Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Đặc Điểm Ngôn Ngữ Giới Trong Chương Trình Shark Tank Mỹ Và Thương Vụ Bạc Tỷ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 255 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------

HỒNG THU BA

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ GIỚI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SHARK TANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------

HỒNG THU BA

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ GIỚI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SHARK TANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ

NGÀNH: NGƠN NGỮ HỌC SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 9222024

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ THỊ THANH HƯƠNG
TS. BÙI THỊ NGỌC ANH

HÀ NỘI, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
thống kê là hồn tồn trung thực do tơi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận
khoa học của luận án chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả của luận án

Hồng Thu Ba

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận án này, tơi đã nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các
thầy cơ Khoa Văn hóa-Ngơn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội. Đặc biệt dưới sự
dẫn dắt, hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương và TS. Bùi Thị
Ngọc Anh, tôi đã nhận được nhiều kiến thức quý giá & kinh nghiệm nghiên cứu để
hoàn thiện thật tốt cơng trình khoa học này. Đó cũng là những hành trang giúp tôi
vững vàng và tự tin hơn trên con đường nghiên cứu và giảng dạy sau này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy/ cô trong ngành, các anh
chị em học viên NCS, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Thương mại, những
người đã luôn trao lời khuyên, góp ý quý báu giúp luận án có được hướng phát triển
tối ưu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại đã tạo điều

kiện, hỗ trợ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án.
Sau cùng, tôi xin tỏ lịng biết ơn ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân
luôn bên tôi chia sẻ và ủng hộ tơi hết mình trong thời gian thực hiện cơng trình này.
Xin chân thành cảm ơn!
HỒNG THU BA

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .......................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................2
2.1

Mục đích nghiên cứu ................................................................................2

2.2


Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3

3.

3.1

Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3

3.2

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3

Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu.......................................3

4.

4.1

Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................3

4.2

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................4

5.

Đóng góp mới của luận án .............................................................................6


6.

Ý nghĩa của luận án .......................................................................................7
6.1

Ý nghĩa về mặt lý luận ..............................................................................7

6.2

Ý nghĩa về mặt thực tiễn ...........................................................................8

7.

Bố cục của luận án .........................................................................................8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN........................................................................................................................10
1.1

Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................10

iii


1.1.1 Đặt vấn đề ...............................................................................................10
1.1.2 Tổng quan về đặc điểm ngôn ngữ giới ...................................................10
1.1.3 Tổng quan về đặc điểm ngôn ngữ giới trên truyền hình ........................21
1.1.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ngơn ngữ giới và đàm phán ...........24
1.1.5 Xác định khoảng trống nghiên cứu.........................................................29

1.2

Cơ sở lý luận .............................................................................................30

1.2.1 Khái niệm giới và giới tính trong nghiên cứu ngơn ngữ ........................30
1.2.2 Các trường phái tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ và giới ..........................31
1.2.3 Ngơn ngữ truyền hình và thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark
Tank ................................................................................................................34
1.2.4 Lý thuyết hành động ngôn từ ..................................................................43
1.2.5 Lý thuyết lịch sự .....................................................................................46
1.3

Tiểu kết ......................................................................................................52

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SHARKTANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ TỪ GĨC
ĐỘ SỬ DỤNG HÀNH ĐỘNG NGƠN TỪ ............................................................54
2.1

Đặt vấn đề..................................................................................................54

2.2

Cấu trúc cuộc thoại đàm phán trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ

bạc tỷ và số liệu thống kê các HĐNT sử dụng . ................................................55
2.3

Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu


trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ .....................................................56
2.3.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu
của Shark Tank Mỹ ............................................................................................56
2.3.2 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu
của Thương vụ bạc tỷ.........................................................................................66
2.3.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn
Mở đầu của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ...........................................71
2.4

Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao

đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. .............................75

iv


2.4.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao đổi
thông tin trong Shark Tank Mỹ..........................................................................75
2.4.2 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao đổi
thông tin trong Thương vụ bạc tỷ ......................................................................83
2.4.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn
Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ ...........................90
2.5

Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Thương

lượng trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ ..........................................96
2.5.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Thương
lượng trong Shark Tank Mỹ ..............................................................................96
2.5.2 Đặc điểm giới trong việc sử dụng các hành động ngôn từ ở giai đoạn

Thương lượng trong Thương vụ bạc tỷ .......................................................... 104
2.5.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn
Thương lượng của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ .............................. 111
2.6

Tiểu kết .................................................................................................. 116

CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SHARKTANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ TỪ GÓC
ĐỘ LỊCH SỰ ........................................................................................................ 119
3.1

Đặt vấn đề............................................................................................... 119

3.2

Lịch sự và giới ........................................................................................ 119

