Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

0913 nghiên cứu tình hình các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở nữ tiếp viên nhà hàng khách sạn tỉnh sóc trăng năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.1 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỒ QUANG HỒNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LÂY
TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NỮ TIẾP VIÊN NHÀ
HÀNG, KHÁCH SẠN TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2012

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II
CẦN THƠ −2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỒ QUANG HỒNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LÂY
TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NỮ TIẾP VIÊN NHÀ
HÀNG, KHÁCH SẠN TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2012

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. LÊ THÀNH TÀI

CẦN THƠ – 2013


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (NTLTQĐTD)
dùng để chỉ sự nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng chủ yếu lây
qua quan hệ tình dục khơng an tồn, khơng được bảo vệ [26].
Các bệnh nhiễm trùng này có thể có triệu chứng hay khơng có triệu
chứng lâm sàng, điều này tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác. Do đó,
người bệnh cần phải được chẩn đốn và điều trị sớm. Phịng chống các bệnh
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là một trong những giải pháp về
chuyên môn kỹ thuật để phòng chống HIV/AIDS trong chiến lược quốc gia
phòng chống HIV/AIDS mà Chính phủ đã ban hành. Người mắc các bệnh
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao
so với người không mắc bệnh. Tiếp viên nhà hàng khách sạn là một trong
những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua
đường tình dục.
Theo số liệu báo cáo của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Sóc
Trăng năm 2010, tổng số tiếp viên nhà hàng khách sạn trong tồn tỉnh khoảng
1.340, nhưng số có hồ sơ quản lý được là 930, đạt 69,4%. Phòng khám Da
liễu Trung tâm Phịng chống Bệnh xã hội tỉnh Sóc Trăng là cơ sở chuyên
khoa đầu ngành của tỉnh, được Sở Y tế giao trách nhiệm khám kiểm tra sức
khỏe định kỳ cho đối tượng tiếp viên nhà hàng khách sạn trong tỉnh. Ở tuyến
huyện chưa có phịng khám da liễu. Do đó, đa số đối tượng tiếp viên và người
mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đều đến khám tại

Trung tâm Phòng chống Bệnh Xã hội. Qua số liệu báo cáo hoạt động năm
2011, Trung tâm Phịng chống Bệnh Xã hội Sóc Trăng đã khám kiểm tra sức
khỏe định kỳ cho 1.518 lượt tiếp viên nhà hàng khách sạn của 73 cơ sở kinh


2

doanh dịch vụ, trong đó có 496 trường hợp mắc Các bệnh nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục [63]. Do báo cáo không thống kê được số người
khám và người mắc bệnh mà chỉ có số lượt nên chưa tính được tỷ lệ mắc
bệnh. Cơng tác khám và chẩn đoán bệnh theo từng tác nhân gây bệnh chưa
được đầy đủ, tình hình dịch tễ Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục trong tỉnh chưa được đánh giá sâu sát.
Tiếp viên nhà hàng khách sạn là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc
các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Mặc dù đã nhiều năm
thực hiện công tác khám sức khỏe định kỳ và điều trị Các bệnh nhiễm trùng
lây truyền qua đường tình dục cho đối tượng tiếp viên nhà hàng khách sạn
nhưng cho đến nay trong tỉnh vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về tình hình,
đặc điểm các bệnh NTLTQĐTD ở nhóm đối tượng này.
Việc tìm hiểu tình hình Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục và các yếu tố liên quan đến bệnh ở đối tượng tiếp viên sẽ giúp cho
các nhà quản lý đánh giá được tình hình dịch tễ Các bệnh nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục tại địa phương và giúp định hướng cho việc xây
dựng kế hoạch phòng chống phù hợp và hiệu quả hơn. Vì vậy tơi tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình các bệnh nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục ở nữ tiếp viên nhà hàng khách sạn tỉnh Sóc Trăng
năm 2012” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình
dục ở nữ tiếp viên nhà hàng khách sạn đến khám sức khỏe tại Trung tâm
Phòng chống Bệnh Xã hội Sóc Trăng năm 2012.

2. Tìm hiểu các yếu tố có liên quan tới các bệnh nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục ở nữ tiếp viên nhà hàng khách sạn.
3. Đánh giá kết quả điều trị các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục ở nữ tiếp viên nhà hàng khách sạn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nhắc lại giải phẫu sinh lý bộ phận sinh dục nữ
1.1.1 Giải phẫu
Sinh dục nữ gồm 2 phần: cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh
dục trong:
❖ Cơ quan sinh dục ngoài
- Âm hộ: Gồm tất cả những phần bên ngoài từ xương vệ đến tầng sinh
môn, gồm: đồi vệ nữ, âm vật, 2 môi lớn, 2 môi nhỏ, lỗ niệu đạo, màng
trinh và lỗ âm đạo.
- Âm đạo: là một ống cơ trơn nối âm hộ đến CTC, nằm giữa niệu đạo và
bàng quang ở phía trước và trực tràng ở phía sau.
- Tầng sinh môn: Gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ
dưới khung chậu. Tầng sinh môn có dạng hình trám giới hạn ở phía trước
là dưới xương vệ hai bên là hai ụ ngồi và phía sau là đỉnh xương cụt.
Đường nối 2 ụ ngồi chia tầng sinh môn ra làm 2 phần: tầng sinh môn
trước hay chậu niệu sinh dục và tầng sinh môn sau hay đáy chậu hậu môn.
❖ Cơ quan sinh dục trong
- Tử cung: là cơ quan tạo thành bởi các lớp cơ trơn dày. Đây là nơi làm
tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh cho tới khi thai trưởng thành. Khối
lượng của tử cung thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của người phụ nữ,

theo chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén. Tử cung được chia làm 3 phần:
thân tử cung, eo tử cung và cổ tử cung [7], [8], [10], [36].


