Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

0254 nghiên cứu tình hình viêm âm đạo do vi nấm candida sp ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bv đại học y dược cần thơ năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 79 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ, bạn bè, ngƣời thân cùng các cơ quan. Nhân dịp hoàn thành đề
tài tốt nghiệp cho tơi đƣợc bày tỏ lịng biết ơn tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào Tạo Đại Học, Phòng Công Tác Sinh Viên,
Bộ môn Ký Sinh Trùng Trƣờng Đại Học Y Dƣợc Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành đề
tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy BS. CKII. Đoàn Văn Quyền
đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng thông qua đề
cƣơng, Hội đồng chấm đề tài tốt nghiệp đã đóng góp cho tơi nhiều ý kiến quý
báu để đề tài của tôi đƣợc hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các Khoa phòng Bệnh viện
Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho
tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thành đề tài.
Tơi xin cám ơn sự động viên khuyến khích, chia sẻ và tạo điều kiện của
những ngƣời thân trong gia đình và bạn bè.
Cho tơi gửi những lời cám ơn chân thành nhất !
Cần thơ, ngày 29 tháng 05 năm 2015
Tác giả nghiên cứu

HỨA TRƢƠNG THIỆN


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả nghiên cứu



HỨA TRƢƠNG THIỆN


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. TÌNH HÌNH VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM CANDIDA SP TRÊN
THẾ GIỚI .................................................................................................................. 3
1.1.1. Các nghiên cứu ở châu Âu .................................................................. 3
1.1.2. Các nghiên cứu ở châu Mỹ ................................................................. 3
1.1.3. Các nghiên cứu ở châu Phi.................................................................. 4
1.1.4. Các nghiên cứu ở châu Á .................................................................... 5
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM
CANDIDA SP TRONG NƢỚC ............................................................... 6
1.2.1. Các nghiên cứu ở miền Bắc ................................................................ 6
1.2.2. Các nghiên cứu ở miền Trung............................................................. 6
1.2.3. Các nghiên cứu ở miền Nam............................................................... 7
1.3. KIẾN THỨC NGƢỜI DÂN VIỆT NAM VỀ BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO . 11
1.4. GIẢI PHẪU, MÔ HỌC VÀ SINH LÝ ÂM ĐẠO ................................... 11
1.5. VI NẤM HỌC .......................................................................................... 14
1.6. BỆNH DO VI NẤM CANDIDA SP GÂY RA ....................................... 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 20
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 21

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 21


2.2.2. Cỡ mẫu .............................................................................................. 21
2.2.3. Cách chọn mẫu .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 21
2.2.5. Cách lấy mẫu và thu thập số liệu ...................................................... 24
2.2.6. Dụng cụ và phƣơng tiện nghiên cứu ................................................. 25
2.2.7. Qui trình xét nghiệm tìm vi nấm ....................................................... 25
2.3. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU................................................. 26
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................... 26
2.5. VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ............................................ 27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 29
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................... 29
3.2. TỶ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM CANDIDA SP. .......................... 31
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM
CANDIDA SP ......................................................................................... 32
3.4. LIÊN QUAN GIỮA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VỚI CÁC THĨI QUEN
VỆ SINH ................................................................................................. 40
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................ 44
4.1. TỶ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SP .......................................... 44
4.2. KẾT QUẢ PH ÂM ĐẠO ......................................................................... 52
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM
CANDIDA SP ......................................................................................... 52
4.5. CÁC MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VỚI THÓI
QUEN VỆ SINH ..................................................................................... 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 59
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 60
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BVĐKTƢCT:

Bệnh viện Đa Khoa Trung Ƣơng Cần Thơ

BVĐHYDCT :

Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Cần Thơ

P:

Mức ý nghĩa

TĐHV:

Trình độ học vấn

VÂĐ:

Viêm âm đạo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 21
Bảng 3.1. Tỷ lệ VÂĐ do Candida sp và không do Candida sp........................ 31
Bảng 3.2. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với nhóm tuổi ........................ 32
Bảng 3.3. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với nghề nghiệp. .................... 33

Bảng 3.4. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với trình độ học vấn .............. 33
Bảng 3.5. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với địa dƣ............................... 34
Bảng 3.6. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với dân tộc. ............................ 34
Bảng 3.7. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với nguồn nƣớc...................... 35
Bảng 3.8. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với
tình trạng kinh nguyệt. .................................................................... 35
Bảng 3.9. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với hoàn cảnh
thƣờng xuyên làm việc trong môi trƣờng ẩm ƣớt ........................... 36
Bảng 3.10. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với
thói quen mặc quần áo chật............................................................. 36
Bảng 3.11. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với
thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh. ............................................. 37
Bảng 3.12. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với
cách rửa âm hộ - âm đạo. ................................................................ 37
Bảng 3.13. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với
thói quen vệ sinh sau khi tiểu. ....................................................... 38
Bảng 3.14. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với
số lần thay băng khi hành kinh. ...................................................... 38
Bảng 3.15. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với thói quen
vệ sinh bộ phận sinh dục trƣớc khi giao hợp của vợ. ..................... 39
Bảng 3.16. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với thói quen
vệ sinh bộ phận sinh dục trƣớc khi giao hợp của chồng................. 39