3.3

Thảo luận phạm vi áp dụng quan điểm lịch sự vào nghiên cứu ....... 120

3.4

Lịch sự chiến lược theo mơ hình của Brown và Levinson ................. 122

3.5

Mơ hình khảo sát chiến lược lịch sự trên thể loại chương trình đàm


phán Shark Tank. ............................................................................................. 126
3.6

Đặc điểm ngơn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Mở

đầu trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ........................................... 128
3.6.1 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Mở
đầu của Shark Tank Mỹ. ................................................................................. 129

v


3.6.2 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Mở
đầu của thể loại Thương vụ bạc tỷ. ................................................................. 133
3.6.3 Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai
đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ............................... 135
3.7

Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn

Trao đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ................. 139
3.7.1 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Trao
đổi thông tin của Shark Tank Mỹ ................................................................... 139
3.7.2 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sưj ở giai đoạn
Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ. ...................................................... 148
3.7.3 Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai
đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ............... 152
3.8

Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn


Thương lượng trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ....................... 157
3.8.1 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn
Thương lượng của Shark Tank Mỹ. ................................................................ 157
3.8.2 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn
Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ. ............................................................ 158
2.8.3 Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai
đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ...................... 161
3.9

Tiểu kết ................................................................................................... 162

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 164
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................................... 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 171
PHỤ LỤC 1 THƠNG TIN CƠ BẢN VỀ NKGĐT, NĐT TRONG CHƯƠNG
TRÌNH SHARK TANK MỸ VÀ VIỆT NAM ................................................... - 1 PHỤ LỤC 2 BẢNG MÃ HÓA CÁC BIẾN TRÊN SPSS .................................. - 4 PHỤ LỤC 3 PHÂN LOẠI HĐNT THEO SEARLE (1976) ............................. - 7 -

vi


PHỤ LỤC 4 HỘI THOẠI VÀ MƠ HÌNH PHÂN LOẠI HĐNT TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK.................................................................... - 9 PHỤ LỤC 5 HỘI THOẠI VÀ PHÂN LOẠI CLLS TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SHARK TANK ................................................................................................... - 30 PHỤ LỤC 6 PHÂN BỐ CLLS THEO GIỚI TÍNH CỦA NKGĐT, NĐT
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK ................................................. - 30 PHỤ LỤC 7 BẢNG TÍNH CROSSTABULATION – GIỚI VÀ CLLS ĐƯỢC
SỬ DỤNG BỞI NKGĐT, NĐT ......................................................................... - 31 PHỤ LỤC 8 BẢN GHI CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TRONG HAI CHƯƠNG
TRÌNH VÀ BẢNG NHẬP NGỮ LIỆU TRÊN SPSS ...................................... - 61 -

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
LA
NĐT
NKGĐT
HĐNT
CLLS
YTLS
CLLS (+)
CLLS (-)
DT1
DT2
DT3
DT4
DT5
DT6
DT7
DT8
DT9
DT10
DT11
DT12
DT13
DT14
DT15
AT1
AT2
AT3
AT4

AT5
AT6
AT7
AT8
AT9
AT10
>
<

Luận án
Nhà đầu tư
Người kêu gọi đầu tư
Hành động ngôn từ
Chiến lược lịch sự
Yếu tố lịch sự
Chiến lược lịch sự dương tính
Chiến lược lịch sự âm tính
Chiến lược lịch sự dương tính 1
Chiến lược lịch sự dương tính 2
Chiến lược lịch sự dương tính 3
Chiến lược lịch sự dương tính 4
Chiến lược lịch sự dương tính 5
Chiến lược lịch sự dương tính 6
Chiến lược lịch sự dương tính 7
Chiến lược lịch sự dương tính 8
Chiến lược lịch sự dương tính 9
Chiến lược lịch sự dương tính 10
Chiến lược lịch sự dương tính 11
Chiến lược lịch sự dương tính 12
Chiến lược lịch sự dương tính 13

Chiến lược lịch sự dương tính 14
Chiến lược lịch sự dương tính 15
Chiến lược lịch sự âm tính 1
Chiến lược lịch sự âm tính 2
Chiến lược lịch sự âm tính 3
Chiến lược lịch sự âm tính 4
Chiến lược lịch sự âm tính 5
Chiến lược lịch sự âm tính 6
Chiến lược lịch sự âm tính 7
Chiến lược lịch sự âm tính 8
Chiến lược lịch sự âm tính 9
Chiến lược lịch sự âm tính 10
Lớn hơn
Nhỏ hơn
viii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1: Quá trình đàm phán của Van Eemeren [56] .............................................39
Bảng 1.2: Mơ hình đàm phán trong thể loại chương trình Thương vụ bạc tỷ và
Shark Tank Mỹ ..........................................................................................................41
Bảng 2.1 Phân bố số lượng HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong thể loại
Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ .......................................................................55
Bảng 2.2a: Phân bố HĐNT của NĐT, NKGĐT nam và nữ trong chương trình Shark
Tank Mỹ ....................................................................................................................55
Bảng 2.2b: Phân bố HĐNT của NĐT, NKGĐT nam và nữ trong chương trình
Thương vụ bạc tỷ ......................................................................................................56
Bảng 2.3: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn mở đầu
của Shark Tank Mỹ ...................................................................................................56
Bảng 2.4: Phân bố HĐNT trình bày/ giới thiệu trực tiếp và gián tiếp theo giới tính

