Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu việc tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên trong trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.99 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÈ TÀI KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
r v i *

Tên đê tài:
“NG HIÊ N CỨU VIỆC TÒ CH Ứ C T Ư VÁN NGH È
CH O SIN H VIÊN TRONG TRƯ Ờ NG ĐẠI H Ọ C ”
M Ã SỔ: Q G .07.43
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết
Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Văn Tùng
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Công nghệ đào tạo
và Hệ thống việc làm
ĐA ỉ HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TĂM IHONG Ỉ1N THƯ ViẸN
0006000ũ0?9
Hà Nội, tháng 12/2010
■■ ■ t r e « H ì
;< iS U S K
vfij
u m a a trr* J
Trang
Bảng 3.1. Thực trạng định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề danh cho 86
sinh viên
Bảng 3.2. Định hướng giả trị nghề nghiệp của sinh viên 88
Bảng 3.3. Mức độ phù hợp giữa ngành học và định hướng nghề nghiệp 89
của sinh viên ĐHQGHN
Bảng 3.4: Vai trò của gia đình trong việc tư vấn nghề cho sinh viên 96
Bảng 3.5. Sự trao đổi nhằm định hướng nghề nghiệp giữa sinh viên và 97
gia đình
Bảng 3.6. Vai trỏ của mỏi trường đại học trong định hướng nghề nghiệp 98


và tư vấn nghề cho sinh viên
Bảng 3.7. Mức độ sinh viên theo dõi thông tin về thị trường lao động qua 101
các kênh truyền thông
Bảng 3.8. Vai trò của truyền thông đại chúng đến định hướng nghề và 102
thông tin về thị trưỏmg lao động của sinh viên
Bảng 3.9. Anh hưởng của bạn bè đến định hướng nghề nghiệp của sinh 105
viên
Bảng 3.10. Vai trò của thị trường lao động trong định hướng học tập, nghề 107
nghiệp và xu hướng chọn nghề của sinh viên
Bảng 3.12. Tương quan giữa yếu tổ môi trường học tập và định hưởng - 112
xu hướng chọn nghề của các nhóm sinh viên chia theo ngành đào tạo
Bảng 3,13. Tương quan địa bàn cư trú và mức độ thường xuyên trao đổi 113
DANH MỤC BẢNG BIỂU
-3 -
với gia đình, người thân về định hướng nghề nghiệp
Đảng 3.14. Tương quan giữa nghề của cha mẹ và kênh tiếp cận tác động 115
đến xu hướng lựa chọn nghề của sình viên
Bảng 3.15. Tương quan giữa nghề của cha mẹ và tần suất trao đổi giữa 116
sinh viên với gia đình về xu hướng chọn nghề
Bảng 3.16. Tương quan giữa thành phần nghề nghiệp của cha mẹ và 118
đánh giả của sinh viên về ảnh hưởng của môi trường học tập đến định
hướng nghề nghiệp và xu hướng chọn nghề của họ
Bảng 3.17. Tương quan giữa kết quả học tập và ảnh hưởng của môi 119
trường học tập đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên
Bảng 3.18. Tương quan giữa kết quả học tập và tác động của các môi 120
trường nghề nghiệp đến định hướng nghề nghiệp của sình viên
Bảng 3.19, Tương quan giữa kết quả học tập và ảnh hưởng của môi 121
trường học tập đến định hướng nghề nghiệp cùa sinh viên
Bảng 3.20. Tương quan giữa kết quả học tập và tác động của các môi 122
trường nghề nghiệp đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên

-4-
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Trang
Biểu đồ 01. Mức độ được tư vấn thông tin về nghề gẳn với ngành học 92
của sinh viên khi lựa chọn ngành thi đại học
Biểu đồ 02. Các “kênh ” lựa chọn ngành học của sinh viên 94
Biểu đồ 03. Vai trò của giảng viên/cố vấn học tập trong định hướng 99
nghề nghiệp và tư vấn nghề cho sinh viên
Biểu đồ 04. Mức độ trao đổi của sinh viên với bạn bè về định hướng 106
nghề nghiệp và xu hướng chọn nghề sau khi tốt nghiệp đại học
Biểu đồ 05. Tỉ lệ sinh viên làm thêm 109
DANH MỤC Sơ ĐỒ
Trang
Hình 2. Tam giác hướng nghiệp 29
Hình 3. Mối quan hệ nguy hiểm giữa người lái xe với người đứng ờ 32
lòng đường
Hình 4. Miền chọn nghề tối ưu 34
Hình 5. Xác định công thức của nghề phù hợp 39
Hình 6. Mô hình giản lược phòng tư vấn nghề 67
Hình 7. Mô hình tư vấn nghề cho sinh viên đại học 1 26
Hình 1. Sơ đồ khái quát về giám định lao động 25
-6 -
MỤC LỤC
I. PHÀN MỞĐẰU 1 1 
1. Lí do chọn đề tài 11 -
2. Ý nghĩa lí luận và nghĩa thực tiễn của đề tài

- 13 -
3. Mục đích nghiên cứu 14 -
4. Đối tượng, khách thể và phạm vỉ nghiên cứu


- 15 -
4.1. Đối tượng nghiên cứu: mô hình tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên
đại học 15
4.2. Khách thể nghiên cứu: sinh viên các trường đại học trực thuộc Đại
học Quốc gia Hà N ội
.
15
4.3. Phạm vi nghiên cứu - 15 -
4.3.1. Phạm vi nội dung -15
4.3.2. Phạm vi thời gian 16 -
4.3.3. Phạm vi không gian 16 -
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- 16 -
5.1. Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin

