Tải bản đầy đủ (.doc) (259 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng việt qua hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 259 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HÀ
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI
TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
(QUA HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội, năm 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HÀ
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI
TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
(QUA HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Văn Khang
2. PGS.TS Nguyễn Thị Lương
Hà Nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận
án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai
công bố.
Tác giả luận án
Phạm Thị Hà
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang và
PGS.TS Nguyễn Thị Lương đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn


thành luận án trong suốt 4 năm qua.
Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học
xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có
được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất.
Tôi xin cảm ơn tạp chí Ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống đã tạo điều kiện
cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Thư viện Viện Ngôn ngữ học, Thư viện quốc gia, Thư viện
Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho
luận án của tôi.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Khoa Việt Nam học, Trường Đại học
Sư Phạm Hà Nội - nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các
sinh viên của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận án
Phạm Thị Hà
MỤC LỤC
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN
LỜI KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 12
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU 13
5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 14
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 15
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 15

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 17
1.1. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ 17
1.1.1. Xung quanh thuật ngữ “giới tính” và “giới” 17
1.1.2. Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ 19
1.2. HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN 28
1.2.1. Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ 28
1.2.2. Hành vi khen 31
1.2.3. Hành vi tiếp nhận lời khen 37
1.2.4. Nghiên cứu hành vi khen và tiếp nhận lời khen ở Việt Nam 41
1.3. CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN 42
1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI
KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
45
2.1. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 45
2.1.1. Khái niệm “khen” trong tiếng Việt 45
2.1.2. Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 47
2.1.3. Chủ đề khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 50
2.1.4. Mức độ khen giữa các giới 53
2.1.5. Cấu trúc lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 54
2.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG
VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
59
2.2.1. Khái niệm “tiếp nhận lời khen” trong tiếng Việt 59
2.2.2. Mức độ tiếp nhận lời khen giữa các giới trong tiếng Việt 59
2.2.3. Cấu trúc tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 66
2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP
NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
75
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI
KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI: TRƯỜNG
HỢP NGƯỜI HÂM MỘ VỚI NGHỆ SĨ
80
3.1. GIỚI HẠN PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 80
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN CỦA NGƯỜI HÂM MỘ VỚI
NGHỆ SĨ TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
81
3.2.1. Đặc điểm về nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ
góc độ giới
81
3.2.2. Đặc điểm về cách thức khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ
từ góc độ giới
85
3.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIẾP NHẬN LỜI KHEN CỦA NGHỆ SĨ
ĐỐI VỚI LỜI KHEN CỦA NGƯỜI HÂM MỘ TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
99
3.3.1. Đặc điểm chung về biểu thức tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối
với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới
99
3.3.2. Đặc điểm cụ thể về biểu thức tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối
với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới
100
3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 113
Chương 4. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI
KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI: TRƯỜNG HỢP
ĐỐI VỚI HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƯỜI
115
4.1. GIỚI HẠN PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 115
4.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VỀ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI

CỦA CON NGƯỜI TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
116
4.2.1. Đặc điểm chung về nội dung khen hình thức bên ngoài của con
người từ góc độ giới
116
4.2.2. Đặc điểm những nội dung khen cụ thể về hình thức bên ngoài
của con người từ góc độ giới
118
4.2.3. Đặc điểm về cách thức khen hình thức bên ngoài của con người
từ góc độ giới
126
4.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIẾP NHẬN LỜI KHEN VỀ HÌNH THỨC
BÊN NGOÀI CỦA CON NGƯỜI TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
137
4.3.1. Đặc điểm chung về cách thức tiếp nhận lời khen đối với hình
thức bên ngoài của con người từ góc độ giới
137
4.3.2. Đặc điểm cụ thể về cách thức tiếp nhận lời khen đối với hình
thức bên ngoài của con người từ góc độ giới
139
4.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 145
KẾT LUẬN 147
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC i
I. PHỤ LỤC 1: Các bảng thống kê, xử lí cụ thể i
II. PHỤ LỤC 2: Tư liệu ghi âm xii
III. PHỤ LỤC 3: Tư liệu phim xxxiv
IV. PHỤ LỤC 4: Tư liệu giao lưu trực tuyến giữa người của công
chúng và người hâm mộ

lvii
V. PHỤ LỤC 5: Anket điều tra lxxvi
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CN : Chủ ngữ
ĐT : Động từ
TT : Tính từ
BN : Bổ ngữ
TTT : Tình thái từ
TC : Tăng cường
DANH MỤC CÁC BẢNG
Chương 2:
Bảng 2.1. Tổng quát về hành vi khen với biểu thức khen trong tiếng Việt Tr. 46
Bảng 2.2. Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 2.3: 2.3a. Những chủ đề về phẩm chất dùng để khen người cùng giới
2.3b. Những chủ đề về phẩm chất dùng để khen người khác giới
Phụ lục 1
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng lời khen trực tiếp và gián tiếp giữa hai giới Phụ lục 1
Bảng 2.5: 2.5a. Mức độ nhận được lời khen từ bạn cùng giới
2.5b. Mức độ nhận được lời khen từ bạn khác giới
Phụ lục 1
Bảng 2.6: 2.6a. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.6b. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo
Phụ lục 1
Bảng 2.7: 2.7a. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.7b. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Mẹ
Phụ lục 1
Bảng 2.8: 2.8a. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Anh
2.8b. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Chị
Phụ lục 1

Bảng 2.9: 2.9a. Mức độ nhận được lời khen từ vợ, chồng
2.9b. Mức độ nhận được lời khen từ người yêu
Phụ lục 1
Bảng 2.10: 2.10a. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn cùng giới
2.10b. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn khác giới
Phụ lục 1
Bảng 2.11: 2.11a. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.11b. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo
Phụ lục 1
Bảng 2.12: 2.12a. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.12b. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Mẹ
Phụ lục 1
Bảng 2.13: 2.13a. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh, chị cùng giới
2.13b. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh, chị khác giới
Phụ lục 1
Bảng 2.14: 2.14a. Cách tiếp nhận lời khen từ vợ, chồng
2.14b. Cách tiếp nhận lời khen từ người yêu
Phụ lục 1
Chương 3:
Bảng 3.1. Nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 3.2. Mức độ sử dụng biểu thức khen trực tiếp và gián tiếp của người hâm
mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới
Phụ lục 1
Bảng 3.3. Các biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 3.4. Mức độ sử dụng động từ trong biểu thức khen trực tiếp của người
hâm mộ đối với nghệ sĩ, từ góc độ giới
Tr. 90
Bảng 3.5. Mức độ sử dụng biểu thức khen gián tiếp của người hâm mộ đối với
nghệ sĩ từ góc độ giới
Bảng 3.6. Các kiểu hô (gọi) trong biểu thức khen của người hâm mộ đối với