4

- Buồng trứng: mỗi bên tử cung có một buồng trứng, hình bầu dục, trịn
nhỏ hơn tinh hồn ở nam, màu trắng đục, nằm gần những dây tua ở cuối
ống dẫn trứng.
1.1.2 Sinh lý âm đạo bình thường
Dịch tiết AĐ bình thường là chất dịch khơng màu chảy ra từ AĐ,
âm hộ. Ở người bình thường, hàng ngày chỉ có một lượng ít khí hư gọi là
chất nhầy sinh lý, nguồn gốc từ các tuyến Bartholin của AH, từ AĐ, chủ
yếu là do biểu mô bị bong ra và dịch thấm của AĐ tiết ra từ các tổ chức ở
xung quanh AĐ người trưởng thành, từ mô trụ của ống CTC tiết ra, dịch
nội mạc tử cung và vòi trứng và nút nhầy CTC vào những ngày phóng
nỗn, chất dịch nhầy (hay khí hư sinh lý) có dạng sệt, trắng trong, khơng
mùi, dai và có thể kéo thành sợi thường nằm ở cùng đồ sau. Trong những
ngày phóng nỗn khí hư thường nhiều hơn bình thường. Mọi tiết dịch sinh
lý khơng bao giờ gây triệu chứng cơ năng kích thích AH, AĐ, CTC bình
thường chỉ khi dịch sinh lý có tình trạng thay đổi về số lượng, tính chất ,
màu sắc và có sự hiện diện của các tác nhân sinh bệnh thì lúc đó mới trở
thành khí hư bệnh lý [13], [48].
1.2 Tình hình dịch tễ các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có khoảng 360 –
400 triệu người mắc các NTLTQĐTD (kể cả HIV), riêng khu vực châu Á
Thái Bình Dương là 36 triệu. Ở Việt Nam, theo báo cáo của các tỉnh mà
Viện Da Liễu nhận được, hàng năm có khoảng 200.000 người bị mắc các
NTLTQĐTD[26]. Theo Vũ Thị Nhung thì trung bình mỗi ngày có

685.000 người bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, mỗi năm có
khoảng 250 triệu trường hợp nhiễm bệnh [48]. Tuy nhiên, con số này thấp


5

hơn nhiều so với thực tế do các cơ sở Y tế và các phịng khám tư nhân
khơng báo cáo hoặc báo cáo khơng đầy đủ.
Năm 2003, Trung tâm phịng chống bệnh tật Hoa Kỳ cùng Viện Da
Liễu tiến hành một cuộc điều tra về tỷ lệ lưu hành các NTLTQĐTD/ HIV
của các nhóm quần thể dân cư khác nhau tại 5 tỉnh của Việt Nam. Tỷ lệ
mắc giang mai (cả giai đoạn sớm và muộn) khoảng 4,5% trong nhóm bệnh
nhân đến khám tại phòng khám các NTLTQĐTD, gái mại dâm và khoảng
0.5% trong nhóm khám tuyển nghĩa vụ quân sự và phụ nữ có thai. Tỷ lệ
mắc của lậu (phát hiện bằng phản ứng PCR) cao nhất trong nhóm bệnh
nhân khám tại phòng khám các NTLTQĐTD tại thành phố Hồ Chí Minh
(10%) và thấp nhất trong nhóm phụ nữ có thai (0,3% - 1,8%). Nhiễm
Chlamydia được phát hiện bằng phản ứng PCR và tỷ lệ mắc là 9% trong
nhóm tân binh tại Hà nội và 0,5 - 5% trong nhóm bệnh nhân đến phịng
khám các NTLTQĐTD. Trong nhóm phụ nữ có thai, tỷ lệ mắc Chlamydia
từ 1.5% đến 5,8% [26].
1.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục
1.3.1 Liên quan giữa bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV
Các NTLTQĐTD làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu không mắc
các NTLTQĐTD, nguy cơ lây nhiễm HIV trong một lần quan hệ tình dục
là 1/1.000 đến 1/100 lần. Nếu mắc các NTLTQĐTD nguy cơ lây nhiễm
HIV sẽ gia tăng. Đặc biệt khi các NTLTQĐTD có loét như giang mai, hạ
cam, herpes, ... sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm gấp 3 – 11 lần. Các
NTLTQĐTD không loét như Chlamydia, lậu, trùng roi, ... cũng làm tăng
khả năng lây nhiễm gấp 2 – 5 lần. Nhiễm HIV cũng có nguy cơ làm tăng

khả năng mắc các NTLTQĐTD. [26], [41].


