Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Sổ tay học vụ cao học hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 128 trang )



BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
__________________________












SỔ TAY
HỌC VỤ CAO HỌC 2012
















- Địa chỉ: Số 100, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 069 515 321; 069 515 320; 069 515 319
- Fax: 04 3 8361789.
- E-mail:
- Website: www.lqdtu.edu.vn.


LỜI NÓI ĐẦU

Sổ tay học vụ cao học được phát hành vào đầu mỗi năm học nhằm cung
cấp những thông tin cần thiết về đào tạo sau đại học của Học viện Kỹ thuật
Quân sự để học viên cao học hoạch định, tổ chức công việc học tập của mình
một cách hợp lý, đúng quy chế.
Sổ tay năm 2012 bao gồm các nội dung:
- Quy định tạm thời đ
ào tạo trình độ thạc sĩ;
- Một số thay đổi trong Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ;
- Hướng dẫn thực hiện Luận văn tốt nghiệp cao học;
- Các biểu mẫu học vụ thường sử dụng;
- Chương trình khung các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.
Để công tác học vụ cao học được vận hành một cách hiệu quả, chúng tôi
rất mong độ
i ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, khoa, cơ quan và học viên tìm
hiểu kỹ Sổ tay học vụ cao học 2012, qua đó cùng trao đổi, góp ý nhằm làm
hoàn chỉnh hơn các quy định về đào tạo sau đại học của Học viện.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin gửi về Ban Quản lý đào tạo -
Phòng Sau đại học, hoặc qua E-mail theo địa chỉ:


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC


2
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
PHẦN I. QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG 8
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 8
Điều 2. Mục tiêu đào tạo 8
Điều 3. Thời gian đào tạo 8
Chương II. CƠ SỞ ĐÀO TẠO 8
Điều 4. Giảng viên 8
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên 9
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của học viên 9
Điều 7. Trách nhiệm của Học viện 10
Chương III. TUYỂN SINH (Từ Điều 8 đến Điều 34) 11
Chương IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO 11
Điều 35. Chương trình đào tạo 11
Điều 36. Cấu trúc môn học 12
Điều 37. Đề cương môn học và Kế hoạch giảng dạy 13
Điều 38. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu 13
Điều 39. Quản lý các lớp cao học và học viên 13
Điều 40. Đăng ký học chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu 14
Điều 41. Đăng ký môn học 14

Điều 42. Bảo lưu, đăng ký tiếp tục môn học 15
Điều 43. Tổ chức giảng dạy môn học 16
Điều 44. Tổ chức giảng dạy thực hành, thí nghiệm 16
Điều 45. Nghỉ dạy, dạy bù 16
Điều 46. Đánh giá môn học 17
Điều 47. Tổ chức thi kết thúc môn học 17
Điều 48. Dự thi kết thúc môn học 18
Điều 49. Quản lý điểm môn học 19
Điều 50. Cải thiện điểm đánh giá môn học 20
Điều 51. Những thay đổi trong quá trình đào tạo 20
Chương V. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP 21
Điều 52. Tổ chức giảng dạy môn học “Thực hiện đề cương luận văn” 21
Điều 53. Tổ chức đánh giá môn học “Thực hiện đề cương luận văn” 22
Điều 54. Giao đề tài luận văn 22
Điều 55. Thay đổi thực hiện luận văn 22
Điều 56. Tổ chức giảng dạy, đánh giá môn học “Chuyên đề luận văn” 23


3
Điều 57. Kiểm tra tiến độ, thời gian và kế hoạch bảo vệ luận văn 23
Điều 58. Điều kiện được bảo vệ luận văn 24
Điều 59. Phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn 24
Điều 60. Chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn 25
Điều 61. Tổ chức bảo vệ, đánh giá luận văn 26
Điều 62. Bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu, bảo vệ lần 2 27
Điều 63. Sửa chữa và nộp lưu chiểu luận văn 27
Điều 64. Công nhận, xếp hạng tốt nghiệp 27
Điều 65. Cấp bằng thạc sĩ 28
Chương VI. THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM 28

Điều 66. Thanh tra, kiểm tra 28
Điều 67. Khiếu nại, tố cáo 28
Điều 68. Xử lý vi phạm 29
Chương VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 29
Điều 69. Điều khoản thi hành 29
PHẦN II. MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH TẠM THỜI
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
1. Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: 31
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: 31
3. Điểm b Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: 31
4. Khoản 2 và Khoản 4 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau: 32
5. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau: 33
6. Điểm a Khoản 1 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau: 33
7. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau: 33
8. Khoản 1 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau: 33
9.
Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau: 33
10. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau: 34
11. Khoản 2 Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau: 35
12. Khoản 1 Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau: 35
Phụ lục III. TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1
CỦA KHUNG CHÂU ÂU ÁP DỤNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 36
Phụ lục IV. DẠNG THỨC ĐỀ THI NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1 CỦA
KHUNG CHÂU ÂU ÁP DỤNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 38
PHẦN III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: 41
2. Kế hoạch chung thực hiện luận văn: 41
3. Giao sơ bộ đề tài luận văn: 41
4. Hoàn thiện đề cương luận văn: 42
5. Giao chính thức đề tài luận văn: 42

6. Kiểm tra kết quả thực hiện luận văn: 43


4
7. Hoàn thiện hồ sơ bảo vệ luận văn: 43
8. Tổ chức bảo vệ luận văn: 44
9. Thời hạn thực hiện luận văn. 45
PHẦN IV. CÁC MẪU BIỂU HỌC VỤ THƯỜNG DÙNG
Mẫu số 01-12/SĐH. Mẫu Danh sách dự kiến đề tài luận văn thạc sĩ 47
Mẫu số 02-12/SĐH. Mẫu Phiếu đăng ký thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ 48
Mẫu số 03-12/SĐH. Mẫu Đề cương luận văn thạc sĩ 49
Mẫu số 04-12/SĐH. Mẫu Danh sách giao đề tài luận văn thạc sĩ 53
Mẫu số 05-12/SĐH. Mẫu Phiếu đánh giá kết quả thực hiện luận văn thạc sĩ 54
Mẫu số 06-12/SĐH. Mẫu Đề nghị kế hoạch tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ 56
Mẫu số 07-12/SĐH. Mẫu Trình bày luận văn thạc sĩ 57
Mẫu số 08-12/SĐH. Mẫu Hồ sơ bảo vệ luận văn thạc sĩ 69
Mẫu số 09-12/SĐH. Đề nghị giải quyết học vụ 77
Mẫu số 10-12/SĐH. Giấy cam kết đăng ký học theo phương thức nghiên cứu 78
Mẫu số 11-12/SĐH. Đề nghị xem xét lại bài thi 79
Mẫu số 12-12/SĐH. Đề nghị công nhận học phần có chứng chỉ 80
Mẫu số 13-12/SĐH. Đề nghị thay đổi thực hiện luận văn 81
Mẫu số 14-12/SĐH. Phiếu ghi điểm sau đại học 82
Mẫu số 15-12/SĐH. Đơn xin hủy, bổ sung học phần 83
Mẫu số 16-12/SĐH. Đăng ký học phần 84
PHẦN V. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CÁC CHUYÊN NGÀNH
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
1. Kỹ thuật hoá học (Mã số 60 52 03 01) 85
* Phương thức giảng dạy 85
2. Hệ thống thông tin (Mã số 60 48 01 04) 86
* Phương thức giảng dạy 86