của NKGĐT trong giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ .......................................59
Bảng 2.5: Phân bố HĐNT mời trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT
trong giai đoạn mở đầu của Shark Tank Mỹ. ............................................................62
Bảng 2.6: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn mở đầu
của Thương vụ bạc tỷ ................................................................................................66
Bảng 2.7: Phân bố HĐNT trình bày trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT
trong phần mở đầu của Thương vụ bạc tỷ.................................................................68
Bảng 2.8: Phân bố HĐNT mời trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT
trong phần mở đầu của Thương vụ bạc tỷ.................................................................69
Bảng 2.9: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn trao đổi
thơng tin của Shark Tank Mỹ ....................................................................................76
Bảng 2.10: Phân bố HĐNT hỏi trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NĐT trong
giai đoạn Trao đổi của Shark Tank Mỹ.....................................................................79
Bảng 2.11: Phân bố HĐNT khen theo cấu trúc của NĐT nam và nữ trong giai đoạn
Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ .....................................................................82
Bảng 2.12: Phân bố HĐNT khen sử dụng yếu tố tình thái của NĐT nam và nữ trong
giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ .....................................................83
Bảng 2.13: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn trao
đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ ..........................................................................83

ix


Bảng 2.14: Phân bố HĐNT hỏi trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NĐT trong
giai đoạn Trao đổi của Thương vụ bạc tỷ .................................................................86
Bảng 2.15: Phân bố HĐNT khen theo cấu trúc của NĐT nam và nữ trong giai đoạn
Trao đổi của Thương vụ bạc tỷ .................................................................................89
Bảng 2.16: Phân bố yếu tố tình thái trong HĐNT khen của NĐT nam và nữ trong
giai đoạn Trao đổi của Thương vụ bạc tỷ .................................................................90
Bảng 2.17: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn

thương lượng của Shark Tank Mỹ ............................................................................96
Bảng 2.18: Phân bố HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của
NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ..................... 101
Bảng 2.19: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn
thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................................... 104
Bảng 2.20: Phân bố HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của
NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ .................. 108
Bảng 3.1: Các bước phổ biến trong thể loại chương trình Shark Tank ................. 127
Bảng 3.2: Phân bố CLLS trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ ................. 128
Bảng 3.3: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Mở đầu
của Shark Tank Mỹ ................................................................................................ 129
Bảng 3.4: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Mở đầu
của Thương vụ bạc tỷ ............................................................................................. 133
Bảng 3.5: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Trao đổi
thông tin của Shark Tank Mỹ ................................................................................. 139
Bảng 3.6: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Trao đổi
thông tin của Thương vụ bạc tỷ ............................................................................. 148
Bảng 3.7: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương
lượng của Shark Tank Mỹ...................................................................................... 158
Bảng 3.8: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương
lượng của Thương vụ bạc tỷ .................................................................................. 158

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong giai
đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ .............................................................................58
Biểu đồ 2.2 : Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ .............................................................................60

Biểu đồ 2.3: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ ......................................................................61
Biểu đồ 2.4 : Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ ......................................................................65
Biểu đồ 2.5: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong
phần mở đầu của Thương vụ bạc tỷ ..........................................................................67
Biểu đồ 2.6: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong phần
mở đầu của Thương vụ bạc tỷ ...................................................................................69
Biểu đồ 2.7: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Mở đầu của Thương vụ bạc tỷ...................................................................70
Biểu đồ 2.8: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Mở đầu của Thương vụ bạc tỷ..........................................................................71
Biểu đồ 2.9: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong giai
đoạn Trao đổi thơng tin của Shark Tank Mỹ ............................................................77
Biểu đồ 2.10: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Trao đổi của Shark Tank Mỹ............................................................................78
Biểu đồ 2.11: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong
giai đoạn Trao đổi của Shark Tank Mỹ.....................................................................79
Biểu đồ 2.12: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ ............................................................82
Biểu đồ 2.13: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Trao đổi thơng tin của Thương vụ bạc tỷ ..................................................85
Biểu đồ 2.14: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ .........................................................85

xi


Biểu đồ 2.15: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong
giai đoạn Trao đổi thơng tin của Thương vụ bạc tỷ ..................................................86