Bảng 3.17. Liên quan giữa VÂĐ do Candida sp với thói quen
vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi giao hợp của vợ. ........................ 40
Bảng 3.18. Liên quan giữa trình độ học vấn với thói quen
sử dụng dung dịch vệ sinh. ............................................................. 40
Bảng 3.19. Liên quan giữa trình độ học vấn với cách rữa âm hộ - âm đạo ...... 41
Bảng 3.20. Liên quan giữa trình độ học vấn với thói quen

vệ sinh sau khi tiểu.......................................................................... 41
Bảng 3.21. Liên quan giữa trình độ học vấn với số lần thay băng
khi hành kinh.................................................................................. 42
Bảng 3.22. Liên quan giữa trình độ học vấn với vệ sinh âm hộ
trƣớc khi giao hợp. ......................................................................... 42
Bảng 3.23. Liên quan giữa trình độ học vấn với vệ sinh âm hộ
sau khi giao hợp. ............................................................................. 43
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ VÂĐ do nấm Candida sp giữa các
nghiên cứu trong nƣớc và nghiên cứu của chúng tôi. ..................... 44
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ VÂĐ do vi nấm Candida sp giữa các
nghiên cứu trên thế giới với nghiên cứu của chúng tôi .................. 50
Bảng 4.3. Các yếu tố liên quan đến VÂĐ do vi nấm Candida sp
của các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới ............................. 55
Bảng 4.4. So sánh mối liên quan giữa TĐHV với thói quen vệ sinh trong
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Linh, Quan Kim Phụng và
chúng tôi.......................................................................................... 58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Tế bào hạt men và sợi tơ nấm giả của Candida sp ........................... 19
Hình 1.2. Sợi tơ nấm giả của nấm Candida sp ................................................. 19
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................. 27
Biểu đồ 3.1. Phân bố VÂĐ theo tuổi ................................................................ 29
Biểu đồ 3.2. Phân bố VÂĐ theo địa dƣ ............................................................ 29
Biểu đồ 3.3. Phân bố VÂĐ theo nghề nghiệp ................................................... 30
Biểu đồ 3.4. Phân bố VÂĐ theo trình độ văn hóa ............................................ 30
Biểu đồ 3.5. Phân bố VÂĐ theo dân tộc ........................................................... 31
Biểu đồ 3.6. Phân bố VÂĐ do Candida sp theo giá trị pH ............................... 32



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục là bệnh khá phổ biến trong đời sống của
ngƣời phụ nữ. Khoảng 1/3 các trƣờng hợp phụ nữ đến khám tại các phịng
khám phụ khoa là vì một triệu chứng liên quan đến bệnh lý viêm sinh dục.
Nguyên nhân của bệnh đa dạng, diễn biến phức tạp dẫn đến việc điều trị khó
khăn, đơi lúc để lại biến chứng nhƣ viêm tiểu khung, vơ sinh, thai ngồi tử
cung, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh . . . [3], [11]
Trong những năm gần đây, bệnh lý nhiễm trùng đƣờng sinh dục trở
thành một vấn đề bức xúc của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản trong cộng
đồng bởi có sự gia tăng đáng kể về tần suất và có sự liên quan mật thiết đến
các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Ở Việt Nam, tỉ lệ viêm nhiễm sinh
dục cao hơn so với các nƣớc khác [3], [11].
Trong bệnh lý viêm sinh dục, viêm âm đạo là biểu hiện thƣờng gặp
nhất (chiếm 31,5%), do âm đạo là nơi gắn với bên ngoài và cũng là nơi
thƣờng xuyên có những va chạm trong đời sống hằng ngày. Khí hƣ là triệu
chứng nổi bật làm cho ngƣời phụ nữ đến khám bệnh. Trong các tác nhân gây
viêm âm đạo, 90% là do ba tác nhân vi nấm Candida sp, Trichomonas
vaginalis và nhiễm khuẩn âm đạo [3], [11].
Riêng tác nhân vi nấm chiếm 20-25% nguyên nhân gây viêm âm đạo.
Ngƣời ta ƣớc tính có khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm một lần
trong đời và 40-45% những phụ nữ này bị nhiễm lần thứ 2 trở lên. 80-90%
trƣờng hợp viêm âm đạo do nấm là do Candida albicans, một số ít trƣờng hợp
do các loại nấm khác nhƣ Candida glabrata, Candida tropicalis, Candida
krusei. Các hình thái của viêm âm đạo dễ trở thành mãn tính dẫn đến việc
điều trị kéo dài gây tốn kém và để lại những hậu quả nghiêm trọng [11], [17],
[27], [37].



2

Ngày nay, trình độ dân trí đang ngày đƣợc nâng cao, ngƣời phụ nữ biết
chú ý hơn đến việc tự chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân. Tuy nhiên,
những yếu tố nhƣ môi trƣờng làm việc đang ngày càng ơ nhiễm, khí hậu nóng
lên, nhiều phụ nữ có thói quen mặc quần áo chật cũng nhƣ nhận thức sai lầm
về cách vệ sinh bộ phận sinh dục tạo điều kiện cho sự phát triển của vi nấm ở
môi trƣờng âm đạo gây viêm âm đạo. Những nghiên cứu gần đây cũng chứng
tỏ tỷ lệ viêm âm đạo do vi nấm Candida sp cịn cao. Vì vậy chúng tơi tiến
hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau đây:
- Xác định tỷ lệ viêm âm đạo do vi nấm Candida sp ở phụ nữ đến khám
phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Cần Thơ năm 2014-2015.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do vi nấm Cadida
sp ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Cần Thơ năm
2014-2015.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM CANDIDA SP TRÊN
THẾ GIỚI
1.1.1. Các nghiên cứu ở châu Âu
 Tại Ý:
Theo nghiên cứu của Boselli F. về “Dịch tể học của bệnh VÂĐ ở ngƣời
Ý năm 2004” đƣợc tiến hành trên 1644 bệnh nhân có triệu chứng VÂĐ cho
kết quả: 51,3% nguyên nhân VÂĐ là do nấm (chủ yếu là Candida sp chiếm
78% trƣờng hợp), 19,9% do vi khuẩn, 6,7% do Trichomonas, 6.1% do vi
khuẩn không đặc hiệu và 3,5% VÂĐ không nhiễm trùng [28].