Phụ lục 1
Phụ lục 1
nghệ sĩ từ góc độ giới
Bảng 3.7. Tình thái từ được sử dụng trong biểu thức khen của người hâm mộ
đối với nghệ sĩ từ góc độ giới
Tr. 97
Bảng 3.8. Cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm
mộ từ góc độ giới
Phụ lục 1
Bảng 3.9. Các kiểu xưng đáp trong hành vi tiếp nhận khen của nghệ sĩ đối với
lời khen của của người hâm mộ từ góc độ giới
Phụ lục 1
Bảng 3.10. Xưng – hô xứng vai và lệch vai trong tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ
đối với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới
Phụ lục 1
Chương 4:
Bảng 4.1. Những nội dung khen về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Tr. 116
Bảng 4.2. Tỉ lệ khen trực tiếp và gián tiếp về hình thức bề ngoài của con người
từ góc độ giới
Phụ lục 1
Bảng 4.3. Biểu thức khen trực tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 4.4. Biểu thức khen gián tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ
giới
Phụ lục 1
Bảng 4.5. Yếu tố tình thái trong biểu thức khen về hình thức bên ngoài của con
người từ góc độ giới
Phụ lục 1
Bảng 4.6. Mức độ tiếp nhận lời khen bằng ngôn từ về hình thức bên ngoài của
con người từ góc độ giới
Tr. 137

Bảng 4.7. Biểu thức tiếp nhận lời khen về hình thức bề ngoài của con người từ
góc độ giới
Phụ lục 1


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Chương 2:
Biểu đồ 2.1: Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 50
Biểu đồ 2.2: 2.2a. Những chủ đề dùng để khen người cùng giới
2.2b. Những chủ đề dùng để khen người khác giới
52
52
Biểu đồ 2.3. Mức độ sử dụng lời khen giữa hai giới 53
Biểu đồ 2.4. Mức độ sử dụng lời khen trực tiếp và gián tiếp giữa hai giới 55
Biểu đồ 2.5: 2.5a. Mức độ nhận được lời khen từ bạn cùng giới
2.5b. Mức độ nhận được lời khen từ bạn khác giới
60
60
Biểu đồ 2.6: 2.6a. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.6b. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo
61
61
Biểu đồ 2.7: 2.7a. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.7b. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Mẹ
64
64
Biểu đồ 2.8: 2.8a. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Anh
2.8b. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Chị
65
65

Biểu đồ 2.9: 2.9a. Mức độ nhận được lời khen từ vợ, chồng
2.9b. Mức độ nhận được lời khen từ người yêu
66
66
Biểu đồ 2.10: 2.10a. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn cùng giới
2.10b. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn khác giới
70
70
Biểu đồ 2.11: 2.11a. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.11b. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo
71
71
Biểu đồ 2.12: 2.12a. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.12b. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Mẹ
73
73
Biểu đồ 2.13: 2.13a. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh chị cùng giới 74
74
2.13b. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh chị khác giới
Biểu đồ 2.14: 2.14a. Cách tiếp nhận lời khen từ vợ, chồng 75
2.14b. Cách tiếp nhận lời khen từ người yêu 75
Chương 3:
Biểu đồ 3.1. Nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới. 82
Biểu đồ 3.2. Mức độ sử dụng hình thức khen trực tiếp và gián tiếp của người hâm mộ
đối với nghệ sĩ từ góc độ giới
86
Biểu đồ 3.3. Các biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 87
Biểu đồ 3.4. Mức độ sử dụng động từ trong biểu thức khen trực tiếp của người hâm
mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới
91

Biểu đồ 3.5. Mức độ sử dụng biểu thức khen gián tiếp của người hâm mộ đối với
nghệ sĩ từ góc độ giới
91
Biểu đồ 3.6. Các kiểu hô (gọi) trong biểu thức khen của người hâm mộ đối với nghệ
sĩ từ góc độ giới
94
Biểu đồ 3.7. Tình thái từ được sử dụng trong biểu thức khen của người hâm mộ đối
với nghệ sĩ từ góc độ giới
98
Biểu đồ 3.8. Cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm mộ
từ góc độ giới
99
Biểu đồ 3.9. Các kiểu xưng - đáp trong hành vi tiếp nhận khen của nghệ sĩ đối với lời
khen của của người hâm mộ từ góc độ giới
109
Biểu đồ 3.10. Xưng – hô xứng vai và lệch vai trong tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối
với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới
113
Chương 4:
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ khen trực tiếp và gián tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ
góc độ giới
127
Biểu đồ 4.2. Biểu thức khen trực tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 128
Biểu đồ 4.3. Biểu thức khen gián tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 133
Biểu đồ 4.4. Yếu tố tình thái trong biểu thức khen về hình thức bên ngoài của con
người từ góc độ giới
134
Biểu đồ 4.5. Biểu thức tiếp nhận lời khen về hình thức bên ngoài của con người từ
góc độ giới
140


