LỜI GIỚI THIỆU
(cho bản tiếng Việt)
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Nhân tài, ở mọi thời đại, được đánh giá rất cao. Chúng ta thán phục người tài, thừa nhận và ngưỡng mộ đóng góp xã hội của họ. Tuy nhiên, tài
năng thiên bẩm, món quà hào phóng của Thượng đế, chỉ là lợi thế khởi điểm, điều quyết định là hành động và biết cách sử dụng tài năng đó.
Hầu hết các nhân tài được thế giới ghi danh đều trải qua một q trình nỗ lực bền bỉ khơng ngừng, thậm chí khơng ít lần thất bại trước khi trở
thành tấm gương tham chiếu hay thần tượng của nhiều thế hệ và thời đại. 1% & 99% – tài năng và mồ hôi nước mắt (tên gốc: Talent in never
Enough) của John C. Maxwell, chuyên gia hàng đầu thế giới về thuật lãnh đạo, cùng chúng ta dõi theo hành trình của nhiều người trong số đó,
những người có ảnh hưởng lớn trên thế giới và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, văn học, âm nhạc, hội họa, kinh doanh, thể thao, v.v…
Tìm hiểu cuộc sống và sự nghiệp của họ, từ những người đã thuộc về lịch sử như Thomas Jefferson, Winston Churchill, Charles Dickens,
Leonardo da Vinci… đến những người sống cùng thời với chúng ta, như nhà hoạt động cộng đồng Rueben Martinez, cầu thủ Joe Namath, vận
động viên Vonetta Flowers, huyền thoại dòng nhạc country Johny Cash…, John C. Maxwell đúc kết 13 điểm mấu chốt (lựa chọn, niềm tin, niềm
đam mê, sự tập trung, lịng kiên trì, sự can đảm…) mà mỗi người cần có hay thực hiện để phát huy ở mức tối ưu những khả năng trời phú, để
trở thành người “trên cả tài năng”.
Nhìn vào thực tế Việt Nam, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp khá cao (4,2% vào năm 2007), các nhà tuyển dụng vẫn ln gặp khó khăn khi tìm nguồn nhân
lực, đặc biệt là cho cấp lãnh đạo và quản lý. Thiếu hụt nhân tài dường như đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với sự phát triển xã hội.
Tuy nhiên, chưa và sẽ không bao giờ thiếu tài năng; chúng ta chỉ thiếu những công cụ cần thiết để phát triển tối đa tài năng. Xu thế mới là khơng
tìm tài năng bên ngoài mà khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi người. Điều ABC (vỡ lòng) của quản trị nhân lực và nhân tài là khơi dậy tài năng
ẩn chứa (A) bên trong (B) và chưa được khai thác (C) ấy.
Còn bạn, bạn cũng khát khao trở thành nhân tài? Bạn cũng muốn tài năng của mình được cơng nhận? Vậy bạn đã tự đặt cho mình những câu hỏi
về bản thân? Bạn muốn làm nghề gì? Bạn sẽ học đến trình độ nào? Bạn muốn và có thể làm gì với ngày hôm nay? Với ngày mai? Và, thế nào là
nhân tài?… Lựa chọn mới chính là quyền năng lớn nhất mà bạn có. Một trong những lựa chọn quan trọng nhất là quyết định bạn sẽ trở thành
người như thế nào. Lựa chọn đúng sẽ xây dựng nền móng cho sự phát triển toàn vẹn nhất của tài năng trong bạn. Bạn đã có điều kiện cần – tài
năng thiên phú? 1% & 99% Tài năng và mồ hôi nước mắt sẽ giúp bạn thấy đâu là những điều kiện đủ. Chúc bạn thành công và trở thành nhân
tài theo cách của bạn!
Tiến sĩ PHAN QUỐC VIỆT
Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tâm Việt Group
LỜI MỞ ĐẦU
KHI NÀO CHỈ CÓ TÀI NĂNG LÀ ĐỦ?
Tài năng thường được đánh giá quá cao và bị hiểu nhầm. Nhà thơ kiêm nhà soạn kịch người Pháp Edouard Pailleton đã chỉ ra: “Hãy thành cơng
và sẽ ln có những kẻ ngốc nói rằng bạn có tài.” Khi ai đó đạt được thành tích, những người khác thường lý giải điều đó bằng cách đơn giản là
quy mọi thứ cho tài năng. Nhưng đó là một cách nhìn nhận sai lệch. Nếu chỉ cần tài năng, tại sao trong thực tế có những người rất tài năng nhưng
lại không thành công?
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ bị ám ảnh bởi tài năng. Một số nghĩ tài năng là chìa khóa cho mọi vấn đề. Malcolm Gladwell, tác giả cuốn
sách The Tipping Point (Điểm bùng phát) và Blink (Trong chớp mắt), nhận thấy rằng nhiều công ty và nhà tư vấn đặt việc tìm người có tài lên trên
hết. Ông nói: “Quan niệm về tài năng như vậy là cách quản lý chính thống mới kiểu Mỹ.” Một số công ty thuê hàng loạt thạc sỹ quản trị kinh doanh
(MBA) tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu, cho họ thăng tiến nhanh chóng với những mức thưởng hậu hĩnh mà khơng bao giờ đánh giá cụ
thể thành tích của họ. Ơng đưa ra ví dụ điển hình là Tập đoàn Enron. Việc tập đoàn này chỉ căn cứ vào tài năng đã trở thành huyền thoại. Ví dụ,
Lynda Clemmons, người khởi lập việc kinh doanh bảo hiểm rủi ro thời tiết của Enron, từ một người buôn bán đã trở thành cổ đơng, lên vị trí quản
lý, giám đốc, rồi trở thành chủ tịch sáng lập công ty chỉ trong vòng bảy năm! Gladwell đặt câu hỏi: “Nếu trong một hệ thống không có ai đảm nhiệm
một công việc đủ lâu để bạn có thể đưa ra đánh giá chıń h xác, bạn sẽ đánh giá thành tıć h của họ như thế nào?”
Tài năng thôi chưa đủ! Peter Drucker, cha đẻ của ngành Quản lý hiện đại, nói: “Dường như có ít tương quan giữa hiệu quả của một người và sự
thơng minh, trí tưởng tượng hoặc tri thức... của anh ta. Sự thơng minh, trí tưởng tượng và tri thức là những nguồn lực thiết yếu, nhưng chỉ có tính
hiệu quả mới biến chúng thành kết quả. Bản thân chúng chỉ tạo ra những giới hạn. Nếu chỉ cần tài năng là đủ, những người đạt hiệu quả cao nhất
và có ảnh hưởng lớn nhất sẽ luôn là những người tài năng nhất. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Hãy xem xét những sớ liệu sau:
• Hơn 50% CEO của 500 cơng ty hàng đầu do tạp chí Fortune (Vận hội) bình chọn có kết quả trung bình hạng C hoặc C- khi học đại học.
• 65% thượng nghị sĩ Mỹ chỉ xếp ở nửa dưới của lớp học cấp phổ thơng.
• 75% tổng thống Mỹ nằm trong nhóm học sinh trung bình của trường học.
• Hơn 50% doanh nhân triệu phú chưa tốt nghiệp một trường đại học nào.
Rõ ràng tài năng không phải là tất cả.
NGUYÊN TẮC NHẢY CAO
Đây không phải cuốn sách bài xích tài năng. Tơi tin vào tầm quan trọng của tài năng. Tại sao? Tất cả các nhà lãnh đạo thành công đều hiểu tầm
quan trọng của nó. Lou Holtz − huấn luyện viên bóng đá huyền thoại, người dẫn dắt đội bóng của các trường đại học, từng nói với tơi: “John, tơi
đã huấn luyện các đội bóng có các cầu thủ giỏi và cũng làm huấn luyện viên cho những đội có các cầu thủ tồi. Tơi huấn luyện tốt hơn khi tơi có các
cầu thủ tốt!” Một đội thể thao, một nhóm kinh doanh hay dịch vụ sở hữu càng nhiều tài năng thì đội hay nhóm đó càng có nhiều tiềm năng, người
lãnh đạo đội càng có nhiều cơ hội để phát triển.
Hầu hết các nhà lãnh đạo hiểu động lực của quyền sở hữu, sự chia sẻ trách nhiệm, sự phân công lao động, sự quản lý theo nhóm và sự ủy thác.
Thơng thường các nhà lãnh đạo hồn thành những nhiệm vụ lớn bằng cách chia một công việc thành nhiều phần và phối hợp nỗ lực của tất cả
mọi người. Các cơng trình lớn, như Kim tự tháp hoặc Vạn Lý Trường Thành, được hồn thành theo cách đó. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ không
thể hoàn thành theo cách cộng thêm người. Định luật Brooks phát biểu: “Thêm người vào một dự án phần mềm chậm trễ sẽ làm nó chậm hơn.”
Nhiều hơn khơng phải bao giờ cũng tốt hơn, một số việc được làm tốt nhất khi chỉ có một cá nhân. Một minh họa tuyệt vời và đơn giản cho tầm
quan trọng của tài năng trong thể thao là môn nhảy cao. Muốn giành chiến thắng, vận động viên có thể phải nhảy qua bảy feet , chứ khơng phải
bảy người có thể nhảy một foot. Tuy vậy, chúng ta vẫn thường tin có thể đạt được thành tích cao hơn khi đưa thêm người để thực hiện một nhiệm
vụ. Đó khơng phải là giải pháp ln đúng. Thực tế, cũng giớng mơn nhảy cao có nhiều nhiệm vụ yêu cầu tài năng xuất chúng của một người chứ
khơng phải khả năng bình thường của nhiều người.
ĐẶT TÀI NĂNG TRONG TẦM NGẮM
Như đã nói, tơi khơng đánh giá thấp tầm quan trọng của tài năng. Tài năng là món quà Thượng đế ban tặng và đáng được tơn vinh. Khi chúng ta
quan sát những người có tài, chúng ta nên:
1. Thán phục tài năng của họ
Đọc các cuốn sách về thuật lãnh đạo của Jack Welch, tôi kinh ngạc bởi trí tuệ sâu sắc hịa quyện với những kinh nghiệm thực tế của ơng. Khơng
có gì đáng ngạc nhiên khi ơng có thể xoay chuyển Tập đồn GE và đưa nó lên vị trí thống trị trong các doanh nghiệp Mỹ. Jack Welch là một nhà
lãnh đạo bẩm sinh.
Tơi thường tới các buổi hịa nhạc của Sarah Brightman mỗi khi có cơ hội. Giọng hát của cơ rất đặc biệt. Tôi luôn say sưa lắng nghe cô hát và
kinh ngạc trước tài năng của nữ danh ca này. Sarah Brightman là một ca sĩ bẩm sinh.
Bóng đá chuyên nghiệp ở Atlanta đạt tới một đẳng cấp mới khi Michael Vick tới thị trấn. Khả năng dẫn bóng của anh có thể khiến đám đơng
phấn khích. Anh đã nâng tầm đội bóng và làm nức lịng các cổ động viên của Falcon bằng tài năng phi thường của mình. Michael Vick là một cầu
thủ bẩm sinh.
Tài năng có thể khiến con người làm được những điều phi thường, và chúng ta nên thừa nhận tài năng cũng như thán phục thành tích của họ.
2. Thừa nhận những đóng góp xã hội của họ
Khi quan sát những người tài năng, chúng ta nên lưu ý tầm ảnh hưởng của họ. Nước Mỹ sẽ đi tới đâu nếu không được tạo dựng bởi bàn tay các
nhà lãnh đạo tài năng? Tôi đã đọc cuốn sách Booknotes Life Stories: Notable Biographers on the People Who Shaped America (Những cuộc
đời nổi tiếng trên chương trình Booknotes: Tiểu sử các nhân vật làm nên nước Mỹ) của Brian Lamb, CEO sáng lập C-SPAN và là người dẫn
chương trình truyền hình Booknotes trên C SPAN. Cuốn sách đã nhắc tôi nhớ tới tài năng của những người có cơng sáng lập nước Mỹ:
• THOMAS JEFFERSON, vị tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ và là người soạn thảo chính bản Tun ngơn Độc lập của nước Mỹ. Ông là một nhân
vật của thời kỳ Phục hưng: phát minh chiếc máy cày hiện đại đầu tiên, là Chủ tịch Hội Triết học Mỹ, là người cử Lewis và Clark tham gia chuyến
thám hiểm khoa học đầu tiên của nước Mỹ, quy hoạch lại thành phố Washington và hiến tặng một thư viện cá nhân gồm 6.500 đầu sách, tạo nền
móng cho Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.
• THOMAS PAINE lập kỷ lục với cuốn sách best-seller đầu tiên của nước Mỹ, cuốn Common Sense (Lương tri). Cuốn sách bán được nửa triệu
bản trong khi dân sớ Mỹ vào thời điểm đó chỉ có ba triệu người.
• JAMES MADISON, vị tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ, là người có cơng chính trong việc xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ, một văn bản có tầm ảnh
hưởng trên tồn thế giới.
• HENRY CLAY, nhà hùng biện, chính khách, đồng thời là một luật sư, cố vấn dày dạn kinh nghiệm của Tổng thống Abraham Lincoln − người
ngăn chặn thành công phong trào ly khai của một số tiểu bang miền Nam nước Mỹ năm 1850. Nhiều nhà sử học tin rằng sự trì hỗn kéo dài cả
thập kỷ đã cho quân Liên minh đủ thời gian xây dựng cơ sở cơng nghiệp và nhờ đó nước Mỹ được bảo tồn.
Tiến trình lịch sử thế giới đã thay đổi nhờ những nhân vật tài năng, những người đã hồn thiện các khả năng của mình tới mức cao nhất.
3. Tách biệt những gì họ có khả năng làm với việc họ là ai
Fred Smith, nguyên Chủ tịch Hội Đồng minh Fred Smith, từng nói: “Tài năng thiên bẩm của một người thường lớn hơn con người đó.” Theo ơng,
tài năng của một số người lớn hơn các phẩm chất cá nhân quan trọng khác như tính cách và sự dấn thân. Kết quả là họ thường khơng xứng với
tầm tài năng thật sự của mình. Cám dỗ khiến họ thả trôi tài năng, hoặc họ muốn người khác nhận ra các khả năng của mình nhưng chính họ lại bỏ
qua các khiếm khuyết của bản thân.
Tại sao những người đáng lẽ có thể vươn lên vị trí hàng đầu khơng làm được điều đó? Họ hội tụ đầy đủ tài năng cần thiết nhưng vẫn không thành
cơng. Triết gia Ralph Waldo Emerson nhìn nhận vấn đề này như sau: “Tài năng vị tài năng chỉ là thứ đồ trang sức lòe loẹt và là một cuộc trình
diễn. Tài năng hoạt động với niềm vui thích trong cơng cuộc đi tìm chân lý sẽ nâng tầm người sở hữu lên một nguồn sức mạnh mới…”
Vậy tài năng có bao giờ là đủ khơng? Có, nhưng chỉ vào thời điểm khởi đầu. Tiểu thuyết gia Charles Wilson nói: “Bất kể kích thước của cái chai
thế nào, kem vẫn ln nổi lên trên.” Tài năng ln nổi bật. Nó khiến bạn được chú ý. Lúc đầu, tài năng tách bạn khỏi đám đơng. Nó giúp bạn khởi
đầu trước những người khác. Nhưng lợi thế đó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Nhạc sĩ Irving Berlin hiểu rõ sự thật này: “Điều khó nhất để
có thành cơng là bạn phải tiếp tục thành công. Tài năng chỉ là điểm khởi đầu trong mọi việc. Bạn phải tiếp tục làm tài năng đó hoạt động.”
Rấ t nhiều người tài năng khởi đầu với lợi thế hơn hẳn những người khác nhưng chính họ lại đánh mất chúng do ngủ quên trên tài năng, không
nâng tầm tài năng lên. Họ cho rằng chỉ cần tài năng cũng đã đủ nổi bật. Họ không nhận ra sự thật là nếu họ chỉ vỗ cánh, những người khác sẽ
nhanh chóng bay vượt qua họ. Tài năng phổ biến hơn là họ nghĩ. Stephen King, tác giả một cuốn sách đã bán được trên 10 triệu bản, khẳng định:
“Tài năng rẻ hơn muối ăn. Điều phân biệt một người tài năng với người thành công là sự khổ công.” Rõ ràng, để thành công chúng ta cần nhiều
hơn một tài năng đơn thuần.
BẠN CẦN ĐIỀU GÌ?
Vậy thành cơng địi hỏi điều gì? Những điều đó rồi sẽ đưa chúng ta tới đâu? Thành cơng có dành cho tất cả mọi người khơng? Tài năng phù hợp
với nơi nào? Tôi tin vào những điều dưới đây:
4. Ai cũng có tài năng
Mọi người có giá trị như nhau, nhưng khơng có tài năng giống nhau. Một số người dường như được ban cho quá nhiều tài năng. Phần lớn chúng
ta có ít khả năng hơn những người như thế. Nhưng hãy chú ý: tất cả chúng ta đều có thể làm tốt một điều gì đó.
Trong cuốn Now, Discover Your Strengths (Đã đến lúc khám phá sức mạnh của bạn), Marcus Buckingham và Donald O.Clifton nói rằng mọi
người đều có khả năng làm một điều gì đó tốt hơn 10 nghìn người khác. Họ chứng minh luận điểm của mình bằng những nghiên cứu vững chắc.
Họ gọi đó là vùng thế mạnh và khuyến khích mọi người tìm kiếm cũng như phát huy tối đa vùng này. Điều này không phụ thuộc việc bạn biết khả
năng của mình đến đâu, bạn cảm nhận về bản thân như thế nào, trước đây bạn đã thành công hay chưa. Chỉ cần bạn có tài năng và có khả năng
phát triển tài năng đó.
5. Hãy phát triển tài năng bạn có, khơng phải tài năng bạn muốn
Giữa người chỉ dựa vào tài năng và người nhận ra tài năng để phát triển nó, ai sẽ thành cơng hơn? Câu trả lời rất rõ ràng. Vậy tại sao hầu hết
mọi người dành phần lớn thời gian tập trung củng cố các điểm yếu của họ?
Trong các buổ i nói chuyện của mıǹ h, tôi luôn truyề n đạt tới mọi người kinh nghiệm là hãy ngừng ngay việc họ làm với các điểm yếu và bắt đầu với
các điểm mạnh (của khả năng, chứ không phải thái độ hay tính cách). Theo quan sát của tơi, khả năng của con người trong một lĩnh vực chỉ có thể
tăng thêm 2 điểm trong thang điểm từ 1-10. Ví dụ, nếu tài năng thiên bẩm trong một lĩnh vực của bạn ở mức 4, với sự khổ cơng bạn có thể nâng
lên mức 6. Nói cách khác, bạn có thể đi từ mức trung bình yếu lên trung bình khá. Nhưng bạn ở vị trí mức 7, vậy bạn có tiềm năng vươn lên mức
9, thậm chí mức 10, nếu đó là lĩnh vực mạnh nhất của bạn và bạn thật sự nỗ lực. Điều đó giúp bạn tiến từ vị trí 1/10.000 lên 1/100.000 – nhưng
chỉ khi bạn làm những điều cần thiết khác để phát huy tối đa tài năng của mình.
6. Bất kỳ ai cũng có thể đưa ra lựa chọn tăng giá trị tài năng
Điều gì là cần thiết để biến tài năng thành kết quả? Nó chính là những lựa chọn của bạn. Những lựa chọn then chốt – ngoài tài năng thiên bẩm –
sẽ phân biệt bạn với những người chỉ có tài năng đơn thuần. William Jennings Bryan, diễn giả, luật sư kiêm chính trị gia, nói: “Số phận khơng
phải là vấn đề cơ hội, đó là vấn đề chọn lựa; cũng khơng phải là điều để chờ đợi, mà là điều cần đạt được.”
Theo tôi, có mười ba lựa chọn then chốt để có thể phát huy tối đa tài năng của bất kỳ ai:
1. Niềm tin nâng cánh tài năng;
2. Đam mê tiếp năng lượng cho tài năng;
3. Đi đầu kích hoạt tài năng;
4. Tập trung định hướng tài năng;
5. Sự chuẩn bị định vị tài năng;
6. Luyện tập mài giũa tài năng;
7. Kiên trì ni dưỡng tài năng;
8. Lòng can đảm thử thách tài năng;
9. Tinh thần học hỏi mở rộng tài năng;
10. Tính cách bảo vệ tài năng;
11. Các mối quan hệ ảnh hưởng đến tài năng;
12. Trách nhiệm tăng cường tài năng;
13. Tinh thần đồng đội gia tăng tài năng.
Hãy đưa ra những lựa chọn này và bạn có thể trở thành người tài năng. Nếu bạn có tài năng, bạn sẽ đứng ở mợt vị trí riêng. Nếu bạn có tài năng,
bạn sẽ nổi bật.
BẠN CĨ THỂ LÀM!
Tơi tin những ý tưởng trong cuốn sách này có thể giúp bạn. Cảm hứng để viết Tài năng và mồ hôi nước mắt xuất phát từ một chuyện xảy ra với
tôi năm 2004. Huấn luyện viên Jim Tressel u cầu tơi nói chuyện với đội bóng Buckeye thuộc bang Ohio vào dịp cuối tuần, khi họ chuẩn bị thi
đấu với đội Michigan. Với tơi, đó khơng chỉ là việc nhận lời nói chuyện, đó là cơ hội biến một giấc mơ trở thành hiện thực! Tôi lớn lên ở Ohio và
luôn là cổ động viên trung thành của Buckeye.
