Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Phát triển hoạt động thư viện tại các bệnh viện ở tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 213 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI HÀ PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN Ở TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI HÀ PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KHOA HỌC THƯ VIỆN
Mã số: 60.32.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGƠ THANH THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.

Người cam đoan

Bùi Hà Phương


z

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hỗ
trợ, động viên từ gia đình, q thầy cơ và các đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thanh Thảo đã trực tiếp hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo để luận văn hồn thành đúng
tiến độ.
Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Thư viện – Thông tin học, gia đình và các
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tơi trong q trình thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo các bệnh viện, cán bộ thư viện
bệnh viện đã giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát và thu thập số liệu cần thiết
để thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

Bùi Hà Phương



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………….…………ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………..…iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………..….……....iiv
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………….......viii
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………………..…ix

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRONG
BỆNH VIỆN ................................................................................................... 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 6
1.1.1 Bệnh viện ................................................................................................ 6
1.1.1.1 Định nghĩa ................................................................................ 6
1.1.1.2 Nhiệm vụ của bệnh viện ............................................................ 6
1.1.1.3 Phân loại bệnh viện ................................................................... 7
1.1.1.4 Phân tuyến hệ thống bệnh viện .................................................. 8
1.1.2 Thư viện bệnh viện (TVBV) ..................................................................... 8
1.1.2.1 Khái niệm thư viện bệnh viện ................................................... 8
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện bệnh viện ............................ 9
1.1.2.3 Các loại hình thư viện bệnh viện ............................................. 10
1.2 Vai trị của thư viện trong bệnh viện ....................................................... 11
1.2.1 Vai trò của thư viện trong hoạt động nghiên cứu y khoa ....................... 11
1.2.2 Phục vụ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực y tế ..................................... 12
1.2.3 Hỗ trợ hoạt động chăm sóc y tế ............................................................ 14
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong thư viện bệnh viện............ 16
1.3.1 Người dùng tin...................................................................................... 16


1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin ............................................................................ 17

1.4 Lịch sử hình thành và phát triển thư viện bệnh viện trên thế giới ............ 19
1.5 Xu hướng phát triển thư viện trong bệnh viện trên thế giới ..................... 22
1.6 Hoạt động thư viện bệnh viện ở Việt Nam ............................................... 24
1.7 Đánh giá hoạt động thông tin – thư viện bệnh viện .................................. 29
1.7.1 Cách tiếp cận đánh giá hoạt động thông tin – thư viện bệnh viện ........ 30
1.7.2 Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động thư viện bệnh viện............................. 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI CÁC BỆNH
VIỆN Ở TP. HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 36
2.1 Khái quát về một số thư viện bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh................... 36
2.1.1 Sơ lược về các thư viện bệnh viện ......................................................... 36
2.1.1.1 TVBV Thống Nhất ................................................................. 36
2.1.1.2 TVBV Chợ Rẫy ...................................................................... 37
2.1.1.3 TVBV Nhi Đồng 2 .................................................................. 38
2.1.1.4 TVBV Mắt .............................................................................. 39
2.1.2 Nguồn lực của các thư viện bệnh viện .................................................. 40
2.1.2.1 Cơ sở vật chất ......................................................................... 40
2.1.2.2 Vốn tài liệu ............................................................................. 43
2.1.2.3 Nguồn nhân lực....................................................................... 49
2.1.2.4 Nguồn kinh phí ....................................................................... 52
2.1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin............................................................... 52
2.1.3.1 Người dùng tin thư viện bệnh viện .......................................... 53
2.1.3.2 Nhu cầu tin và thói quen sử dụng thư viện của người dùng tin 56
2.2 Hiện trạng hoạt động tại một số thư viện bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh..60
2.2.1 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu ................................................... 60
2.2.1.1 Phương thức bổ sung............................................................... 60


2.2.1.2 Mức độ đáp ứng của vốn tài liệu đối với nhu cầu người dùng
tin ....................................................................................................63
2.2.2 Hoạt động xử lý tài liệu ....................................................................... 64

2.2.3 Hoạt động tổ chức kho và hệ thống tìm tin ............................................ 65
2.2.4 Hoạt động phục vụ người dùng tin ........................................................ 65
2.2.4.1 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ....................... 65
2.2.4.2. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện tại các thư
viện bệnh viện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ...................................71
2.2.5 Nhận xét chung về hoạt động của các TVBV ......................................... 76
2.2.5.1 Ưu điểm ............................................................................... 77
2.2.5.2 Hạn chế ................................................................................ 77
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN BỆNH
VIỆN Ở TP. HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 82
3.1 Nhóm giải pháp trước mắt ...................................................................... 82
3.1.1 Áp dụng bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn dành cho thư viện bệnh viện Việt
Nam .............................................................................................................. 83
3.1.2 Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu ở các thư viện bệnh viện
...................................................................................................................... 83
3.1.3 Phát triển vốn tài liệu............................................................................ 85
3.1.3.1 Xây dựng chính sách bổ sung tài liệu..................................... 85
3.1.3.2 Xây dựng quy trình bổ sung tài liệu hợp lý ............................ 88
3.1.3.3 Đa dạng hóa phương thức bổ sung......................................... 89
3.1.4 Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động .................................. 92
3.1.4.1 Tăng cường cơ sở vật chất tại các thư viện bệnh viện ........... 92
3.1.4.2 Tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động thư viện ........... 93
3.1.5 Phát triển nguồn nhân lực...................................................................... 95
3.1.5.1 Xây dựng lực lượng tình nguyện viên ................................... 95


