Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

1296 nghiên cứu kiến thức thái độ thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện cờ đỏ tp cần thơ năm 2012 và đánh giá hi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN VĂN NHÂM

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHỊNG, CHỐNG BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG CỦA BÀ MẸ
CĨ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2012
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Cần Thơ - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN VĂN NHÂM

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHỊNG, CHỐNG BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG CỦA BÀ MẸ
CĨ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2012


VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN ĐỖ HÙNG

Cần Thơ - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
thống kê, kết quả được nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Văn Nhâm


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin chân thành và trân trọng cảm ơn đến
Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế cơng cộng, Thư viện
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, cùng Quý Thầy Cô Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phịng
Thành phố Cần Thơ, Khoa Kiểm sốt Bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh
phẩm, Trung tâm Y tế Huyện Cờ Đỏ, Trạm Y tế xã Đông Hiệp, xã Đông

Thắng, xã Thạnh Phú, xã Trung Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện các hoạt động can thiệp bằng truyền thơng giáo dục
sức khỏe, phịng chống bệnh Tay-chân-miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng
đồng và thu thập thơng tin, số liệu.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Đỗ
Hùng, người Thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, cung cấp tài liệu và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, dành nhiều tình cảm và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !
Trần Văn Nhâm


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 3
1.1. Bệnh Tay-chân-miệng …………………….. .............................. 3
1.2. Tình hình bệnh Tay-chân-miệng và các cơng trình nghiên cứu trên
thế giới và ở Việt Nam .......................................................................... 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................. 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 22
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 34
3.1. Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu................................. 34
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh Tay-chânmiệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi....................................................... 35
3.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành phịng, chống
bệnh Tay-chân-miệng với đặc tính chung của bà mẹ có con dưới 5 tuổi... 46


3.4. Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành p hịng, chống
bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp bằng
truyền thông giáo dục sức khỏe ............................................................. 48
Chương 4 BÀN LUẬN……………………………… ........................ 53
4.1. Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu................................. 53
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh Tay-chânmiệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi....................................................... 54
4.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống
bệnh Tay-chân-miệng với đặc tính chung của bà mẹ có con dưới 5 tuổi... 62
4.4. Đánh giá sự thay đổi kiến thức-thái độ-thực hành p hòng, chống
bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp bằng
truyền thông giáo dục sức khỏe ............................................................. 63
KẾT LUẬN ...................................................................................... 68
KIẾN NGHỊ...................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỬ VIẾT TẮT

A5, A7, A9,


Subtype của CA16

A10, B2, và B5
ARN

Acid ribonucleic

CA 16

Coxsackievirus A 16

C1, C2, C3,

Subtype của EV71

C4, C5
CDC

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (Center for Disease
Control)

EV71

Enterovirus 71

HFMD

Bệnh Tay-chân-miệng (Hand, foot and mouth
disease)


KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành

TCM

Tay-chân-miệng

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations
Children ’s Fund)

VNRC

Hội Chử Thập đỏ Việt Nam (The Viet Nam Red
Cross Society)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Bệnh Tay-chân-miệng ở Đông Á-Đông Nam Á năm 2011…..…..13
Bảng 1.2. Bệnh Tay-chân-miệng ở các nước Châu Á-Tây Thái Bình Dương
năm 2012 và 2013……...…………..………..………………………………14
Bảng 3.1. Đặc tính chung của bà mẹ có con dưới 5 tuổi…..…...….…..….…34

Bảng 3.2. Kiến thức về đối tượng dễ mắc bệnh Tay-chân-miệng……….…..35
Bảng 3.3. Kiến thức về nguyên nhân mắc bệnh Tay-chân-miệng…...……....36
Bảng 3.4. Kiến thức về bệnh Tay-chân-miệng nguy hiểm đến tính mạng…..36
Bảng 3.5. Kiến thức về dấu hiệu nghi mắc bệnh Tay-chân-miệng…....…….37
Bảng 3.6. Kiến thức về nơi thường xảy ra bệnh Tay-chân-miệng….......…...37
Bảng 3.7. Kiến thức về biện pháp phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng…....38
Bảng 3.8. Kiến thức về rửa tay đúng theo hướng dẫn của y tế…………...…38
Bảng 3.9. Kiến thức về bệnh Tay-chân-miệng không có vắc xin p hịng bệnh
và thuốc điều trị đặc hiệu…..…….…….….….……………………………..39
Bảng 3.10. Kiến thức về dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị…..…..39
Bảng 3.11. Kiến thức chung về phịng, chống bệnh Tay-chân-miệng….…..40
Bảng 3.12. Có kiến thức phịng, chống bệnh Tay-chân-miệng từ các nguồn
thông tin…..…….……….…….……….…………..…….….….…..…..…...40
Bảng 3.13. Thái độ về rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi chế
biến thức ăn………...……..….……………………….…..…..………….….41
Bảng 3.14. Thái độ về rửa tay với nước sạch và xà phòng sau khi đi vệ
sinh…………..…………………..…………….…………………………….41
Bảng 3.15. Thái độ về rửa tay với nước sạch và xà phịng sau khi thay tã lót,
quần áo cho trẻ………………………...………..…………...….…….…….41


