Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thể loại vãn ca trong văn học cổ điển việt nam khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HUỲNH THANH TIỀN

THỂ LOẠI VÃN CA TRONG VĂN HỌC
CỔ ĐIỂN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Chương trình đào tạo Cử nhân tài năng
Khóa học: 2016 - 2020

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HUỲNH THANH TIỀN

THỂ LOẠI VÃN CA TRONG VĂN HỌC
CỔ ĐIỂN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Chương trình đào tạo Cử nhân tài năng
Khóa học: 2016 - 2020

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN CƠNG LÝ



TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Cơng Lý
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tơi hồn thành đề tài khóa luận này.
Thứ đến, tôi xin cảm ơn đến Quý thầy cô Khoa Văn học đã tạo những điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành đề tài khóa luận này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm
gửi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung
cấp những tài liệu hỗ trợ quý báu cho đề tài được hồn thành.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2020
Người thực hiện

Huỳnh Thanh Tiền


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Cơng Lý, cơng trình khơng có sự sao chép từ những cơng
trình của người khác. Các tài liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc
rõ ràng, đã cơng bố theo đúng quy định. Những trích dẫn trong khóa luận đều có ghi
chú nguồn xuất xứ rõ ràng. Kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa có sự
cơng bố trước đó.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2020
Người thực hiện

Huỳnh Thanh Tiền



MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 2
4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM, GIỚI THIỆU VÃN CA
VÀ NHỮNG TÁC GIẢ TIÊU BIỂU .............................................................. 7
1.1.

Giới thuyết một số khái niệm liên quan................................................... 7

1.1.1.

Khái niệm về thể loại và vần luật ...................................................... 7

1.1.2.

Thể thơ lục bát và song thất lục bát ................................................ 12

1.2.

Khái niệm Vãn ca và Ngâm khúc .......................................................... 21

1.2.1.

Vãn ca ............................................................................................... 21


1.2.2.

Ngâm khúc ....................................................................................... 25

1.3.

Một số tác phẩm Vãn ca trong văn học cổ điển Việt Nam.................... 26

1.3.1.

Lâm tuyền vãn của Phùng Khắc Khoan .......................................... 26

1.3.2.

Ngọa Long cương vãn và Tư Dung vãn của Đào Duy Từ ............... 27

1.3.3.

Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân .............................................................. 29

1.3.4.

Vãn Bà Thiên Y A Na ...................................................................... 30

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI VÃN CA .................. 35
2.1.

Vãn ca - một thể loại tự tình đặc sắc...................................................... 35

2.1.1.


Nỗi buồn sâu kín của tác giả............................................................ 35

2.1.2.

Sự ca ngợi, yêu mến của tác giả....................................................... 39


2.2.

Vãn ca - một thể thơ đặc sắc về nghệ thuật........................................... 48

2.2.1.

Vận dụng và phát triển thể thơ song thất lục bát, lục bát nhuần

nhụy

48

2.2.2.

Những yếu tố âm luật trong Vãn ca ................................................ 55

2.2.3.

Sử dụng ngơn ngữ bình dị sắc sảo và đậm tính trữ tình ................ 65

2.2.4.


Mang nhiều yếu tố thơ Việt và Việt hóa các yếu tố Hán học ......... 68

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG KHU BIỆT GIỮA VÃN CA VỚI NGÂM KHÚC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ VẦN LUẬT CỦA VÃN CA .............................. 72
3.1.

Điểm tương đồng giữa Vãn ca và Ngâm khúc ...................................... 72

3.1.1.

Con người, chủ đề và bối cảnh thời đại .......................................... 72

3.1.2.

Nỗi buồn là điểm chung ................................................................... 75

3.1.3.

Sử dụng nhuần nhụy thể thơ và ngôn ngữ dân tộc ........................ 77

3.2.

Điểm khác biệt giữa Vãn ca và Ngâm khúc .......................................... 79

3.2.1.

Điểm khác biệt trong nội dung tư tưởng ........................................ 79

3.2.2.


Điểm khác biệt trong hình thức nghệ thuật ................................... 93

3.3.

Sự phát triển về mặt vần luật của Vãn ca ............................................. 97

3.3.1.

Bảng thống kê, khảo sát Vãn ca có hình thức song thất lục bát và

lục bát .......................................................................................................... 98
3.3.2.

Lý giải hiện tượng vần luật thay đổi trong thơ Vãn ca ................ 103

KẾT LUẬN........................................................................................................ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 115


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam một nền văn học có truyền thống và phát triển lâu đời, từ
văn học dân gian cho đến văn học viết, những sáng tác của văn chương Việt Nam
luôn cố gắng hoàn thiện và đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó, văn học cổ
điển Việt Nam là một thời kỳ văn học vô cùng phong phú và rực rỡ là nơi khơi
nguồn cảm hứng cho nhiều nghiên cứu. Tuy mang những đặc trưng chung của văn
học cổ điển nhưng tính đa dạng ở đây vẫn rất cao, từ thể tài cho đến thể loại,
phương thức sáng tác với những dấu ấn riêng của tác giả.

