Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Quá trình nghiên cứu, giới thiệu văn học hiện đại trung quốc ở miền bắc việt nam giai đoạn 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---WX---

NGUYỄN LÝ UY HÂN

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC
Mã số: 60.31.50

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN LÝ UY HÂN

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC


Mã số: 60.31.50

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN HỒ BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


II

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
3. Nội dung và mục đích nghiên cứu....................................................................3
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................7
7. Bố cục luận văn ..............................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU
VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC
VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NHỮNG NĂM 1954
1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và những tác động đến văn học ...............10
1.1 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa Trung Quốc ............................................10
1.2 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa Phương Tây ............................................13
1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị xã hội khác ......................................15
2. Đặc điểm nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc ..................................18
2.1 Văn học Trung Quốc ở Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỉ XIX ........18
2.2 Văn học Trung Quốc ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930 ......24

2.3 Văn học Trung Quốc ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954........................31
Tiểu kết ...............................................................................................................38
CHƯƠNG 2 VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC VÀ VAI TRỊ CỦA
NĨ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và những tác động đến văn học ...............41
1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và những tác động đến văn học miền
Nam Việt Nam ...........................................................................................42
1.2 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và những tác động đến văn học miền
Bắc Việt Nam .............................................................................................45


III

2. Một số tác phẩm Văn học Hiện đại Trung Quốc tiêu biểu.............................48
2.1 Tác phẩm mang tính lí luận chính trị........................................................48
2.2 Tác phẩm thuộc các đề tài, thể loại khác..................................................51
3. Một số học giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu.......................................................60
3.1 Đặng Thai Mai..........................................................................................60
3.1.1 Khái quát chung...............................................................................60
3.1.2 Công việc nghiên cứu, giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc.....62
3.2 Trương Chính ...........................................................................................73
3.2.1 Khái quát chung...............................................................................73
3.2.2 Công việc nghiên cứu, giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc.....74
3.3 Lê Xuân Vũ ..............................................................................................88
3.3.1 Khái quát chung...............................................................................88
3.3.2 Công việc nghiên cứu, giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc.....88
Tiểu kết ...............................................................................................................96
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT MỘT SỐ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CÁC TÁC
PHẨM CỦA LỖ TẤN
1. Giá trị các tác phẩm của Lỗ Tấn.....................................................................99

1.1 Giá trị của truyện ngắn .............................................................................99
1.2 Giá trị của tạp văn...................................................................................102
2. Các nhà văn Việt Nam nghiên cứu, giới thiệu các tác phẩm của Lỗ Tấn ....104
2.1 Các nhà văn Việt Nam và Lỗ Tấn ..........................................................104
2.2 Quan điểm và phong cách dịch ..............................................................108
2.2.1 Quan điểm dịch chung...................................................................108
2.2.2 Phong cách dịch.............................................................................110
3. Những khác biệt trong các bản dịch .............................................................113
3.1 Về từ ngữ ................................................................................................114
3.2 Về ngữ pháp............................................................................................119
3.3 Về dịch sót ý câu ....................................................................................122
Tiểu kết .............................................................................................................126


IV

KẾT LUẬN ...........................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................131
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 141


V

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


VI

LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập lớp Cao học chuyên ngành Châu Á học khoá 2008 –
2011 tại khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.HCM, em và các bạn học viên đã được các nhà khoa hoc: Giáo sư, Phó Giáo sư,
Tiến sĩ tận tình giảng dạy, hướng dẫn, định hướng và gợi mở những đề tài nghiên
cứu. Chúng em cũng nhận được sự trợ giúp từ các thầy cô phụ trách công tác giáo
vụ của Khoa Đông Phương, các thầy cô của Phòng Sau Đại Học và Quản Lý Khoa
Học. Em xin chân thành cám ơn!
Em xin cảm ơn Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Văn Việt, Tiến sĩ Tào Văn Ân đã
có những lời khun bổ ích trong thời gian em thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn lãnh đạo trường đại học Mở Tp.HCM, lãnh đạo Khoa Ngoại
Ngữ đã tạo điều kiện tốt nhất cho em theo học khoá học.
Đặc biệt, em xin chân thành tri ân Tiến sĩ Nguyễn Hồ Bình đã tận tâm
hướng dẫn em thực hiện đề tài này.

Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện tốt
nhất để tơi hoàn thành luận văn, cảm ơn các bạn bè trong lớp đã hỗ trợ nhau học tập,
đoàn kết để cùng đi đến kết quả học tập tốt đẹp và tình bạn thân thiết.
TPHCM, ngày 20 tháng 3 năm 2012
Nguyễn Lý Uy Hân


VII

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng những từ ngữ viết tắt sau:
ĐH KHXH&NV:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

NXB:

Nhà xuất bản

TCVH:

Tạp chí Văn học

TCNCVH:

Tạp chí Nghiên cứu Văn học

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


TS.

Tiến sĩ


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn minh Trung Quốc được biết đến với tư cách là một trong những chủ thể
lớn của văn minh nhân loại. Hơn thế, là một văn minh liền mạch từ cổ chí kim,
khơng gián đoạn nên ảnh hưởng của nó sang nhiều nước phương Đơng là điều hiển
nhiên. Trong q trình giao lưu tiếp xúc cả bằng cưỡng ép hay tự nhiên thì rất nhiều
mặt của đời sống tinh thần, vật chất nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn
minh này. Từ bình diện giao lưu, văn hóa Việt Nam tiếp xúc khá sớm với nền văn
hóa Trung Hoa cổ đại, tạo nên mối tương tác qua lại và chịu nhiều ảnh hưởng văn
hóa Trung Hoa xưa. Trên nền tảng như thế, văn học Trung Quốc được tiếp nhận
vào Việt Nam sớm nhất, được dịch sớm nhất và nhiều nhất so với các nền văn học
khác. Văn học Việt Nam nói chung và văn học dịch tại Việt Nam nói riêng, vì thế
chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hố lâu dài đó.
Văn học Việt Nam đi cùng lịch sử đất nước, do đó các yếu tố chính trị, thời
sự ở mỗi thời kỳ lịch sử đều tác động vào văn học, tạo cho con đường phát triển
văn học ở mỗi giai đoạn những đặc trưng, giá trị riêng. Trải qua nhiều giai đoạn,
người Việt đến với văn học Trung Quốc ở nhiều thể loại khác nhau như thần thoại,
điển tích, thơ ca, tiểu thuyết, văn xuôi… đã tạo ra nhiều gam màu khác nhau cho
nền văn học Trung Quốc ở Việt Nam, và đã hình thành hệ ý thức tiếp nhận văn học
Trung Quốc khá đồng nhất trong đội ngũ những nhà làm công tác dịch thuật, mà
thể loại nào được đặc biệt chú trọng, ưu tiên chọn dịch, dịch ra nhiều hay ít, chính
là sản phẩm trực tiếp của ý thức hệ đó.