-16
5.2. Tư tưởng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tư vấn hướng
nghiệp 16 -
5.3. Phương pháp nghiên cứu

17 -
5.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp kết hợp với điều tra xã
hội học bổ sung - 17 -
5.3.2. Phương pháp bảng hỏi cấu trúc 18
5.3.2.1. Mầu nghiên cứu 18 -
5.3.2.2. Phương pháp tiến hành và xử lí đữ liệu

-18 -

5.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
18-
II. NỘI DƯNG CHÍNH 19 -
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐẺ LÝ LUẬN CHUNG VÈ T ư VẤN NGHÈ

.
- 19 -
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN c ứ u 19 -
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước -19
1.1.2. Nghiên cứu về công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề trên thế giới-
21 -
1.2. TƯ VẤN NGHÈ TRONG HỆ THỐNG HƯỚNG NGHIỆP - 24 -
1.2.1. Một số khái niệm công cụ 24 -
1.2.1.1. Khái niệm “Giám định lao động” - 24 -
1.2.1.2. Khái niệm “Phù hợp nghề” - 27 -
1.2.1.3. Khái niệm về hướng nghiệp - 29 -
1.2.2. Những công việc cơ bản của tư vấn nghề 31
1.2.2.1. Chuẩn bị những tư liệu cần thiết cho việc tư vấn nghề - 31 -
1.2.2.2. Xác định miền chọn nghề tối ưu - 34 -
1.2.2.3. Xác định công thức nghề phù hợp 36 -
1.2.3. Một số phương pháp cụ thể dung để đo đạc những phẩm chất tâm
lý với mục đích tư vấn nghề 40 -
1.2.3.1. Hứng thú và cách đánh giá hứng thú - 40 -
1.2.3.1.1. Một enquête (survey) tìm hiểu hứng thú học tập

- 41 -
1.2.3.1.2. Một test đo hứng thú nghề nghiệp

- 45 -
1.2.3.2. Năng lực và cách đánh giá năng lực nghề nghiệp


- 51 -
1.2.3.3. Mấy vấn đề lưu ý về sự phát triển hứng thú và năng lực - 66 -
1.2.4. Mô hình tổng quát của một phòng tư vấn

- 67 -
1.2.4.1. Nhân sự làm công tác trong phòng tư vấn nghề

- 67 -
1.2.4.2. về cơ sở vật chất - kỹ thuật 68 -
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM TỎ CHỨC TƯ VẤN NGHÈ Ở MỘT SỐ
NƯỚC PHÁT TRIẺN 70 -
2.1. Kinh nghiệm tổ chức tư vấn nghề ở Pháp

- 70 -
2.2. Kinh nghiệm tổ chức tư vấn nghề ở M ỹ 76 -
2.3. Kỉnh nghiệm tổ chức tư vấn nghề ở Anh 79 -
-8-
2.4. Kỉnh nghiệm tỗ chức tư vấn nghề ở Đức 80 -
2.5. Mô hình tổng họp đối chiếu kỉnh nghiệm tổ chức tư vấn nghề ở các
nước - 84 -
CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VỀ NGHÈ VÀ THựC TRẠNG CÔNG TÁC
TƯ VẤN NGHÈ TẠI ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

- 86 -
3.1. Thực trạng nhận thức về nghề, định hướng nghề và tư vấn nghề tư
vấn nghề của sinh viên tại ĐHQG Hà Nội 87 -
3.2. Vai trò định hướng nghề và tư vấn nghề của các tác nhân dưói góc
nhìn của sinh viên ĐHQGHN 95 -
3.2.1. Vai trò của gia đình đối với việc định hướng nghề nghiệp và tư

vấn nghề cho sinh viên ở ĐHQG Hà Nội

- 98 -
3.2.2. Vai trò cùa Nhà trường đổi với định hướng nghề nghiệp và tư vấn
nghề cho sinh viên ĐHQGHN 100 -
3.2.3. Vai trò“Truyền thông đại chúng” trong việc cung cấp thông tin về
thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên năm ĐHQGHN-
102
3.2.4. Vai trò của “Bạn/Nhóm bạn ” trong định hướng nghề nghiệp và tư
vấn nghề cho sinh viên ĐHQGHN 106 -
3.2.5. Ảnh hưởng của á‘thị trường ỉao động” đến xu hướng chọn nghề
của sinh viên tại ĐHQGHN.
- 108 -
3.3. Thực trạng công tác tư vấn chọn nghề cho sinh viên Đại học Quốc
Gia Hà Nội xét trong một số tương quan - 112 -
3.3.1. Tương quan giữa môi trường học tập và việc tư vấn chọn nghề của
sình viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội 113
3.3.2. Tương quan giữa địa bàn cư trú và việc tư vấn chọn nghề của sinh
viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội 115
3.3.3. Sinh viên chia theo nghề nghiệp của cha mẹ 117
3.3.4. Nhóm sình viên năm cuối các ngành khoa học xã hội chia theo kết
quả học tập 121 -
3.3.5. Nhóm sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội chia theo kết
quả học tập 123 -
-9-
in . KẾT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ MÔ HÌNH TỔ CHỨC T ư VẤN
NGHÈ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