Jim Tressel đã đọc cuốn sách Today Matters (Ý nghĩa của ngày hơm nay) của tơi. Vì các cầu thủ của ông rất trẻ, ông muốn tôi dạy cho họ cách
giữ tập trung trong mùa bóng 2004. Họ đã nghiên cứu cuốn sách suốt cả năm. Tressel muốn tơi nói chuyện với đội bóng trước khi bắt đầu trận
đấu cuối cùng và cũng là trận quan trọng nhất mùa giải. Đó là một trải nghiệm khơng thể nào qn. Tơi nói chuyện với các cầu thủ vào tối thứ sáu
và cùng họ tới sân vận động vào ngày thứ bảy. Trong phòng thay đồ của các cầ u thủ, tơi nhìn thấy một chiếc đồng hồ đếm ngược tới thời điể m
diễn ra trận đấu với đội Michigan, trên đó có dòng chữ: “Những vấn đề của ngày hơm nay”.
Liệu điều đó giúp mọi việc tốt hơn chút nào khơng? Có! Huấn luyện viên Tressel quay sang tơi khi chúng tơi vẫn đang trong phịng thay đồ và nói:
“John, anh và tơi sẽ dẫn đội bóng ra sân.”
Chúng tơi chạy vào sân trước 100 nghìn cổ động viên đang reo hị. Tơi sẽ khơng bao giờ qn khoảnh khắc đó. Liệu điều này có làm mọi việc tốt
hơn chút nào khơng? Có! Tơi đã đứng ở đường biên với đội bóng trong suốt trận đấu. Và mọi việc cịn tụt vời hơn thế: đội bóng đã chiến
thắng!
Điều này liên quan gì tới cuốn sách Tài năng và mồ hơi nước mắt? Trước buổi nói chuyện với đội bóng, Tressel đã gửi cho tơi một vài thơng tin
cần thiết để chuẩn bị. Một trong số đó là cuốn sách The Winner’s Manuel (Cẩm nang của người chiến thắng), trong đó có một bài viết với nhan
đề: “Những việc không cần đến tài năng”. Bài viết nhấn mạnh các tính cách như đúng giờ, nỗ lực, kiên nhẫn và vị tha đều quan trọng đối với mơn
bóng đá của bang Ohio. Và không một yếu tố nào trong số đó địi hỏi phải có tài năng. Theo Tressel, ơng và các nhân viên của mình đang cố
gắng giúp các cầu thủ có tài nhận ra rằng chỉ tài năng thôi là không đủ.
Tôi rất tâm đắc với bài viết đó và nghĩ rằng một cuốn sách về đề tài này sẽ giúp ích cho rất nhiều người. Bạn thấy đấy, những người xao nhãng
việc đưa ra các lựa chọn đúng đắn để giải phóng và phát huy tối đa tài năng của mình thường làm việc với kết quả không tương xứng. Tài năng
giúp họ nổi bật, nhưng lựa chọn sai lầm khiến họ phải dừng chân tại chỗ. Bạn bè, gia đình, huấn luyện viên và ơng chủ đều nhận ra tiềm năng của
họ nhưng vẫn phải băn khoăn vì sao họ thường khơng đạt được thành tích mà mọi người trông đợi. Tài năng cho họ cơ hội, nhưng lựa chọn sai
lầm khiến họ tự đóng sập cửa lại. Tài năng là thiên bẩm nhưng bạn phải nỗ lực mới thành cơng.
Ngược lại, có những người tài năng có thể phát huy gần như tối đa khả năng của mình. Họ thường làm tốt hơn mức mong đợi. Mọi người thấy
được tài năng cũng như thán phục những bước đột phá của họ. Tài năng cho họ cơ hội và các lựa chọn đúng đắn giúp họ mở toang cánh cửa
đến với những thành cơng thậm chí cịn to lớn hơn.
Cuộc sống chính là vấn đề chọn lựa và mỗi lựa chọn bạn đưa ra hình thành nên con người bạn. Bạn sẽ làm nghề gì? Bạn sẽ kết hôn với ai? Bạn
sẽ sống ở đâu?
Bạn học đến trình độ nào? Bạn sẽ làm gì với ngày hôm nay? Và một trong những lựa chọn quan trọng nhất bạn phải quyết định là: Bạn sẽ trở
thành người như thế nào? Tài năng là thiên bẩm. Cuộc sống giớng như trị chơi với qn bài được chia sẵn. Vấn đề không đơn giản là giữ và
tung ra một quân bài tố t, điề u quan trọng quyế t đi ̣nh chıń h là các lự a chọn của bạn.
TÀI NĂNG + LỰA CHỌN ĐÚNG = MỘT NGƯỜI TÀI NĂNG
Người tài năng là người tối ưu hóa được tài năng của mình, phát huy tối đa tiềm năng và thỏa mãn số phận của mình.
Tơi đã đọc một cuốn sách của Tiến sỹ Seuss, có nhan đề là Oh, the Places You'll Go (Những nơi bạn sẽ tới!). Trong đó, tơi tìm thấy một chân lý
tuyệt vời:
Bạn có não trong đầu
Bạn có chân trong giày
Bạn có thể tự mình bước đi
Theo bất cứ hướng nào bạn chọn.
Tôi thật sự tâm huyết với chân lý này. Tôi mong Tài năng thôi chưa đủ sẽ giúp bạn tự bước đi đúng hướng và đưa ra những lựa chọn đúng đắn,
tiếp sức để trở thành người tài năng, xây dựng nền móng cho các khả năng của mình và sống một cuộc đời trọn vẹn nhất.
1. NIỀM TIN NÂNG CÁNH TÀI NĂNG
Trở ngại đầu tiên và lớn nhất ngăn cản hầu hết mọi người đến với thành cơng chính là việc họ thiếu niềm tin vào bản thân. Một khi mọi người tìm
ra vùng thế mạnh của mình (lĩnh vực họ cảm thấy mình có khả năng nhất), điều thường hạn chế họ không phải là do thiếu tài năng. Đó chính là sự
thiếu niềm tin vào bản thân – một hạn chế do họ tự đặt ra cho mình. Đối với tài năng, việc thiếu niềm tin giống như trần nhà vậy. Tuy nhiên, khi con
người tin vào bản thân, họ giải phóng sức mạnh trong họ cũng như các nguồn lực xung quanh và gần như ngay lập tức chúng sẽ đưa họ tới một
cấp độ cao hơn. Tiềm năng của bạn giống như mợt bức tranh mà bạn có thể trở thành. Niềm tin sẽ giúp bạn xác định và hướng tới bức tranh ấy.
KHƠNG CHỈ LÀ TÀI NĂNG LỚN
Có một câu chuyện đã trở thành huyền thoại trong làng thể thao Mỹ. Người ta gọi đó là sự đảm bảo. Vào thời kỳ đó, câu chuyện này chỉ giớng
như một lời tuyên bố thái quá. Đó là việc một cầu thủ mơn bóng bầu dục có thành tích thi đấu x́t sắc tỏ ra can trường khi đội của anh ta thua
cuộc trước một trận đấu lớn. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1969, chỉ ba ngày trước trận chung kết giải Super Bowl lần thứ ba, Joe Namath, tiền vệ
đội Jets, đã khẳng định với tám từ đơn giản: “Jets thắng trận ngày Chủ nhật. Tôi đảm bảo.”
Giờ đây lời tun bố khốc lác đó có thể khơng đáng chú ý. Kể từ thời Muhammad Ali, những tuyên bố chắc nịch của các vận động viên đã trở
nên phổ biến. Nhưng trước đó, người ta chưa được nghe thấy những lời nói kiểu như thế từ bất kỳ ai trong Liên đoàn Bóng bầu dục Hoa Kỳ. Với
tuổi đời tám năm, liên đoàn này bị coi là kém cỏi và trong hai giải vô địch thế giới trước, các đội bóng Mỹ đều thất bại nặng nề. Hầu hết các
chuyên gia đề u cho rằng sẽ phải mất nhiều năm nữa để một đội bóng thuộc Liên đồn Bóng bầu dục Hoa Kỳ có thể thi đấu ngang hàng với bất
kỳ đội bóng nào thuộc Liên đồn Bóng bầu dục Quốc gia. Đội Colts thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia được dự đoán là sẽ thắng trong
trận chung kết lần thứ ba này với sự cách biệt 18 hoặc 19 điểm.
Sự đảm bảo của Namath có vẻ thái q, nhưng nó có ý nghĩa hơn một lời khốc lác rỗng tuếch. Đó cũng khơng phải là điều trái với tính cách của
anh. Dù Namath thường nhanh chóng nhận lỗi trong các buổi phỏng vấn khi đội Jets thua trận nhưng anh luôn thể hiện một niềm tin hết sức mạnh
mẽ. Anh tin vào bản thân, tin vào đội bóng của mình, tin vào khả năng họ có thể giành chiến thắng. Đức tính ấy có thể thấy rõ trong suốt thời thơ ấu
của anh.
NHỮNG DẤU HIỆU THỜI THƠ ẤU
Joe Namath sở hữu tài năng điền kinh bẩm sinh. Cậu xuất thân từ một gia đình có trùn thớng thể thao. Những huấn luyện viên đầu tiên của cậu
chính là các thành viên trong gia đình. John, cha cậu, dành rất nhiều thời gian chỉ cho cậu cách ném, đánh và chặn bóng cũng như cách xử lý trong
các tình huống khác nhau. Các anh trai cũng góp cơng dạy cậu. Anh Bobby bắt đầu dạy cậu về vị trí tiền vệ khi Joe mới sáu tuổi. Cịn anh Frank
rèn luyện cho Joe tính kỷ luật và sẵn sàng thụi cậu nếu cậu không thi đấu tốt trong các buổi tập luyện gia đình.
Đến tuổi trưởng thành, trơng Joe vẫn nhỏ bé và nhẹ cân so với tuổi của mình. Đơi khi cậu bị mọi người đánh giá thấp vì điều đó. Khi Joe học tiểu
học, mợt lần, có một đám nhóc bất trị ở vùng lân cận thách thức cậu bạn Linwood Alford của Joe tham gia trận bóng rổ hai chọi hai. Linwood và
Joe nhận lời. Linwood nhớ lại: “Tất cả chúng nó cười như thể nói: Thằng nhóc gầy nhẳng này là đứa nào vậy? Chúng mày làm sao có thể thắng
được với thằng nhóc như thế chứ?” Trông Joe giống như một đứa bé dễ bị đánh bại, nhưng không phải vậy. Alford nhận xét: “Nếu bị đánh ngã,
cậu ấy đứng dậy ngay. Joe là một cậu bé mạnh mẽ.” Joe và Linwood đã nhanh chóng đánh bại hai đứa trẻ kia và khiến chúng phải kiêng nể.
Joe dường như không biết sợ hãi là gì. Cậu và Lindwood thường tới khung đường ray tàu hỏa gần nhà và treo mình lơ lửng trên đó khi tàu lao
ầm ầm phía dưới. Nhưng ban đầu, tính liều lĩnh đó vẫn chưa được thể hiện trong lĩnh vực thể thao. Điểm mấu chốt giải phóng niềm tin để chắp
cánh cho tài năng của cậu là năm cậu tám tuổi. Đó là lần đầu tiên Joe mặc bộ đồng phục đội Liên đồn Bóng chày Thiếu nhi vùng Elks trở về nhà.
Trong cuố n tiểu sử của Namath, có ghi lại một cuộc trò chuyện giữa cậu bé Joe và cha mình là John:
“Cái đó thật tuyệt đấy con trai ạ! Rất vừa với con!”
Joey là cậu bé nhỏ nhất trong đội. Cậu cũng là cậu bé nhỏ tuổi nhất, có thể là ít hơn những đứa trẻ khác khoảng gần một tuổi. “Bố biết đấy, các
bạn khác quá giỏi”, cậu nói, “Chúng cũng lớn hơn con... Con khơng có lấy một cơ hội.”
“Vậy thì con hãy cởi bộ đồng phục đó ra ngay bây giờ,” cha cậu nói, “Hãy đem trả lại người quản lý và nói với ơng ấy con khơng thể tham gia đội
vì những cậu bé khác giỏi hơn con.”
Joey nhìn cha với đơi mắt buồn bã, mơ màng: “Ơi, khơng, cha! Con khơng thể làm thế!”
“Nếu con không thể tham gia đội, vậy giữ lại bộ đồng phục này có ích gì?”
“Nhưng, cha,” cậu nói, “các bạn ấy quá giỏi!”
“Con cũng chơi hay, Joe ạ! Con có thể chặn những cú bóng sát đất. Con có thể đánh trúng bóng. Con biết phải chạy tới vị trí nào.”
Ơng John đặt cậu bé trước một sự lựa chọn: trả lại đồng phục hoặc luyện tập với đội bóng. Nếu sau q trình luyện tập, cậu bé khơng cảm thấy
mình giỏi hơn những đứa trẻ khác, cậu có thể từ bỏ.
Joey nói cậu sẽ thử.
Và điều đó đã diễn ra, cậu trở thành cầu thủ xuất sắc nhất của đội Elks.
John Namath đã không nhầm khi cố gắng truyền niềm tin cho cậu con trai. Người cha đã tổng kết sự nghiệp của Joe tại Liên đồn Bóng chày
Thiếu nhi bằng mợt câu chụn về một trận đấu đặc biệt thể hiện đầy đủ khả năng của con trai mình. John nhớ lại hơm đó ông đến muộn và phải
hỏi một người có mặt từ đầu trận đấu về tỷ sớ. Chưa có cú đánh trượt nào, tỷ số là 3-3 và tất cả các góc đều có người. “Nhưng đừng lo,” người
đàn ơng nói, “họ vừa đưa cậu nhóc Namath vào sân.” Joe nhanh chóng làm đối phương đánh trượt ba lần, bao gồm cả lần loại khỏi sân đấu cầu
thủ giỏi nhất của đối phương, cầu thủ đó hơn Joe hai tuổi. Sau đó, khi đến lượt mình đánh bóng, Joe đã đánh trúng cú bóng quyết định chiến
thắng của đội.
MỌI VIỆC ĐÂU SẼ VÀO ĐẤY
Sự tự tin trong thi đấu đã trở thành chuẩn mực của Namath. Khi chơi bóng rổ ở trường trung học, anh thi đấu rất nhanh nhẹn, khơng chỉ có khả
năng ném rổ cịn có thể úp rổ. Khi tham gia đợi tủn bóng đá, anh đã dẫn dắt đội Beaver Falls giành chức vơ địch Liên đồn Thể thao các
trường trung học miền Tây Pennsylvania. Một lần, Joe bị sưng mắt cá chân và không thể tham gia trận đấu tới, cầu thủ tiền vệ đầy tự tin và cũng
là người chuyên chuyền bóng bổng cho các đồng đội đã an ủi vị huấn luyện viên lúc này đang rất lo lắng: “Đừng lo lắng, huấn luyện viên, trong trận
này chúng ta không cần những đường chuyền bổng đâu.”
Namath được tuyển mộ từ trường phổ thông và nhiều người đã coi anh là tiền vệ học sinh xuất sắc nhất nước Mỹ. Sau đó anh chơi cho Trường
Đại học Alabama. Tại đây anh đã trở thành một ngôi sao và dẫn dắt đội Crimson Tide giành chức vô địch quốc gia.
Khi tham gia giải chuyên nghiệp, một lần nữa Namath lại được coi là tiền vệ xuất sắc nhất. Có tin cho rằng đội New York Giants thuộc Liên đồn
Bóng bầu dục Quốc gia rất muốn có anh nhưng đội New York Jets thuộc Liên đồn Bóng bầu dục Hoa Kỳ lại có được anh trước. Năm 1965,
Namath ký một bản hợp đồng dài hạn nhất trong lịch sử các môn thể thao chuyên nghiệp của nước Mỹ tính đến thời điểm đó.
Trong ba năm, Namath đã nếm trải nhiều thử thách, bỏ lỡ nhiều kỷ lục, trải qua nhiều ca phẫu thuật đầu gối và dẫn dắt đội bóng trong các mùa
giải thất bát. Nhưng anh khơng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Anh biết anh có thể thi đấu và dẫn dắt đội bóng của mình giành chiến
thắng. Vào mùa giải năm 1968, mùa giải thứ tư của anh, cuối cùng anh đã dẫn dắt đội bóng bước lên bục vinh quang trong trận tranh chức vơ
địch Liên đồn Bóng bầu dục Hoa Kỳ. Anh không quan tâm đến việc tất cả mọi người cho rằng Jets khơng có một cơ hội chiến thắng nào trước
đội vơ địch giải Liên đồn Quốc gia. Anh tin vào bản thân và khả năng giành chiến thắng của mình. Anh cũng tin tưởng vào sức mạnh của tồn
đội bóng. Hầu như khơng ai biết Namath đã dành hàng tiếng đồng hồ để xem các cuộn băng ghi các trận đấu của đội Colts, việc mà anh vẫn
thường làm với mọi đối thủ. “Con quỷ một mắt này khơng bao giờ nói dối”, Namath thường nói như vậy về chiếc máy chiếu anh đặt trong căn hộ
của mình. Anh chỉ cho các đồng đội những phát hiện của mình. Họ có thể thắng trận đó. Và chính xác đấy là những gì họ đã làm. Jets đánh bại
Colts với tỷ số 16 7. Đó được coi là bất ngờ lớn nhất trong lịch sử giải Super Bowl.
Điều gì có thể xảy đến với Joe Namath nếu hồi đó cha anh không thách thức anh tin vào bản thân cũng như khả năng của mình khi anh mới tám
tuổi? Có thể anh đã có kết cục giống các anh trai của mình, những vận động viên tài năng phải rời bỏ trường phổ thông hoặc trường đại học để
làm việc tại nhà máy hoặc cửa hàng cơ khí địa phương. Hoặc có thể cuối cùng anh sẽ trở thành một người chơi bi da ăn tiền. Thật khó nói trước
được điều gì! Nhưng có một điều chắc chắn: anh sẽ không thể được ghi danh vào Bảo tàng Danh vọng ở Canton, bang Ohio. Để tới đích, ngoài
tài năng cịn cần có niềm tin.
NIỀM TIN ĐÁNG TIỀN MUA
Tơi khơng biết tài năng của bạn là gì nhưng tơi chắc chắn một điều: Tài năng sẽ không được phát huy tối đa nếu bạn khơng có niềm tin. Chỉ tài
năng thôi không bao giờ là đủ. Nếu bạn muốn hoàn thiện bản thân, bạn cần tin vào điều đó. Bạn cần:
7. Tin vào tiềm năng của mình
Tiềm năng của bạn chính là bức tranh mà bạn có thể trở thành. Nhà phát minh Thomas Edison nhận xét: “Nếu chúng ta làm tất cả những gì có thể,
chúng ta sẽ thật sự ngạc nhiên về bản thân.”
Chúng ta thường chỉ nhìn sự việc như nó vốn có chứ khơng phải như nó có thể có. Khi Joe Namath cịn nhỏ, mọi người chỉ thấy một đứa bé gầy
gị, nhỏ thó. Khi cậu học cấp ba, họ thấy một cậu bé lạc lõng giữa bạn bè và là một học sinh không chịu làm bài tập về nhà. Khi cậu chơi bóng ở
giải chuyên nghiệp, họ chı̉ thấy một gã có cặp đầu gối tồi tệ. Nhưng cậu tự thấy mình là một nhà vơ địch. Nếu bạn có thể tự nhìn nhận tiềm năng
thật sự trong con người mình, bạn sẽ thay đởi tới mức khơng nhận ra chính mình.
Con gái tôi, Elizabeth, đã tặng tôi một tấm ảnh tuyệt đẹp của nó khi cơ bé còn học phở thơng. Lúc bấy giờ đó là mốt. Người ta thường đến phịng
chụp và được hóa trang giống một ngơi sao điện ảnh. Khi nhìn tấm ảnh lần đầu tiên, tơi đã nghĩ: Đó khơng phải là con bé hàng ngày, nhưng đó
là Elizabeth. Đúng là con bé. Điề u đó cuñ g tương tự như khi bạn nhìn nhận và tin vào tiềm năng của mình. Nếu bạn nhìn nhận bản thân theo
hướng tích cực, bạn sẽ trơng tuyệt hơn những gì bạn từng tưởng tượng. Tơi chỉ ước mình có thể chỉ cho bạn thấy hình ảnh của bạn với tiềm năng
trọn vẹn.
Nhà chính khách Ấn Độ Mohandas Gandhi từng nói: “Sự khác biệt giữa những gì chúng ta làm và những gì chúng ta có thể làm sẽ đủ để giải
quyết hầu hết các vấn đề của thế giới.” Gần hơn nữa, nó cũng sẽ đủ để giải quyết phần lớn các vấn đề cá nhân của chúng ta. Nếu chúng ta muốn
làm những gì có thể, trước tiên chúng ta phải tin vào tiềm năng của mình.