Biểu đồ 2.16: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ ..................................................88
Biểu đồ 2.17: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Trao đổi thơng tin của Thương vụ bạc tỷ .........................................................89
Biểu đồ 2.18: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ...........................................................98
Biểu đồ 2.19: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ..................................................................99
Biểu đồ 2.20: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NKGĐT
trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ............................................... 100
Biểu đồ 2.21: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong
giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ........................................................ 100
Biểu đồ 2.22: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ............................................................... 102
Biểu đồ 2.23: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ........................................................ 103
Biểu đồ 2.24: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ............................................................... 104
Biểu đồ 2.25: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................... 105
Biểu đồ 2.26: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới của NĐT trong giai đoạn
Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ..................................................................... 106
Biểu đồ 2.27: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NKGĐT
trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ........................................... 106
Biểu đồ 2.28: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong
giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................... 107

xii



Biểu đồ 2.29: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NKGĐT trong
giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................... 109
Biểu đồ 2.30: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ............................................................ 110
Biểu đồ 2.31: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai
đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ............................................................ 111

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1: Mơ hình lịch sự của Brown và Levinson (Brown & Levinson, 1987) .. 122

xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ và giới có lịch sử hình thành và phát triển từ những
năm 1960, quá trình này gắn liền với những biến đổi trong xã hội như các phong
trào giải phóng phụ nữ, phong trào chống phân biệt giới v.v. Nó là chủ đề được
nhiều nhà khoa học quan tâm như Lakoff, Coates, Deborah Tannen, v.v. và được
tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau. Đồng thời, nhiều cơng trình cũng đã chỉ ra sự
vận động và biến đổi trong ngôn ngữ của mỗi giới ở từng giai đoạn lịch sử. Như
vậy, câu hỏi đặt ra là: “Liệu có hay khơng những khác biệt về ngôn ngữ giới trong
giao tiếp ngày nay?” – trong bối cảnh thay đổi vĩ mô về văn hóa, kinh tế, xã hội
cùng những thay đổi về vai trị giới, quan điểm đối với giới và giới tính trong thời
đại hiện nay.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ giới cịn khá mới và
khơng đáng kể so với các cơng trình trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu tiếp
cận ngữ liệu từ các chương trình truyền hình – nơi có tầm ảnh hưởng và có tính
định hướng xã hội chưa được tập trung nhiều. Do đó, chúng tơi mong muốn thực
hiện đề tài về lĩnh vực này nhằm góp một mảnh ghép nhỏ vào bức tranh chung của

ngôn ngữ học xã hội.
Một yếu tố khác làm động lực để triển khai đề tài này là sức hút của chương
trình Shark Tank – chương trình về những cuộc đàm phán thực trên truyền hình
thực tế, hứa hẹn mang lại nguồn ngữ liệu thú vị cho nghiên cứu về giới và ngôn ngữ
trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Ngồi ra, đứng ở góc độ giảng dạy
ngơn ngữ, việc nghiên cứu ngơn ngữ giới và ngơn ngữ đàm phán trong chương trình
truyền hình cịn có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể áp dụng vào việc giảng dạy tiếng
Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành ở các trường Đại học nói riêng.
Vì những lý do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài “Đặc điểm ngơn ngữ giới
trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ” để thực hiện LA tiến sĩ,
qua đó đối chiếu một số đặc điểm ngơn ngữ giới tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt được
sử dụng trong thể loại truyền hình thực tế. LA hy vọng sẽ có những đóng góp về

1


mặt lý luận và thực tiễn cho ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
và ngôn ngữ học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích khái quát: Đối chiếu một số đặc điểm ngôn ngữ giới tiếng Anh
(Mỹ) và tiếng Việt được sử dụng trong thể loại chương trình Shark Tank Mỹ và
Thương vụ bạc tỷ.
Mục đích cụ thể:
- Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới
của nhà đầu tư (NĐT) và người kêu gọi đầu tư (NKGĐT) từ góc độ sử dụng hành
động ngơn từ (HĐNT) ở từng giai đoạn của chương trình Shark Tank Mỹ và
Thương vụ bạc tỷ.
- Xác định những điểm tương đồng, khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới
của NĐT, NKGĐT qua việc áp dụng các chiến lược lịch sự (CLLS) trong các