Văn học dịch Trung Quốc giai đoạn 1954 – 1975 ở Việt Nam diễn ra trong
bối cảnh nước nhà có nhiều biến cố lịch sử bi tráng, hào hùng đan xen vào nhau và
trong hồn cảnh văn học nước nhà đã đón nhận thêm dòng văn học phương Tây
(khởi đầu chủ yếu văn học Pháp vào khoảng cuối thế kỷ XIX, sau đó là văn học Xơ
Viết…), đây cũng là giai đoạn văn học Việt Nam đang vững trải tự khẳng định vị


2

trí mình trong hồn cảnh mới cả về chính trị lẫn ngơn ngữ, mở ra vận hội mới của
q trình giao lưu trao đổi, của hội nhập với văn học thế giới.
Đối với miền Nam Việt Nam, ngồi dịng văn học dịch võ hiệp Trung Quốc
xưa nay “khuynh đảo” độc giả ra thì những tác phẩm của văn học phương Tây
được cổ súy theo chủ ý của giới cầm quyền, của ý thức đón nhận. Văn học Hiện đại
Trung Quốc hầu như vắng bóng.
Đối với miền Bắc Việt Nam, nhu cầu dịch các tác phẩm Văn học Hiện đại
Trung Quốc chủ yếu phục vụ cho yêu cầu chính trị hay cổ súy cho nền văn học
cách mạng Việt Nam đang phát triển. Phần lớn các tác phẩm được dịch đều là tác
phẩm của những nhà văn cách mạng Trung Quốc như Lỗ Tấn, Tào Ngu, Lão Xá,
Triệu Thụ Lí… ít xuất hiện các tác phẩm mang tính giải trí võ hiệp đời thường. Qua
tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy q trình nghiên cứu và giới thiệu văn học dịch Trung
Quốc được đề cập chung trên tổng thể của giai đoạn lịch sử, thỉnh thoảng cũng có
một số học giả có đề cập đến vấn đề trên nhưng gói gọn vào tóm lược tiểu sử, cơng
trình của nhà văn cụ thể, hay đặt nó vào trong bối cảnh của giai đoạn 1945 – 1975
nhưng trọng tâm là văn học Xô Viết hiện thực xã chủ nghĩa mà chưa tách bạch
nghiên cứu nó như chun đề. Đó là lí do chúng tơi thấy mình sẽ có nhiều hứng thú
để đi khám phá điều mới mẽ của dòng văn học Trung Quốc được dịch những năm
1954 – 1975 ở miền Bắc, để trước hết tự mở rộng kiến thức cho bản thân, từng
bước đào sâu nghiên cứu thêm những vấn đề có liên quan, cùng góp phần cung cấp
cho người đọc có cái nhìn tổng qt về diện mạo của dịng văn học dịch nước nhà ở

một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
Vì lý do đó chúng tơi đã tìm tịi và chọn lọc ra một số tác giả, tác phẩm tiêu
biểu, đồng thời bước đầu phân tích những điểm chưa hợp lí trong nội dung tác
phẩm dịch. Như vậy, công việc của luận văn không chỉ là giới thiệu những tác giả
nổi bật, thống kê số lượng các tác phẩm được dịch, khái quát nội dung tác phẩm
dịch mà sẽ cố gắng phân tích, đánh giá các mặt chính của dịng văn học này để làm
nỗi bật những nhận định cụ thể có tính khoa học.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trực tiếp trong giới hạn phạm vi của luận
văn là các tác phẩm văn học Trung Quốc được dịch ra chữ Quốc ngữ trong những
năm 1954 – 1975 ở miền Bắc Việt Nam. Văn học dịch Trung Quốc ở miền Nam
cùng thời kỳ cũng được đề cập phác thảo qua chân dung, diện mạo, khơng đi vào
chi tiết. Vì lẽ đó đối tượng khảo sát khơng đi sâu vào những tác phẩm mang tính
giải trí đời thường xuất hiện riêng lẻ ở miền Bắc hay phát triển khá “nóng” như ở
miền Nam.
Văn học ở Việt Nam (viết và sáng tác bằng chữ Hán hay dịch và sáng tác bởi
chữ Nôm) sau này được viết hay dịch ra chữ Quốc ngữ trải dài trong lịch sử Việt
Nam. Vì vậy chúng tơi nhận thấy bên cạnh việc tập trung làm rõ nội dung của đề tài
luận văn, thì phạm vi và đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sẽ nên trải dài trong
mạch lịch sử để đối chiếu, làm rõ ảnh hưởng của nó. Cũng vì lí do đó, khi đề cập
văn học trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chúng tôi chú trọng hơn vào thể loại
văn học phát triển mạnh là thơ ca, nhưng khi đi vào phần nội dung chính của luận
văn thì chúng tôi tập trung vào thể loại văn học được đón nhận nhiều hơn là văn
xi, tiểu thuyết.