Nhiều người đã dừng lại quá xa so với tiềm năng thật sự của mình. John Powell, tác giả cuốn sách The Secret of Staying in Love (Bí quyết để
sống trong tình u), ước tính rằng người bình thường chỉ đạt 10% tiềm năng, chỉ chiêm ngưỡng được 10% vẻ đẹp xung quanh mình, nghe được
10% nhạc và thơ, ngửi được 10% các mùi và nếm được 10% các hương vị ngọt ngào. Phần lớn mọi người thường khơng nhìn thấy hoặc khơng
nắm bắt được các tiềm năng đó.
Huấn luyện viên điều hành Joel Garfinkle nhắc lại một câu chuyện của nhà văn Mark Twain, kể về một người đàn ông vừa qua đời và được gặp
Thánh Peter tại cửa thiên đường. Nhanh chóng nhận ra Thánh Peter, vị thánh trí tuệ và uyên bác, người đàn ông liền hỏi: “Thưa Thánh Peter, con
quan tâm tới lịch sử quân đội nhiều năm rồi. Xin hãy cho con biết ai là vị đại tướng vĩ đại nhất mọi thời đại!”
Thánh Peter nhanh chóng trả lời: “Ồ, đây là một câu hỏi đơn giản. Đó chính là người đàn ơng ở ngay đằng kia.”
“Hẳn là ngài nhầm rồi ạ!” người đàn ông, lúc này trở nên rất bối rối, “Khi còn sống con biết người đàn ơng đó và ơng ta chỉ là một người lao động
bình thường.”
“Đúng đấy anh bạn ạ,” Thánh Peter trấn an, “ơng ta đã có thể trở thành vị đại tướng vĩ đại nhất mọi thời đại nếu ông ta là đại tướng.”
Charles Schulz, họa sĩ tranh hoạt hình, đã đưa ra sự so sánh: “Cuộc đời là chiếc xe với mười thang tốc độ. Phần lớn chúng ta đều có những
thang tốc độ khơng bao giờ dùng tới.” Chúng ta để dành những thang đó để làm gì? Nếu đi hết cuộc đời mà không đổ chút mồ hôi nào, cuộc đời
thật khơng cịn ý nghĩa. Vậy vấn đề là gì? Hầu như đó ln là những giới hạn do chúng ta tự tạo ra. Chúng có tác đợng mạnh như những giới hạn
thật sự. Cuộc sống vốn đã nhiều khó khăn. Chúng ta lại làm nó trở nên khó khăn hơn khi chúng ta áp đặt cho mình thêm những giới hạn khác
nữa. Charles Schwab, nhà tư bản công nghiệp, nhận thấy: “Khi một người đặt giới hạn cho những gì mình sẽ làm tức là đã đặt giới hạn cho
những gì mình có thể làm.”
Trong cuốn sách If It Ain’t Broke... Break it! (Nếu nó khơng vỡ... Hãy đập vỡ nó!), Robert J. Kriegel và Louis Patler viết:
Chúng tơi khơng có manh mối cho thấy giới hạn của con người là gì. Tất cả các bài kiểm tra, các đồng hồ bấm giờ và các vạch đích trên thế giới
không thể đo được tiềm năng của con người. Khi một ai đó định theo đuổi giấc mơ của mình, họ có thể vượt rất xa những gì dường như là giới
hạn của họ. Tiềm năng tồn tại trong chúng ta là vô hạn và phần nhiều chưa được chạm đến... Khi bạn nghĩ tới giới hạn, đó cũng chính là lúc bạn
tạo ra chúng.
Chúng ta thường nhấn mạnh quá nhiều các thử thách và trở ngại về thể chất, dành quá ít sự quan tâm tới các vấn đề tâm lý và cảm xúc. Sharon
Wood, người phụ nữ Bắc Mỹ đầu tiên leo lên đỉnh Everest, đã rút ra nhiều bài học sau khi leo lên đỉnh núi thành cơng. Cơ nói: “Tơi phát hiện ra
rằng sức mạnh thể lực khơng phải là vấn đề mà đó là sức mạnh tâm lý. Đó là cuộc chinh phục nằm trong tâm trí tơi để vượt qua những rào cản,
những giới hạn tôi tự đặt ra và hướng đến điều tốt đẹp − chính là tiềm năng − nhưng có tới 90% tiềm năng đó chúng ta ít khi dùng đến.”
Năm 2001, tôi được mời tới Mobile, bang Alabama để nói chuyện với 600 huấn luyện viên và hướng đạo sinh thuộc Liên đồn Bóng bầu dục
Quốc gia tại trận tranh cúp Senior Bowl (Cúp dành cho sinh viên năm cuối). Họ được mời tham gia vì người ta tin họ có tiềm năng chơi cho Liên
đồn Bóng bầu dục Quốc gia. Vào buổi sáng, tôi dạy họ những điều trong cuốn sách The 17 Indisputable Laws of Teamwork (17 quy tắc bất
biến của làm việc nhóm) vừa mới xuất bản. Vào buổi chiều, tôi tham dự một buổi tập thể lực của các cầu thủ. Họ được kiểm tra về tốc độ chạy,
thời gian phản ứng, khả năng nhảy, v.v...
Trong khi tôi đang quan sát, một trong những huấn luyện viên có mặt ngày hơm đó, ơng Dick Vermeil, đã nói với tơi: “Ơng biết đấy, chúng tơi có
thể đo được rất nhiều kỹ năng của họ nhưng khơng thể đo lịng nhiệt huyết của họ. Chỉ có các cầu thủ mới xác định được.”
Tiềm năng của bạn thật sự tùy thuộc vào bạn. Người khác nghĩ gì khơng quan trọng. Những gì bạn từng nghĩ về mình trước đây lại càng không
quan trọng. Quan trọng là những gì nằm trong con người bạn và liệu bạn có định khám phá nó hay khơng.
Có câu chuyện kể về một cậu bé sống ở nông trại vùng Colorado. Cậu thích đi bộ đường dài và leo núi đá. Một hôm, khi đang leo núi, cậu phát
hiện thấy một tổ đại bàng và trong đó có một quả trứng. Cậu mang quả trứng về nhà và để cho một con gà mái ấp quả trứng đó cùng với những
quả trứng gà khác.
Vì nở ra giữa một bầy gà, chú đại bàng nghĩ mình là gà. Chú học các hành vi của gà từ “mẹ” và bới mồi trong sân cùng với “những người anh em”
của mình. Chú khơng biết gì hơn thế. Đơi khi cảm thấy có những kích động lạ lùng trong người nhưng chú không biết phải làm gì với những cảm
giác đó, vì thế chú lờ đi hoặc kìm nén lại. Rốt cục, nếu là gà thì chú nên cư xử như một con gà.
Rồi một ngày nọ, có một con đại bàng bay qua nơng trại đúng lúc chú đại bàng sống trong khu trại gà ngước lên và trơng thấy. Vào khoảnh khắc
đó, chú nhận ra mình muốn được như chú đại bàng kia. Chú muốn bay cao. Chú muốn vươn tới những đỉnh núi xa mà chú thường trông thấy từ
sân khu trại gà. Chú thử sải đơi cánh của mình, đơi cánh giờ đây đã rộng và mạnh mẽ hơn đôi cánh của những “người anh em”. Đột nhiên chú
hiểu rằng mình giống chú đại bàng trên bầu trời kia. Dù trước đó chưa từng bay nhưng chú có bản năng và khả năng để làm điều đó. Chú sải đơi
cánh của mình một lần nữa và bay lên, lúc đầu còn chấp chới nhưng dần dần mạnh mẽ và vững chãi hơn. Khi bay vút lên, chú biết rằng cuối cùng
mıǹ h đã tìm thấy cái tơi thật sự.
Phillips Brooks, tác giả bài hát O Little Town of Bethlehem (Ôi, thành phố Bethlehem bé nhỏ!), nhận xét: “Khi bạn phát hiện mình mới chỉ sống
nửa cuộc đời, nửa còn lại sẽ ám ảnh bạn cho đến khi bạn mở đường tới nó.” Tơi ḿn nói thêm điều này: Nếu khơng đạt đến mức tiềm năng
của bạn thì đó thật sự là một bi kịch. Để đạt được điều đó, trước hết bạn phải tin vào tiềm năng của mình và quyết định sống một cuộc sống trên
mức trung bình.
8. Tin vào bản thân
Có một điều để tin đó là bạn đang sở hữu một tiềm năng đáng kể. Một điều nữa để có đủ niềm tin vào bản thân đó là bạn cần nghĩ bạn có thể
phát huy tối đa tiềm năng đó. Khi tin vào bản thân, một số người trở nên hoài nghi tất cả! Đó khơng chỉ là một sự hổ thẹn, nó còn ngăn cản quá
trıǹ h phấ n đấ u của họ. William James, nhà tâm lý học và triết học, nhấn mạnh: “Chỉ có duy nhất một ngun nhân dẫn tới việc lồi người thất bại,
đó là sự thiếu lịng tin vào cái tơi thật sự của mình.”
Những người tin vào bản thân nhận được các công việc tốt hơn và làm tốt hơn những người khơng có niềm tin đó. Giáo sư Martin Seligman
thuộc Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Pennsylvania, đã làm một số nghiên cứu tại một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn và thấy rằng những
nhân viên bán bảo hiểm có hy vọng thành công bán được lượng bảo hiểm nhiều hơn 37% so với những người không có hy vọng như vậy. Tác
động của niềm tin ở mỗi cá nhân bắt đầu từ rất sớm. Một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng thành tích học tập trong nhà trường có mối quan hệ
chặt chẽ với sự tự tin hơn là với chỉ số thông minh.
Kerry Randall, luật sư và là chuyên gia thị trường, nhận thấy: “Những người thành công tin vào bản thân, đặc biệt khi những người khác không
làm như vậy.” Điều này thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực thể thao. Các huấn luyện viên từng nói với tơi rằng sự tự tin của các cầu thủ đặc biệt quan
trọng trong các trận đấu bóng căng thẳng. Trong suốt những phút cuối của trận đấu, một số cầu thủ muốn giữ bóng. Những người khác lại muốn
tránh. Những người có xu hướng tự tin, giống như Namath, sẽ giữ bóng cho tới giây cuối cùng trong một trận bóng rổ, mặc dù khi đó đội của cậu
đang thua một điểm. Khi người ghi bàn hàng đầu của đội liên tục hét lên: “Chuyển bóng sang đây!”, Namith vẫn bình tĩnh và ném chính xác quả
bóng vào rổ, giành chiến thắng cho đội mình vào phút cuối cùng.
Những người tự tin luôn có phương châm sống:
“Nếu bạn nghĩ mình bị đánh bại, đúng vậy!
Nếu bạn nghĩ mình khơng dám, đúng thế!
Nếu bạn muốn thắng, nhưng nghĩ mình khơng thể
Gần như chắc chắn bạn sẽ thua...
Khơng hẳn, cuộc chiến trong đời
Thuộc về những người mạnh hoặc nhanh hơn
Nhưng sớm hay muộn, người thắng cuộc
Là người nghĩ mình có thể chiến thắng.”
Đây cuñ g là phương châm của Arnold Palmer, một vận động viên golf nổ i tiế ng.
Với niềm tin vào bản thân, bạn có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình.
9. Tin vào nhiệm vụ của mình
Bạn cần điều gì nữa để nâng cánh tài năng? Đó là niềm tin vào những gì bạn đang làm. Niềm tin sẽ giúp bạn ngay cả khi có quá nhiều bất lợi
ngăn cản bạn đạt được những gì mình mong muốn. William James khẳng định: “Điều duy nhất đảm bảo kết quả thành công của một công việc
không đảm bảo độ chắc chắn chính là niềm tin ngay từ lúc đầu.” Vậy niềm tin này có ích như thế nào?
Niềm tin vào nhiệm vụ sẽ tiếp sức mạnh cho bạn. Có niềm tin vào những gì bạn đang làm sẽ tiếp cho bạn sức mạnh để đạt được nó. Kiến trúc
sư Frank Lloyd Wright nhận thấy: “Sự việc luôn diễn ra khi bạn thật sự tin vào nó; và niềm tin vào một điều gì đó sẽ khiến nó xảy ra.” Người tự tin
thường có thể đánh giá một nhiệm vụ trước khi đảm nhận nó và biết liệu họ có thể làm được việc đó hay khơng. Trong trường hợp đó, niềm tin
có sức mạnh to lớn.
Niềm tin vào nhiệm vụ sẽ khuyến khích bạn. Một người phụ nữ với ý chí chiến thắng sẽ luôn phải nghe những lời tiêu cực. Một người đàn ông
đang thực hiện nhiệm vụ sẽ luôn phải nghe những lời phê bình. Vậy điều gì đã cho phép những người như thế tiến bước trong một mơi trường
tiêu cực? Đó chính là niềm tin vào nhiệm vụ.
Nhà viết kịch Neil Simon từng khuyên: “Đừng nghe những người nói: ‘Nó khơng được làm theo cách đó.’ Có thể điều đó đúng, nhưng có thể bạn
vẫn sẽ làm theo cách đó. Đừng nghe những người nói: ‘Bạn đang nhận một cơ hội quá lớn.’ Michelangelo đã vẽ được các bức họa trên Nhà
nguyện Sistine dù nó có bị thời gian mài mòn.” Simon hẳn đã biết điều đó. Ông đã được nhận 17 giải Tony , 5 giải Drama Desk và 2 giải
Pulitzer .
Hiển nhiên là ông tin vào những gì mình làm.
Niềm tin vào nhiệm vụ mở rộng khả năng của bạn. Bạn càng tin tưởng vào tiềm năng, bản thân và nhiệm vụ của mình, bạn càng có khả năng
thành cơng. Nếu bạn giữ vững niềm tin, một ngày nào đó bạn sẽ thấy mình làm được những việc mà trước đây bạn cho là không thể.
Nam diễn viên Christopher Reeve là một minh chứng tiêu biểu cho những người có được tầm nhìn đó. Anh đã từng nói với các khán giả của
mình rằng:
Nước Mỹ có một truyền thống có thể khiến nhiều nước phải ghen tị: chúng ta thường đạt được những điều không thể. Đó là một phần tính cách
dân tộc. Nó giúp chúng ta thực hiện cuộc hành trình từ hết bờ biển này sang bờ biển khác. Nó biến chúng ta thành nền kinh tế lớn nhất trên thế
giới. Nó đưa chúng ta lên mặt trăng. Căn phịng của tơi có treo bức tranh về một con tàu vũ trụ được phóng vào khơng gian, trên bức tranh có
chữ ký tặng của tất cả các phi hành gia làm việc ở NASA. Phía trên bức tranh đề: “Chúng tơi thấy khơng có gì là khơng thể”. Câu nói này cũng nên
là khẩu hiệu của chúng ta… Đó là điều mà cả đất nước phải cùng nhau thực hiện. Rất nhiều giấc mơ của chúng ta lúc đầu dường như là không
tưởng, rồi dường như là không thể, và khi chúng ta tập trung ý chí, những giấc mơ ấy nhanh chóng biến thành điều chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu
chúng ta có thể chinh phục thế giới bên ngồi thì chúng ta cũng có thể chinh phục thế giới bên trong. Ranh giới của bộ não, hệ thần kinh trung
ương và tất cả các giới hạn của cơ thể đã tàn phá bao nhiêu cuộc đời và cướp đi… quá nhiều tiềm năng.
Bạn có tin vào sứ mệnh của mình? Bạn có tự tin rằng mình có thể hồn thành những nhiệm vụ lớn lao? Bạn có hy vọng sẽ đạt được các mục đích
của mình? Đây là các yếu tố cần thiết để nâng cánh tài năng của bạn từ mức tiềm năng tới mức đạt thành quả.
Tơi cần nói thêm một điều nữa về nhiệm vụ. Nó phải bao gồm nhân tố con người. Mợt cuộc đời sống vì người khác mới là cuộc đời đáng sống.
Khi bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình, liệu những người xung quanh sẽ nói:
“Kết quả là cuộc sống của tơi tốt đẹp hơn”, hay
“Kết quả là cuộc đời tôi tồi tệ hơn”?
Nếu bạn nghĩ câu trả lời không phải là câu thứ nhất thì nhiệm vụ đó có thể khơng đáng làm.
Một trong những món đồ q giá nhất của tơi là một chiếc chặn giấy bằng pha lê đơn giản. Nó khơng có hình vẽ gì đặc biệt. Nó cũng khơng có giá
trị đặc biệt về tiền bạc. Nhưng nó rất có ý nghĩa với tơi bởi những gì được khắc bên trong và bởi người đã tặng nó cho tơi. Trong đó khắc:
John
Người cố vấn tinh thần,
Người thầy thơng thái, Người bạn
“Cảm ơn vì đã tin tưởng tơi!”
u mến
Dan
Đó là món quà của Dan Reiland, người đã làm việc với tôi trong hai mươi năm với tư cách một nhân viên, phó chỉ huy và sau đó là phó chủ tịch
cấp cao tại một trong những công ty của tôi. Dan là người tôi đặc biệt tin tưởng. Anh giống như người em trai của tôi. Nhiệm vụ chúng tôi cùng
theo đuổi khiến cả hai chúng tôi đều trở nên tốt hơn. Đó là kiểu người bạn muốn hợp tác và cũng là kiểu kết quả mong muốn của bạn.
TÀI NĂNG + NIỀM TIN = MỘT NGƯỜI TÀI NĂNG ÁP DỤNG CÔNG THỨC TÀI NĂNG VÀO HOẠT ĐỘNG
Vậy làm thế nào để bạn trở thành người tài năng? Hãy gõ vào một chuỗi tự nhiên các hành động bắt đầu là niềm tin và kết thúc là hành động tích
cực:
Niềm tin xác định sự mong đợi
Nếu bạn muốn phát huy tối đa tài năng của mình, việc đầu tiên khơng phải là tập trung vào nó, bạn cần bắt đầu bằng việc “đóng cương” sức mạnh
tinh thần của mình. Niềm tin của bạn kiểm soát mọi thứ bạn làm. Thành tựu không chỉ là vấn đề làm việc chăm chỉ hơn hay khôn ngoan hơn. Đó
cịn là vấn đề tin tưởng một cách tích cực. Người ta gọi đó là hội chứng “đủ chắc chắn”. Nếu bạn nghĩ mình sẽ thất bại, đủ chắc chắn rằng bạn sẽ
thua. Nếu bạn hy vọng sẽ thành công, đủ chắc chắn rằng bạn sẽ thắng. Bề ngoài của bạn sẽ thể hiện niềm tin trong bạn.
Các đột phá mang tính cá nhân bắt đầu với một sự thay đổi trong niềm tin. Tại sao? Vì niềm tin quyết định sự mong đợi và sự mong đợi quyết
định hành động. Niềm tin là một thói quen của tinh thần trong đó sự tự tin trở thành niềm tin mà chúng ta bấu víu. Về lâu dài, niềm tin khơng chỉ là ý
tưởng mà con người sở hữu. Nó là ý tưởng chiếm hữu con người. Benjamin Franklin nói: “Hạnh phúc thay những ai khơng mong đợi điều gì vì họ
sẽ không bao giờ thấy thất vọng.” Nếu bạn muốn đạt được điều gì đó trong đời, bạn sẽ phải sẵn sàng cho cảm giác thất vọng. Bạn cần hy vọng
mình thành cơng. Điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ luôn luôn như vậy? Không! Bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ mắc lỗi. Nhưng nếu bạn hy vọng mình chiến
thắng, bạn sẽ phát huy tối đa tài năng của mình và tiếp tục cố gắng. Và rồi giống như Joe Namath, cuối cùng bạn sẽ thành công.
Luật sư Kerry Randall đã nói: “Trái với ý kiến thơng thường, cuộc đời khơng tốt hơn nhờ cơ hội, nó tốt hơn nhờ sự thay đổi. Và sự thay đổi này
luôn diễn ra bên trong; đó là sự thay đổi trong suy nghĩ để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.” Muốn cải thiện cần có sự thay đổi, nhưng sự thay đổi
đòi hỏi sự tự tin. Vì lý do đó, đối với bản thân, bạn cần ưu tiên sự tự tin. Bạn cần ưu tiên đầu danh sách sự tin tưởng vào tiềm năng, vào bản
thân, nhiệm vụ của mình và cả nhân loại. Tổng thống Franklin Delano Roosevelt khẳng định: “Giới hạn duy nhất cho nhận thức của ngày mai là
những nghi ngờ của chúng ta ngày hôm nay.” Đừng để những nghi ngờ kết liễu những mong ước của bạn.
Harvey McKay, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, đã kể câu chuyện về một vị giáo sư đứng trước một lớp học gồm ba mươi sinh viên năm
cuối ngành Sinh học phân tử. Trước khi phát bài kiểm tra cuối cùng, ơng nói: “Tơi đã có vinh dự được là người hướng dẫn các em học kỳ này và
tôi biết các em đã học hành chăm chỉ như thế nào để chuẩn bị cho bài thi hôm nay. Tôi cũng biết mùa thu tới hầu hết các em chuẩn bị vào trường
y hoặc học cao học. Tôi cũng biết rõ các em phải chịu áp lực lớn như thế nào để có thể đạt kết quả trung bình khá, và bởi vì tơi tin các em biết tài
liệu này nên tôi sẵn sàng cho tất cả những ai lựa chọn không tham gia bài kiểm tra cuối này điểm B.”