HĐNT thỏa mãn yếu tố lịch sự và hành động đe doạ thể diện ở từng giai đoạn của
chương trình phiên bản Mỹ và Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, LA thực hiện các nhiệm vụ như
sau:
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý thuyết ngơn ngữ giới, lý
thuyết về thể loại chương trình truyền hình thực tế, mơ hình đàm phán, lý
thuyết về HĐNT, lý thuyết về lịch sự, lý thuyết so sánh đối chiếu, v.v., qua
đó xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đề tài.
(2) Khảo sát, thu thập, phân tích và miêu tả ngữ liệu từ các cuộc hội thoại theo
cấu trúc thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ và Thương
vụ bạc tỷ từ góc độ HĐNT và lịch sự.
(3) Kiểm chứng mối quan hệ về giới và các đặc điểm ngơn ngữ của nhóm NĐT,
NKGĐT nam và nữ từ góc độ HĐNT và CLLS, khảo sát tần suất xuất hiện

2


HĐNT, yếu tố lịch sự và mô tả các đặc điểm ngơn ngữ giới nổi bật trong thể
loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ.
(4) So sánh, đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ giới trong hai khối liệu từ góc độ
sử dụng HĐNT và lịch sự nhằm chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt giữa
đặc điểm ngơn ngữ của nhóm NĐT, NKGĐT nam, nữ trong hai chương trình
thực tế trên; đồng thời thảo luận kết quả của LA dựa trên mối quan hệ với kết
quả của các nghiên cứu trước đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của LA là HĐNT và CLLS được sử dụng trong phát
ngôn của NĐT, NKGĐT nam và nữ ở từng giai đoạn của chương trình truyền hình
Shark Tank Mỹ (mùa 9 phát sóng từ 7/10/2018 đến 12/5/2019 trên kênh truyền hình

ABC) và Thương vụ bạc tỷ (mùa 3 phát sóng từ 24/7/2019 đến 6/11/2019 trên kênh
VTV3).
3.2 Phạm vi nghiên cứu
LA chọn cách tiếp cận đặc điểm ngôn ngữ giới trong phạm vi lý thuyết
HĐNT của Searle và lý thuyết Lịch sự của Brown và Levinson, do đó LA chỉ tập
trung xem xét HĐNT và CLLS trong phạm vi thể loại của chương trình truyền hình
thực tế Shark Tank Mỹ (phiên bản tiếng Anh Mỹ) trên kênh truyền hình ABC và
Thương vụ bạc tỷ (phiên bản Shark Tank tiếng Việt) phát sóng trên kênh VTV3.
4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1 Ngữ liệu nghiên cứu
Về chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ
LA chọn ngữ liệu để phân tích là các phát ngơn chứa HĐNT và CLLS của
NKGĐT và NĐT sử dụng trong chương trình Shark Tank Mỹ phát sóng trên đài
truyền hình ABC của Mỹ mùa 9 từ 7/10/2018 đến 12/5/2019 và Thương vụ bạc tỷ
mùa 3 phát sóng trên kênh VTV3 đài truyền hình Việt Nam từ 24/7/2019 đến
6/11/2019. (xem thơng tin chương trình ở mục 1.2.3.3)

3


Chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ được phát sóng hàng tuần
(1 tập/ tuần), thời lượng phát sóng mỗi tập là 60 phút. Cấu trúc mỗi tập gồm 3 cuộc
đàm phán đối với Thương vụ bạc tỷ, 4 cuộc đàm phán đối với Shark Tank Mỹ. Mỗi
cuộc đàm phán kéo dài khoảng 15 - 20 phút. Số lượng người tham gia mỗi cuộc
đàm phán là 5 NĐT (thường gồm 3 nam, 2 nữ) và 1 hoặc 1 nhóm NKGĐT. Lời
thoại trong chương trình Shark Tank phiên bản tiếng Anh (Mỹ) đều có phụ đề tiếng
Việt khi được tải về qua ứng dụng Netflix – dịch vụ truyền dữ liệu video theo yêu
cầu trên toàn cầu của Mỹ.
Về việc thu thập ngữ liệu
Chúng tôi đã thu thập ngữ liệu chương trình được phát sóng trong hai năm

