giảm thiểu, giám sát và kiểm sốt khả năng hay tác động của sự kiện
khơng may hoặc để tối đa hóa việc thực hiện các cơ hội. Cần lưu ý rằng đây là quy trình
phức tạp bởi vì khơng phải mỗi rủi ro là do một nguyên nhân gây ra, trong đó có những
nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp.
Việc đo lường rủi ro (Risk measurement) là một quá trình quan trọng trong kinh doanh,
nhằm đánh giá và đo lường mức độ tiềm ẩn của các rủi ro có thể ảnh hưởng đến các mục
tiêu, dự án, hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, rủi ro thường bao
23
gồm các yếu tố khơng chắc chắn và có thể gây tổn thất hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động (Đồn Thị Hồng Vân, 2013).
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đo lường rủi ro trong kinh doanh.
Phương pháp đầu tiên là phân tích xác suất và thống kê, trong đó dựa vào dữ liệu lịch sử và
các cơng cụ phân tích thống kê để ước tính xác suất và phân bố của các sự kiện rủi ro. Điều
này giúp doanh nghiệp hiểu và định lượng được mức độ rủi ro mà họ đang đối mặt.
Một phương pháp khác là đánh giá phỏng đốn, trong đó chun gia trong lĩnh vực liên
quan đưa ra ý kiến và đánh giá về mức độ rủi ro. Sự kết hợp của các ý kiến này giúp xác
định mức độ rủi ro một cách cụ thể. Phương pháp này thường sử dụng các kỹ thuật như
phỏng đốn Delphi, trong đó các chun gia trao đổi ý kiến thơng qua các vịng lặp để đạt
được một sự đồng thuận cuối cùng về mức độ rủi ro (Huân, 2008).
Phân tích cấu trúc là một phương pháp khác, tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa
các yếu tố rủi ro. Bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng và tương tác giữa các yếu tố này,
phân tích cấu trúc giúp hiểu rõ hơn về sự phụ thuộc giữa chúng. Các công cụ như sơ đồ
tương quan, ma trận tương tác và phân tích mạng được sử dụng để định lượng mối quan hệ
này. Trong kinh doanh, việc kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro là một phần quan trọng trong
quá trình quản trị rủi ro. Điều này đảm bảo sự bảo vệ tài sản, hoạt động và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp và hình thức kiểm sốt phịng ngừa rủi ro được áp
dụng để giảm thiểu mức độ rủi ro và ngăn chặn sự xuất hiện của các sự cố (Hn, 2008).
Q trình kiểm sốt phịng ngừa rủi ro bắt đầu bằng việc xác định và đánh giá các rủi ro
tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi việc xác định các yếu tố rủi ro, đánh
giá mức độ ảnh hưởng và xác định khả năng xảy ra. Đánh giá rủi ro giúp tổ chức nhận biết
các điểm yếu và các vùng rủi ro chính cần được xem xét (Hn, 2008).
Sau đó, q trình phân tích nguy cơ và ưu tiên hóa được tiến hành. Các rủi ro quan trọng và
có tiềm năng gây tổn thất lớn hơn được ưu tiên để áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu
quả. Bằng cách xác định các rủi ro ưu tiên này, tổ chức có thể tập trung vào việc triển khai
các biện pháp kiểm soát phù hợp.
Một phần quan trọng trong q trình kiểm sốt phịng ngừa rủi ro là xây dựng chính sách,
quy trình và quy định cụ thể. Điều này đảm bảo rằng có các hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ để
kiểm soát và phịng ngừa các rủi ro. Chính sách và quy trình này phải được thiết kế sao cho
phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp và giúp hạn chế mức độ rủi ro (Huân, 2008).
24