- 125 -
- 10-

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tại sao cần nghiên cứu tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên hiện nay? Như
chúng ta biết, tư vấn nghề là một hoạt động rất quan trọng nhàm mục đích sau
cùng là đưa ra lời khuyên phù hợp cho đối tượng đang “bâng khuâng đứng giữa
nhiều dòng nước”. Khi một người nào đó hoặc một sinh viên nào đó cần tư vấn
nghề, thì chắc chắn đối tượng ấy có những khiếm khuyết mà bản thân họ hoặc
không biết, biết không đầy đủ, hoặc hiểu sai.
Tư vấn nghề nói chung và tư vấn nghề cho sinh viên nói riêng đã có lịch
sử hình thành và phát triển ở các nước phát ứiển từ hàng trăm năm nay. Nhìn
chung, định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề đã trở thành một phương pháp
tiếp cận liên ngành để lại nhiều thành tựu lí thuyết và thực tiễn quan trọng. Ở
các nước phát triển, định hướng nghề và tư vấn nghề đã trở thành hệ thống mang
đầy đủ các yếu tố: chính trị theo nghĩa (kinh tế chính trị), pháp lí, kinh tế, xã hội,
y học, văn hoá và đạo đức Thành tựu của các nghiên cứu định hướng nghề và
tư vấn nghề đã giúp đỡ rất nhiều người nói chung và giới trẻ nói riêng đi tìm
đúng con đường “mưu cầu hạnh phúc” thông qua quyết định lựa chọn nghề
nghiệp.
Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và ở bậc đại học nói riêng, định hướng
nghề và tư vấn nghề chi tồn tại dưới dạng manh mún, tình cờ và theo chủ nghĩa
kinh nghiệm, về mặt pháp lí, cho đến nay, chúng ta chưa có mã nghề tư vấn
hướng nghiệp.
Các văn bản của Nhà nước về định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề hãy
còn mới mẻ và vẫn còn nhiều bất cập hay chồng chéo lẫn nhau, v ề mặt kinh tế
chính trị, chúng ta chưa thực sự có một chính sách kinh tế khuyến khích phát
triển khoa học dự báo về sự tiến triển hay biến đổi của các nghề căn cứ theo
chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước trong môi trường luôn luôn biến
động, về mặt xã hội, định hướng nghề và tư vấn nghề cơ bản vẫn dựa vào gia
- 11 -
đình, chí ít trong việc duy trì hứng thú cho con em theo học một ngành nào đó.

Do vậy, việc tiếp cận các nghề có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm ữọng:
1/người ta ở vào thế phải làm một nghề không hề phù hợp với chuyên môn hay
năng lực; 2/người ta có thể bị rơi vào tình huống làm một nghề không tạo ra
hứng thú, đam mê hay động lực và 3/ người ta có thể làm một nghề không phù
hợp với nhu cầu xã hội mấy. Những hệ quả này, một khi kết hợp lại, trở thành
những nguyên nhân sâu xa về sự kém sáng tạo của người lao động, sự bất hạnh
và sau cùng là sự chậm phát triển của xã hội. về mặt y sinh, có nhiều người
không rõ thể chất và tâm lí của mình có phù hợp với những nghề nào
Có bao nhiêu phần trăm sinh viên Việt Nam ữong các trường đại học hiện
nay xác định rõ ràng những nghề nào liên quan trực tiếp đến ngành mình đang
học? Những yêu cầu cụ thể của các nghề ấy là gì? Hầu hết các điều tra xã hội
học đối với sinh viên về nội dung “cỏ hay không cỏ định hướng ngành học
trước khi bước vào cổng trường đại học ? ” đều cho ra kết quả như sau: sinh
viên của chúng ta cơ bản định hướng ngành học theo năng lực (điểm học tập gắn
với điểm chuẩn vào ngành ấy)1. Hay nói cách khác, sinh viên coi rằng, việc vào
được trường đại học để rồi một ngày nhận tấm bằng đại học mói là điều
quan trọng. Điều này cũng dễ lí giải, bởi không ai nắm rõ năng lực của mình
hơn bản thân mình cả. Sinh viên gặp đày rẫy khó khăn khi chọn nghề vì các
thông tin về các nghề gắn với ngành học còn khiếm khuyết nghiêm trọng hoặc
cũng không có thiết chế chuyên nghiệp nói cho từng người biết rằng, với đặc
điểm tâm lí hay nhân cách này khác họ hợp với những nghề gì. Thêm vào đó,
thông tin về sự tiến triển hay biến đổi của thị trường lao động cũng vừa thiếu lại
vừa yếu. Do vậy, rất ít sinh viên nắm được những nghề gì là xã hội đang cần, sẽ
cần và sự biến chuyển quy mô cơ cấu của các nghề như thế nào.
Khi những dạng thông tin “ngoài mình” như vậy vừa thiếu lại vừa yếu,
sinh viên chỉ còn biết cách dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, dựa vào gia đình hay
1 Xem các nghiên cứu của Neuvễn Thị Như Trang, Phạm Ngọc Cường
- 12-
mạng lưới bạn bè để đưa ra cho mình một quyết định chọn nghề “phù hợp
nhất” phối hợp với cảm quan và trực giác của họ.