2018 và 2019 với tổng số 24 tập Shark Tank Mỹ mùa 9 (từ 7/10/2018 đến
12/5/2019) và 16 tập Thương vụ bạc tỷ mùa 3 (từ 24/7/2019 đến 6/11/2019). Tuy
nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tơi chọn ngẫu nhiên để gỡ băng 8
tập thuộc chương trình Shark Tank Mỹ mùa 9 và 11 tập thuộc chương trình Thương
vụ bạc tỷ mùa 3. Số trang gỡ băng tương ứng là 159 trang A4 (chương trình phiên
bản Mỹ) và 184 trang A4 (chương trình phiên bản tiếng Việt) (cỡ chữ 11 Time
NewsRoman). Các cuộc đàm phán được mã hóa (phiên bản chương trình, tập phát
sóng, cuộc đàm phán): AM_ _ (đối với Shark Tank Mỹ); VN_ _ (đối với Thương vụ
bạc tỷ). Ví dụ AM0101 là phiên bản tiếng Mỹ, tập 1, cuộc đàm phán số 1.
Sau khi gỡ băng, phát ngơn của NKGĐT, NĐT trong hai chương trình được
nhận diện và phân loại theo lý thuyết HĐNT của Searle và lý thuyết lịch sự của
Brown và Levinson. LA đã nhận diện được 4.394 HĐNT trong chương trình
Thương vụ bạc tỷ và 5.270 HĐNT thuộc chương trình Shark Tank Mỹ; với độ tin
cậy 95% và mức sai số 5%. Đồng thời, khảo sát số lượng mẫu 1.972 yếu tố lịch sự
trong chương trình Thương vụ bạc tỷ và 1.954 yếu tố lịch sự trong chương trình
Shark Tank Mỹ xuất hiện kèm theo các hành động đe doạ thể diện và hành động
thỏa mãn yếu tố lịch sự được khảo sát từ các nhóm HĐNT, với độ tin cậy 95% và
mức sai số 5%.
4.2 Phương pháp nghiên cứu

4


LA áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp phân tích
thể loại, phương pháp miêu tả định tính; phương pháp so sánh đối chiếu ngơn ngữ
nhằm xác định, phân loại và đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới trong thể loại
chương trình Shark Tank phiên bản tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt. Cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: là phương pháp chủ yếu được sử dụng
xuyên suốt LA, nhằm tìm ra tác động của nhân tố giới đến việc sử dụng
HĐNT và CLLS của các nhóm đối tượng NKGĐT, NĐT. LA đã sử dụng

chương trình thống kê và xử lí số liệu định lượng SPSS 22. Các thao tác cụ
thể được tiến hành như sau:
(1) Ngữ liệu sau khi được gỡ băng được chúng tôi nhận diện và phân loại
thành các nhóm HĐNT, CLLS của NKGĐT và NĐT nam, nữ theo lý
thuyết về HĐNT của Searle và lịch sự của Brown & Levinson (cụ thể
chúng tôi sẽ nêu ở phần cơ sở lý luận, mục 1.2).
(2) Các HĐNT và CLLS trong phát ngôn của NKGĐT và NĐT nam, nữ
được mã hóa và nhập vào chương trình SPSS 22. HĐNT và CLLS được
coi là biến phụ thuộc; NKGĐT, NĐT nam và nữ là những biến độc lập
(Xem phụ lục 2).
(3) Kiểm định Chi bình phương nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến
độc lập và các biến phụ thuộc; cụ thể là kiểm định sự khác biệt giới trong
việc sử dụng HĐNT và CLLS của NKGĐT, NĐT; đồng thời xem xét sự
khác biệt về ngôn ngữ của nam hoặc nữ NKGĐT, NĐT trong chương
trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ.
 Kết quả trong bảng tính Chi-square Tests với giá trị Asymptotic
Significance (2-side) hàng Pearson Chi-square (hay còn gọi là p) nhỏ hơn
0.05 (p≤ 0,005) được xác định để khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa
hai biến được kiểm chứng, cụ thể là biến giới tính của NKGĐT, NĐT với
HĐNT hoặc CLLS; và ngược lại. Từ đó, chúng tơi có thể xác định được
sự khác biệt giới trong sử dụng đặc điểm ngôn ngữ cụ thể để thực hiện
tiếp bước mô tả và so sánh các đặc điểm ngôn ngữ giới.

5


-

Phương pháp phân tích thể loại được áp dụng nhằm xác định thể loại chương
trình Shark Tank và Thương vụ bạc tỷ thuộc thể loại chương trình đàm phán

trên truyền hình gồm 3 giai đoạn tương ứng với các giai đoạn được áp dụng
theo mơ hình đàm phán của Van Eemeran.

-

Phương pháp phân tích hội thoại, phân tích diễn ngơn: nhằm xác định và phân
loại các nhóm HĐNT theo lý thuyết của Searle và CLLS theo Brown và
Levinson.

-

Phương pháp miêu tả định tính được sử dụng để miêu tả hai khối ngữ liệu
tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt nhằm nhận diện các đặc điểm ngôn ngữ giới xuất
hiện trong phát ngơn của NKGĐT và NĐT từ góc độ HĐNT và lịch sự.

-

Phương pháp so sánh đối chiếu được áp dụng với nguyên tắc đối chiếu đồng
đại [15] nhằm tìm ra các nét tương đồng và khác biệt ngôn ngữ giới của
NKGĐT, NĐT trong hai chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ được phát sóng trong cùng khoảng thời gian và dựa trên cùng cơ sở đối chiếu
HĐNT và CLLS. Cụ thể, LA thực hiện mô tả, so sánh đối chiếu đặc điểm ngôn
ngữ của NKGĐT, NĐT nam và nữ trong mỗi chương trình; sau đó thực hiện
đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới của NKGĐT, NĐT nam và nữ giữa hai
chương trình.