3.1.5.2 Nâng cao chất lượng của đội ngũ CBTV............................... 96
3.1.6 Hồn thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ thơng tin – thư viện ............ 98
3.1.6.1 Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện hiện tại ... 98
3.1.6.2 Phát triển sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện mới ........102

3.1.7 Phát triển người dùng tin của thư viện bệnh viện .................................105
3.1.7.1 Mở rộng đối tượng người dùng tin ......................................105
3.1.7.2 Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin TVBV ............. 106
3.1.7.3 Tăng cường hoạt động quảng bá TV ...................................107
3.1.7.4 Tổ chức hoạt động hướng dẫn người dùng tin ..................... 108
3.1.8 Phối hợp hoạt động với các thư viện và tổ chức khác........................... 109
3.1.8.1 Liên kết hoạt động với thư viện cùng hệ thống thư viện bệnh
viện, thư viện y học ........................................................................109
3.1.8.2 Phối hợp hoạt động với các tổ chức ngồi bệnh viện .......... 109
3.2 Nhóm giải pháp lâu dài ......................................................................... 110
3.2.1 Ban hành văn bản pháp quy về hoạt động thư viện bệnh viện ............. 110
3.2.2 Phát triển sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện mới ....................... 111
3.2.2.1 Xây dựng bộ sưu tập số y sinh học ....................................111
3.2.2.2 Phát triển dịch vụ phổ biến thơng tin có chọn lọc (SDI) ..... 112
KẾT LUẬN ................................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 115
PHỤ LỤC................................................................................................... 123


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

BV

Bệnh viện

CBTV


Cán bộ thư viện

CSDL

Cơ sở dữ liệu

NDT

Người dùng tin

TV

Thư viện

TVBV

Thư viện bệnh viện


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê diện tích thư viện tính đến tháng 10/2011
Bảng 2.2. Thống kê trang thiết bị thư viện viện tính đến tháng 10/2011
Bảng 2.3. Thống kê thành phần tài liệu trên giấy tính đến tháng 10/2011
Bảng 2.4. Thống kê thành phần tài liệu theo ngôn ngữ tính đến tháng 10/2011
Bảng 2.5. Số liệu về nguồn nhân lực TVBV tính đến tháng 10/2011
Bảng 2.6. Thống kê đối tượng được khảo sát
Bảng 2.7. Thống kê thành phần người dùng tin của TVBV được khảo sát
Bảng 2.8. Mức độ sử dụng thư viện bệnh viện

Bảng 2.9. Mục đích sử dụng thư viện bệnh viện
Bảng 2.10. Mức độ người dùng tin sử dụng các sản phẩm thông tin – thư viện
Bảng 2.11. Số lượng người dùng tin sử dụng các dịch vụ thông tin – thư viện


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giao diện tra cứu tài liệu
Hình 2.2 Giao diện tìm kiếm chi tiết sách
Hình 2.3 Kho sách thư viện bệnh viện Thống Nhất
Hình 2.4 Phịng đọc thư viện bệnh viện Chợ Rẫy
Hình 2.5 Phịng máy tính phục vụ người dùng tin
Hình 2.6 CBTV Nhi Đồng 2 hướng dẫn người dùng tin
Hình 2.7 Phịng đọc thư viện bệnh viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.8 Kho tài liệu thư viện bệnh viện Mắt
Hình 2.9 Bệnh nhi trong hội thi tơ màu
Hình 2.10 Khu vực đọc sách tại thư viện Xanh