Trong bối cảnh thiếu thông tin như vậy, chúng ta cũng chưa có một mô
hình định hướng nghề nghiệp tương đối ổn định được xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn của Việt Nam. Và chúng ta lại càng không thể “nhập khẩu”
bất kì một mô hình tư vấn hướng nghiệp nào khác, bởi vì ngoài những nét
chung, chúng ta có những nét riêng biệt hay đặc thù.
Đe góp phần giải quyết một số khó khăn trong công tác tư vấn hướng
nghiệp cho sinh viên hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài "Nghiên cứu tồ chức
tư vấn nghề cho sình viên trong các trường đại học”. Câu hỏi xuyên suốt của
đề tài này là “làm thế nào để tổ chức tư vấn hiệu quả nhất cho sinh viên đại
học hiện nay?” Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn Đại học Quốc gia
Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu không chỉ vì lí do “tính khả thi” hay tính khiêm
tốn của các phương tiện tài chính, mà vì đây là tổ chức học đường mang đầy đủ
tính chất đại diện cho các trường đại học ở Việt Nam.
2. Ý nghĩa lí luận và nghĩa thực tiễn của đề tài
về mặt lí luận, nghiên cứu tư vấn nghề cố gắng xây dựng một mô hình tri
thức luận liên ngành và xác định được hàm lượng của những khoa học tham gia
vào mô hình tri thức luận ấy. Hơn nữa, nghiên cứu tổ chức tư vấn nghề cũng góp
phần bổ sung vào vãn liệu về mảng hoạt động quan trọng này, tuy nhiên còn
thiếu và còn khá yếu ở nước ta. Dưới góc độ này - nói theo ngôn từ của Max
Weber, nhà xã hội học nổi tiếng người Đức - mô hình tư vấn nghề cho sinh
viên là một dạng “mô hình lí tưởng” (ideal - type) đang được xây dựng. Mô
hình này có hai tác dụng cơ bản sau đây: một mặt, nó cho phép đo được độ vênh
giữa nhận thức thực tế của sinh viên với “lí tưởng tư vấn” mà chúng ta hướng
đến; mặt khác, bản thân nó là một “tập hợp quan niệm lí thuyết” chặt chẽ cho
phép chúng ta đưa ra giả thuyết bằng cách trả lời câu hỏi "làm thế nào để tổ
chức tư vẩn nghề hiệu quả cho sinh viên đại học?” hiện nay.
- 13 -
v ề mặt thực tiễn, một khi xây dựng được các yếu tố cơ bản để tổ chức tư
vấn nghề cho sinh viên đại học thì nó sẽ có tác động to lớn và đầu tiên đến chính
đối tượng đông đảo này. Khi sinh viên lựa chọn nghề của mình theo đúng các

nhóm tiêu chí phù hợp với đam mê, năng lực và đáp ứng nhu cầu xã hội, thì điều
ấy không chỉ có lợi cho bản thân họ mà là có lợi chung góp phần phát triển kinh
tế - xã hội một cách bền vững.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên đại học có ba mục đích
chính sau đây:
• Tìm hiểu thực trạng nhận thức về hướng nghiệp và tư vấn
nghề của sinh viên hiện nay cũng như những yếu tố tác động đến hướng
nghiệp hay xu hướng chọn nghề của họ để từ đó tìm ra phương thức tư
vấn nghề (lời khuyên chọn nghề) phù hợp nhất.
• Tìm hiểu và phân tích các mô hình tư vấn nghề khác nhau ở
một số nước tiên tiến để từ đó rút ra những bài học quý báu về mặt lí luận
cũng như về mặt thực tiễn nhằm cung cấp những yếu tố cơ bản cho công
tác tư vấn nghề.
• Bước đầu xây dựng mô hình tư vấn nghề cho sinh viên các
trường Đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- 14 -
4.1. Đổỉ tượng nghiên cứu: mô hình tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên
đại học
4.2. Khách thể nghiên cứu: sinh viên các trường đại học trực thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên đại học liên quan đến nhiều
lĩnh vực tri thức và thực tiễn. Do vậy, nó đòi hỏi sự tham gia của nhóm nghiên
cứu Hên ngành và hệ quả là yêu cầu nguồn lực tài chính cao. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ nhân lực và tài lực khiêm tốn, nghiên cứu này tập trung vào đánh giá
nhận thức của sinh viên về định hướng và tư vấn nghề vì chỉ trên cơ sở hiểu
được những yếu tố ảnh hưởng đến việc hướng nghiệp cũng như vai trò tư vấn
nghề đối với sinh viên, thì nhà tư vấn đã có một hướng làm cơ sờ đưa ra lời

khuyên thích hợp. Vì ở Việt Nam chưa có mô hình tư vấn hướng nghiệp ở
trường đại học nên việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển về lĩnh
vực này đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, nghiên cứu cố gắng lí giải và tổng
hợp các yếu tố cần và đủ cho một mô hình tư vấn hướng nghiệp: nhóm tri thức
nào là cần thiết? hàm lượng sử dụng các nhóm tri thức ấy? những con người làm
việc ở Trung tâm tư vấn nghề? Những công cụ để tư vấn ?
4. Đôi tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- 15 -
4.3.2. Phạm vi thời gian: từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2010
4.3.3. Phạm vi không gian: trong khuôn khổ Đại học Quốc gia
Hà Nội
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin
Như chúng ta biết, chủ nghĩa Mác - Lê Nin dựa vào phương pháp luận
biện chứng theo tinh thần phát triển triết học biện chứng của Hégel. Nghiên cứu
này cũng sừ dụng phương pháp luận biện chứng để phân tích mối tác động qua
lại giữa một bên là hướng nghiệp và một bên là tư vấn nghề, giữa một bên là
năng lực và một bên là tư vấn chọn nghề, và giữa một bên là nhu cầu xã hội và
một bên là tư vấn chọn nghề. Tuy nhiên, các cặp quan hệ biện chứng này không
được xem xét một cách đom lẻ mà xem xét trong mối quan hệ với các mối quan
hệ còn lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử ở chỗ, những kinh nghiệm từ hàng trăm năm nay trong vấn
đề tư vấn hướng nghiệp cho thanh thiếu niên nói chung và cho học sinh, sinh
viên nói riêng ở các nước phát triển có mô hình tư vấn hướng nghiệp khác nhau
sẽ là những bài học quan trọng cần nắm rõ để áp dụng vào bối cảnh đại học Việt
Nam nhằm rút ngắn khoảng cách về lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp của nước ta
so với các nước.
5.2. Tư tưởng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tư vâh hướng
nghiệp
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng yếu tố con người, lấy con người