3. Nội dung và mục đích nghiên cứu
Do đối tượng khảo sát trải dài hơn 20 năm của giai đoạn lịch sử nhiều biến
động, nên việc tìm tịi và thu thập lại những tác phẩm dịch là điều không dễ dàng.
Chúng tôi hiểu vấn đề này và cố gắng hết sức trong khả năng mình có thể. Nội
dung của luận văn tập trung làm rõ động thái tiếp thu, tìm hiểu sâu hơn các tác
phẩm được dịch phục vụ cho sự phát triển của dòng văn học cách mạng Việt Nam ở
miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta 1, “thời kỳ được xem là độc tơn của lí luận
văn học và mỹ học hiện thực xã hội chủ nghĩa” [120]. Phân tích những đặc điểm
của mối quan hệ văn học Việt Nam – Trung Quốc, khảo sát và mô tả những dịch
giả, nhà nghiên cứu cùng những tác phẩm tiêu biểu của họ, và qua quá trình khảo
1

Trong bài viết, chúng tôi xin gọi chung là Đảng ta cho tên gọi của Đảng Cộng Sản Việt Nam
qua các thời kỳ.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

sát, phân tích dữ liệu nhằm làm rõ vai trò của văn học dịch Trung Quốc đối với tiến
trình phát triển nền văn học cách mạng Việt Nam. Mặt khác, thông qua kết quả
nghiên cứu của luận văn có thể sẽ phần nào chỉ ra được một số đặc điểm cơ bản của
quy luật tiếp nhận văn học dịch nước ngồi ở Việt Nam.
Mục đích của luận văn là bên cạnh việc kế tục những thành tựu của những
nhà nghiên cứu đi trước, bổ sung và tìm ra những nét mới của dòng văn học dịch
Trung Quốc giai đoạn 1954 – 1975 để phần nào góp phần làm sáng tỏ hơn tiến trình
phát triển của văn học cách mạng Việt Nam.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay các cơng trình nghiên cứu về đề tài văn học Trung Quốc đã
được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nước
nhà. Tuy vậy đề tài Nghiên cứu và giới thiệu cứu Văn học Hiện đại Trung Quốc ở
miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 chưa là đề tài được nghiên cứu độc lập,
chuyên sâu, trực tiếp cụ thể.
Với đối tượng khảo sát rất đa dạng, phong phú, cùng số lượng tác phẩm đồ
sộ, xáo trộn, khó thu thập, vì vậy phần lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi không
đi vào dàn trải mà tập trung vào phần cốt lõi: Mạch đón nhận văn học Trung Quốc
diễn ra trong lịch sử văn học Việt Nam như thế nào, những kết quả đạt được. Để
thuận tiện, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu về đề tài làm hai giai đoạn: trước
và sau năm 1975.
Trước 1975, cụ thể trước Cách mạng tháng Tám tiêu biểu Dương Quảng
Hàm với Việt Nam văn học sử yếu (1942) nghiên cứu khá phong phú về vị trí văn
học Trung Hoa trong lịch sử văn học Việt Nam [115] 1. Trong giai đoạn kháng
1

Theo Vương Trí Nhàn: Văn học VIỆT NAM thế kỷ XX: BA%BF-k%E1%BB%B7-xx/: Việt Nam văn
học sử yếu (1942) của Dương Quảng Hàm là sách giáo khoa dùng cho học sinh ba năm liền ở bậc
trung học. Ở năm thứ nhất, sau thiên (phần) viết về văn chương bình dân là thiên viết về Ảnh
hưởng của nước Tàu, giảng kỹ về các sách cổ điển như Tứ thư, Ngũ kinh v.v… Đến năm thứ hai
thì thiên thứ nhất cũng lại mang tiêu đề Ảnh hưởng của văn chương Tàu, và đi vào phân tích sơ bộ
tác phẩm của hàng loạt các danh sĩ được biết tới nhiều ở Việt Nam như Khuất Nguyên, Đào Tiềm,
Lý Bạch, Hàn Dũ, Tô Đông Pha. Qua năm thứ ba, lại có một chương nói về Ảnh hưởng của nền
văn mới nước Tàu và nền Pháp học đối với tư tưởng và ngôn ngữ người Nam.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


5

chiến chống Pháp, tiêu biểu có hai học giả Vũ Ngọc Phan với bài Sự tiến triển của
văn học Việt Nam hiện đại, tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của tiểu thuyết Trung
Quốc ở nước ta qua con đường dịch thuật trong buổi đầu của nền văn học mới.
Nghiêm Toản với bài Việt Nam văn học sử trích yếu cũng đánh giá cao vai trị của
việc dịch thuật, biên khảo tư tưởng học thuật và văn học Trung Quốc “để tài bồi
cho nền quốc văn mới ngày một phong phú hơn” [26: 10 -11]. Sau năm 1954, Đặng
Thai Mai tiếp tục là người đi đầu đưa Văn học Hiện đại Trung Quốc vào nước ta.
Đáng chú ý với những bài viết trong các tập Trên đường học tập và nghiên cứu, tác
giả đã nhìn nhận vấn đề một cách lơ gích, khoa học trên lập trường tư tưởng Macxít để nhận chân về mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa hai nền văn học. (chúng
tôi xin đề cập cụ thể ở CHƯƠNG 2). Các học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn như
Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Phan Khơi, Trương Chính, Lê Xn Vũ… đều có bài
viết về các tác gia, tác phẩm của Văn học Hiện đại Trung Quốc. Riêng Trương
Chính thì song song với việc dịch tác phẩm Văn học Hiện đại Trung Quốc, đặc biệt
các tác phẩm của Lỗ Tấn, ông vẫn luôn dõi theo động tỉnh hoạt động văn học nước
nhà để viết ra những bài nhận xét, góp ý về cơng tác biên dịch. Trong TCVH 1 số
10 năm 1960 hay ở các số sau đó, ơng đều viết lên chính kiến của mình về vấn đề
này. Khi viết Mấy ý kiến về việc dịch thuật văn học Trung Quốc hiện đại ở nước ta
trong mười lăm năm, tác giả bước đầu đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện
cơng tác thống kê:
Nhìn chung, trong mười lăm năm qua, đặc biệt từ khi hồ bình lập lại,
điều kiện xuất bản được dễ dàng hơn, các nhà xuất bản Văn học, Văn hoá,
Quân đội nhân dân, Lao động, Thanh niên, Phụ nữ, Kim đồng, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đã đặt vấn đề dịch các tác phẩm nước ngoài (ở đây chỉ nói
riêng các tác phẩm Trung Quốc) thành một trong những trọng tâm công tác.
Mặt khác người làm công tác dịch thuật, cũng như nhà xuất bản, khi lựa
chọn tác phẩm để giới thiệu, đã đi vào hướng đúng, nghĩa là đã chọn được
1