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thư viện bệnh viện có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động của các bệnh
viện. Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, thư viện bệnh viện có quá trình hình
thành và phát triển lâu dài cùng với sự ra đời của các hiệp hội, tổ chức chuyên
nghiệp về thư viện y học, hướng dẫn dành riêng cho hoạt động thư viện bệnh viện.
Ở Việt Nam, hoạt động thông tin – thư viện y học được tổ chức ở hầu hết
các đơn vị trong hệ thống y tế như sở y tế, viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các
bệnh viện tuyến trung ương và cơ sở. Hoạt động thông tin – thư viện được quan tâm
nhiều hơn trong một số bệnh viện tại các thành phố lớn. Một số bệnh viện đã xây

dựng và duy trì hoạt động thư viện có hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều thư viện vẫn
hoạt động ở tình trạng cầm chừng và hiệu quả khơng cao, thậm chí nhiều bệnh viện
khơng tổ chức hoạt động thư viện. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin
của người dùng tin tại các bệnh viện. Thực tế đó địi hỏi các bệnh viện phải tăng
cường hoạt động của thư viện bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu tin đa dạng và ngày
càng tăng của người dùng tin. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Phát triển hoạt động
thư viện tại các bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh” là cần thiết trong bối cảnh hiện
nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong lịch sử nghiên cứu về hoạt động của thư viện tại các bệnh viện trên thế
giới, có rất nhiều những đề tài nghiên cứu ở những góc độ khác nhau của hoạt động:
A study of hospital and medical libraries in Riyadh, Kingdom of Saudi
Arabia, được đăng trên bản tin Hiệp hội Thư viện Y khoa, tháng 1 năm 1998. Nội
dung chính của bài viết nghiên cứu về tình trạng của các thư viện bệnh viện, các cơ
quan chủ quản, nguồn lực thông tin, không gian thư viện, và các dịch vụ được cung
cấp trong thư viện. Nghiên cứu giới hạn với các thư viện phục vụ cho nhân viên
bệnh viện ở Riyadh. [55]
Hospital librarianship in the United States: at the crossroads là một cơng
trình nghiên cứu của nhiều tác giả được thực hiện tại Hoa Kỳ với những nội dung


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-2-

chính là những phát triển trong nghề thư viện bệnh viện ở Hoa Kỳ, bao gồm tình
trạng hoạt động của thư viện, các dịch vụ thư viện lâm sàng, phân tích vai trị của
cán bộ viện trong hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, những yêu cầu bắt buộc đối với cán
bộ thư viện trong kỷ nguyên mới. Bài viết được đăng trên bản tin Hiệp hội Thư viện
Y khoa, tháng 1 năm 2002 [36].

Hospital library service and the changes in national standards của nhiều tác
giả, được đăng trên bản tin Hiệp hội Thư viện Y khoa, tháng 1 năm 1998, với nội
dung chính về các đặc điểm và dịch vụ của 355 thư viện bệnh viện ở Hoa Kỳ và mơ
tả về sự tương thích với các tiêu chuẩn thư viện bệnh viện [32]
Total quality management (TQM) in a hospital library: identifying service
benchmarks của tác giả Wenda Webster Fischer, Linda B. Reel được đăng trên bản
tin Hiệp hội Thư viện Y khoa, tháng 10 năm 1992 [61].
Có một số đề tài nghiên cứu về nhu cầu tin của bệnh nhân như “Meeting
information needs of patients with incurable progressive disease and their families
in South Africa and Uganda: multicentre qualitative study” đăng trên trang web
. Nghiên cứu này tập trung vào nhu cầu tin của bệnh nhân mắc
các bệnh tiến triển không thể chữa khỏi, cuộc sống bị hạn chế và gia đình của họ.
Nghiên cứu được thực hiện ở Nam Phi và Uganda; “Information needs of patients
with cancer: results from a large study in UK cancer centres đăng trên tạp chí
British Journal of Cancer” tháng 09 năm 2000; “Cancer patients' information
needs and information seeking behaviour: in depth interview study” của Leydon G.,
Boulton M và Motnihan C.(2000) ; Information needs of cancer patients in West
Scotland: cross sectional survey of patients' views của Meredith C, Symonds P and
Webster L (1996).
Nhìn chung, các đề tài này đều nghiên cứu về hoạt động thư viện bệnh viện
với các góc độ khác nhau ở một số khu vực, quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, có một vài bài viết về thư viện trong bệnh viện như “The
medical libraries of Vietnam--a service in transition” của tác giả P W Brennen,
đăng trên bản tin Hiệp hội Thư viện Y khoa, tháng 7 năm 1992, với nội dung chính

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


-3-

về thực trạng hoạt động của thư viện y học của Việt Nam; giới thiệu tổng quan về
mạng lưới thư viện y học Việt Nam và những thành quả đạt được của Viện Công
nghệ Thông tin – Thư viện y học Trung ương và trình bày những vấn đề còn tồn tại
trong hoạt động thư viện y học của nước ta. [50]
Bài viết “Thực trạng hoạt động Thông tin – Thư viện trong hệ thống y tế ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trung Thành được đăng tải trên Tạp chí thư viện số
06-2010 (ra ngày 15/11/2010) và trang web trình bày về
hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động thư viện y học nói chung và hiện
trạng hoạt động hệ thống thông tin – thư viện y học Việt Nam. [15]
Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tồn diện và đầy đủ về
hoạt động của các thư viện trong bệnh viện, đặc biệt ở Tp. Hồ Chí Minh. Như vậy,
đề tài “Phát triển hoạt động thư viện tại các bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh” là một
đề tài hồn tồn mới tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động thư viện tại các bệnh viện ở Tp.Hồ
Chí Minh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Xác định vị trí, vai trị của thư viện bệnh viện trong hệ thống thông tin y tế
- Tìm hiểu về lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của thư viện bệnh viện
- Khảo sát hiện trạng hoạt động của thư viện tại các bệnh viện ở Tp.Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động của thư viện tại các bệnh viện ở Tp.Hồ
Chí Minh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động thư viện tại các bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-4-