6

1.3.2 Các yếu tố nguy cơ mắc các trùng lây truyền qua đường
tình dục
- Thay đổi bạn tình thường xuyên.
- Có nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục với các bạn tình gặp ngẫu nhiên, với gái mại
dâm hoặc khách làng chơi.
- Đã từng mắc các NTLTQĐTD
- Dùng quan hệ tình dục đổi lấy tiền bạc, quà tặng hoặc ân huệ.
- Dùng quan hệ tình dục đổi lấy ma tuý hoặc đổi ma tuý lấy
tình dục.
- Dùng dụng cụ bi, nhẫn... xâu vào sinh dục (gây chấn thương)
- Uống rượu hoặc dùng ma tuý trước hoặc trong khi quan hệ
tình dục.
- Truyền máu.
- Bạn tình có quan hệ tình dục với bạn tình khác.
- Tiêm chích ma t.
- Quan hệ tình dục đồng giới nam [14].
1.3.3 Những yếu tố liên quan khác đến nhiễm khuẩn sinh dục
Nhiễm khuẩn sinh dục khơng chỉ là vấn đề của vi khuẩn, đó là kết
quả của 3 yếu tố:
- Vật chủ: cơ quan sinh dục nữ với các yếu tố bảo vệ. Bình thường AĐ dễ
dàng tự vệ chống lại vi khuẩn nhiều cơ chế: biểu mô niêm mạc AĐ chứa
nhiều glycogen chuyển thành acid lactic khi có vi khuẩn chí AĐ (trực
khuẩn Doderlin) duy trì pH AĐ dưới 4,5 khơng thuận lợi cho vi khuẩn



7

phát triển. Mặt khác ở niêm mạc AĐ có dịch thấm từ mạng tĩnh mạch,
bạch mạch có đặc điểm kháng vi khuẩn [50].
- Vi khuẩn: Sơ đồ hóa người ta chia làm 2 nhóm:
+ Tác nhân gây nhiễm khuẩn đặc hiệu: Các tác nhân này nói chung
lây truyền bằng tiếp xúc sinh dục và gây ra những thương tổn đặc hiệu,
chẩn đốn bằng lâm sàng.
+ Tác nhân nhiễm khuẩn khơng đặc hiệu: Mầm bệnh không gây ra
những thương tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy ở CTC - AĐ trong trạng thái
bình thường. Khả năng gây bệnh của các mầm bệnh này rất là khó xác
định, chỉ có sự hợp tác giữa thầy thuốc lâm sàng và vi khuẩn học mới cho
phép lấy đúng bệnh phẩm đánh giá khả năng gây bệnh tùy theo vị trí lấy
bệnh phẩm và các dấu hiệu lâm sàng.
- Yếu tố lây truyền:
+ Lây lan theo đường niêm mạc: Đó là trường hợp của lậu cầu. Từ
AĐ, cổ ngoài CTC nhiễm khuẩn lan rộng dần theo niêm mạc tới ống AĐ,
tử cung và phần phụ.
+ Xâm nhập trực tiếp vào buồng tử cung (ví dụ: trong khi đặt dụng cụ tử
cung) rồi lan theo niêm mạc đến phần phụ, nhưng hay gặp là lan theo
bạch mạch, tĩnh mạch và thâm nhiễm nền dây chằng rộng.
+ Do nhiễm khuẩn một tổn thương sẳn có:


Trực tiếp: nhiễm khuẩn một tổn thương sùi, loét.



Gián tiếp: do bị ứ đọng dịch ở trên cao: ít nhiều có tổ chức hoại tử


và gây nhiễm khuẩn [7], [13].
1.3.4 Các nhóm người dễ bị mắc bệnh
1.3.4.1 Gái mại dâm
Nhóm gái mại dâm rất quan trọng vì họ có nhiều bạn tình và thường
xun quan hệ tình dục khơng bảo vệ. Các nghiên cứu đều cho thấy nhóm


8

này có tỷ lệ các NTLTQĐTD cao. Một báo cáo cho thấy có khoảng
33,50% gái mại dâm tham gia nghiên cứu có ít nhất một bệnh
NTLTQĐTD. Mại dâm ở Việt Nam là bất hợp pháp nên rất khó tiếp cận
được đối tượng này. Tỷ lệ dùng bao cao su trong nhóm gái mại dâm cịn
thấp; 35,47% người trả lời nói rằng sử dụng bao cao su thường xuyên,
26,50% thỉnh thoảng dùng, 2,26% không dùng bao giờ [11]. Một nghiên
cứu tại TP Hồ Chí Minh vào cuối năm 2000 cho thấy rằng 42% gái mại
dâm dùng bao cao su đối với khách hàng không thường xuyên, 40% với
khách hàng thường xuyên, 17% với chồng và bạn tình thường xuyên [31],
[32]. Một số lượng đáng kể gái mại dâm cũng tiêm chích ma tuý. Một
nghiên cứu cho thấy khoảng 27, 46% gái mại dâm sử dụng ma tuý, trong
đó 80% theo đường tiêm chích.[12], [26]
1.3.4.2 Khách làng chơi
Khách làng chơi thường xuyên quan hệ tình dục khơng bảo vệ với
gái mại dâm. Chính đối tượng khách làng chơi là một con đường làm cho
HIV và các NTLTQĐTD lan truyền vào cộng đồng. Một số người tiêm
chích ma t có quan hệ với gái mại dâm. Tỷ lệ các NTLTQĐTD trong
nhóm khách làng chơi rất cao. Một lượng lớn người dân nông thôn ra
thành phố kiếm sống và có nhiều khả năng trở thành khách làng chơi.
1.3.4.3 Nhóm nghiện chích ma t

Số liệu báo cáo cho thấy nhóm nghiện chích ma t thường trả tiền
để được quan hệ tình dục và họ ít khi sử dụng bao cao su. Nghiện chích
ma tuý và mại dâm thường có quan hệ mật thiết nhau.
1.3.4.4 Người nhiễm HIV/AIDS