Giai đoạn 1960 – 6.1963 mang tên Tạp chí nghiên cứu văn học. Từ 7.1963 – 2003 đổi thành Tạp
chí văn học, từ 2004 lấy lại tên Tạp chí nghiên cứu văn học, trong bài viết chúng tơi xin thống nhất
viết là Tạp chí văn học và viết tắt là TCVH.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

những tác phẩm có nội dung lành mạnh, có tác dụng giáo dục tư tưởng tiến
bộ, của các nhà văn nước bạn [12: 29].
Đặc biệt tại mục Trao đổi ý kiến trong số đầu tiên của TCVH xuất bản năm
1960, đã liên tục đăng tải ý kiến “tranh luận” sơi nổi của nhiều người như Nguyễn
Thái Bình, Hướng Minh, Huyền Kiêu, Sơn Hinh, Trương Chính, Mộ Thanh, Lê
Xuân Vũ, Mai Thương… về vấn đề dịch tác phẩm văn học nước ngồi sang tiếng
Việt. Những bài viết đã khơng còn tranh luận về “lập trường tư tưởng” mà trọng
tâm làm rõ khái niệm và quan niệm nên dịch thế nào cho tốt. Rải rác về sau trong
các bài viết của TCVH, Quân đội… có đăng tải về vấn đề dịch văn học và nhận
định về xu hướng đón nhận văn học nước ngoài mà Văn học Hiện đại Trung Quốc
là một đề tài được bàn đến nhiều.
Sau năm 1975 đặc biệt từ sau khi đất nước thực hiện đổi mới năm 1986, việc
nghiên cứu văn học được tiến hành trong điều kiện thuận lợi hơn, công việc nghiên
cứu Văn học Hiện đại Trung Quốc được bàn đến với thái độ khách quan và khoa
học hơn trong sự so sánh ảnh hưởng với văn học Xô Viết, văn học Pháp… Các nhà
văn, nhà nghiên cứu như Lương Duy Thứ, Bằng Giang, Lê Huy Tiêu, Phan Cự Đệ,
Phương Lựu… trong các bài viết đều đề cập đến việc dịch, đánh giá, nhận định
chung về dịch văn học Trung Quốc. Riêng luận án, chúng tơi nhận thấy các cơng

trình tiêu biểu ít nhiều liên quan đề tài mình thực hiện: Những đóng góp về lý luận
và phương pháp nghiên cứu văn học của Đặng Thai Mai (từ trước cách Mạng
Tháng Tám đến 1975) của TS. Vũ Quốc Long. Nội dung của luận án tập trung đánh
giá tác phẩm Lỗ Tấn – Thân thế, văn nghệ mà Đặng Thai Mai viết năm 1944. Quá
trình nghiên cứu và giới thiệu văn học Trung Quốc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
đến Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 của TS. Nguyễn Văn Hiệu. Nội dung của
luận án đề cập sâu vào ảnh hưởng của văn học dịch Trung Quốc trong tiến trình
hiện đại học hoá văn học Việt Nam. Nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn của TS.
Trần Lê Hoa Tranh. Nội dung của luận án khai thác bút pháp Lỗ Tấn miêu tả các
nhân vật trong các truyện ngắn.《中国现代文学在越南》của TS. Nguyễn Hồ
Bình. Nội dung của luận án giới thiệu tổng quan về bức tranh Văn học Hiện đại

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

Trung Quốc ở Việt Nam; Vai trò của văn học dịch đối với q trình hiện đại hóa
tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX của TS. Nguyễn Đình Vĩnh. Luận
án dành ra chương 2 để nói về ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến tiến trình
hiện đại hố văn học (chủ yếu bàn về hiện đại hoá tiểu thuyết).
Luận án của TS. Nguyễn Văn Hiệu là gợi mở thú vị để chúng tôi mạnh dạn
thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu, giới
thiệu văn học Trung Quốc ở giai đoạn nối tiếp theo mạch lịch sử nước nhà là điều
cần thiết và nhiều thú vị, để những người u thích dịng văn học này có được chiếc
cầu nối liên kết, giúp làm sáng tỏ hơn quá trình nghiên cứu, giới thiệu văn học dịch
Trung Quốc ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử nước nhà có nhiều biến động.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu, chúng tơi sử dụng
chủ yếu phương pháp lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, thống kê.
Phương pháp lịch sử chủ yếu được thể hiện ở CHƯƠNG 1- là phương pháp
để chúng tôi xác định lại những tiền đề lịch sử, điều kiện chính trị - xã hội cũng
như hình thái kinh tế đưa đến việc ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Trung Quốc
vào Việt Nam (có đề cập sự hình thành và vị trí của văn học bằng chữ Nôm trong
lịch sử) cho đến tận những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.
Các phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, thống kê chủ yếu
được thể hiện ở CHƯƠNG 2 và CHƯƠNG 3 giúp chúng tơi nhìn nhận vấn đề
nghiên cứu một cách hệ thống, thể hiện được mục đích và nội dung trình bày của
luận văn, khơng rơi vào sa đà với chi tiết vụn vặt, nhỏ lẻ mà tập trung làm nổi bật
được vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn tiếp bước vấn đề nghiên cứu của luận án TS. Nguyễn Văn Hiệu
Quá trình nghiên cứu và giới thiệu văn học Trung Quốc ở Việt Nam từ cuối thế
kỷ XIX đến Cách Mạng Tháng Tám năm 1945. Những trình bày của luận văn
mong muốn chứng minh xu hướng phát triển tất yếu của văn học nước nhà giai