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tại bốn thư viện bệnh viện ở Tp. Hồ
Chí Minh từ năm 1975 đến nay. Các TV bao gồm:
- Thư viện bệnh viện Thống Nhất
- Thư viện bệnh viện Chợ Rẫy
- Thư viện bệnh viện Nhi Đồng 2
- Thư viện bệnh viện Mắt
Việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu được dựa trên các tiêu chí chính là cơ
quan chủ quản, loại hình hoạt động của cơ quan chủ quản (đa khoa/ chuyên khoa)
và thời gian thành lập của TV. Cụ thể, về cơ quan chủ quản và loại hình hoạt động,
bệnh viện Thống Nhất và bệnh viện Chợ Rẫy là hai bệnh viện đa khoa do Bộ Y tế là
cơ quan chủ quản; bệnh viện Nhi Đồng 2 và bệnh viện Mắt là hai bệnh viện chuyên
khoa do Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản. Về thời gian hình thành và
phát triển, cả bốn thư viện đều có lịch sử hình thành trong khoảng thời gian tương
đối tương đồng nhau, bắt đầu từ những năm 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt
động thư viện bệnh việnc.
- Phương pháp quan sát: được sử dụng để thu thập dữ liệu về thực trạng hoạt động
của thư viện tại các bệnh viện
. Phương pháp phỏng vấn cá nhân: được thực hiện với cán bộ quản lý thư viện

bệnh viện và người dùng tin nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của TVBV và
nghiên cứu nhu cầu tin, thói quen dùng tin, mức độ thỏa mãn nhu cầu tin và kỳ
vọng của NDT .
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: được sử dụng nhằm thu thập số liệu cụ thể
về nhu cầu tin của người dùng tin,mức độ đáp ứng nhu cầu tin của thư viện bệnh
viện và kỳ vọng của NDT đối với hoạt động của TVBV.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-5-

- Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: được sử dụng để xử lý dữ liệu thu thập
được để đánh giá thực trạng hoạt động của thư viện và trên cơ sở đó đề ra các giải
pháp phù hợp để phát triển hoạt động của các TVBV
6. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện với hai hướng tiếp cận tư liệu chủ yếu:
- Tiếp cận thông qua nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những tài liệu chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước liên quan đến hoạt động thông tin – thư viện, hoạt động y tế; phân tích,
tổng hợp từ một số tài liệu liên quan như sách, báo, tạp chí, các trang web về nhu
cầu tin, người dùng tin, các hoạt động cung cấp thông tin tại các thư viện bệnh viện,
thư viện y học.
- Tiếp cận thông qua quá trình khảo sát thực tế, phỏng vấn, điều tra: Thực hiện
phỏng vấn trực tiếp ban quản lý thư viện, người dùng tin; khảo sát thực trạng hoạt
động của thư viện trong các bệnh viện.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học:
Góp phần khẳng định vai trò của thư viện bệnh viện đối với hoạt động của bệnh

viện
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ giúp các TVBV đánh giá đúng thực trạng hoạt
động, từ đó có các giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thư
viện.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động thư viện trong bệnh viện
Chương 2. Thực trạng hoạt động thư viện tại các bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh
Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động của thư viện tại bệnh viện ở Tp. Hồ Chí
Minh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-6-

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
TRONG BỆNH VIỆN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Bệnh viện
1.1.1.1 Định nghĩa
Theo định nghĩa từ Niên giám thống kê được phát hành bởi Tổng cục Thống
kê Việt Nam năm 2009, bệnh viện là cơ sở y tế có các chun khoa, có phịng mổ,
phịng xét nghiệm, có các phương tiện phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, có đội ngũ
cán bộ y tế gồm các bác sĩ, y sĩ, y tá… Bệnh viện có chức năng chăm sóc sức khỏe
nhân dân, khám, chữa bệnh nội ngoại trú; phòng bệnh, giáo dục sức khỏe; nghiên

cứu đào tạo cán bộ. Bệnh viện được Bộ Y tế quyết định công nhận và phân theo cấp
quản lý như bệnh viện tỉnh, thành phố, bệnh viện quận, huyện, thị xã. Bệnh viện có
thể là bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa. [10, tr. 577]
Theo tổ chức Y tế thế giới (tên tiếng Anh là World Health Organization, viết
tắt WHO), bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, có
chức năng chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, bao gồm cả phòng bệnh,
chữa bệnh và dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và mơi trường
cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học.[69]
1.1.1.2 Nhiệm vụ của bệnh viện
Theo Quy chế tổ chức bệnh viện được ban hành kèm theo Quyết định số
1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện
là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các
nhiệm vụ chung như sau:
Khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu,
khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách Nhà nước
quy định; Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà
nước.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-7-

Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Các thành
viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định
kỹ thuật bệnh viện.
Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học,
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm

sóc sức khỏe người bệnh.
Chỉ đạo tuyến: Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến
trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.
Phòng bệnh: Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan
trọng của bệnh viện.
Hợp tác quốc tế: Theo đúng các quy định của Nhà nước.
Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà
nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hạch
tốn chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện [1, tr.4].
1.1.1.3 Phân loại bệnh viện
Theo quy định của Bộ y tế, căn cứ vào vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quy mô
và nội dung hoạt động, cơ cấu lao động và trình độ cán bộ, khả năng chuyên môn,
cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, các bệnh viện được phân thành 4 hạng [10, tr.91].
- Bệnh viện hạng 1: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, một
số bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có đội ngũ cán bộ y tế có trình
độ kỹ thuật cao, năng lực quản lý tốt, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa
sâu và hạ tầng cơ sở phù hợp .
- Bệnh viện hạng 2: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, một số bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện ngành có khả năng
chuyên mơn, có đội ngũ cán bộ đa khoa và chun khoa, có trang thiết bị thích hợp,
đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng 3.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-8-

- Bệnh viện hạng 3 và 4: là đơn vị độc lập hoặc một bộ phận cấu thành của

trung tâm y tế huyện, thị, một số bệnh viện ngành làm nhiệm vụ cấp cứu khám chữa
bệnh thông thường, chỉ đạo chuyên môn đối với y tế xã phường, cơng , nơng, lâm
trường, xí nghiệp, trường học để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
1.1.1.4 Phân tuyến hệ thống bệnh viện
Hệ thống khám, chữa bệnh gồm 3 tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm
tính liên tục về cấp độ chuyên môn.
Tuyến 1: bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng III, gồm có bệnh viện
quận, huyện, thị xã (gọi chung là bệnh viện huyện), bệnh viện đa khoa khu vực liên
huyện, một số bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám,
chữa bệnh cơ bản; tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng hay từ các trạm y tế cơ sở.
Tuyến 2: bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, bệnh viện tư nhân và một số bệnh viện ngành tại các thành phố
trực thuộc Trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II trở lên; cung cấp các dịch
vụ khám, chữa bệnh với các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành, đáp ứng hầu hết
nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; là cơ sở thực hành cho học sinh các trường
y - dược trong tỉnh, thành phố. Mỗi tỉnh có ít nhất 1 bệnh viện đa khoa, với quy mô
từ 300 đến 800 giường, được xác định theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.600
đến 1.800 người dân.
Tuyến 3: bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng I hoặc hạng đặc biệt, là
tuyến thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu, nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ
sở thực hành cho sinh viên các trường Đại học Y - Dược. Duy trì và phát triển các
bệnh viện đa khoa Trung ương hiện có với quy mơ từ 500 đến 1.500 giường
1.1.2 Thư viện bệnh viện (TVBV)
1.1.2.1 Khái niệm thư viện bệnh viện
TVBV là thư viện y học chuyên biệt, được đặt trong những bệnh viện, trung
tâm y khoa, cơ sở chăm sóc ngắn hạn hoặc lâu dài và có chức năng cung cấp thơng
tin sinh trắc học và những nguồn thông tin về bệnh án cho các chuyên gia chăm sóc
sức khỏe và nhân viên thuộc bệnh viện. Ngồi ra, nhiều thư viện bệnh viện cịn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-9-