9

Nhóm này là nhóm có nguy cơ cao vì một số lý do sau: các
NTLTQĐTD gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của những người nhiễm
HIV/AIDS và nhiễm các NTLTQĐTD làm tăng nguy cơ lây truyền HIV.
1.4 Các hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây bệnh và một số tác nhân
gây các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thường gặp
1.4.1 Các hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây bệnh
- Sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên và đúng cách: BCS chỉ
có thể bảo vệ như một rào cản khi sử dụng đúng cách. Khu vực khơng
được che chắn bởi BCS vẫn có thể bị lây nhiễm nhiều bệnh. Trong trường
hợp bệnh HIV/AIDS, dương vật che chắn đúng cách với BCS có hiệu quả
ngăn lây nhiễm HIV, mặc dù chất dịch sinh dục có thể lây nhiễm HIV cho
vùng da bị thương về mặt lý thuyết vẫn có thể xảy ra trong quan hệ TD,
điều này có thể tránh được chỉ đơn giản bằng cách khơng tham gia vào
quan hệ TD khi có vết thương chảy máu [20].
- Các hành vi TD ít nguy cơ như chỉ có kích thích hoặc thủ dâm chứ
khơng có thực hành TD xâm nhập.
1.4.2 Một số tác nhân gây các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục thường gặp
1.4.2.1 Vi khuẩn
- Xoắn khuẩn giang mai (TP) gây bệnh giang mai
- Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu
- Chlamydia trachomatis gây viêm niệu đạo và CTC

- Trực khuẩn Haemophilus Ducreyi gây bệnh hạ cam mềm
- Vi khuẩn gây viêm AĐ [14].
1.4.2.2 Vi rút
- Vi-rút herpes simplex gây bệnh Herpes sinh dục
- HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người


10

- Human Papilloma virus gây bệnh sùi mào gà
1.4.2.3 Nấm và các tác nhân khác
- Candida albicans gây bệnh nấm Candida sinh dục
- Trichomonas vaginalis gây bệnh viêm AĐ do trùng roi
1.5 Triệu chứng lâm sàng và phác đồ điều trị các bệnh lây truyền qua
đường tình dục
1.5.1 Các bệnh do vi khuẩn
1.5.1.1 Giang mai
Dựa vào diễn tiến lâm sàng của bệnh giang mai không điều trị
người ta phân chia giang mai ra thành các thời kỳ sau đây:
- Giang mai thời kỳ I:
Ủ bệnh: 3 - 4 tuần (10 - 90 ngày).
Biểu hiện: Đặc điểm của giang mai thời kỳ 1 là săng giang mai,
xuất hiện tại nơi vi khuẩn xâm nhập. Săng có đặc điểm: là vết trợt nơng,
trịn hay hình bầu dục, hồng, khơng đau, khơng ngứa, giới hạn rõ, đáy rắn
và sạch, bờ thâm nhiễm. Thường có hạch lân cận kèm theo, rắn khơng
đau, di động, khơng làm mủ. Trong đám hạch viêm có một hạch to trội lên
(hạch chúa). Thường chỉ có một săng đơn độc mà đại đa số ở bộ phận
sinh dục.
- Giang mai thời kỳ II:
Thời gian 6- 8 tuần sau khi săng lành. Bất kỳ nội tạng nào của cơ

thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Biểu hiện thường gặp của giang mai 2 là:
+ Da: Ban đỏ toàn thân, thường có cả ở lịng bàn tay, bàn chân, mu
tay và mu chân. Có thể có nhiều biểu hiện khác nhau như sẩn phì đại,
mảng niêm mạc. Sẩn phì đại hay gặp ở vùng da ẩm: sinh dục, hậu môn,


11

miệng, họng, trơng giống sùi. Mảng niêm mạc có thể nhìn thấy trong
miệng, họng, sinh dục và hậu mơn, trơng giống các vết lt.
+ Hạch: Hạch tồn thân, nhỏ, khơng đau
+ Triệu chứng toàn thân: Sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp
+ Giang mai thời kỳ 1 và thời kỳ 2 lây rất mạnh
- Giang mai kín
+ Khơng có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có xét nghiệm huyết thanh
dương tính.
+ Giang mai kín sớm: < 2 năm
+ Giang mai kín muộn: > 2 năm, ít lây.
- Giang mai thời kỳ III
Thời gian: xuất hiện sau nhiều năm. Hiện nay hiếm gặp. Không lây
Biểu hiện: củ giang mai, gôm giang mai, giang mai tim mạch, giang
mai thần kinh [54].
* Điều trị giang mai sớm
Khuyến cáo
Benzathine penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp liều duy nhất chia
mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị.
Chọn lựa khác:
Procaine benzyl penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp, trong
10 ngày.
Đối với người bệnh dị ứng với penicillin

Doxycycline 100mg, uống 2 lần/ngày trong 14 ngày, hoặc
Tetracyline 500mg, uống 4 lần/ngày trong 14 ngày, hoặc
Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 14 ngày, hoặc