 Tại Bulgarian:
Năm 2014, theo Baykushev R., Ouzounova-Raykova V., Stoykova V.
và Mitov I., tại Bulgarian, tỷ lệ VÂĐ do nấm Candida là 28,2% trên tổng số
213 mẫu, trong đó Candida albicans chiếm 85%, Candida glabrata chiếm
13.3% và Candida krusei chiếm 3.3% [26].
1.1.2. Các nghiên cứu ở châu Mỹ
 Tại Brazil:
Gunther L.S.A. cùng các cộng sự (2010) tại Sở Phân tích lâm sàng và
sinh y học Universidade Estadual de Maringá, Maringá, Paraná, Brazil đã
thực hiện nghiên cứu về mối liên quan giữa VÂĐ do nấm Candida sp và bệnh
đái tháo đƣờng type 2 trên 717 phụ nữ tuổi từ 17 – 74, trong đó có 178 ngƣời
mắc bệnh đái tháo đƣờng type 2. Kết quả: tỷ lệ nhiễm nấm Candida sp âm
đạo ở nhóm phụ nữ bệnh đái tháo đƣờng là 18,8% và trong nhóm khơng có
bệnh đái tháo đƣờng là 11,8%. Mặt khác, nhóm ngƣời có bệnh đái tháo đƣờng
chiếm 66,6% trƣờng hợp VÂĐ do vi nấm Candida sp, nhóm ngƣời bình


4

thƣờng chỉ chiếm 33,3%. Nhóm có bệnh đái tháo đƣờng cũng có nhiều triệu
chứng hơn nhóm chứng [31].
Theo nghiên cứu của Adad S.J. và cộng sự về “Tỷ lệ VÂĐ do ba tác
nhân Trichomonas vaginalis, Candida sp và Gardnerella vaginalis trong 4
thập kỷ 1968, 1978, 1988 và 1998” ở Uberaba, Brazil ghi nhận: có sự gia tăng
tần số của VÂĐ do Candida sp qua từng năm là: 0,5%, 5,1%, 8,1% và 22,5%,
trong khi tỷ lệ VÂĐ do Gardnerella vaginalis đã thay đổi từ 8% - 75%,
Trichomonas vaginalis 0% - 34%. Tất cả các trƣờng hợp VÂĐ do 3 tác nhân
xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ trong độ tuổi <20, ít nhất trong độ tuổi >50 [25].
 Tại Mexico:
Năm 2013, theo nghiên cứu của Solís-Arias M.P. và cộng sự ở thành phố

Mexico, tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo là 12,6% trong tổng số 150 phụ nữ
khơng có triệu chứng tuổi từ 15 – 77, trong đó 47% là Candida albicans và
63% là các loài Candida non-albicans (Candida krusei chiếm 26%, Candida
glabrata 21% và Candida tropicalis 15%) [35].
1.1.3. Các nghiên cứu ở châu Phi
 Tại Zimbabwe:
Năm 2001, theo Mbizvo E.M. và cộng sự, tại Harare, Zimbabwe, tỷ lệ
VÂĐ do nấm Candida sp trên 393 phụ nữ tuổi từ 15 – 49 là 25,4%. Các yếu
tố làm tăng nguy cơ VÂĐ do vi nấm Candida sp nói riêng và VÂĐ nói chung
là trình độ học vấn thấp dƣới tiểu học, lập gia đình hoặc quan hệ tình dục
trƣớc lúc 20 tuổi, có bạn tình thƣờng xun đi du lịch, tiền sử mắc bệnh
nhiễm trùng đƣờng sinh sản và hiện diện dịch tiết âm đạo bất thƣờng [33].
 Tại Ai Cập:
Năm 2001, theo Sullam S.A. và cộng sự, tại khu vực thƣợng Ai Cập
(Minia, Assiut và Sohag), tiến hành phỏng vấn và xét nghiệm chẩn đốn tình
trạng nhiễm trùng đƣờng sinh sản trên 1344 phụ nữ, kết quả ghi nhận đƣợc tỷ


5

lệ VÂĐ là 52,8%, các nguyên nhân phổ biến nhất là Candida albicans (28%),
Trichomonas vaginalis (8,7%), các loài Aspergillus (7,4%), liên cầu (4,6%)
và Chlamydia trachomatis (4,2%) [36].
1.1.4. Các nghiên cứu ở châu Á
 Tại Iran:
Theo nghiên cứu về “Tỷ lệ VÂĐ do nấm Candida sp ở phụ nữ tuổi từ 15
– 49 ở Yazd, Iran” năm 2008 của Etminan và cộng sự cho thấy: trong 384 đối
tƣợng đƣợc gọi đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe Yazd, tỷ lệ VÂĐ do nấm
Candida sp là 26,6%, phân bố nhiều nhất ở nhóm tuổi <35 [29].
Theo Maria C. và cộng sự, trong tổng số 1448 phụ nữ khơng có thai tuổi

từ 18 – 70 đến khám tại 12 trung tâm sức khỏe ở thành phố Dashte Azadegan
tỉnh Khuzestan, Iran, từ năm 2007-2011, tỷ lệ cao nhất của nhiễm nấm
Candida sp đã đƣợc nhìn thấy ở những phụ nữ đã sử dụng thuốc uống tránh
thai. Kết quả cho thấy nhóm tuổi từ 30 trở xuống có tỷ lệ viêm cổ tử cung-âm
đạo do Candida sp cao nhất [32].
 Tại Trung Quốc:
Theo nghiên cứu của Fang X. và cộng sự (năm 2006) về “Tỷ lệ VÂĐ do
Trichomonas vaginalis, tạp khuẩn, nấm Candida sp và các yếu tố nguy cơ ở
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã lập gia đình tại Thƣợng Hải, Trung Quốc”,
trong 4039 ngƣời tham gia nghiên cứu, tỷ lệ VÂĐ do Trichomonas vaginalis
là 2,8%, tạp khuẩn 5,9% và nấm Candida sp là 3,1%. Các yếu tố nguy cơ của
VÂĐ do nấm Candida sp là phá thai từ ba lần trở lên, mức lƣơng trên 200$,
tuổi từ 30 – 39, phụ nữ có nhiều bạn tình [30].