Rất dễ nhận thấy những tiếng thở phào nhẹ nhõm. Một số sinh viên nhảy ra khỏi bàn của mình, cảm ơn vị giáo sư vì đó chính là chiếc phao cứu
sinh đớ i với họ.
“Cịn ai nữa khơng?” ơng hỏi, “Đây là cơ hội cuối cùng.”
Một sinh viên nữa quyết định đi ra.
Sau đó, vị giáo sư phát bài kiểm tra, trong đó có hai câu: “Chúc mừng, em được nhận điểm A cho môn này. Hãy tiếp tục tin vào bản thân.” Đó là
phần thưởng cơng bằng dành cho những sinh viên chăm chỉ và tự tin vào bản thân.
Sự mong đợi quyết định hành động
Theo đức cha Fred Smith, một trong những cố vấn tinh thần của tôi và là tác giả cuốn sách Leading with Integrity (Dẫn đầu tuyệt đối), một nhà
ngôn ngữ học và các dịch giả cuốn sách Kinh thánh Wycliffe đã nói với ông rằng trong hai mươi ngôn ngữ cổ nhất thế giới, từ tương đương với
từ niềm tin có nghĩa gần với từ làm. Chỉ khi trở nên “tinh vi” hơn, con người mới bắt đầu phân biệt nghĩa của từ này với từ kia. Chi tiết đó rất đáng
chú ý vì hầu hết mọi người đều tách biệt niềm tin khỏi hành động. Vậy làm thế nào để hợp nhất hai khái niệm này? Hãy thể hiện thông qua niềm
mong đợi của chúng ta.
Chúng ta không thể sống không nhất quán với những mong đợi về bản thân. Điều đó không xảy ra. Tôi từng nghe một câu chuyện về người đáng
lẽ là tiên phong trong ngành hàng không, anh ta đã chế tạo ra máy bay một năm trước khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay lịch sử của
mình tại Kitty Hawk. Chiếc máy bay nằm im lìm trong nhà kho của nhà phát minh này vì anh ta khơng dám cho nó bay. Có thể vì anh ta cho rằng
trước đó chưa có ai làm điều này. Có thể vì anh ta nghĩ mình sẽ thất bại – tơi khơng rõ. Người ta nói rằng sau khi nghe tin về Orville và Wilbur
Wright, anh ta mới cho chiếc máy bay của mình hoạt đợng. Trước đó anh ta không đủ tự tin vào bản thân để chấp nhận mạo hiểm.
Trên thế giới này có hai kiểu người: những người muốn làm mọi thứ và những người không muốn mắc lỗi. Anh em nhà Wright thuộc kiểu thứ
nhất. Nhà phát minh đáng lẽ là người tiên phong cho ngành hàng không thuộc kiểu người thứ hai. Nếu bạn là kiểu người thứ nhất, bạn đã sẵn
sàng tin vào bản thân và chấp nhận thử thách. Nhưng làm nếu bạn thuộc kiểu người thứ hai? Một tin tốt là: bạn có thể phát triển.
Một câu chuyện trong cuốn sách có nhan đề Tough Times Never Last, but Tough People Do! (Khó khăn khơng bao giờ kết thúc, nhưng người
mạnh mẽ có thể làm được điều đó!) của Robert Schuller kể về Edmund Hillary, người đầu tiên trèo lên đỉnh núi Everest cùng với Tenzing Norgay,
một người Tây Tạng. Trước khi chinh phục thành công đỉnh Everest, Hillary là thành viên của một đoàn leo núi khác, đoàn này khơng những khơng
trèo lên tới đỉnh mà cịn để mất một thành viên. Tại một buổi tiếp đón dành cho các thành viên trong đoàn tại London, Hillary đứng phát biểu trước
các khán giả. Đằng sau bục phát biểu là bức tranh đỉnh núi Everest rất lớn. Hillary quay mặt về phía bức tranh và hét lớn: “Everest, ngươi đã đánh
bại chúng ta. Nhưng ta sẽ quay lại. Và ta sẽ chiến thắng ngươi. Bởi vì ngươi khơng thể lớn hơn nữa nhưng ta thì có thể.”
Tơi khơng biết những thử thách bạn phải đối mặt. Chúng có thể lớn hơn qua từng ngày, hoặc chúng có thể đã to lớn đến mức tối đa, như đỉnh núi
Everest. Nhưng tôi biết chắc điều này: cách duy nhất bạn có thể vươn lên đối mặt với thử thách một cách hiệu quả là hãy mong chờ nó. Bạn
khơng thể vượt qua thử thách bằng cách làm nó nhỏ đi mà bằng cách làm mình to lớn hơn!
Hành động quyết định kết quả
Kết quả có từ hành động. Trong lĩnh vực vật lý, điều đó có vẻ là hiển nhiên. Định luật thứ ba về chuyển động của Isaac Newton phát biểu: với mọi
hành động đều có một phản lực tương đương. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều người không đưa ra sự liên kết. Họ chỉ đơn giản hy vọng vào
kết quả tốt đẹp. Hy vọng không phải là một chiến lược. Nếu bạn muốn có kết quả tốt, bạn cần phải hành động hiệu quả. Để có những mong đợi
tích cực, trước hết bạn phải tin tưởng. Tất cả đều quay lại điểm xuất phát đó. Paul Harvey, nhân vật nổi tiếng thuộc giới truyền thơng Mỹ, nói: “Nếu
bạn khơng sống, bạn khơng tin nó.” Tất cả đều bắt đầu bằng niềm tin.
Một hoạt động phổ biến dành cho khách du lịch ở Thụy Sỹ là leo núi – không phải kiểu leo núi mà những vận động viên chuyên nghiệp đẳng cấp
q́ c tế tham gia. Chính xác hơn, nó được gọi là đi bộ ở địa hình cao. Các nhóm du khách khởi hành từ “trại cơ sở” vào sáng sớm với dự định
leo tới đỉnh núi vào khoảng giữa chiều.
Tơi đã nói chuyện với một hướng dẫn viên về kinh nghiệm của anh khi làm việc với những nhóm như thế này và được anh chia sẻ một điều thú vị.
Anh nói rằng trong hầu hết các cuộc hành trình, nhóm du khách sẽ dừng chân tại một ngôi nhà khi được nửa chặng đường, họ ăn trưa, lấy lại sức
và chuẩn bị cho chặng leo cuối. Thường xuyên có những thành viên trong nhóm lựa chọn sự ấm áp, thoải mái của căn nhà và họ quyết định không
leo nữa. Khi các thành viên khác rời đi, những người ở lại rất vui vẻ và nói chuyện rơm rả như thể ở đây đang diễn ra một bữa tiệc thú vị. Nhưng
khi bóng chiều đổ x́ng, nhiều người ngước nhìn ra cửa sổ hướng về phía ngọn núi và căn phòng trở nên yên lặng. Họ cứ im lặng như vậy cho
đến khi những người leo núi khác trở lại. Vì sao vậy? Họ nhận ra họ vừa mất đi một cơ hội đặc biệt. Họ sẽ không bao giờ có cơ hội trèo lên ngọn
núi đó nữa. Họ đã bỏ lỡ nó.
Điều này cũng giống như khi con người khơng phát huy hết tài năng của mình, khi họ không tin vào bản thân và tiềm năng của mình, khi họ khơng
hành động dựa trên niềm tin và cố gắng tận dụng tối đa mọi cơ hội.
Đừng để điều đó xảy ra với bạn! Hãy sống cuộc đời bạn muốn sống. Hãy cố nhìn nhận bản thân như khả năng mình có thể vươn tới và hãy làm
mọi thứ bằng chính sức mạnh của mình để tin rằng bạn có thể. Đó là bước quan trọng đầu tiên để trở thành một người tài năng.
TÀI NĂNG + NIỀM TIN
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Ở cuối mỗi chương của cuốn sách sẽ có các bài tập tương tự dưới đây giúp bạn vận dụng những thông điệp trong từng chương. Học một ý kiến
không đủ để giúp một người trưởng thành; bạn phải áp dụng các quan điểm vào thực tiễn để phát huy tối đa tài năng của mình và trở thành một
người tài năng. Các bạn nên tạo một cuốn nhật ký trưởng thành và sử dụng nó khi bạn trả lời các câu hỏi, đồng thời ghi lại những quan sát khi
bạn thực hiện nhiệm vụ. Nó sẽ giúp bạn tập trung và theo dõi được sự tiến bộ của mình.
1. Viết một bản miêu tả ngắn về bản thân trong thời điểm hiện tại.
2. Năm tài năng hàng đầu của bạn là gì? Nếu trước đây bạn chưa bao giờ khám phá các tài năng đó, bạn có thể phải làm một số việc để trả lời
câu hỏi này. Nếu cần, hãy mua một cuốn sách như Now, Discover Your Strengths (Đã đến lúc khám phá các thế mạnh của bạn) của Marcus
Buckingham và Donald O.Clifton, làm trắc nghiệm Cơng cụ tìm kiếm thế mạnh hoặc các bài tập trong mục Ơ của bạn có màu gì? của Richard
Nelson Bolles. Thêm vào đó, hãy nghĩ về các thành tích ý nghĩa nhất và bạn cảm thấy thỏa mãn nhất. Hãy tham khảo đồng nghiệp, gia đình và bạn
bè thân thiết để nhận những thông tin liên quan đến tài năng của bạn. Khi bạn đã hoàn thành nghiên cứu của mình, hãy liệt kê các thế mạnh đó.
3. Liệt kê ba hoạt động bạn thích nhất.
4. Hãy nghĩ các cơ hội nào có thể tự đến với bạn. Những cơ hợi đó có thể x́t phát từ nơi bạn sống, nơi bạn làm việc, người bạn quen biết,
hoặc những gì đang xảy ra trong ngành hoặc lĩnh vực bạn quan tâm. Liệt kê càng nhiều cơ hội càng tốt.
5. Dành một chút thời gian cân nhắc xem kiểu bức tranh nào hiện ra dựa trên các tài năng, sở thích và cơ hội này. Làm thế nào để chúng có thể
kế t hợ p đúng lúc và đúng chỗ trong một con người, một người ıt́ có trở ngại hoặc hạn chế ? Hãy có những mơ ước lớn lao – không ý tưởng nào
là điên rồ. Động não xem nếu người đó ở trong tình huống như vậy thì họ có thể làm gì và trở thành người như thế nào. Nhiệm vụ của người đó là
gì? Hãy dùng một cụm từ hoặc bản miêu tả ngắn viết lại những điều đó.
6. Bản miêu tả bạn vừa hoàn tất chính là những gì bạn có thể đạt được. Đó là bức tranh tiềm năng của bạn. Bạn nhận thấy điều gì khi so với bản
miêu tả bạn viết trong bài tập đầu tiên? Hãy tin vào tiềm năng, tin vào bản thân, tin vào nhiệm vụ của mình và cả nhân loại. Làm thế nào để bạn có
thể thắp sáng ngọn lửa của niềm tin và nâng mức mong đợi để trở thành một người tài năng? Hãy tự đặt cho mình một kế hoạch hành động để
thực hiện nó. Hãy liệt kê những người có thể giúp đỡ bạn nếu cần.
2. ĐAM MÊ TIẾP NĂNG LƯỢNG CHO TÀI NĂNG
Điều gì dẫn con người vươn tới đỉnh cao? Điều gì khiến họ chấp nhận rủi ro, dấn bước và làm bất kỳ việc gì cần để đạt được mục tiêu? Khơng
phải là tài năng. Đó là niềm đam mê. Niềm đam mê quan trọng hơn một bản kế hoạch. Đam mê tạo ra lửa. Đam mê cung cấp nhiên liệu. Tôi
chưa từng gặp một người có đam mê mà lại thiếu sinh lực. Miễn là có đam mê, sẽ khơng là vấn đề nếu họ thất bại, và cũng không quan trọng họ
thất bại bao nhiêu lần. Không thành vấn đề nếu những người khác chống lại họ hoặc nói rằng họ không thể thành công. Họ vẫn tiếp tục đi tới và
tận dụng tối đa tài năng của mình. Họ là những người có tài năng và khơng dừng lại cho đến khi họ thành cơng.
TÌM HƯỚNG ĐI
Ở Miami, Arizona, những cậu bé như Rueben Martinez thường phải làm các công việc gı?̀ Miami là một thị trấn nhỏ chuyên khai thác than với hai
nghìn dân, nằm ở phía đơng nam tiểu bang Arizona. Thị trấn này chỉ thay đổi chút ít kể từ khi được thành lập vào năm 1907. Trong khoảng thời
gian hai thập kỷ 1940 1950, khi Rueben đang độ tuổi trưởng thành, phần lớn mọi công việc trong thị trấn đều từ ngành khai thác than. Cha mẹ
của Rueben là những người nhập cư Mehico và làm việc tại hầm mỏ.
Rueben là mợt cậu bé có trí tị mị, ham mê đọc sách, cha mẹ cậu không phải là người yêu sách còn thị trấn lại q nhỏ đến nỗi khơng có lấy một
thư viện cơng cộng.
Rueben nhớ lại: “Mẹ tôi luôn muốn tôi đặt sách xuống và dọn dẹp sân. Vì thế tơi thường trốn trong nhà vệ sinh cách xa nhà và đọc sách vì ở đó
khơng ai có thể làm phiền tơi.”
Rueben ham đọc đến nỗi cậu trở nên hết sức chăm chỉ. Rueben nói: “Mỗi buổi sáng tơi thường thức dậy vào đúng 6h45 vì đó là lúc cậu bé giao
báo đế n nhà hàng xóm. Tôi đi ra bằ ng cửa sau và lén đọc tờ báo của nhà hàng xóm. Sau khi đọc hết tờ báo, tôi gập lại và cố gắ ng đặt nó ngay
ngắ n như cu.̃ ”
Cuối cùng Rueben cũng bị phát hiện. Nhưng người hàng xóm khơng ngại chuyện đó mà còn khuyến khích cậu tiếp tục đọc. Rueben cũng được
hai giáo viên của mình giúp đỡ. Họ liên tục khuyến khích niềm say mê đọc của cậu và cho cậu mượn rất nhiều sách.
HƯỚNG ĐI MỚI
Mười bảy tuổi, Rueben chuyển tới Los Angeles để tìm kiếm cơ hội lớn hơn. Khoảnh khắc cậu nhìn thấy Thái Bình Dương là lúc cậu biết mình sẽ
khơng bao giờ quay trở về sống ở Arizona nữa. Cậu nhận làm bất kỳ việc gì có thể. Cậu bán hàng ở quầy tạp hóa, lái cần cẩu, làm cơng nhân
nhà máy, thậm chí cả ở Nhà máy Thép Bethlehem tại Maywood. Một hơm, cậu nhìn thấy tờ quảng cáo của một trường dạy nghề cắt tóc và say mê
với ý nghĩ sẽ theo học trường dạy nghề đó. Rueben nói: “Tôi đã thấy những chiếc áo bờ-lu họ mặc, rất trắng. Nó trái ngược hẳn với bụi bẩn của
thế giới hầm mỏ. Tôi muốn được sạch sẽ.”
Vào thập niên 1970, Rueben Martinez mở hiệu cắt tóc và trở thành ơng chủ. Anh bắt đầu tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân.
Nhưng anh không bao giờ đánh mất niềm đam mê đọc sách, thậm chí anh còn muốn truyền sự đam mê đó cho mọi người, đặc biệt là những
người trẻ tuổi trong cộng đồng người Tây Ban Nha và Latinh. Theo một cuộc điều tra của Tổ chức Tài trợ nghệ thuật Quốc gia, mức đọc của
người dân gốc Tây Ban Nha chỉ bằng một nửa so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Rueben muốn thay đổi điều đó.
Anh bắt đầu bằng cách cho những người chờ cắt tóc mượn sách trong bộ sưu tập hai trăm cuốn sách của mình. Bộ sưu tập của anh rất phong
phú, từ các tác phẩm kinh điển bằng tiếng Tây Ban Nha như Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marque và Đôn Kihôtê của Cervantes tới các
sách của các tác giả Mỹ như Hemingway hoặc Silverstein được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, tới cả cuốn tự truyện có chữ ký của diễn viên
Anthony Quinn. Nhưng những khách hàng thân thiết của anh thường hay quên trả lại sách, điều này khiến Rueben nản lịng và khơng thể cho
những khách hàng khác mượn nữa. Giải pháp của anh là gì? Anh bắt đầu bán sách. Năm 1993, lần đầu tiên Rueben đưa sách ra bán. Anh bắt
đầu với hai đầu sách. Chẳng bao lâu doanh số bán sách tăng nhanh và anh bắt đầu đưa thêm nhiều danh mục nữa. Anh trở thành người khuyến
khích việc đọc viết. Anh nói chuyện với các bậc cha mẹ về việc đọc của con cái họ. Anh nói với các bạn trẻ về niềm đam mê đọc sách. Anh liên
hệ với các tác giả nổi tiếng như Isabel Allende và mời họ tới cửa hiệu của mình. Rueben nhớ lại phản ứng của Allende: “Khi tới hiệu sách trong
tiệm hớt tóc của tơi, bà nói: “Nó là thế này đây ư?” Tơi trả lời: “Đúng thế!” Vì tơi chỉ có hai giá sách. Tơi có nghệ thuật. Tơi có một chiếc ghế cắt
tóc… “Và bà nói: ‘Tơi thấy thích nó’.” Chúng tơi đã có khoảng thời gian nói chụn rất cởi mở. Chúng tơi cũng có một trong những lượng độc giả
lớn nhất từng tới thăm một tác giả ở thành phố Santa Ana. Chúng tôi đã đón khá nhiều người… khoảng ba nghìn người.”
Vài năm sau, hiệu cắt tóc bán sách trở thành một cửa hàng sách với biểu tượng là chiếc ghế cắt tóc. Rueben đặt tên cửa hàng là Liberia
Martinez Books and Art Gallery (Triển lãm Nghệ thuật và Sách của Liberia Martinez). Rueben tâm sự: “Chúng tôi khởi đầu chỉ với hai đầu sách,
và sau đó là mười rồi hai mươi lăm. Dần dần, chúng tơi đã bán trên hai triệu cuốn. Đó là những gì sẽ xảy ra nếu bạn dám mơ ước.” Cửa hiệu
hiện chứa mười bảy nghìn cuốn sách và đã trở thành một trong những bộ sưu tập sách bằng tiếng Tây Ban Nha lớn nhất nước Mỹ. Rueben mở
cửa hàng thứ hai vào năm 2001 và cửa hàng thứ ba chuyên dành cho trẻ em. Anh nói với các bậc cha mẹ: “Hỡi những ông bố bà mẹ, các vị
muốn con mình đứng ở đầu hàng hay cuối hàng? Quý vị phải ủng hộ, giúp đỡ và đọc cho con cái nghe… nếu quý vị làm như vậy, con cái quý vị sẽ
đứng ở đầu hàng… và là một người đặc biệt trong thế giới này. Việc đọc làm được điều đó.”
ĐÀ TIẾN
Tài năng của Rueben Martinez trong lĩnh vực đọc sách đã phát triển vì anh cho phép niềm đam mê của mình bùng nổ. Anh bắt đầu bằng việc dẫn
một chương trình truyền hình cáp hàng tuần trên mạng lưới truyền hình nổi tiếng Univision. Anh là người sáng lập Hội chợ Sách Latinh cùng nam
diễn viên Edward James Olmos. Anh bắt đầu nói chuyện tại các trường học và các nhóm cộng đồng khác nhằm khuyến khích việc đọc. Anh
khun các khán giả của mình nên dành hai mươi phút mỗi ngày cho việc đọc, như vậy họ có thể đọc tới một triệu từ mỗi năm. Một trong những
câu nói u thích của anh là: “Sách có thể mang một người đi khắp thế giới – một chiếc thẻ thư viện sẽ đưa bạn đi xa hơn một tấm bằng lái xe.”
Martinez nói: “Tơi bắt đầu đọc khi còn rất trẻ và hiện tại tôi vẫn tiếp tục đọc. Mỗi ngày tôi đọc rất nhiều. Tôi mong chờ được đọc. Tôi say mê văn
học.”
Mọi người bắt đầu nhận ra tài năng của Martinez. Năm 2004, anh giành được học bổng của Quỹ McArthur – thường được gọi là “Học bổng dành
cho thiên tài” – vì “đã kết nối vai trị của thị trường và trung tâm sinh hoạt cộng đồng để tạo cảm hứng cho việc cảm nhận văn học và bảo tồn di
sản nền văn học Latinh”. Anh trở thành Nhân vật Bảo trợ Tiểu thương của năm 2004 do Cơ quan Điều hành Tiểu Thương mại Hoa Kỳ bầu chọn.
Anh đượ c phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự bộ môn Văn học của trường Đại học Whittier năm 2005 và được vinh danh là một trong hai
mươi sáu doanh nhân tuyệt vời nhất của Inc.com. Carlos Azula thuộc nhà xuất bản Random House đánh giá: “Rueben khơng chỉ bán sách mà cịn
bán thú vui đọc sách nữa.”
Martinez vẫn không dừng lại. Ở độ tuổi trên 60, ông không có ý định thỏa mãn trên vinh quang. Ông được tiếp thêm năng lượng nhờ những gì
mình làm.