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong đời sống hằng ngày của con người, khen cùng với chê làm thành
một trong những cặp phổ biến về ứng xử giao tiếp. Truyền thống văn hoá của
người Việt thường thấy, khen và chê hay đi liền với nhau “đã có khen thì phải có
chê” thậm chí, người ta còn khuyên phải chê nhiều hơn khen để giúp cho con
người tiến bộ: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Mặc dù vậy, nhưng
tâm lí chung của con người thì ai cũng thích khen, nhất là khi người ta luôn hướng
tới sự thân thiện, động viên nhau cũng là để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp thì khen
càng trở nên phổ biến.
Đối với khen, điều quan trọng là hiệu quả của chúng trong mối tương tác
giữa người khen và người tiếp nhận lời khen: từ phía người khen, đó là khen ai,
khen ở đâu, khen lúc nào, khen cái gì và khen như thế nào; từ phía người được
khen, đó là thái độ tiếp nhận và cách tiếp nhận lời khen. Tất cả sự tương tác ấy
được biểu thị chủ yếu bằng ngôn từ.
Từ góc độ cấu trúc hệ thống, khen trong tiếng Việt là động từ và từ lâu trở thành
đối tượng nghiên cứu của Việt ngữ học nói chung, của động từ tiếng Việt nói riêng.
Từ góc độ ngữ dụng học, với lí thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts), hành vi
khen thuộc vào phạm trù ứng xử (behabitives, comportementaux). Theo hướng này,
nghiên cứu khen phải chỉ ra được các biểu thức ngôn từ của hành vi khen và tiếp
nhận khen (hồi đáp khen) ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau.
Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi khen được nghiên cứu theo quan hệ
tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội. Theo hướng này, với tư cách là biến
thể, khen và tiếp nhận lời khen được xem xét dưới tác động của các biến xã hội như
tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn, của người khen và người tiếp
nhận lời khen.
1.2. Như đã biết, giới theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội là một trong
những biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người.
1

Theo đó, giới tác động vào hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Nói cách khác, nếu
như trong ngôn ngữ học xã hội có “phong cách ngôn ngữ của mỗi giới” thì tất sẽ có
phong cách ngôn ngữ của mỗi giới ở hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Tuy nhiên,
cho đến nay, mặc dù hành vi khen được nghiên cứu nhiều, nhưng ở Việt Nam lại
chưa có một đề tài, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động của
nhân tố giới đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt. Đây là lí do
để chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua
hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen làm đề tài luận án.
Cũng cần nhấn mạnh là, tách giới ra thành một nhân tố riêng để nghiên cứu,
luận án hoàn toàn không có ý định cô lập nhân tố này mà đây chỉ là một thủ pháp
làm việc, bởi, các nhân tố xã hội luôn tương tác, nhân tố này kéo theo nhân tố kia
làm nên một chùm tác động vào hoạt động giao tiếp của con người.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI
KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về hành vi khen và tiếp nhận lời
khen từ góc độ giới
Cho đến nay, một trong những thành công lớn nhất của ngôn ngữ học xã hội ở
phương Tây là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới (còn được gọi là
phương ngữ giới/giới tính). Theo đó, hành vi khen và tiếp nhận lời khen là một
trong những nội dung rất được quan tâm. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, ở
phương Tây chỉ có những công trình nghiên cứu về hành vi khen và hồi đáp khen
nói chung; nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, trong đó có đề cập đến
hành vi khen và hồi đáp khen/tiếp nhận lời khen mà chưa có công trình riêng nào
chuyên nghiên cứu về hành vi khen, hồi đáp khen từ góc độ giới. Vì thế, dưới đây,
chúng tôi điểm theo cách hệ thống hóa một số nội dung liên quan.
Thứ nhất, về mức độ sử dụng hành vi khen của mỗi giới
Có một câu hỏi đặt ra là đối với hành vi khen, ưu thế thuộc về giới nào, tức là
giới nào sử dụng nhiều hơn giới nào? Cho đến nay chưa thể có được những câu trả
lời toàn diện về vấn đề này, nhưng cũng đã có được một số nhận định như sau:
2

– Trong tương quan so sánh tần suất sử dụng lời khen giữa hai giới, phụ nữ có
xu hướng thực hiện hành vi khen nhiều hơn nam giới và không quên khen nhiều đối
với người cùng giới (phụ nữ khác). Còn nam giới thì ngược lại: họ rất ít khi đưa ra
lời khen với người cùng giới (nam giới) và cũng không thường xuyên đưa lời khen
đối với phụ nữ (người khác giới).
– Những khác biệt trong hành vi khen giữa nam và nữ xuất phát từ mục đích
sử dụng lời khen khác nhau: phụ nữ sử dụng lời khen để xây dựng mối quan hệ thân
mật trong khi nam giới sử dụng lời khen để đưa ra những đánh giá. Hơn nữa, đối
với phần lớn đàn ông, hành vi khen có thể tiềm ẩn khả năng trở thành một hành vi
đe dọa thể diện, vì thế, họ có khuynh hướng tỏ thái độ ít tích cực hơn và không có
thiện chí thiết lập mối quan hệ bằng cách này.
– Những hành vi ngôn ngữ của phụ nữ thường hướng vào xây dựng mối quan
hệ hòa hợp, vì thế, hành vi khen được giả định như một phương tiện nổi bật để thực
hiện chiến lược giao tiếp đó. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu ở New Zealand của
Holmes cho thấy, phụ nữ thực hiện khoảng 73% các hành vi khen, trong đó 50% là
cho phụ nữ khác (cùng giới) và 23% là cho đối tượng nam giới (khác giới) và họ
nhận được khoảng 68.5% các lời khen trong đó 50% là từ các phụ nữ khác và
18.5% là từ nam giới. Các lời khen xảy ra giữa nam giới tương đối ít (8.5%) [113].
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là, liệu kết quả này có chịu ảnh hưởng của việc hầu
hết các nhà nghiên cứu đều là nữ nên có thể không có mặt trong các bối cảnh mà
các lời khen giữa nam với nam xẩy ra thường xuyên hơn?
– Nam giới thực hiện lời khen với nữ giới nhiều hơn là đối với người cùng
giới (với nam giới). Hiện có hai cách giải thích về hiện tượng này: Cách giải thích
thứ nhất cho rằng, đó là do thái độ tích cực của nữ giới đối với các hành vi khen.
Phụ nữ luôn đánh giá cao lời khen và họ dường như được “lập trình” để luôn mong
muốn nhận được những lời khen. Vì thế, mọi người thực hiện nhiều lời khen hơn
đối với nữ giới. Cách giải thích thứ hai dựa trên sự phân tích về mối quan hệ sức
mạnh trong xã hội hướng đến vị trí xã hội mang tính chất lệ thuộc của phụ nữ: Lời
khen thể hiện sự tán dương, là phương tiện hòa hợp xã hội, hướng đến nhóm người
không chiếm ưu thế về mặt xã hội để khích lệ và củng cố lòng tự tin cho họ, mà nữ