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

đoạn mình nghiên cứu. Góp phần lí giải về sự gắn bó mật thiết ở nhiều mặt (đặc
biệt về điều kiện chính trị và bối cảnh xã hội) của q trình giao lưu đón nhận văn
học Trung Quốc.
Về mặt sử liệu thì luận văn có ý nghĩa như một tài liệu tham khảo giúp cho
các học giả, nhà nghiên cứu khoa học có cơ sở đi sâu nghiên cứu những vấn đề có

tính khoa học cao hơn, có ý nghĩa ứng dụng thực tế hơn, mong muốn góp phần
nâng cao chất lượng bản dịch để người nghiên cứu hoặc độc giả quan tâm có điều
kiện tiếp cận bản dịch chuẩn xác hơn. Luận văn có thể cung cấp cho độc giả, người
học những chuyên ngành có liên quan đến văn hố - lịch sử Trung Quốc một cơng
cụ tham khảo nhằm giúp cho họ có cái nhìn quy chuẩn hơn về dòng văn học này.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn được phân chia như sau: Ngoài phần mở đầu và phần
kết luận, luận văn gồm có 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: Tổng quan q trình nghiên cứu, giới thiệu Văn học Hiện
đại Trung Quốc trong lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến những năm
1954
Chủ yếu nêu tổng quan về quá trình du nhập, ảnh hưởng và vị trí của văn học
Trung Quốc, văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm trong lịch sử hơn mười thế kỷ
của dân tộc ta.
CHƯƠNG 2: Văn học Hiện đại Trung Quốc và vai trò của nó ở miền Bắc
Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
Nội dung chương giới thiệu các thể loại và một số tác phẩm văn học Trung
Quốc được nghiên cứu và giới thiệu trong giai đoạn 1954 – 1975. Ngoài ra, nội
dung chương cũng đề cập đến ba học giả, nhà nghiên cứu là Đặng Thai Mai,
Trương Chính, Lê Xuân Vũ nghiên cứu, giới thiệu Văn học Hiện đại Trung Quốc
tiêu biểu, có uy tín, có ảnh hưởng trên văn đàn Việt Nam, có những tác phẩm dịch
xuất sắc, số lượng tác phẩm dịch nhiều.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9


CHƯƠNG 3: Nhận xét một số bản dịch tiếng Việt các tác phẩm của Lỗ
Tấn
Mục đích là chỉ ra những nét đẹp cùng sự sắc sảo trong lựa chọn ngôn từ
dịch thuật, đồng thời cũng chỉ ra một số hạn chế trong một số bản dịch mà chúng tôi
chọn giới thiệu.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU
VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NHỮNG NĂM 1954

1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và những tác động đến văn học
1.1 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá Trung Quốc đến văn học Việt Nam
Lịch sử Việt Nam từ xưa đã có nhiều gắn kết và chịu ảnh hưởng của chính trị,
tư tưởng, văn hóa… Trung Quốc. Dù ở thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 11 thế kỷ (179
TCN – 938) hay khi Ngô Quyền giành độc lập năm 938 về sau, thì Việt Nam trên
nhiều phương diện luôn phải “đối đầu” với Trung Quốc để khẳng định sự tồn tại và
vị thế của mình trong khu vực. Trong suốt ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc luôn bị áp
bức và thường chịu áp lực bị đồng hóa “bị thủ tiêu nền văn hóa”. Đến khi giành
được độc lập, dù mối quan hệ chính trị khơng cịn là “thống trị - bị trị”, nhưng về
mặt văn hóa vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của phương Bắc. Người Việt xưa chưa có
hệ thống chữ viết riêng, các văn bản diễn thuyết chính trị bằng văn bản của người

Việt chỉ có khi tiếp xúc với văn hóa Hán và dùng chữ Hán ghi chép lại. Trên bình
diện đó, thượng tầng kiến trúc của đời sống xã hội phong kiến Việt Nam, trong đó
văn hóa, văn học tiếp tục chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Những quan
niệm, học thuyết chính trị, các áng văn, thơ của Trung Quốc đi vào văn hóa, văn
học Việt Nam như sự tiếp nhận tự nhiên và cần thiết ở các quốc gia láng giềng nhỏ
hơn, kém phát triển hơn về nhiều mặt, vì vậy việc sử dụng Hán văn ở thời trung đại
như lẽ tất yếu trong các vấn đề xã hội.
Ở vị trí địa lí ngã ba giao lộ, ngồi cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa Trung
Hoa, Việt Nam đã tiếp nhận thêm nền văn hoá lớn khác là văn hóa Ấn Độ, tạo nên

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

nét đa dạng cho nền văn hóa bản địa của mình. Văn hóa Ấn Độ đi vào Việt Nam
bằng con đường “giao lưu hịa bình”, nó phù hợp và chủ yếu tác động vào tâm linh
con người Việt Nam thông qua Phật giáo, một phần Ấn giáo. Trong lịch sử phong
kiến Việt Nam, nền văn hoá Ấn Độ đã khơng được các triều đại chọn lựa để
“chuyển hóa” thành hệ tư tưởng cai trị chính thống.
Thế kỷ X dân tộc ta có hệ thống chữ Nơm 1 - là bước tự khẳng định tính độc
lập về văn hóa và chính trị với Trung Quốc, nhưng những ràng buộc, những quy tắc
của chữ Nơm vẫn phần nào khiến chính trị, xã hội, văn hóa của Việt Nam khơng
vượt ra khỏi ảnh hưởng văn hóa Hán. Hiện trạng này cũng xảy ra tương tự ở Triều
Tiên, Nhật Bản.
Chữ Hán xuất hiện ở Triều Tiên từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ II Trước
Cơng Ngun, có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh đời sống người dân. Mặc dù
thế kỷ VI người Triều Tiên tạo ra chữ Idu, thế kỷ XV tạo ra chữ Onmun nhưng chữ

Hán vẫn chiếm địa vị chính thống mãi đến tận năm 1894 khi chế độ thi cử bằng chữ
Hán bị bãi bỏ. Nhật Bản mặc dù không liền biên giới với Trung Quốc nhưng thơng
qua cửa ngõ Triều Tiên thì chữ Hán du nhập vào đây từ thế kỷ III, phát triển mạnh
từ thế kỷ VII – IX được xem như loại chữ “nhã” và chính thức dùng chung với chữ
Kana của Nhật – văn tự xuất hiện đầu thế kỷ VIII được xem như loại chữ “tục” - từ
thế kỷ XIV [61: 163]. Như thế văn hóa Hán và theo đó là chữ Hán khi lan tỏa ra
nhiều quốc gia, đã tạo nên tâm điểm văn hóa đối với các nước xung quanh, hình
thành nên tính văn hóa vùng rõ rệt.
Nói theo cách của Diệu Tần khi đề cập vai trò của chữ Nơm trong lịch sử dân
tộc:
“Vai trị chữ Nơm khơng phải là xuất hiện để tranh giành vai trò của
chữ Hán mà là để cùng với chữ Hán phục vụ đời sống tinh thần, cơng việc
hành chính và đào tạo nhân tài cho người Việt… Đó khơng phải là do uy thế
của chính chữ Hán mà là do ưu thế của văn hóa Trung Quốc có sức lan rộng
trong vùng Đơng Á…” [119].
1

Vẫn có ý kiến khác nhau về thời gian xuất hiện của chữ Nôm: thế kỷ X, XI .