Khi Martinez bước sang tuổi 64, ông chia sẻ: “Tôi kiếm được nhiều tiền nhờ việc cắt tóc hơn là việc bán sách. Nhưng niềm vui của cuộc đời tôi
là những gì tơi đang làm.” Martinez muốn tạo ra một chuỗi các cửa hàng sách trên cả nước và hy vọng đạt được con số 25 cửa hàng trước năm
2012.
Ơng nói: “Nếu trước đây tôi tiếp tục làm việc trong nhà máy, giờ tôi đã được nghỉ hưu một cách thoải mái. Nhưng tơi đã lựa chọn việc tự mình đi
lên bằng nghề cắt tóc. Giờ đây với các hiệu sách, tôi sẽ làm việc cho đến cuối cuộc đời. Các con tơi nghĩ có lẽ tơi mất trí.” Khơng, ơng khơng hề
điên rồ. Ơng chỉ tràn đầy niềm đam mê mà thơi!
NIỀM ĐAM MÊ CĨ THỂ TIẾP SỨC CHO BẠN
Niềm đam mê có thể tiếp sức cho mọi khía cạnh của cuộc sống mỗi người ‒ kể cả tài năng. Bạn có biết người nào tràn đầy niềm đam mê mà lại
thiếu sinh lực để làm những điều có ý nghĩa với họ khơng? Tơi nghi ngờ điều đó. Một người có đam mê nhưng tài năng hạn chế sẽ làm tốt hơn
một người thụ động dù sở hữu nhiều tài năng. Tại sao? Vì những người có đam mê hành động với lịng nhiệt tình khơng biên giới và họ chỉ biết
tiến lên. Tài năng cộng với niềm đam mê mang lại sinh lực dồi dào.
Hai tác giả Robert J. Kriegel và Louis Patler trích dẫn một nghiên cứu trên 1.500 người trong hơn hai mươi năm cho thấy niềm đam mê có thể
tạo ra sự khác biệt trong sự nghiệp của một người lớn đến mức nào.
Vào thời điểm bắt đầu của cuộc nghiên cứu, nhóm được chia thành Nhóm A, chiếm 83% mẫu nghiên cứu, gồm những người lựa chọn nghề
nghiệp do triển vọng kiếm tiền để làm những gì họ muốn sau này; cịn Nhóm B, chiếm 17% còn lại gồm những người lựa chọn nghề nghiệp vì lý
do ngược lại, họ đang theo đuổi những gì hiện tại họ muốn làm và lo lắng về vấn đề tiền bạc sau này.
Số liệu sau đây cho thấy một vài khám phá khiến chúng ta phải giật mình:
• Sau hai mươi năm, 101 trong số 1.500 người này đã trở thành triệu phú.
• Trong số các triệu phú, có 100/101 nằm người trong Nhóm B, nhóm lựa chọn theo đuổi những gì họ u thích.
Có mợt câu ngạn ngữ: “Hãy tìm một điều gì đó bạn thích đến mức bạn có thể vui vẻ thực hiện nó mà khơng địi hỏi gì cả, và nếu bạn học cách để
có thể làm tốt nó, một ngày nào đó có người sẽ vui vẻ trả cơng cho bạn.” Khi điều đó đúng, câu khẩu hiệu sau đây cũng rất xác đáng: “Khơng gì
vui bằng cơng việc.”
SỨC MẠNH CỦA NIỀM ĐAM MÊ
Để tiếp sinh lực cho tài năng của bạn, khơng gì có thể thay thế niềm đam mê. Hãy xem niềm đam mê có thể mang lại điều gì cho bạn:
10. Đam mê là bước đầu tiên để tiến tới thành cơng
u thích những gì bạn làm là chìa khóa mở ra cánh cửa đến với thành cơng. Khi bạn khơng thích những gì bạn đang làm, nó sẽ thể hiện rất rõ
ràng bất kể bạn cố gắng như thế nào để che giấu điều đó. Bạn có thể rơi vào trường hợp giống cậu bé Eddie. Bà cậu là người u thích nhạc
kịch và bà có vé xem theo mùa. Vào ngày sinh nhật lần thứ tám của Eddie, bà đưa cậu đi xem một vở nhạc kịch của Wagner bằng tiếng Đức và
coi đó là món quà sinh nhật dành cho cậu. Ngày hôm sau, theo gợi ý của mẹ, cậu bé viết một bức thư cảm ơn bà: “Bà u q, cháu cảm ơn bà vì
món q sinh nhật. Đó là những gì cháu ln muốn, nhưng không phải là muốn lắm. Yêu bà, cháu Eddie.”
Thật khó thành cơng khi bạn khơng mong muốn làm điều đó. Đó là lý do vì sao niềm đam mê lại quan trọng đến vậy. Có một câu chuyện thú vị về
nhà triế t học Socrates và một chàng trai trẻ đầy cao ngạo. Một hôm, chàng trai trẻ tới gặp nhà triết học với nụ cười tự mãn và nói: “Thưa
Socrates vĩ đại, con tìm ngài để xin tri thức.”
Nhìn chàng trai trẻ nơng cạn và rỗng tuếch, Socrates dẫn anh ta xuống biển, tới vùng nước sâu ngang thắt lưng, ơng nói: “Hãy nói lại cho ta biết
cậu muốn gì!”
“Tri thức,” chàng trai mỉm cười trả lời.
Socrates chộp lấy vai của chàng trai và nhấn đầu anh ta xuống nước, giữ anh ta như thế trong ba mươi giây. “Bây giờ cậu muốn gì?”
“Trí tuệ, thưa Socrates vĩ đại,” chàng trai trẻ lắp bắp.
Nhà triết học lại nhấn cậu xuống nước. Khi buông chàng trai ra, ông lại hỏi: “Cậu muốn gì nào?”
“Tri thức, trí tuệ và…”, cậu chỉ kịp thốt ra như vậy trước khi bị nhấn xuống nước lần nữa, lần này thậm chí cịn lâu hơn.
“Cậu muốn gì nào?”, ơng hỏi lại khi để chàng trai ngoi lên mặt nước. Chàng trai ho sặc sụa và thở gấp.
Anh ta hét lên: “Khơng khí! Tơi cần khơng khí!”
Quay về bờ, ơng nói: “Khi cậu muốn tri thức như lúc cậu chỉ muốn có khơng khí thì cậu sẽ nhận được tri thức.”
Cách duy nhất bạn có thể đạt được một điều gì đó có ý nghĩa là khi bạn thật sự muốn nó. Niềm đam mê đem lại điều đó.
11. Niềm đam mê làm tăng ý chí
Với tư cách là giáo viên về lĩnh vực tạo động lực cho con người, một trong những vai trò của tôi là cố gắng giúp người học đạt đến mức tiềm
năng của mình. Trong nhiều năm, tơi đã cố truyền cảm hứng đam mê cho người nghe bằng một cách làm sai lầm. Tơi thường nói với mọi người
điều gì làm tơi say mê, điều gì thúc đẩy tơi muốn đạt được thành tích và hành động với khả năng tốt nhất. Nhưng tôi chỉ thấy những kết quả không
như tôi mong đợi – mọi người không phản hồi gì cả. Tơi khơng thể khơi dậy đam mê của người khác chỉ bằng cách chia sẻ đam mê của mình.
Tơi quyết định chuyển trọng tâm. Thay vì chia sẻ đam mê, tôi bắt đầu giúp mọi người khám phá niềm đam mê của họ. Để làm điều đó, tơi đặt ra
những câu hỏi sau:
Bạn hát về điều gì?
Bạn khóc vì cái gì?
Bạn mơ ước thứ gì?
Hai câu hỏi đầu đề cập tới những điều chạm vào nơi sâu nhất trong tâm hồn bạn ở hiện tại. Câu thứ ba trả lời điều gì sẽ mang đến cho bạn sự
hài lòng trong tương lai. Câu trả lời cho những câu hỏi này thường giúp mọi người khám phá niềm đam mê thật sự của họ. Ai cũng có thể có
niềm đam mê, nhưng không phải tất cả đều dành thời gian để khám phá nó. Và đó là một điều đáng xấu hổ. Đam mê là nhiên liệu của ý chí. Đam
mê biến những cái bạn phải làm thành những điều bạn muốn làm. Những gì chúng ta đạt được trong đời ít được dựa trên những gì chúng ta
muốn làm và chúng ta muốn làm điều đó nhiều đến mức nào. Bí mật của ý chí chính là sức mạnh ham muốn. Những người khao khát đạt được
một điều gì đó một cách mạnh mẽ thường tìm thấy ý chí để đạt được nó.
Bạn khơng thể giúp người khác trở thành người chiến thắng trừ phi họ muốn giành chiến thắng. Nhà vô địch trở thành nhà vô địch từ bên trong
nội tâm chứ không phải chỉ có vẻ bề ngồi.
12. Niềm đam mê tiếp năng lượng
Khi bạn có niềm đam mê, bạn sẽ được tiếp năng lượng. Bạn khơng phải tạo ra sự kiên trì vì niềm đam mê hiện hữu tự nhiên trong bạn. Nó giúp
bạn tận hưởng cuộc hành trình lúc nào cũng như khi bạn đã tới đích. Khơng có niềm đam mê, con đường dẫn tới thành cơng sẽ trở nên quá dài
và khó khăn.
Margaret − vợ tôi, luôn gọi tôi là “Chú thỏ năng lượng” sau khi cơ ấy xem chương trình quảng cáo về chú thỏ chạy bằng pin liên tục di chuyển. Tơi
nghĩ vợ tơi làm thế là có ý tốt. Đúng là tơi có nhiều năng lượng. Với tơi, ln có những điều để hy vọng, ln có những người để tìm gặp và ln có
những mục tiêu cần phải đạt được. Lý do chính của tất cả những điều đó là niềm đam mê! Chúng ta thường đánh giá một người giàu hay nghèo
năng lượng dựa trên việc họ làm nhiều hay ít, nhưng tơi đã đi đến kết luận là sẽ thích hợp hơn nếu đánh giá họ có nhiều hay ít đam mê.
Trong c̣c giao lưu tại một hội nghị, một người đã hỏi tơi: “Bí quyết của niềm đam mê mà ơng có là gì?” Phải mất một lúc tơi mới có thể diễn đạt
được câu trả lời:
1. Tơi giỏi những gì tơi làm (thế mạnh).
2. Những gì tơi làm tạo ra sự khác biệt (kết quả).
3. Khi tôi làm những việc buộc phải làm, tôi thấy sung sức nhất (mục đích).
Tơi tin tất cả những người có niềm đam mê đều cảm thấy như thế. Charles Lindbergh, một người tiên phong trong lĩnh vực hàng không, nhận xét:
“Liều adrenalin mạnh nhất là thực hiện những gì bạn nóng lịng muốn làm. Bạn cảm thấy mình có thể bay mà khơng cần
máy bay.”
Một số người nói rằng họ cảm thấy như mình bùng cháy. Sự thật là họ có thể chưa bao giờ bùng cháy ngay từ đầu. Nhà văn kiêm biên tập viên
Norman Cousins nói: “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất trong đời. Mất mát lớn nhất là những gì chết đi trong mỗi người khi chúng ta đang
sống.” Khơng có niềm đam mê, một phần trong chúng ta sẽ chết. Nếu khơng cẩn thận, chúng ta sẽ có kết cục giống một người có bia mộ được
khắc như sau: “Chết khi 30. Chơn cất khi 60.” Đừng cho phép điều đó xảy ra với bạn. Hãy giống như Rueben Martinez, người vẫn luôn mạnh mẽ
vượt qua tuổi sáu mươi. Mọi người vẫn nói về ơng như thể ơng đang sống bằng nửa số tuổi của mình vậy. Điều gì đem đến cho ơng năng lượng
đó? Chính là niềm đam mê!
13. Đam mê là nền tảng của sự xuất sắc
Niềm đam mê có thể biến một người từ mức trung bình lên mức xuất sắc. Tơi có thể khẳng định với bạn điều đó từ kinh nghiệm thực tế. Khi cịn
học trung học, tôi không phải là một học sinh ưu tú. Ưu tiên của tơi: thứ nhất là bóng rổ, thứ hai là bạn bè và thứ ba mới là học tập. Tại sao? Vì
chơi bóng rổ và dành thời gian cho bạn bè là những điều tôi say mê. Tôi học, nhưng chỉ để làm hài lòng cha mẹ. Với tơi, trường học có rất ít sự
lơi cuốn.
Mọi thứ thay đổi khi tôi học đại học. Lần đầu tiên tôi học những mơn có ý nghĩa với mình. Các mơn học rất thú vị và sẽ được áp dụng cho nghề
nghiệp tương lai của tôi. Điểm số của tôi được nâng cao nhờ niềm đam mê. Khi học phổ thông, thỉnh thoảng tôi vẫn nằm trong “danh sách” của
thầy hiệu trưởng (và đây khơng phải là điều tốt đẹp gì), nhưng ở đại học, tơi liên tục có tên trong danh sách của thầy trưởng khoa. Đam mê đã
dấy lên trong tôi niềm mong ước đạt đến sự xuất sắc.
Martin Luther King Jr., một nhà lãnh đạo luôn đấu tranh vì quyền cơng dân, khẳng định: “Nếu một người chưa khám phá được điều mà mình có
thể chết vì nó thì người đó khơng đáng sống.” Khi bạn tìm thấy mục đích tức là bạn tìm thấy đam mê. Và khi bạn tìm thấy đam mê, nó sẽ tiếp năng
lượng cho tài năng của bạn để bạn trở nên xuất sắc.
14. Đam mê là chìa khóa của thành cơng
Đối với hầu hết mọi người, mỗi khi có một điều gì đó kích thích tâm hồn họ thì những điều bất khả thi biến mất. Có lẽ đó là lý do vì sao nhà triết
học, nhà thơ Ralph Waldo Emerson, đã viết: “Mọi bước tiến vĩ đại và uy nghi trong lịch sử thế giới đều là thắng lợi của lòng nhiệt thành.”
Khi được hỏi điều gì khiến bạn thành cơng, khoảng hai trăm vị giám đốc điều hành đều khẳng định phẩm chất số một là sự nhiệt tình, chứ không
phải tài năng. 80% trong số họ thừa nhận cần có ngọn lửa nhiệt huyết mới mong đạt được thành công.
Những người tài năng nhất không hẳn là người luôn chiến thắng. Nếu khơng, làm sao có thể giải thích thành công của đội hockey Olympic Hoa Kỳ
năm 1980, một sự kiện đã được dựng thành bộ phim Miracle (Điều kỳ diệu); hoặc sự nghiệp giúp ghi danh vào Bảo tàng Danh vọng của cầu thủ
bóng rổ Larry Bird và cầu thủ bóng đá Joe Montana? Ronnie Lott, một đồng đội của Montana, đã nhận xét về anh: “Bạn không thể đo được sự
nhiệt tâm của anh ấy bằng một cái thước đo hay một chiếc đồng hồ bấm giờ.” Cần nhiều hơn tài năng để tạo nên thành công. Bạn cần niềm đam
mê.
15. Đam mê có sức lan tỏa
Nhà văn kiêm chuyên gia quảng cáo Eleanor Doan nhận xét: “Bạn khơng thể nhóm lên ngọn lửa của lòng nhiệt huyết cho bất kỳ người nào cho
đến khi nó đang bùng cháy trong chính trái tim bạn.” Tơi tin điều đó đúng. Một trong những mơn học u thích của tơi là Truyền thơng. Tơi đã
nghiên cứu và giảng dạy bộ môn này nhiều năm và tơi ln thích quan sát các đối tượng khi đang giao tiếp. Tôi tin rằng con người được chỉ dẫn
bởi lý trí nhưng họ được khơi nguồn bởi đam mê.
Một bản tóm tắt về các nhà lãnh đạo và doanh nhân có tầm ảnh hưởng sâu rợng trong lịch sử cũng cho thấy niềm đam mê của họ có “sức lan tỏa”
với những người khác. Một trong những nhân vật mà tơi u thích nhất là Winston Churchill. Vào thập niên 1930, Churchill bắt đầu trở nên mờ
nhạt trong nền chính trị Anh. Nhưng sự nổi lên của Hitler đã gia tăng niềm đam mê trong Churchill. Churchill là một trong những người tiên phong
lên tiếng chống chủ nghĩa phát xít. Niềm đam mê của ơng chính là bảo vệ tự do và dân chủ. Khi Hitler tuyên bố chiến tranh, mưu toan xâm chiếm
châu Âu và thơn tính nước Anh, khát vọng đấu tranh chống lại kẻ thù của Churchill có sức lan truyền mạnh mẽ đến người dân Anh và lan sang cả
nước Mỹ. Khơng có Churchill, số phận của thế giới tự do có thể đã khác đi.
TÀI NĂNG + ĐAM MÊ = MỘT NGƯỜI TÀI NĂNG
Á P DỤ NG CÔNG THỨC TÀI NĂNG VÀO HOẠT ĐỘNG
Nếu bạn khơng có mức năng lượng bạn mong muốn thì bạn cần phải kích thích niềm đam mê của mình. Sau đây là mợt vài lời khun dành cho
bạn:
16. Đặt các ưu tiên của cuộc đời theo niềm đam mê
Những người có đam mê nhưng khơng có sự ưu tiên giống như đang ở trong một căn nhà gỗ nằm lẻ loi trong rừng sâu vào một đêm tuyết rơi
lạnh lẽo và chỉ có một bó nến nhỏ thắp sáng căn phịng. Những cây nến đó khơng tạo đủ ánh sáng để họ nhìn và cũng khơng đủ sức nóng để họ
cảm thấy ấm hơn. Cùng lắm chúng chỉ tơ điểm cho căn phịng vui mắt hơn một chút. Mặt khác, những người có sự ưu tiên nhưng khơng có niềm
đam mê giống như dự trữ củi cho lị sưởi trong căn nhà gỗ lạnh lẽo đó nhưng khơng bao giờ nhóm lửa. Niềm đam mê gắn liền với việc đặt ưu
tiên sẽ giống như việc nhóm lửa bằ ng số củi dự trữ và hưởng thụ ánh sáng, sức nóng mà nó tạo ra.
Vào đầu thập niên 1970, tơi nhận ra rằng tài năng của mình sẽ được phát triển tối đa và tiềm năng của bản thân sẽ được thừa nhận với điều kiện
tơi phải hịa hợp niềm đam mê với các ưu tiên của mình. Lúc đó tơi đang lãng phí q nhiều thời gian vào những việc tơi khơng có tài năng lẫn
đam mê. Tơi phải thay đổi – phải hướng vào những điều khiến tơi có cảm xúc mạnh mẽ. Điều đó đã tạo ra một sự khác biệt lớn trong cuộc đời
tơi. Nó khơng xóa bỏ các vấn đề hay chướng ngại nhưng nó đem lại cho tơi sức mạnh để có thể đối mặt với các khó khăn đó, lịng tràn đầy năng
lượng và nhiệt tình. Trong hơn ba mươi năm, tơi đã làm việc để duy trì các thứ tự ưu tiên và niềm đam mê. Và như tôi vẫn thường làm, tơi ln
ghi nhớ trong đầu câu nói của nhà báo Tim Redmond, nó chiếm một vị trí nổi bật và giúp tơi ln đi đúng hướng: “Có nhiều thứ rất bắt mắt nhưng
chỉ có một vài thứ khiến trái tim tơi rung động. Đó là điều tơi cân nhắc để theo đuổi.”
Dựa vào niềm đam mê để thiết lập những ưu tiên của c̣c đời có thể là điều mạo hiểm. Đối với hầu hết mọi người, nó địi hỏi phải sắp xếp lại
nhiều thứ trong trong công việc cũng như cuộc sống riêng tư. Nhưng bạn không thể vừa là một người tài năng, đồng thời tiến hành cơng việc một
cách an tồn. Richard Edler, chủ tịch một hãng quảng cáo, đã phát biểu:
Nói chung sống an tồn sẽ mang lại cảm giác hối tiếc về sau. Tất cả chúng ta đều được ban tặng tài năng và mơ ước. Đơi khi hai điều đó khơng
ăn khớp nhau. Chúng ta thường xuyên thỏa hiệp với cả hai trước khi chúng ta tìm ra. Sau đó, dù có thể thành cơng đến mức nào, chúng ta đều
nhìn lại và khát khao khoảng thời gian đáng lẽ chúng ta nên theo đuổi những ước mơ thật sự và những tài năng đích thực cho tất cả những gì
xứng đáng. Đừng để bản thân bị áp lực khi phải nghĩ rằng ước mơ hay tài năng của bạn khơng an tồn. Chúng khơng bao giờ là an tồn cả.
Chính chúng đem lại niềm vui và sự thỏa mãn cho cuộc đời bạn.
Nếu các ưu tiên không song hành với đam mê của bạn, hãy bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi cuộc đời mình. Liệu thay đổi có mạo hiểm khơng? Có
thể! Nhưng bạn thích sống với điều gì? Nỗi đau của sự mạo hiểm hay nỗi ám ảnh của sự nuối tiếc?