Trải qua ngàn năm vận động, văn học cổ điển Việt Nam đã là một di sản quý
giá và bất tận trong dòng chảy văn học nước nhà. Nhắc đến văn học cổ điển Việt
Nam, chúng ta được biết đến đây là một thời kỳ văn học đồng văn trong khu vực
Đông Á nhưng đã thể hiện một bản sắc, một tinh thần Đại Việt rất cao. Khơng khó
để thấy được rằng các tác giả đã cố gắng Việt hóa từ thể thơ cho đến các quy luật
sáng tác. Nổi bật trong đó chính là dòng văn học chữ Nôm ngày càng phát triển
mạnh mẽ mà những thể thơ dân tộc – lục bát và song thất lục bát được sử dụng phổ
biến rộng rãi.
Trong thời kỳ văn học rực rỡ ấy đã có những áng văn chương sáng ngời đưa
văn học nước nhà tiến đến đỉnh cao của ngôn ngữ. Để đạt những đỉnh cao trong
sáng tác, văn học chữ Nôm đã không ngừng hồn thiện và phát triển. Trong đó, Vãn
ca là một thể loại có thể minh chứng cho sự phát triển của nền văn học Việt sử dụng
hai thể thơ lục bát, song thất lục bát của dân tộc. Thể loại Vãn ca đã được một số tác
gia phát huy đến đỉnh cao như Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Lê Ngọc Hân,…
Có thể nói Vãn ca là một thể loại đặc sắc của văn học Việt Nam nên việc
nghiên cứu tìm hiểu về thể loại này là một điều cần thiết và thú vị. Tuy nhiên, trước
nay Vãn ca vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và sâu, chính vì vậy chúng tôi quyết
định chọn các tác phẩm thuộc thể loại văn học này để tìm hiểu. Nghiên cứu tìm hiểu
về đặc trưng của Vãn ca không chỉ để thấy được giá trị về nội dung và đặc sắc nghệ
thuật của những bài Vãn ca riêng biệt mà cho ta một cái nhìn tổng quát về thể loại
cũng như những nét chung trong dòng chảy thơ văn trung đại. Nhất là việc đặt Vãn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

ca đứng ở một vị trí thể loại độc lập, vì Vãn ca vẫn thường được một vài cơng trình
nghiên cứu xếp chung vào Ngâm khúc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thể loại
Vãn ca rất có ý nghĩa và giá trị cũng như không kém phần hấp dẫn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Thứ nhất, thấy được những đặc trưng của thể loại Vãn ca qua một số tác
phẩm tiêu biểu của Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Lê Ngọc Hân.
Thứ hai, thấy được những đặc trưng cơ bản của thể loại Vãn ca về nội dung
và nghệ thuật.
Thứ ba, thấy được sự khác biệt của thể loại này với Ngâm khúc thông qua
những nét riêng biệt của Vãn ca.
Thứ tư, thấy được hiện tượng thay đổi của việc gieo vần trong các tác phẩm
Vãn ca để thấy rõ đặc trưng về âm luật và sự thay đổi cũng như phát triển của thể
loại văn học cổ điển này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng, thể loại Vãn ca qua các tác
phẩm tiêu biểu trên các phương diện của đặc trưng thể loại như thể thơ, vần luật,
hài thanh.
Thứ hai, thống kê hệ thống gieo vần của các bài Vãn ca để thấy được việc sử
dụng vần luật có gì đặc biệt so với thể thơ song thất lục bát và lục bát trước đó.
Thứ ba, so sánh đối chiếu giữa Vãn ca và Ngâm khúc để thấy được sự khác
biệt và dấu ấn riêng của Vãn ca.
Thứ tư, thống kê, giải quyết số liệu thống kê về vị trí các vần để minh chứng
và lý giải việc vần luật thay đổi ở hai hình thức song thất lục bát và lục bát mà Vãn
ca sử dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Với nghiên cứu này chúng tơi hi vọng sẽ góp phần làm rõ những đặc trưng
của thể loại Vãn ca. Để từ đó có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về thể loại này. Cũng
như là một minh chứng cho sự phát triển của văn học và văn hóa thời đại Lê - Mạc
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

Nam Bắc phân tranh. Đồng thời thấy được những nét riêng của thể loại này so với
một số thể loại khác trong giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam, đưa Vãn ca vào vị
trí của một thể loại riêng biệt và minh chứng cho sự đa dạng và phong phú của một
thời đại văn học lớn của đất nước. Khơng những vậy, cơng trình này có thể có thể
củng cố thêm về sự vận động của thể thơ song thất lục bát và lục bát từ khía cạnh
thể loại Vãn ca.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, với cơng trình nghiên cứu này chúng tơi tin rằng, việc nghiên cứu
đặc trưng Vãn ca có thể vận dụng trong q trình đọc, học và nghiên cứu thơ ca nói
chung và Vãn ca nói riêng trong giai đoạn văn học cổ điển.
Thứ hai, nghiên cứu này có thể góp phần làm tư liệu cho việc giảng dạy và
nghiên cứu về Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Lê Ngọc Hân và nhất là về thể loại
Vãn ca cũng như sự liên hệ với hai thể thơ lục bát và song thất lục bát.
4. Giới hạn nghiên cứu
Các tác giả như Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ và Lê Ngọc Hân với
những tác phẩm Vãn ca tiêu biểu như: Lâm tuyền vãn, Ngọa Long cương vãn, Tư
Dung vãn, Ai tư vãn. Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu các tác phẩm để thấy
được điểm chung giữa các tác phẩm Vãn ca.
5. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp được vận dụng trong quá trình nghiên cứu như:
Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tư liệu, nghiên cứu loại hình, dùng để
nghiên cứu tìm hiểu về các nhà thơ cũng như đặc trưng thể loại Vãn ca và ngôn ngữ
sử dụng của các tác giả.
Phương pháp phân tích – tổng hợp giúp minh chứng và đánh giá được những
đặc trưng thể loại trong Vãn ca.
Phương pháp so sánh đối chiếu cho chúng ta thấy được những nét riêng biệt