* Phương thức nghiên cứu 87
3. Khoa học máy tính (Mã số 60 48 01 01) 88
* Phương thức giảng dạy 88
* Phương thức nghiên cứu 89
4. Cơ học vật rắn 89
* Phương thức giảng dạy 89
* Phương thức nghiên cứu 90
5. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) 91
* Phương thức giảng dạy 91
* Phương thức nghiên cứu 92
6. Kỹ thuật vật liệu (Mã số 60 52 03 09) 93
* Phương thức giảng dạy 93
* Phương thức nghiên cứu 94
7. Quản lý khoa học và công nghệ (Mã số 60 34 04 12) 95
* Phương thức giảng dạy 95


5
8. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Công nghệ chế tạo máy 96
* Phương thức giảng dạy 96
9. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Gia công áp lực 97
* Phương thức giảng dạy 97
* Phương thức nghiên cứu 98
10. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Kỹ thuật cơ điện tử 99
* Phương thức giảng dạy 99
* Phương thức nghiên cứu 100
11. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Các hệ thống quang, quang
điện tử 101
* Phương thức giảng dạy 101
12. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) - Vũ khí 102

* Phương thức giảng dạy 102
13. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) - Đạn 103
* Phương thức giảng dạy 103
14. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - KT ôtô quân sự, ôtô máy kéo 104
* Phương thức giảng dạy 104
* Phương thức nghiên cứu 105
15. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thu
ật động cơ nhiệt 106
* Phương thức giảng dạy 106
* Phương thức nghiên cứu 108
16. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật xe máy công binh 110
* Phương thức giảng dạy 110
* Phương thức nghiên cứu 111
17. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật tăng thiết giáp 113
* Phương thức giảng dạy 113
* Phương thức nghiên cứu 114
18. Kỹ thuật đi
ện tử (Mã số 60 52 02 03) 115
* Phương thức giảng dạy 115
19. Kỹ thuật rađa - dẫn đường (Mã số 60 52 02 04) 116
* Phương thức giảng dạy 116
* Phương thức nghiên cứu 117
20. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã số 60 52 02 16) - Tự động hóa 118
* Phương thức giảng dạy 118
21. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã số 60 52 02 16) - ĐK các thiết bị bay 119
* Phương thứ
c giảng dạy 119
22. Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm (Mã số 60 58 02 04) 120
* Phương thức giảng dạy 120
23. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số 60 58 02 05) Xây dựng đường ôtô

và đường thành phố 121
* Phương thức giảng dạy 121
* Phương thức nghiên cứu 122
24. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số 60 58 02 05) - Xây dựng sân bay124


6
* Phương thức giảng dạy 124
* Phương thức nghiên cứu 125
25. Chỉ huy, quản lý kỹ thuật (Mã số 60 86 02 14) - Quản lý kinh tế kỹ thuật 126
* Phương thức giảng dạy 126



7
PHẦN I. QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ


BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3156/QĐ-HV Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010


QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ


GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN


Căn cứ Quyết định số 93-TTg ngày 20 tháng 3 năm 1979 của Thủ tướng
Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho trường Đại học Kỹ
thuật Quân sự nay là Học viện K
ỹ thuật Quân sự;
Căn cứ “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số:
45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2008 và Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT
ngày 21/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Sau đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời đào tạo
trình độ thạc s
ĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho các
quyết định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ trước đây.
Điều 3. Đồng chí Trưởng phòng Sau đại học và các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: BM, P7 (2b), Kh24b. (Đã ký)



Trung tướng Phạm Thế Long



8
BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH TẠM THỜI
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3156/QĐ-HV ngày 08 tháng 10 năm 2010
của Giám đốc Học viện)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định chi tiết về đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện
Kỹ thuật Quân sự bao gồm: cơ sở
đào tạo; tuyển sinh; chương trình, tổ chức
đào tạo; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.
2. Quy định này cụ thể hóa các quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc
sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2008 và
Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT ngày 21/4/2009 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều trong Quy chế của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy định này áp dụng đối với các đối tượng tham gia đào tạo trình độ
thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, bao gồm: Phòng Sau đại học; các khoa
chuyên ngành; Hệ Sau đại học; Hệ Quốc tế; nghiên cứu sinh và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện.
Điều 2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạ
o trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao
về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện,
giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

Điều 3. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai
năm h
ọc.
a) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5
năm trở lên, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 năm học.
b) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 4,5
năm trở xuống, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 đến 2 năm học.
Chương II
CƠ SỞ
ĐÀO TẠO
Điều 4. Giảng viên
1. Giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ là người làm nhiệm vụ giảng dạy
các môn học trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học
viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Giảng viên phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưở
ng tốt.


9
b) Đạt trình độ chuẩn về đào tạo:
- Có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư
đối với giảng viên giảng dạy các môn học, các chuyên đề, hướng dẫn luận văn
thạc sĩ và tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
- Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng
d
ạy môn ngoại ngữ, quân sự.
c) Đủ sức khoẻ để giảng dạy.
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
1. Nhiệm vụ của giảng viên:
a) Giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn thực hành, thực tập.
b) Hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
c) Tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
d) Thường xuyên cập nh
ật kiến thức mới, cải tiến phương pháp giảng
dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tư vấn giúp đỡ học viên trong học
tập, nghiên cứu.
đ) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật
và quy định của Học viện. Trung thực, khách quan, công bằng trong giảng
dạy, nghiên cứu khoa học, trong đối xử với học viên.
e) Các nhiệm vụ
khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền của giảng viên:
a) Được giảng dạy theo ngành, chuyên ngành được đào tạo.
b) Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được
hướng dẫn tối đa bảy (7) học viên; giảng viên có chức danh phó giáo sư được
hướng dẫn tối đa năm (5) học viên; giảng viên có bằng tiến sĩ được hướng dẫn
tối đa ba (3) học viên trong cùng th
ời gian, kể cả của cơ sở đào tạo khác.
c) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
d) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo
đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tại Học viện.
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của h
ọc viên
1. Nhiệm vụ của học viên:
a) Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa
học trong thời gian quy định của Học viện; nắm vững và thực hiện nội dung

chương trình đào tạo, quy định tổ chức và quản lý đào tạo chuyên ngành liên
quan. Học viên liên hệ trực tiếp với cán bộ Phòng Sau đại học, Hệ Quản lý
học viên sau đại họ
c, khoa, bộ môn hay giảng viên giảng dạy môn học để
được hướng dẫn chi tiết và trợ giúp.


