BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ NGỌC GIÀU
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
DƯỚI 2 TUỔI VÀ KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ − THỰC HÀNH
NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2
TUỔI Ở PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN Ô MÔN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. THÁI THỊ NGỌC THÚY
CẦN THƠ - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo Đại học, các bộ mơn cùng tồn thể quý
Thầy, Cô trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi
trong 4 năm học vừa qua;
ThS. Thái Thị Ngọc Thúy đã tận tình giảng dạy, hưỡng dẫn giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành Luận văn này;
Q Thầy, Cơ trong Hội đồng chấm Luận văn, đã có nhiều ý kiến q
báu giúp tơi hồn thiện nghiên cứu này;
Các cán bộ y tế tại Trạm y tế phường Thới An, các cô Cộng tác viên và
các bạn sinh viên cùng lớp đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thu thập thơng tin đến khi hồn thiện Luận văn;
Cuối cùng tơi xin dành tình cảm đặc biệt và lịng cảm ơn sâu sắc đến
gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể tập chung và hoàn thành
Luận văn này.
Dù rất cố gắng song đề tài khơng tránh khỏi những mặt cịn hạn chế
nên rất mong nhận được sự đóng góp của q Thầy, Cơ, các bạn sinh viên
cùng bạn đọc.
Trân trọng!
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CC/T
Chiều cao theo tuổi
CC/CN
Chiều cao theo cân nặng
CN/T
Cân nặng theo tuổi
SDD
Suy dinh dưỡng
UNECEF
United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc)
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
TYT
Trạm y tế
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Khái niệm suy dinh dưỡng .............................................................. 3
1.2.
Phân loại suy dinh dưỡng ................................................................ 6
1.3.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng .......................................................... 8
1.4.
Hậu quả của suy dinh dưỡng ........................................................... 9
1.5.
Các biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng ................................... 10
1.6.
Tình hình suy dinh dưỡng ............................................................. 12
1.7.
Tình hình nghiên cứu suy dinh dưỡng trong nước ......................... 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 18
2.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 19
2.3.
Y đức trong nghiên cứu ................................................................. 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................... 29
3.2.
Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi................................. 32
3.3.
Kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ .................................. 35
3.4.
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành và SDD ............. 39
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1.
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................... 44
4.2.
Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi................................. 47
4.3.
Kiến thức – thái độ - thực hành của các bà mẹ .............................. 49
4.4.
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành và SDD ............. 52
KẾT LUẬN ................................................................................................. 58
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow ....................................... 7
Bảng 1.2. Đánh giá cân nặng theo tuổi phù hợp với triệu chứng phù .............. 7
Bảng 1.3. Nhu cầu năng lượng và protein cho trẻ em Việt Nam ..................... 9
Bảng 1.4. Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò ............................................ 11
Bảng 1.5. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở một số khu vực................................... 13
Bảng 3.6. Đặc điểm về tuổi của các bà mẹ lúc sinh ...................................... 29
Bảng 3.7. Đặc điểm về dân tộc của các bà mẹ .............................................. 29
Bảng 3.8. Đặc điểm về số con của các bà mẹ ............................................... 31
Bảng 3.9. Đặc điểm về giới tính của trẻ ........................................................ 31
Bảng 3.10. Đặc điểm về tuổi của trẻ ............................................................. 32
Bảng 3.11. Đặc điểm về cân nặng lúc sinh của trẻ ........................................ 32
Bảng 3.12. Tình hình suy dinh dưỡng chung của trẻ ..................................... 32
Bảng 3.13. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ theo phân loại ........................ 33
Bảng 3.14. Suy dinh dưỡng của trẻ theo phân độ.......................................... 33
Bảng 3.15. Suy dinh dưỡng của trẻ phân theo giới tính ................................ 34
Bảng 3.16. Suy dinh dưỡng của trẻ phân theo nhóm tuổi.............................. 34
Bảng 3.17. Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ....................... 35
Bảng 3.18. Kiến thức cho trẻ ăn dặm của các bà mẹ ..................................... 36
Bảng 3.19. Kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ của các bà mẹ ................... 36
Bảng 3.20. Thái độ nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ của các bà mẹ ................. 37
Bảng 3.21. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ ........................ 38
Bảng 3.22. Thực hành cho trẻ ăn dặm của các bà mẹ ................................... 38
Bảng 3.23. Thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ trẻ của các bà mẹ ............ 39
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ của bà mẹ ................... 39
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành ................... 40
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ với
suy dinh dưỡng của trẻ............................................................... 41
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ với suy dinh dưỡng của
trẻ .............................................................................................. 42
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thực hành của bà mẹ với suy dinh dưỡng của
trẻ .............................................................................................. 43
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tình hình SDD nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi qua các năm ..... 14
Biểu đồ 1.2. Tình hình SDD thấp cịi của trẻ em dưới 5 tuổi qua các năm ..... 15
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về học vấn của các bà mẹ .......................................... 30
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm về nghề nghiệp của các bà mẹ .................................. 30
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về kinh tế gia đình của các bà mẹ ............................. 31
Biểu đồ 3.4. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ........................ 35
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng có vai trị quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ
thể và giữ gìn sức khỏe con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của đời người,
nhu cầu dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Việc đáp ứng nhu cầu ấy phải ln
được chú ý vì đó là nền tảng sức khỏe. Điều này càng đặc biệt đối với trẻ nhỏ,
vì các sai lầm về dinh dưỡng trong giai đoạn ấu thơ sẽ để lại hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, những năm đầu tiên của
cuộc đời (2 năm đầu đời) nếu trẻ bị SDD thì có thể để lại những hậu quả về
thể chất và tinh thần không phục hồi được và kéo dài sang thế hệ sau [16].