giới là một trong những nhóm đó.
3
– Phải chăng có mối quan hệ giữa quyền lực với lời khen? Nói cách khác, liệu
lời khen có hoạt động như một trò chơi quyền lực? Một lời khen có thể được coi
như mang tính chất bề trên nếu như người tiếp nhận lời khen cảm thấy rằng nó được
thực hiện như một phép khuyến khích chứ không phải dấu hiệu mong muốn một
mối liên kết hoặc xuất phát từ sự ngưỡng mộ chân thành? Khi giải thích lí do tại sao
mọi người thực hiện lời khen không thường xuyên hơn với nam giới, không ít ý
kiến cho rằng, nam giới thường nhìn nhận lời khen như là các hành vi đe dọa thể
diện như gây ngượng ngùng, bối rối, hoặc coi lời khen như là chiến lược mang tính
chất bề trên, đặt người nói ở vị trí có quyền thế.
Kết quả nghiên cứu của Woflson (1983) cho thấy, phần lớn lời khen được
thực hiện giữa những người phát ngôn cùng độ tuổi và cùng địa vị. Nếu các lời
khen xẩy ra trong các cuộc giao tiếp giữa những người không cùng địa vị thì
phần lớn lại xuất phát từ những người có địa vị cao hơn [157]. Điều này có vẻ
như trái ngược với các quan niệm phổ biến là những người ở địa vị thấp sẽ phải
sử dụng nhiều lời khen hơn đối với những người có địa vị cao. Tương tự như
vậy, ở New Zealand, các lời khen được thực hiện bởi những người bề trên xẩy ra
với tần suất cao hơn so với những người bề dưới. Trong đó, những lời khen liên
quan đến công việc, năng lực hoặc sự thành công thì có số lượng nhiều gấp hai
lần so với các chủ đề khác như vẻ bề ngoài hoặc vật sở hữu. Các lời khen của
những người có địa vị thấp thường chỉ xẩy ra khi những người tham gia giao tiếp
có mối quan hệ khá gần gũi và người đưa ra lời khen lớn tuổi hơn. Có lẽ, những
lời khen dành cho đối tượng có địa vị cao hơn dường như cũng đòi hỏi sự tự tin
từ phía người thực hiện hành vi này.
Tuy nhiên, cho đến nay, cũng chưa có nghiên cứu nào khảo sát mối tương tác
giữa giới và địa vị. Mặc dù mô hình tổng quát là, phụ nữ thực hiện nhiều lời khen hơn
với nam giới, nhưng nam giới thậm chí còn có khả năng thực hiện nhiều lời khen với
phụ nữ ở địa vị cao hơn. Dường như những người phụ nữ có địa vị cao hơn dễ lĩnh hội
các hành vi khen hơn so với nam giới cùng ở địa vị này. Bởi vì, trong xã hội nói chung,

phụ nữ được xem là đối tượng lệ thuộc, ít quyền lực và ít ảnh hưởng hơn nam giới.
Điều này lại liên quan đến vấn đề “kì thị giới trong ngôn ngôn ngữ”- một nội dung
quan trọng của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trong ngôn ngữ học xã hội.
4
Thứ hai, về chủ đề khen của mỗi giới
Nếu coi chủ đề là tiêu điểm của lời khen thì câu hỏi đặt ra là, nam và nữ
thường khen về vấn đề gì? Câu trả lời là, với cách hiểu lời khen là những đánh giá
tích cực của người nói thì về mặt lí thuyết chủ đề có thể khen là một phạm vi vô
hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, phần lớn các lời khen chỉ tập trung vào một số chủ đề
quen thuộc như: vẻ bề ngoài, khả năng, công việc, vật sở hữu hay một vài khía cạnh
về nhân cách.
Theo Wolfson (1983) [157], ở Mĩ, các lời khen thường tập trung vào hai chủ
đề chính là vẻ bề ngoài và khả năng (năng lực) của con người. Chẳng hạn:
– Các lời khen về vẻ bề ngoài có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ thân – sơ,
thậm chí, phổ biến ngay trong lần gặp đầu tiên. Hơn nữa, tạm gác lại tính chất châm
biếm thì lời khen về vẻ bề ngoài của ai đó được coi là phát ngôn lịch sự tích cực, dễ
được chấp nhận hơn. Trong vẻ bề ngoài ấy, trang phục và kiểu tóc luôn là chủ đề
nổi trội của các lời khen.
– Các lời khen về kĩ năng thường tập trung vào sự hoàn thành tốt công việc
hoặc các kĩ năng khác như việc nấu một bữa ăn ngon chẳng hạn.
Hai chủ đề khen này cũng được phổ biến ở New Zealand: lời khen về vẻ bề
ngoài chiếm 45%; lời khen về khả năng chiếm 27.5%; lời khen về vật sở hữu (tài
sản) chiếm 10,5% ; lời khen liên quan đến tính cách chiếm 13.5%. Một điểm đáng
chú ý là, ở Mĩ và New Zealand, nữ giới nhận được nhiều lời khen về vẻ bề ngoài.
Đàn ông New Zealand cũng nhận được những lời khen về vẻ bề ngoài (khoảng
40%), nhưng phần lớn các lời khen này là từ nữ giới. Kết quả nghiên cứu được tiến
hành tại khuôn viên của một trường đại học của Mĩ cho thấy, nam giới khen về
ngoại hình của nữ giới nhiều gấp hai lần so với nữ giới khen ngoại hình của nam
giới (52% so với 26%). Phụ nữ thường khá thận trọng trong việc đưa ra lời khen có
liên quan đến bề ngoài, vẻ đẹp hình thể của đàn ông bởi đó được coi là vấn đề khá