10
Thường xuyên theo dõi thông báo học vụ liên quan (đăng tải trên
Website của Học viện và niêm yết thông báo tại Phòng Sau đại học, Hệ Quản
lý học viên sau đại học) để thực hiện các học vụ yêu cầu theo quy trình và thời
hạn quy định; bảo mật tài khoản truy cập thông tin học vụ được Học viện cung
cấp (nếu có).
b) Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học.
c) Tham gia vào công tác giáo dục đào tạo của Học vi
ện: trợ giảng;
hướng dẫn thực hành; hướng dẫn thí nghiệm; hướng dẫn bài tập, đồ án môn
học; cố vấn học tập theo sự phân công và hướng dẫn của các khoa, bộ môn
chuyên ngành.
d) Đóng học phí theo quy định.
đ) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Học viện, không
dùng bất cứ áp lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết
quả học tập, nghiên cứu khoa h
ọc theo ý muốn chủ quan.
e) Chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định của Học viện.
g) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của công.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền của học viên:
a) Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về học
tập của mình.

b) Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang
thiế
t bị và cơ sở vật chất của Học viện và cơ sở phối hợp đào tạo.
c) Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong Học viện.
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của Học viện
1. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy đối với
các ngành, chuyên ngành được giao; lập hồ s
ơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo
ngành, chuyên ngành mới khi có đủ điều kiện.
2. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm cho các ngành,
chuyên ngành đã được giao nhiệm vụ và báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
3. Tổ chức tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu đã được xác định.
4. Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo theo chương trình đào tạo đã
được phê duyệ
t.
5. Quản lý việc học tập và nghiên cứu của học viên, quản lý việc thi và
cấp chứng chỉ, bảng điểm học tập.
6. Quyết định danh sách học viên trúng tuyển, quyết định công nhận tốt
nghiệp, quyết định cấp bằng thạc sĩ, báo cáo định kỳ về công tác đào tạo trình
độ thạc sĩ của Học viện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào t
ạo, Bộ Quốc
phòng.


11
7. Cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm, quản lý việc cấp bằng thạc sĩ theo quy
định.
8. Quản lý kinh phí, khai thác, tạo nguồn bổ sung, sử dụng và quản lý các

nguồn lực khác trong đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định.
9. Hợp tác đào tạo trình độ thạc sĩ với các cơ sở trong và ngoài nước theo
quy định.
10. Công bố công khai các văn bản quy định về đào tạo trình độ
thạc sĩ;
về chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy; về kế hoạch, chỉ tiêu
tuyển sinh hàng năm cho các ngành, chuyên ngành đã được giao; về danh sách
học viên trúng tuyển, danh sách học viên tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ trên
trang thông tin điện tử (Website) của Học viện.
11. Tham gia kiểm định chất lượng nhà trường và kiểm định chương
trình đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành.
12. Thự
c hiện đầy đủ chế độ báo cáo và lưu trữ.
Chương III
TUYỂN SINH (Từ Điều 8 đến Điều 34)
Chương IV
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Điều 35. Chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thể hiện mục tiêu đào tạo, quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thứ
c đào tạo, cách thức
đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, mỗi môn học đào tạo trình độ
thạc sĩ.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đảm bảo cho học viên được bổ sung
và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức
liên ngành; có đủ năng lực thực hi
ện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa
học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo. Trong những trường hợp cần
thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhưng không quá 5%
thời lượng quy định cho mỗi môn học.

2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng 42 tín chỉ (TC).
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực
hành, thí nghiệm hoặ
c thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ viết
tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp. Đối với những học phần lý
thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, học viên phải
dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
3. Một tiết học được tính bằng 45 phút.
4. Cấu trúc chương trình:

TT
Các khối
kiến thức
Phương thức
giảng dạy
Phương thức nghiên cứu
1 Các môn học chung: 7TC 7TC


12
TT
Các khối
kiến thức
Phương thức
giảng dạy
Phương thức nghiên cứu
1.1 - Triết học 4TC 4TC
1.2 - Tiếng Anh 3TC 3TC
2 Các môn bắt buộc: 17TC 11TC
2.1 - Cơ sở chuyên ngành 11TC

2.2 - Chuyên ngành 6TC
11TC
3
Các môn tự chọn:
- Cơ sở chuyên ngành
- Chuyên ngành
10/30TC 8/36TC
4 Đề cương luận văn 2TC
8TC – Thực hiện luận văn
6TC – Hoạt động khoa học (như tham
gia hội thảo, hướng dẫn sinh viên
NCKH, tham gia đề tài NCKH ),
chuyên đề luận văn.
5 Luận văn 8TC
Bắt buộc có ít nhất 1 bài báo hoặc báo
cáo khoa học trở lên được đăng toàn văn
trên tuyển tập HNKH các nhà nghiên cứu
trẻ của Học viện.

Tổng: 42 TC 42 TC

- Học phần tự chọn của chương trình đào tạo được tách thành 2 phần tự
chọn cho cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành.
- Riêng đối với 2 chuyên ngành “Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật” và “Quản lý
khoa học và công nghệ” phần cơ sở chuyên ngành bắt buộc là 8 TC và phần
chuyên ngành bắt buộc là 9 TC.
- Môn Tiếng Anh: Giám đốc Học viện quyết định khối lượng học tập hỗ
trợ để học viên có thể
tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ học tập và trao
đổi khoa học.

Điều 36. Cấu trúc môn học
Các môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc và tự chọn có khối lượng
2TC hoặc 3 TC (môn Triết học và Tiếng Anh có cấu trúc riêng).
Nội dung môn học bao gồm 2 thành phần chính: lý thuyết - LT và thực
hành – TH (gồm: thực hành, thí nghiệm, thảo luận), được cấu trúc như sau:

TT Môn học Cấu trúc 1 Cấu trúc 2
1 2 TC (1;1) = (16LT;30TH) (1,5;0,5) = (22LT;15TH)
2 3 TC (2;1) = (30LT;30TH) (2,5;0,5) = (39LT;15TH)

- Cấu trúc 1: dành cho các môn cần nhiều thí nghiệm, thực hành.
- Cấu trúc 2: dành cho các môn nặng về giảng dạy lý thuyết, nhưng
khuyến khích các giáo viên có thêm 15 tiết thực hành.
Có thể thay 01 tín chỉ bằng 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận ở
trên bằng 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn.


13
Điều 37. Đề cương môn học và Kế hoạch giảng dạy
Nội dung chi tiết, khối lượng các thành phần môn học được thể hiện
trong đề cương chi tiết của môn học. Đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy
môn học được biên soạn theo mẫu quy định của Phòng Sau đại học, phải được
giáo viên phụ trách môn học công bố rộng rãi cho học viên, trong vòng 1 tuần
từ khi môn học
được bắt đầu.
Lịch học cơ bản đối với khoá cao học theo học chế tín chỉ có thông báo
sau theo từng khóa.
Điều 38. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu
Phòng Sau đại học chủ trì và phối hợp với các khoa quản lý chuyên
ngành, bộ môn phụ trách môn học trong việc phân công giảng dạy và lập thời