17. Củng cố niềm đam mê
Nếu bạn đã từng nhóm lửa, hẳn bạn biết điều này: xu hướng tự nhiên của lửa là tắt. Nếu bạn muốn giữ cho một ngọn lửa cháy, bạn cần tiếp củi
cho nó và phải bảo vệ nó. Khơng phải tất cả mọi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có thể giúp bạn thực hiện đam mê của mình. Thực tế có
hai loại người: người nhóm lửa, những người sẽ rời bỏ con đường của họ để giúp bạn giữ ngọn lửa luôn bùng cháy, và người dập lửa, những
người sẽ hắt nước lạnh vào ngọn lửa đam mê đang cháy trong bạn.
Làm thế nào bạn có thể phân biệt người nhóm lửa với người dập lửa? Hãy lắng nghe những gì họ nói. Những người dập lửa thường dùng các
từ ngữ như thế này:
• “Nó khơng nằm trong ngân sách.”
• “Cái đó khơng thực tế.”
• “Chúng tơi đã thử cái đó rồi và nó khơng có tác dụng.”
• “Chúng ta chưa từng làm thế bao giờ.”
• “Đồng ý, nhưng…”
• “Sếp sẽ khơng ủng hộ.”
• “Nếu nó khơng vỡ thì đừng sửa nó.”
• “Đó khơng phải là cách chúng ta vẫn thường làm ở đây”
• “Nó sẽ chẳng bao giờ hoạt động cả.”
• “Nhưng ai sẽ làm tất cả những cơng việc phát sinh?”
• “Anh/chị không đủ _________ [thông minh, tài năng, trẻ trung, kinh nghiệm… ]
• “Anh/chị đang làm q sức mình đấy.”
• “Anh/chị nghĩ mình là ai chứ?”
Nếu bạn đã từng nghe một hoặc nhiều hơn những lời này từ những người quen biết, chắc hẳn bạn đã muốn tạo một khoảng cách nào đó giữa
mình và họ. Kẻ dập lửa thường tập trung vào những điều sai hơn là những điều đúng. Họ thấy mây đến cùng với mỗi tia chớp. Họ nghi ngờ. Họ
chống lại sự thay đổi. Họ ngăn người khác đạt đến điểm tối đa của tiềm năng bằng cách dập tắt ngọn lửa đam mê. Hãy tránh xa họ. Thay vào đó,
hãy dành nhiều thời gian hơn với những người khơng chỉ nhìn nhận con người hiện tại của bạn mà còn có thể nhìn nhận con người bạn trong
tương lai, những người khích lệ ước mơ và kích thích đam mê của bạn. Tơi ln cố gắng sắp xếp một hoặc hai bữa ăn trưa với những người
nhóm lửa như vậy mỗi tháng. Họ thật sự thắp lửa cho tôi và tiếp năng lượng giúp tôi có thể làm những gì là tốt nhất cho mình.
18. Toàn tâm toàn ý theo đuổi niềm đam mê
Rudy Ruettiger, nguyên mẫu của bộ phim Rudy, nhận xét: “Nếu bạn thật sự tin vào ước mơ của mình, bạn sẽ đạt được nó. Nhưng bạn phải có
niềm đam mê và cam kết trọn vẹn sẽ thực hiện ước mơ đó. Khi bạn có niềm đam mê và sự cam kết, bạn không cần một bản kế hoạch phức tạp.
Kế hoạch của bạn là cuộc đời bạn và ước mơ của bạn.”
Bạn muốn đạt được điều gì trong cuộc đời? Bạn muốn tập trung năng lượng của mình như thế nào: vào sự sinh tồn, thành công hay ý nghĩa?
Chúng ta sống trong một thời điểm và một không gian có nhiều cơ hội cho sự sinh tồn. Và cuộc sống cần có nhiều điều hơn là chỉ riêng sự thành
cơng. Chúng ta cần phải có ước mơ lớn lao. Chúng ta phải lựa chọn tầm nhìn giống như nhà viết kịch George Bernard Shaw đã viết:
Tôi bị thuyết phục rằng cuộc đời tôi thuộc về tất cả cộng đồng; và miễn là tơi cịn sống, đặc quyền của tơi là làm bất cứ điều gì có thể cho cộng
đồng đó, vì càng làm việc chăm chỉ tơi càng sống được nhiều hơn. Cuộc sống thật thú vị vì ý nghĩa của chính nó. Cuộc đời với tơi khơng phải là
một ngọn nến ngắn ngủi. Nó là cây đuốc rực rỡ tôi được nắm giữ trong một khoảnh khắc, và tôi muốn làm nó cháy rực rỡ hết mức có thể trước
khi tơi trao nó lại cho các thế hệ tương lai.
Bernard Shaw có đam mê dành cho cuộc đời và cho công việc. Sức mạnh của niềm đam mê trong bạn đem lại cho bạn năng lượng vượt xa các
giới hạn của tài năng. Cuối cùng, bạn sẽ được mọi người nhớ tới nhờ niềm đam mê của bạn. Niềm đam mê sẽ tiếp năng lượng cho tài năng
của bạn, tiếp sức mạnh để bạn tạo dấu ấn cho bản thân.
TÀI NĂNG + ĐAM MÊ
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
1. Để biết rõ hơn bạn đam mê điều gì, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Điều gì khiến bạn ḿn hát?
Điều gì khiến bạn phải bật khóc?
Điều gì giúp bạn biết ước mơ?
2. Lập một danh sách những người cố gắng dập tắt ngọn lửa đam mê của bạn. Đơn giản là hãy lên kế hoạch tránh xa những người đó nếu có
thể . Với những người bạn buộc phải tiếp xúc, hãy tạo ra một chiến lược để giảm thiểu những thiệt hại họ có thể gây ra cho bạn. Nếu bạn đã kết
hôn và chồng/vợ bạn nằm trong danh sách này, hãy tìm một chuyên gia giúp bạn khắc phục các thiệt hại và xây dựng lại các cầu nối quan hệ.
3. Hãy nghĩ về những người nhóm lửa chính trong cuộc đời bạn, cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Hãy ưu tiên tiếp xúc với một vài người nhóm lửa
hiện tại trong những tuần sắp tới. Hãy viết một dịng nhắn tới một người nhóm lửa trong q khứ để cảm ơn người đó vì đã khơi nguồn cảm
hứng giúp bạn đạt thành công.
4. Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định để xác định các ưu tiên hàng đầu trong cuộc đời bạn. Hãy nghĩ đến mọi lĩnh vực như cơng việc,
gia đình, giải trí, sức khỏe, v.v… và cố gắng viết ra các ưu tiên theo trật tự mức độ quan trọng.
5. Hãy so sánh những gì bạn vừa viết về các đam mê và tài năng từ Chương 1 và danh sách ưu tiên bạn vừa hồn thành. Chúng hịa hợp với
nhau thế nào? Bạn có thể thay đổi những gì để giúp chúng song hành? Bạn sẽ phải trả giá thế nào nếu bạn bỏ mặc khơng thay đổi?
6. Bạn có thể là một người nhóm lửa cho ai? Ở đâu và khi nào niềm đam mê của bạn có sức lan tỏa? Bạn có thể nhóm ngọn lửa đam mê làm
tăng giá tri ̣ của một người như thế nào?
3. ĐI ĐẦU KÍCH HOẠT TÀI NĂNG
Sẽ là sáo mịn khi nói rằng mọi cuộc hành trình đều khởi đầu với bước đầu tiên, nhưng điều đó vẫn đúng. Những người có tài năng khơng đợi
đến lúc mọi thứ hồn hảo mới tiến về phía trước. Họ khơng đợi tới khi tất cả các vấn đề và trở ngại biến mất. Họ không đợi cho đến khi nỗi lo sợ
lắng xuống. Họ đi đầu. Họ biết một bí quyết mà các nhà lãnh đạo giỏi đều hiểu: đà tiến là người bạn đồng hành. Ngay khi họ bước những bước
đầu tiên và bắt đầu tiến về phía trước, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn một chút. Nếu đà tiến đủ mạnh, họ sẽ tự mình giải quyết được rất
nhiều vấn đề và phát huy tài năng của bản thân hơn. Nhưng nó chỉ bắt đầu sau khi bạn đã đi được những bước đầu tiên.
THẢM HỌA
Ngày 17 tháng 01 năm 1997, vào lúc 4h30 sáng, một trận động đất 6,7 độ ríchte đã làm rung chuyển khu vực Los Angeles. Trận động đất được
đánh giá là có mức độ vừa phải (so với trận động đất ở San Francisco năm 1906) nhưng nó vẫn gây ra những thiệt hại khơn lường. Hơn 22
nghìn người bị mất nhà cửa và 7 nghìn tịa nhà bị hư hỏng nặng, 9 bệnh viện phải đóng cửa, một số đường cao tốc bị phá hủy và 9 cây cầu bị
sập.
Các chuyên gia gọi thảm họa này là trận động đất Northridge, nó có tâm ở phía dưới thung lũng San Fernando, gây thiệt hại tới 44 tỷ đô la. Một
vài chuyên gia cho rằng những người dân sống trong khu vực này rất may mắn vì trận động đất xảy ra vào buổi sáng sớm của một ngày nghỉ Ngày Martin Luther King . Nhưng đó vẫn là trận động đất gây thiệt hại về vật chất lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
THÁ O GỠ BẾ TẮC
Los Angeles luôn là nơi có tình trạng tắc nghẽn giao thơng tồi tệ nhất trong tất cả các thành phố lớn của nước Mỹ. Tác động của trận động đất
Northridge càng làm mọi thứ tồi tệ hơn. Một trong những khu vực gặp nhiều vấn đề nhất là khu Giao lộ 10, được gọi là Xa lộ Santa Monica, nằm
ở trung tâm Los Angeles – xa lộ với lưu lượng xe sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Mỗi ngày trên con đường này có khoảng 341 nghìn phương
tiện đi lại. Ước tính nếu con đường này bị đóng băng, mỗi ngày California sẽ thiệt hại 1 triệu đô la do lương bổng bị mất, chi phí nhiên liệu gia
tăng và hoạt động kinh doanh đình trệ.
Các bản đánh giá mơi trường và các yêu cầu cấp phép ở California thông thường phải mất từ 18-24 tháng. Thêm vào đó, để xây dựng những dự
án quy mô như vậy thường phải mất hơn 6 tháng. Chỉ riêng sự đıǹ h trệ của Xa lộ Santa Monica cũng có thể gây ra một tác động tiêu cực và tốn
kém cho Los Angeles, ước tıń h hơn 900 triệu đô la.
Thống đốc Pete Wilson hiểu rằng ông cần hành động để giải quyết vấn đề này. Ông đề xuất một kế hoạch giải tỏa đường để việc tái xây dựng
sau trận động đấ t được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện. Wilson kể lại: “Tơi ban hành một văn bản yêu cầu bỏ qua tất cả các quy chế và quy
định liên quan đến việc ký hợp đồng… Mục tiêu của tôi là mở lại Giao lộ 10 trong vòng 6 tháng. Mỗi hợp đồng bao gồm một ưu đãi. Nếu công
việc chậm trễ, chúng tơi sẽ phạt và nếu nó được hồn thành sớm, chúng tơi sẽ có thưởng.”
Cơng việc phá dỡ được bắt đầu chỉ sáu giờ đồng hồ sau trận động đất. Và vào thứ hai, ngày 31 tháng 01, chỉ hai tuần sau trận động đất,
CalTrans − cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng xa lộ đã mời năm nhà thầu tới đấu thầu cơng trình tái xây dựng Xa lộ Santa Monica. Các kế hoạch
sơ bộ được chuyển tới các nhà thầu ngay tối hơm đó. Các cuộc đấu thầu sẽ kết thúc lúc 10h sáng thứ sáu, ngày 04 tháng 02. Hợp đồng sẽ được
trao ngay tối hơm đó và việc xây dựng sẽ bắt đầu vào thứ bảy, ngày 05 tháng 02. Có hai thơng tin quan trọng: Thứ nhất, lượng thời gian tối đa
cho phép xây dựng là 140 ngày; thứ hai, khoản tài chính dành cho việc hoàn thành dự án đúng hạn là rất cao. Nếu nhà thầu hoàn thành dự án
chậm, mức phạt là 200 nghìn đơ la một ngày. Tuy nhiên, nhà thầu sẽ nhận được 200 nghìn đơ la cho mỗi ngày dự án được hồn thành trước kế
hoạch.
TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC
Cơng ty duy nhất trúng thầu là C. C. Myers, đây là cơng ty đã hồn thành một vài dự án của CalTrans trước đây. Công ty nhận thầu dự án ở mức
14,7 triệu đơ-la với cam kết sẽ hồn thành trong vịng 140 ngày. Tuy nhiên, nhóm quản lý đã tự đặt ra mục tiêu hoàn thành trong 100 ngày. Nếu
mọi việc thuận lợi, cơng ty có thể kiếm thêm 8 triệu đô la.
Nhưng tất nhiên, mọi thứ không phải bao giờ cũng suôn sẻ. C. C. Myers dự định cho công nhân làm 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày trong tuần, mỗi
nhóm sẽ làm 12 tiế ng một ca. Như vậy cơng nhân sẽ nhanh chóng mệt mỏi. Vậy đâu là giải pháp ? Những người quản lý tiế n hành thuê thêm thợ.
Một công việc quy mô thường cần 65 thợ mộc. Họ thuê 228 người. Thay vì 15 công nhân rèn sắt, họ mướn 134 người. Họ liên tục đề xuất các
phương án đẩy nhanh tiến độ dự án, ví dụ như dùng loại bê tơng nhanh khơ nhưng đắt tiền thay vì loại ngun liệu thơng thường. Và khi công ty
được thông báo là tàu cần ba tuần để chuyển những thanh sắt cần cho dự án, C. C. Myers cử ngay tàu của công ty nhận nguồn hàng từ Arkansas
và Texas tới Los Angeles.
Sự tiên phong của C. C. Myers được trả công rất xứng đáng. Công ty không chỉ hoàn thành vượt mức thời hạn 140 ngày, thậm chí còn vượt mức
kế hoạch 100 ngày do họ đề ra. Nhóm xây dựng hồn thành công việc chỉ trong 66 ngày – sớm hơn 74 ngày so với kế hoạch. Và trong hợ p đồ ng
này, công ty C. C. Myers đã kiếm được tổng số tiền thưởng lên đến 14,5 triệu đô-la, gần bằng số tiền ký kế t ban đầu.
Công ty C. C. Myers có trình độ, kinh nghiệm và một bảng thành tích dài đã được chứng minh. Nhưng lãnh đạo cơng ty khơng chỉ dựa vào những
điều đó. Vì sao ? Họ biết rằng chỉ tài năng thôi không bao giờ là đủ. Họ biết họ cần tài năng. Để hoàn thành dự án Xa lộ Santa Monica, họ cần
thể hiện sự đi đầu trong tiến trình thầu, trong việc lãnh đạo nguồn nhân lực và trong cả việc quản lý các chi tiết. Sự đi đầu đó mang lại cho họ
thành công lớn. Và công ty tiếp tục thể hiện sự đi đầu của mình. Ngay sau trận động đất Northridge, C. C. Myers đã bắt đầu làm việc với các kỹ
sư của trường Đại học Nam California về các sáng kiến nhằm gia cố các xa lộ hiện tại để chống lại các thiệt hại do động đất gây ra.
BẢN CHẤT CỦA SỰ ĐI ĐẦU
Nếu bạn muốn phát huy tối đa tiềm năng, bạn phải thể hiện sự đi đầu, giống như Thống đốc Pete Wilson và các nhà lãnh đạo C. C. Myers đã làm.
Đây chính là lý do tại sao bạn phải đi đầu :
19. Đi đầu là bước khởi đầu để tới bất kỳ nơi nào bạn muốn
Một du khách dừng lại nghỉ ngơi tại một thị trấn nhỏ trên vùng núi. Ông ta ngồi xuống một chiếc ghế đá bên cạnh một ông lão, ngay trước cửa
hàng duy nhất trong thị trấn. “Xin chào ông bạn,” du khách nói, “ơng có thể cho tơi biết thị trấn này có điểm gì nổi bật khơng ?”
“À,” ơng lão trả lời sau một thống ngập ngừng, “anh có thể xuất phát từ đây và tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà anh muốn.”
Trong thự c tế , điều đó đúng với hầu hết các địa điểm. Đích đến của cuộc đời bạn khơng được quyết định nhiều bởi nơi bạn xuất phát mà bằng
việc bạn có xuất phát hay khơng. Nếu bạn muốn xuất phát và tiếp tục đi đầu, sẽ không thể dự đốn bạn có thể đi xa tới đâu.
Đó là trường hợp của Les Brown. Les và anh trai, Wes, được nhận nuôi khi cả hai mới sáu tuổi, và họ lớn lên ở thành phố Liberty, một khu vực
nghèo của Miami, Florida. Khi còn nhỏ, Les bị coi là một đứa trẻ tiếp thu chậm và các giáo viên của cậu cho rằng cậu có rất ít cơ hội thành cơng.
Nhưng có mợt giáo viên ln khuyến khích Les. Người thầ y đó đã nói với cậu : “Ý kiến của người khác về em không phải là cái biến em thành
như vậy.” Les đã tốt nghiệp trung học và sau đó làm DJ cho đài phát thanh. Với rất nhiều nỗ lực, anh đã trở thành người quản lý chương trình. Anh
tham gia các hoạt đợng cộng đồng rờ i trở thành một nhà lãnh đạo, được bầu vào cơ quan lập pháp của bang trong ba nhiệm kỳ. Sau đó, anh
chuyển hướng sang lĩnh vực diễn thuyết và nhận được vinh dự cao nhất của Hiệp hội Diễn thuyết Quốc gia, là một trong năm nhà diễn thuyết hàng
đầu thế giới theo bình chọn của Toastmasters năm 1992. Anh viết sách, dẫn chương trình truyền hình do mình tổ chức sản xuất, sở hữu một
doanh nghiệp và đạt mức thù lao 25 nghìn đơ la cho mỗi lần diễn thuyết trước công chúng.
20. Đi đầu khép lại nỗi sợ hãi
Tác giả Katherine Paterson nói: “Sợ hãi là một chuyện. Để cho nỗi sợ hãi nắm lấy bạn và quay bạn như chong chóng lại là chuyện khác.” Tất cả
chúng ta đều có những nỗi sợ hãi nhất định, quan trọng là chúng ta sẽ chế ngự nó hay để nó chế ngự chúng ta.
Năm 1995, Dan Reiland, một người bạn của tôi, và vợ anh, chị Patti, tham gia nhảy dù cùng với một nhóm bạn (trong đó có cả nhà văn Charlie
Wetzel). Họ tham gia sự kiện với sự háo hức xen lẫn nỗi sợ hãi. Tại trung tâm nhảy dù ở Nam California, họ chỉ được hướng dẫn một vài phút để
chuẩn bị cho các cú nhảy nối tiếp. Dan nói họ cảm thấy khá tốt về tất cả mọi thứ cho đến khi có một gã bước vào phòng và rao bán bảo hiểm
nhân thọ.
Khi máy bay lên đến độ cao 3.300m, mỗi lúc họ càng trở nên căng thẳng. Sau đó, họ mở cửa trượt phía sau máy bay và lúc này nỗi sợ hãi trong
họ lên tới mức đỉnh điểm. Họ chỉ ước chiếc quần mà họ đang mặc được làm bằng cao su. Cuối cùng họ cũng tiến ra cửa, mỗi người bám chặt
lấy một chuyên gia nhảy dù rồi thả mình ra khỏi máy bay.
Chỉ trong vòng vài giây, họ lao nhanh về phía mặt đất với tốc độ 180 km/h. Và sau khi rơi tự do trong khoảng 1.800 m, họ kéo dây dù. Khi tán dù
mở ra, họ bị một cú xóc mạnh, đờng thời tốc độ giảm từ 180 km/h xuống cịn 38 km/h. Dan nói: “Nó làm cái quần trong của tớ nằm ở vị trí chưa
từng thấy từ trước tới nay.”
Mỗi khi nghe Dan kể chuyện này, tôi đều cảm thấy buồn cười, nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi Dan và Patti nói rằng cho dù trước khi nhảy họ
kinh hãi đến mức nào thì tất cả nỗi sợ hãi của họ sẽ biến mất ngay vào giây phút họ nhảy ra khỏi máy bay.
Mục sư Norman Vincent Peale khẳng định: “Hành động là cách khôi phục và tạo dựng sự tự tin vĩ đại nhất. Khơng hành động chính là kết quả và
cuñ g là nguyên nhân của nỗi sợ hãi. Có thể hành động của bạn thành cơng; cuñ g có thể các hành động và điều chỉnh khác sẽ phải theo sau,
nhưng bất kỳ hành động nào cũng tốt hơn là không hành động gì cả.” Nếu bạn muốn khép lại nỗi sợ hãi, hãy hành động.
21. Đi đầu mở cánh cửa đến với cơ hội
Benjamin Franklin, một trong những người sáng lập nước Mỹ, từng khuyên: “Để thành công, hãy nắm bắt cơ hội nhanh như khi đưa ra kết luận.”