Hậu quả của SDD là vô cùng nghiêm trọng: một xã hội có tỷ lệ SDD
cao thì nguy cơ bệnh tật rất lớn làm tăng gánh nặng về y tế, sức lao động
giảm, làm giảm thu nhập quốc dân, làm chậm sự phát triển của xã hội. SDD
cũng góp phần làm tăng một số bệnh tật ở trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển
hành vi và trí tuệ của trẻ đặc biệt là làm tăng tỷ lệ trẻ em. Theo báo cáo mức
độ và xu hướng tử vong trẻ em năm 2012 của WHO, trong tổng số trẻ dưới 5
tuổi tử vong thì có hơn một phần ba (37%) tử vong do SDD [42], [47].
SDD là vấn đề y tế công cộng hết sức quan trọng và cần được quan tâm
đúng mức. Có nhiều nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng SDD ở trẻ em:
Người mẹ bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai, thiếu dinh dưỡng sau sinh, trẻ dị
tật, bệnh tật làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Một nguyên
nhân gốc rễ là do bà mẹ thiếu kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Tú năm 2009, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức ni
con tốt chỉ có 15,6%, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến thức ni con đạt mức
yếu kém sẽ có nguy cơ trẻ bị SDD cao gấp 3,2 lần và kiến thức trung bình là
1,9 lần. Điều này cảnh báo rằng nguy cơ SDD khơng chỉ xảy ra ở những gia
đình nghèo, thiếu ăn mà ngay cả gia đình khá giả nhưng bà mẹ thiếu kiến thức
2
nuôi nuôi dưỡng trẻ và thực hành nuôi dưỡng trẻ khơng đúng thì con của họ
vẫn có nguy cơ bị SDD [34].
Bắt đầu từ năm 2000, nước ta đã triển khai chiến lược quốc gia phòng
chống SDD, đến năm 2009 tỷ lệ SDD đã giảm xuống còn 18,9 % và đến năm
2012 còn 16,2%. Tuy tỷ lệ SDD giảm rõ rệt qua các năm nhưng con số này
vẫn còn cao, vì vậy cần quan tâm đúng mức đến vấn đề phịng chống SDD.
Để phịng chống SDD có hiệu quả chúng ta nên đầu tư cho các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tạo việc làm nâng cao mức sống trong cộng
đồng và đặc biệt là nâng cao kiến thức thái độ và thực hành nuôi dưỡng trẻ
của các bà mẹ.
Phường Thới An, quận Ơ Mơn, Thành phố Cần Thơ tuy không phải là
địa phương thuộc vùng sâu vùng xa nhưng tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
cũng chưa được quan tâm nhiều đặc biệt về kiến thức thái độ và thực hành
nuôi trẻ cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi và kiến
thức – thái độ - thực hành ni dưỡng trẻ của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
ở phường Thới An, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ năm 2013”. Đề tài
được thực hiện với các mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi ở phường Thới
An, quận Ơ Mơn, Thành phố Cần Thơ năm 2013.
2. Khảo sát tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành về ni dưỡng trẻ của
các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại phường Thới An, quận Ơ Mơn, Thành phố
Cần Thơ.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi
dưỡng trẻ và suy dinh dưỡng trẻ em.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Khái niệm suy dinh dưỡng
1.1.1. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể cung cấp đầy đủ, cân đối các thành
phần các chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ
thể, chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [29].