cung cấp dịch vụ thông tin sức khỏe cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và cộng
đồng [70].
Thư viện bệnh viện là một trong những loại hình thuộc hệ thống thư viện
khoa học sức khỏe hay còn gọi là hệ thống thư viện y học. Theo từ điển trực tuyến
chuyên ngành Khoa học Thư viện và Thông tin, thư viện y học là một loại thư viện
đặc biệt được duy trì bởi một trường đại học y khoa, bệnh viện, viện nghiên cứu y
học , cơ quan y tế công cộng, hoặc hiệp hội y tế để phục vụ các nhu cầu thông tin
của sinh viên, nhà nghiên cứu, và học viên trong các ngành khoa học sức khỏe (y
khoa, điều dưỡng, nha khoa, dược, v.v...), với những bộ sưu tập bao gồm cả nguồn
tài nguyên in và tài nguyên trực tuyến liên quan đến y học và sức khỏe [70].
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện bệnh viện
Thư viện bệnh viện (TVBV) có chức năng đảm bảo việc thu thập, lưu trữ,
phổ biến và cung cấp thông tin khoa học về y tế, hỗ trợ khai thác hiệu quả những
nguồn thông tin phục vụ các chức năng của bệnh viện như khám, chữa bệnh, đào
tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến, công tác giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học của
đội ngũ cán bộ làm cơng tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân, các cán bộ kỹ thuật y
học, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, học sinh, sinh viên các trường Đại học Y - Dược
và bệnh nhân.
Nhiệm vụ của TVBV bao gồm:
 Sưu tầm, xử lý, tổ chức nguồn tài nguyên thông tin: Bổ sung, trao đổi,
phân tích, xử lý, bảo quản các loại hình tài liệu; Xây dựng, hồn thiện hệ
thống tra cứu, tìm kiếm phù hợp;
 Khai thác, phổ biến thơng tin: thư viện thực hiện nhiệm vụ tìm và phổ biến
thơng tin thơng qua hoạt động tìm tin truyền thống và hiện đại; Cung cấp các

sản phẩm, dịch vụ thư viện như dịch vụ mượn trả, mượn liên thư viện, hỗ trợ
tra cứu trực tuyến, trực tiếp; Cung cấp thông tin theo yêu cầu; Hướng dẫn
người dùng tin truy cập, khai thác kho tư liệu một cách hiệu quả; Đào tạo, hỗ
trợ quá trình học tập, nghiên cứu khoa học cho người dùng tin.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- 10 -

1.1.2.3 Các loại hình thư viện bệnh viện
Theo cách phân loại của mạng lưới thư viện Quốc gia Y học, New England
Region, thư viện bệnh viện được phân loại thành các loại hình như sau [71].
 Thư viện thuộc bệnh viện đa khoa
- Nhiệm vụ của thư viện bệnh viện đa khoa là cung cấp thông tin chất lượng cao,
cập nhật và đáng tin cậy cho cán bộ và nhân viên y khoa của bệnh viện cũng như
cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và cộng đồng nói chung. Thư viện cung cấp các
dịch vụ thư viện và chương trình hỗ trợ như: chăm sóc bệnh nhân có chất lượng;
giáo dục nhân viên và cộng đồng; và hỗ trợ ra quyết định quản lý và quyết định y
khoa lâm sàng. Thư viện hỗ trợ bệnh viện thực hiện nhiệm vụ trong việc cải thiện
chất lượng sức khỏe cho người dân thành phố.
 Thư viện bệnh viện cộng đồng
-

Nhiệm vụ của thư viện là hỗ trợ việc ra quyết định quản lý và quyết định y khoa
lâm sàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của BV, và giáo dục bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân thông qua việc cung cấp thơng tin thích hợp, chính xác và cập
nhật.

 Thư viện bệnh viện thuộc hệ thống y tế

-

Chức năng cung cấp khả năng truy cập vào nguồn thông tin quản lý và thông tin
y học để hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, giáo dục, và các hoạt động nghiên cứu của
bệnh viện.

-

Nhiệm vụ: Xây dựng và duy trì bộ sưu tập tài liệu in ấn và các nguồn tài liệu lâu
dài khác cho các chương trình quản trị hành chính, giáo dục, lâm sàng và những
hoạt động của bệnh viện; Cung cấp những dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu
thông tin quản lý và lâm sàng của đội ngũ nhân viên bệnh viện, bao gồm dịch vụ
tra cứu, mượn tài liệu và mượn liên thư viện, và các dịch vụ cung cấp thông tin
theo yêu cầu….
 Thư viện bệnh viện quân đội

-

TV có chức năng cung cấp dịch vụ thơng tin hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, ra
quyết định quản lý và quyết định y khoa lâm sàng, giáo dục y tế, giáo dục bệnh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- 11 -


nhân và gia đình bệnh nhân, nghiên cứu y khoa cho các cơ sở điều trị y tế của
bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng.
 Thư viện thuộc bệnh viện chuyên khoa
-

Thư viện là một bộ phận dịch vụ thơng tin có nhiệm vụ cung cấp thơng tin để
hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục, và các chương trình lâm sàng hỗ trợ hoạt động điều
trị, chăm sóc bệnh nhận.
 Thư viện thuộc bệnh viện giảng dạy

-

Nhiệm vụ của thư viện bao gồm: quản lý nguồn thông tin và giảng dạy các kỹ
năng thông tin cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân, giảng dạy và nghiên cứu
của bệnh viện; Cung cấp các dịch vụ thông tin cho nhân viên, sinh viên để đáp
ứng nhu cầu tin trong hoạt động chăm sóc bệnh nhân, giáo dục và nghiên cứu.