6

1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM
CANDIDA SP TRONG NƢỚC
1.2.1. Các nghiên cứu ở miền Bắc
Năm 2014, nghiên cứu “Thực trạng nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới
của phụ nữ có chồng trong độ tuổi từ 18 - 49 tại khu vực biển đảo thành phố
Hải Phòng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp” của Phạm Thu Xanh thực
hiện trong 804 ngƣời ghi nhận: Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục
dƣới của phụ nữ nghiên cứu là 60,8%, phổ biến nhất là VÂĐ đơn thuần
(37,9%). Cơ cấu nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới
trong tổng số các ca bệnh: phổ biến nhất là nấm Candida sp (31,3%), kế đến
là tạp khuẩn (29,2%). Phụ nữ có học vấn thấp, ở hộ gia đình nghèo, khơng có
nguồn nƣớc sạch, khơng có nhà tắm riêng, phụ nữ làm nghề nuôi trồng, chế
biến và đánh bắt hải sản, phụ nữ chƣa từng đƣợc khám phụ khoa lƣu động, đã

từng nạo phá thai nhiều lần và chƣa từng đƣợc tƣ vấn về phòng chống bệnh
có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới cao hơn [24].
1.2.2. Các nghiên cứu ở miền Trung
Năm 2006, nghiên cứu “VÂĐ và các yếu tố liên quan trên phụ nữ Êđê
trong độ tuổi sinh sản tại tỉnh ĐakLak” của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang,
Nguyễn Đình Quân thực hiện trên 677 đối tƣợng ghi nhận đƣợc: Tỷ lệ VÂĐ
do 3 tác nhân thƣờng gặp là 47,3%, trong đó VÂĐ do nấm Candida sp là
27,2%, do vi khuẩn 16% và do Trichomonas 4,1%. Thụt rửa sâu trong âm
đạo, thói quen không lau khô âm hộ khi rửa là yếu tố nguy cơ có liên quan
đến VÂĐ [18].
Năm 2009, Trịnh Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Duy Tài nghiên cứu về “Tỷ lệ
VÂĐ do nấm Candida và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai ba tháng cuối
tại Phan Thiết, Bình Thuận” cho kết quả: tỷ lệ VÂĐ do nấm Candida sp là


7

14,6%. Có sự liên quan giữa nguồn thơng tin tƣ vấn về cách vệ sinh phụ nữ
với VÂĐ do nấm [14].
Năm 2012, theo nghiên cứu của Trần Thị Lợi, Bùi Thị Bích Hậu về
“Tình hình nhiễm nấm Candida âm đạo và các yếu tố liên quan trên phụ nữ
JRai trong độ tuổi sinh đẻ thuộc huyện Krôngpa, Gia Lai” tiến hành trên 390
đối tƣợng trong thời gian từ tháng 03/2012 đến 06/2012, tỷ lệ VÂĐ là 42,8%,
trong đó nhiễm khuẩn âm đạo là 18,7%, VÂĐ do nấm Candida là 24,1%,
không có trƣờng hợp nào nhiễm Trichomonas vaginalis. Các yếu tố liên quan
đến VÂĐ: sử dụng nƣớc suối, sông, hồ để sinh hoạt, rửa sâu trong âm đạo,
tiền căn bị khí hƣ trong vòng 12 tháng qua [13].
1.2.3. Các nghiên cứu ở miền Nam
1.2.3.1. Các nghiên cứu ở thành phố Hồ chí Minh
Năm 2003, Theo nghiên cứu của Lê Văn Hiền, Trần Thị Lợi về “Tần

suất VÂĐ và các yếu tố liên quan của phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành
phố Hồ Chí Minh” trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2003 đến 15/11/
2003, có 1100 phụ nữ lứa tuổi từ 40 - 65 sống ở quận 1, 2, 9 và xã Nhuận Đức
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đƣợc nhận vào nghiên cứu. Kết quả:
VÂĐ do nấm chiếm tỷ lệ 7,3%. Các yếu tố đái tháo đƣờng, vệ sinh sau khi đi
tiểu, thụt rửa âm đạo liên quan có ý nghĩa thống kê với VÂĐ do nấm. Nơi ở,
nghề nghiệp, kinh tế và nguồn nƣớc, dùng thuốc rửa phụ khoa, quan hệ tình
dục và tình trạng kinh nguyệt không liên quan với VÂĐ do nấm [8].
Năm 2005, Nhữ Thị Hoa tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ các tác nhân
thƣờng gây VÂĐ ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2,
thành phố Hồ Chí Minh” trên 514 phụ nữ 15 – 49 tuổi. Kết quả: Tỷ lệ VÂĐ là
82,1%, với 68,09% nhiễm tạp khuẩn, 31,52% nhiễm vi nấm và 3,11% nhiễm
Trichomonas vaginalis. Trong các trƣờng hợp nhiễm vi nấm, Candida
albicans chiếm 61,73%, Candida non-albicans 8,64%, Trichosporon sp 1,2%


8

và 24,69% là các loại nấm men khác. Khoảng 1,56% trƣờng hợp có biểu hiện
VÂĐ nhƣng xét nghiệm chỉ thấy Lactobacillus phát triển mạnh về số lƣợng
và kích thƣớc [9].
Năm 2010, Theo nghiên cứu của Phan Anh Tuấn, Võ Văn Nhỏ “Xác
định các đặc điểm lâm sàng và dịch tễ bệnh VÂĐ do vi nấm Candida spp của
các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã quan hệ tình dục đến khám tại Bệnh viện
quận 12 thành phố Hồ Chí Minh” tiến hành trên 264 bệnh nhân từ tháng
12/2009- 5/2010. Kết luận: Về biểu hiện lâm sàng, đa số bệnh nhân có các
triệu chứng đau khi giao hợp, rát, ngứa, đau hạ vị và tiết dịch nhiều. Về dịch
tể, bệnh thƣờng gặp ở phụ nữ tuổi từ 25-34, trình độ học vấn thấp, làm công
nhân, sống với chồng. Đa số phụ nữ tắm rửa bằng nƣớc giếng, một số phụ nữ
vẫn cịn thói quen giặt giũ, và phơi đồ lót trong bóng râm [21].