Dinh dưỡng chỉ việc con người đưa thức ăn vào cơ thể thông qua hành
vi hấp thụ thức ăn, được sử dụng sau quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi.
Đồng thời phát huy mọi chức năng sinh lý của cơ thể để tồn tại [2].
1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc
và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [19]. Tình
trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như tình trạng
an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh mơi trường, cơng
tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, gánh nặng công việc lao động bà mẹ… Thực
trạng dinh dưỡng của trẻ em thường được coi là đại diện cho tình hình dinh
dưỡng và thực phẩm của toàn cộng đồng.
1.1.3. Suy dinh dưỡng
Theo WHO và UNICEF, SDD là hậu quả để lại do việc thiếu hụt lượng
dinh dưỡng cần được cung cấp vào hoặc do những yếu tố bệnh tật tác động
đến q trình tiêu hóa của cơ thể. Hiện nay định nghĩa này được sử dụng
nhiều nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam [44].
Trong năm đầu trọng lượng cơ thể của trẻ tăng rất nhanh: 6 tháng tăng
gấp đôi và cuối năm tăng găp ba so với cân nặng lúc mới sinh [5], 16 tuần đầu
đời có tính quyết định cho sự phát triển mơ não của trẻ vì vậy việc cung cấp
4
đủ dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ này là hết sức quan trọng cho sự phát
triển trí não của trẻ [13]. Giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi là thời kỳ quan trọng
cho sinh trưởng và phát triển của trẻ, cũng là thời kỳ dễ xảy ra thiếu máu và
thiếu dinh dưỡng. Ở thời kỳ này nếu xảy ra tình trạng thiếu máu và thiếu dinh
dưỡng thì sau này rất khó khắc phục [43].
Tùy theo mức độ nặng nhẹ, trẻ SDD có những biểu hiện như: Thoạt
đầu, khi mới bị SDD triệu chứng thường khơng rõ ràng, ít gây chú ý của bà
mẹ, trẻ vẫn chơi, vẫn có vẻ bình thường nhưng mất dần vẻ bụ bẫm và sụt cân
dần; Tiếp theo đó ta sẽ thấy các bắp thịt ở cánh tay ở đùi trẻ mềm nhão ra rồi
dần dần teo nhỏ lại, da trở nên xanh xao, trẻ biếng cười đùa, đến giai đoạn
sau, SDD sẽ ảnh hưởng đến tâm thần của trẻ, trẻ không ngủ, cơ thể xanh xao,
gầy ốm một cách rõ rệt [45].
SDD đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng của thế giới, đặc
biệt là các nước nghèo, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tình
trạng SDD khơng chỉ xảy ra khi chế độ ăn thiếu protein và năng lượng mà
thường là sự thiếu hụt kết hợp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là
các vi chất dinh dưỡng [7].
Theo báo cáo mức độ và xu hướng tử vong trẻ em năm 2012 của WHO,
trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong thì có hơn một phần ba (37%) tử vong do
SDD [49], [50].
1.1.4. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thơng
tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình trên cơ sở thơng
tin số liệu đó. Tình hình dinh dưỡng của một cộng đồng, một địa phương
cũng như phạm vi cả nước là một trong các nguồn dẫn liệu rất quan trọng để
xây dựng và đánh giá các dự án về sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội [19].
5
Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh
giá tình trạng dinh dưỡng như: Nhân trắc học; Điều tra khẩu phần ăn và tập
quán ăn uống; Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới
các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng; Các xét nghiệm cận lâm
sàng chủ yếu là hóa sinh ở dịch thể và các chất bài tiết để phát hiện mức bảo
hòa các chất dinh dưỡng; Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối
loạn chất phận do thiếu hụt dinh dưỡng; Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong, sử
dụng các thống kê y tế để tìm hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và
tình trạng dinh dưỡng; Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng
dinh dưỡng và sức khỏe [19].
Nhân trắc học dinh dưỡng là đo các kích thước và cấu trúc cở thể để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau:
Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng; Các kích thươc về độ dài, đặc
hiệu là chiều dài nằm và chiều cao đứng; Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về
năng lượng và protein, thông qua các mô mềm bề mặt như lớp mỡ dưới da và
cơ [19]. Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ tiêu nhân trắc thường được dùng
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là cân nặng theo tuổi, chiều cao
theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.
Cân nặng theo tuổi: Là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất.