khóa biểu theo quy trình như sau:
1. Căn cứ chương trình đào tạo, Phòng Sau đại học lập kế hoạ
ch giảng
dạy và gửi yêu cầu phân công giảng dạy đến các khoa.
2. Khoa chỉ đạo bộ môn phụ trách môn học phân công giảng dạy các môn
học liên quan (bao gồm cả việc mời thỉnh giảng).
3. Khoa điều phối sự phân công (nếu cần thiết) và gửi danh sách phân
công giảng dạy cho Phòng Sau đại học theo thời hạn quy định.
4. Phòng Sau đại học rà soát sự phân công giảng dạy và phản hồi về các
khoa (nếu có yêu cầu đ
iều chỉnh) và sau đó lập thời khóa biểu dự thảo gửi
xuống các khoa.
5. Phòng Sau đại học lập thời khóa biểu chính thức trình Thủ trưởng Học
viện phê duyệt khi có đủ các điều kiện (học viên đăng ký đủ số lượng tối
thiểu ). Thời khóa biểu chính thức được thông báo tới các khoa, bảng thông
báo tại Văn phòng Khoa quản lý môn học. Khoa có trách nhiệm thông báo
thời khóa biểu đến các bộ môn ph
ụ trách môn học. Bộ môn có trách nhiệm
thông báo thời khóa biểu đến các giáo viên (bao gồm cả thỉnh giảng).
Điều 39. Quản lý các lớp cao học và học viên
1. Lớp học viên theo khóa và chuyên ngành đào tạo: Đây là lớp được tổ
chức theo từng khóa đào tạo dựa trên kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh sau
đại học và chuyên ngành đào tạo. Mỗi lớp phải có lớp trưởng do học viên đề
cử. Giám đốc Họ
c viện ký quyết định thành lập các lớp học viên theo khóa và
chuyên ngành đào tạo.
2. Lớp môn học: được thành lập trong từng học kỳ dựa trên kết quả đăng
ký môn học của học viên. Mỗi lớp phải có lớp trưởng do học viên đề cử.
Trưởng phòng Sau đại học ký quyết định thành lập các lớp môn học.
3. Các cơ quan, Hệ Quản lý học viên sau đại học thực hiện công tác quản

lý h
ọc viên theo “Quy chế quản lý học viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự”.
4. Phòng Sau đại học phối hợp với các khoa, Hệ Quản lý học viên sau đại
học và các cơ quan có liên quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên với các
lớp trong suốt thời gian tổ chức giảng dạy (kể cả ngoài giờ làm việc hành


14
chính) để kịp thời đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho các lớp học và học
viên.
Điều 40. Đăng ký học chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu
Để được đào tạo thạc sĩ theo phương thức nghiên cứu, học viên phải đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Có giấy chấp thuận hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn, có xác nhậ
n của
bộ môn đào tạo/phòng thí nghiệm, đảm bảo điều kiện nghiên cứu cho học
viên.
2. Là cán bộ thuộc các đối tượng:
Công tác ở các cơ quan, trong đó ưu tiên cán bộ công tác tại các cơ quan
làm công tác nghiên cứu trong và ngoài quân đội; giáo viên giảng dạy tại các
trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội.
3. Tốt nghiệp đại học chính quy dài hạn loại khá trở lên.
4. Phải viết đơn đề nghị xin được h
ọc theo phương thức nghiên cứu và
cam kết (đối với học viên dân sự) mỗi tuần ít nhất có 2 ngày cố định làm việc
tại Bộ môn của cán bộ hướng dẫn; được điều về sinh hoạt học thuật tại Bộ
môn của cán bộ hướng dẫn.
Điều 41. Đăng ký môn học
1. Để được tham gia học các môn học, học viên phải thực hiện các thủ
tục

đăng ký môn học, đóng học phí theo quy định.
2. Học viện tổ chức đăng ký môn học và đóng học phí theo học kỳ của
năm học. Chỉ có các học viên được xếp và nhận thời khóa biểu đúng hạn mới
có đầy đủ quyền lợi của một học viên cao học của Học viện trong học kỳ
tương ứng. Nếu quá thời hạn quy định đăng ký môn họ
c của học kỳ mà học
viên vẫn không đăng ký bất kỳ môn học nào, Học viện sẽ ra quyết định cảnh
cáo học vụ đối với học viên trong học kỳ liên quan.
3. Các nguyên tắc và quy định chung cần phải tuân thủ khi đăng ký môn
học:
a) Để đảm bảo có đủ thời gian hoàn tất khối lượng học tập, một học viên
được đăng ký ít nhất 9 tín chỉ, không quá 21 TC trong một học kỳ
. Riêng ở
học kỳ thực hiện Luận văn tốt nghiệp, học viên chỉ được đăng ký học thêm tối
đa là 6 TC các môn học khác.
b) Học viên được phép đăng ký và theo học bất cứ một môn học nào có
mở trong học kỳ nếu thỏa mãn các điều kiện ràng buộc riêng của môn học
(môn học tiên quyết, học trước, song hành ) và nếu lớp môn học tương ứng
còn khả năng tiế
p nhận học viên.
4. Đăng ký môn học tự chọn:
a) Ngoài các môn học trong danh mục của mỗi chuyên ngành đào tạo
đang theo học, học viên được chọn tuỳ ý môn học của chuyên ngành bất kỳ có
tổ chức đào tạo tại Học viện (có khối lượng 2 đến 3 TC) để thay thế 1 môn


15
thuộc học phần tự chọn của chuyên ngành đang theo học; có quyền đăng ký
môn học khác tương đương thay thế nếu không đạt điểm môn học tự chọn đã
học.

b) Khi đăng ký môn học, học viên được quyền chọn môn học tự chọn từ
tất cả các môn học được lập kế hoạch giảng dạy ở học kỳ tương ứng. Nếu s

học viên đăng ký môn học tự chọn ít hơn 10 và Học viện không mở lớp cho
môn học liên quan, học viên có quyền đăng ký môn học khác có mở lớp trong
học kỳ để thay thế.
c) Trong 8 tín chỉ các môn học tự chọn của phương thức nghiên cứu, học
viên có thể được chọn tuỳ ý từ các chuyên ngành khác đang đào tạo tại Học
viện 2 đến 3 TC (1 môn học) và 1 môn thuộc chuyên ngành đang theo học
nh
ưng chưa có trong danh mục môn học của chương trình đào tạo chuyên
ngành này theo phương thức giảng dạy môn học, nhưng phải có sự đồng ý
bằng văn bản của giáo viên hướng dẫn.
5. Đăng ký môn học thay thế: Trường hợp học viên có nhu cầu đăng ký
môn học để hoàn thiện chương trình đào tạo của khóa đào tạo liên quan hoặc
đăng ký tiếp tục học môn học bảo lưu như
ng môn học không còn được tổ chức
giảng dạy trong chương trình đào tạo của Học viện thì học viên phải đăng ký
môn học khác thay thế. Nếu môn học liên quan là môn học bắt buộc thì môn
học thay thế do bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị và khoa quản lý chuyên
ngành quyết định. Nếu môn học liên quan là môn học tự chọn thì học viên
được quyền chọn môn học bất kỳ từ chương trình đào tạo hiện hành làm môn
học thay thế.
6. Đăng ký môn học trước – sau: Để đảm bảo tính hệ thống trong nội
dung chương trình đào tạo, một số môn học yêu cầu các môn phải học trước.
Nếu môn học A là môn học trước của môn học B thì học viên cần đăng ký
môn học A trước ít nhất 1 học kỳ so với môn học B.
7. Đăng ký môn học song hành: Nếu trong chương trình đào tạo có các
môn học song hành, học viên phải đăng ký h
ọc các môn học song hành trong

cùng 1 học kỳ.
Điều 42. Bảo lưu, đăng ký tiếp tục môn học
1.Trường hợp đã đóng học phí nhưng không thể theo học môn học, học
viên có thể bảo lưu môn học. Học viên được xét duyệt cho bảo lưu môn học
nếu nộp đơn xin bảo lưu cho Phòng Sau đại học trong thời gian 30 ngày kể từ
ngày khai giảng học kỳ tương ứng. Đối v
ới mỗi môn học, học viên chỉ được
phép bảo lưu một lần vào học kỳ sau đó.
2. Học phí bảo lưu sẽ được khấu trừ vào học kỳ kế tiếp. Căn cứ để khấu
trừ là mức học phí được quy định cho học kỳ đó.
3. Trường hợp do thay đổi chương trình đào tạo, môn học được xét duyệt
bảo lưu không được ti
ếp tục mở lớp, học viên phải đăng ký môn học thay thế.
Học phí được điều chỉnh tương ứng theo quy định.


