Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quan hệ của việt nam với asean từ năm 2001 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

ĐÀO DUY TÙNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

ĐÀO DUY TÙNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO THỊ BÍCH HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình dưới đây là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Đào Thị Bích Hồng. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Duy Tùng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học xã hội &
Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - nơi đã trang bị cho tôi những
kiến thức khoa học trong quá trình học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa
học của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đào Thị Bích Hồng - người đã
thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện Trường đại học Khoa
học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện Khoa
học Tổng hợp Thành phố hồ Chí Minh; Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh và
các tác giả với các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận văn tôi thực
hiện. Đây là nơi cung cấp những tư liệu quan trọng trong quá trình tơi thực hiện đề
tài luận văn của mình.

Cuối cùng, tơi xin gửi tới gia đình, cơ quan cơng tác, đồng nghiệp và bạn bè
lời biết ơn sâu sắc đã ln tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tơi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Duy Tùng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….

Trang
1
1

2. Tình hình nghiên cứu…………………………………………………………...
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu………………………………

3
11

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………..
5. Nguồn tư liệu thực hiện luận văn………………………………………………
6. Đóng góp của luận văn…………………………………………………………
7. Bố cục của luận văn…………………………………………………………….
Chương 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA


13
13
14
14

VIỆT NAM VỚI ASEAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005…………………..

16

1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam………………………………………………………………………………
1.1.1. Tình hình thế giới và khu vực……………………………………………...
1.1.2. Quan hệ của Việt Nam trước năm 2001……………………………………
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với ASEAN...
1.2.1. Chủ trương của Đảng……………………………………………………….

16

1.2.2. Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng………………………………….
Tiểu kết chương 1………………………………………………………………...
Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN

34
58

QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM
2015……………………………………………………………………………….

59


2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…

59

2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực………………………………………………
2.1.2. Tình hình Việt Nam………………………………………………………...

59
64

2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển quan hệ của Việt Nam với
ASEAN……………………………………………………………………………
2.2.1. Chủ trương của Đảng……………………………………………………….
2.2.2. Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng………………………………….
Tiểu kết chương 2………………………………………………………………...
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ……….

16
23
28
28

66
66
73
102
103



3.1. Một số nhận xét……………………………………………………………..

103

3.1.1. Ưu điểm…………………………………………………………………….
3.1.2. Hạn chế……………………………………………………………………..
3.2. Một số kinh nghiệm và kiến nghị…………………………………………..

103
108
111

3.2.1. Một số kinh nghiệm………………………………………………………...
3.2.2. Một số kiến nghị……………………………………………………………

111
126

Tiểu kết chương 3………………………………………………………………...
KẾT LUẬN………………………………………………………………………

131
132

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….
PHỤ LỤC………………………………………………………………………...

134
144



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AC

ASEAN Community

Cộng đồng ASEAN

2.

ACMECS

3.

ADMM+

4.

Ayeyarwady - Chao Phraya - Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh
MeKong Economic
tế gồm 5 nước: Campuchia, Lào,

Cooperation Strategy
Mianma, Thái Lan và Việt Nam
ASEAN Defence Ministerial

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng

Meeting Plus

ASEAN mở rộng

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

5.

AIA

ASEAN Investment Area

Khu vực đầu tư ASEAN

6.

AIPO

7.


AMM

8.

APEC

9.

APSC

10.

ARF

11.

ASC

12.

ASEAN+1

ASEAN Plus One

13.

ASEAN+3

ASEAN Plus Three


ASEAN Inter-Parliamentary
Organization
ASEAN Ministerial Meeting

Tổ chức Liên nghị viện ASEAN
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu

Cooperation

Á - Thái Bình Dương

ASEAN Political-Security

Cộng đồng Chính trị - An ninh

Community

ASEAN

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN

ASEAN Securyty
Community


Cộng đồng An ninh ASEAN
Hợp tác giữa ASEAN và một
bên đối thoại
Hợp tác giữa ASEAN và Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
Hợp tác giữa ASEAN và Trung

14.

ASEAN+6

ASEAN Plus Six

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Ôxtrâylia, Niu Dilân

15.

ASEM

Asia - Europe Meeting

Diễn đàn Hợp tác Á - Âu


16.

BTA


Bilateral Trade Agreement
Vietnam - US

Hiệp định Thương mại Việt Mỹ

17.

CEPT

Common Effective
Preferential Tariff

Hiệp định ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung

18.

COC

Code of Conduct

Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

19.

CLMV

Cambodia, Laos, Myanmar,
Vietnam


Cơ chế hợp tác 4 nước
Campuchia, Lào, Mianma, Việt
Nam

20.