Năm 2013, Theo nghiên cứu của Phan Anh Tuấn, Trần Thị Huệ Vân,
Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Thanh Liêm và Võ Văn Nhỏ về “Tỷ lệ VÂĐ do
nấm Candida sp và các yếu tố liên quan của phụ nữ trong độ tuổi 18 – 49 có
quan hệ tình dục đến khám phụ khoa tại bệnh viện Quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh” ghi nhận: Trong số 750 phụ nữ trong độ tuổi 18-49 đến khám tại
Bệnh viện Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ VÂĐ do Candida sp là
35,2%. Trong số các loài Candida gây bệnh, Candida albicans chiếm tỉ lệ
78,8%, Candida krusei 18,4%, Candida tropicalis 7%, Candida parasilopsis
6,1%, Candida pseudotropicalis 4,4% và Candida guilliermondi 3,5%. Các
yếu tố liên quan đến VÂĐ do vi nấm Candida sp là sống đơn thân, mang thai,
thụt rửa âm đạo và ít thay băng khi hành kinh [20].
Năm 2013, Theo nghiên cứu của Đinh Ngọc Dung, Lê Ngọc Diệp về
“Tình hình nhiễm nấm Candida âm đạo và các yếu tố liên quan trên phụ nữ
mang thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Châu Thành, Nam Tân Uyên,
Bình Dƣơng” ghi nhận: Qua 287 trƣờng hợp nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm nấm


9

Candida âm đạo trên phụ nữ mang thai là 27,9% (80/287). Tỉ lệ VÂĐ do nấm
trong nhóm có triệu chứng là 82,5%. Tình trạng VÂĐ do nấm trên phụ nữ có
thai có liên quan có ý nghĩa thống kê với một số yếu tố nhƣ: nghề nghiệp là
công nhân, sử dụng nƣớc ao, hồ, sơng, khơng có nhà vệ sinh riêng,mặc quần
áo chật, dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, tiền sử viêm âm hộ, âm đạo do nấm,
chồng có bệnh viêm sinh dục, chồng có triệu chứng ngứa sau giao hợp, phụ
nữ mang thai ba tháng cuối có tỉ lệ VÂĐ do nấm Candida sp cao hơn ba
tháng đầu và ba tháng giữa thai kỳ [5].
1.2.3.2. Các nghiên cứu ở Cần Thơ
Năm 2004, tại Thành phố Cần Thơ, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị
Phúc Loan “Tình hình nhiễm nấm Candida ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối

tại Bệnh Viện Đa Khoa Vị Thanh”, kết quả soi tƣơi khí hƣ tỷ lệ nhiễm nấm
Candida sp là 18.4%, nhiễm nấm có biểu hiện đầy đủ triệu chứng cơ năng
thực thể là 21,4% với biểu hiện ngứa, nóng rát âm hộ, đau buốt khi đi tiểu là
30%, biểu hiện viêm âm hộ - âm đạo là 27,2%, ra khí hƣ điển hình 93% và
khơng có mối liên quan giữa các đặc điểm về dân số - kính tế - xã hội, các đặc
điểm sản khoa, thói quen vệ sinh với tình trạng nhiễm nấm [12].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dũng và Phạm Thị Mai Hậu “ Vi
khuẩn, nấm Candida trong khí hƣ bất thƣờng ở phụ nữ đến khám tại phòng
khám phụ khoa BVĐKTƢCT năm 2007”, kết quả định danh vi sinh có nấm
Candida sp 28,8 %. Kết quả phân lập vi sinh với triệu chứng lâm sàng cho
thấy nhiễm nấm Candida sp chiếm ƣu thế rõ rệt ở nhóm bệnh có triệu chứng
lâm sàng kèm theo với 16 trƣờng hợp ( 84,2 %) so với nhóm khơng có triệu
chứng lâm sàng kèm theo là 3 trƣờng hợp ( 15,8%), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê [6].
Năm 2008, theo nghiên cứu của Ngũ Quốc Vĩ, Trần Thị Lợi về “Tỷ lệ
VÂĐ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại BVĐKTƢCT”:


10

Qua 408 trƣờng hợp nghiên cứu tỷ lệ VÂĐ do 3 tác nhân là 34,1% trong đó
nhiễm khuẩn âm đạo là 25,7%, VÂĐ do nấm Candida là 10% và VÂĐ do
Trichomonas vaginalis là 2,7%. Các yếu tố liên quan đến VÂĐ bao gồm: thói
quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn, rửa âm hộ bằng dung dịch sát
khuẩn, quan hệ tình dục khi bị VÂĐ, nguồn nƣớc tắm, giặt và vệ sinh phụ nữ
[22].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Linh “Tình hình VÂĐ do vi nấm
Candida sp ở phụ nữ đến khám tại BVĐKTƢCT năm 2009”, tỷ lệ nhiễm nấm
là 32%, tỷ lệ VÂĐ do Candida sp là 13%. Có mối liên quan giữa VÂĐ với
phân bố nơng thơn, thành thị, với thói quen vệ sinh sau khi tiểu, cách rửa âm