16
Điều 43. Tổ chức giảng dạy môn học
1. Môn học được tổ chức giảng dạy theo kế hoạch và đề cương đã được
phê duyệt cho khóa đào tạo tương ứng.
2. Việc tổ chức giảng dạy môn học được thực hiện như sau:
a) Đối với học phần lý thuyết, tổ chức giảng dạy theo lớp môn học.
b) Đối với học ph
ần thực hành, thí nghiệm, chuyên đề theo nhóm nghiên
cứu chuyên sâu: tổ chức giảng dạy tại phòng thí nghiệm, phòng máy tính
theo nhóm thực hành với sĩ số quy định.
c) Đối với học phần bài tập, tiểu luận: học viên tự nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của giáo viên môn học.
d) Đối với học phần thảo luận: tổ chức trên lớp theo hình thức thuyết
trình – trao đổi.

3. Kiểm tra giữa học k
ỳ do giáo viên phụ trách môn học quyết định và
chủ trì thực hiện. Trường hợp cần thay đổi phòng để tổ chức kiểm tra giữa học
kỳ, giáo viên cần có đề nghị bằng văn bản cho Phòng Sau đại học ít nhất 5
ngày trước ngày kiểm tra. Điểm kiểm tra giữa học kỳ do giáo viên phụ trách
môn học và Phòng Sau đại học quản lý; giáo viên phụ trách môn học trực tiếp
thông báo cho học viên trên giờ lên lớp.
Điều 44. Tổ chức giảng dạy thực hành, thí nghiệm
1. Bộ môn phụ trách môn học có trách nhiệm đảm bảo điều kiện thực
hành – thí nghiệm cho các môn học phụ trách tại phòng thí nghiệm do bộ môn
hoặc khoa quản lý.
2. Trường hợp có yêu cầu tổ chức thực hành – thí nghiệm ở phòng thí
nghiệm ngoài khoa, bộ môn phụ trách môn học cần gửi yêu cầu cho Phòng
Sau đại học 2 tuần trước khi tiến hành. Phòng Sau đại họ
c chỉ xem xét các yêu
cầu thực hành – thí nghiệm đã được lập kế hoạch trong đề cương môn học và
có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu sử dụng phòng thí nghiệm ngoài khoa quản
lý môn học. Bộ môn phụ trách môn học có trách nhiệm liên hệ nơi thực hành –
thí nghiệm, giáo viên môn học có trách nhiệm tổ chức giảng dạy thực hành –
thí nghiệm.
Điều 45. Nghỉ dạy, dạy bù
1. Trường hợp nghỉ dạy, giáo viên ph
ải có trách nhiệm thông báo việc
nghỉ dạy cho học viên, báo cáo Khoa, Khoa báo cáo với Phòng Sau đại học,
Phòng Sau đại học thông báo cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Giáo dục – Đào tạo và Hệ Quản lý học viên sau đại học.
Trường hợp nghỉ dạy do các lý do đột xuất, bất khả kháng, giáo viên tìm
mọi cách liên lạc sớm nhất tới Khoa hoặc Phòng Sau đại học để giải quyết.
2. Giáo viên thực hiện chưa đủ thờ
i lượng giảng dạy đối với môn học,

phải có trách nhiệm dạy bù. Các buổi dạy bù được thực hiện trong thời gian tổ
chức giảng dạy của học kỳ tương ứng.


17
3. Để được cấp phòng dạy bù, giáo viên cần lập phiếu đề nghị xin phòng
dạy bù và nộp cho Phòng Sau đại học trước thời gian đề nghị dạy bù ít nhất 5
ngày.
4. Giáo viên dạy bù có trách nhiệm thông báo lịch dạy bù cho lớp học
liên quan, cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo.
Điều 46. Đánh giá môn học
(Trừ môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, “Chuyên đề luận v
ăn”).
1. Đánh giá môn học được thực hiện bằng các điểm bộ phận (tiểu luận,
xemina, thực hành, bài tập, kiểm tra viết trên lớp, trình bày bài chuẩn bị ở nhà,
kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập ) và điểm thi kết thúc môn
học. Thi kết thúc môn học có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp, chấm
thi kết thúc môn phải do 2 giảng viên đảm nhiệm thống nhất được đi
ểm chấm.
Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm
thì Chủ nhiệm bộ môn tổ chức đối thoại, trực tiếp xem xét và quyết định.
2. Điểm thi kết thúc môn học và các điểm bộ phận được chấm theo thang
điểm 10; nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm môn học là tổng điểm thi
kết thúc môn học và các điểm bộ phận nhân với trọng số tương ứng, lấy đến
một chữ số thập phân và không làm tròn. Môn học được coi là đạt yêu cầu khi
điểm môn học từ 5,0 trở lên. Điểm môn học (ĐMH) được tính như sau:
ĐMH

=
=

n
i
ii
xk
1

Trong đó n là số lần kiểm tra, đánh giá và thi, xi là điểm của lần kiểm tra
hoặc thi thứ i và ki là trọng số của lần kiểm tra hoặc thi thứ i. Tổng các ki = 1.
3. Việc ấn định các đầu điểm bộ phận và trọng số tương ứng phải được
quy định trong đề cương chi tiết môn học và kế hoạch giảng dạy môn học.
Quy định chung có hai điểm bộ
phận với trọng số là 0,1 và 0,2. Điểm thi kết
thúc môn học có trọng số là 0,7.
4. Trường hợp học viên muốn cải thiện điểm môn học thì thực hiện theo
Điều 50 của Quy định này.
5. Khiếu nại về điểm môn học được giải quyết trong vòng 7 ngày làm
việc tính từ khi công bố kết quả.
Điều 47. Tổ chức thi kết thúc môn học
1. Khi bắt đầu môn họ
c, giảng viên có trách nhiệm thông báo cho học
viên về kế hoạch học tập môn học, kế hoạch kiểm tra, thi giữa kỳ, thi kết thúc
môn học, các yêu cầu về bài tập, tiểu luận, thực hành, thái độ học tập cùng
trọng số của các điểm đánh giá.
2. Giảng viên phụ trách môn học chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi số
lượng, tình hình học tập của học viên trên lớp, tổ chức và cho điể
m kiểm tra
thường kỳ, bài tập, tiểu luận theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học, kế
hoạch giảng dạy môn học và nộp phiếu điểm (theo mẫu phiếu điểm quá trình)
cho Phòng Sau đại học.