CLV

Cambodia, Laos, Vietnam

Cơ chế hợp tác 3 nước
Campuchia, Lào, Việt Nam

21.

DOC

Declaration on Conduct of
the Parties in the Bien Dong
Sea

Tuyên bố về ứng xử của các bên
ở Biển Đông

22.

EAS

East Asia Summit


Hội nghị cấp cao Đông Á

23.

PMC

Post Ministerial Conferences

24.

TAC

Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao ASEAN

Treaty of Amity and

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác

Cooperation

ở Đông Nam Á


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối ngoại là một trong những lĩnh vực trọng yếu để tăng cường sức mạnh
của quốc gia. Thực hiện tốt công tác đối ngoại khơng những tạo mơi trường quốc tế

thuận lợi mà cịn tận dụng được những nguồn lực to lớn phục vụ cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý rất quan trọng trên trục lộ giao
thông hàng hải quốc tế, là của ngõ nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối
liền các nước Tây Âu và Đơng Á, … Ngay từ xa xưa, nơi đây đã trở thành một
trong những trung tâm thương mại, trung chuyển hàng hóa sầm uất trên thế giới.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), nhiều nước Đông Nam Á
giành được độc lập đã có ý định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo sự hợp
tác, phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa. Với
mục tiêu cơ bản là đảm bảo ổn định, an ninh và phát triển của toàn khu vực. Ngày
08 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) được
thành lập. Khi mới ra đời, tổ chức này chỉ có 5 nước thành viên là Thái Lan,
Xingapo, Inđơnêxia, Malaixia và Philíppin. Trong thời gian hơn 50 năm phát triển,
ASEAN từ Hiệp hội của các quốc gia nghèo và chậm phát triển đã trở thành khu
vực năng động của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện tại ASEAN trở thành
đối tác giàu tiềm năng của nhiều nước và tổ chức quốc tế.
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần
thứ 28 diễn ra ở Brunây đã chính thức kết nạp Việt Nam thành thành viên thứ 7 của
tổ chức này. Đây được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới
trong quan hệ Việt Nam - ASEAN. Kể từ đây, quan hệ giữa Việt Nam và Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á sẽ bước sang một trang mới với nhiều cơ hội cũng như
thách thức trong quá trình hội nhập, phát triển. Mối quan hệ này khơng chỉ tác động
to lớn đến sự phát triển của Việt Nam mà còn với tất cả các quốc gia là thành viên
của ASEAN cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung.


2

Với những biến đổi nhanh chóng của nền chính trị thế giới và khu vực, hiện
nay Đảng và Nhà nước đã nhận thức một cách sâu sắc rằng, để có mơi trường

quốc tế hịa bình, ổn định đáp ứng u cầu phát triển của đất nước đòi hỏi phải xây
dựng được mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và khu vực. Do vậy,
Đảng đã đổi mới tư duy đối ngoại, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh “thêm bạn, bớt thù”, từng bước hình thành và triển khai chính sách đối ngoại
rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, ưu tiên cho việc củng cố, cải thiện quan hệ
với các quốc gia láng giềng và khu vực trong đó có ASEAN.
Là thành viên của Hiệp hội, Việt Nam ngày càng tham gia một cách chủ
động và tích cực vào mọi hoạt động của ASEAN. Từ đó, Việt Nam đã có nhiều
đóng góp đối với sự phát triển các lĩnh vực hợp tác của ASEAN với các quốc gia
trong khu vực cũng như các đối tác trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
đã đạt được, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình hợp tác với ASEAN
như: những hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước chưa có sự đột
phá trong q trình phát triển; Việt Nam đang thiếu hụt về nguồn nhân lực; vị thế
của Việt Nam chưa thực sự tương xứng với thế và lực của đất nước, ... v.v.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn. Thơng qua việc nghiên cứu, có thể đánh giá những ưu điểm cũng như
những hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo quan hệ Việt Nam với ASEAN; từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị trong việc giải quyết quan
hệ với các nước trong khu vực; đồng thời, giúp những nhà hoạch định có thêm cơ sở
khoa học để tiếp tục hồn thiện đường lối, chính sách đối ngoại nhằm đưa Việt Nam
hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, luận văn
cung cấp thêm một số tư liệu về quan hệ của Việt Nam với ASEAN nhằm phục vụ
công tác nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn liên quan trong nhà trường.
Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm
2015” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