nhạy cảm. Có thể nói, trong khi đàn ông không để ý thậm chí không thích nhận
được lời khen về ngoại hình thì nữ giới lại đặc biệt coi trọng các lời khen về vẻ bề
ngoài của mình. Kết quả khảo sát của Wolfson cho thấy, trong thói quen giao tiếp
5
của người Mĩ, nam giới hiếm khi đưa ra hoặc nhận được những lời khen về ngoại
hình từ những nam giới khác và cũng hiếm khi nhận được những lời khen này từ
phụ nữ, nên nhìn chung, đây không phải là một chủ đề thú vị đối với cả nam và nữ.
Tác giả cũng lưu ý thêm rằng, những lời khen như vậy thường có ở các nam giới
còn trẻ tuổi (hơn là nữ giới cùng độ tuổi này) và đối với nam giới có địa vị cao hơn
hoặc đang thực hiện một số công việc mang tính đặc thù thì dường như có phần
khắt khe hơn. Như vậy, giới trong quan hệ với tuổi, địa vị là biến xã hội quan trọng
trong việc lựa chọn chủ đề khen.
Thứ ba, về cách khen của mỗi giới
Nam và nữ khen như thế nào cũng là một nội dung của mối quan hệ giữa
hành vi khen và giới. Kết quả nghiên cứu đối với hành vi khen cho thấy có sự lặp đi
lặp lại đáng ngạc nhiên của cả chủ đề khen cũng như các từ ngữ chuyên dùng để
miêu tả các chủ đề này, đến mức chúng trở thành các mô thức. Dưới đây là một số
mô hình khen mà Manes và Wolfson đã tổng kết được qua tư liệu khảo sát ở Mĩ và
New Zealand [137]:
1/ NP + be/look + (Intensifier) + adj. Ví dụ: You look really lovely. (Trông
em thật đáng yêu!).
2/ (Intensifier) + like/love + NP. Ví dụ: I simply love that skirt (Đơn giản vì
mình thích chiếc áo sơmi ấy).
3/ Pro + be + (Intensifier) + (a) + Adj + NP/ Pro + be + a + (Intensifier) + Adj +
NP. Ví dụ: That's a really nice coat. (Đó là một chiếc áo khoác thật tuyệt).
Vì hành vi khen thể hiện những đánh giá mang tính chất tích cực, cho nên
mỗi hành vi khen phải bao gồm ít nhất một yếu tố ngôn từ mang tính chất tích cực
về nghĩa. Điều này thể hiện ở tần số xuất hiện cao (lặp đi lặp lại) của một số tính từ
và động từ. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu của Wolfson cho thấy 80% các lời khen
phụ thuộc chủ yếu vào các tính từ mang nghĩa tích cực. Ví dụ: Ở Mĩ, trong tổng số

các tính từ mang nghĩa tích cực được sử dụng với tần số rất cao thì có tới 2/3 số lời
khen chỉ sử dụng 5 tính từ là: nice, good, beautiful, pretty và great. Trong đó, hai
tính từ nổi bật nhất được sử dụng là nice (22.9%) và good (19.6%); Ở New Zealand,
6
5 tính từ được dùng phổ biến nhất là: nice, good, beautiful, lovely, wonderful. Phần
lớn các lời khen không sử dụng tính từ thì lại phụ thuộc chủ yếu vào các động từ
mang ngữ nghĩa tích cực. Ví dụ: like, love, admire, be impressed by, trong đó, like,
love chiếm đến 86% (ở Mỹ) và 80% (ở New Zealand). Sự tương đồng về sử dụng
ngôn từ trong hành vi khen ở Mĩ và New Zealand đã củng cố thêm cho quan điểm
của Wolfson là các mô thức lời nói trong hành vi khen mang tính phổ quát cho các
cộng đồng nói tiếng Anh. Nhờ đó hành vi khen có thể sẽ được nhận diện chính xác,
thể hiện được thiện chí của người khen, hạn chế tối đa khả năng hiểu nhầm của
người tiếp nhận (lời khen).
Một đặc điểm đáng chú ý nữa là, có sự khác biệt rõ rệt về giới trong việc lựa
chọn và sử dụng cấu trúc khen. So sánh:
– Trong khi nữ giới thường sử dụng mô hình cấu trúc tu từ là What ADJ NP!
(Ví dụ: What lovely children! Bọn trẻ thật đáng yêu làm sao!) thì nam giới thường
sử dụng mô hình thu gọn là ADJ NP! (Ví dụ: Nice shoes! Đôi giày đẹp nhỉ!).
– Mô hình khen của nữ giới có vẻ làm tăng thêm sự ảnh hưởng của hành vi
ngôn ngữ nhờ trật tự từ và ngữ điệu cảm thán, trong khi mô hình khen của nam giới
được thu gọn tới mức tối đa, như một cách thức hạn chế ảnh hưởng của hành vi khen.
Một số nghiên cứu khác cũng có những kết luận đồng hướng rằng, hành vi
khen ở phụ nữ có xu hướng được thể hiện với dạng thức mạnh mẽ hơn về mặt ngôn
ngữ so với nam giới. Khi phân tích hơn 1000 lời khen của người Mĩ, Herbert đã
nhận thấy, nữ giới thích sử dụng dạng thức “I love X” (Em yêu X) nghe có vẻ mạnh
hơn so với “I like X” (Em thích/ yêu X) và họ sử dụng thường xuyên với các nam
giới. Đồng thời, phụ nữ cũng “khuyếch đại” lời khen bằng các từ như really, very,
speciall, (thật sự, rất, đặc biệt) nhiều hơn đối với người cùng giới [110].
Xét một cách tổng quát, phụ nữ sử dụng nhiều dạng thức lời khen mang tính chất
cá nhân hơn nam giới. Trong tư liệu thu thập được của Herbert, khoảng 60% lời khen