18
3. Bộ môn và giảng viên phụ trách môn học tổ chức thi kết thúc môn học
(theo kế hoạch của Phòng Sau đại học và Quy định của Học viện).
Trước khi thi, Bộ môn nhận phiếu điểm đồng thời là danh sách thi từ
Phòng Sau đại học (đã ghi đủ điểm quá trình của lớp, không gửi qua học viên).
Đề thi kết thúc môn được bốc thăm ngẫu nhiên trong ngân hàng đề thi
(lưu trữ tại Phòng Khảo thí và Đả
m bảo chất lượng Giáo dục - Đào tạo, đối
với những môn chưa có ngân hàng đề thi thì bộ môn tổ chức ra đề theo quy
định của Học viện).
Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày thi, Bộ môn tổ chức chấm thi viết và
vào điểm xong tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào
tạo, giáo viên phụ trách môn học nhận phiếu điểm đã có chữ ký c
ủa Phòng
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo và nộp cho Phòng Sau
đại học. Phiếu điểm hoàn chỉnh được lưu tại Phòng Sau đại học 01 bản gốc.
Phòng Sau đại học chịu trách nhiệm phô tô 01 bản cho Hệ Quản lý học viên
sau đại học (Hệ 5) và 01 bản cho bộ môn.
Thi vấn đáp (bảo vệ tiểu luận): điểm thi vấn đáp phải công bố công khai
ngay sau m
ỗi buổi thi, phiếu điểm có chữ ký của hai cán bộ chấm thi và bộ
môn được giáo viên phụ trách môn học nộp cho Phòng Sau đại học 01 bản
gốc, Phòng Sau đại học phô tô cho Hệ 5 một bản, cho Bộ môn 01 bản.
Đào tạo theo học chế tín chỉ, học viên có điểm môn học không đạt yêu,
phải đăng ký học lại môn học từ đầu (không tổ chức thi lại). Học viên có môn
học đã
đạt yêu cầu có thể đăng ký học lại môn học đó từ đầu để nhận kết quả
học tập cao hơn. Học viên phải tự túc kinh phí trong cả hai trường hợp trên.
Đối với học chế niên khoá, những học viên có điểm môn học không đạt

yêu cầu được dự thi kết thúc môn học lại lần thứ hai (điểm quá trình không
thay đổi). Lịch thi lại phải được ấ
n định và công bố ngay từ đầu học kỳ trong
thời khoá biểu và bảo đảm ít nhất sau 4 tuần kể từ kỳ thi lần thứ nhất. Khi này,
điểm môn học được tính lại theo điểm thi kết thúc môn học lần thứ hai và phải
ghi rõ là điểm lần hai. Với kết quả thi lại mà điểm môn học vẫn không đạt yêu
cầu, học viên phải học lại môn học đ
ó cùng với khoá kế tiếp. Tổ chức thi lại
do Phòng Sau đại học triển khai theo quy định chung (đề thi lại do Phòng
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo thống nhất với bộ môn
xây dựng).
Điều 48. Dự thi kết thúc môn học
1. Điều kiện dự thi:
a.) Học viên được dự kỳ thi kết thúc môn học khi đáp ứng quy định học
tập của môn học
đó. Quy định học tập của môn học do giáo viên phụ trách
giảng dạy môn học quyết định và phải phổ biến cho học viên trong đề cương
chi tiết vào giờ giảng dạy đầu tiên của môn học.
b) Học viên không đáp ứng quy định học tập của môn học sẽ bị cấm thi:
học viên bị cấm thi sẽ bị điểm tổng kết “0” đối với môn học đ
ó.


19
2) Vắng thi: học viên vắng thi không phép sẽ bị điểm “0” cho điểm thi
kết thúc môn học.
3) Hoãn thi: Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể tham dự được
kỳ thi kết thúc môn học, học viên phải làm đơn xin hoãn thi và nộp cho Phòng
Sau đại học trước buổi thi kết thúc môn học. Trường hợp đặc biệt (ốm đau, tai
nạn ), học viên có thể nộp đơn hoãn thi kèm minh chứng liên quan trong

vòng 5 ngày (chỉ tính ngày làm việc) kể từ ngày thi k
ết thúc môn học.
Học viên được xem xét hoãn thi khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Học viên đã đăng ký, được xếp thời khóa biểu và hoàn thành các phần
bắt buộc của môn học như: đi học đầy đủ, dự các lần kiểm tra, hoàn tất các
phần thí nghiệm, thực hành
- Đã nộp đủ học phí của học kỳ tương ứng.
- Không bị giảng viên phụ trách giảng dạy môn họ
c đề nghị cấm thi.
- Có đơn xin hoãn thi.
Học viên hoãn thi môn học nào thì được phép dự thi môn học đó vào học
kỳ kế tiếp khi môn học được mở. Nếu trường hợp môn học không còn tồn tại
(không có trong chương trình đào tạo các khóa tiếp theo) thì học viên được
phép học môn học khác thay thế (theo điểm 5, Điều 41 của Quy định này).
Để được dự thi kết thúc môn học đã hoãn thi, học viên phải nộp
đơn xin
dự thi (kèm đơn xin hoãn thi đã được phê duyệt chấp thuận) cho Phòng Sau
đại học ít nhất 30 ngày trước ngày thi kết thúc môn học khi môn học đó được
mở vào học kỳ tiếp theo.
4. Miễn thi: Miễn thi là một hình thức thưởng điểm cho các học viên:
đăng ký học môn học và đã hoàn thành xuất sắc các phần yêu cầu bắt buộc của
môn học; đặc biệt đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra thườ
ng xuyên, có báo
cáo chuyên đề cấp Học viện, cấp quốc gia về lĩnh vực trực tiếp liên quan tới
môn học. Khi hội đủ điều kiện, cán bộ giảng dạy và bộ môn quản lý môn học
làm thủ tục miễn thi và điểm tổng kết môn học chính thức trình Khoa phê
duyệt, sau đó nộp cho Phòng Sau đại học.
Điều 49. Quản lý điểm môn học
1. Nộp điểm đ
ánh giá môn học: Giáo viên giao điểm tổng kết đánh giá

môn học cho Phòng Sau đại học muộn nhất sau 14 ngày kể từ ngày thi. Quá
thời hạn này, Phòng Sau đại học sẽ gửi giấy báo nhắc nhở nộp điểm trễ hạn
lần thứ nhất tới Khoa phụ trách môn học.
2. Nếu quá 30 ngày, kể từ ngày thi, giáo viên vẫn chưa nộp điểm, Phòng
Sau đại học gửi giấy báo nhắc nhở nộ
p điểm trễ hạn lần thứ hai tới Khoa phụ
trách môn học, đồng thời thông báo việc nộp điểm trễ hạn tới các cơ quan liên
quan (theo dõi thi đua, khen thưởng).
3. Nhận phiếu điểm và xác nhận giao phiếu điểm: Phòng Sau đại học
nhận phiếu điểm gốc, đồng thời xác nhận vào bản sao để bộ môn phụ trách
môn học và Hệ Quản lý học viên sau đạ
i học lưu trữ.