2. Tình hình nghiên cứu
Do vị trí địa lý và vai trị vơ cùng quan trọng của mình nên Đơng Nam Á nói
chung, ASEAN nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều ngành khoa học khác nhau. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 7 của ASEAN, nhiều cơ quan chuyên môn nghiên cứu chuyên về
Đông Nam Á, ASEAN, quan hệ Việt Nam với ASEAN như Viện nghiên cứu Đông
Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Vụ ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao,
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm
nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
(Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Học viện Quan hệ quốc tế, … và một
số tổ chức cá nhân đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố. Có thể chia
thành các nhóm tư liệu sau:
- Các cơng trình nghiên cứu về ASEAN: Các cơng trình này là những tài liệu
cung cấp cho tác giả những vấn đề chung nhất của ASEAN như: Quá trình thành lập
ASEAN; những thành tựu và hạn chế trong thời gian tồn tại cũng như những xu
hướng và thách thức mà ASEAN gặp phải trong thời gian tới; quá trình hội nhập
ASEAN của các quốc gia thành viên; quan hệ giữa các quốc gia thành viên trong
ASEAN; quan hệ của ASEAN với các nước ngoài khu vực; kinh nghiệm hội nhập
khu vực của một số quốc gia thành viên ASEAN; …v.v. Một số cơng trình tác giả
đã tiếp cận như:
“Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” [91] là công trình nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Xuân Sơn. Nội dung làm rõ quan hệ ngoại giao của các nước ASEAN với
các quốc gia bên ngoài ASEAN và quan hệ của các nước ASEAN với nhau.
“Tiến tới một ASEAN hịa bình, ổn định và phát triển bền vững” [86] của tác
giả Nguyễn Duy Q là một cơng trình nghiên cứu tương đối tồn diện và hệ thống
về ASEAN: phân tích q trình thành lập ASEAN, các thành tựu và tồn tại của Hiệp

hội sau ba thập niên phát triển, đề cập các vấn đề khắc phục khủng hoảng tài chính,
tiền tệ (1997 - 1998) để có thể phát triển bền vững.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

“Kinh tế các nước Đông Nam Á: thực trạng và triển vọng” [95] là cơng trình
nghiên cứu của hai tác giả đồng chủ biên Phạm Đức Thành và Trương Duy Hịa.
Cơng trình nghiên cứu đã khái qt kinh tế các nước ASEAN trong những thập niên
qua cũng như xu hướng phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á những năm tới.
Tiếp đến, các tác giả làm rõ thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế của từng
nước Đơng Nam Á.
“Sự hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN” [15] của tác giả Nguyễn Ngọc
Dung. Trên cơ sở khái luận về chủ nghĩa khu vực, tác giả tiếp cận sự hình thành chủ
nghĩa khu vực của ASEAN từ một chỉnh thể khu vực địa lý - văn hóa - lịch sử; từ
bình diện địa - chính trị; từ bình diện địa - kinh tế; từ bình diện an ninh khu vực.
Cuối cùng, tác giả dự báo những cơ hội và thách thức của chủ nghĩa khu vực
ASEAN trong thời gian sắp tới.
“Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN” [45] của tác giả Nguyễn
Thị Hiền. Trên cơ sở trình bày một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã
làm rõ quá trình hội nhập kinh tế khu vực của ba nước Xingapo, Thái Lan và
Philíppin. Từ đó, tác giả nêu lên triển vọng hội nhập kinh tế khu vực và một số kinh
nghiệm hội nhập kinh tế khu vực của ba nước Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
“Liên kết ASEAN trong bối cảnh tồn cầu hóa” [59] do tác giả Trần Khánh
chủ biên đã trình bày sự hình thành và tiến triển của ASEAN qua các giai đoạn; tác
động của toàn cầu hóa đến liên kết ASEAN và sự thích ứng của ASEAN trước tồn

cầu hóa. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá chung về thực trạng liên kết ASEAN trong
hơn ba thập niên qua, tác giả đã đưa ra một số dự báo về những triển vọng liên kết
ASEAN và một vài suy nghĩ ban đầu.
“Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” [60]
của tác giả Trần Khánh đã phân tích những vấn đề nóng bỏng tạo nên diện mạo và xu
hướng phát triển của Đông Nam Á hiện nay. Xem xét Đơng Nam Á trong vịng xốy
chiến lược được tạo nên bởi xu thế tồn cầu hóa và sự thay đổi địa chính trị khu vực,
q trình hợp tác trên nhiều cấp độ đa phương, khu vực, song phương; trên các lĩnh
vực chính trị và kinh tế đã cho thấy thực tiễn những chuyển động khá phức tạp của

