Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, nền
kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao.
Ngày 7/11/2006 đã đánh dấu một bước ngoặt của nền kinh tế nước ta với sự kiện:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới – WTO. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường tài chính đã đặt ra yêu cầu rất cao về đảm bảo tính trung thực và hợp lý của
thông tin tài chính. Vì vậy nhu cầu về hoạt động kiểm toán cũng ngày càng phát
triển và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại.
Đáp ứng nhu cầu đó, các công ty kiểm toán lần lượt ra đời với quy mô và hình
thức phong phú, đa dạng. Các nhà đầu tư, những người quan tâm đến thị trường tài
chính trong nước và quốc tế hầu như đều biết đến cái tên “Ernst & Young”. Đây là
một trong bốn công ty kiểm toán độc lập lớn nhất thế giới được gọi là "Big 4". Hiện
nay, Ernst & Young đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi “Công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam” và hoạt động với tư cách là một thành viên của Ernst & Young
toàn cầu.
Là sinh viên chuyên ngành Kiểm toán của trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong công ty, em đã có cơ hội áp dụng
những kiến thức đã học ở trường vào thực hành công việc kiểm toán trên thực tế và
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em viết về đề tài “Vận dụng quy trình lập
kế hoạch trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young
Việt Nam thực hiện”. Chuyên đề gồm có 2 phần:
Chương I: Thực trạng vận dụng quy trình lập kế hoạch trong kiểm toán
Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.
Chương II: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện việc vận dụng quy trình
lập kế hoạch trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam thực hiện.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Để hoàn thành bài báo cáo của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô
giáo: Thạc sỹ Bùi Thị Minh Hải cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong quá trình thực tập.
Do điều kiện thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo cũng như các cán bộ, nhân
viên trong Công ty đóng góp ý kiến để em hoàn thiện bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08/05/2010
Sinh viên
Lại Khánh Linh
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Chương I
Thực trạng vận dụng quy trình lập kế hoạch trong kiểm toán BCTC
do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
1.1 Khái quát về quy trình lập kế hoạch trong kiểm toán BCTC do Công
ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.
1.1.1 Quy trình kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam.
Mỗi hãng Kiểm toán trên thế giới nói chung và mỗi công ty kiểm toán nói riêng
đều có những phương pháp tiến hành cuộc kiểm toán khác nhau dựa trên những
chuẩn mực kiểm toán chung. Là thành viên của Ernst & Young toàn cầu, Công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam áp dụng phương pháp kiểm toán riêng tuân theo
những phương pháp chung đã được phê chuẩn của Ernst & Young toàn cầu, được
gọi là GAM (EY Global audit methodology).
Công tác kiểm toán tại Ernst & Young Việt Nam được tổ chức theo quy trình
gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và nhận diện rủi ro.
Giai đoạn 2: Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm toán.
Giai đoạn 3: Thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn 4: Kết thúc kiểm toán và phát hành BCKT.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
1.1.2 Vị trí của lập kế hoạch trong toàn bộ quy trình kiểm toán của Ernst
& Young Việt Nam
Lập kế hoạch tại Ernst & Young bao gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và nhận diện rủi ro.
Giai đoạn 2: Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán có vai trò quan trọng trong toàn bộ qui trình kiểm toán
của Ernst & Young Việt Nam. Nó là nhân tố quyết định cho chất lượng của cuộc
kiểm toán và tạo tiền đề việc thực hiện các công việc trong quá trình thực hiện kiểm
toán.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán KTV sẽ có thêm thông tin để xem xét
việc có chấp nhận khách hàng hay không. Đây là điểm khởi đầu của toàn bộ cuộc
kiểm toán. Nếu khách hàng không được chấp nhận có nghĩa là cuộc kiểm toán sẽ
không diễn ra. Do vậy việc lựa chọn khách hàng đúng đắn là một yếu tố quan trọng
làm nên chất lượng của cuộc kiểm toán.
Tại Ernst & Young trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành đánh
giá hệ thống KSNB của khách hàng, thực hiện thử nghiệm xuyên suốt và đánh giá
rủi ro kết hợp từ đó thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản.