20
4. Thông báo điểm cho học viên:
- Bộ môn phụ trách môn học, Hệ Quản lý học viên sau đại học niêm yết
bảng điểm trên bảng thông báo của bộ môn, Hệ.
- Phòng Sau đại học thông báo điểm cho học viên trên bảng thông báo
hoặc trên Website của Phòng.
Điều 50. Cải thiện điểm đánh giá môn học
1. Học viên có quyền đăng ký học lại các môn học đã đạt yêu cầu (

5
điểm) (ngoại trừ môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, “Chuyên đề luận
văn”) để cải thiện điểm cho môn học liên quan. Thủ tục đăng ký học lại môn
học để cải thiện điểm giống như thủ tục đăng ký môn học lần đầu.
2. Điểm đánh giá môn học tương ứng với các lần học lạ
i được ghi đầy đủ
trong bảng điểm tích lũy môn học. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được

chọn để tính điểm trung bình tích lũy toàn khóa học.
Điều 51. Những thay đổi trong quá trình đào tạo
1. Tạm dừng học, tiếp tục học
a) Trong quá trình học tập, nếu có yêu cầu và còn thời gian đào tạo, học
viên có thể xin tạm dừng học. Để được tạ
m dừng học, học viên cần nộp đơn
cho Phòng Sau đại học để trình Giám đốc Học viện ra quyết định. Thời gian
tạm dừng học tối đa là 01 năm.
b) Trong thời gian tạm dừng học, tất cả các kết quả đăng ký môn học của
học viên trong học kỳ liên quan sẽ bị hủy.
c) Trường hợp tạm dừng học trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắ
t đầu
học kỳ và học viên đã đóng học phí thì học phí này sẽ được bảo lưu cho đến
khi tiếp tục học lại.
d) Để được tiếp tục học, học viên cần nộp đơn ít nhất một tuần trước khi
bắt đầu học kỳ mới để Phòng Sau đại học trình Giám đốc Học viện ra quyết
định cho phép tiếp tục học tập.
2. Chuyể
n cơ sở đào tạo:
a) Học viên được phép chuyển cơ sở đào tạo khi có các điều kiện sau
đây:
- Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc học viên
có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến cơ sở đào tạo gần nơi cư trú
để thuận lợi trong học tập.
- Xin chuyển đến cơ sở
đào tạo có cùng ngành, chuyên ngành đào tạo.
- Được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi xin chuyển đi và nơi
xin chuyển đến.
- Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển cơ sở
đào tạo quy định tại điểm b khoản này.

b) Học viên không được phép chuyển cơ sở đào tạo khi:
- Đang học học kỳ cuối khóa.


21
- Đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
c) Thủ tục chuyển cơ sở đào tạo:
- Học viên xin chuyển cơ sở đào tạo phải làm hồ sơ xin chuyển theo quy
định của cơ sở đào tạo nơi đến.
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi chuyển đến ra quyết định tiếp nhận học
viên, quyết
định công nhận một phần hoặc toàn bộ các học phần mà học viên
đã học, quyết định số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh với
chương trình ở cơ sở đào tạo học viên xin chuyển đi.
3. Xử lý học vụ buộc thôi học
Học viện quyết định buộc thôi học và xóa tên học viên khỏi danh sách
học viên cao học của Học việ
n nếu vi phạm một trong các quy định sau đây:
a) Hết thời gian đào tạo theo quy định mà chưa hội đủ điều kiện để tốt
nghiệp và nhận bằng.
b) Không đăng ký môn học, không đóng học phí, không có đơn xin tạm
dừng học quá 01 học kỳ.
c) Đi thi hộ hoặc nhờ thi hộ.

Chương V
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 52. T
ổ chức giảng dạy môn học “Thực hiện đề cương luận văn”
1. Môn học “Thực hiện đề cương luận văn” là môn học bắt buộc đối với

tất cả học viên. Học viên thực hiện môn học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
cán bộ hướng dẫn. Thời gian thực hiện môn học “Thực hiện đề cương luận
văn” là 01 học kỳ.
2. Để được đăng ký môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, học viên
phải tích luỹ tối thiểu 13 TC (đối với chương trình đào tạo theo phương thức
giảng dạy môn học); 08 TC (đối với chương trình đào tạo theo phương thức
nghiên cứu) của chương trình đào tạo chuyên ngành, trong đó không tính số
tín chỉ tích luỹ của các môn học Triết, Anh vă
n.
3. Học viên được quyền chủ động đề xuất cán bộ hướng dẫn đề cương
luận văn (học viên đã liên hệ trước và được giáo viên chấp thuận). Trường hợp
học viên không đề xuất được cán bộ hướng dẫn, học viên sẽ chịu sự phân công
của bộ môn quản lý chuyên ngành.
4. Phòng Sau đại học và khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ
chức giảng dạy như sau:
a) Phòng Sau đạ
i học cung cấp danh sách học viên liên quan cho khoa
quản lý chuyên ngành.
b) Khoa quản lý chuyên ngành chỉ đạo bộ môn quản lý chuyên ngành tổ
chức đăng ký cán bộ hướng dẫn, thực hiện đề cương luận văn; lập danh sách


22
cán bộ hướng dẫn và nộp cho Phòng Sau đại học theo thời gian quy định trong
quy trình đào tạo. Mỗi luận văn thạc sĩ có tối đa hai người hướng dẫn, trường
hợp có hai người hướng dẫn cần ghi rõ người hướng dẫn chính và người
hướng dẫn phụ.
Điều 53. Tổ chức đánh giá môn học “Thực hiện đề cương luận văn”
1. Bộ môn quản lý chuyên ngành có trách nhiệm t
ổ chức đánh giá môn

học “Thực hiện đề cương luận văn” đối với học viên đào tạo theo phương thức
nghiên cứu.
2. Căn cứ chương trình đào tạo, môn học được tổ chức đánh giá như sau:
a) Bộ môn quản lý chuyên ngành chủ trì thực hiện đánh giá môn học.
b) Hình thức đánh giá môn học: Bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị
phương thức đánh giá, trình Khoa ra quyết đị
nh và báo cáo Học viện.
3. Học viên không đạt môn học phải đăng ký và đóng học phí học lại
môn học này.
Điều 54. Giao đề tài luận văn
1. Khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức cho học viên thực
hiện luận văn theo quy trình đào tạo toàn khóa (Điều 37).
Theo phương thức giảng dạy môn học: giao sơ bộ luận văn vào tháng 6,
bảo vệ đề cương luận văn tháng 9, giao đề tài luận v
ăn tháng 10 hàng năm.
Ngay sau khi được công nhận học tập theo phương thức nghiên cứu, học
viên được định hướng nhiệm vụ của đề tài và tiến hành thực hiện Đề cương
luận văn.
2. Phòng Sau đại học có trách nhiệm trình Giám đốc Học viện ra quyết
định giao đề tài và phân công cán bộ hướng dẫn cho học viên khi đáp ứng đủ
các điều kiện cần thiết trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận
đề nghị của Khoa,
chuyển quyết định cho Khoa quản lý chuyên ngành và thông báo trên Website
đào tạo sau đại học, bảng thông báo tại Phòng.
3. Đối với chương trình đào tạo theo phương thức giảng dạy môn học,
thời gian thực hiện luận văn là 01 học kỳ; đối với chương trình đào tạo theo
phương thức nghiên cứu, thời gian thực hiện luận văn là 02 học kỳ.
Điều 55. Thay đổi th
ực hiện luận văn
Trường hợp có yêu cầu, học viên và cán bộ hướng dẫn được quyền đề

nghị thay đổi thực hiện luận văn theo quy định như sau:
1. Điều chỉnh tên đề tài: học viên phải có đơn được chấp thuận của cán
bộ hướng dẫn, bộ môn quản lý chuyên ngành và nộp cho Phòng Sau đại học
muộn nhất 30 ngày trước thời hạn hoàn thành luận vă
n (trong đợt kiểm tra tiến
độ luận văn lần hai). Phòng Sau đại học trình Giám đốc Học viện quyết định
điều chỉnh tên đề tài trước khi đến hạn nộp luận văn ít nhất 3 ngày.
2. Thay đổi đề tài, thay đổi cán bộ hướng dẫn: học viên phải có đơn nộp
cho Phòng Sau đại học và thực hiện lại toàn bộ các thủ tục liên quan đến việc