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

ASEAN. Từ những cơ hội và thách thức đối với khu vực và từng nước, tác giả đã làm
nổi bật nhu cầu cần phải cải cách và đẩy mạnh hội nhập sâu rộng hơn nữa nhằm tạo
lập khu vực Đơng Nam Á hịa bình, ổn định, năng động và có tính cạnh tranh cao.
“35 năm ASEAN hợp tác và phát triển” [84] của tác giả Nguyễn Trần Quế.
Nội dung tác phẩm bao gồm những vấn đề về hợp tác và phát triển của ASEAN
trong vòng 35 năm: hợp tác về thương mại, công nghiệp và du lịch; hợp tác về nông
nghiệp, cơ sở hạ tầng, kinh tế và quản lý hành chính nhà nước; hợp tác vì sự tiến bộ
xã hội; hợp tác quốc tế. Tác giả còn dự báo xu hướng hợp tác và phát triển của
ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đồng thời tác giả còn khái quát
quan hệ Việt Nam - ASEAN trong thời gian qua.
“ASEAN: Từ Hiệp hội đến Cộng đồng - Những vấn đề nổi bật và tác động
đến Việt Nam” [20] của tác giả Nguyễn Duy Dũng. Tác giả đã đánh giá quá trình
hình thành và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở đó phân tích những vấn đề

nổi bật trong quá trình chuyển từ Hiệp hội (ASEAN) sang Cộng đồng (AC) và nêu
những triển vọng thực hiện Cộng đồng ASEAN đến năm 2020 và tác động chủ yếu
đối với Việt Nam.
- Các cơng trình nghiên cứu về đối ngoại Việt Nam: Đây là nguồn tài liệu
giúp tác giả tiếp cận những vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện cơng tác đối
ngoại của Đảng và Nhà nước như: những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện
công tác đối ngoại; những thành tựu, hạn chế cũng như những bài học kinh nghiệm
từ quá trình thực hiện công tác đối ngoại; dự báo các xu hướng phát triển của thế
giới, khu vực và những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại trong
thời gian tới; … v.v. Một số cơng trình tác giả đã tiếp cận như:
“Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000” [10] của Bộ Ngoại giao. Đây là một
cơng trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể tác giả là các nhà ngoại giao,
các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế ở nước ta. Với nguồn tài liệu phong
phú và đáng tin cậy, các luận chứng chặt chẽ và súc tích, cuốn sách đã phác họa
những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 55 năm từ 1945 đến
2000; đồng thời, tập trung đề cập các đặc điểm, tính chất của nền ngoại giao Việt

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

Nam hiện đại, những thành tựu chủ yếu trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà
nước và ngoại giao nhân dân; rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động
ngoại giao, những thành công và cả một số mặt tồn tại, vừa mang tính lý luận vừa
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
“Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới” [69] do tác
giả Phạm Bình Minh chủ biên. Cuốn sách là tập hợp các cơng trình của các nhà

nghiên cứu trong lĩnh vực đối ngoại nhằm luận giải nội hàm các chủ trương định
hướng quan trọng của đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới; đặc biệt là
những phát triển mới trong tư duy về đối ngoại của Đảng qua những văn kiện của Đại
hội XI. Ngoài ra, các tác giả còn đưa ra những cách tiếp cận và phương pháp triển
khai mới để đạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế
đất nước; những chủ trương mới của hoạt động đối ngoại như xây dựng nền ngoại
giao toàn diện, hội nhập quốc tế, … trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đánh giá kết
quả hoạt động đối ngoại trên một số lĩnh vực, các tác giả cũng đề xuất một số phương
hướng, nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại, góp phần thực
hiện thành cơng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Các chuyên đề nghiên cứu đã bao
quát một cách khá toàn diện những vấn đề trọng tâm của cơng tác đối ngoại.
“Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986 - 2010)” [70] của tác giả
Phạm Quang Minh. Tác giả đã phân tích q trình hình thành, vận động và phát
triển của chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010.
Qua đó đánh giá những thành tựu nổi bật, rút ra những bài học kinh nghiệm; đồng
thời, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện chính sách đối ngoại
trong thời gian tới.
“Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020” [68] do tác giả
Phạm Bình Minh chủ biên. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày tư tưởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại: Lợi ích quốc gia, dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam;
trường phái ngoại giao Việt Nam; về độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; về lòng tin
trong quan hệ quốc tế và định hướng chiến lược xây dựng lòng tin trong quan hệ đối
ngoại Việt Nam, … Cuốn sách còn đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị khi nhìn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7


lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua; đặc biệt là hình
ảnh, vị thế của Việt Nam sau 15 năm là thành viên ASEAN, đề ra một số biện pháp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, diễn đàn
đa phương. Bên cạnh đó, các tác giả cũng có những nhận định, đánh giá riêng khi
luận chứng cho bài viết của mình.
“Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới” [99]
là cơng trình do tác giả Nguyễn Xn Thắng chủ biên. Cơng trình này nghiên cứu độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế từ năm góc độ chủ yếu: kinh tế, chính trị - đối ngoại,
an ninh - quốc phịng, văn hóa - xã hội và thể chế kinh tế. Cụ thể, cuốn sách nghiên
cứu thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế: trong lĩnh
vực kinh tế thông qua việc mở cửa và đổi mới nền kinh tế đất nước; trong lĩnh vực
chính trị - đối ngoại thơng qua việc bình thường hóa và phát triển quan hệ với Mỹ, có
ảnh hưởng quan trọng, mang tính chất khai thơng đối với tiến trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam; trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng thông qua việc gia nhập và hội
nhập sâu hơn vào ASEAN với tính chất là một chiến lược lâu dài nhằm xây dựng mơi
trường hịa bình và ổn định trong khu vực, góp phần đảm bảo an ninh của đất nước;
trong lĩnh vực văn hóa - xã hội thơng qua việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc với tính chất vừa là yêu cầu vừa là thách thức to lớn đối với sự phát triển văn
hóa - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới; trong lĩnh vực thể chế kinh tế thông
qua việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với tính chất là bước ngoặt tạo
ra sự thay đổi lớn về thể chế kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
“Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010” [82] là một cơng trình
nghiên cứu cơng phu, góp phần giới thiệu một cách có hệ thống quá trình lịch sử
quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940 đến 2010 của tác giả Vũ Dương Ninh.
Cuốn sách khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch sử, dẫn giải theo tiến trình lịch
sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của nước nhà từ những ngày
chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đến Cách mạng tháng Tám, qua hai cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thống nhất, hội nhập quốc tế cho tới thập niên đầu
của thế kỷ XXI. Nội dung cuốn sách trình bày những nét cơ bản về đường lối, chính


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn, bối cảnh quốc tế và trong
nước dẫn đến các sự kiện, diễn biến trong quan hệ đối ngoại để từ đó rút ra những
nhận định chung và những bài học kinh nghiệm.
“Ngoại giao Việt Nam 2015” [11] là cơng trình của Bộ Ngoại giao. Cơng trình
này bao gồm các nội dung: Khái quát tình hình thế giới và khu vực, chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam năm 2015; điểm lại các hoạt động ngoại giao
song phương và đa phương; kết quả của ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, cơng
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, … phục vụ sự nghiệp phát triển và bảo vệ
Tổ quốc; công tác đối ngoại của Đảng, đối ngoại Quốc hội, đối ngoại nhân dân; những
nét lớn trong đường lối đối ngoại của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
- Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với ASEAN: Các cơng trình
này đã cung cấp cho tác giả những vấn đề liên quan đến quan hệ của Việt Nam với
ASEAN như: Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN; những thời cơ và thách thức Việt
Nam gặp phải trong q trình hội nhập khu vực; vai trị và những đóng góp của Việt
Nam trong ASEAN; quan hệ của Việt Nam với các quốc gia thành viên ASEAN;
những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình Việt Nam hội nhập
khu vực; những xu hướng phát triển của khu vực và yêu cầu mới đối với Việt Nam khi
tham gia vào hợp tác khu vực; … v.v. Tác giả đã tiếp cận các cơng trình sau:
“ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” [77] là cơng trình nghiên cứu do tác
giả Đào Huy Ngọc chủ biên. Nội dung trình bày lịch sử của ASEAN, quá trình gia
nhập ASEAN của Việt Nam và bước đầu Việt Nam gia nhập ASEAN, những khó
khăn và thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình gia nhập ASEAN.

“Việt Nam - ASEAN, cơ hội và thách thức” [94] của tác giả Phạm Đức
Thành. Cuốn sách nêu một số đóng góp đáng kể của Việt Nam đối với ASEAN
trong những năm đầu gia nhập ASEAN, đồng thời nêu lên những khó khăn và thuận
lợi trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - ASEAN hiện nay và trong tương lai: hợp
tác Việt Nam - ASEAN trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; trong quan
hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN. Lợi thế so sánh và khả
năng bổ sung cơ cấu giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