của nam giới có cấu trúc ngôn từ theo kiểu “bâng quơ, phi cá nhân”. Trong khi đó, chỉ
1/5 số lời khen của nữ giới ở dạng thức này. Lí do là vì, nữ giới thường tập trung vào tiêu
điểm cá nhân và sử dụng nhiều chiến lược giao tiếp liên quan đến cá nhân hơn, đặc biệt
7
là đối với những phụ nữ khác. Vì vậy, nữ giới cũng thích mô hình “I (really) like/ love
NP” hơn so với PRO is (really) (a) adj NP. Trong khi đó, nam giới thì ít sử dụng hai mô
hình này. Herbert đã đưa ra những nhận xét như sau về hành vi khen xét từ góc độ giới:
1/Trong lời khen của nữ giới thường đi kèm hành vi rào đón; 2/ Nam giới thường khen
ngôi thứ ba nhiều hơn (người không trực tiếp trong cuộc thoại); 3/ Nữ đưa ra lời khen
nhiều hơn nam và không quan tâm đến giới tính của người nghe; 4/ Nam ít đưa ra lời
khen hơn nữ nhất là khen đối tượng cùng giới (nam giới) [110].
R. Lakoff là người có công đưa ra nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi
giới, trong đó có lời khen. Theo Lakoff, trong lời khen của nữ giới thường có các
tính từ như: adorable, charming, lovely, divine,… (thật đáng ngưỡng mộ, quyến rũ,
đáng yêu, siêu phàm), còn trong lời khen của nam giới lại thường là các tính từ
trung tính như: good, great…(tuyệt, tuyệt vời, tốt) [129].
Tại Trung Quốc, khảo sát thực tế về lời khen trong tiếng Hán hiện đại tại Côn
Minh, các tác giả cho thấy nam giới thường sử dụng lời khen “có ẩn ý”, còn lời khen
của nữ giới thường kèm theo phần giải thích cho những lời khen của họ. Một nghiên
cứu khác ở Trung Quốc cũng cho thấy kết quả tương tự: 80.5% các hành vi khen tường
minh được nữ giới chọn lựa để thực hiện với những người cùng giới khác, trong khi đó
số liệu thu được ở nam giới là 57.2%; 9% hành vi khen “có ẩn ý” được nam giới đưa ra
với đối tượng cùng giới và chỉ có 2.3% các hành vi khen “có ẩn ý” được đưa ra giữa nữ
giới. Nam giới cũng chọn cách không phản ứng lại thay vì chấp nhận hoặc từ chối lời
khen (28%), trong khi đó số nữ giới chọn cách này là 12.8% [163].
Năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học Trung Quốc ấn hành cuốn sách của tác giả
Lại Canh Sơn (Lai Gengshan) bằng tiếng Anh: "Aprroaching Gender in Chinese
Compliments" (Hán ngữ xưng tán ngữ trung đích tính biệt nghiên cứu"; Nghiên cứu
giới tính trong lời khen ở tiếng Hán). Cuốn sách này được xuất bản trên cơ sở của luận
án tiến sĩ cùng tên của tác giả. Sử dụng phương pháp dân tộc học để nghiên cứu giới

tính trong lời khen ở tiếng Hán theo cộng đồng (community), tác giả đã chỉ ra được
những khác biệt về sử dụng lời khen của nam giới và nữ giới giữa các cộng đồng khác
nhau. Ba cộng đồng mà tác giả chọn để nghiên cứu là trường học, làng xã và công
nhân. Tuy nhiên, với ba cộng đồng này, tác giả cũng chỉ nghiên cứu trường hợp [127].
8
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về hành vi khen và tiếp nhận lời khen từ
góc độ giới
1) Ở Việt Nam cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề
giới trong hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Đáng chú ý là hai luận án tiến sĩ: Nguyễn
Quang (1999) về “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt- Mỹ trong cách thức khen và
tiếp nhận lời khen” [61] và Trần Kim Hằng (2011) về “Văn hóa ứng xử của người
Việt và người Anh: những cặp thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen)”, [28]. Điểm
giống nhau của hai công trình này là coi giới là một trong các biến xã hội tác động đến
hành vi khen và đặt giới trong mối quan hệ với các biến khác như tuổi, nghề nghiệp,
địa vị xã hội,… để khảo sát. Tuy nhiên, do chỉ là một nội dung nhỏ trong nhiều nội
dung lớn, nhất là lại nhằm đối chiếu với tiếng Anh nên các nhận xét đưa ra mới chỉ
dừng lại ở nhận định chung chung nghiêng về xã hội học như giữa nam và nữ thì giới
nào khen nhiều hơn nhận, các giới thường khen người cùng giới hoặc khác giới về gì
(chủ đề khen). Trong khi đó, các nội dung quan trọng mang tính ngôn ngữ học như các
biểu thức khen, các biểu thức tiếp nhận lời khen, thì chưa được đề cập đến. Tuy
nhiên, so với luận án của Nguyễn Quang thì luận án của Trần Kim Hằng có chú ý đến
vấn đề này nhiều hơn. Cụ thể, trong luận án của mình, Trần Kim Hằng đã chú ý khảo
sát một số nội dung sau:
a. Về cách thức tiến hành: Tác giả xuất phát từ các biến xã hội (các nhóm xã
hội) như vùng miền, tuổi tác, học vấn, giới tính để khảo sát, coi mỗi biến là một
trung tâm còn các biến khác là các nhân tố phối hợp. Chẳng hạn, coi giới là biến
trung tâm để khảo sát khen và hành vi hồi đáp khen từ góc độ giới, nhưng, biến giới
phải được đặt trong quan hệ với các biến khác như tuổi, nghề nghiệp,…
b. Dành mục “2.2.1.Khen và lời đáp, xét ở góc độ giới tính”, tác giả đã tiến
hành điều tra 396 cộng tác viên, có 170 nam (chiếm 43%) và 226 nữ (chiếm 57%).