Bảng 3.16. Thái độ về rửa tay cho trẻ với nước sạch và xà p hòng sau khi trẻ
từ nhà trẻ, mẫu giáo về hay trẻ ở nhà…….….…………..….…….…..…..…42
Bảng 3.17. Thái độ về rửa các đồ chơi của trẻ với nước sạch và xà phòng hay
dung dịch khử khuẩn……..….……..…..………………….………………...42
Bảng 3.18. Thái độ về hạn chế đưa trẻ đến nhà trẻ, mẫu giáo khi có trẻ khác bị
bệnh Tay-chân-miệng………………………………………………………..43
Bảng 3.19. Thái độ chung về phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng…………43
Bảng 3.20. Thực hành về rửa tay trước và sau khi nấu ăn bằng nước sạch và
xà phòng...............................................………..…...….…..…..….…………43

Bảng 3.21. Thực hành về rửa tay sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch và xà
phòng.............................................……...……………………...……………44
Bảng 3.22. Thực hành về rửa tay sau khi thay tã lót, quần áo cho trẻ bằng
nước sạch và xà phòng................................................…….………..……….44
Bảng 3.23. Thực hành về rửa tay cho trẻ sau khi đi nhà trẻ, mẫu giáo về hay
trẻ ở nhà bằng nước sạch với xà phòng.................................................……..44
Bảng 3.24. Thực hành về rửa tay đúng theo hướng dẫn của y tế................…45
Bảng 3.25. Thực hành về rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng và nước sạch,
dung dịch khử khuẩn.................................................………………………..45
Bảng 3.26. Thực hành thường xuyên vệ sinh, lau nhà cửa, bàn ghế, nơi sinh
hoạt của trẻ.................................................………………………………….45
Bảng 3.27. Thực hành chung về phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng….......45
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng
với đặc tính chung của bà mẹ có con dưới 5 tuổi…….….…….….…..….….46
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thực hành phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng
với đặc tính chung của bà mẹ có con dưới 5 tuổi…….…….……….……….47
Bảng 3.30. So sánh kiến thức phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi sau can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe…......48


Bảng 3.31. So sánh thái độ phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi sau can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe………...49
Bảng 3.32. So sánh thực hành phịng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi sau can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe…......50
Bảng 3.33. So sánh kiến thức phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp…...…..….…………………………….51
Bảng 3.34. So sánh thái độ phịng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp…....…..…….……….….………………..52
Bảng 3.35. So sánh thực hành phịng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp….…....………….…..…….…………..52



DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 1.1. Diễn biến tình hình mắc bệnh Tay-chân-miệng theo tháng tại khu
vực phía Nam năm 2011…………………..………..………………..……....15
Biểu đồ 1.2. Phân bố theo tỉnh số tử vong do bệnh TCM tại khu vực phía
Nam năm 2011………………………………..………...……….………….15
Biểu đồ 1.3. Tình hình mắc/100.000 dân do bệnh TCM tại các huyện thuộc
Thành phố Cần Thơ năm 2011 so với cùng kỳ…...……..….…………….…16
Biểu đồ 1.4. Tình hình mắc, chết do bệnh TCM tại Thành p hố Cần Thơ giai
đoạn (2006 - 2011)……………………..…………………………..………..16
Biểu đồ 1.5. Tỉ lệ trẻ có kháng thể trung hòa EV71 theo tuổi…...…….…….18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, bệnh Tay-chân-miệng không chỉ là mối quan
tâm của mỗi gia đình, mà tồn xã hội đang được báo động bởi diễn biến dịch
bệnh bất thường, tạo nên áp lực rất lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ở
Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Bệnh Tay-chân-miệng hiện lưu
hành ở nhiều nước, có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao trong nhiều năm
gần đây tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á như:
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…. Tại Việt Nam,
năm 2011 được xem là năm bùng phát bệnh Tay-chân-miệng với số ca mắc
cao nhất sau 8 năm xuất hiện, cao hơn 6,5 lần so với năm 2010. Từ đầu năm
2012, số ca mắc vẫn tăng cao với diễn biến ngày càng phức tạp địi hỏi p hải
có những hành động cụ thể và quyết liệt của ngành Y tế và tồn xã hội [31].
Việc kiểm sốt bệnh chủ yếu thông qua công tác truyền thông giáo dục