Chỉ số này được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng
đồng. Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại.
Chiều cao theo tuổi: Phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi
thấp phản ánh suy dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho trẻ bị
thấp còi.
Chiều cao theo chiều cao: Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng
hiện tại. Chỉ số này thấp phản ánh tình trạng SDD cấp.
6
1.2.
Phân loại suy dinh dưỡng
Hiện nay (Golden, 1996), người ta thấy phản ứng sự thiếu dinh dưỡng
nào đó theo hai con đường khác nhau: một là cơ thể tiếp tục tăng trưởng, sử
dụng các nguồn dự trữ và giảm bớt các chức phận phụ thuộc các chất dinh
dưỡng này cho đến một lúc nào đó bọc lộ ra các triệu chứng đặc hiệu của sự
thiếu đó, người ta gọi đó là suy dinh dưỡng độ I. Hai là, cơ thể ngừng hoặc
chậm tăng trưởng mà vẫn duy trì dự trữ và đậm độ các chất dinh dưỡng này
trong các mô của cơ thể, đó là thiếu dinh dưỡng loại II [21].
1.2.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo lâm sàng
SDD thể teo đét (Marasmus): là thể thiếu dinh dưỡng rất nặng, do chế
độ ăn thiếu cả năng lượng lẫn protein. SDD thể teo đét có thể xảy ra trong
năm đầu tiên, cai sữa quá sớm hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý là nguyên
nhân phổ biến [3].
SDD thể phù (Kwashiorkor): bệnh thường gặp ở trẻ trên 1 tuổi, do chế
độ ăn quá nghèo về protein và glucid tạm đủ hoặc thiếu nhẹ.
Ngồi ra, phân loại theo lâm sàng cịn có thể trung gian (Marasmus –
Kwashiorkor), thể trung gian thường gặp hơn so với hai thể trên nhưng với
mức độ nhẹ hơn.
1.2.2. Phân loại suy dinh dưỡng trên cộng đồng
1.2.2.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo tác giả GOMEZ (1956)
Đây là phương pháp phân loại sớm nhất và được sử dụng nhiều trước
đây, thang phân loại này được tính theo phần trăm cân nặng của trẻ đạt được
so với cân nặng chuẩn cùng tuổi và giới, mức độ SDD xác định như sau [33]:
- CN/T: 90% chuẩn thì trẻ bình thường.
- CN/T: 75 – 90% chuẩn thì trẻ SDD nhẹ.
- CN/T: 60 – 75% chuẩn thì trẻ SDD vừa.
- CN/T: ≤ 60% chuẩn thì trẻ SDD nặng.
7
Cách phân loại này đơn giản nhưng không phân biệt được thiếu dinh
dưỡng cấp tính hay mãn tính.
1.2.2.2. Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow J.C
Waterlow đề nghị phân loại dinh dưỡng dựa trên hai chỉ số CC/T và
CN/CC [31].
Bảng 1.1. Phân loại theo Waterlow
Cân nặng so với chiều cao ở ngưỡng 80% hay – 2SD
Dưới
Trên
Chiều cao so với tuổi
(ngưỡng -2SD)
Trên
Bình thường
Gầy cịm
Dưới
Thấp cịi
Gầy cịm và thấp cịi
Nguồn: Dinh dưỡng và an tồn thực phẩm [31].
- Gầy cịm (Wasting): biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.
- Thấp cịi (Stunting): biểu hiện tình trạng SDD trong q khứ.
- Gầy cịm và thấp cịi: biểu hiện SDD mãn tính.
1.2.2.3. Phân loại suy dinh dưỡng theo Wellcome
Tác giả phân loại dựa vào tỷ lệ phần trăm cân nặng so với tuổi phối hợp
với triệu chứng phù.
Bảng 1.2. Đánh giá cân nặng theo tuổi phù hợp với triệu chứng phù
Phù
Tỷ lệ % cân nặng
theo tuổi
Có
Khơng
60-80%
Kwashiorkor
Suy dinh dưỡng I, II
60%
Marasmus - Kwashiorkor
Marasmus
Nguồn: Điều dưỡng nhi khoa [4].