làm nòng cốt của việc phát triển bền vững. Với phương châm lấy lao động (con
người) là thị trường cơ bản đầu tiên và xuyên suốt như vậy, Đảng và Nhà nước
đã ra nhiều văn bản khác nhau về vấn đề hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp,
đồng thời có những chương trình lớn về đào tạo nghề giúp cho thanh niên nói
chung và sinh viên nói riêng tìm được công ăn việc làm phù hợp, phát huy được
năng lực và trí tuệ, thể hiện được động cơ và đam mê của cá nhân và đáp ứng tốt
- 16-
nhu cầu xã hội. Yếu tố hạnh phúc của con người được Đảng và Nhà nước ta coi
là quan trọng nhất. Do vậy, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra là, mỗi
người (trong đó có sinh viên) chọn được nghề phù hợp với năng lực chuyên
môn, hoà quyện với đặc điểm tâm lí của bản thân và đáp ứng tốt nhu cầu xã
hội.
Trong hệ thống vàn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, trước hết chúng
ta có thể kể đến Quyết định số 126/CP ngày 19/3/1981 của Chủ tịch Hội đồng
bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) về công tác hướng nghiệp trong trường
phổ thông và việc sử dụng hợp lí học sinh phổ thông các cấp THCS, PTTH tốt
nghiệp ra trường, Luật giáo dục (1998), Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc
hội, Chiến lược phát triến Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (ban hành
theo Quyết định sổ 201/2001/QĐ-TTG ngày 28/1/2001).
Nhiều văn kiện của Đảng, như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 9 cũng thể
hiện rất rõ tầm tư duy chiến lược và sự chỉ đạo sát sao đói với giáo dục thông
qua hướng nghiệp của Đảng ta. Đảng đã nhấn mạnh vai trò của hướng nghiệp và
tư vấn hướng nghiệp gắn với công tác phân luồng học sinh phổ thông, quy
hoạch mang lưới hướng nghiệp và tư vấn nghề từ phổ thông đến đại học trên cơ
sở xem xét nhu cầu kinh tế - xã hội. Đây quả thực là những định hướng quan
trọng bậc nhất cho vấn đề hướng nghiệp và tư vấn nghề ở nước ta.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
5.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp kết hựp với điều tra
xã hội học bổ sung
Đe trả lời cho câu hỏi thứ nhất liên quan đến thực trạng nhận thức của

sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội về hướng nghiệp, nghiên cứu này sử đụng
kết quả của một vài nghiền cứu được thực hiện song song như của luận văn thạc
sĩ của tác giả Phạm Ngọc Cường và đề tài nghiên cứu cấp trường của ThS.
Nguyễn Như Trang tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tuy
nhiên, để hiểu được mối quan hệ có phần “chồng lấn lên nhau” giữa hướng
-17-
ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘl_
ĨPỤNG TAM thũng un ĨHƯ v iện
00060CO00#9
nghiệp và tư vấn hướng nghiệp, nghiên cứu này tổ chức khảo sát bổ sung ở các
trường thành viên để có bộ dữ liệu đủ đại diện cho nhận thức chung của sinh
viên Đại học Quốc gia Hà Nội về hướng nghiệp và vai trò của tư vấn hướng
nghiệp đối với họ.
Ngoài ra, để xây dựng khung lí thuyết cho vấn đề tư vấn hướng nghiệp,
nghiên cứu đã phân tích rất nhiều tài liệu của các đồng nghiệp trong nước cũng
như quốc tế, coi đó là những gợi ý quan trọng để xây đựng mô hình tư vấn
hướng nghiệp ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.3.2. Phương pháp bảng hỏi cấu trúc
5.3.2.1. Mấu nghiên cứu
Căn cứ vào tiêu chí tính đại diện trong nghiên cứu định lượng và danh
sách sinh viên của năm thành viên lớn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng
tôi chọn ngẫu nhiên 550 đơn vị mẫu chia đều cho năm thành viên trong đó Vi là
sinh viên năm thứ nhất (275 sinh viên khoá 2009 - X) và V2 là sinh viên năm
cuối (275 sinh viên khoá 2007 - X).
* Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo khoá học
* Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo các trường
5.3.2.2. Phương pháp tiến hành và xử lí dữ liệu
Vì thời gian và phương tiện thực hiện có hạn nên chúng tôi chọn phương
pháp trưng cầu ý kiến tại các lớp học đã được lựa chọn và chờ sinh viên trả lời
để thu phiếu lại ngay trong buổi làm việc. Các thông tin thu thập được xử lí trên

phần mềm SPSS 13.0.
5.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Dựa vào số lượng 550 đơn vị mẫu đã được lựa chọn, chúng tôi tiếp tục
tuyển 20 đơn vị mẫu để phỏng vấn sâu chia đều cho năm trường và hai khoá
(mỗi trường phỏng vấn bốn sinh viên).
- 18-
n. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
Tư VẤN NGHỀ
1.1. Tống quan về Vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tinh hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp của sinh
viên nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và mang tính liên
ngành về các yếu tố tác động đến hướng nghiệp cũng như tư vấn nghề cho nhóm
đối tượng đặc thù là sinh viên thể nói là chưa có ở Việt Nam. Trong quá trình điểm
luận các nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, chúng tôi thấy rằng, cũng có một số
đề tài phân tích phần nào đó các yếu tố tác động đến hướng nghiệp và tư vấn nghề
cho sinh viên hay có nhũng đề tài nghiên cứu được trực tiếp triển khai với khách
thể nghiên cứu là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Tại Hội thảo Pháp - Á có tiêu đề vẩn để và hướng đi cho giáo dục
hướng nghiệp (11- 13/1/2010) được tổ chức tại Khoa Sư phạm (nay là Trường
ĐH. Giáo dục) - Đại học Quốc gia Hà Nội, có rất nhiều khía cạnh về hướng
nghiệp và tư vấn nghề đã được đề cập. Tiến sĩ Mạc Văn Tiến có bài viết “Một số
vấn đề hướng nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề” đề cập đến tương tác quan trọng
giữa ba chức năng: 1/ giúp đối tượng hiểu được “mình là ai” trong quyết định
lựa chọn nghề; 2/ giúp đối tượng khám phá và làm quen với thị trường lao động
và 3/ thông tin về các hệ thống đào tạo nghề. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
rất quan tâm đến hai chức năng đầu của công tác tư vấn nghề cho sinh viên đại
học: khía cạnh tâm lí và khía cạnh thị trường lao động. Kết luận của nghiên cứu