của thể loại Vãn ca so với một số thể loại khác.
Phương pháp thống kê, thống kê và tính tốn số liệu hóa các lần gieo vần để
minh chứng và lý giải cho hiện tượng cố định vần ở Vãn ca.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6.1. Những cơng trình sưu tầm, phiên âm các tác phẩm Vãn ca
Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm, NXB Văn Học, 2019, tái
bản.
Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 4 Văn học thế kỉ XV – XVII, PGS.TS.
Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, 2004.
Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 5 Văn học thế kỉ XVIII, PGS. Nguyễn
Thạch Giang (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, 2004.
Tổng tập văn học Việt Nam, tập 7 (thế kỉ XVII – nửa đầu thế kì XVIII), Bùi
Duy Tân (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, 1997.
Nhìn chung việc sưu tầm các tác phẩm Vãn ca đã được sự quan tâm của các
học giả và nhà nghiên cứu. Tuy nhiên số lượng các cơng trình sưu tầm và ghi chép
riêng về thể loại này hiện vẫn còn khá hạn hẹp. Đồng thời với tính chất như trên
nên các cơng trình trên dừng lại ở mức sưu tầm và liệt kê giới thiệu các tác phẩm
Vãn ca của các danh sĩ như Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Lê Ngọc Hân,…
nhưng chưa đi vào phân tích hay bình luận về thể loại Vãn ca.
6.2. Những cơng trình văn học sử, bài tạp chí có nghiên cứu thể loại Vãn ca
Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, NXB Hội Nhà văn (tái bản),
Hà Nội, 2002.

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 2 tập, Đinh Gia Khánh –
Bùi Duy Tân – Mai Cao Chương, NXB Giáo dục (tái bản), Hà Nội, 2000.
Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Lê Trí Viễn, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1996.
Ở những cơng trình này các tác giả đều đã khái quát và đánh giá quá trình
phát triển cũng như những thành tựu, đặc trưng của từng giai đoạn, thể loại. Trong
đó có Vãn ca và Ngâm khúc. Tuy nhiên trong nhiều cơng trình nghiên cứu trước
đây, Vãn ca và Ngâm khúc được xếp chung là một. Tuy nhiên, càng về sau, các
nghiên cứu cũng đã tách riêng và cho thấy những điểm tương đồng và dị biệt của
hai thể loại sáng tác gần gũi này.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

Văn học cổ điển Việt Nam (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), Đoàn Thị Thu Vân
(chủ biên), NXB Giáo dục, 2008.
Văn học Việt Nam thời kì Lê Mạc Nam Bắc phân tranh, PSG. TS. Nguyễn
Công Lý. NXB ĐHQG TPHCM, 2018. Trong cơng trình này tác giả đã chỉ ra sự
khác nhau cơ bản giữa Vãn ca và Ngâm khúc, đồng thời cũng thông qua Ngâm khúc
minh chứng những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Luận văn Tiến sĩ “Văn học Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII trong tiến trình
phát triển của văn học dân tộc” của Trần Thị Thủy (ĐH KHXH & NV –
ĐHQGHN). Ở cơng trình này tác giả đã đặt Vãn ca trong tiến trình phát triển chung
của văn học Đàng Trong cũng như trong tiến trình văn học dân tộc. Tác giả đã cho
thấy được sự xuất hiện cũng như giá trị của Vãn ca và Ngâm khúc trong giai đoạn
văn học thế XVII – XVIII.