1.2.2.4. Phân loại theo Tổ chức Y Tế Thế Giới
Năm 1981, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức khuyến nghị
sử dụng khoảng giới hạn từ - 2SD đến 2SD để phân loại tình trạng dinh
dưỡng trẻ em. Quần thể tham khảo được sử dụng là NCHS (National Center
8
for Health Statistics). Thang phân loại của WHO được sử dụng theo các chỉ
số như sau [3]:
Cân nặng/tuổi (thể nhẹ cân): những trẻ có cân nặng/tuổi dưới – 2SD
được xem là có tinh trạng SDD với các mức độ:
- SDD độ 1: từ dưới – 2SD đến – 3SD
- SDD độ 2: từ dưới – 3SD đến – 4SD
- SDD độ 3: dưới – 4SD
Chiều cao/ tuổi (thể thấp còi): những trẻ có chiều cao/tuổi dưới – 2SD
được xem là có tình trạng SDD với các mức độ:
- SDD độ 1: từ dưới – 2SD đến – 3SD
- SDD độ 2: dưới – 3SD
Cân nặng/ chiều cao (thể gầy còm): dưới – 2SD là có tình trạng SDD.
1.3.
Ngun nhân suy dinh dưỡng
Nguyên nhân trực tiếp của SDD là do thiếu ăn về số lượng hoặc chất
lượng. Đối với trẻ còn trong thời kỳ bú sữa, việc bú sữa mẹ là nguồn cung cấp
dinh dưỡng rất quan trọng, trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể
trẻ cần, nếu trong thời kỳ này trẻ không được bú mẹ đầy đủ theo nhu cầu của
trẻ thì trẻ có nguy cơ bị SDD. Đối với trẻ trong thời kỳ ăn dặm, các bà mẹ
phải cho trẻ ăn đủ các nhóm thực phẩm và phải ăn đúng cách. Khi cho ăn bổ
sung muộn, như ở một số nước Châu Phi, các trường hợp SDD nặng thường
xảy ra trên độ tuổi 2 đến 4 tuổi, còn trẻ dưới 6 tháng tuổi bị SDD thường do
không được bú sữa mẹ hoặc ăn bổ sung quá sớm [3]. Nhu cầu năng lượng và
protein cho trẻ em Việt Nam đã được nghiên cứu và khuyến cáo.
9
Bảng 1.3. Nhu cầu năng lượng và protein cho trẻ em Việt Nam
Nhóm tuổi
Nhu cầu năng lượng
Kcal
Nhu cầu protein
(g/kg cân nặng/ngày)
Nam
Nữ
Dưới 1 tháng
555
2,46
2,39
1-2 tháng
555
1,93
1,93
2-3 tháng
555
1,74
1,78
3-4 tháng
555
1,49
1,53
4-6 tháng
555
12 g/ngày
7-12 tháng
710
21-25 g/ngày
1-2 tuổi
1180
35-44 g/ngày
Nguồn: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam [6].
Nhiễm khuẩn rất dễ đưa đến SDD do rối loạn tiêu hóa và ngược lại
SDD dễ dẫn đến nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm [3]. Đó là vòng lẫn quẩn
của SDD với các bệnh nhiễm khuẩn.
Những trẻ kém phát triển trong thời kỳ thai nhi (SDD bào thai) thì nguy
cơ bị SDD sớm là rất cao trong hai năm đầu sau sinh. Tình trạng kém phát
triển của trẻ thể hiện qua cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi thấp [7].
Nguyên nhân sâu xa của SDD là sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà
mẹ và trẻ em, các vấn đề nước sạch, vệ sinh mơi trường và tình trạng nhà ở
khơng đảm bảo, mất vệ sinh [7].
Nguyên nhân gốc rễ của SDD là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các
mặt phát triển nói chung bao gồm sự bất bình đẳng về kinh tế [7].
1.4.
Hậu quả của suy dinh dưỡng
Trẻ có cân nặng theo tuổi thấp thường hay bị bệnh như tiêu chảy và
viêm phổi, do vậy SDD làm tặng tỷ lệ tử vong trẻ em. Theo WHO, năm 2012
10
trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong thì có hớn một phần ba (37%) tử vong do
SDD [49], [50].
SDD ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển trí tuệ, hành vi và khả năng học
hành của trẻ, khả năng lao động khi đến tuổi trưởng thành. Hậu quả của SDD
có thể kéo dài qua nhiều thế hệ, phụ nữ đã từng bị SDD thời trẻ em hoặc lúc
trưởng thành thì khi làm mẹ rất có khả năng sinh con nhỏ yếu, cân nặng sơ
sinh thấp. Chính vì vậy, phòng chống SDD bào thai hoặc trong những năm
đầu đời có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong dinh dưỡng [7].
1.5.