này phục vụ cho công tác tư vấn nghề chính là sự tương tác sau cùng giữa ba
yếu tố: hứng thú, năng lực và nhu cầu xã hội. Bài viết “Hướng nghiệp - một vấn
đề cấp bách ở Việt Nam” của giáo sư Nguyễn Quang Quỳnh đưa ra một thông
- 19-
tin thú vị theo đó hàng năm Đại học Huế có khoảng 2500 sinh viên tốt nghiệp cử
nhân, nhưng chi có một nửa số đó tìm được việc làm (kế cả việc làm tạm thời)5
đề cập đến nghiên cứu mới nhất là Đề tài khoa học cấp trường T.06.22 của Thạc
sĩ Nguyễn Thị Như Trang (Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV) được
tiến hành trong năm 2006: “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn”. Tác giả đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là
nhóm sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 và đi sâu phân tích, tìm hiểu thực trạng
định hướng nghề nghiệp trong tương quan với định hướng chuyên môn và đánh
giá hai yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên: gia đình và
trường học. Trong phân tích các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp
của sinh viên, bàng các chỉ báo định tính và định lượng, tác giả đã chỉ ra thực tế:
“Mặc dù gia đình ít có vai trò trong việc lựa chọn chuyên môn và định hướng
giá trị việc làm nhưng gia đình lại có vai trò đáng kể trong việc duy tri hướng
chuyên môn của sinh viên”[10, tr.37]. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra thực tế
rằng môi trường đào tạo cũng có những tác động nhất định đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên tuy nhiên sự tác động đó còn ở mức độ hạn chế hơn so với
đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Đề tài khoa học này đã hoàn thành tốt việc nhận
dạng thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên việc mới chỉ đi
sâu phân tích ảnh hường của hai yếu tố gia đình và trường học đến định hướng
nghề nghiệp của sinh viên là chưa đủ, hay nói cách khác dưới góc độ lý thuyết
xã hội học về các môi trường xã hội hóa thì đó mới là các yếu tổ tác động chính
thức mà thôi (môi trường xã hội hóa chính thức: gia đình và trường học).
Một đề tài khoa học khá quen thuộc nữa cần được nhắc tới là nghiên cứu
“Định hướng giá trị của sinh viên ỉà con em cản bộ nghiên cứu khoa học” của
PGS. TS Vũ Hào Quang có đề cập đến định hướng giá trị nghề nghiệp như một

mảng nghiên cứu nhỏ của đề tài lấy khách thể nghiên cứu tập trung vào sinh
viên là con em cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
-20-
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu tìm hiểu một yếu tố tác động cũng được
một số tác giả quan tâm, trong đó sự tác động của gia đình đến định hướng nghề
nghiệp của thanh niên nói chung được lưu ý hơn cả. Có thể kể đến đề tài luận
văn “ Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp của con
cái trong gia đình nông thôn hiện nay” của Nguyễn Thị Phương Dung (Khoa Xã
hội học, Trường Đại hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội) hay đề tài khoa học “Vai trò của gia đình trong việc định hướng nghề
nghiệp cho con hiện nay (Qua khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh) của tác giả Nguyễn
Bảo Huân Chương - ĐH Mở TP Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu phân tích
vai trò quan trọng của gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp cho con. Trên
cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả đã chỉ ra thực trạng vai trò định
hướng nghề nghiệp của gia đình đối với con cái đồng thời tác giả cũng đã đi sâu
phân tích các mối tương quan giữa thực trạng đó với giữa trình độ học vấn, nghề
nghiệp của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên chúng ta đều nhận
thấy khách thể nghiên cửu của đề tài có sự khác biệt nhiều, thậm chí hoàn toàn
so với đối tượng đề tài luận văn này hướng tới.
Chúng ta còn có thể kể đến nhiều đề tài khác nữa có đề cập tới vấn đề
nghề nghiệp, ừong đó có đi vào phân tích các yếu tố tác động đến định hướng
nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu rộng hơn là thanh niên hay sinh viên nói
chung. Tuy nhiên có thể khẳng định ràng đi sâu phân tích một cách toàn diện có
hệ thống các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của nhóm khách thể
nghiên cứu đặc thù là sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội là việc làm
còn mới mẻ.
1.1.2. Nghiên cứu về công tác hướng nghiệp và tư vân nghề trên thế giói
Công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề xuất hiện khá sớm, điển hình là
Pháp đã xuất hiện xu hướng này từ cuối thé kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ ở các
châu lục trên thế giới, từ Châu Ầu, Châu Á, Châu Mỹ, cho đến Châu Phi.