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Văn học trung đại Việt Nam thể hiện ở hai ngơn ngữ chính thức là chữ Hán
và chữ Nôm. Chữ Hán cùng văn học bằng chữ Hán trải dài trong lịch sử Việt Nam
mặc nhiên tồn tại như là yếu tố nội tại, truyền thống của nước nhà, được xem như
dịng văn học cao nhã, chính thống bên cạnh dịng văn học bình dân thể hiện bằng

chữ Nơm. Trong giai đoạn này không xuất hiện hay tồn tại khái niệm gọi là tiếp
nhận hay dịch thuật văn học nước ngoài.
Với ảnh hưởng suốt chiều dài lịch sử về chính trị - xã hội, điển hình là sự
tồn tại dai dẵng của chế độ phong kiến đã khiến văn hóa, văn học dân tộc đi theo
khn khổ định sẵn do ảnh hưởng của Trung Quốc và theo “định hướng” của các
triều đại phong kiến Việt Nam lấy mơ hình chính trị xã hội Trung Quốc làm “mẫu
mực”. Theo đó quy tắc và nội dung thi cử đều đặt trên nền tảng văn hoá Trung
Quốc, lời của Khổng Mạnh trở thành “tín điều” của tất cả những ai theo nghiệp bút
nghiên. Chế độ khoa cử Việt Nam suốt thời gian dài gắn kết với sự hiểu biết của
nền kiến thức phong kiến Trung Quốc. Văn học dân tộc theo đó cũng khơng chính
thức lấy sự phân chia theo loại hình sáng tác làm chính yếu, mà phân chia dựa theo
sự tồn tại của các triều đại phong kiến như văn học đời Lí, đời Trần, đời Lê…, vì
thế từ thể loại, phương pháp sáng tác, các phân chia phân kỳ… vẫn theo lối sẵn có
từ Trung Quốc hay từ các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó, nên thiếu những
bức phá hay phát triển. Kiểu phân loại này dù có đơi lúc khơng liền mạch, khơng
nhất qn nhưng vẫn được xem là đại diện chính thức đến tận năm 1919 1 - khi thực
dân Pháp chính thức áp đặt kiểm sốt, quản lí, phát triển mơ hình giáo dục ở Việt
Nam. Lưu trọng Lư với tinh thần Một nền văn chương Việt Nam đã “cảnh báo”: “Ta
đã vay mượn của người hàng xóm từ một điệu thơ nhỏ nhặt, đến một đạo lí cao xa.
Rồi xưa kia chúng ta là những người Tàu (…), và chưa có một lúc nào chúng ta là
người Việt Nam cả.” [56: 122]. Đặng Thai Mai nhìn nhận có phần khách quan hơn,
đó là “ảnh hưởng một chiều của văn học Trung Quốc vào văn học Việt Nam. Song
đó lại hồn tồn khơng phải là lối tiếp thu cơ giới, thụ động, rập khuôn máy móc mà
1

Năm 1915: bãi bỏ thi Hương ở Bắc kỳ. Năm 1918: bãi bỏ khoa cử ở Trung kỳ. Ngày 15.6.1919
khoa thi Hội cuối cùng của Việt Nam tổ chức tại Huế.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

chính là sự tiếp thu có chọn lọc, có điều chỉnh, có sáng tạo cho phù hợp hồn cảnh
xã hội và thực tế đời sống văn hóa – văn học Việt Nam” [67: 22]. Từ đó có thể thấy,
đến trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Việt Nam thì ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc là rất sâu sắc, thể hiện khá rõ nét ở khía cạnh văn
học.
Cũng chính bởi yếu tố chính trị - xã hội, lịch sử như thế mà văn hóa và văn
học dân tộc với tư cách là yếu tố tinh thần của quốc gia đã có những “phản kháng”
nhất định để thích nghi, tồn tại với lịch sử dân tộc. Dù loại hình sáng tác hay phân
kỳ văn học viết dựa theo triều đại phong kiến thì nội dung của nó cũng ln gắn
chặt với vận mệnh dân tộc, với lịch sử nước nhà, phản ánh sức sống mãnh liệt của
dân tộc và song song đó là sự tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo để phù hợp hồn cảnh
xã hội và đời sống của người Việt.
1.2

Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá Phương Tây đến văn học Việt Nam
Bước chuyển ngoặc lịch sử đối với xã hội phong kiến Việt Nam khi thực dân

Pháp đặt chân đến năm 1858 đã làm tình hình chính trị xã hội nước nhà chuyển biến
sâu sắc. Một kiểu tiếp xúc – gặp gỡ mang đến thay đổi chưa từng có về mọi mặt, tác
động đến và làm xã hội thay đổi mọi thượng tầng kiến trúc từ chính trị, hệ tư tưởng
đến xáo trộn về văn hóa, tơn giáo, xã hội… Một giai đoạn người Việt lại phải đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, chi
phối hầu hết các vấn đề dân sinh của dân tộc. Những tác động của tình hình chính
trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… nói như Hồi Thanh trong Thi nhân Việt Nam 1932 1941 thì đó là “ …cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế
kỷ…” [114]. Nhà cầm quyền thực dân Pháp mưu mô nhưng uyển chuyển hơn các

triều đại phong kiến phương Bắc khi dựa vào mỹ từ “chính sách khai hóa”, khơng
theo một chiều đàn áp hay gây cảm giác đồng hóa như văn hóa Hán trước đây. Tùy
lúc và điều kiện đó là sự “trợ giúp” phát triển khoa học kỹ thuật, mở trường dạy chữ
quốc ngữ, xuất bản sách báo (năm 1865 tờ báo Quốc ngữ đầu tiên Gia Định Báo ra
hàng tháng)… mục đích làm giảm ảnh hưởng văn hóa Hán, chữ viết Hán trong
chiến lược xóa bỏ ảnh hưởng văn hóa chính trị Trung Quốc ở Việt Nam, cũng là ra