12

Điều trị giang mai muộn(giang mai tiềm ẩn > 2 năm hoặc không rõ thời
gian):
- Benzathine penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp/lần/tuần x 3 tuần liên
tiếp
- Đối với giang mai tim mạch:
Aqueous Crystalline Benzyl Penicilline G 1,2 triệu UI tiêm bắp/ngày x
20 ngày liên tiếp
1.5.1.2 Viêm niệu đạo – cổ tử cung do lậu cầu
- Lậu cấp tính: bệnh nhân ra nhiều khí mủ, mùi hơi, màu trắng hoặc xanh
kèm theo đái khó, rát buốt, sưng bộ phận sinh dục, khám thấy AĐ và CTC
đỏ rát đau [6], [72], [80]. Đặt mỏ vịt khám thấy huyết trắng nhiều, vàng
sánh như mủ kèm đau trằn bụng dưới. CTC phù nề đỏ tấy, thường kèm có
viêm AĐ, khám AĐ ấn, lắc CTC cũng gây đau [16], [33], [53], [66].
- Lậu mãn tính: Lậu cấp tính nếu khơng được điều trị hoặc điều trị khơng
đúng cách sẽ trở nên mãn tính, khí hư lẫn ít mủ hoặc chỉ là chất nhầy, xét
nghiệm khí hư có thể thấy song cầu gram âm nằm ngoài tế bào [17], [56],
[73], [74]
* Điều trị lậu cấp tính
Lựa chọn ưu tiên
- Cefixime 400 mg, uống liều duy nhất, hoặc
Các lựa chọn khác
- Ceftriaxone 250 mg, tiêm bắp liều duy nhất hoặc
- Spectinomycin 2, g tiêm bắp liều duy nhất hoặc

- Azithromycin 2 g, uống liều duy nhất.
Chú ý:
Ở Việt Nam, một số vùng đã kháng với các kháng sinh thuộc nhóm
Quinolone, Penicilin, Kanamycin.


13

1.5.1.3 Viêm niệu đạo – cổ tử cung do Chlamydia
Nhiễm chlamydia đường sinh dục – tiết niệu ở nữ thường khơng có
triệu chứng (70%), thơng thường được phát hiện khi chồng/bạn tình có
viêm niệu đạo.
Triệu chứng: Tiết dịch AĐ, chảy máu giữa kỳ kinh hoặc sau giao
hợp, đái buốt, đau bụng dưới, đau khi giao hợp. Có tiết dịch từ CTC màu
vàng hay xanh, số lượng không nhiều. CTC viêm [22], [18], [49].
* Phác đồ điều trị Chlamydia
Lựa chọn ưu tiên
- Doxycycline 100 mg, uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
- Azithromycin 1 g, uống liều duy nhất,
Các lựa chọn khác
- Tetracycline 500 mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
- Amoxycillin 500 mg, uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
- Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
1.5.1.4 Bệnh hạ cam
Bệnh hạ cam là một bệnh lây truyền qua đường TD do vi khuẩn
Hemophilus ducreyi gây nên. Săng hạ cam mềm là một vết lt sâu, có
kích thước khơng đều, đường kính từ 3 – 15 mm, bề mặt vết loét thường
có mủ, bờ vết loét rõ, quanh co, thường là bờ đơi với viền ngồi màu đỏ,
viền trong màu vàng, đáy vết loét không bằng phẳng mà có những chồi
thịt nhỏ. Bóp mềm và đau [65], [68]. Ở nữ thường gặp tổn thương ở môi

lớn, môi nhỏ. Ngồi ra, cịn có hạch bẹn bị viêm trong 1/3 trường hợp.
Lúc đầu hạch sưng to, đỏ, nóng, đau sau đó nung mủ và tạo thành lỗ vị
[24], [25], [30].
* Phác đồ Điều trị hạ cam


14

Khuyến cáo
Ceftriaxone 250 mg, tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
Chọn lựa khác
- Azithromycin 1 g, uống liều duy nhất, hoặc
- Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày.
1.5.1.5 Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm AĐ do vi khuẩn thường gọi là viêm AĐ không đặc hiệu, là một
hội chứng lâm sàng chủ yếu gây tiết dịch AĐ, có mùi hơi. Tuy vậy có tới
1/2 phụ nữ bị bệnh khơng có triệu chứng. Viêm AĐ do vi khuẩn khơng
phải là bệnh lây truyền qua đường TD mặc dù có liên quan đến việc bệnh
nhân có nhiều bạn tình. Những phụ nữ chưa bao giờ quan hệ TD thì hiếm
khi bị bệnh. Hầu hết các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm AĐ khi có yếu
tố thuận lợi làm thay đổi khuẩn chí AĐ, thay thế cho Lactobacillus vẫn
sống cộng sinh ở AĐ là sự tăng sinh các vi khuẩn kỵ khí (như Prevotella
và Mobiluncus), Gardnerella Vaginalis và Mycoplasmahominis. Viêm AĐ
do vi khuẩn là một nhiễm trùng cơ hội. Viêm AĐ do vi khuẩn có thể gây
nên đẻ non ở phụ nữ có thai và có thể gây viêm tiểu khung. Viêm AĐ vi
khuẩn dù liên quan đến viêm nội mạc tử cung và viêm tổ chức tế bào AĐ
sau khi làm một số thủ thuật xâm nhập tổ chức như sinh thiết nội mạc tử
cung, cắt tử cung, thủ thuật chụp X quang tử cung - vòi trứng, mổ lấy
thai, nạo tử cung [32], [35], [38], [75].
Viêm AĐ do vi khuẩn thường biểu hiện với các triệu chứng đặc

trưng là:
- Khí hư màu xám, lỗng, mùi tanh cá, số lượng nhiều, dính vào thành
AĐ.
- pH của AĐ thường > 4,5
- Soi tươi các chất tiết AĐ thấy có sự gia tăng số lượng các tế bào Clue