Các thử nghiệm kiểm soát và cơ bản được thiết kế làm cơ sở cho việc thực hiện các
thử nghiệm này trong quá trình thực hiện kiểm toán hay nói cách khác KTV sẽ dựa
trên các thử nghiệm đã được thiết kế sẵn để tiến hành chọn mẫu và kiểm tra. Như
vậy, nếu không có lập kế hoạch kiểm toán thì việc thực hiện kiểm toán là không thể
diễn ra. Ngược lại thực hiện kiểm toán lại tác động ngược trở lại lập kế hoạch kiểm
toán. Thông qua việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát KTV sẽ tiến hành đánh
giá lại rủi ro kết hợp đã được đánh giá lần đầu trong quá trình lập kế hoạch.
Lập kế hoạch kiểm toán cũng hỗ trợ cho quá trình kết luận và đưa ra báo cáo
kiểm toán thông qua việc thu thập và cung cấp những thông tin chung về khách
hàng.
Như vậy, có thể nói lập kế hoạch kiểm toán là một yếu tố mang tính chất quyết
định và có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của toàn cuộc kiểm toán tại Ernst & Young.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Vì vậy, công tác lập kế hoạch tại Ernst & Young Việt Nam luôn luôn được chú trọng
và thực hiện một cách nghiêm túc.
1.2 Thực trạng vận dụng quy trình lập kế hoạch trong kiểm toán BCTC do
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường tài chính tại Việt Nam những năm gần đây, các trung gian tài chính ngày
càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng
và chất lượng của các tổ chức này đòi hỏi nhu cầu về tính trung thực của các thông
tin trên BCTC ngày càng cao.
Ernst & Young tự hào là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu và chất lượng kiểm
toán BCTC thực hiện ở các trung gian tài chính tại Việt Nam. Để tìm hiểu về vận
dụng quy trình lập kế hoạch trong kiểm toán BCTC tại Ernst & Young Việt Nam
chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về thực trạng vận dụng quy trình lập kế hoạch kiểm
toán do Ernst & Young Việt Nam thực hiện tại hai trung gian tài chính là ngân hàng
XYZ và công ty bảo hiểm ABC.
1.2.1 Thực trạng vận dụng quy trình lập kế hoạch trong kiểm toán BCTC
tại ngân hàng XYZ do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.
1.2.1.1 Lập kế hoạch và nhận diện rủi ro
Tìm hiểu về yêu cầu dịch vụ của khách hàng để quyết định giới hạn kiểm
toán và thiết lập nhóm kiểm toán
Ngân hàng XYZ là khách hàng nhiều năm của Ernst & Young. Theo như hợp
đồng đã được ký kết, Ersnt & Young tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho
ngân hàng XYZ trong năm tài chính 2009 và phạm vi kiểm toán là toàn bộ các
khoản mục trên BCTC. Nhóm kiểm toán gồm:
Ông Tom Chong – Giám đốc kiểm toán
Bà Lê Thị Tuyết Mai – Chủ nhiệm kiểm toán
Bà Đỗ Quỳnh Trang – Trưởng nhóm kiểm toán
Ông Nguyễn Đình Quý – KTV cấp 2
Bà Nguyễn Ngọc Anh – KTV cấp 1
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Xem xét việc chấp nhận khách hàng hoặc tiếp tục kiểm toán
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV phải xác định có chấp nhận khách
hàng kiểm toán hay không. Việc đánh giá được tiến hành thông qua bảng câu hỏi do
ban giám đốc bộ phận kiểm toán thực hiện. Đối với những khách hàng cũ, việc chấp
nhận kiểm toán được dựa trên kết quả kiểm tra theo quý. Thông thường bảng câu
hỏi được thiết kế sẽ gồm khoảng 200 câu. Đối với khách hàng mới số lượng câu hỏi
sẽ được thiết kế chi tiết hơn nhằm thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết cho
việc ra quyết định có chấp nhận khách hàng hay không.
Đối với ngân hàng XYZ, đây là NHTM nhà nước – một khách hàng lâu năm của
Ernst & Young. Vì vậy, bảng hỏi được lập còn đề cập đến những câu hỏi liên quan
đến năm tài chính trước.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Bảng 1.2 Mẫu câu hỏi thẩm định ngân hàng XYZ
MẪU THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG
Khách hàng: Ngân hàng XYZ
ST
T
Câu hỏi Có Không
1 Có sự thay đổi quan trọng nào trong điều kiện tài chính của
khách hàng trong năm qua?