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

sức chống lại tầng lớp Nho học phản kháng, đề cao văn hóa “mẫu quốc”, kéo văn
hóa Việt Nam vào luồng quỹ đạo văn hóa Pháp, phục vụ mục đích chính trị biến
dân tộc Việt Nam thành thuộc địa của Pháp, giai đoạn mà có những tiếng nói cực
đoan thốt ra “…trước kia người ta nhắm mắt theo phong kiến Trung Quốc bao
nhiêu, thì ngày nay người ta nhắm mắt theo văn hóa tư sản Pháp bấy nhiêu…”,
thậm chí có học giả nước ngồi đã miêu tả nền văn học Việt Nam là khơng chỉ hình
thức mà ở cả tư tưởng đều có cả ý của Tàu – Tây – Việt [98: 42].
Tuy vậy, với những chuyển biến của thời cuộc và những tiện ích nhất định,
loại chữ Latin do người Pháp tạo ra trong quá trình xác định vị trí xã hội của nó đã
nhanh chóng chứng tỏ có nhiều ưu thế hơn cho cuộc sống xã hội, vượt giới hạn mưu
mô chật hẹp ban đầu của thực dân Pháp trở thành hệ văn tự chính thức của Việt
Nam. Nếu những năm cuối thế kỷ XIX hiện tượng thực dân Pháp phải đối đầu, đàn
áp làn sóng của các sĩ phu, nhân dân trong âm mưu loại bỏ chữ Hán thì đến những
năm đầu thế kỷ XX một tầng lớp tầng lớp sĩ phu, ông tú, ông cử… đã nhận thấy sự
cản trở của chữ Hán tới con đường duy tân dân tộc đã lên tiếng đòi chấm dứt lối văn
chương thi cử, phê phán việc dùng chữ Hán. Văn học theo đó mà cả về nội dung, tư

tưởng và cả loại hình sáng tác và thái độ tiếp nhận đã có những chuyển biến rõ rệt.
Nguyễn Phan Lãng viết:
Trước hết phải học ngay Quốc ngữ
Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau
Chữ ta, ta đã thuộc làu
Nói ra nên tiếng, viết câu nên lời
Trong lĩnh vực sáng tác, dịch thuật, kể cả việc nghiên cứu và dịch thuật văn
học Trung Quốc cũng chịu tác động đáng kể: “… thực tế là văn tự mới dựa trên chữ
cái Latin rõ ràng đã hữu hiệu hơn trong việc chuyển dịch tiểu thuyết Trung Quốc
sang tiếng Việt so với hệ thống văn tự cũ [chữ Nôm] vốn được mô phỏng theo
đường nét chữ Hán…” [110]. Từ năm 1917 khi mà tồn quyền Albert Sarraut ban
hành bộ Học chính tổng quy (Règlement Géglement Général de l'Instruction
Publique) thì Hán học bị xem như mất ảnh hưởng chính thức, địa vị văn học Trung

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

Quốc trong chừng mực nhất định nào đó đã mất đi vị thế chủ đạo của nó. Văn học
Việt Nam chuyển mình từ dạng thức chương hồi thi phú mang màu sắc trung đại
của Trung Hoa, dần dà rồi thoát ra mạnh mẽ cả về nội dung lẫn hình thức bước vào
lộ trình văn học mới đa dạng và hiện thực hơn. Các sáng tác theo thời gian thu gọn
lại, tập trung vào chữ Quốc ngữ, gắn chặt vào vận mệnh dân tộc nước nhà. Các sĩ
phu Việt Nam đã “tỉnh giấc mộng” trước những biến động xã hội mà hịa vào mơi
trường xã hội mới, tiếp tục dùng văn chương làm vũ khí trong trận chiến mới của
dân tộc. Sự tiếp xúc này đưa nền văn học Việt Nam bước những bước đầu tiên vào
trào lưu của văn học thế giới, từ đề tài, thể loại, cách viết, đội ngũ sáng tác, doanh

nhân làm văn hóa, nhà xuất bản… đã dần xuất hiện làm từng bước thay đổi, từng
bước phát triển rồi vượt qua những yếu tố ràng buộc giới hạn của thể loại văn học
truyền thống. Văn học Việt Nam chuyển mình từ văn học của giới học chữ “thánh
hiền” số ít trong xã hội, đại biểu cho một giai tầng “cao cấp” mang tính bảo thủ và
nhiều giới hạn “… Đầu đề, tư liệu, văn liệu, bút pháp cũng vẫn luôn luôn vay mượn
ở văn học cổ điển của “thiên triều” [52: 87], suốt chiều dài phong kiến đến tận thế
kỷ XIX, hòa nhập vào nền văn chương “thị trường” cho số đông – văn học được
“khai sáng” nhìn ra thế giới xung quanh.
1.3

Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị - xã hội khác đến văn học Việt

Nam
Thêm một sự tiếp xúc đáng lưu ý ảnh hưởng đến tính “giải phóng” tư tưởng
của giới sĩ phu Việt Nam là sự gặp gỡ với Nhật Bản đầu thế kỷ XX, phong trào
Đông Du đưa đến sự khai mở dạng bài giảng Văn minh tân học sách (1904 - 1905)
hay ảnh hưởng của phong trào Duy Tân của Trung Quốc do Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu, Nghiêm Phục khởi xướng… đã góp phần giúp giới trí thức Nho sĩ Việt
Nam suy ngẫm, nhận thức khác về thực tiễn chính trị, văn hóa nước nhà ấu trĩ suốt
ngàn năm giờ lại đang bị kiềm hãm, đem đến cái nhìn thơng thống, đa chiều hơn
về tình hình chính trị, chỉ ra cái ấu trĩ không chịu tiếp thu kỹ thuật nước ngồi, tâm
lí sùng bái vọng cổ. Trần Huy Liệu trong lịch sử tám mươi năm chống Pháp viết
“Đặc biệt là những sách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu… Với giọng văn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16