Những nghiên cứu về công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề tại mỗi quốc gia cũng
rất được chú trọng. Trong đó, những nghiên cứu của các học giả Pháp đã tổng
-21 -
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu tìm hiểu một yếu tố tác động cũng được
một số tác giả quan tâm, trong đó sự tác động của gia đình đến định hướng nghề
nghiệp của thanh niên nói chung được lưu ý hơn cả. Có thể kể đến đề tài luận
văn “Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp của con
cái trong gia đình nông thôn hiện nay” của Nguyễn Thị Phương Dung (Khoa Xã
hội học, Trường Đại hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội) hay đề tài khoa học “ Vai trò của gia đình trong việc định hướng nghề
nghiệp cho con hiện nạy (Qua khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh) của tác giả Nguyễn
Bảo Huân Chương - ĐH Mở TP Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu phân tích
vai trò quan trọng của gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp cho con. Trên
cơ sở những số liệu thu thập được, tác già đã chỉ ra thực trạng vai trò định
hướng nghề nghiệp của gia đình đối với con cái đồng thời tác giả cũng đã đi sâu
phân tích các mối tương quan giữa thực trạng đó với giữa trình độ học vấn, nghề
nghiệp cùa cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên chúng ta đều nhận
thấy khách thể nghiên cứu của đề tài có sự khác biệt nhiều, thậm chí hoàn toàn
so với đối tượng đề tài luận văn này hướng tới.
Chúng ta còn có thể kể đến nhiều đề tài khác nữa có đề cập tới vấn đề
nghề nghiệp, trong đó có đi vào phân tích các yéu tố tác động đến định hướng
nghề nghiệp của khách thể nghiên cửu rộng hơn là thanh niên hay sinh viên nói
chung. Tuy nhiên có thể khẳng định ràng đi sâu phân tích một cách toàn diện có
hệ thống các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của nhóm khách thể
nghiên cứu đặc thù là sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội là việc làm
còn mới mẻ.
1.1.2. Nghiên cứu về công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề trên thê'giới
Công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề xuất hiện khá sớm, điển hình là
Pháp đã xuất hiện xu hướng này từ cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ ở các
châu lục trên thế giới, từ Châu Ầu, Châu Á, Châu Mỹ, cho đến Châu Phi.

Những nghiên cứu về công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề tại mỗi quốc gia cũng
rất được chú trọng. Trong đó, những nghiên cứu của các học giả Pháp đã tổng
-21 -
A
kết được những đặc điểm cơ bản của công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề hiện
đại, điển hình là nghiên cứu “về lịch sử phát triển mô hình hướng nghiệp nhà
trường và chuyên môn Pháp” của GS. Anne Lancry-Hoestlandt, Viện trường
Viện INETOP. Nghiên cứu này đã khái quát những yếu tố cơ bản nhất của công
tác hướng nghiệp và tư vấn nghề, bao gồm: phương pháp tiếp cận, thông tin về
thị trường nghề, nghiên cứu đặc điểm tâm lý người tìm việc và tác động của môi
trường đến người tìm việc.
GS. Anne Lancry-Hoestlandt đã chỉ ra xu hướng hiện này là tiếp cận công
tác hướng nghiệp, tư vấn nghề theo hướng đa ngành, và triển khai dưới dạng liên
ngành. Phát triển mô hình tư vấn nghề với sự tham gia của nhiều bộ phận chức
năng - đại diện cho những thành tố chính tác động đến việc lựa chọn nghề
nghiệp: nhà kinh té chính ữị, nhà xã hội học, nhà tâm lý học đang là mô hình lý
tưởng trên thế giới hiện nay. Ba nhóm chức năng này có thể tác động trực tiếp
đến sinh viên, học viên hay tác động gián tiếp đến cách thức hướng nghiệp, tư
vấn nghề của những giảng viên đại học, cao đẳng hay trường nghề, từ đó, ảnh
hưởng trực tiếp tới quyết định của lựa chọn nghề nghiệp của người học. Nghiên
cứu của TS. Réne Pierre Halter, trưởng Ban Hướng nghiệp, Vụ Giáo dục học
đường, Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp với tiêu đề “Hướng nghiệp tại Pháp: Một
năng lực được chia sẻ, một chính sách đặc thù của nền giáo dục quốc dân, một
tổ chức phục vụ cho chỉnh sách đỏ” cũng góp phần chứng minh điều này. Ngoài
ra còn một số nghiên cứu khác cũng đề cập tới những phương pháp tiếp cận liên
ngành như “Mối quan hệ đào tạo - việc làm từ góc độ kinh tế học”, GS Jean
Michel Plassard, Phó hiệu trưởng trường đại học Khoa học Xã hội Toulouse 1
(UT1), Giám đốc Ban nghiên cửu về kinh tế học - Labô nghiên cứu liên ngành
về nguồn nhân lực và việc làm (LIRHE), Trần Thị Thanh Như, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, NCS kinh tế học giáo dục