hộ, âm đạo. Khơng có mối liên quan giữa VÂĐ do nấm Candida sp với tuổi,
nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc, nguồn nƣớc sinh hoạt, tình trạng kinh
nguyệt, tình trạng quan hệ tình dục [10].
Năm 2011, Quan Kim Phụng nghiên cứu “Tình hình VÂĐ do Candida
sp và Trichomonas vaginalis ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại BVĐKTƢCT”.
Kết quả: Qua 280 trƣờng hợp nghiên cứu, tỷ lệ VÂĐ do nấm là 32,1%, trong
đó nguyên nhân do Candida sp chiếm 16,4%, tỷ lệ VÂĐ do Trichomonas
vaginalis là 1,1%. Các yếu tố liên quan đến VÂĐ do Candida sp gồm: cách
rửa âm hộ - âm đạo và vệ sinh sau khi giao hợp [15].
Theo nghiên cứu về “Tình hình VÂĐ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ
15 – 49 tuổi có chồng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2011” của
Trần Thị Phƣơng Đài, Trần Ngọc Dung và Dƣơng Mỹ Linh, tỷ lệ VÂĐ chung
là 34,5%, tỷ lệ VÂĐ do vi nấm Candida sp là 17,25%. Có mối liên quan giữa
tuổi với VÂĐ [4].
Năm 2012, Ngũ Quốc Vĩ và Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng nghiên cứu
về “Tình hình VÂĐ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
đến khám tại phòng khám phụ khoa BVĐKTƢCT”. Qua 395 trƣờng hợp


11

nghiên cứu, tỷ lệ VÂĐ do vi nấm Candida sp là 22,5%. Đồng thời, có mối
liên quan giữa VÂĐ với tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, thói quen vệ
sinh sau khi tiểu, số lần giao hợp trong tuần, nguồn nƣớc sinh hoạt, số lần
sanh và tiền căn điều trị VÂĐ [23].
1.3. KIẾN THỨC NGƢỜI DÂN VIỆT NAM VỀ BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO
Kiến thức của ngƣời phụ nữ Việt Nam về nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản
nói chung và VÂĐ nói riêng còn nhiều hạn chế. Chỉ 1/5 phụ nữ từng đƣợc
nghe về nhiễm khuẩn sinh sản, trong số đó 1/3 không liệt kê đƣợc triệu
chứng. Các triệu chứng thƣờng đƣợc biết đến là dịch tiết âm đạo bất thƣờng

(65 – 70%), các triệu chứng khác hiếm đƣợc đề cập đến. Tỷ lệ phụ nữ biết về
VÂĐ còn thấp (16%) [7].
Khoảng 1/5 phụ nữ không bao giờ đi khám phụ khoa. Nhiều ngƣời phụ
nữ quá ngại ngùng không dám đi khám khi họ có vấn đề phụ khoa. Nhiều
ngƣời tự thụt rửa âm đạo bằng các dung dịch sát khuẩn vì nghĩ nhƣ vậy là vệ
sinh và chống lại bệnh tật nhƣng thực chất là một yếu tố nguy cơ dẫn đến
VÂĐ [7].
Nhiều ngƣời phụ nữ tin rằng nhiễm khuẩn sinh sản là một phần cuộc
sống của họ và không ý thức đƣợc hậu quả nếu không điều trị [7].
1.4. GIẢI PHẪU, MÔ HỌC VÀ SINH LÝ ÂM ĐẠO
1.4.1. Giải phẫu âm đạo
- Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài khoảng 8 cm, bám từ cổ tử
cung tới tiền đình âm hộ. Âm đạo nằm sau bàng quang và trƣớc trực tràng,
chạy chếch ra trƣớc và xuống dƣới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp
với đƣờng ngang một góc 70o quay ra phía sau. Hai thành trƣớc và sau âm
đạo áp sát vào nhau và thành sau dài hơn thành trƣớc 1-2 cm [1], [2], [3].


12

- Hình thể trong âm đạo: có những nếp ngang do niêm mạc dày lên gọi là
các gờ âm đạo. Ở mặt trƣớc và sau lại có một lồi dọc gọi là cột âm đạo. Cột
trƣớc thƣờng phát triển hơn cột sau [1], [2], [3].
- Về cấu tạo: âm đạo gồm hai lớp: lớp cơ (có 2 tầng: tầng dọc ở ngồi,
tầng vịng ở trong) và lớp niêm mạc, thƣờng khơng có tuyến. tấm dƣới niêm
mạc có nhiều mạch máu giống nhƣ một tạng cƣơng [1], [2], [3].
1.4.2. Biểu mô âm đạo
- Niêm mạc âm đạo là biểu mô lát tầng khơng sừng hóa dày 150 – 200
mcm. Mặc dù có một ít keratohylin nhƣng q trình keratin hóa khơng thật sự
xảy ra nên không tạo các lá sừng điển hình. Các tế bào của niêm mạc dự trữ

một lƣợng lớn glycogen và sản phẩm thối hóa của chất này sinh ra các acid
hữu cơ. Mơi trƣờng acid kiềm hóa sự phát triển của vi khuẩn [3], [11].
- Biểu mô âm đạo gồm ba lớp: Lớp nông, lớp giữa và lớp đáy, chịu ảnh
hƣởng của tình trạng nội tiết sinh dục. Glycogen đƣợc tích lũy trong các tế
bào trƣởng thành ở lớp nơng và sự tích lũy này diễn ra dƣới tác động của
estrogen. Khi estrogen nội sinh hay ngoại sinh tăng đều làm cho tất cả các lớp
tế bào biểu mơ dày lên do tích trữ glycogen. Khi nồng độ estrogen giảm, các
lớp tế bào trở nên mỏng và teo đi [3], [11].
1.4.3. pH âm đạo
- pH âm đạo có tính axit 3.8 – 4.5 và thay đổi theo các giai đoạn của chu
kỳ kinh nguyệt, thấp nhất vào lúc rụng trứng và trƣớc khi có kinh. Chính nhờ
pH âm đạo có tính axit nên nó có tính diệt khuẩn và bảo vệ thành âm đạo [3],
[11].
- pH âm đạo dƣợc duy trì nhờ những trực khuẩn Doderlin kỵ khí có sẵn
trong âm đạo, chúng sử dụng glycogen lấy từ tế bào biểu bì của âm đạo và
sinh ra axit lactic làm mơi trƣờng âm đạo có tính axit. Nồng độ glycogen