15

cells. Ở những trường hợp viêm AĐ vi trùng diễn tiến, hơn 30% các tế
bào biểu mô là tế bào Clue cells.
- Test Sniff dương tính (bốc mùi tanh cá).
Chẩn đốn lâm sàng phải có 3 trong 4 triệu chứng trên[26], [54]
* Phác đồ điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
Lựa chọn ưu tiên
- Metronidazole 500 mg, uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày
Chọn lựa khác
- Metronidazole 2 g, uống liều duy nhất, hoặc
- Clindamycin 300 mg, uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
1.5.2 Các bệnh do vi rút
1.5.2.1 Bệnh herpes sinh dục
Là bệnh lây truyền qua đường TD do vi rút Herpes simplex gây nên.
Bệnh thường hay tái phát, khoảng 50 – 80% người bệnh tái phát 1 – 2 lần
trong năm, 20% tái phát mỗi tháng [26], [36], [54].
Thương tổn cơ bản là hồng ban mụn nước mọc thành chùm. Ở vùng
sắp nổi thương tổn thường có cảm giác khó chịu (ngứa, rát). Sau 6 – 8 giờ
nổi hồng ban rồi mụn nước mọc thành chùm. Những chùm mụn nước vỡ
rất nhanh, sau 24 giờ để lại những vết trợt tròn. Bệnh kéo dài trong 2 – 3
tuần. Sau giai đoạn tiên phát vi rút nằm tiềm tàng trong tế bào thần kinh
của hạch cảm giác và tái hoạt khi có các yếu tố thuận lợi.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có cách xét nghiệm xác định, vì vậy
chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: chùm mụn nước trên
nền hồng ban, hay tái phát [26], [36], [54].
* Điều trị herpes sinh dục
Nhiễm herpes nguyên phát


16

Khuyến cáo
Acyclovir, 400 mg uống 3 lần/ ngày trong 7 ngày
Chọn lựa khác
- Acyclovir 200 mg, uống 5 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
- Famciclovir 250 mg, uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
- Valaciclovir 1 g, uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày.
Nhiễm herpes tái phát
Khuyến cáo
Acyclovir, 400 mg uống 3 lần/ ngày trong 5 ngày
Chọn lựa khác
- Acyclovir 200 mg, uống 5 lần/ngày, trong 5 ngày, hoặc
- Acyclovir 400 mg, uống 3 lần/ngày, trong 5 ngày, hoặc
- Acyclovir 800 mg, uống 2 lần/ngày, trong 5 ngày, hoặc
- Famciclovir 125 mg, uống 2 lần/ngày, trong 5 ngày, hoặc
- Valaciclovir 500 mg, uống 2 lần/ngày, trong 5 ngày
1.5.2.2 HIV
- HIV (viết tắc từ các chữ cái đầu của cụm từ tiến Anh: Human
Immunodeficiency Virus) là tên gọi tắt của một loại vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Nhiễm HIV là khi người ta
có mang HIV trong cơ thể nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và khơng có
bất kỳ một triệu chứng nào liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV chưa

phải là người ốm, chưa phải là bệnh nhân, họ vẫn sống, lao động và sinh
hoạt như mọi người bình thường khác. AIDS là giai đoạn cuối cùng của
nhiểm HIV. Người nhiễm lúc này có các biểu hiện lâm sàng nặng của
nhiều loại bệnh do suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV. Người nhiễm
HIV ở giai đoạn AIDS là người bệnh, họ cần được chăm sóc và điều trị
thích hợp như mọi người bệnh khác.[15], [79].


17

- Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn lây truyền duy
nhất của HIV. Nhiểu nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong
máu, dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết AĐ của nữ) và trong
sữa của người nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền
HIV từ người này sang người khác. Do đó, trên thực tế chỉ có ba đường
làm lây truyền HIV là đường máu, đường TD và đường truyền từ mẹ
sang con.
- Lây truyền HIV qua đường TD: Đường TD là một trong ba con
đường chính lây truyền HIV và được coi là phương thức lây truyền HIV
phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70 – 80% tổng số người nhiễm HIV
trên thế giới là bị lây nhiễm qua đường này. Quan hệ TD đường AĐ là
hình thức quan hệ TD nam – nữ phổ biến nhất và cũng là kiểu quan hệ TD
có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ngay cả khi thành AĐ không bị tổn
thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của các tế bào bi ểu mơ
cũng là cửa mở cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm HIV xâm
nhập vào bạn tình kia [15]
- Chẩn đoán nhiễm HIV: Dựa vào
+ Xét nghiệm kháng thể: ELISA, tests nhanh, Western Blot,
Serodia
+ Xét nghiệm kháng nguyên: P 24, PCR, cấy

+ Tiêu chuẩn vàng quốc tế áp dụng cho các nước phát triển
Nhiễm HIV = 2 ELISA (+) + 1 Western Blot (+)
Theo Bộ Y tế: 1 mẫu máu (+) với cả 3 lần xét nghiệm với 3 loại
sinh phẩm có chế phẩm kháng nguyên khác nhau và các nguyên lý phản
ứng khác nhau [55]. Chỉ những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn được Bộ