sức khỏe, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng.
Vấn đề là kiến thức, thói quen thực hành rửa tay thường xuyên, vệ sinh, khử
khuẩn là những việc đòi hỏi sự tham gia của từng người dân và tồn xã hội,
khơng chỉ riêng ngành y tế [3], [7]. Năm 2011, cả nước đã phát hiện 108.917
ca mắc bệnh Tay-chân-miệng tại 63/63 tỉnh, thành phố và có 164 ca tử vong
tại 30 tỉnh, thành phố. Việt Nam đã triển khai các biện pháp phòng chống với
nỗ lực giảm sự lây nhiễm bệnh Tay-chân-miệng trong cộng đồng [23]. Tại
thành phố Cần Thơ, theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, có
1.141 ca bệnh Tay-chân-miệng và 01 ca tử vong, là năm có số ca mắc tăng
hơn 7 lần so với cùng kỳ. Cờ Đỏ là huyện thuộc thành phố Cần Thơ, ghi nhận
có 51 ca mắc bệnh Tay-chân-miệng tăng 46 ca so với cùng kỳ và có 01 ca tử
vong [22]. Năm 2012, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được nhấn
mạnh, các phương tiện truyền thông được sử dụng đa dạng và rộng khắp từ


2

Trạm y tế, khu vực nhà trẻ, trường học, đến khu vực dân cư, hộ dân. Đây là
chiến lược mới nhằm kiểm sốt bệnh Tay-chân-miệng địi hỏi sự tham gia của
mỗi cá nhân, gia đình thơng qua việc tạo lập một hành vi đúng mới và cũng là
một quá trình rất khó khăn, lâu dài để cá nhân chủ động chuyển đổi hành vi
dưới tác động của truyền thông [26]. Như vậy, sau gần một năm chuyển đổi
chiến lược kiểm soát bệnh Tay-chân-miệng cùng với diễn biến dịch bệnh
phức tạp như hiện nay, chúng ta rất cần thực hiện đánh giá kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5
tuổi, để có những hướng dẫn, những thông điệp truyền thông cụ thể, p hù hợp
nhất, nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình phịng, chống bệnh Tay-chânmiệng cũng như phịng, chống các dịch bệnh khác.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại huyện
Cờ Đỏ thuộc thành phố Cần Thơ. Đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ,
thực hành phịng, chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5

tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2012 và đánh giá hiệu quả
can thiệp”, với các mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ, thực
hành đúng về phòng, chống bệnh Tay-chân-miệng tại huyện Cờ Đỏ, thành
phố Cần Thơ năm 2012.
2. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành phòng,
chống bệnh Tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi với các đặc tính
chung của đối tượng nghiên cứu.
3. Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống bệnh
Tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp bằng truyền
thông giáo dục sức khỏe.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh Tay-chân-miệng
1.1.1. Khái niệm chung về bệnh Tay-chân-miệng
Bệnh Tay-chân-miệng (TCM) là một bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây bệnh cũng xảy ra ở người lớn. Trẻ mắc
bệnh thường sốt trong 3 - 4 ngày và sau đó xuất hiện những nốt mụn bóng
nước trên niêm mạc miệng, lợi, vịm họng, bàn tay, chân và mơng. Bệnh Taychân-miệng được gây ra bởi nhiễm enterovirus cấp, đặc biệt là do vi rút thuộc
enterovirus týp 71 (EV71) [35], [37], [39], [56]. Ngồi ra, bệnh Tay-chânmiệng cịn do coxsackievirus A16 (CA16) gây ra [36], [40], [41], [45].
Vi rút EV71 thường gây sốt, đau họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân.
Bệnh thường ở mức độ nhẹ và hồi phục trong vịng 7 - 10 ngày. Bệnh do
EV71 có thể gây các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, p hù
phổi cấp và có liên quan đến di chứng thần kinh nghiêm trọng. Từ năm 1997,
đã có một sự gia tăng đáng kể trong hoạt động dịch bệnh TCM trong các nước
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương [43], [48], [49].