tuyên truyền sôi nổi và cảm khái lâm ly, bộ Ẩm Băng Thất, nhất là quyển Trung
Quốc hồn của Lương Khải Siêu, đã có tác dụng gây rung cảm trong đầu óc giới sĩ
phu Việt Nam hồi ấy” [81: 40]. Trong Lời phi lộ của bản tuyên ngôn thành lập Việt
Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu đưa ra phương châm hành động: “gần thì
bắt chước theo Tàu, Xa thì người Mỹ, người Âu làm thầy” [80: 45]. Điều này cho
thấy các nhà sĩ phu yêu nước Việt Nam đã nhận thấy cái lợi thiết thực của Tân Thư
đối với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thời bấy giờ. Trương Chính trong Tân thư và
dịng văn học yêu nước và cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX đã
có nhận xét cụ thể hơn về phong trào này, dù chịu ảnh hưởng của lối Tân Thư
Trung Quốc nhưng do điều kiện chính trị xã hội lúc bấy giờ khác nhau nên ở Việt
Nam mục đích tiếp nhận Tân Thư là “để giành quyền “tự chủ”, độc lập dân tộc,
đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước” so với Trung Quốc là tự cường dân tộc. [18: 154].
Phong trào Tân Thư đã tác động sâu rộng vào đời sống xã hội, về mặt văn học nó là
bước đi đầu cần thiết, là nền tảng cần thiết để văn học Việt Nam phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu theo xu hướng chung của khu vực, tiếp nhận, cảm thụ văn hóa
phương Tây và đưa đến những thay đổi căn cơ cho nền học thuật nước nhà 1.
Đến những năm đầu thập niên ba mươi tình hình dịch thuật, nghiên cứu và
giới thiệu các tác phẩm văn học nước ngoài, kể cả văn học phương Tây cũng khơng
có những bước tiến đáng kể, nếu xét kỹ thì có phần chững lại so với bước tiến của
hai thập niên đầu về mặt số lượng. Với văn học Pháp dù giờ đây vẫn được xem là tố
chất để văn học hiện đại Việt Nam học tập, khai thác để tiếp tục hiện đại hoá nền
văn học dân tộc và hội nhập với văn học thế giới, là đề tài gợi mở đưa đến nhiều
hứng thú cho tầng lớp trí thức Tây học, sản sinh ra những trào lưu văn chương mới
chưa từng xuất hiện trong lịch sử văn học nước nhà, ý thức của người cầm bút, năng
lực tiếp nhận cái hay cái đẹp bên ngồi giờ đã tích tụ chuyển thành bản lĩnh sáng tạo
thực thụ, cộng hưởng những điều kiện thuận lợi bước đầu như chữ viết Latin được
chính thức sử dụng trên phạm vi cả nước, tầng lớp trí thức cả Hán học lẫn Tây học

1


Theo nghiên cứu của nhiều nhà sử học thì Nguyễn Trường Tộ là người Việt Nam đầu tiên mang
Tân Thư vào Việt Nam. Tiếp theo là Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

đã tương đối thống nhất về việc sử dụng chữ Latin này cho cơng cuộc “chấn dân khí,
khai dân trí”, tầng lớp độc giả thành thị và thị trường văn chương đã hình thành và
phát triển. Với văn học Trung Quốc thì mức độ kiểm sốt của thực dân cùng chính
sách gia tăng sức kiểm sốt, kiểm duyệt gắt gao đối với văn hóa, văn học Trung
Quốc đã làm hạn chế đáng kể việc tiếp cận Văn học Hiện đại Trung Quốc mặc dầu
yếu tố chính trị, xã hội của hai nước có những bước tiến gần tương đồng trong khu
vực đang hiện đại hóa mọi mặt. Chủ trương “tự lực mình làm ra những sách có giá
trị về văn” [26: 103], khơng phiên dịch sách nước ngồi là tinh thần chung của
nhiều cây bút đương thời và là chủ trương hợp lí với yêu cầu tự khẳng định mình về
một nền văn học mới, một nền văn học yêu nước vị nhân sinh.
Tuy vậy sự trưởng thành bước đầu của nền văn học bằng chữ viết của dân
tộc đưa đến việc “nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc như yêu cầu về phương pháp
luận khi nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc…” [26: 105]. Và dù bị hạn chế về ý
thức hệ nhưng ảnh hưởng của truyện thông tục Tàu vẫn gây cảm hứng mạnh mẻ nơi
cơng chúng. Nguyễn Văn Hiệu đã diễn đạt chính xác khi cho rằng tiền đề quan
trọng để cho văn học cổ Trung Quốc tiếp tục phát triển ở Việt Nam, chính là chủ
trương “giao cho báo chí nhiệm vụ tuyên truyền tư tưởng Khổng Mạnh, trở về cội
nguốn văn hóa Á Đơng nhằm làm cho nhân dân lãng qn tình hình chính trị trước
mắt (Pháp thất trận trước Đức) [26: 105]. Tuy vậy, chúng tôi nghĩ cũng nên xét đến

việc tìm hiểu và khai thác lại di sản dân tộc là nhu cầu tất yếu của tầng lớp trí thức
trên chặng đường hiện đại hoá văn học dân tộc. Vương Trí Nhàn khi nhắc đến yếu
tố hiện đại hố văn học cũng đề cao tính cần thiết của những giá trị văn học truyền
thống “… Đây có lẽ là một trong những phương thức tốt nhất để một dân tộc tự
khẳng định giữa những dân tộc khác…” [115]. Văn học Hiện đại Trung Quốc thì
mãi đến năm 1936 và nhất là sau năm 1940 mới có những điều kiện thuận lợi để
vào Việt Nam. Sự thắng lợi của mặt trận Bình dân ở Pháp, sự thành lập Mặt trận
Nhân dân Đông Dương và nhất là khi Đảng ta ra hoạt động cơng khai thì sự giao
lưu qua lại giữa một số nhà in Trung Quốc “Một số sách báo của Nhà xuất bản Tam
Liên (Độc thư, sinh hoạt, tân tri) có thể lưu hành ở Sài-gịn, ở Hà-nội. Độc giả Việt-

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×