Kết quả điều tra cho thấy:
– Nam thường khen hơn là nhận; nam hay khen bạn thân nữ, đồng nghiệp nữ,
người yêu/vợ để tỏ sự quan tâm thân thiện; nam thích được sếp, đồng nghiệp, thầy
cô, bạn bè và người yêu/vợ khen họ về trí tuệ, kĩ năng và vật sỡ hữu.
9
– Nữ cũng thường khen nhiều hơn nhận để thể hiện sự thán phục, cổ vũ, động
viên hay quan tâm thân thiện và thuận lợi hơn trong giao tiếp; nữ thường khen bạn,
đồng nghiệp cùng giới cùng lứa về ngoại hình, phục trang, vật sở hữu, cá tính,
người thân, sức khỏe; đối với nam, tùy theo tuổi, tình trạng hôn nhân, thời gian
quen biết, mức độ thân sơ, nữ thường chọn những chủ đề về trí tuệ, kĩ năng, phục
trang, vật sở hữu, sức khỏe, người thân để khen.
– Trong quan hệ giữa nam – nam, nội dung khen thường là vật sở hữu, sức khỏe,
kĩ năng, người thân. Đối với bạn thân nam, đồng nghiệp nam cùng lứa, người quen
nam lớn hoặc nhỏ hơn, chủ đề khen được mở rộng hơn về trí tuệ, cá tính, phục trang.
– Trong quan hệ giữa nữ – nữ, những chủ đề: vật sở hữu, phục trang, ngoại
hình, sức khỏe, người thân, kỹ năng, cá tính được chọn nhiều để khen. Cũng như
nam, nữ tỏ ra rất thận trọng khi khen sếp dù lớn hoặc nhỏ tuổi hơn.
– Trong quan hệ nam– nữ, nam thường khen nữ về kĩ năng, cá tính, ngoại hình,
phục trang, vật sở hữu, người thân, sức khỏe và nam cũng hạn chế khen sếp nữ dù
người đó lớn hoặc nhỏ tuổi hơn. Nam cũng ít khi khen người lạ dù đó là cùng giới.
– Trong quan hệ nữ – nam, nữ thường chọn nội dung: sức khỏe, trí tuệ, kĩ
năng, vật sở hữu để khen nam. Đối với nam cùng lứa tuổi, hầu như nữ rất ít trực tiếp
khen về ngoại hình và phục trang như nữ vẫn thường thực hiện đối với quan hệ nữ -
nữ. Nữ cũng hết sức hạn chế khen sếp nam và không thích khen nam lạ mặt.
– Cấu trúc phổ biến nhất mà cả nam lẫn nữ thường dùng khen là cấu trúc có
chủ ngữ, so sánh. Tùy theo mức độ thân sơ, tuổi tác, địa vị của đối tượng, người nói
dùng thêm câu không chủ ngữ và khen tường minh.
– Các vị từ mô tả phổ biến trong lời khen là: coi, nhìn, coi bộ, bảnh, ngộ, đã,
đặng và vị từ toàn dân dùng kèm với từ mức độ: ghê, ác, dữ, hết sức, thiệt và từ
mức độ toàn dân.

– Đối với quan hệ ngoài gia đình, người ta thường dùng các từ xưng hô và
thân tộc để gọi nhau. Nhưng ngay ở trong gia đình, các từ xưng hô cho người ngoài
lại được chuộng dùng để gọi nhau.
– Trong hành động hồi đáp khen, nam thường chọn kiểu chấp thuận, đồng
tình, đáp trung gian với nội dung khen hay với hành động khen và thành phần mở
10
rộng; trong khi nữ có vẻ ít tán đồng hơn trong những trường hợp ngang nhau về tuổi
tác hay địa vị. Họ thường đáp không đồng tình hay đáp trung gian.
c. Từ các góc độ khác như tuổi tác, học vấn, hôn nhân, tác giả đã khảo sát hành
vi khen và hồi đáp khen trong sự phối hợp với giới. Chẳng hạn, khảo sát hành vi khen
và lời đáp xét ở góc độ tuổi tác, tác giả đã có một số nhận xét đáng chú ý như sau:
- Nhóm 18-24 tuổi rất năng động, trẻ trung trong phong cách giao tiếp với bạn
bè đồng lứa, nên thường khen nhiều hơn nhận (83.8%). Họ thích khen bạn cùng giới
(40.6%), bạn khác giới và người yêu/vợ/chồng (26.5%) để tỏ sự quan tâm thân thiện
(28.1%) hay thán phục (42.1%); họ vô tư, cảm thấy rất vui sướng (86.4%) khi nhận
lời khen từ bạn bè, đồng nghiệp về phục trang, vật sở hữu (32.8%) hay từ người
yêu/vợ/chồng về ngoại hình, cá tính (29.6%) và phục trang, cách ứng xử (18.2%).
- Hai nhóm tuổi 25 - 40 và 41- 60: Cả hai nhóm đều coi trọng yếu tố địa vị xã
hội, giới tính và khung cảnh giao tiếp của người được khen. Tuy nhiên, trong khi
nhóm 25 - 40 tuổi còn để ý tới giới tính, nghề nghiệp, khung cảnh giao tiếp và mức
độ thân sơ thì nhóm 41- 60 quan tâm đến tuổi, thời gian quen biết và mức độ thân sơ;
nhóm 41- 60 tuổi thường dùng dạng câu khen tường minh hơn nhóm 25 - 40 tuổi.
2) Cũng là cần thiết phải kể đến luận văn thạc sĩ của Trần Thị Lan Anh (2005)
“Lời khen và cách thức tiếp nhận lời khen với giới tính trong giao tiếp tiếng Việt”
[1]. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, ngoài nội dung lí luận đề cập đến lí
thuyết lịch sự và lịch sự với giới tính, luận văn này đã tiến hành khảo sát “100 cộng
tác viên thuộc những thành phần xã hội khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, tuổi
tác và khu vực địa lí” [1, tr 69]. Với cách làm này, luận văn đã đưa ra một số nhận
xét như: 1/ Nữ giới thường dè dặt và thận trọng hơn nam giới khi sử dụng những lời
khen ở đề tài mang tính nhạy cảm như điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất hay khả

năng trí tuệ; 2/ Ở những đề tài riêng tư cá nhân, nữ giới có xu hướng sử dụng lời
khen thường xuyên hơn; 3/ Trong giao tiếp, nữ giới thường biểu hiện tính mềm
mỏng, nhẹ nhàng, khiêm nhường với mong muốn giữ hòa khí, duy trì và phát triển
mối quan hệ phát triển liên nhân. Nam giới lại trọng tính thông tin, nhấn mạnh đến
việc giải quyết vấn đề, thích tạo ra không khí cạnh tranh trong giao tiếp và hướng
11
tới sự tôn trọng người đối thoại hơn là ý muốn giao kết theo kiểu thân hữu; 4/ Cách
tiếp nhận lời khen cho thấy nữ giới thường lịch sự trong giao tiếp xã hội [1]. Những
nhận xét này thực sự là những đóng góp đáng kể của luận văn. Tuy nhiên, như trên
vừa nêu, do luận văn vẫn chỉ coi giới cũng chỉ là một trong những nhân tố xã hội và
hướng chủ yếu vào lịch sự, mà bản chất của hành động khen là lịch sự, nên những
nhận xét cũng mới chỉ dừng lại ở đặc tính chung.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
Mục đích của luận án này là: Thông qua việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
giới ở hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt, luận án góp phần vào
minh chứng cho lí thuyết của ngữ dụng học về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết của ngôn
ngữ học xã hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, đồng thời góp phần vào
nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp tiếng Việt nói chung, từ góc độ giới nói riêng.
Từ mục đích này, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
1) Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp ngôn
ngữ liên quan đến ngữ dụng học (như lí thuyết hành vi ngôn ngữ) và liên quan đến
ngôn ngữ học xã hội (như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới)
2) Đưa ra một cái nhìn tổng thể về hành vi khen trong giao tiếp ngôn ngữ nói
chung và tiếng Việt nói riêng bằng cách phân tích, khảo sát và chỉ ra các đặc điểm
ngôn ngữ giới của hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt.
3) Khảo sát, nghiên cứu hai trường hợp cụ thể về đặc điểm ngôn ngữ giới ở
hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt:
– Khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời khen của một nhóm xã hội mới xuất
hiện ở Việt Nam khoảng mươi năm trở lại đây, đó là, tương tác giao tiếp giữa người
hâm mộ với người của công chúng (chủ yếu là các nghệ sĩ): Đặc điểm ngôn ngữ