1.2 Vai trò của thư viện trong bệnh viện
1.2.1 Vai trò của thư viện trong hoạt động nghiên cứu y khoa
Một trong những vai trò quan trọng của bệnh viện là trung tâm nghiên cứu về
các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phổ biến kỹ thuật y học thích nghi về điều
trị cho cộng đồng. Trong Định hướng chiến lược Y tế năm 2010 – 2030, Bộ Y tế
ban hành tháng 08/2009, về mặt công nghệ Y tế “coi trọng nghiên cứu khoa học y tế
trong nước, cả y học hiện đại và y học cổ truyền”. Trong thực tế, theo số liệu thống
kê của một cuộc khảo sát 135 cơ sở, bao gồm các sở Y tế, viện nghiên cứu, trường
đại học, cao đẳng Y dược, bệnh viện và các trung tâm, thực hiện bởi Viện Công
nghệ thông tin – Thư viện y học Trung ương Việt Nam cho thấy, trong năm 2008,
đội ngũ chuyên gia y tế, bác sĩ, nhân viên và những đối tượng khác trong lĩnh vực y
tế đã thực hiện được nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị khoa học và
thực tiễn cao. Đây là một trong những nguồn lực thông tin có giá trị được lưu trữ tại

các đơn vị.
Khi thực hiện nghiên cứu một đề tài bất kỳ, ngoài nguồn tham khảo chính là
vốn tài liệu của mỗi cá nhân thu thập được, thì hầu hết cán bộ y tế tại các bệnh viện
đều sử dụng thư viện như là một trong những nơi cung cấp nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng góp phần hồn thành cơng trình nghiên cứu của mình.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- 12 -

Tại các bệnh viện ở các quốc gia trên thế giới, vai trò của thư viện được thể
hiện thông qua những kết quả nghiên cứu cụ thể của những cơng trình nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực y học. Trong cơng trình nghiên cứu về vai trò của thư viện
bệnh viện trong hệ thống bệnh viện của tác giả Nancy M. Lorenzi có 5 thư viện
thuộc các bệnh viện đa khoa ở bang Ohio, Hoa Kỳ được lựa chọn để khảo sát và đối
tượng được khảo sát bao gồm ban quản trị hành chính tại bệnh viện, nhân viên
(nhân viên các phòng ban, nhân viên điều dưỡng), ban giám đốc thư viện và cán bộ
thư viện. Kết quả cho thấy, vai trò của thư viện bệnh viện được thể hiện rõ ràng
trong câu trả lời của 30 người được phỏng vấn: tất cả những người được phỏng vấn
cho rằng thư viện đã cung cấp những dịch vụ thích hợp, 17 người được phỏng vấn
trả lời rằng họ đã sử dụng và tham khảo nguồn xuất bản phẩm về y khoa để thực
hiện những cơng trình nghiên cứu khoa học của mình. Bên cạnh đó, họ cũng sử
dụng tài liệu của thư viện để hỗ trợ cho bài giảng và các buổi hội nghị, hội thảo
chuyên đề hay viết bài báo khoa học. Kết quả của công trình nghiên cứu trên cũng
cho thấy, thư viện bệnh viện đã phục vụ nhu cầu nghiên cứu y khoa của người dùng
tin khác nhau thông qua những dịch vụ mà thư viện có sẵn như: dịch vụ mượn liên
thư viện, sao chụp tài liệu, thông tin nhanh, dịch vụ nghe nhìn… và những dịch vụ

khác [36].
Như vậy, thư viện bệnh viện có vai trị tích cực trong việc hỗ trợ hoạt động
nghiên cứu y khoa cho các nhà nghiên cứu và cán bộ giảng dạy trong các bệnh viện.
1.2.2 Phục vụ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực y tế
Đào tạo được hiểu một cách đơn giản là quá trình liên tục nâng cao kiến
thức, kỹ năng, thái độ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc, bao gồm rất nhiều hình
thức khác nhau, thơng thường như đào tạo ban đầu trong nhà trường, đào tạo nâng
cao trình độ, cấp bậc (sau/trên đại học), đào tạo lại hay đào tạo liên tục, tự đào tạo,
đào tạo từ xa, sinh hoạt chuyên môn. Việc đào tạo ban đầu trong các nhà trường đã
cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ nhất định theo yêu cầu của
chương trình đào tạo, song song đó, trước u cầu của cơng việc đòi hỏi ngày một