“Tiến trình hội nhập Việt Nam - ASEAN” [66] của tác giả Đinh Xuân Lý đã
phác họa bức tranh toàn cảnh quan hệ Việt Nam - ASEAN từ khi ASEAN ra đời
đến năm 1998. Bước đầu tác giả đánh giá ý nghĩa những quan điểm, chủ trương đối
ngoại của Đảng và Nhà nước với khu vực, những thành tựu, những cơ hội cũng như
những khó khăn, thách thức của tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN. Bài học về
thực hiện nhất quán và kiên trì đường lối đối ngoại của Đảng là nhân tố quyết định
thành công việc mở rộng quan hệ ASEAN.
“Việt Nam - ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương” [79] do tác giả
Vũ Dương Ninh chủ biên. Đây là một cơng trình khoa học có giá trị của các học giả,
các nhà nghiên cứu chuyên sâu về ASEAN của nước ta. Trên cơ sở phân tích khái
quát tiềm năng, thế mạnh và cả những mặt hạn chế, tồn tại của từng quốc gia, cơng
trình đã tập trung trình bày quan hệ giữa nước ta với tổ chức ASEAN và với từng
nước thành viên trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, … với
những thành cơng và những hạn chế cịn tồn tại. Từ đó tác giả nêu lên một số suy
nghĩ về hướng phát triển của các mối quan hệ trong thời gian tới.

“Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 đến nay: Thành tựu, vấn đề và
triển vọng” [85] là cơng trình của tác giả Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Hoàng Giáp
đồng chủ biên. Hai tác giả đã khái quát quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN và
làm rõ những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm
1995 đến nay. Cơng trình nghiên cứu cịn làm rõ những thành tựu, khó khăn, hạn
chế và các vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt Nam - ASEAN từ khi Việt Nam gia
nhập ASEAN đến nay. Đồng thời, hai tác giả đã nêu lên những triển vọng trong
quan hệ Việt Nam - ASEAN và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả
sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác liên kết ASEAN đến năm 2020.
“Việt Nam trong ASEAN nhìn lại và hướng tới” [96] là cơng trình do tác giả
Phạm Đức Thành và Trần Khánh chủ biên. Trên cơ sở những vấn đề chung, tác giả
đã làm rõ nội dung sự hợp tác của Việt Nam với ASEAN trong thời gian qua trên
lĩnh vực chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại; hợp tác và liên kết kinh tế; hợp tác
chuyên ngành và các vấn đề văn hóa - xã hội.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

“Vai trò của Việt Nam trong ASEAN” [120] là cơng trình do Nhà xuất bản
Thơng Tấn cùng với Trung tâm Dữ kiện tư liệu - TTXVN phối hợp biên soạn. Trên
cơ sở nhiều nguồn tư liệu phong phú, cơng trình đã cung cấp nguồn tài liệu nghiên
cứu, tìm hiểu về ASEAN sau 40 năm hội nhập và phát triển. Đặc biệt làm rõ vị trí
và vai trị đã được xác lập, khẳng định của Việt Nam trong ASEAN, những đóng
góp tích cực, có hiệu quả của nước ta trong việc củng cố tình đồn kết và sự thống
nhất trong Hiệp hội, đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết nội khối trên tất cả các lĩnh
vực, mở rộng sự hợp tác với các nước và các tổ chức đối thoại.

“Việt Nam tham gia Cộng đồng ASEAN - Cơ hội và thách thức” [1] là cơng
trình của Ban Tun giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia xuất bản. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề chung về hội nhập quốc tế, công trình
đã phân tích vai trị chủ động, tích cực của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp hội nhập
quốc tế. Đồng thời, cơng trình cịn khái qt về Cộng đồng ASEAN và kết quả 20
năm Việt Nam tham gia ASEAN; điểm qua những nét chính về Cộng đồng Chính
trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn
hóa - Xã hội ASEAN (ASCC).
- Một số luận án nghiên cứu về quan hệ Việt Nam và ASEAN: Đây là nguồn
tài liệu giúp tác giả học hỏi quy cách thực hiện bài luận văn cũng như cung cấp một
số tư liệu liên quan đến quan hệ của Việt Nam với ASEAN trong những năm Việt
Nam mới trở thành thành viên của ASEAN.
Luận án Tiến sỹ Lịch sử: “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan
hệ đối ngoại với ASEAN (1967 - 1995) [103] của tác giả Nguyễn Đình Thực đã đề
cập đến những nét cơ bản trong chủ trương, chính sách và hoạt động đối ngoại của
Đảng, Nhà nước đối với các nước Đông Nam Á trong đó có các nước ASEAN qua
hai giai đoạn 1967 - 1986 và 1986 - 1995. Với mỗi bước phát triển về chủ trương,
chính sách đối với ASEAN, luận án đã phân tích bối cảnh chung của thế giới và khu
vực trong từng thời gian cũng như mối quan hệ khu vực đặt trong tác động chung của
các nước lớn. Tác giả luận án đã đánh giá mặt ưu điểm và hạn chế trong chính sách

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

đối ngoại, phân tích thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN,
những thành tựu đạt được cho tới khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