23
đăng ký, đóng học phí và tham gia môn học “Thực hiện đề cương luận văn”,
thực hiện luận văn thạc sĩ. Học viên chỉ được thay đổi đề tài hoặc thay đổi cán
bộ hướng dẫn 01 lần trong toàn bộ khóa đào tạo.
3. Gia hạn thực hiện luận văn: Việc gia hạn thực hiện luận văn chỉ được
xem xét cho học viên còn thời gian đào tạo và có đơn đượ
c đồng ý của cán bộ
hướng dẫn, bộ môn quản lý chuyên ngành và nộp cho Phòng Sau đại học
chậm nhất 30 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn (trong đợt kiểm tra tiến
độ luận văn lần hai). Thời gian gia hạn hoàn thành luận văn tối đa là 1 học kỳ.
4. Học viên không hoàn thành nhiệm vụ luận văn đúng hạn sẽ bị xem xét
trừ điểm đánh giá luận văn.
Đi
ều 56. Tổ chức giảng dạy, đánh giá môn học “Chuyên đề luận văn”
1. Môn học “Chuyên đề luận văn” là một phần của luận văn thạc sĩ đào
tạo theo phương thức nghiên cứu. Để được đăng ký môn học, học viên phải
hoàn thành môn học “Thực hiện đề cương luận văn”. Môn học “Chuyên đề
luận văn” giúp cho học viên cập nhật kiến thức liên quan trự
c tiếp đến đề tài

luận văn, nâng cao năng lực nghiên cứu hoặc giúp học viên giải quyết một số
nội dung liên quan tới đề tài luận văn.
2. Học viên thực hiện môn học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ
hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
3. Môn học được tổ chức đánh giá bởi hội đồng chuyên môn gồm 3-5
thành viên do bộ môn qu
ản lý chuyên ngành đề nghị, trình khoa, Phòng Sau
đại học ra quyết định thành lập. Điểm môn học là trung bình cộng điểm của
cán bộ hướng dẫn, 2 cán bộ phản biện và điểm của các thành viên hội đồng có
mặt tại buổi đánh giá “Chuyên đề luận văn”.
Điều 57. Kiểm tra tiến độ, thời gian và kế hoạch bảo vệ luận văn
1. Học viên thực hiện đúng quy trình
đào tạo chuẩn được kiểm tra tiến độ
thực hiện luận văn 2 lần, kế hoạch kiểm tra được đưa vào kế hoạch thực hiện
luận văn và thông báo cho học viên, giáo viên hướng dẫn, khoa quản lý
chuyên ngành ngay khi giao đề tài luận văn. Thành phần kiểm tra gồm các
chuyên gia của khoa trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành, đề tài nghiên
cứu, đại diện khoa quản lý chuyên ngành, Phòng Sau đại học, cán bộ hướng
dẫn, họ
c viên thực hiện.
Ngoài nội dung kiểm tra tiến độ, cần đạt được yêu cầu sau:
- Kiểm tra lần một: định hướng cụ thể nội dung, yêu cầu của luận văn cần
đạt được để đảm bảo chất lượng luận văn.
- Kiểm tra lần hai (trước khi hết hạn thực hiện luận văn ít nhất 01 tháng):
kết luận được khả năng hoàn thành luận v
ăn đúng hạn, có chất lượng để có thể
cho phép bảo vệ đúng kế hoạch hay không.
2. Bảo vệ luận văn tốt nghiệp được tiến hành 4 đợt trong một năm vào
khoảng thời gian từ ngày 15 đến 30 của tháng cuối quý. Những học viên bảo



24
vệ luận văn tốt nghiệp sớm hoặc chậm so với tiến độ quy trình đào tạo chuẩn
đã ấn định khi giao đề tài luận văn tốt nghiệp thì đều phải làm đơn.
- Học viên nộp đơn xin bảo vệ (theo mẫu) trước 1 tháng 15 ngày (để
thành lập hội đồng bảo vệ), nộp quyển luận văn tốt nghiệp và hồ sơ bảo vệ
trướ
c 01 tháng (để chấm phản biện, xếp lịch bảo vệ) tính đến ngày 15 của
tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, 12).
Điều 58. Điều kiện được bảo vệ luận văn
1. Đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh với một trong các chứng chỉ, văn
bằng sau:
- Đạt trình độ TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45 hoặc IELTS 4.5 trở lên
hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ.
- Có b
ằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh; bằng tốt nghiệp đại học tại
nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy là tiếng Anh; bằng tốt
nghiệp đại học trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy chuyên môn
là tiếng Anh, không qua phiên dịch.
2. Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo.
3. Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức c
ảnh cáo trở lên
hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.
5. Nộp luận văn đúng thời hạn theo quy trình đào tạo.
6. Luận văn được cán bộ hướng dẫn và ít nhất 01 cán bộ phản biện đồng
ý cho bảo vệ.
7. Trường hợp 02 cán bộ phản biện đều không đồng ý cho học viên bả
o
vệ thì bộ môn quản lý chuyên ngành tổ chức họp với cán bộ hướng dẫn luận

văn và 02 cán bộ phản biện để xem xét về việc có cho phép học viên bảo vệ
luận văn hay không. Chỉ khi ý kiến kết luận của cuộc họp đồng ý cho phép
học viên bảo vệ luận văn thì bộ môn quản lý chuyên ngành mới đưa học viên
vào danh sách được phép bảo vệ. Bộ môn quản lý chuyên ngành có trách
nhiệm thông báo cho Phòng Sau
đại học các học viên không được phép bảo vệ
(kèm theo biên bản cuộc họp) ít nhất là 3 ngày trước ngày tổ chức bảo vệ luận
văn để không đưa các học viên đó vào danh sách bảo vệ.
Điều 59. Phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn
Việc phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn được tổ chức thực
hiện như sau:
1. Mu
ộn nhất là 15 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn, Phòng Sau
đại học có trách nhiệm chuyển cho khoa quản lý chuyên ngành toàn bộ danh
sách học viên đủ điều kiện phản biện luận văn của đợt bảo vệ liên quan (đã
xem xét các trường hợp gia hạn thực hiện luận văn của học kỳ trước và học kỳ
liên quan).

×