2 Có sự sai phạm trọng yếu nào được đề cập trong cuộc kiểm
toán năm trước?
3 Có sự bất đồng gay gắt nào giữa KTV và Ban Giám đốc của
khách hàng trong cuộc kiểm toán năm trước liên quan đến
vấn đề kế toán, kiểm toán?
4 Tổng hợp các chênh lệch kiểm toán không được điều chỉnh
năm trước có vượt quá mức mà đòi hỏi phải có tư vấn?
5 Khách hàng có tuân thủ các quy định của luật đầu tư tại Việt
Nam?
6 Khách hàng có hệ thống, quy trình phù hợp để phát hành
báo cáo giữa niên độ đúng thời hạn và chính xác?
7 Có lý do gì nghi ngờ về tính liêm khiết của Ban Giám đốc?
8 Có vấn đề nào ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ lâu dài giữa
Ernst & Young với khách hàng?
…
…
Qua kinh nghiệm kiểm toán khách hàng XYZ trong những năm tài chính trước
và việc thực hiện bảng câu hỏi thẩm định, KTV đánh giá khách hàng XYZ là có bề
dầy lịch sử về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng, Ban Giám đốc của
XYZ là những người có trình độ và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đồng thời
cũng không có dấu hiệu đáng nghi về tính liêm khiết. Trong những năm tài chính
trước Ngân hàng XYZ không có thay đổi lớn về điều kiện tài chính, cũng như không
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
có sai phạm trọng yếu nào. Mọi ý kiến của KTV và bút toán điều chỉnh đều được
KTV và Ngân hàng thảo luận một cách kỹ lưỡng, Ngân hàng đồng ý điều chỉnh theo
ý kiến của KTV nên không hề có bất đồng nào làm ảnh hưởng không tốt đến mối
quan hệ lâu dài giữa Ernst & Young và khách hàng XYZ…
Ernst & Young quyết định sẽ tiếp tục kiểm toán cho Ngân hàng XYZ trong năm
tài chính 2009, phạm vi kiểm toán là toàn bộ các khoản mục trong BCTC.
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Khách hàng XYZ là NHTM nhà nước được thành lập tại nước Cộng hoà xã hội
Chủ Nghĩa Việt Nam.
XYZ được thành lập ngày 26/3/1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng. Lúc đầu mới thành lập Ngân hàng có tên là X, sau đó ngân
hàng đổi tên thành Y theo Quyết định số 400/TC ngày 14 tháng 11 năm 1990 của
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo Quyết định
số 280/QĐ-NH5 ngày 15 tháng 10 năm 1996 Ngân hàng đã đổi tên lần nữa thàng
Ngân hàng XYZ như hiện nay.
XYZ được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm:
Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá
nhân.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ
sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.
Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết
khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Các dịch vụ Ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép…
Ngân hàng XYZ có trụ sở chính tại Quận Ba Đình, Hà Nội. Tại thời điểm
31/12/2009 Ngân hàng có 1 hội sở chính, 3 văn phòng đại diện, 3 đơn vị sự nghiệp,
1 sở giao dịch và 115 chi nhánh cấp I, 2.200 chi nhánh cấp II, phòng giao dịch, địa
điểm giao dịch tại khắp các nơi trên cả nước. Ngoài ra Ngân hàng còn có 8 công ty
con.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Các BCTC của Ngân hàng được trình bày theo đơn vị triệu đồng Việt Nam,
được lập theo Hệ thống kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam theo Quyết định số
479/QĐ-NHNN2 ngày 29/4/2004 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2005.
Các BCTC kèm theo được lập trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ kế
toán được chấp nhận tại Việt Nam.
Phân tích sơ bộ về thông tin tài chính của Ngân hàng XYZ trong năm 2009
Thủ tục phân tích sơ bộ về thông tin tài chính được thực hiện thông qua phân tích
các BCTC gồm có BCĐKT và BCKQKD.