Các biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng
Nguyên nhân của SDD có thể trực tiếp do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
và các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hay hô hấp. Những nguyên nhân ảnh
hưởng chung để dẫn tới nguyên nhân trực tiếp còn do nguyên nhân kinh tế,
văn hóa, xã hội và mơi trường. Vì vậy, cần có những hoạt động lồng ghép
nhiều biện pháp mới giải quyết được các vấn đề về dinh dưỡng [32].
1.5.1. Thực hiện ni con bằng sữa mẹ
Có thể khơng ngần ngại nói rằng dịng sữa mẹ chính là một phần cơ thể
của người mẹ, vì nhìn dưới góc độ khoa học, sữa người là một dạng mô sống
ở thể lỏng tương tự như máu, với khoảng 4000 tế bào sống và hoạt động trong
1ml sữa, một tập hợp phong phú các yếu tố hóa sinh ở dạng đang hoạt động,
một số lượng lớn các hormone và yếu tố tăng trưởng, và ít nhất 60 loại
enzyme bên cạnh thành phần hoàn hảo những chất dinh dưỡng đa lượng và vi
lượng. Chính phần thân thể này, nhưng người mẹ trên thế giới khi san sẻ cho
những đứa con thân yêu của mình đã cứu mỗi năm trên 1,5 triệu trẻ em thoát
khỏi cái chết, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em gấp 2-3 lần, giảm tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ
em gấp 14 lần [1].
NCBSM khơng chỉ có lợi cho trẻ mà cịn có nhiều tác dụng đối với
người mẹ: Việc cho trẻ bú đã kích thích sự giải phóng hoocmon ocytocin.
11
Hoocmon này làm co tử cung và giảm mất máu sau khi sinh [33]; Giúp người
mẹ duy trì cân nặng bình thường sau thời kỳ mang thai do tiêu thụ tích cực
nguồn năng lượng; Hỗn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt; Giúp
giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãng kinh; Người mẹ có thể cho
trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ đói, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ [22]; Tiết kiệm
được thời gian và tiền bạc do không phải tốn tiền mua sữa, không tốn thời
gian pha sữa cho con [46]. Hơn nữa, sự tiếp xúc giữa hai cơ thể khi mẹ bồng
con để cho trẻ bú giúp trẻ tự tin hơn, có cảm giác an toàn hơn, ấm áp hơn.
Những phụ nữ cho con bú sẽ có cảm giác tự tin hơn và gần gũi với con hơn
[8], [22].
Nuôi con bằng sữa mẹ lưu ý: cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt
ngay một giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú theo nhu cầu, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu, thời gian trẻ bú sữa mẹ ít nhất là 12 tháng và tốt nhất
là tới 24 tháng [31].
Bảng 1.4. Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò
Các yếu tố
Nhiễm khuẩn
Các kháng thể
Yếu tố phát triển
Đạm
Mỡ
Sữa mẹ
Khơng
Có
Có
Đủ, dễ tiêu hóa
Đủ acid béo cần thiết.
Có men Lipase tiêu hóa mỡ
Sắt
Dễ hấp thu
Vitamin
Đủ
Nước
Đủ
Nguồn: Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe [22].
Sữa bị
Có thể có
Khơng
Khơng
Q nhiều, khó tiêu hóa
Thiếu acid béo cần thiết
Khơng có men Lipase
Khó hấp thu
Khơng đủ vitamin A và C
Cần thêm
1.5.2. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Từ tháng thứ 5 trở đi, số lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của
trẻ đang lớn nhanh vậy nên trẻ cần ăn bổ sung thêm ngoài sữa mẹ [3]. Một số
điểm lưu ý khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung:
12
- Thức ăn bổ sung cần có độ đậm năng lượng thích hợp, có thể tăng độ
đậm bằng cách cho thêm dầu.
- Thức ăn bổ sung phải có độ keo đặc thích hợp do trẻ cần có thời gian
để chuyển từ thức ăn lỏng sang đặc.
- Thức ăn bổ sung cần cân đối các chất dinh dưỡng, cần có đủ các nhóm
thức ăn trong chế độ ăn bổ sung của trẻ. Người ta khuyến cáo, chế độ ăn của
trẻ nên có đủ 4 nhóm trong ơ vng thức ăn và lấy sữa mẹ làm trung tâm.