1.1.2. Tác nhân gây bệnh Tay-chân-miệng
Bệnh TCM (HFMD) do nhóm vi rút đường ruột gây bệnh cho người bao
gồm: Poliovirus, Coxsackievirrus A (24 chủng), Coxsackievirus B (6 chủng),
Echovirus và enterovirus 68-71. Trong đó, các vi rút gây bệnh TCM là 11
chủng thuộc Coxackievirus A (từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16); 4 chủng thuộc
Coxsackievirus B (1, 2, 3, 5) và EV71, trong đó p hổ biến nhất là CA16 và
EV71. Bệnh TCM do các chủng enterovirus khác thường ở thể nhẹ ít có biến
chứng, nhưng do EV71 nguy hiểm hơn và thường gây các biến chứng thần
kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong. Vi rút dạng hình cầu đối xứng 20 mặt,


4

đường kính 27 - 30 nm, khơng có lớp vỏ bao ngoài, bên trong chứa sợi đơ n
ARN (acid ribonucleic) [8], [15], [34], [43].
- Coxsackievirus A16:
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh TCM là coxsackievirus A16 [6],
[35], [50], [52]. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây bệnh bởi những tác nhân khác
nhau là: coxsackievirus A5, A7, A9, A10, B2, và B5 [36], [41], [43]. Vi rút
coxsackie phân phối trên toàn thế giới, có thể được phân lập quanh năm ở
vùng khí hậu nhiệt đới. Lần đầu tiên được phân lập trong p hân người tại thị
trấn Coxsackie, New York năm 1948 bởi G. Dalldorf. Vi rút Coxsackie thuộc
một phân nhóm của Enterovirus, chỉ có một chuỗi ARN làm vật liệu di
truyền.
- Enterovirus týp 71 (EV71):
EV71 đã xuất hiện khá lâu, từ những năm của thập niên 1960 của thế kỷ
trước, nhưng chỉ gây ra một vài ca lẻ tẻ. Lần đầu tiên người ta phát hiện EV71
ở Mỹ. Sau đó, EV71 xuất hiện ở châu Âu, rải rác ở châu Á [47], [59].
Enterovirus týp 71 phân lập lần đầu tiên vào năm 1969, đã chịu trách
nhiệm cho nhiều dịch bệnh TCM với một tỷ lệ nhỏ các trường hợp liên quan

đến bệnh thần kinh. Từ năm 1997, đã có một sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nhiễm
và độc lực của EV71 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [48], [55].
Đợt bùng phát dịch bệnh TCM chủ yếu là lành tính, xảy ra tại Nhật Bản vào
năm 1973 và 1978. Bốn dịch với viêm não thân não và một số lượng đáng kể
các ca tử vong xảy ra ở Bulgaria và Hungary vào cuối những năm 1970 và tại
Malaysia, Đài Loan vào năm 1997 và 1998. Trong hai dịch bệnh này, phù
phổi và xuất huyết thường dẫn đến tử vong nhanh chóng ở trẻ em tuổi từ 6
tháng đến 3 năm tuổi lần đầu tiên được công nhận [42]. Nếu do vi rút
coxsackie A16 gây ra thường bệnh ở dạng nhẹ và tự khỏi không cần điều trị
trong khoảng từ 7 - 10 ngày. Hiếm khi có biến chứng viêm màng não vi rút.


5

Nhưng nếu là do enterovirus týp 71 thì rất nguy hiểm hơ n, bởi bệnh có thể
gây viêm màng não, viêm não, liệt... dễ dẫn đến tử vong nếu phát hiện và điều
trị muộn [19], [20], [39].
Trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều bệnh nhân TCM trên phạm vi
ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực Châu Á, mà nguyên
nhân được xác định chủ yếu là do EV71, đã làm gia tăng mối lo ngại đến
nhiều quốc gia [3], [18]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác nhân gây bệnh
TCM là EV71 có liên quan đến các biến chứng về thần kinh như: viêm não,
viêm thân não, viêm não tuỷ, viêm màng não, bại liệt kiểu polio. Các biến
chứng tim mạch và hô hấp như: viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh, tăng
huyết áp, suy tim, trụy mạch. Bệnh nhân chuyển sang diễn biến nặng và rất dễ
dẫn đến tử vong [43], [63].
Tại Việt Nam, Coxsackievirus A16 và Enterovirus týp 71 là hai tác nhân
chủ yếu. Các chủng EV71 lưu hành ở khu vực phía Nam từ năm 2003 thuộc
các nhóm và phân nhóm C1, C2, C3, C4 và C5. Phân nhóm C5 được ghi nhận
lần đầu tiên ở miền Nam Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới từ