-

Ngồi ra, LA cịn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp ngữ liệu thứ cấp
từ các cơng trình nghiên cứu trước, từ bài báo khoa học, giáo trình, v.v. để xây
dựng cơ sở luận cứ cho luận án.

5. Đóng góp mới của luận án
Có thể khẳng định, nghiên cứu đặc trưng giới trong hai phiên bản chương

trình truyền hình thực tế Shark Tank tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt thông qua HĐNT
và CLLS của NĐT và NKGĐT là một trong những nghiên cứu có tính mới.
(1) LA đã tiếp cận ngơn ngữ giới từ quan điểm kiến tạo xã hội – một hướng tiếp
cận hiện đại (đã được trình bày ở mục 1.1.2.1).
(2) LA áp dụng lý thuyết thể loại, lý thuyết HĐNT, lịch sự chiến lược, mơ hình
đàm phán Van Eemeren nhằm xây dựng cơ sở và phạm vi nghiên cứu, khẳng

6


định trong nghiên cứu ngôn ngữ giới cần đặt trong cùng nhóm ngữ cảnh mà ở
đó đối tượng tham gia vào quá trình giao tiếp, từng tình huống giao tiếp khác
nhau được xác định rõ ràng.
(3) LA đã kiểm chứng sự khác biệt giới qua phương pháp phân tích định lượng
bằng kiểm chứng Chi bình phương trên phần mềm thống kê SPSS; bằng cách
này LA đã khẳng định cách tiếp cận khoa học trong việc xác định ngôn ngữ
giới trong ngôn ngữ học xã hội.
(4) LA đã miêu tả và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về đặc trưng giới
của từng đối tượng giao tiếp trong thể loại đàm phán xét từ góc độ HĐNT,
CLLS; góp phần làm phong phú về đặc điểm ngôn ngữ giới trong lĩnh vực ngôn
ngữ học xã hội. Đồng thời, LA cho thấy sự vận động bao gồm những điểm cố
hữu và thay đổi trong ngôn ngữ giới khi so sánh đối chiếu giữa hai phiên bản
ngôn ngữ ở cùng một thể loại. Điều này phần nào khẳng định những thay đổi
trong quan điểm về giới cùng những thay đổi về kinh tế-văn hóa-xã hội và đặc
biệt, những ảnh hưởng văn hóa trong một thế giới hội nhập đã tác động tới biểu
hiện trong ngơn ngữ giới nói riêng và tới các vấn đề liên quan tới giới nói
chung. Từ đó, LA gợi mở các hướng nghiên cứu mới trong tương lai.

6. Ý nghĩa của luận án
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Có thể khẳng định LA có ý nghĩa về mặt phương pháp luận, cụ thể như sau:
LA tiếp cận ngôn ngữ giới từ quan điểm kiến tạo xã hội (Dynamic
Approach), ở đó khái niệm giới và giới tính được làm rõ mối quan hệ, ngôn ngữ
giới được tiếp cận rõ ràng trong mối tương liên phức tạp; LA đã góp phần khẳng
định hướng tiếp cận hiện đại trong nghiên cứu về ngôn ngữ giới là cần thiết và
khách quan.
Từ việc hệ thống hóa và phân loại các ngữ liệu thứ cấp, LA đã trình bày cơ
bản bức tranh nghiên cứu về ngơn ngữ và giới nói chung, cũng như trong mối quan
hệ với truyền hình và đàm phán nói riêng; và trở thành nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích về mặt lý thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo.

7


LA được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về thể loại, HĐNT, lịch sự bằng
phương pháp miêu tả định tính và định lượng, phương pháp so sánh đối chiếu.
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ giới trên truyền hình thực tế, cụ thể
là đặc điểm ngôn ngữ trong đàm phán mang đặc điểm, cấu trúc thể loại, đã góp
phần làm phong phú hệ thống lí thuyết về đặc điểm ngơn ngữ giới trong ngôn ngữ
học xã hội. Các HĐNT và CLLS được xác định trong mỗi giai đoạn của chương
trình đàm phán đã làm rõ phong cách lời nói của mỗi giới ở từng vị trí giao tiếp.
Mơ hình nghiên cứu có tính ứng dụng và tham khảo trong việc nghiên cứu
đặc điểm ngôn ngữ giới ở những bối cảnh giao tiếp đàm phán khác trong cuộc sống.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng vào giảng dạy ngoại ngữ, phong
cách giao tiếp của mỗi giới trong những ngữ cảnh đàm phán cụ thể.
7. Bố cục của luận án
Ngoài các phần chung như phần Mở đầu, phần Kết luận, Phụ lục và Tài liệu