1.5.3. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng
SDD của trẻ diễn biến khá phức tạp. Những dấu hiệu ban đầu của SDD
thường khó phát hiện, thấy được khi đã muộn. Do đó cần có sự theo dõi liên
tục để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Để thực hiện được việc đó, cần
theo dõi biểu đồ tăng trưởng liên tục và điều đặn hàng tháng, trẻ tăng cân đều
là phát triển bình thường, khi cân nặng đứng yên là biểu hiện đe dọa, nếu
xuống cân là biểu hiện nguy hiểm. Khi theo dõi biểu đồ cịn có thể biết được
trẻ ở loại SDD nào để có biện pháp can thiệp kịp thời [32].
Ngồi các biện pháp trên thì việc giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ là
hết sức quan trọng. Đồng thời lưu ý các biện pháp can thiệp, phòng chống
SDD lồng ghép phối hợp với nhau để tăng hiệu quả.
1.6.
Tình hình suy dinh dưỡng
1.6.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới
Những nghiên cứu về tỷ lệ SDD đã chỉ ra các nước thuộc Châu Phi,
Châu Mỹ la tinh và Đông Nam Á từ trước và cho đến nay vẫn có tỷ lệ SDD
cao. Khơng chỉ SDD cao mà cịn bị tử vong cao nhất do bị SDD [31].
Theo thống kê của WHO, năm 2011 có 165 triệu (26%) trẻ em dưới 5
tuổi bị SDD thể thấp còi, giảm 36% so với năm 1990 (253 triệu). Các khu vực
có tỷ lện SDD cao là Châu Phi (36% năm 2011) và Châu Á (27% năm 2011),
13
có hơn 90% trẻ bị thấp cịi sống ở hai châu lục này, vì vậy SDD là vấn đề sức
khỏe cộng đồng nhưng hiện tại vẫn chưa được quan tâm đúng mức [47].
Năm 2011, tổng số trẻ dưới 5 tuổi mắc SDD thể nhẹ cân là 101 triệu
trẻ, so với năm 1990 là 159 triệu, giảm 36%. Mặc dù tỷ lệ trẻ em SDD thấp
còi và nhẹ cân đã giảm so với năm 1990 nhưng nhìn tổng thể thì tỷ lệ này vẫn
còn cao và hàng triệu trẻ em vẫn có nguy cơ bị SDD [47].
Tỷ lệ trẻ gầy cịm trên toàn thế giới là 52 triệu trẻ năm 2011, giảm 11%
so với năm 1990. Trong đó có 70% trẻ thấp còi sống ở Châu Á, hầu hết là ở
khu vực Trung Nam Á. Những đứa trẻ sống ở khu vực này có nguy cơ cao bị
SDD thậm chí là tử vong [47]. Nguy cơ tử vong cao nhất là vào ngày đầu tiên
sau khi sinh, vì theo ước tính có khoảng 25% đến 45% số trường hợp tử vong
ở trẻ sơ sinh xảy ra vào ngày đầu mới lọt lòng mẹ [37].
Bảng 1.5. Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân ở một số khu vực
1990
2010
2011
Châu Phi
22,7
17,9
17,7
Châu Á
32,9
20
19,3
Mỹ Latinh
7,2
3,2
3,1
Khu vực
Nguồn Levels and Trends in child malnutrition [47].
1.6.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở Việt Nam
Ở nước ta, từ thập kỷ 80 về trước, các thể SDD nặng như Kwashiorkor,
Marasmus khá phổ biến, gặp nhiều cả trong bệnh viện và trong cộng đồng
[32]. Mấy năm gần đây, các thể này đã hiếm gặp, hiện nay chủ yếu là các thể
nhẹ và thể vừa, biểu hiện là trẻ chậm lớn, nhẹ cân, thấp còi. Cùng với sự tăng
trưởng vững vàng về kinh tế, Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực
trong cơng cuộc phịng chống SDD [32].
Ở Việt Nam năm 2000 tỷ lệ SDD trẻ em thể nhẹ cân là 33,8%, thể thấp
còi là 36,5%, thể gầy còm là 8,6% đến năm 2009 tỷ lệ SDD tất cả các thể đều
14
giảm cụ thể là thể nhẹ cân còn 18,9%, thấp còi là 31,9%, thể gầy còm là 6,9%
[41]. Mỗi năm giảm trung bình 1,5%, tốc độ giảm tương đối nhanh.
Tuy vậy, theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng, tỷ lệ SDD trẻ em năm
2012 vẫn cịn cao, trong đó cao nhất là thể thấp còi với 26,7%, thể nhẹ cân
chiếm 16,2% và thể gầy cịm 6,7% [42]. Năm 2013 nhìn chung tỷ lệ SDD tất
cả các thể đều giảm nhưng khơng đáng kể, thể nhẹ cân 15,3%, thể thấp cịi
25,9%, thể gầy còm còn 6,6%.