Tiểu luận “Thử lý giải hiện tượng Ngâm khúc hình thức song thất lục bát
khơng phát triển ở thời hiện đại” của Trần Minh Thương. Với bài nghiên cứu này
tác giả đã đặt chung Ngâm khúc và Vãn ca là một, đồng thời tác giả chú ý xoáy sâu
về vấn đề thể thơ và lý giải sự không thịnh hành ở hiện đại với thể thơ Ngâm khúc
này.
Các cơng trình trên đều có sự phân tích, đánh giá về một số nét đặc sắc của
Ngâm khúc nói chung hay Vãn ca nói riêng. Xét riêng về Vãn ca, số các cơng trình
tách riêng Vãn ca là một thể loại vẫn chưa nhiều và chính vì vậy sự nghiên cứu thể
loại này vốn vẫn còn là đánh giá chung với Ngâm khúc. Song song đó, với những
cơng trình tách riêng và nghiên cứu riêng về Vãn ca thì sự chuyên sâu và dày dặn về
những đặc trưng của thể loại này hiện vẫn còn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu
nhiều. Đa phần các bài viết về Vãn ca chỉ chiếm một phần hay một nét đặc trưng
nhất định nào đó của Vãn ca. Tuy nhiên chính những cơng trình, bài viết này đã tạo
tiền đề và hướng nghiên cứu cho chúng tôi với những cơ sở tài liệu đã có.
Chính vì vậy, chúng tơi với hy vọng sẽ làm rõ hơn về các đặc trưng của Vãn
ca qua đề tài nghiên cứu này. Trên tinh thần đó, hiển nhiên chúng tơi đặt Vãn ca ở
vị thế là một thể loại riêng biệt so với Ngâm khúc để thấy được những điểm đặc
trưng riêng về nội dung và hình thức của Vãn ca.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm ba phần:
Phần mở đầu có 6 mục:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4. Giới hạn nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7. Cấu trúc khóa luận
Phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết một số khái niệm, giới thiệu vãn ca và những tác giả
tiêu biểu
Chương 2: Một số đặc trưng của thể loại Vãn ca
Chương 3: Đặc trưng khu biệt giữa Vãn ca với Ngâm khúc và sự phát triển
về vần luật của Vãn ca
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM, GIỚI THIỆU VÃN CA
VÀ NHỮNG TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
1.1.

Giới thuyết một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về thể loại và vần luật
1.1.1.1. Khái niệm thể loại
Chúng ta thường bắt gặp khái niệm thể loại khi nói về các tác phẩm văn


chương. Thể loại có thể được xem là một chỉnh thể thuộc phạm trù văn học, chỉ quy
luật loại hình của tác phẩm văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm thể
loại văn học được viết “Dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn
tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự
giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm các loại hiện tượng đời
sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện
tượng đời sống ấy”1 . Khi đó, tác phẩm được khốc lên một hình thức nhất định, tồn
tại một cách độc lập. Thể loại là cái chung về hình thức, cịn tác phẩm văn học là cái
thống nhất về chủ đề, đề tài, cảm hứng, nhân vật, kết cấu và lời văn. Chúng ta có thể
thấy rõ với kịch thì nhân vật là nhân vật kịch, kết cấu thì kết cấu kịch và lời văn
chính là lời thoại kịch, với tác phẩm trữ tình thì nhân vật trữ tình, kết cấu thơ, luật
thơ. Thể loại tác phẩm văn học ln mang tính thống nhất là như thế. Khái niệm thể
loại được Phương Lựu khái quát trong Lí luận văn học như sau:
Thể loại tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao
tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác
phẩm. Đó là cơ sở để người ta tiến hành phân loại tác phẩm. Nhưng thể loại
tác phẩm không giản đơn chỉ là loại hình và lặp lại. Bản chất của sáng tạo
nghệ thuật là tính độc đáo khơng lặp lại. Sự vận động cuộc sống cũng luôn
luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh giao
tiếp và làm cho chứng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong các tác
phẩm nghệ thuật độc đáo.2

1
2

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử & Nguyễn Khắc Phi. (1992). Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục
Phương Lựu (chủ biên). (1997). Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Có thể nói, thể loại văn học gắn với khuynh hướng sáng tác chung và sáng
tạo mang tính cá nhân của tác giả. Điều đó làm cho đặc trưng về thể loại của tác
phẩm văn chương được thể hiện rõ nét. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại trong một
thể loại nhất định như một bài thơ, một vở kịch, một kí sự,… Chính vì thế, đằng sau
tên mỗi tác phẩm văn học có sự xuất hiện của thể loại gắn với nó như: The great
Gatsby (Tiểu thuyết), Khơng gia đình (Tiểu thuyết), Vợ chồng A phủ (Truyện ngắn),
Việt Bắc (Thơ), Sóng (Thơ), Hamlet (Kịch), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Kịch),…
Ngoài cách được đặt trong ngoặc đơn, tên thể loại còn gắn liền trong nhan đề tác
phẩm: Chinh phụ Ngâm khúc, Cung oán Ngâm khúc, Bạch Đằng giang phú, Bình
Ngơ đại cáo, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Gịc, Ai tư vãn, Tư Dung
vãn,…
Chính vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm chung của từng thể loại cụ thể chúng
ta cần có hướng tiếp nhận phù hợp với thể loại ấy. Cùng với đó là đặt đúng tác
phẩm vào thể loại của nó để tiếp cận, đánh giá được dễ dàng và chính xác.
1.1.1.2. Khái niệm vần luật
Về khái niệm vần
“Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ ca dựa trên cơ sở lặp lại khơng
hồn tồn các tiếng ở vị trí nhất định của dịng thơ nhằm tạo nên tính hài hịa và
liên kết giữa các dòng thơ”3
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể xét qua ví dụ sau để nhận diện vần:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đơng thì nhiều
Mải mê đuổi mợt con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
(Chăn trâu đốt lửa – Đồng Đức Bốn)
Bốn câu trong bài thơ trên đã sử dụng các từ có vần với nhau: đồng – đơng,

nhiều – diều – chiều để tạo sự liên kết cho các câu thơ liền mạch với cảm xúc và
hình ảnh thơ. Nó mở ra một khung cảnh đồng quê, với những đứa trẻ chăn trâu.
Rộng ra bên ngoài thế giới ấy là hình ảnh của người nơng dân với những vất vả như
3