năm 2003. Khơng có sự khác biệt về mức độ nặng nhẹ trên lâm sàng giữa các
nhóm và phân nhóm của EV71 [1], [3], [27].
1.1.3. Dịch tễ học bệnh Tay-chân-miệng
1.1.3.1. Định nghĩa: Bệnh TCM là một hội chứng bệnh ở người do vi rút
đường ruột họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM p hổ biến
nhất là Coxsackievirus A và Enterovirus týp 71 [4], [54], [57]. Đây là một
bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt,
đau họng và nổi ban có bọng nước. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ
bắt đầu đau miệng. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn
thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng


6

nước, ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng, có thể
xuất hiện ở mơng.
1.1.3.2. Phương thức lây truyền
Bệnh TCM là một bệnh rất dễ lây truyền. Giai đoạn lây truyền nhiều
nhất là tuần đầu tiên mắc bệnh. Bệnh TCM không phải là bệnh lây truyền từ
động vật sang người. Người bệnh hay người mang mầm bệnh truyền nhiễm
không triệu chứng là những ổ chứa tác nhân gây bệnh. Vi rút có mặt sớm nhất
ở dịch tiết trong họng khoảng từ 5-7 ngày. Vi rút có trong dịch tiết của các
mụn nước từ 1-2 tuần và có thể tồn tại trong phân tới hơn 1 tháng. Bệnh có
thể lây từ người sang người thơng qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ mũi,
họng, nước bọt, mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm. Enterovirus có thể
lây truyền ngay từ khi phơi nhiễm với vi rút trong thời kỳ ủ bệnh, khả năng
lây truyền cao nhất là từ 5 đến 7 ngày sau khi phát bệnh [2], [8], [10], [27].
Các yếu tố ảnh hưởng trên vi rút đường ruột [4]:
- Vi rút bị bất hoạt bởi nhiệt độ 56 0C/30 phút, tia cực tím, tia gamma.
- Vi rút chịu được pH với phổ rộng 3-9.

- Bị bất hoạt bởi: Formaldehyde, Sodium hydroxide, Chlorine tự do.
- Khơng hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hịa tan lipid như: Cồn,
Chloroform, Phenol, Ether.
- Vi rút tăng chịu nhiệt trong môi trường chứa MgCl 2.
1.1.3.3. Tuổi mắc bệnh
Bệnh Tay-chân-miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên,
cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm vi rút
nhưng khơng phải tất cả những người nhiễm vi rút đều biểu hiện bệnh. Trẻ
nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu
hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh


7

có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống vi rút gây bệnh, tuy nhiên bệnh vẫn
có thể tái diễn do một chủng vi rút khác gây nên [4].
1.1.3.4. Phụ nữ có thai
Bởi vì mức độ lưu hành của các vi rút ruột, bao gồm cả các tác nhân gây
bệnh Tay-chân-miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm vi
rút ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ hoặc khơng có triệu chứng.
Khơng có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm vi rút trong quá trình mang thai gây
nên các hậu quả xấu lên thai: sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy
nhiên, nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có
thể truyền vi rút cho trẻ sơ sinh. Những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm
enterovirus trong thời gian đẻ có thể nhiễm bệnh. Hầu hết những trẻ mới sinh
bị nhiễm enterovirus đều biểu hiện nhẹ. Nguy cơ diễn biến nặng ở trẻ mới
sinh cao hơn trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh. Khuyến nghị phụ nữ có thai
trước khi sinh cần thực hành vệ sinh sạch sẽ, theo dõi t ình hình sức khoẻ có
thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong thời kỳ có thai và khi sinh đẻ [1 3],
[63]. Tóm lại, bệnh TCM có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên bệnh

TCM thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, cao nhất ở các trẻ 1 đến 2 tuổi.
1.1.3.5. Các dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh TCM bao gồm:
- Sốt, nhức đầu, ói mửa, mệt mỏi, khó chịu, đau lan lỗ tai, đau họng.
- Thương tổn đau rát ở răng và miệng, loét miệng, làm trẻ biếng ăn.
- Phát ban khơng ngứa tồn thân, kèm theo đó là nhiều n ốt mụn nước
trên lịng bàn tay, bàn chân và mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thời kỳ ủ bệnh thường là từ 3 - 7 ngày.
Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơ n đau họng,
chán ăn, biếng ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ 1 - 2 ngày sau
khi bị sốt, các nốt mụn lở gây đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong


8

miệng và /hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn
tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi cũng gặp ở mông, gần đây
nhiều trẻ mắc bệnh TCM nhưng triệu chứng không điển hình rõ ràng, thậm
chí chỉ phát hiện nhờ kết quả xét nghiệm. Tình trạng này khiến nhiều trẻ đã bị
biến chứng các cơ quan tiêu hóa, tim mạch, não… đe dọa tính mạng của bệnh
nhi [33]. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã tổng kết trên 108.917 ca mắc
bệnh Tay-chân-miệng năm 2011, có 6,9% trường hợp mắc bệnh từ nguồn lây
tại gia đình, cộng đồng, 23,1% lây tại trường học. Khuyến cáo cha mẹ, người
chăm sóc trẻ chú ý rửa tay sạch cho trẻ và người chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơ i
trước khi cho trẻ chơi để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra [2], [9], [30].
1.1.3.6. Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng
của ban (ở tay, chân, miệng và mông). Phân lập vi rút từ các bệnh p hẩm p hết
họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên
nó khơng hữu ích cho chẩn đốn trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa

chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học. Chẩn đoán phân biệt với nhiễm
herpes miệng. Dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu tố dịch tễ thường giúp ích cho
cơng tác chẩn đoán bệnh [2].
1.1.3.7. Biến chứng
Các biến chứng do nhiễm vi rút gây bệnh TCM thường rất hiếm thấy,
nhưng nếu khi chúng xảy ra, nên nhờ đến y tế chăm sóc sức khỏe. Viêm
màng não do vi rút hoặc vơ khuẩn hiếm khi có thể xảy ra với bệnh TCM.
Viêm màng não do vi rút gây sốt, đau đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng. Bệnh
thường nhẹ và tự khỏi mà khơng cần điều trị gì. Các biến chứng nghiêm trọng
hơn như: viêm não (sưng não) hoặc tê liệt như một bệnh bại liệt. Bệnh tử
vong do biến chứng hô hấp – tuần hồn, triệu chứng sốt cao và nơn ói có liên
quan đến biến chứng và tử vong của bệnh [16].


9

1.1.3.8. Phân bổ theo mùa
Bệnh TCM có thể xuất hiện quanh năm nhưng số ca mắc cao vào những
tháng đầu mùa hè và đầu mùa thu. Tại Trung Quốc (2009), số bệnh nhân cao
nhất trong khoảng từ tháng 5-7 [3]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện
Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam có số bệnh nhân TCM
tăng trong 2 đợt: từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 hàng năm. Nghiên cứu của
Phan Văn Tú và cộng sự năm 2005 tại Miền Nam Việt Nam, cho thấy thời
điểm từ tháng 3 - 5 bệnh TCM do CA16 là chủ yếu, nhưng trong tháng 9 12 bệnh do EV71 gây ra chiếm tỷ lệ cao [4], [7], [27], [28].
1.1.3.9. Phịng bệnh
Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh Tay-chânmiệng, cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt. Tuy
nhiên, biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh.
Một số can thiệp Y tế cơng cộng hiệu quả đã được áp dụng phịng chống
bệnh TCM tại Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và được WHO khuyến
cáo như: thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo dịch sớm, thường xuyên;

triển khai các chiến dịch truyền thơng, chiến dịch vệ sinh, rửa tay bằng xà
phịng [18], [35], [53], [62]. Tại Việt Nam, đáp ứng với tình hình bệnh TCM,
đặc biệt trong năm 2011, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng
dẫn giám sát, phòng và điều trị bệnh TCM. Các hoạt động kiểm tra, giám sát,
báo cáo tình hình hình bệnh, tăng cường các chiến dịch truyền thôn g, cấp phát
cloramin B, đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, phát hiện và điều trị sớm
đã được tiến hành đồng thời trên phạm vi cả nước [4], [7], [32].
1.1.3.10. Bệnh Tay-chân-miệng ở nhà trẻ, mẫu giáo
Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ, mẫu giáo thường xảy ra vào mùa hè
và mùa thu, thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh
trong cộng đồng. Khơng có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm


10

thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, mẫu giáo,
trường học. Thiếu vitamin A đã được hiển thị để ảnh hưởng đến khả năng
miễn dịch kháng vi rút và do đó có thể được liên quan đến tiến độ và kết quả
của bệnh TCM ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các biện pháp sau đây thường được
khuyến cáo: Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc dọn dẹp
các vật dụng có phân trẻ; Che miệng khi ho và hắt hơi (rất khó thực hiện ở trẻ
em); Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ. Cho nghỉ tại nhà những trẻ có biểu hiện
sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng, trẻ nhiễu nước bọt nhiều [7], [11], [38].
Sáu động tác rửa tay đúng phòng bệnh Tay-chân-miệng:
Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được hiểu như liều “vắc-xin” hiệu quả,
tiết kiệm phòng ngừa hữu hiệu của bệnh Tay-chân-miệng, tiêu chảy, thương
hàn… mà lúc nào cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe. Theo khuyến
nghị của chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới và Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế):
Có 6 bước rửa tay để phịng bệnh TCM [12]:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà p hòng vào lòng

bàn tay. Chà xát hai lịng bàn tay với nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lịng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng
ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và
ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lịng bàn tay này miết vào kẽ giữa các
ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lịng bàn tay kia bằng
cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phịng dưới nguồn nước sạch. Lau khơ
tay bằng khăn hoặc giấy sạch.


11

Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rữa tay tối thiểu là 1 p hút , các
bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước.
1.2. Tình hình bệnh Tay-chân-miệng và các cơng trình nghiên cứu trên
thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình bệnh Tay-chân-miệng trên thế giới
- Trung Quốc: Trong năm 2007, một ổ dịch bệnh TCM đã xảy ra trong
khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc Sốt, chứng phát ban, mụn nước ở bàn
tay, bàn chân, miệng và mông đã được trình bày trong hầu hết các bệnh nhân
và là trẻ dưới 5 tuổi. Hơn 1.065.000 trường hợp bệnh TCM đã được báo cáo
tại Trung Quốc từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 (12,47/10.000).
Nam tỷ lệ cao hơn nữ cho mọi lứa tuổi và 91,9% bệnh nhân < 5 tuổi. Đặc
điểm dịch khác nhau tại các thời điểm khác nhau của nhiễm enterovirus, trẻ
em dưới 3 tuổi bị nhiễm EV71 có nguy cơ cao đối với bệnh TCM nặng. Năm
2010, tại thành phố Nam Xương ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, 109 trường
hợp được báo cáo, nghiên cứu dịch tễ học và phân tích trong phịng thí

nghiệm cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên của các kiểu gen EV71 lưu
hành [46], [64], [67], [68].
- Nhật Bản: Quan sát liên quan đến bệnh TCM do EV 71 tại Fukushima
năm 1984, 1987, 1990, 1993, 1997, 2000 và 2003. Bằng chứng ngày càng
tăng cho sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu tồn cầu đã nhấn mạnh sự cần
thiết phải điều tra xem xét mối quan hệ giữa biến đổi thời tiết và các bệnh
truyền nhiễm. Bệnh TCM tăng 11,2% (95% CI: 3,2-19,8) cho mỗi 1 0 C tăng
nhiệt độ trung bình và 4,7% (95% CI 2,4-7,2) cho mỗi 1% độ ẩm tương đối
[43], [51], [60].
- Hàn Quốc: Bệnh Tay-chân-miệng là bệnh dịch tại Hàn Quốc vào mùa
xuân năm 2009. Những trường hợp nặng có biến chứng kể cả tử vong đã được


12

báo cáo. Các đặc điểm lâm sàng ở trẻ em có biểu hiện thần kinh của EV71 đã
được nghiên cứu trong Womans Bệnh viện Đại học Mokdong Ewha [39].
- Malaysia: Năm 1997, 41 ca tử vong ở trẻ em nhỏ trong một ổ dịch bệnh
TCM xảy ra ở bang Sarawak. EV71 được phân lập từ bệnh nhân TCM bao
gồm cả các trường hợp tử vong. Năm 2006, có 6 ca tử vong trong một ổ dịch
bệnh TCM tại Sarawak [40], [58].
- Đài Loan: Năm 1998, một EV71 dịch có liên quan đến tay, chân và
miệng/herpangina, với 129.106 trường hợp mắc bệnh TCM được báo cáo
trong đại dịch này và 78 trường hợp tử vong. Tỷ lệ tăng của nhiễm EV71 ở trẻ
nhỏ xảy ra thường xuyên hơn trong khu vực địa lý có tỷ lệ tử vong tăng lên.
Truyền Intrafamilial và mẫu giáo ở trẻ em trước tuổi đến trường là chế độ
chisng truyền bệnh trong EV71 dịch phổ biến ở Đài Loan vào năm 1998 [37].
- Ấn Độ: Tay, chân, mồm long móng là do chủ yếu bởi Coxsackievirus
A16 (CA16) và enterovirus 71 (EV71). Dịch bệnh TCM đã xảy ra ở Ấn Độ
chỉ có một lần trong Kerala vào năm 2003. Một ổ dịch gần đây của bệnh