Những người đi đầu và làm việc chăm chỉ có thể thành cơng hoặc cũng có thể thất bại. Nhưng những người khơng đi đầu thì hầu như chắc chắn
sẽ thất bại. Tơi sẵn sàng đánh cược rằng bạn có:
Một quyết định bạn sẽ phải đưa ra,
Một vấn đề bạn sẽ phải giải quyết,
Một khả năng bạn sẽ phải kiểm tra,
Một dự án bạn sẽ phải khởi động,
Một mục tiêu bạn sẽ phải đạt tới,
Một cơ hội bạn sẽ phải nắm lấy,
Một ước mơ bạn sẽ phải thực hiện.
Khơng ai có thể đợi cho đến khi mọi thứ trở nên hoàn hảo mới hành động và hy vọng sẽ thành công. Tốt hơn là có được 80% chắc chắn và tiếp
tục hành đợng chứ đừng đợi cho đến khi bạn có được 100% chắc chắn vì khi đó, cơ hội đã vụt qua tầm tay.
22. Đi đầu giảm nhẹ các khó khăn trong cuộc sống
Nhà tâm lý học M. Scott Peck có một câu nói nổi tiếng: “Cuộc sống thật khó khăn.” Đó khơng phải là vấn đề của hầu hết mọi người. Đó chính là
cách họ phản ứng trước những khó khăn của cuộc sống. Có quá nhiều người ngồi đợi con tàu của mình tới. Khi họ tiếp cận cuộc sống theo cách
đó, họ thường cảm thấy cuộc sống thật khó khăn. Những điều tự đến với chúng ta hiếm khi là những điều chúng ta mong muốn. Để có cơ hội đạt
được những gì chúng ta muốn, chúng ta phải nỗ lực.
Nhà triết học William James nói: “Khơng có gì mệt mỏi bằng việc có một nhiệm vụ dang dở treo lơ lửng trước mắt.” Chúng ta càng để cho mọi
thứ trượt dài, mọi việc càng trở nên khó khăn. Cơng việc vất vả nhất thường là sự tích tụ của nhiều việc dễ dàng mà đáng lẽ phải được làm từ
hôm qua, tuần trước hoặc tháng trước. Cách duy nhất để loại bỏ một nhiệm vụ khó khăn là hãy thực hiện nó. Điều đó cần sự đi đầu.
23. Đi đầu là điểm khác biệt giữa thành công và thất bại
Một người đàn ông làm thuê cho vợ chồng một bá tước ở châu Âu. Một hôm ông được gọi tới nói chuyện với người chủ của mình.
“James,” bá tước phu nhân nói, “anh đã ở với chúng tôi bao lâu rồi?”
“Khoảng ba mươi năm, thưa bà!” Anh trả lời.
“Khoảng ba mươi năm, thưa bà!” Anh trả lời.
“Theo tôi nhớ, anh được nhận vào làm để chăm sóc chó.”
“Vâng, thưa bà!” James trả lời.
“James, nhưng con chó đó đã chết cách đây hai mươi bảy năm rồi.”
“Vâng, thưa bà!” James nói, “Vậy bà muốn tơi làm gì bây giờ ạ?”
Giống như James, quá nhiều người chờ đợi ai đó nói cho họ biết phải làm gì tiếp theo. Hầu như mọi người đều có suy nghĩ, ý kiến và ý định tốt
nhưng nhiều người lại không bao giờ biến chúng thành hành động. Để làm được cần sự đi đầu.
Hầu hết mọi người thừa nhận rằng đi đầu là có lợi nhưng họ vẫn chưa đánh giá đúng giá trị của nó. Câu chuyện sau đây về việc đăng ký bản
quyền phát minh điện thoại có lẽ là minh họa điển hình nhất cho tính hiệu quả của sự đi đầu. Thập kỷ 1970 là thời kỳ của công nghệ điện tín. Có
hai người đàn ơng là Alexander Graham Bell và Elisha Gray đề u rấ t say mê nghiên cứu và làm việc miệt mài nhằ m cải tiế n cơng nghệ này. Cả hai
đều có ý tưởng truyền âm qua dây điện và cùng khám phá ra cách truyền giọng nói bằng đường điện. Điều thú vị là cả hai người cùng gửi ý
tưởng tới văn phòng đăng ký sáng chế trong một ngày, ngày 14 tháng 02 năm 1876. Bell là người thứ năm trong hồ sơ xin đăng ký bản quyền
ngày hơm đó. Cịn Gray cử luật sư của mình đến nhưng người này đã đến chậm hơn Bell hơn một giờ đồng hồ. Sau đó ông ta còn mất vài phút
để xin một tờ thông báo − loại giấy tờ khai báo ý định nộp đơn xin đăng ký bản quyền. Một vài phút đó khiến Gray mất cả gia tài. Tuyên bố sáng
chế của Bell được cơng nhận tại tịa dù Gray phàn nàn rằng ơng đã có ý tưởng đó trước.
Tài năng khơng có sự đi đầu khơng bao giờ đạt được hết tiềm năng. Nó cũng giống một con ngài khơng bao giờ thốt khỏi cái kén. Nó sẽ khơng
bao giờ biến đổi, vĩnh viễn lê lết trên mặt đất dù nó có tiềm năng để bay.
NHỮNG NGƯỜI THIẾU SỰ ĐI ĐẦU
Khi nói tới sự đi đầu, có bốn kiểu người:
1. Những người làm điều đúng đắn mà không cần ai yêu cầu;
2. Những người làm điều đúng đắn khi được người khác yêu cầu;
3. Những người làm điều đúng đắn khi được nhắc nhở hơn một lần;
4. Những người không bao giờ làm điều đúng đắn dù thế nào đi chăng nữa.
Bất kỳ ai muốn thành một người tài năng cũng cần phải trở thành kiểu người thứ nhất. Tại sao không phải ai cũng làm như vậy? Tôi nghĩ có một
vài lý do.
24. Những người thiếu sự đi đầu khơng nhìn thấy hậu quả của việc khơng hành động
Đức vua Solomon của quốc gia Israel cổ đại được coi là người sáng suốt nhất từ trước tới nay. Mỗi lần tôi đọc cuốn Proverbs (Tục ngữ), tương
truyề n là do vị vua này sáng tác, tôi đều học được một điều gì đó. Tơi rấ t thích đọc một bài diễn giải của ơng có tên là The Message (Thơng
điệp):
“Hỡi kẻ lười nhác ngốc nghếch, hãy nhìn chú kiến.
Hãy quan sát thật tỉ mỉ; hãy để chú kiến dạy ngươi một vài điều.
Khơng ai cần bảo nó phải làm gì.
Mỗi mùa hè nó đều dự trữ thức ăn;
Mỗi vụ mùa nó đều tích trữ nguồn thực phẩm.
Vậy ngươi cịn muốn lười nhác đến bao giờ nữa?
Bao giờ thì ngươi sẽ ra khỏi giường?
Chợp mắt lúc này, chợp mắt lúc kia, ngày này qua ngày khác,
Ngồi lại, coi nhẹ mọi thứ − ngươi có biết điều gì sẽ đến khơng?
Chỉ có điều này: Ngươi chỉ có thể mong chờ một cuộc sống nghèo túng,
Nghèo đói sẽ ln ngự trị trong ngôi nhà của ngươi!“
Josiah Stamp, nhà kinh tế học người Anh, nhận xét: “Thật dễ dàng để chối bỏ trách nhiệm nhưng chúng ta không thể chối bỏ hậu quả của việc
chúng ta chối bỏ trách nhiệm.” Điều đó hồn tồn đúng. Bất kể những gì chúng ta làm, hoặc không chú ý làm, cuối cùng vẫn theo đuổi chúng ta.
Những người khơng bao giờ đi đầu thường có kết cục như nhân vật trong đoạn thơ sau của nhà soạn kịch người Anh James Albery:
“Anh ta ngủ dưới ánh trăng;
Anh ta tắm nắng dưới ánh mặt trời.
Anh ta thích cuộc sống toàn những dự định;
Và anh ta chết đi mà khơng làm được điều gì.“
Đừng để điều đó xảy ra với bạn!
25. Những người thiếu sự đi đầu muốn người khác thúc đẩy họ
Có một câu chuyện nực cười về một người đàn ông tại một thị trấn nhỏ, người được coi là một ngư dân “vĩ đại“. Mỗi sáng ông chèo một chiếc
thuyề n nhỏ tới hồ, và chỉ trong thời gian ngắn, ông đã trở về với chiếc thuyền chất đầy cá.
Một ngày nọ, có một người lạ tới gặp ơng và hỏi liệu anh ta có thể đi cùng trong lần tới ơng đi bắt cá khơng. Ơng nói: “Chắc chắn rồi, anh có thể
đi. Gặp tơi ở bến cảng lúc năm giờ sáng.”
Sáng hôm sau hai người tiến vào một vịnh nhỏ, nằm cách xa bờ. Người khách lạ quan sát thấy ơng khơng hề có bất kỳ một chiếc cần câu hay
các thiết bị nào khác – chỉ có một hộp dụng cụ hoen rỉ và một tấm lưới.
Sau khi tắt động cơ, ông mở hộp dụng cụ và lơi ra một que thuốc nổ. Ơng đánh một que diêm, đốt que thuốc nổ và ném nó xuống nước. Sau tiếng
nổ đinh tai, ơng quăng lưới và bắt đầu vớt cá.
Với cái nhìn nghiêm khắc, người lạ mặt thị tay vào túi áo và lơi ra chiếc huy hiệu trên đó có dòng chữ Người quản lý khu vực cấm săn bắn. “Ông
đã bị bắt,” anh ta cất giọng đều đều.
Những lời của anh ta không làm người ngư dân bối rối. Ông thản nhiên với lấy hộp dụng cụ lần nữa, châm một que thuốc nổ khác và giữ nó trong
tay trong khi dây thuốc nổ đang cháy gần hết. Sau đó ơng dí nó vào tay người quản lý khu vực cấm săn bắn và nói: “Vậy, anh định chỉ ngồi đây
hay anh sẽ bắt cá?”
Những người thành công không cần một dây thuốc nổ cháy dở để tạo động lực cho họ. Động lực của họ xuất phát từ bên trong con người họ.
Nếu chúng ta chờ đợi người khác thúc đẩy mình, điều gì sẽ xảy ra nếu huấn luyện viên, ơng chủ hoặc những người tạo cảm hứng khác không xuất
hiện? Chúng ta cần một kế hoạch tốt hơn thế.
Tom Golisano, người sáng lập Công ty Paychex, đưa ra một ý kiến rất đáng suy xét: “Tôi tin bạn không thúc đẩy người khác. Điều bạn làm là thuê
những người có động lực, và hãy đảm bảo rằng bạn không làm giảm động lực của họ.” Nếu bạn muốn tiến lên phía trước, bạn cần nhóm một
ngọn lửa cho riêng mình.
26. Những người thiếu sự đi đầu tìm kiếm thời điểm hoàn hảo để hành động
Thời điểm rất quan trọng – điều đó khơng có gì đáng nghi ngờ. Quy tắc Thời gian trong cuốn sách The 21 Irrefutable Laws of Leadership (21 quy
tắc bất biến về thuật lãnh đạo) phát biểu: “Lãnh đạo quan trọng như việc sẽ làm gì và đi đâu.” Thực tế tất cả các nỗ lực đáng làm trong cuộc đời
ln địi hỏi sự mạo hiểm. Tơi rất thích một câu thành ngữ Trung Quốc: “Người nào quá mưu cầu hoàn hảo trước khi bước, cả cuộc đời sẽ chỉ
bước trên một chân.” Với nhiều người, bi kịch không phải là cuộc đời kết thúc quá sớm mà là họ chờ đợi quá lâu trước khi bắt đầu một cuộc
sống thật sự.
27. Những người thiếu sự đi đầu thích ngày mai hơn ngày hơm nay
Một trong những lý do khiến những người thiếu sự đi đầu gặp khó khăn khi khởi đầu là họ quá tập trung vào ngày mai thay vì ngày hơm nay. Nhạc
cơng Jazz Jimmy Lyons nhận xét: “Ngày mai chỉ là ngày trong năm có ý nghĩa với một kẻ lười nhác.” Thái độ đó khiến chúng ta gặp khó khăn vì
thời khắc duy nhất chúng ta có thể kiểm sốt mọi việc chính là hiện tại.
Edgar Guest đã sáng tác một bài thơ khắc họa số phận những người mắc phải vấn đề này. Bài thơ có nhan đề rất phù hợp, Tomorrow (Ngày
mai):
“Anh định trở thành người như anh mong muốn
Ngày-mai.
Không ai tốt hơn hoặc dũng cảm hơn anh
Ngày-mai.
Một người bạn gặp rắc rối và mệt mỏi, anh biết,
Người bạn sẽ vui mừng nếu có sự nâng đỡ và cũng rất cần điều đó;
Về phần anh, anh sẽ gọi và xem mình có thể làm gì
Ngày-mai.
Mỗi sáng anh tập hợp những bức thư sẽ viết
Ngày-mai.
Và nghĩ về những người bạn anh sẽ cùng vui vẻ
Ngày-mai.
Điều đó quá tệ, thật sự, vì anh q bận ngày
hơm nay,
Và khơng có lấy một phút để dừng lại trên đường;
Anh phải dành nhiều thời gian hơn cho người khác
Ngày-mai.
Là người làm việc hiệu quả nhất, đáng lẽ anh có thể
Ngày-mai.
Thế giới hẳn đã biết đến anh, nếu anh từng thấy
Ngày-mai.
Nhưng thực tế là anh đã chết và mờ nhạt dần,
Và tất cả những gì anh để lại nơi đây khi đã từng sống qua
Là một núi những thứ anh định làm
Ngày-mai.“
Ý tưởng về ngày mai có thể rất cám dỗ, nhưng lời hứa nằm trong những ý tưởng đó thường là giả dối. Tôi từng nghe câu chuyện về một khách
hàng tới một cửa hàng đồ gỗ ở Santa Fe, New Mexico và nhìn thấy một tấm biển cũ kỹ, bạc màu trên tường, trên đó viết: “Ngày mai chúng tôi sẽ
cho không mọi thứ trong cửa hàng.” Trong một thoáng, người khách thấy rất hào hứng. Rồi sau đó người này nhận ra rằng tấm biển sẽ vẫn nói
điều tương tự vào ngày mai – trì hỗn việc cho không thêm một ngày nữa, rồi một ngày nữa. Ngày mai đó sẽ khơng bao giờ đến.
Baltasar Gracian, linh mục và là nhà văn Tây Ban Nha, nói: “Người khơn ngoan sẽ làm ngay lập tức những gì kẻ ngốc để dành làm cuối cùng.” Bất
kỳ điều gì đáng làm cũng đáng làm ngay lập tức. Hãy nhớ rằng với những người khơng bao giờ bắt đầu thì khó khăn của họ khơng bao giờ dừng
lại.
TÀI NĂNG + SỰ ĐI ĐẦU = MỘT NGƯỜI TÀI NĂNG
Á P DỤ NG CÔNG THỨC TÀI NĂNG VÀO HOẠT ĐỘNG
Thực tế, tất cả chúng ta đều mắc căn bệnh chần chừ trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Nếu điều gì đó khơng dễ chịu, khơng thú vị hoặc
phức tạp, chúng ta có xu hướng trì hỗn nó lại. Ngay cả một số điều chúng ta thích làm cũng có thể gây khó khăn cho chúng ta. Johann Wolfgang
von Goethe nhận xét: “Đưa ý tưởng vào hành động là điều khó nhất trên thế giới.” Nhưng để phát huy tối đa tiềm năng và trở thành người có tài
năng, chúng ta phải thể hiện sự đi đầu. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn trong quá trình nỗ lực trở thành một người có tài năng:
28. Chấp nhận trách nhiệm về cuộc đời mình
Nhà triết học Hy Lạp Socrates nói: “Để di chuyển cả thế giới, bản thân chúng ta phải vận động trước.” Hãy chỉ cho tôi những người xao nhãng
trách nhiệm thuộc về cuộc đời họ, và tơi sẽ chỉ cho bạn thấy đó cũng là những người thiếu sự đi đầu. Trách nhiệm và sự đi đầu là không thể tách
rời.
Ai cũng phải trải qua thất bại. Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với các chướng ngại. Đôi khi chúng ta đều cảm thấy dường như ván bài số phận
sắp xếp để chống lại mình. Dù sao chúng ta cũng nên thể hiện sự đi đầu. Dick Butler khẳng định: “Cuộc đời không cơng bằng. Nó cũng sẽ khơng
trở nên cơng bằng. Hãy ngừng than vãn và ốn thán, hãy bước ra ngồi và làm cho điều đó xảy đến với bạn. Trong kinh doanh tôi chứng kiến quá
nhiều người hy vọng ”chiếc răng” tài chính thần kỳ sẽ xuất hiện vào buổi tối, lấy đi chiếc răng rụng xấu xí dưới gối và thay thế mức lợi nhuận chỉ
trong nháy mắt vào cuối năm tài khóa.” Một câu nói rất chính xác rằng, những tâm hồn vĩ đại có ý chí cịn những tâm hồn yếu ớt chỉ có điều ước.
Chúng ta khơng thể ao ước có sẵn con đường đi tới thành công. Chúng ta cần nhận lấy trách nhiệm và hành động.
29. Xem xét các lý do khiến bạn không đi đầu
Mạnh Tử đã đưa ra quan điểm: “Nếu việc khơng thành, hãy tìm ngun nhân trong chính bản thân. Khi bản thân đúng đắn, cả thế giới sẽ đứng về
phía ta.” Nếu bạn thiếu sự đi đầu, cách duy nhất bạn có thể thay đổi là trước hết hãy xác định vấn đề cụ thể. Hãy suy nghĩ những lý do đã đưa ra
trong chương này. Bạn phủ nhận hậu quả của việc không đi đầu và nhận trách nhiệm về bản thân? Bạn đang chờ đợi người khác khích lệ bạn
thay vì tự mình tạo động lực? Bạn đang chờ đợi cho mọi thứ trở nên hoàn hảo trước khi hành động? Bạn thấy thích thú với ngày mai thay vì tập
trung vào những gì bạn có thể làm ngày hơm nay? Liệu có vấn đề nào đó đang ngăn bạn hành động không?
Điều quan trọng là bạn hãy tách biệt những lý do chính đáng với những lý do bào chữa. Lý do bào chữa là sự đổ lỗi cho một người hoặc một việc
khách quan. Lời bào chữa giống như biển báo lối ra trên con đường hướng tới sự tiến bộ. Chúng đưa chúng ta ra khỏi đường đi. Hãy chú ý điều
này: sẽ dễ dàng để chuyển từ thất bại sang thành công hơn là từ lời bào chữa sang thành công. Hãy loại bỏ những lời bào chữa. Một khi bạn làm
được điều đó, bạn có thể chuyển sự chú ý của mình sang các lý do chính đáng và tìm cách vượt qua chúng.
30. Tập trung vào lợi ích của việc hồn thành một nhiệm vụ
Thật khó có thể thành cơng nếu bạn mãi trì hỗn mọi thứ. Trì hỗn là chất dinh dưỡng ni lớn khó khăn. Khi bạn mất q nhiều thời gian để
quyết định về một cơ hội tự đến, bạn sẽ bỏ lỡ việc nắm bắt nó. Trong chương trước, tôi đã đề cập tầm quan trọng của việc sắp xếp các ưu tiên
dự a vào đam mê của bạn. Để có tầm ảnh hưởng và tạo ra tiến bộ trong lĩnh vực tài năng hoặc trách nhiệm, bạn khơng thể dành thời gian q báu
của mình vào những nhiệm vụ không quan trọng hoặc không cần thiết. Vì thế tơi sẽ đưa ra giả thiết rằng bạn trì hỗn một nhiệm vụ và đó là một
nhiệm vụ cần thiết (Nếu khơng phải vậy, đừng trì hỗn, mà hãy từ bỏ nó). Để vượt qua giai đoạn khó khăn, hãy tập trung vào những gì bạn sẽ
nhận được nếu hồn thành việc đó. Liệu điều đó có đem lại lợi ích tài chính khơng? Nó có dọn đường cho một điều nào khác bạn muốn làm hay
khơng? Nó có đánh dấu một mốc quan trọng trong việc phát triển hoặc hồn thành một điều gì lớn hơn khơng? Ít nhất, nó có giúp bạn giải tỏa về
mặt cảm xúc khơng? Nếu bạn tìm kiếm một lý do tích cực, bạn có thể tìm thấy.
Khi đó, hãy bắt đầu khởi động tiến về phía trước và hành động một cách quyết đốn. William Halsey, Đơ đốc Hải qn Mỹ, nhận xét: “Tất cả các
vấn đề đều trở nên nhỏ bé hơn nếu bạn khơng lẩn tránh nó, hãy đương đầu với nó. Rụt rè chạm vào cây kế, bạn sẽ bị nó châm đau; túm chắc lấy
nó, những chiếc gai sẽ nát vụn.”
31. Hãy chia sẻ mục tiêu với người sẽ giúp đỡ bạn
Không ai đạt thành công một mình. Như Quy tắc Ý nghĩa trong cuốn The 17 Indisputable of Teamwork đã nói: “1 là con số quá nhỏ để đạt được
điều lớn lao.” Lindbergh không thể bay một mình qua Đại Tây Dương mà khơng cần giúp đỡ, Einstein không phát triển Thuyết tương đối trong
mơi trường chân khơng và Columbus cũng khơng tìm ra châu Mỹ một mình. Tất cả họ đều được giúp đỡ.