Luận án Tiến sỹ Lịch sử: “Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt
Nam với khu vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006” [48] của tác giả Nguyễn
Thị Hồn. Trên cơ sở đi sâu phân tích chủ trương, chính sách và biện pháp của
Đảng trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á qua hai giai đoạn 1995 - 2001 và
2001 - 2006, tác giả đã đưa ra những nhìn nhận khách quan quá trình Đảng lãnh đạo
thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước Đông Nam Á qua hai
giai đoạn 1995 - 2001 và 2001 - 2006. Đồng thời, luận án còn nêu lên những thành
tựu cũng như hạn chế trong chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đơng Nam
Á từ năm 1995 đến năm 2006 và rút ra những bài học kinh nghiệm.
Ngồi các cơng trình được liệt kê trên, cịn có rất nhiều cơng trình đã được
xuất bản; nhiều cuộc hội thảo về Đông Nam Á, về ASEAN, về quan hệ Việt Nam
với ASEAN đã được tổ chức; nhiều bài chuyên khảo, bài viết được đăng tải trên
Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí Cộng sản,
…v.v. Hầu hết các bài viết đều tập trung làm rõ quá trình ra đời, phát triển, những
thành tựu của từng nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN; đề cập xu thế và khả năng
hợp tác, phát triển giữa các nước Đông Nam Á; quá trình phát triển quan hệ và hợp
tác cũng như vai trị, sự đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với ASEAN; những
thuận lợi, khó khăn, thách thức khi Việt Nam là thành viên của tổ chức này, ... v.v.
Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào đề cập đến nội dung Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015
dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như đề tài tác giả đã lựa chọn. Các
công trình đã xuất bản, các bài viết đã cơng bố ở những mức độ khác nhau là nguồn tư
liệu cần thiết, phong phú, quan trọng giúp tác giả thực hiện đề tài luận văn của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quan hệ với ASEAN và quá trình thực hiện, triển khai đường lối đó từ
năm 2001 đến năm 2015.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Giới hạn về mặt thời gian của đề tài là từ năm 2001 đến năm 2015.
Năm 2001 là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển về chất trong tư duy đối
ngoại của Đảng: Từ chủ trương “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các
nước, khơng phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc
cùng tồn tại hòa bình” [22, tr. 88] với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất
cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”
[22, tr. 147] được đề ra tại Đại hội VII (tháng 6 năm 1991) sang chủ trương chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực: “Việt Nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hịa bình, độc lập và phát triển” [26, tr. 42] tại Đại hội IX (tháng 4 năm 2001). Chính
bước phát triển này đã chi phối đến tồn bộ q trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng
trong quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015.
Việc lựa chọn năm 2015 làm mốc thời gian kết thúc của luận văn liên quan
đến thời điểm đăng ký đề tài của tác giả. Mặt khác, năm 2015 cũng là mốc thời gian
đánh dấu 20 năm Việt Nam là thành viên của ASEAN.
- Về nội dung:
+ Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo quan hệ
của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015.
+ Quá trình thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ
của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015 trên một số lĩnh vực chủ yếu
(An ninh, chính trị, kinh tế - xã hội, ... v.v).
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói
riêng để nghiên cứu và tiếp cận vấn đề, đảm bảo tính khách quan và khoa học khi
nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp lịch sử - logic, phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương
pháp thống kê, … nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện
luận văn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
+ Làm sáng tỏ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh
đạo quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015.
+ Làm rõ quá trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những
kết quả cụ thể trong quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015.
+ Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh
đạo quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015; bước đầu rút ra
một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với
ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015; đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả quan hệ của Việt Nam với ASEAN trong tương lai.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Trình bày một cách có hệ thống đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015.
+ Trình bày những nét cơ bản nhất quá trình vận động, phát triển quan hệ của

Việt Nam với ASEAN dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2015;
những ưu điểm, hạn chế của mối quan hệ này trong khoảng thời gian trên.
+ Rút ra những kinh nghiệm trong quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
quan hệ Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015 và đề xuất một số kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ của Việt Nam với ASEAN trong thời gian tới.
5. Nguồn tƣ liệu thực hiện luận văn
Để thực hiện và hoàn thiện luận văn, tác giả sẽ tiếp cận các nguồn tư liệu sau:
+ Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), IX (2001), X
(2006), XI (2011) và các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Bộ Chính
trị, diễn văn, bài phát biểu, các tác phẩm, trả lời phỏng vấn của các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước về lĩnh vực đối ngoại; các văn bản của Chính phủ, Bộ Ngoại
giao và một số đơn vị liên quan.
+ Các cơng trình nghiên cứu về ASEAN, về quan hệ Việt Nam - ASEAN, các
bài báo, sách có liên quan do các cơ quan và cá nhân nghiên cứu có uy tín cơng bố.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

+ Tài liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải Quan, các nguồn
thông tin được khai thác qua internet, một số văn kiện chính thức của ASEAN như
Hiến chương, Hiệp định, Thơng cáo báo chí.
+ Tham khảo các luận án, luận văn và các nguồn tài liệu liên quan đang được
lưu trữ tại Thư viện Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh,
Thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực II,
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, … v.v.