35
30
25
20
15
10
5
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 1.1. Tình hình SDD nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi qua các năm
Nguồn Viện Dinh Dưỡng
15
40
35
30
25
20
15
10
5
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 1.2. Tình hình SDD thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi qua các năm
Nguồn Viện Dinh Dưỡng
Tỷ lệ SDD trẻ em ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2013 giảm đáng
kể, đặc biệt là thể nhẹ cân. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm đều qua các năm từ
năm 2000 đến năm 2013 giảm hơn phân nữa, từ 33,8% còn 15,3%. Tỷ lệ SDD
thể thấp cịi cũng giảm nhưng khơng ổn định. Các chương trình phịng chống
SDD nên quan tâm hơn đến SDD thể thấp còi để giảm tỷ lệ này nhằm cải
thiện tầm vóc của người Việt Nam.
Theo số liệu cho thấy, tỷ lệ SDD có sự khác biệt giữa các vùng sinh
thái, các vùng có tỷ lệ SDD cao là Tây Nguyên (25%), Trung du và Miền núi
Bắc bộ (20,9%), cao hơn mức trung bình chung cả nước rất nhiều. Các khu
vực có tỷ lệ SDD thấp hơn trung bình chung cả nước là Đồng bằng sông
Hồng (11,8%), Đông nam bộ (11,3%) và Đồng bằng sơng Cưu Long (14,8%).
Thành phố có tỷ lệ SDD thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (5,3%), tỉnh có
tỷ lệ SDD cao nhất là Đắc Nông (24,8%) [42].
16
1.6.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long
ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực và thực phẩm hàng đầu của Việt
Nam. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ em SDD đến năm 2009 vẫn còn rất cao, trong đó,
18,7% SDD thể nhẹ cân, 29,1% SDD thể thấp cịi [32]. Sau hơn 10 năm thực
hiện chương trình phịng chống SDD (1999 – 2009), tỷ lệ SDD trẻ em ở
ĐBSCL giảm từ 13,6% ở thể thiếu cân và 6,4% ở thể thấp còi so với cả nước
đối với 2 chỉ tiêu tương ứng là 17,8% và 6,8% trong cùng giai đoạn. Tỷ lệ
SDD trẻ em ở ĐBSCL giảm hàng năm cho thể nhẹ cân và thấp còi là 1,24%
và 0,58% [3].
1.7.
Tình hình nghiên cứu suy dinh dưỡng trong nước
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy và Erika Lutz
năm 2006 về thực hành ni dưỡng và chăm sóc trẻ đươi 24 tháng tuổi tại các
xã thuộc 6 tỉnh dự án IFEN II Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và xã Dân Hòa Tây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 2 tuổi tại
6 tỉnh dự án là 21,8%, trong đó SDD độ II và độ III vẫn còn 6,4% cao hơn so
với số liệu quốc gia năm 2005 (4,3%). Tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong 1
giờ sau sinh là 45,8%, trẻ được bú mẹ hoàn toàn 45,5%, thực hành nuôi
dưỡng trẻ chỉ đạt điểm 4 [16].
Nghiên cứu của Đoàn Thị Ánh Tuyết và Lê Thị Hương về tình trạng
dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại
huyện Hướng Hóa Và Dakrong năm 2011. Nghiên cứu được thực hiện trên
780 trẻ dưới 2 tuổi và 780 bà mẹ có con dưới 2 tuổi, kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân là 36,2%, thấp còi là 43,6% và thể gầy còm là
10,5% [9].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Tú, về khảo sát tình hình SDD trẻ em
dưới dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Mỹ An, huyện Tháp Muời,
tỉnh Đồng Tháp năm 2009. Nghiên cứu được thực hiện trên 200 trẻ, kết quả
17
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ SDD là 26,3%, trong đó tỷ lệ SDD cao nhất ở
nhóm tuổi 48 đến dưới 60 tháng tuổi. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức ni con tốt
15,6%, trung bình 25,7%, chưa tốt là 58,7% [34].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hồng, nghiên cứu tình hình SDD của
trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại xã Tân Ngãi, Thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ SDD còn khá
cao ở xã Tân Ngãi, tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân là 16,8% và thể thấp cịi là
31,6%, trong đó nhóm tuổi từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi có tỷ lệ SDD cao
nhất ở cả hai thể nhẹ cân và thấp còi lần lượt là 20,5% và 40,9% [17].