18

Y tế cho phép mới được quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV
dương tính.
1.5.2.3 Bệnh sùi mào gà sinh dục
Bệnh do vi rút Human Papilloma virus (HPV) gây nên. Có rất nhiều
chủng vi rút. Nhiễm vi rút có thể khơng nhìn thấy bằng mắt thường (tình
trạng dưới lâm sàng). Tổn thương khư trú ở BPSD, hậu môn. Hiếm gặp
hơn, ở trẻ em có thể bị u nhú ở thanh quản do lây từ mẹ khi sinh đẻ. Phụ
nữ bị nhiễm một số chủng (týp 16, 18) có nguy cơ mắc ung thư CTC.
- Triệu chứng:
Thương tổn cơ bản là sẩn sùi màu hồng, bề mặt ẩm ướt, mềm, có
chân hoặc có cuống, khơng đau, dễ chảy máu. Vị trí thường gặp ở phụ nữ
là môi nhỏ, lỗ niệu đạo, tầng sinh mơn [26], [41] .
- Chẩn đốn chủ yếu dựa vào lâm sàng [36], [54].
- Điều trị:
Hiện nay chưa có thuốc dùng đường tồn thân điều trị mào gà nên
điều trị chủ yếu là phá hủy tổn thương bằng phương pháp tại chỗ, loại bỏ
yếu tố thuận lợi, tăng sức đề kháng của cơ thể và điều trị người tiếp xúc.
Các phương pháp điều trị:
+ Đốt điện, áp ni tơ lỏng hoặc tuyết CO2
+ Bôi Podophylline 20 - 30% hoặc acid trichloacetic 50 -80%[41]
1.5.2.4. Bệnh u mềm lây

Là một bệnh truyền nhiễm, tự truyền qua da hoặc truyền qua người
khác do tiếp xúc trực tiếp gây nên bởi siêu vi thuộc nhóm Poxvirus. Vi rus
có hình bầu dục hay hình viên gạch, đường kính từ 200 đến 300 nm. Bệnh
gặp chủ yếu ở lứa tuổi trẻ em hoặc ở người lớn do tiếp xúc trực tiếp qua
đường tình dục.


19

- Triệu chứng:
+ Triệu chứng cơ năng: Thường khơng có.
+ Triệu chứng thực thể: Là những sẩn hình bán cầu, chắc, riêng rẽ,
màu da người hoặc màu trắng hồng, đường kính từ 2 đến 5 mm bên trong
chứa nhân sền sệt và đặc điểm nổi bật là có rốn lõm ở giữa.
+ Vị trí: Ở dương vật, xương mu, mặt trong đùi và quanh hậu môn.
Tuy nhiên, bất kỳ vùng da nào hoặc niêm mạc cũng có thể bị như mơi,
lưỡi, niêm mạc miệng.
- Chẩn đốn:
+ Chẩn đốn xác định: Dựa vào lâm sàng thường đủ để chẩn đốn
vói những sẩn hình bán cầu, ở giữa có rốn lõm.
- Điều trị u mềm lây:
Chấm Trichloraxetic acid 50%, đốt điện, đốt Laser CO 2 [41], [54].
1.5.3 Bệnh do nấm và trùng roi
1.5.3.1 Viêm âm đạo do nấm Candida albicans
Nấm Candida Albicans là một loại nấm hoại sinh ở da và niêm mạc,
thuộc họ nấm men, hình trịn hay hình xoắn. Trong bệnh phẩm soi tươi
trực tiếp có chồi nhỏ gọi là thể Yeast, kích thước 2-4 µm. Nhuộm Gram
có thể thấy cả một đoạn thẳng đầu cuối trịn, kích thước 3-5 µm (thể
Hyphae). Candida sinh sản bằng cách nảy chồi. Candida có gần 80 lồi
nhưng chỉ có một lồi có khả năng gây bệnh là Candida Albicans. Một số

loài Candida khác như: C.pseudotropicalis, C.prapsilois… vai trò gây
bệnh chưa rõ ràng. Candida có mặt bình thường ở da và niêm mạc. Khi
sức đề kháng của cơ thể giảm như nhiễm HIV, ung thư, bệnh suy giảm
miễm dịch khác hoặc là có sự thay đổi nội tiết như có thai, đái tháo


20

đường, dùng kháng sinh dài ngày thì Candida phát triển mạnh lên và gây
bệnh [26], [60], [77].
Viêm AĐ do nấm thường hay gặp ở phụ nữ đang mang thai, bị bệnh
tiểu đường, sau khi dùng thuốc kháng sinh dài ngày (do rối loạn quần thể
vi khuẩn thường trú trong âm đạo), những phụ nữ đang dùng thưốc viên
tránh thai. Ngoài ra có thể lây lan qua giao hợp, nước tắm, quần áo…
Nấm sẽ phát triển trong môi trường ẩm ướt, pH < 5
- Thường có ngứa âm hộ kèm huyết trắng từng mảng đục như sữa, có
thể lỗng hoặc đặc, thường tăng nhiều trong những ngày trước kinh.
- Có biểu hiện đau AĐ, quan hệ đau và nóng rát, viêm tấy đỏ ở mơi
lớn, mơi bé của âm hộ có thể tạo mũ kèm theo ngứa, kích thích. Chẩn
đốn bằng cách soi tươi huyết trắng với vài giọt KOH 10%-20% sẽ thấy
nấm xuất hiện dưới dạng những sợi tơ nấm, những tế bào hạt men nẩy
búp, hoặc những bào tử.
- PH AĐ thường biến đổi (pH < 4,5).
* Phác đồ điều trị nấm Candida:
Lựa chọn ưu tiên
- Nystatin 100.000 UI đặt âm đạo(trước khi đi ngñ), trong 14 ngày
(trừ những ngày có kinh), hoặc
Lựa chọn khác
- Miconazole hoặc Clotrimazole 200 mg, đặt âm đạo (trước khi đi
ngñ), trong 3 ngày, hoặc

- Clotrimazole 500 mg, đặt âm đạo liều duy nhất (trước khi đi ngñ),
hoặc
- Fluconazole 150 mg, uống liều duy nhất hoặc
- Itraconazole 100 mg, uống 2 lần/ngày, trong 3 ngày.
1.5.3.2 Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas Vaginalis)