Phan Diễm Phương (1998), Lục bát và song thất lục bát (Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại), Nxb. Hà nội
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

cách mà bầy trẻ chăn trâu giữ lấy đốm lửa giữa trận gió đơng. Câu thơ làm cho
người đọc suy nghĩ về cuộc sống nông thôn, về những đàn trâu ăn cỏ đồng xa giữa
mùa gió lạnh, về những đứa trẻ mục đồng và rộng hơn nữa là hình ảnh người nơng
dân.
Chính vì thế, vần là yếu tố quan trọng cấu thành nên bài thơ với vai trò gắn
kết hài hòa các câu thơ lại với nhau.
Người ta chia có thể phân biệt vần từ những cách xét đặt chúng khác nhau.
+ Nếu xét về chất lượng vần, có thể chia vần thành vần chính (âm được sử
dụng hồn tồn trùng khớp), vần thơng (âm được sử dụng khơng hồn tồn trùng
khớp nhưng có sự láy âm chặt chẽ).
Vần chính: là sự hòa phối âm thanh ở mức độ cao giữa các tiếng được gieo
vần, trong đó phần vần hồn tồn trùng khớp.
Ví dụ:
Mẹ ta khơng có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đợi đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nḥm bùn áo nḥm nâu bốn mùa

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Vần thông: Được tạo nên bởi sự hoà hợp phối âm thanh giữa các tiếng được
gieo vần nhưng trong đó bộ phận vẫn khơng lặp lại hồn tồn mà có sự khác biệt
chút ít.4
Ví dụ:
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
(Tiếng ru – Tố Hữu)

4

Đỗ Thị Hường. (2009). Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm
khúc (Luận văn thạc sĩ). Trường ĐH Thái Nguyên.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

+ Xét về vị trí của vần, có thể chia ra thành vần chân và vần lưng. Cụ thể:
Vần chân: tiếng có vần nằm ở cuối câu thơ hay gieo vần ở cuối câu thơ.
Ví dụ:
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mơng khơng mợt chuyến đị ngang.
Khơng cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

(Tràng giang – Huy Cận)
Vần lưng: tiếng có vần đứng ở giữa câu thơ hay vần được gieo ở lưng chừng
trong câu thơ.
Ví dụ:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn
(Việt Bắc – Tố Hữu)
+ Xét về yếu tố thanh âm, có thể chia làm vần bằng và vần trắc như sau:
Vần bằng: vần là các tiếng mang thanh bằng (thanh không, thanh huyền).
Ví dụ:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Vần trắc: vần là các tiếng mang thanh trắc (thanh sắc, hỏi, ngã, nặng). Ví dụ:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
(Cung oán Ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Thanh điệu bằng trắc trong bài thơ giúp làm tăng tính nhạc điệu cho bài thơ.
Chúng ta có thể thấy, thanh bằng mang đến một cảm giác nhẹ nhàng, uyển chuyển
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11


và tạo được cảm xúc nhẹ nhàng, man mác,… Ngược lại, thanh trắc lại gân guốc,
khúc khuỷu và tạo cảm giác mạnh mẽ, trúc trắc,… Như vậy, thanh điệu rất quan
trọng trong việc phối thanh và tạo vần cho câu thơ bài thơ.
Về khái niệm luật
Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi trong Từ
điển thuật ngữ văn học (1998) thì khái niệm luật được phát biểu như sau: “Tồn bợ
những quy tắc tổ chức ngôn từ trong sáng tạo thơ, như phân dòng, số tiếng, ngắt
nhịp, gieo vần, bằng trắc,…”5. Như vậy, có thể hiểu luật chính là cách thức tổ chức
một bài thơ hay nói cách khác là khi sáng tác thơ cần đảm bảo tuân thủ các quy tắc
của thể thơ đó.
Ví dụ: Khi muốn viết một bài thơ theo thể thơ năm chữ thì cần đảm bảo luật
thơ năm chữ.
+ Số tiếng trong câu thơ: mỗi câu gồm 5 tiếng (bốn câu tạo thành một khổ).
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
+ Vần: vần chân hoặc vần lưng ở mỗi câu thơ.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường khơng ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngồi trời mưa bụi bay
(Ơng đồ – Vũ Đình Liên)
+ Nhịp thơ: thơ năm chữ thường được đọc với nhịp 3/2. Tuy nhiên vẫn có
cách đọc 1/4 hay 4/1 hay 2/3.
Qua ví dụ đơn giản này, chúng ta hiểu được luật thơ đã tạo nên thể thơ và cách
thức tạo thành một bài thơ năm chữ ra sao với luật thơ của nó và với những thể thơ
khác nhau chúng ta sẽ có luật thơ khác nhau.
5


Trần Đình Sử, Lê Bá Hán & Nguyễn Khắc Phi. (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Hà Nội
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