Người bạn lớn trong đời của tôi là Margaret, vợ tôi. Margaret luôn là một phần trong tất cả các mục tiêu quan trọng tôi đạt được. Cô ấy luôn là
người đầu tiên biết khi tôi xác định mục tiêu, đồng thời vừa là người đầu tiên cũng là người cuối cùng ủng hộ tôi trong suốt chặng đường. Và tất
nhiên có rất nhiều người khác đã giúp đỡ và khích lệ tơi, đặc biệt là cha mẹ và em trai Larry của tôi.
Một người luôn ủng hộ tôi trong những năm gần đây là John Hull, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của EQUIP. Khi tôi đặt mục tiêu cho EQUIP
đào tạo một triệu nhà lãnh đạo trên toàn cầu, nhiệm vụ dường như rất gian truân. Dù cống hiến nhiều đến mức nào cho viễn cảnh đó, tơi vẫn có
những lúc băn khoăn rằng liệu điều đó có thật sự khả thi hay không. John không chỉ động viên tơi mà cịn đứng ra nhận mục tiêu đó và triển khai
kế hoạch để hoàn thành nó. Khi bạn đọc cuốn sách này, chúng tôi đã vượt qua mục tiêu đào tạo một triệu nhà lãnh đạo và hiện đang tiến hành
đào tạo thêm một triệu người nữa. Một trong những lý do khiến tôi yêu quý và ngưỡng mộ John chính là sự đi đầu của anh.
Khơng có cách nào xác định giá trị của sự giúp đỡ mà người khác dành cho bạn để bạn đạt được ước mơ. Hãy chia sẻ mục tiêu và ước mơ
của bạn với những người quan tâm tới bạn và sẵn sàng khích lệ, giúp đỡ bạn trong nỡ lực đạt được ước mơ. Điều đó có nghĩa là phải chấp
nhận mạo hiểm vì bạn sẽ có thể bị tổn thương khi chia sẻ các hy vọng và hoài bão của mình. Nhưng mạo hiểm đó rất đáng để bạn dấn thân.
32. Hãy chia nhỏ các nhiệm vụ lớn
Một khi bạn đã dỡ bỏ được một vài rào cản tồn tại trong bạn, những rào cản có thể chặn đứng việc đi đầu của bạn, đồng thời liệt kê sự giúp đỡ
của những người khác, lúc này bạn đã sẵn sàng để trở nên thực tế. Trong nhiều trường hợp các nhiệm vụ lớn thường làm chúng ta cảm thấy bị
ngợp, và đó chính là một vấn đề vì những người bị chống ngợp ít khi đi đầu.
Sau đây là một số gợi ý giúp bạn chia nhỏ một mục tiêu lớn thành những phần dễ kiểm soát hơn.
Phân chia theo loại. Đa phần những mục tiêu lớn đều phức tạp và có thể được chia thành các bước dựa theo chức năng. Các mục tiêu nhỏ
hơn thường đòi hỏi nỗ lực của những tài năng đặc biệt. Hãy bắt đầu bằng việc vạch ra nhóm kỹ năng nào cần cho việc hoàn thành các nhiệm vụ
nhỏ hơn.
Ưu tiên theo mức độ quan trọng. Khi chúng ta không khởi xướng và ưu tiên những gì chúng ta phải làm theo mức độ quan trọng, nhiệm vụ bắt
đầu tự sắp xếp theo mức độ khẩn cấp. Khi đó, bạn mất mọi ranh giới tiên phong và thay vì kích thích tài năng của bạn, nó lấy đi của bạn các cơ
hội sử dụng tài năng tốt nhất.
Sắp xếp theo thứ tự. Chia nhiệm vụ theo từng loại giúp bạn hiểu bạn cần như thế nào để hồn thành nó. Ưu tiên theo mức độ quan trọng giúp
bạn hiểu vì sao bạn cần thực hiện từng phần. Sắp xếp theo trật tự giúp bạn biết khi nào cần làm phần nào. Điều quan trọng ở đây là tạo ra một
thời gian biểu, tự đề ra cho mình thời hạn và tuân thủ theo những điều đó. Lời nói dối lớn nhất chúng ta tự nói với bản thân khi cần hành động là:
“Mình sẽ làm việc đó sau.”
Phân cơng theo khả năng. Khi bạn chia một nhiệm vụ lớn thành các phần nhỏ hơn theo loại, bạn bắt đầu hiểu kiểu người nào bạn sẽ cần để
tiến hành công việc. Trong giai đoạn này, bạn đã trả lời một cách rất cụ thể câu hỏi ai. Là một nhà lãnh đạo, tôi có thể nói cho bạn biết rằng bước
quan trọng nhất trong việc đạt được một điều gì đó lớn lao là xác định ai sẽ nằm trong nhóm của mình. Phân công nhiệm vụ, trao cho họ quyền
hạn và trách nhiệm, cơng việc sẽ được hồn tất. Thất bại trong việc trao cho một người quyền sở hữu nhiệm vụ đó, hay nói cách khác là trao
quyề n sở hữu nhiệm vụ cho một người bình thường, bạn có thể sẽ gặp rắc rối.
Hồn thành bằng cách làm việc nhóm. Ngay cả khi bạn chia nhỏ một nhiệm vụ, lập kế hoạch chiến lược và tuyển được những nhân viên tuyệt
vời bạn, vẫn cần thêm một yếu tố nữa để thành cơng. Mọi người phải có khả năng làm việc nhóm. Làm việc nhóm là chất keo kết nối mọi người
lại với nhau.
33. Phân bổ thời gian cụ thể cho những nhiệm vụ bạn có thể trì hỗn
Dawson Trotman, người thành lập Hãng Navigators, nhận xét: “Thời gian bị lãng phí nhiều nhất là thời gian khởi đầu.” Bạn khơng thấy điều đó
đúng sao? Phần khó khăn nhất của việc viết một bức thư là khi viết những dòng đầu tiên. Việc khó nhất khi phải gọi một cuộc điện thoại quan
trọng là việc nhấc ống nghe lên và quay số. Bước khó nhất trong luyện đàn piano là ngồi xuống và chạm vào các phím đàn.
Chính sự khởi đầu đó thường ngăn cản mọi người. Vậy làm thế nào để bạn có thể vượt qua khó khăn đó? Hãy cố gắng sắp xếp thời gian cụ thể
cho những điều bạn khơng thích làm. Ví dụ, nếu việc phải đối mặt với những người khó tính là một phần trong cơng việc của bạn, nhưng bạn có xu
hướng lẩn tránh làm điều đó, vậy thì hãy sắp xếp một thời gian cố định dành cho nó. Có thể thời gian tốt nhất sẽ nằm trong khoảng từ 2-3h hàng
ngày. Hãy coi đó như một cuộc hẹn gặp, và khi đã qua 3h, hãy dừng lại cho đến ngày hôm sau.
34. Hãy nhớ, chuẩn bị bao gồm hành động
Các nhà lãnh đạo trẻ tuổi thường hỏi tôi nên bắt đầu như thế nào khi viết và tơi nói với họ về cuốn sách đầu tiên của mình, Think on These
Things (Hãy suy ngẫm về những điều này). Đó là một cuốn sách nhỏ gồm nhiều chương, mỗi chương chỉ có ba trang nhưng tôi mất gần một năm
để viết ra. Tôi nhớ đã nhiều đêm và hàng giờ liền nguệch ngoạc trên tập giấy chỉ với vài câu để thể hiện nỗ lực của mình.
“Tơi muốn bán được nhiều sách và có tầm ảnh hưởng đến nhiều người như ngài đã làm được,” những chàng trai trẻ này luôn tuyên bố như vậy.
“Điều đó thật tuyệt!” tơi sẽ trả lời, “Các bạn đã viết được gì rồi?”
“À, chưa gì cả”, đây là câu trả lời thường gặp.
“Thơi được!” tơi nói, “Các bạn đang định viết về cái gì?” Tơi hỏi câu này với hy vọng đem lại cho họ một sự khích lệ nào đó.
“À, tơi chưa thật sự bắt đầu viết, nhưng tơi có rất nhiều ý tưởng,” họ nói và giải thích rằng họ hy vọng sẽ có nhiều thời gian hơn vào tháng tới hoặc
năm tới, hoặc sau khi ra trường. Khi tôi nghe một câu trả lời như vậy, tơi biết rằng điều đó sẽ khơng bao giờ xảy ra. Nhà văn phải viết. Nhạc sĩ
phải soạn nhạc. Nhà lãnh đạo phải chỉ huy. Bạn phải hành động để trở thành người mà bạn muốn. Tiểu thuyết gia Louis L’Amour, người đã viết
hơn 100 cuốn sách và bán hơn 230 triệu bản, đưa ra lời khuyên: “Hãy bắt đầu viết, bất kể là về cái gì. Nước khơng chảy cho đến khi vịi nước
được vặn ra.”
Mong muốn là chưa đủ. Ý định tốt cũng chưa đủ. Tài năng thôi cũng chưa đủ. Thành công cần sự đi đầu. Michael E. Angier, người sáng lập
SuccessNet, nói: “Ý tưởng là vơ giá trị. Ý định khơng có sức mạnh. Kế hoạch khơng là gì cả... trừ phi theo sau chúng là hành động. Hãy thực hiện
nó ngay bây giờ.”
TÀI NĂNG + SỰ ĐI ĐẦU
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
1. Dành một khoảng thời gian lập danh sách tất cả các lý do vì sao bạn khơng thể hiện rõ ràng khả năng đi đầu của mình. Hãy làm một cách triệt
để và liệt kê mọi thứ bạn có thể nghĩ tới. Một khi danh sách được hồn tất, hãy đọc qua và đánh dấu mỗi mục với chữ LBC (lời bào chữa) hoặc
NN (nguyên nhân).
Bây giờ hãy tạo ra ba danh sách mới từ danh sách ban đầu. Danh sách đầu tiên sẽ được gọi là “Không một lời bào chữa nào nữa”. Trên đó hãy
viết lại mỗi lời bào chữa bằng một tuyên bố trách nhiệm. Ví dụ, nếu một trong những lời bào chữa của bạn là: “Tơi khơng có đủ tiền” thì hãy viết lại
là: “Tôi sẽ không bao giờ đổ lỗi cho việc khơng có đủ tiền”. Hãy dán danh sách này ở chỗ bạn có thể nhìn thấy hàng ngày.
Danh sách thứ hai bắt nguồn từ những lý do còn lại trong danh sách ban đầu và sẽ được gọi là “Thực tế cuộc sống”. Bất cứ thứ gì bạn khơng thể
kiểm sốt và thay đổi – ví dụ như hành động của người khác, tuổi tác của bạn hay là nền kinh tế – sẽ nằm trong danh sách này. Đơn giản đây là
những điều bạn phải chấp nhận.
Bất kỳ điều gì cịn lại trong danh sách các lý do sẽ được đưa vào danh sách thứ ba với tên gọi “Trách nhiệm của tơi”. Vì những điều này là trách
nhiệm của bạn, bạn phải giải quyết chúng. Hãy đưa chúng vào danh sách những việc cần làm và bắt tay vào thực hiện.
2. Điều gì khiến bạn trì hỗn?
• Bạn phủ nhận các hậu quả của việc không đi đầu và chối bỏ trách nhiệm với bản thân?
• Bạn đang chờ đợi người khác tạo động lực cho mình thay vì tự hành động để khích lệ bản thân?
• Bạn đang chờ đợi cho mọi thứ trở nên hoàn hảo trước khi hành động?
• Bạn đang thích thú với ngày mai thay vì tập trung vào những điều bạn có thể làm hơm nay?
• Bạn đang cố làm mọi thứ một mình?
Xác định một hành động cụ thể mà bạn có thể làm để vượt qua sự trì hỗn, chỉ ra một thời gian cụ thể trong lịch trình của bạn để thực hiện nó và
nếu cần thiết hãy lên danh sách những người sẽ giúp bạn vượt qua điều đó.
3. Hãy nghĩ về điều bạn đặc biệt muốn làm nhưng hiện đang lo sợ. Hãy làm như Dan Reiland khi anh ta nhảy ra khỏi máy bay, bước đi nào bạn
có thể làm để đặt mình vào chế độ hoạt động, đưa sự tập trung của bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi?
4. Hiện bạn đang sao nhãng điều gì khiến tài năng của bạn khơng thể phát huy? Đó có phải là một quyết định bạn nên đưa ra? Hay một vấn đề
bạn nên giải quyết? Một khả năng bạn phải kiểm tra? Một kế hoạch bạn nên bắt đầu? Một mục tiêu bạn nên hoàn thành? Một cơ hội bạn nên nắm
lấy? Một ước mơ bạn nên thỏa mãn? Hãy tìm ra đó là gì và quyết tâm giải quyết nó, áp dụng những bước được nêu ra trong chương này:
• Phân chia theo loại;
• Ưu tiên theo mức độ quan trọng;
• Sắp xếp theo thứ tự;
• Phân cơng theo khả năng;
• Hồn thành bằng cách làm việc nhóm.
4. TẬP TRUNG ĐỊNH HƯỚNG TÀI NĂNG
Bạn thấ y gı̀ khi quan sát những đứa trẻ đang chơi đùa? Chúng chuyển rất nhanh từ món đồ chơi này sang món đồ chơi khác và từ hoạt động này
sang hoạt động khác. Chúng dùng hết một lượng năng lượng lớn nhưng làm được rất ít. Đó là kết quả có thể thấy trước được. Chúng đang khám
phá thế giới của chúng và học bằng cách thực hành.
Sự tập trung không sẵn có trong mỡi chúng ta, nhưng nó thiết yếu đối với bất kỳ ai muốn sử dụng tối đa tài năng của mình. Có tài năng mà khơng
có sự tập trung giống như một con bạch tuộc chơi trượt băng vậy. Bạn có thể chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều chuyển động nhưng lại khơng biết
những chuyển động đó sẽ đi theo hướng nào. Tài năng có sự tập trung sẽ định hướng bạn và sẽ đưa bạn tiến xa.
Năm 2004, tôi tới Buenos Aires, Argentina để thực hiện một khóa đào tạo cho một nhóm khoảng bảy nghìn người. Bất cứ khi nào tới một địa
điểm mới mẻ, tôi đều làm một vài nghiên cứu để khám phá điểm độc đáo của nơi đó. Tơi ln muốn thăm những nơi đặc biệt hoặc tham gia
những trải nghiệm mới ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tôi được biết Argentina có bãi săn bồ câu lớn nhất trên thế giới. Nó nằm cách Buenos Aires khoảng từ 115-150km về phía bắc, nơi đây có hàng
triệu con chim bồ câu và ai đi săn cũng ưa thích tới đó thử nghiệm.
THAM GIA MỘT CUỘC ĐI SĂN
Mặc dù đã từng đi săn nhưng tôi không phải là một thợ săn thực thụ. Một số người đam mê thú săn bắn và họ thích tất cả các loại hình săn bắn.
Tơi tham gia chủ yếu vì tơi thích một trải nghiệm mới lạ. Cho nên khi tới Argentina, tôi đã thuyết phục một thành viên trong nhóm, Ray Moats, đi
cùng với tơi. Chúng tơi lên kế hoạch bay tới đó và cùng đi săn.
Khi hướng dẫn viên đến đón chúng tơi tại sân bay, anh ta liếc nhìn tơi và nói: “Ơng không phải là một thợ săn đúng không?” Tôi thú nhận mình
khơng phải là một tay săn chun nghiệp. Và anh ta giải thích: “Đó là những gì tơi nghĩ. Điều đầu tiên chúng ta phải làm là bỏ lại chiếc áo khốc
đỏ ơng đang mặc. Ngay cả lũ bồ câu cũng thấy điều đó. Chúng tơi sẽ kiếm cho ông một cái áo khác để ngụy trang.”
Người hướng dẫn viên chuẩn bị mọi thứ cho tôi và Ray. Cuối cùng chúng tơi đã tới đó, một thung lũng tuyệt đẹp. Hàng đàn bồ câu bay trên đầu
chúng tôi dọc theo thung lũng. Sau một tiếng đồng hồ, có ít nhất năm mươi nghìn con bay qua đầu chúng tơi. Có những lúc bầu trời đen kịt tồn bồ
câu.Vì thế trong hơn một giờ đồng hồ tôi liên tục bắn… bắn… và bắn. Đó là một trong số những tình huống tơi có thể tự nói với bản thân là Làm
sao mình có thể trượt được chứ? Và bạn chỉ biết bắt đầu bắn khắp nơi.
Nhưng bạn có biết tơi đã hạ được bao nhiêu con trong một tiếng đó không? Không con nào cả! Tôi bị vây quanh bởi những vỏ đạn trống rỗng và
tơi khơng có lấy một con chim bồ câu nào bù lại cả.
SỰ CAN THIỆP
Sau một giờ quan sát kỹ thuật cũng như chứng kiến cảnh tôi trắng tay, cuối cùng người hướng dẫn không thể chấp nhận điều đó lâu hơn được
nữa. Với tốc độ đó, chúng tơi chuẩn bị phá vỡ kỷ lục người có số bồ câu bắn được ít nhất trong một lần đi săn. Vì thế anh ta cố gắng giúp tôi.
“Vấn đề của ông là, ông đang cố bắn tất cả chim bồ câu,” anh ta nói, “Ơng đừng cố bắn tất cả. Ơng thậm chí đừng lo về những con có thể thốt.
Hãy tin tơi,” anh ta tiếp tục nói, “trong khoảng hai mươi lăm hoặc ba mươi giây nữa, một đàn bồ câu khác sẽ tới. Vì thế đừng lo về những con bồ
câu; chúng sẽ qua đây cả ngày. Hãy ngừng lo lắng về những gì ông đã mất. Hãy tập trung vào việc hạ lấy một con.”
Trong khi hướng dẫn viên nói, Ray đứng đó, ngay bên cạnh tôi và lĩnh hội tất cả những điều đó. Vì sao? Vì anh ấy cũng khơng phải là một thợ săn
và cũng bắn tệ như tôi vậy.
GẶP GỠ NHỮNG THỢ SĂN CHÍNH HIỆU
Hai tiếng sau, hướng dẫn viên quyết định đã đến lúc chúng tôi nghỉ ngơi và quay trở lại trại để ăn trưa. Ở đó chúng tôi gặp một vài anh chàng rất
khá đến từ Arkansas, họ là những thợ săn chính hiệu. Bạn có thể thấy rõ điều đó từ vẻ bề ngồi của họ. Họ mặc đồ ngụy trang, cả quần áo lẫn
những khẩu súng lục, đều đã cũ sờn. Và những chàng trai này đang nói chuyện rất nghiêm túc về kinh nghiệm săn bắn của mình.
Ray và tơi ngồi đối diện với những chàng trai Arkansas, một trong số họ nhìn chúng tơi và nói với Ray: “Này cậu, hãy nói cậu bắn được bao nhiêu
trong sáng nay?”
“Ba!” Ray trả lời hơi ngượng.
“Ba à? Ồ! Cũng không nên cảm thấy tồi,” anh ta nói, “Ba trăm thì khơng tồi chút nào. Thật đấy, thế là khá tốt rồi. Chúng tôi thường bắn được bốn
trăm năm mươi, nhưng ba trăm thì cũng không tồi, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên anh xuống đây.”
“Khơng, anh khơng hiểu,” Ray nói, “Chúng tơi bắn được ba. Không phải ba trăm. Anh biết chứ, ba!” Ray đếm các ngón tay: “Một. Hai. Ba.”
Trong một lát, các chàng trai từ Arkansas nhìn chằm chằm vào chúng tơi. “Này cậu, cậu,” cuối cùng một người nói, “cậu thậm chí khơng cần phải
ngắm để hạ được ba con. Cậu chỉ cần bắn lên không trung và cậu sẽ kiếm được ba con. Chết tiệt, cậu không thể chủ tâm kiếm ba con. Cậu chỉ
có thể tình cờ kiếm được ba con thôi.”
Sau bữa trưa, chúng tôi săn được khá hơn một chút, nhưng không nhiều lắm. Đúng là Ray và tôi không phải là những tay săn cừ, nên đó thật sự
là một vấn đề. Trong lĩnh vực có ít tài năng, bạn khơng thể hy vọng nhiều thành công. Tuy nhiên, cuộc đi săn của chúng tơi là một ví dụ điển hình
cho tình huống mà chúng tơi có q nhiều cơ hội nhưng lại bỏ lỡ tất cả các cơ hội đó. Trong việc đi săn hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, những điều
chúng ta nên làm là tập trung vào số ít mà chúng ta có thể đánh trúng và quên đi những cơ hội chúng ta đã bỏ lỡ. Nếu bạn muốn thành cơng, bạn
phải tập trung vào những gì mình có thể làm, không phải vào những điều bạn không thể.
SỨC MẠNH CỦA SỰ TẬP TRUNG
Tập trung có thể đem lại sức mạnh to lớn. Nếu không tập trung, bạn sẽ luôn cảm thấy kiệt sức và không thể đạt được những điều mong muốn.
Bạn tập trung tức là tài năng và khả năng của bạn sẽ có định hướng và chủ định. Những phẩm chất đó đem lại thành cơng bằng cách tạo ra kết