giới ở hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ với người hâm mộ.
– Khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời khen ở một nội dung cụ thể, được
chú ý nhiều nhất và phổ biến nhất, đó là, hành vi khen và tiếp nhận lời khen đối với
hình thức bên ngoài của con người: Đặc điểm ngôn ngữ giới ở hành vi khen và cách
tiếp nhận lời khen về hình thức bên ngoài của của con người.
12
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau:
1) Phương pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội:
– Các phương pháp và thủ pháp điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội:
phỏng vấn sâu, nhập thân vào vai giao tiếp, quan sát và điều tra bằng anket.
Phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn theo cách
trò chuyện để thu thập thông tin về lời khen. Chẳng hạn, chúng tôi gặp cộng tác viên, đưa
ra chủ đề về trang phục và hỏi gợi ý “nếu hôm nay thấy sếp của mình diện một bộ trang
phục mới, đẹp thì bạn sẽ khen như thế nào để cho vừa lòng”; hoặc đưa ra một lời khen hay
hồi đáp khen trong bối cảnh giao tiếp cụ thể để cộng tác viên nhận xét, cho ý kiến.
Nhập thân vào vai giao tiếp: Cách điều tra này đòi hỏi chúng tôi tham gia trực
tiếp vào các cuộc trò chuyện (trở thành một vai giao tiếp). Trong trò chuyện, bản
thân mình cố gắng “lái” cuộc trò chuyện có liên quan đến khen và hồi đáp khen để
thu thập tư liệu. Chẳng hạn, cùng nhau bàn về mái tóc, chúng tôi sẽ đưa ra lời khen
trước hoặc nhận xét về mái tóc để từ đó mọi người tham gia cùng bàn về chủ đề
này. Trong các cuộc bàn bạc như vậy sẽ xuất hiện các lời khen và hồi đáp khen.
Quan sát: Có thể nói, đi đến đâu cũng gặp các cuộc giao tiếp nên chúng tôi cố
gắng quan sát và ghi chép khi có các lời khen và hồi đáp khen xuất hiện.
Cả ba cách điều tra trên được ngôn ngữ học xã hội sử dụng khá triệt để và
được đánh giá là đảm báo tính trung thực về tư liệu.
Điều tra bằng anket: Chúng tôi xây dựng anket theo hai cách là mở và đóng:
ngoài những câu hỏi có sẵn các phương án trả lời để cộng tác viên lựa chọn còn có
những câu hỏi mở để cộng tác viên phát biểu ý kiến, suy nghĩ của mình.
Việc chọn mẫu điều tra: trong hai loại mẫu chủ ý và mẫu ngẫu nhiêu, chúng

tôi sử dụng chủ yếu là mẫu ngẫu nhiên. Lí do là vì phạm vi tư liệu rộng và nhiều,
nếu chọn mẫu chú ý sẽ có thể làm hạn chế tư liệu nên chúng tôi sử dụng mẫu ngẫu
nhiên để có cho nguồn tư liệu được phong phú hơn.
Các phương pháp và thủ pháp trên giúp cho việc điều tra, khảo sát và phân
tích sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ. Sự phân tầng này được thể hiện ở
13
các tầng lớp xã hội khác nhau như các nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, địa vị, thu
nhập, giáo dục, Mặc dù luận án tập trung vào nhóm giới, nhưng thực tế không cô
lập nhân tố giới với các nhân tố khác. Nói cách khác, tách nhân tố giới chỉ là cách
làm việc, còn thực tế, coi giới là nhân tố trung tâm trong mối quan hệ với các nhân
tố khác để xem xét hành vi khen và tiếp nhận lời khen.
2) Nghiên cứu trường hợp: Luận án này sử dụng cách khảo sát trường hợp:
(i) Trường hợp khảo sát nhóm (phân tầng) là hành vi khen và tiếp nhận lời
khen ở những người của công chúng;
(ii) Trường hợp khảo sát nội dung là hành vi khen và tiếp nhận lời khen về
hình thức bên ngoài của con người.
3) Các phương pháp và thủ pháp khác được sử dụng trong luận án này: phân
tích diễn ngôn, quy nạp, diễn dịch, thống kê, miêu tả, phân tích hệ thống.
5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án này là hành vi khen, tiếp nhận
lời khen được biểu hiện bằng ngôn từ (bằng lời). Các biểu hiện bằng cử chỉ (phi lời)
như bắt tay, mỉm cười, ra dấu hiệu, nháy mắt, tạm gác lại, không được xem xét
đến trong luận án này.
2) Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu theo bằng hai nguồn là giao tiếp nói
và giao tiếp viết.
- Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, luận án tiến hành thu thập tư liệu bằng cách
ghi âm, quan sát ghi chép và tiến hành phỏng vấn.
- Luận án có sử dụng tư liệu đã được cho phép thuộc chương trình điều tra
vào những năm 90 của thế kỉ XX về ngôn ngữ học xã hội (hiện đang lưu tại Phòng
Ngôn ngữ học xã hội, Viện Ngôn ngữ học). Toàn bộ các ghi âm đã được chuyển từ

băng ghi âm ra giấy viết, hiện đang lưu giữ tại Viện Ngôn ngữ học.
- Luận án sử dụng tư liệu từ các phim phát sóng trên các chương trình truyền
hình của Việt Nam.
- Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, luận án tiến hành thu thập tư liệu từ các báo
tiện tử, các website, blog, facebook, và một số truyện đã ấn hành.
14

×