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- 13 -

chuyên sâu, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người cán bộ cần phải không
ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hiện được công việc tốt hơn.
Ngày nay, yêu cầu của xã hội ngày càng cao đối với nhân lực ngành y, địi
hỏi người cán bộ ngành y khơng chỉ có chun mơn vững mà cịn địi hỏi cả kỹ
năng và thái độ đối với công việc, đối với cộng đồng. Do vậy, đối với cán bộ
chuyên môn ngành y nói chung và cán bộ chun mơn trong bệnh viện nói riêng,
đào tạo liên tục nhằm đạt mục đích là nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, hỗ
trợ trong công tác giảng dạy và học tập. Thư viện trong mỗi bệnh viện đã và đang
nỗ lực đóng vai trị tích cực và chủ động trong trong q trình thu thập, xử lý, lưu
trữ, và cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy trong lĩnh vực y
học

Trong Định hướng chiến lược Y tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
“coi trọng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực Y tế, vừa có mũi nhọn chất lượng cao,
vừa đáp ứng nhu cầu phổ cập. Phấn đấu vào Top 500 Đại học quốc tế: đến 2015 có
ít nhất 1 Đại học Y – Dược; đến 2020 có ít nhất 2 Đại học Y – Dược. Bác sĩ làm
việc tại xã: năm 2015 phủ được 80%; năm 2010 phủ khắp 100%”.
Thực tế cho thấy, ở một số bệnh viện có chức năng giảng dạy, đào tạo nguồn
nhân lực như bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Đồng 2
hay bệnh viện Mắt ở Tp. Hồ Chí Minh, v.v… vai trị hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
được thể hiện qua quá trình thư viện đáp ứng nhu cầu tin trong hoạt động học tập và
giảng dạy của đội ngũ giảng viên và sinh viên tại bệnh viện. Để thực hiện được vai
trò này, thư viện bệnh viện đã phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm và dịch vụ
thơng tin – thư viện để phục vụ cho các nhóm người dùng tin là giảng viên, sinh
viên đang học tập tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác trên địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh. Vì vậy, thư viện bệnh viện được xem là một phần quan trọng trong hoạt động
hỗ trợ việc thực hiện những chương trình giáo dục, đào tạo cho cán bộ y tế và giáo
dục sức khỏe cả trong bệnh viện lẫn cộng đồng.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- 14 -

1.2.3 Hỗ trợ hoạt động chăm sóc y tế
Chức năng chính của bệnh viện là chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, khám,
chữa bệnh. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện bệnh viện là hỗ trợ các
hoạt động khám, chữa bệnh nội, ngoại trú, phòng bệnh, tuyên truyền, giáo dục sức
khỏe cho cộng đồng…
Với quy luật gia tăng thông tin, việc cập nhật những tiến bộ, thành tựu y sinh

học mới nhất trong ngành là một trong những thách thức đối với người thầy thuốc .
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có những kiến thức thơng tin y học nhất định.
Do đó, việc đi đến những quyết định tối ưu dựa trên những bằng chứng khoa học là
yếu tố quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của đội ngũ bác sĩ đối với
cộng đồng. Thư viện bệnh viện chính là nơi chọn lọc, xử lý, lưu trữ và phổ biến
thông tin nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ để hỗ trợ cho q trình ra quyết định
chun mơn của các bác sỹ.
Đặc biệt, lịch sử hoạt động của thư viện bệnh viện trên thế giới đã chứng
minh được vai trò của thư viện trong việc hỗ trợ quá trình điều trị cho bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân. Quá trình điều trị lâu dài hay ngắn hạn tại bệnh viện cũng tạo
nên những áp lực tâm lý đối với người bệnh. Khi đó, thư viện đóng vai trị tích cực
và chủ động trong việc hỗ trợ điều trị về mặt tâm lý và tinh thần cho người bệnh. Ở
một số nước như Hoa Kỳ, Anh và Đức, trong những năm chiến tranh thế giới lần
thứ nhất, thư viện cho bệnh nhân đã phục vụ cho các đối tượng bệnh binh, thương
binh trong các doanh trại và căn cứ quân sự. Ngồi ra, một số thư viện cịn thực
hiện các hoạt động như đọc sách, đọc kinh Koran, biểu diễn âm nhạc trong các bệnh
viện tâm thần, hỗ trợ bệnh nhân điều trị các chứng bệnh như rối loạn giấc ngủ,
chứng khó đọc. Các chuyên gia y tế thời kỳ này cũng đánh giá các hoạt động này
như liệu pháp tâm lý hỗ trợ điều trị bệnh nhân.
Tại Việt Nam, tại một số thư viện bệnh viện như Nhi đồng 2 tại TP. HCM
hay bệnh viện Ung bướu, vai trò của thư viện được thể hiện rõ rệt hơn qua các hoạt
động cung cấp sách, truyện thiếu nhi cho trẻ em điều trị nội trú lâu dài, dưới các
hình thức đa dạng như “thư viện xanh” hay những dự án nhỏ mang tên của các bệnh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×