1.1.2. Thể thơ lục bát và song thất lục bát
Với mỗi cá nhân thi sĩ, nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học dường như ai
cũng có một khái niệm khác nhau về thơ, về thể loại trữ tình này bởi vì nội hàm
khái niệm của nó vơ cùng phong phú và rộng lớn nên việc đưa chúng về một khái
niệm duy nhất rất khó được chấp nhận. Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy điều ấy
vì có rất nhiều khái niệm khác nhau để chỉ về thơ. Trong bài nghiên cứu này, chúng
tôi cũng xin đưa ra khái niệm thơ được tri nhận, đúc kết từ những khảo sát về khái
niệm này.
Đầu tiên, thơ cho chúng ta thấy rõ được tính cá nhân của con người và truyền
tải giá trị nghệ thuật ngôn từ. Cá nhân sáng tác thơ có thể đi ngược lại tư duy số
đơng, đưa cái tư duy cá nhân của mình vào những tác phẩm thơ. Điều đó phản ánh
tài năng sáng tạo của nhà thơ trong cách sử dụng ngôn từ, vần điệu và các thủ pháp
nghệ thuật. Song song đó là cách sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ quen thuộc tạo
thành dấu ấn cá nhân. Như với Tố Hữu, “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng
tình của những tâm hồn đồng điệu”6 thì V.Goethe lại nói “Thơ là giải thốt”7.
Tiếp theo, thơ chứa đựng được yếu tố trữ tình và nhạc điệu. Từ trung đại cho
đến hiện đại, thơ trải qua nhiều biến đổi về hình thức nhưng yếu tố nhạc tính của
thơ ln hiện hữu. Đó chính là tính nghệ thuật độc đáo của thơ mà văn xi như
kịch, tiểu thuyết, truyện,… khơng có. Chúng ta có thể thấy, trong thơ ca cũ, đặc biệt
là văn học dân gian, nhạc điệu của thơ có tính khn mẫu. Từ đó các sáng tạo của
tác giả dân gian, nhà thơ gần như gắn với việc sáng tác các làn điệu dân ca, hò,

vè,… Tới thời hiện đại, ở mỗi bài thơ chúng ta có thể thấy được âm điệu trầm bồng
mà thi sĩ viết lên. Chúng cuốn hút chúng ta và thâu tóm lấy cảm xúc do nhạc tính
chứa đựng trong thơ. Cùng với đó, nhiều bài thơ đã trở được phổ nhạc như Màu tím
hoa sim (Hữu Loan), Màu thời gian (Đồn Phú Tứ), Lá diêu bơng (Hồng Cầm),
6

Dương Thuấn. (2014). “Thơ là sự rung động của ngôn ngữ tâm hồn”. Nguồn:
truy cập ngày
20/4/2020
7
Phạm Quốc Ca. (2008). “Thơ như tôi đã hiểu”. Nguồn:
truy cập ngày
22/4/2020
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Thời hoa đỏ (Thanh Tùng),… xuất phát từ nhạc tính ẩn sâu trong chính bài thơ
được phát hiện, tối ưu từ nhạc sĩ.
Cuối cùng, thơ luôn sử dụng tối ưu các thủ pháp nghệ thuật. Những biện
pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc,… trở nên
quen thuộc trong những tác phẩm thơ ca. Như Shklovski đã viết: “Tồn bợ cơng
việc của các trường phái thơ có thể giản lược vào việc tích luỹ và phát hiện ra các
thủ pháp mới trong khi sử dụng và chế tác vật liệu ngơn từ”8. Có thể nói, khơng thể
tìm được một loại hình nào khác chứa đựng các thủ pháp nghệ thuật dày đặc như
trong thơ. Cùng với đó, thơ ln mang chức năng thẩm mĩ.
Tóm lại, khó có thể định nghĩ rõ ràng về thơ nhưng nhìn chung thơ là sáng

tác mang tính cá nhân và truyền tải được giá trị nghệ thuật của ngơn từ, giàu nhạc
tính, có giá trị thẩm mĩ và sử dụng linh hoạt, sáng tạc các thủ pháp nghệ thuật. Qua
từng giai đoạn, thơ có sự biến chuyển và thay đổi tuy vậy vẫn luôn giữ được giá trị
tinh tế và trữ tình của chính nó.
Nói về thơ, chúng ta lại gặp khái niệm liên quan đến vấn đề này. Đó chính là
thể thơ. Thể thơ là cách thức tổ chức ngôn từ tạo nên bài thơ. Nói cách khác thể thơ
chính là cách làm thơ. Thể thơ thường gắn liền với tên thể thơ như thể thơ lục bát,
thể thơ ngũ ngôn, thể thơ song thất lục bát,… Nó còn gắn với cả cấu trúc để tạo ra
bài thơ.
Ví dụ: thể thơ lục bát gồm có câu sáu tiếng và câu tám tiếng (Lục bát). Bắt
đầu bằng câu sáu tiếng và tiếp theo là câu tám tiếng. Cứ vậy lặp lại chu kì cho đến
hết bài.
Nhà em có mợt giàn giầu
Nhà anh có mợt hàng cau liên phịng
Thơn Đồi thì nhớ thơn Đơng
Cau thơn Đồi nhớ giầu không thôn nào?
8