6. Đóng góp của luận văn

6.1. Về mặt khoa học
+ Luận văn góp phần làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015.
+ Từ kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần khẳng định sự đóng góp quan
trọng và vai trị khơng thể thiếu của Việt Nam trong việc duy trì hịa bình, ổn định
và hợp tác ở khu vực.
+ Luận văn bước đầu đưa ra một số nhận xét về quan hệ của Việt Nam với
ASEAN từ năm 2001 đến năm 2015; rút ra một số kinh nghiệm sau quá trình
nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quan hệ của Việt Nam với ASEAN từ
năm 2001 đến năm 2015 và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quan
hệ của Việt Nam với ASEAN trong tương lai.

6.2. Về mặt thực tiễn
+ Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoại giao, quan hệ quốc tế.
+ Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những người hoạch định và thực
hiện đường lối đối ngoại nước ta hiện nay.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15


Chương 1: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với
ASEAN từ năm 2001 đến năm 2005
Chương 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển quan hệ của Việt
Nam với ASEAN từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 3: Một số nhận xét, kinh nghiệm và kiến nghị

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

CHƢƠNG 1
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM
VỚI ASEAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1.1. Tình hình thế giới và khu vực
Tình hình thế giới
Tình hình thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI diễn biến phức tạp,
nhanh chóng và có nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Tại Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ IX (4/2001), Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định:
Khoa học và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức
có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình phát triển lực lượng sản xuất.
Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lơi cuốn ngày càng nhiều
nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn
kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, …
Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà khơng một quốc gia riêng

lẻ nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự hợp tác đa phương như: bảo
vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh
hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế, … [26, tr. 64 - 65].
Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế
giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn
giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra
ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hịa bình, hợp tác và
phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân
tộc. Cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến
bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới. Khu vực Đơng Nam
Á, Châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn
định [26, tr. 65 - 66].
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, cuộc khủng bố diễn ra ở Mỹ. Sau sự kiện này,
Mỹ phát động cuộc chiến tranh Ápganixtan dưới danh nghĩa chống khủng bố. Mỹ ra
sức nhanh chóng tập hợp lực lượng trên thế giới để thực hiện “chống khủng bố”, tự
cho mình quyền can thiệp, tấn công bất cứ quốc gia nào bị coi là không thân thiện
hoặc liên quan đến khủng bố. Việc làm này đã tác động sâu sắc, lâu dài đến quan hệ
quốc tế và cục diện thế giới cả về chính trị, an ninh và kinh tế.
Vị trí Đơng Nam Á đã thay đổi trong sách lược của Mỹ. Mỹ coi Đông Nam Á
là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố vì đây là khu vực bao gồm quốc
gia Hồi giáo lớn nhất thế giới Inđônêxia với hơn 200 triệu tín đồ và những nước có số

dân theo đạo Hồi lớn như Malaixia, Brunây. Quân đội Mỹ bắt đầu hiện diện trở lại
khu vực Đông Nam Á, diễn tập song phương với quân đội Brunây, Malaixia, Thái
Lan, Inđơnêxia, Xingapo, Philíppin. Từ năm 2002, Mỹ chủ trương viện trợ cho các
hoạt động huấn luyện và xây dựng các trung tâm chống khủng bố ở Đông Nam Á.
Cuối năm 2003, Tổng thống Mỹ - Bush thăm 4 nước ASEAN (Thái Lan, Philíppin,
Xingapo và Inđơnêxia). Trong chừng mực nào đó, chính sách này của Mỹ góp phần
tạo nên mơi trường ổn định có lợi cho sự hợp tác Việt Nam - ASEAN. Tuy nhiên,
việc can thiệp của Mỹ vào Đông Nam Á về vấn đề nhân quyền cũng như thái độ đứng
ngoài của Mỹ trong vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam đã gây nên
những khó khăn nhất định trong việc thống nhất hành động của ASEAN.
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, EU, Nga, Ôxtrâylia cũng tăng cường tác
động đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, làm cho khu vực này trở thành địa
bàn tranh chấp chiến lược giữa các nước lớn.
Vì lợi ích to lớn từ ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành những đối
thủ cạnh tranh trong quan hệ với ASEAN.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã triển khai xây dựng Khu mậu dịch tự
do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc tổ
chức ở Inđônêxia (tháng 11 năm 2003), Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×