21

Trùng roi AĐ thuộc động vật đơn bào có cử động bằng một roi hay
nhiều roi xuất phát từ những hạt gốc roi từ trong thân.
Trùng roi AĐ có hình giống như hạt mơ, đường kính từ 7-23µm, có 4
roi đi về phía trước và một roi quặt về phía sau dính vào cơ thể gọi là
màng vây chuyển giúp cho sự vận động của cơ thể, giữa thân có một trục
sống đi về phía đi trong như một cái gai, có một nhân, trong đó có một
trung thể nhỏ. Có thể ni cấy trùng roi âm đạo trong một môi trường đặc
biệt hoặc lỏng, phát triển tốt trong môi trường yếm khí với pH tối ưu từ
5,6 - 6 và nhiệt độ tối ưu là 37 ºC. Nó có thể tồn tại trong một vài giờ ở
nơi ẩm ướt [23], [62], [78].
Viêm AĐ do trùng roi là một bệnh do nhiễm đơn bào Trichomonas
Vaginalis và là một bệnh lây truyền qua đường TD. Nguyên nhân lây
nhiễm thường qua sinh hoạt TD. Biểu hiện khí hư có màu xanh, vàng, có
bọt, mùi hơi, số lượng nhiều và có khi kèm theo ngứa ngáy âm hộ, cảm
giác đau nóng AĐ, giao hợp đau. Thường kèm với triệu chứng tiểu nóng
rát. Đặt mỏ vịt thấy niêm mạc AĐ viêm đỏ, trên bề mặt có những điểm
lấm tấm đỏ sậm (hình ảnh trái dâu tây).
- pH AĐ thường lớn hơn 5.
- Soi tươi dịch tiết AĐ thường thấy có trùng roi di động và tăng số
lượng bạch cầu.
- Có thể thấy tế bào Cluecells vì viêm AĐ do Trichomonas thường

kèm với viêm AĐ do vi trùng. Test Sniff có thể dương tính.
* Phác đồ điều trị viên âm đạo do trùng roi:
Lựa chọn ưu tiên
- Metronidazole 500 mg, uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc
Chọn lựa khác
- Metronidazole 2 g uống liều duy nhất, hoặc


22

- Tinidazole 2 g uống liều duy nhất
1.6 Một số nghiên cứu có liên quan đề tài
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Minh và cộng sự năm 2009 thực hiện
tại Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội Lâm Đồng, Nghiên cứu thực
trạng STIs-HIV/AIDS ở đối tượng người lao động tại các cơ sở kinh
doanh phục vụ giải trí tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc STIsHIV/AIDS ở người lao động là 42,3%; trong đó giang mai 3,5%, lậu là
18,8%, trichomonas 8,8%, clamydia 10,6%, HIV 1,8%; bệnh tập trung
cao ở độ tuổi <39 (83,3%), nghề massage 52,5%; ở đối tượng có quan hệ
mại dâm chiếm 55,2% và 66,7% có tiêm chích ma túy, khơng sử dụng bao
cao su chiếm 54,2% (gấp 7,9 lần có sử dụng bao cao su) [44].
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hưng, Giám sát một số bệnh lây
truyền qua đường tình dục gắn kết với giám sát HIV trên một số đối tượng
dân cư tại 5 tỉnh/thành phố Việt Nam cho thấy, tỷ lệ hiện mắc HIV/AIDS
chung là 0,8%, trong đó, phụ nữ có thai là 0,3%; tỷ lệ mắc HIV trên
những bệnh nhân khám STI là 4,0%, trên những người nghiện chích ma
túy là 38,7%, trên gái mại dâm là 6,7%. Tỷ lệ hiện mắc giang mai là
0,2%; trên những người đến khám STI là 2,2%, trên người nghiện chích
ma túy là 1,0%, trên gái mại dâm là 3,0%, trên đối tượng phụ nữ có thai,
tỷ lệ này là 0,4%. Tỷ lệ hiện mắc bệnh lậu là 1,4%, mắc nhiều nhất ở
thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh cùng là 2,0%,

tiếp theo là Đà Nẵng (08,%) và Hải Phòng (0,3%); tỷ lệ mắc lậu trên
người đến khám STI là 3,5%, trên người nghiện chích ma túy là 0,8%,
trên gái mại dâm là 2,9%. Tỷ lệ hiện mắc Chlamydia chung là 4,2%, mắc
cao nhất ở Hà Nội (9,0%), và cao nhất ở phụ nữ có thai tại thành phố Hồ
Chí Minh (5,8) [35].


23

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang, Thực trạng mắc các bệnh
nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại trung tâm chữa
bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can
thiệp năm 2012. Tỷ lệ mắc ít nhất một nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở
phụ nữ bán dâm (PNBD) khi nhập trung tâm là khá cao trên lâm sàng,
chiếm 67,1%. Các hình thái viêm nhiễm phổ biến nhất là viêm cả âm hộ
và âm đạo (49,9%), viêm âm đạo đơn thuần (21,9%), viêm cổ tử cung đơn
thuần (8,8%). Đặc biệt có 7,9% PNBD đã có viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tỷ
lệ PNBD khi nhập Trung tâm nhiễm tạp khuẩn là cao nhất, chiếm 44,7%,
tiếp theo là nhiễm nấm, chiếm 10,1%, Trichonomas chiếm 4,4%, giang
mai chiếm 2,5% và thấp nhất là nhiễm lậu cầu khuẩn chiếm 0,5% [50].


×