Phạm Quốc Ca. (2008). “Thơ như tôi đã hiểu”. Nguồn:
truy cập ngày
22/4/2020
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

(Tương tư – Nguyễn Bính)
Hay Thể thơ ngũ ngơn là thơ mỗi câu có 5 chữ.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đơng người qua
(Ơng đồ – Vũ Đình Liên)
Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận diện các thể thơ qua các tiêu chí như:
+ Số chữ trong một câu thơ
+ Số câu trong một khổ thơ
+ Số câu thơ trong một bài thơ
+ Cách gieo vần
+ Cách phối thanh B – T
+ Cách ngắt nhịp
+ Cách tạo phép đối
Tuy nhiên, các tiêu chí này ở mỗi thể thơ lại có tầm quan trọng khác nhau. Ví
dụ như xét thể thơ lục bát thì cần chú ý trước tiên là số chữ trong một câu thơ (câu 6
chữ, câu 8 chữ), cách gieo vần (tiếng thứ sáu câu lục vần với tiếng thứ sáu ở câu
bát, tiếng thứ tám câu bát lại vần với tiếng thứ sáu câu lục tiếp theo). Hoặc xét đến
thể thơ Đường luật thì lại cần chú ý đến số câu trong một bài thơ, số chữ trong một
câu thơ và cách phối thanh B – T,… Vì vậy, với mỗi thể thơ lại xuất hiện những
khái niệm riêng, luật thơ riêng của chúng.
Thể thơ lục bát
Về khái niệm thơ lục bát
Đã từ rất lâu, thơ lục bát đã xuất hiện và tồn tại trong những bài ca dao, dân
ca,… trở thành đặc trưng trong sáng tác dân gian truyền miệng. Và thơ lục bát lại
xuất hiện trong những thể loại khác, hàn lâm hơn, cá nhân hơn và trở thành văn học
thành văn với những bài Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,…), những
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


15

bài thơ trung đại (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,…) cho đến những bài thơ hiện đại
(Việt Bắc, Chân quê,…). Có thể nói, dù hai câu thơ với mười bốn tiếng hay với một
độ dài trường thiên, thơ lục bát vẫn hội tụ đầy đủ nội dung và nghệ thuật của mỗi
bài thơ. Điều đó đã làm cho lục bát nối tiếp từ đời này sang đời khác và tiếp tục tồn
tại phát triển.
Thơ lục bát là thể thơ của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc từ lâu đời gồm
các cặp câu thơ sáu chữ và tám chữ nối tiếp nhau tạo thành một bài. Độ dài của một
bài lục bát phải từ hai câu trở lên, tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt.
Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hòa, uyển chuyển. Luật về vần giúp cho
các câu thơ liên kết mượt mà với nhau. Về nội dung, thơ lục bát mang đậm ngôn
ngữ tiếng Việt và chứ đựng sự sâu lắng, tinh tế biểu đạt mọi tư tưởng, tình cảm của
con người. Trong thơ lục bát luôn ấp ủ một tình yêu nồng nàn với con người, quê
hương, đất nước.
Về luật thơ Lục bát
Theo như khái niệm luật thơ đã trình bày ở phần trước thì luật thơ lục bát là
những quy định, quy tắc về số dòng, sự sắp xếp từ ngữ, gieo vần, nhịp điệu,… trong
các câu thơ.
Số dịng, số tiếng: thơ lục bát khơng hạn chế số dòng nhưng phải đảm bảo
hai cặp câu. Hai cặp câu đó bao gồm một dịng lục có 6 tiếng ở trên và một dịng bát
có 8 tiếng ở dưới. Hai câu này được liên kết với nhau bằng vần.
Ví dụ:
Trăm năm trong cõi người ta (6 tiếng)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (8 tiếng)
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Gieo vần: phần vần ở thơ lục bát được gieo theo hai nguyên tắc. Về thanh
điệu, thơ lục bát sử dụng vần bằng, tức là các tiếng tham gia gieo vần mang thanh
bằng (thanh ngang, thanh huyền). Về vị trí gieo vần thì thơ lục bát có cả vần chân

(vần ở cuối câu thơ) và cả vần lưng (vần ở giữa câu thơ). Vần chân nằm ở cuối câu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

lục và câu bát, vần lưng nằm ở tiếng thứ sáu dòng bát. Chúng ta có mơ hình như
sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6) vần
(1) (2) (3) (4) (5) (6) vần (7) (8) vần
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (vần)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) vần (7) (8) vần
Ví dụ:
Đầu lịng hai ả tố nga,
Th Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mợt vẻ, mười phân vẹn mười.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Có thể thấy rằng, tiếng thứ sáu của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của
dòng bát. Nếu bài thơ dài hơn hai câu thì bắt buộc tiếng thứ 8 của dòng bát phải
hiệp vần với tiếng thứ sáu ở dòng lục tiếp theo. Cứ như vậy cho đến hết bài thơ.
Nhưng, có lúc vị trí hiệp vần của thơ lục bát cịn có sự thay đổi sang vị trí tiếng thứ
4 của câu bát.
Ví dụ:
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì qt lá đa.
(Ca dao)