TCM trong ba huyện của Tây Bengal, Ấn Độ. Tổng cộng có 38 trường hợp
mắc bệnh TCM đã được báo cáo cho đến 08.10.07. Độ tuổi dao động từ 12
tháng đến 12 tuổi (trung bình 40,76 tháng, SD 29,49), nam giới cao một chút
so với nữ (M : F - 21:17) [56].
- Singapore: Bệnh TCM vẫn là một vấn đề y tế công cộng, với tỷ lệ hàng
năm trên 100.000 dân tăng từ 125,5 năm 2001 lên 435,9 trong năm 2007 .
Năm 2008, Singapore có dịch bệnh TCM lớn dẫn đến 29.686 trường hợp,
trong đó có 4 trường hợp mắc bệnh viêm não và 1 tử vong. Enterovirus được
xác định trong 34 mẫu (66,7%), với 11 mẫu (21,6%) là dương tính với EV71.
Khác không EV71 enterovirus (bao gồm cả vi rút coxsakie A4, A6, A10 và
A16) đã được xác định trong 23 mẫu (45,1%) [35], [65].


13

- Thái Lan: Bệnh TCM chủ yếu được gây ra bởi EV71 và CA16. CA16
là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trong năm 2010. EV71 đã có một tỷ lệ
cao năm 2008-2009 và được xác định với tần số cao hơn kể từ năm 2011 [52].
- Phần Lan: Một ổ dịch trên toàn quốc của bệnh TCM xảy ra vào mùa
thu năm 2008 với 317 trường hợp mắc. HEV được phát hiện trong 212 trường
hợp bệnh TCM trong đó có cả trẻ em và người lớn. Hai loại HEV,
coxsackieviruses A6 (CV-A6) và A10 (CV-A10), được xác định là tác nhân
gây dịch bệnh bùng phát [36].
- Hoa Kỳ: Trong thời gian 1970–2005, tổng cộng có 52.812 ca nhiễm
enterovirus (29.772 người trong số họ trong thời gian 1983-2005). Týp huyết
thanh chủ yếu và thứ hạng của các enterovirus cá nhân thay đổi theo thời
gian, tổng cộng có 56 týp huyết thanh enterovirus và hai p arechoviruses đã
được báo cáo. Trong số này, 15 týp huyết thanh thường gặp nhất chiếm
83,5%. Cái chết đã được báo cáo cho 3,3% của phát hiện với kết quả được
biết đến [50].

Theo WHO, bệnh TCM chủ yếu lưu hành nhiều nhất tại các nước Đông
Á-Đông Nam Á trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và thập kỷ đầu của thế kỷ 21.
Bảng 1.1. Bệnh Tay-chân-miệng ở Đông Á-Đông Nam Á năm 2011 [62]
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Quốc gia
Việt Nam
Trung Quốc
Hồng Kông
Ma Cao
Nhật Bản
Dân chủ Nhân dân Hàn Quốc
Singapore
Thái Lan
Đài Loan

Số mắc
90.000
1.340.259
390
1.069

331.520
8.500
17.667
16.304
56


14

“Nguồn: Who, REDI. Aguide to clinical management and public health
response for HFMD, 2011.
Bảng 1.2. Bệnh Tay-chân-miệng ở các nước Châu Á-Tây Thái Bình Dương
năm 2012 và 2013 [62]
Recent
Trend**

Cumulative no, reported
cases*
2013
2012

2013/2012
ratio

China



606.354


889.909

0,7

Hong Kong (China)*1



452

268

1,6

Ma Cao (China)



1.241

1.076

1,1

Japan *2



43.432


13.916

3,1

Republic of Korea *3



5.2

2.9

1,8

Singapore



11.314

25.543

0,4

Viet Nam



33.704


57.809

0,6

“Nguồn: Who, REDI. Aguide to clinical management and public health
response for HFMD, 2011.
1.2.2. Tình hình bệnh Tay-chân-miệng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện vào năm 2002, với một vài ca mắc lẻ tẻ
được ghi nhận. Trong 3 tháng đầu năm 2003, hơn 20 trẻ đã tử vong tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2011, có 70.261 ca mắc
bệnh TCM, tử vong 145 ca. Năm 2012, có 75.268 ca mắc bệnh TCM, trong
đó 41 ca tử vong. So với cùng kỳ, mắc tăng 1,07 lần, chết giảm 104 ca [31].


×