13

trong tế bào chịu ảnh hƣởng bởi estrogen. Do đó pH âm đạo thay đổi theo chu
kỳ kinh nguyệt [3], [11].
- Độ pH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào tuổi và tình trạng nội tiết
sinh dục [3], [11].
1.4.4. Dịch tiết âm đạo
- Dịch tiết âm đạo bình thƣờng là dịch pha trộn bao gồm: dịch tiết từ
lòng tử cung, cổ tử cung (là chủ yếu), dịch tiết từ các tuyến vùng âm hộ
(Bartholin, Skenne), các tế bào biểu bì bị bong tróc từ biểu mơ âm đạo và dịch
thẩm thấu từ các lớp dƣới biểu mô lát niêm mạc âm đạo [3], [11], [17].
- Thành phần dịch âm đạo phụ thuộc nhiều vào tình trạng nội tiết và sinh

dục. Dịch âm đạo gồm có các protein, polysaccharides, các amino acids,
enzymes và các globulin miễn dịch. Dịch tiết âm đạo tăng nhiều trong suốt
thai kì, giữa chu kì kinh và trong khi quan hệ tình dục. Dịch tiết âm đạo giảm
đáng kể sau thời kì mãn kinh (với điều kiện không sử dụng estrogen) tạo điều
kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn ngoại sinh [3], [11], [17].
- Môi trƣờng âm đạo không phải là môi trƣờng vô khuẩn, trái lại có
khoảng 6 loại vi khuẩn khác nhau, đa số là vi khuẩn kị khí, trong đó đáng kể
là nhóm Lactobacili, số lƣợng thông thƣờng từ 108 – 109. Trong quá trình
chuyển hóa, vi khuẩn này sử dụng glycogen của lớp tế bào bề mặt âm đạo tạo
thành acid lactic, tạo nên môi trƣờng acid cho âm đạo. Đồng thời vi khuẩn
này cịn tạo ra H2O2, có tác dụng diệt khuẩn và làm tăng độ acid âm đạo. Bình
thƣờng các chủng vi khuẩn sống chung hịa bình trong âm đạo và không gây
tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng này bị phá vỡ, thƣờng do pH âm đạo bị
kiềm hóa sẽ gây xáo trộn mơi trƣờng âm đạo, tạo điều kiện cho các vi trùng
cơ hội và các tác nhân khác phát triển, gây VÂĐ [3], [11], [17].


14

1.5. VI NẤM HỌC
1.5.1. Định nghĩa
Vi nấm là những vi sinh vật có nhân và vách tế bào thực sự, nhƣng
khơng có diệp lục tố nên khơng thể tự quang hợp nhƣ cây xanh; bù lại vi nấm
có một hệ thống men rất dồi dào, nhờ đó chúng có thể lấy các chất bổ dƣỡng
từ cơ thể một sinh vật khác [16], [19].
1.5.2. Phân loại
- Tính chất có nhân thực sự tách vi nấm ra khỏi vi khuẩn; sự vắng mặt
của diệp lục tố cũng đƣa vi nấm ra khỏi cây cỏ [16], [19].
- Whittaker (1969) chia vi sinh vật trên trái đất làm 5 giới, trong đó có
giới nấm (Fungi).Giới nấm gốm 8 nghành, khoảng 100.000 loại và 3.700

giống [16], [19].
- Trong y học, ngƣời ta xếp một cách đơn giản các vi nấm vào 4 lớp:
+ Nấm Tảo ( Phycomycetes).
+ Nấm Túi ( Ascomycetes).
+ Nấm Đảm ( Basidiomycetes).
+ Nấm Bất Tồn (Fungi Imperfecti)
- Ở 3 lớp đầu, có sinh sản vơ tính và hữu tính, lớp nấm Bất Toàn bao
gồm tất cả những vi nấm mà đếm bây giờ vẫn chƣa tìm đƣợc sự sinh sản hữu
tính [16], [19].
- Hầu hết vi nấm đều sống hoại sinh, chỉ một số ít ký sinh, trong đó có
khoảng 100 loại gây bệnh cho ngƣời. Hiện nay bệnh vi nấm cơ hội trở nên
phổ biến, số loại vi nấm gây bệnh ƣớc tính khoảng 400 và sẽ cịn gia tăng
nhiều hơn [16], [19].
1.5.3. Hình thể
Ngƣời ta chia vi nấm thành hai nhóm:


15

- Vi nấm hạt men (nấm men, yeast) : là những tế bào nhỏ, hình trịn, bầu
dục hay hơi dài,nẩy búp, hoặc có khi búp kéo dài và dính với nhau thành
những sợi tơ nấm giả [16], [19].
- Vi nấm sợi tơ ( nấm sợi, filamentous fungi) : là những sợi tơ nhỏ,
đƣờng kính 2-4 mcm, có vách ngăn và phân nhánh; hoặc là những sợi tơ lớn,
đƣờng kính hơn 5 mcm, thông suốt và phân nhánh. Bên trong sợi tơ là nguyên
sinh chất và nhân. Dƣới kính hiển vi điện tử, vách ngăn của sợi tơ có một lỗ
nhỏ để ngun sinh chất và nhân có thể lƣu thơng từ ngăn này sang ngăn kia
[16], [19].
1.5.4. Đặc điểm nuôi cấy
- Nói chung các vi nấm dễ ni cấy, khơng có những địi hỏi khó khăn