Ngồi ra cịn có sự xuất hiện của vần trắc trong thơ lục bát.
Ví dụ:
Tị vị mà ni con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
(Ca dao)
Ngắt nhịp: nhịp dùng để tạo nên nhạc điệu, sự hài hòa, mềm mại, nhịp nhàng cho
dòng thơ. Thể thơ lục bát thường sử dụng cách ngắt nhịp hai tiếng. Nếu xét về thanh
điệu của tiếng cuối trong từng nhịp, chúng ta có nhịp bằng và nhịp trắc.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

Ví dụ:
Trăm năm/ trong cõi/ người ta,
Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là/ ghét nhau.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tuy nhiên, thể thơ lục bát cịn có cách ngắt nhịp lẻ (nhịp ba) dùng để nhấn mạnh.
Ví dụ:
Mai cốt cách/ tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Hay:
Phận hồng nhan/ có mong manh,
Nửa chừng xuân/ thoắt gẫy cành thiên hương
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Phối điệu: là sự sắp xếp, phối hợp các thanh điệu để tạo nên sự hài hịa về
âm thanh trong bài thơ. Thường có ngun tắc như sau:
Tiếng

Dịng

1

2

3

4

5

6

Lục

B

T

B

Bát

B

T

B


7

8

B

Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy quy tắc phối thanh của thơ lục bát giống
với quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh của thơ Đường luật.
Theo đó, các tiếng chẵn 2, 4, 6 và 8 phải theo quy luật về thanh điệu. Điều này làm
cho khi xét đến chiều dọc thì các tiếng chẵn trên phải niêm với nhau về thanh theo
từng cặp.
Bên cạnh đó, thơ ca ln mang trong nó tính nhạc. Vì vậy, trong thơ lục bát
câu bát phải có từ thứ 6 thanh khơng (khơng dấu) và từ thứ 8 thanh huyền hoặc
ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh huyền (hoặc cùng thanh khơng)
thì sẽ làm mất tính nhạc của bài thơ. Đây được gọi là sự đối lập trầm – bổng trong
thơ lục bát.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

Ví dụ:
Trăm năm trong cõi người ta
–B–T–B–
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
– B – T – B (trầm) – B (bổng)
Thể thơ song thất lục bát
Về khái niệm thơ song thất lục bát

“Song thất lục bát là thể thơ cử hai dòng bảy chữ ( song thất) lại có dịng
sáu chữ (lục bát ). Nếu mở đầu bằng hai dòng sáu chữ và tán chữ rồi mới tiếp hai
dòng bảy chữ, người ta gọi là lục bát gián thất. Song thất lục bát được hình thành
trên cơ sở thể lục bát và thể thơ bảy chữ vốn có sẵn trong thơ ca dân gian Việt
Nam”9
Tuy có những ý kiến trái chiều về nguồn gốc của thể thơ này nhưng đây quả
thực là một thể thơ đặc biệt. Trong thời trung đại, song thất lục bát đã được ưa
chuộng với các tác phẩm trải dài từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX như: Chinh phụ
ngâm ( bản dịch Đồn Thị Điểm), Cung ốn ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn
(Lê Ngọc Hân), Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du),… Đến thời hiện đại,
cùng với sự phát triển của Thơ mới, thể song thất lục bát lui vào một khơng gian
riêng và ít xuất hiện trong những tác phẩm của thời đại này.
Ví dụ:
Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Tốt hơi may lạnh buốt xương khơ,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
(Văn tế thập loại chúng sinh – Nguyễn Du)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên

9

Phương Lựu. (2006). Lí luận văn học. Nxb.Giáo dục
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


19

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
(Chinh phụ ngâm – bản dịch Đoàn Thị Điểm)
Về luật thơ song thất lục bát
Số dòng, số tiếng: Một bài thơ song thất lục bát phải đủ bốn dòng (Bốn dòng
này tạo thành một khổ nếu bài thơ dài hơn). Bao gồm hai dịng có 7 tiếng (song
thất), tiếp theo là một cặp lục bát (một dòng 6 tiếng và một dịng 8 tiếng). Thể song
thất lục bát khơng giới hạn độ dài và số khổ. Tuy nhiên khi kết thúc bài thơ cũng
phải là khổ hồn chỉnh gồm 4 câu.
Ví dụ:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt (7 tiếng)
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng (7 tiếng)
Oán chi những khách tiêu phòng (6 tiếng)
Mà xui phận bạc nằm trong má đào (8 tiếng)
(Cung oán Ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Gieo vần: Luật vần của song thất lục bát phức tạp hơn thơ lục bát, có sự xuất
hiện của vần lưng và vần chân. Thơ song thất lục bát được gieo vần như sau10:
Tiếng
Dòng

1

2

3

4

5


6

Thất 1
Thất 2

8

Vần -T
Vần - T

Vần - B

Lục

Vần - B

Bát

Vần - B

Thất 1

7

Vần - B

10

Vần -B

Vần - T

Phan Diễm Phương. (1998). Lục bát và song thất lục bát (Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại). NXB Khoa
học Xã hội

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×