tại Labô LIRHE, Đại học Toulouse 1, Pháp.
Bên cạnh đó, thông tin về thị trường nghề với điểm mấu chốt là mối quan
hệ giữa cung - cầu lao động, hay còn gọi là giữa đào tạo - việc làm cũng đóng
-22-
một vai trò quan trọng trong định hướng cách thức hướng nghiệp, tư vấn nghề
hiện nay. “Hiểu rõ mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm để hướng nghiệp tốt
hơn” của GS. Jean Francois Germe, Giám đốc trường Nghiên cứu sinh Trường
học - Doanh nghiệp - Lao động CNAM París đã chỉ ra rằng hướng nghiệp, hay
tư vấn nghề không chỉ thuộc về những “người hướng nghiệp” mà đó còn là kết
quả của quá trình kinh tế xã hộỉ.
Không chỉ thế, trong công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề, yếu tố tâm lý,
đam mê, sở thích có vai trò rất quan trọng. Điều này làm xuất hiện những nghiên
cứu người tìm việc theo hướng tiếp cận tâm lý như “Những ỷ tưởng đón đường
cho một tiếp cận nhân học hướng nghiệp” của GS Francis Danvers. Nghiên cứu
này đề cập tới những khủng hoảng đa dạng ảnh hưởng tới công tác hướng
nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến những khủng hoảng mang sắc thái cá nhân của
người tìm việc (khủng hoảng bản sắc), thể hiện qua luận điểm: các cá nhân tự
định nghĩa lại bản sắc của chính mình thông qua lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Đây chính là điểm mấu chốt để các chuyên gia tâm lý căn cứ vào đó tư vấn nghề
phù hçrp với đặc điểm tâm lý, tính cách, nguyện vọng, của từng cá nhân.
Ngoài ra, tác động của môi trường đến lựa chọn nghề nghiệp cũng rất sâu
rộng. Trong hệ thống những nghiên cứu về công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề,
nhiều học giả đã biện giải về vấn đề này thông qua những nghiên cứu như: “Sự
tiến triển kết hợp của hoàn cảnh học đường và của hướng nghiệp tại Pháp: Một
vài điểm mốc cho lịch sử hướng nghiệp” của Régis Ouvrier-Bonnaz, Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng về Tâm lý và Hướng nghiệp Châu Âu INETOP/CNAM;
“Lịch sử hướng nghiệp tại Pháp thu nhỏ theo hai mô hình” TS Pierre Roche,
Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu hướng nghiệp INETOP/CNAM mà nổi bật ỉà sự
xem xét hướng nghiệp, tư vấn nghề ừong tiến triển của những sự kiện giáo dục,
xã hội, chính trị. Đồng thời, nhiều nghiên cứu khác đã so sánh sự khác biệt trong

bối cảnh kinh tế xã hội dẫn đến khác biệt trong triển khai hướng nghiệp, tư vấn
nghề giữa Pháp với các quốc gia khác, dù quốc gia đó có thể áp dụng mô hình
mẫu của Pháp: “Hướng nghiệp tại Burkina Faso: Những điểm tương đồng và
-23-
khác biệt với hệ thống hướng nghiệp tại Pháp” của TS. Rasmata Nabaloum,
Khoa Tâm lý, Trường Đại học Ouagadougou, Burkina Faso; “Hướng nghiệp tại
Quebec: vấn đề hiện tại, điểm tương đồng và khác biệt so với hệ thống hướng
nghiệp tại Phảp'\ GS Marcel Monette, trường Đại học Laval-Quebec; “ơ/áo
dục trung học dạy nghề tại Hồng Kông”, TS Ken Volk, Khoa Công nghệ ứng
đụng và thông tin, Viện Nghiên cứu giáo dục Hồng Kông; “Khái niệm hóa sự
phát triển nghề giáo viên tại Singapore - Hướng giáo viên thành những người
học suốt đời”, GS. Lee Sing Kong & GS. Tan Kwang San Steven, Trường Đại
học Công nghệ Nanyang; “Hoạt động hướng nghề tại Ảo”, TS. Julia Zdrahal-
Ưrbaneck.
Nhìn chung, công tác hướng nghiệp mà đặc biệt là tư vấn nghề ở các quốc
gia có nhiều điểm chung bên cạnh những đặc điểm chịu sự chi phối của bối cảnh
kinh tế, văn hóa xã hội của quốc gia đó.
1.2. TƯ VẤN NGHÊ TRONG HỆ THỐNG HƯỚNG NGHIỆP
*

1.2.1. Một sô'khái niệm công cụ
1.2.1.1. Khái niệm “Giám định lao động”
Để đưa một người vào một nghề cụ thể, việc quan trọng đầu tiên là phải
tìm xem người ấy có phù họp với lao động của nghề đó không. Công việc xác
lập sự phù hợp của người với những yêu cầu lao động của nghề được gọi là
giám định (Expertise) lao động. Trên thực tế, bên cạnh giám định lao động còn
có giám định tâm lý, giám định pháp y, giám định y khoa, giám định tội phạm
V.V Ở đây, chúng ta chỉ đi vào giám định lao động mà thôi.
Chuyên viên giám định là một người nắm vững chuyên môn, hiểu rõ kỹ
thuật, có kinh nghiệm và vốn nghiệp vụ cao. Nhiệm vụ của họ là soi sáng vấn

đề, phải rất khách quan, không đưa chính kiến và quan điểm của mình chen vào
công việc giám định.
-24-
Trước hết, người làm giám định lao động phải hiểu rất rõ những yêu cầu
của nghề đặt ra trước người thuộc diện tuyển vào nghề. Đó là những yêu cầu về
trinh độ kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như về sức khoẻ và đặc điểm tâm
- sinh lý v.v
Mặt khác, nguời làm giám định lao động phải xác định cá nhân được
tuyển vào lao động có những phẩm chất tâm lý nào, những mặt mạnh, mặt yếu
của họ về trình độ nhận thức, kỹ năng chuyên môn, những đặc điểm về thể chất
và bệnh lý v.v
Trên cơ sở hai nguồn thông túi đó, người giám định ỉao động đi tới kết
luận giữa công việc lao động với con người cần tuyển có sự phù hợp không (tức
là giữa những đặc điểm tâm - sinh lý với những yêu cầu của nghề có sự tương
ứng hay không), nếu có thì phù họrp hoàn toàn hay phù hợp một phần.
-25-

×