nhƣ vi khuẩn. Để có thể mọc đƣợc, vi nấm cần:
+ Một nguồn hydrat carbon.
+ Một nguồn đạm hữu cơ hoặc vô cơ (nitrat, ammonium . . .)
+ Một ít muối khống: P, K, Mn, Ca, S . . .
+ Nƣớc.
- Môi trƣờng Sabouraud là môi trƣờng cơ bản trong vi nấm học cũng chỉ
gồm pepton (1%) và glucose (2%) [16], [19].
- Nhiệt độ ủ:
+ Với vi nấm hoại sinh: nhiệt độ ủ là nhiệt độ phịng thí nghiệm
(200C-250C).
+ Với vi nấm kí sinh: nhiệt độ ủ là nhiệt đọ phịng thí nghiệm hoặc
(350C – 370C) [16], [19].
- Tốc độ mọc:
+ Vi nấm thƣờng mọc chậm hơn vi khuẩn, nhanh nhất là vi nấm hạt
men cũng phải 24 – 48 giờ; do đó khi muốn phân lập vi nấm từ bệnh phẩm,
phải cho them kháng sinh vào môi trƣờng để ức chế vi khuẩn.


16

+ Các vi nấm hoại sinh thƣờng mọc nhanh hơn vi nấm gây bệnh, do
đó khi lấy bệnh phẩm cần phƣơng pháp vô khuẩn và trong môi trƣờng cấy
phải cho thêm cycloheximide (Actidion) là một loại kháng sinh kháng vi nấm
hoại sinh [16], [19].
- Các vi nấm gây bệnh hay có hiện tƣợng biến hình: khi cấy lâu hoặc cấy
chuyển nhiều lần, khúm nấm chỉ còn là một đám sợi tơ màu trắng, các bào tử
biến mất nên khơng cịn đủ yếu tố để định tên nữa [16], [19].
- Một số vi nấm gây bệnh có hiện tƣợng nhị độ (lƣỡng hình): khi cấy lên
mơi trƣờng giàu chất dinh dƣỡng, ủ ở 37oC, hoặc trong cơ thể kí chủ, vi nấm
có dạng hạt men; khi cấy ở mơi trƣờng nghèo dinh dƣỡng, ủ ở nhiệt độ phòng

hoặc ngoại cảnh, vi nấm có dạng sợi tơ [16], [19].
1.5.5. Bệnh do vi nấm
- Có khoảng 100 loại vi nấm gây bệnh cho ngƣời, trong đó:
+ 20 loại gây bệnh nội tạng làm chết ngƣời.
+ 35 loại gây bệnh nội tạng nhẹ, bệnh ở da và mô dƣới da, mạch
bạch huyết.
+ 45 loại gây bệnh ở da và màng nhầy [16], [19].
- Các vi nấm gây bệnh bằng nhiều yếu tố: men (vi nấm ngoài da), cơ học
(chốc dầu), độc tố (aflatoxin do Asperillus flavus tiết ra), viêm (Cryptococcus
neaformans) và miễn dịch [16], [19].
- Các nhà khoa học chia bệnh vi nấm làm 3 nhóm chính:
+ Bệnh vi nấm ngoại biên (superficial mycoses).
+ Bệnh vi nấm ngoài da (dermatophytosis).
+ Bệnh vi nấm nội tạng (systemic mycoses): trong đó có bệnh vi nấm
Candida [16], [19].


17

1.6. BỆNH DO VI NẤM CANDIDA SP GÂY RA
1.6.1. Sơ lƣợc về vi nấm Candida sp
- Nấm Candida thuộc lớp Adelomycetes, là hoại nấm hạt men với các tế
bào hạt nem nảy chồi có kích thƣớc 3-5 mm.Tồn tại ở trang thái đơn bào, hay
gặp là hình trịn, hình trái xoan, kích thƣớc gấp 10 lần vi khuẩn; sinh sản vơ
tính theo kiểu nảy chồi; khả năng thích nghi với môi trƣờng đƣờng cao; tồn
tại trong thiên nhiên trong các mơi trƣớng chứa đƣờng nhƣ hoa quả, rau dƣa,
mật mía.. Trong đó Candida albicans chiếm 80%, cịn lại có thể gặp các loại
khác nhƣ C.turolopsis, C.glabrata, C.tropicalis; ít gây bệnh hơn là các chủng
C.krusei, C.parasilosis, C.stellatoidea … [16], [19].
- Ở ngƣời khỏe mạnh bình thƣờng, ngƣời ta tìm thấy Candida sp:

+ Trong miệng 30%
+ Ruột 38 %
+ Âm đạo 39%
+ Các nếp da quanh hậu môn 46%
+ Phế quản 17 %
1.6.2. Các yếu tố thuận lợi gây nhiễm nấm Candida sp
- Yếu tố sinh lý: khi ngƣời phụ nữ có thai, sự gia tăng các hormones đƣa
đến sự bến đổi sinh thái ở âm đạo ( dịch sinh học ngọt hơn, tích trữ glycogen
trong tế bào biểu bì…), cộng thêm với sự suy giảm miễn dịch khiến vi nấm có
điều kiện phát trển hơn.
- Yếu tố bệnh lý: tiểu đƣờng ( gia tăng đƣờng trong máu và các dịch dinh
học, miễn dịch giảm ); phát phì; suy dinh dƣỡng ( giảm đề kháng).
- Yếu tố nghề nghiệp: các nghề ẩm ƣớt thƣờng xuyên nhƣ bán nƣớc
uồng, bán trái cây, bán cá, làm bếp trong các nhà hàng ăn uống… dễ đƣa đến
viêm da, biêm móng và viêm quanh móng do Candida sp.
- Yếu tố thuốc men:


×