tham khảo, LA có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày một cách khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu trên
thế giới và ở Việt Nam liên quan đến giới và ngơn ngữ, truyền hình, đàm phán; giới
và HĐNT, giới và lịch sự; đồng thời trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài bao
gồm: khái quát hoá các lý thuyết ngôn ngữ giới, lý thuyết về thể loại chương trình
truyền hình thực tế, mơ hình đàm phán, lý thuyết về HĐNT, lý thuyết về lịch sự và
thông tin về chương trình Shark Tank và Thương vụ bạc tỷ.
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank
Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ sử dụng hành động ngơn từ
Chương này đi sâu khảo sát, phân tích mối quan hệ giới với việc sử dụng
HĐNT, miêu tả và so sánh các HĐNT nổi bật được sử dụng bởi NĐT, NKGĐT
nam và nữ trong 3 giai đoạn thuộc chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc
tỷ. Sau đó, từ kết quả thu được, LA tiến hành đối chiếu những điểm tương đồng và

8


khác biệt trong việc sử dụng HĐNT của mỗi nhóm đối tượng NKGĐT, NĐT nam
và nữ giữa hai chương trình.
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank
Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ lịch sự
Căn cứ vào các nhóm HĐNT nổi bật được sử dụng bởi NKGĐT, NĐT nam và
nữ ở chương 2, chương 3 chúng tôi xác định các HĐNT thoả mãn yếu tố lịch sự và
HĐNT đe doạ thể diện để tiếp tục khảo sát, phân tích, miêu tả các yếu tố lịch sự
theo lý thuyết của Brown và Levinson được sử dụng bởi mỗi nhóm đối tượng tham
gia theo giới và trong từng giai đoạn thuộc thể loại chương trình. Từ đó, tiến hành
đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng CLLS bởi
NKGĐT, NĐT nam và nữ trong hai chương trình tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt.


9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đặt vấn đề
Để phác họa bức tranh mơ phỏng tình hình nghiên cứu ngơn ngữ giới trong và ngồi nước,
chúng tơi lựa chọn tiếp cận theo cách xâu chuỗi, phân loại các mảng vấn đề tạo nên hệ
thống luận điểm từ các nghiên cứu trước gồm những mảng vấn đề từ cơ sở lý luận, phương
pháp luận, đối tượng nghiên cứu đến ngữ cảnh nghiên cứu song song với sự thay đổi trong
quan điểm nghiên cứu về giới và ngơn ngữ theo trình tự thời gian. Sau đó, chúng tơi thu
hẹp dần phạm vi nghiên cứu vào nhóm đặc điểm ngơn ngữ giới trên truyền hình, trong đàm
phán để tìm hiểu những kết quả đã đạt được, nền tảng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu
đã được áp dụng; từ đó, xác định “khoảng trống” cho vấn đề nghiên cứu của mình.
Tổng quan về đặc điểm ngơn ngữ giới

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ giới trên thế giới
Các nghiên cứu về giới và ngôn ngữ đều là những nghiên cứu thực nghiệm
xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu những bằng chứng về mặt ngơn ngữ để chứng minh
sự bất bình đẳng hay đi tìm sự bình đằng giữa nam và nữ trong xã hội. Hầu hết
những nghiên cứu về ngôn ngữ và giới trên thế giới đều phát triển theo hai hướng
chính, đó là: biểu hiện giới trong ngơn ngữ và những khác biệt ngôn ngữ mà mỗi
giới sử dụng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào
những cơng trình liên quan tới đặc điểm ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng. Qua tổng
quan, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong hơn 50 năm qua được phân
chia theo nhiều nhóm tiếp cận khác nhau, phụ thuộc vào các cách tiếp cận như quan
niệm hay định kiến về giới và giới tính, phương pháp nghiên cứu diễn ngôn, hội
thoại, theo ngữ cảnh hay đặc điểm ngôn ngữ giới. Kết quả nghiên cứu dù theo
hướng tiếp cận nào cũng đều có mức độ giao thoa và mối liên quan tới nhau.

Nếu xét theo trình tự thời gian và xét từ tiếp cận quan niệm về giới và giới
tính, các nhà ngơn ngữ học xã hội lần lượt chỉ ra các điểm khác biệt từ quan điểm
về giới và giới tính, quyền lực trong xã hội đến yếu tố văn hóa và kiến tạo xã hội.
Các quan điểm nghiên cứu đó có tên gọi như sau: Deficit approach (tạm dịch: Tiếp
10


×