Phân tích BCĐKT:
Bảng 1.3 Phân tích sơ bộ BCĐKT của ngân hàng XYZ
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Ngày 31 tháng 12
năm 2009
Ngày 31 tháng 12
năm 2008
Thay đổi
(%)
TÀI SẢN 166.112.971 135.442.520 18%
1.Tiền và các khoản tương
đương tiền
2.Chứng khoán kinh doanh
3.Các công cụ tài chính phái
sinh
4.Cho vay khách hàng
5.Chứng khoán đầu tư
6.Góp vốn, đầu tư dài hạn
7.TSCĐ
8.Tài sản khác
23.080.779
739.381
258
100.482.233
37.404.891
684.138
1.214.196
2.507.095
33.286.256
867.393
-
80.142.030
17.329.218
510.211
1.157.037
2.150.375
(44%)
(17%)
20%
54%
25%
5%
14%
NGUỒN VỐN 166.112.971 135.442.520 18%
1.Các khoản nợ chính phủ và
NHNN
2.Tiền gửi của các TCTD khác
3.Tiền gửi của khách hàng
….
4.Vốn chủ sở hữu
5.Quỹ của TCTD
6.Lợi nhuận chưa phân phối
712.745
5.428.856
112.692.813
7.972.180
2.420.702
192.062
491.363
4.923.742
91.505.860
3.974.521
1.544.414
57.551
31%
9%
19%
50%
36%
70%
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
- Về tài sản:
Tổng tài sản của XYZ trong năm 2009 tăng 18%, chủ yếu tăng ở các khoản cho
vay khách hàng.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 44%, trong đó tiền mặt tại quỹ tăng
18% và tiền gửi ngân hàng giảm 49%. Cần thu thập bằng chứng về biên bản kiểm
kê tiền mặt tại quỹ và gửi thư xác nhận cho ngân hàng để xác minh tính chính xác
của thông tin.
Các khoản chứng khoán kinh doanh cũng giảm 17% so với năm tài chính trước.
Cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư là hai khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tài sản của công ty đều tăng, trong đó cho vay khách hàng tăng 20% và chứng
khoán đầu tư tăng 54% so với năm trước.
TSDH bao gồm các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn và TSCĐ cũng tăng đáng kể
so với năm trước.
- Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của XYZ trong năm 2009 tăng 18% , chủ yếu ở tăng ở các
khoản tiền gửi của khách hàng. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng 50% so với năm
trước do trong năm 2009 công ty có quyết định tăng vốn điều lệ. Các quỹ và lợi
nhuận chưa phân phối của công ty cũng tăng đáng kể so với năm tài chính trước.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Phân tích BCKQKD:
Bảng 1.4 Phân tích sơ bộ BCKQKD của ngân hàng XYZ
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước Thay đổi
THU NHẬP HOẠT ĐỘNG
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự 12.729.280 10.116.365 21%
Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự -8.085.890 -6.571.160 19%
THU NHẬP LÃI THUẦN 4.683.390 3.545.205 24%
….
Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 334.747 272.684 19%
Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối 64.087 60.002 6%
…
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 6.648.680 4.571.569 31%
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
Chi phí tiền lương -1.619.189 -1.118.567 31%
Chi phí khấu hao -312.022 -302.987 3%
Các chi phí hoạt động khác -834.816 -719.768 14%
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG -2.766.027 -2.141.322 23%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.882.653 2.430.247 37%
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -2.353.568 -1.600.256 32%
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 1.529.085 829.911 46%
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp -379.643 -227.191 40%
LỢI NHUẬN THUẦN TRONG NĂM 1.149.442 602.800 48%
Qua BCKQKD của XYZ có thể thấy, năm 2009 tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế của Ngân hàng tăng 46% so với năm 2008. Tổng thu nhập hoạt động tăng 31%
trong đó tổng thu nhập lãi thuần có tỷ trọng lớn nhất và tăng 24% so với năm tài
chính trước. Đây là điều hợp lý do trong Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt
động mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng và thu nhập từ hoạt dộng tín dụng
chủ yếu là thu lãi.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Đánh giá môi trường CNTT
Ngân hàng XYZ trang bị một hệ thống máy tính tương đối hiện đại cho nhân
viên. Nhân viên các bộ phận đều thực hiện làm việc trên máy. Đối với kế toán Ngân
hàng sử dụng hệ thống IPICAS để hạch toán cho toàn ngành ở Hội sở chính và các
chi nhánh, văn phòng đại diện, sở giao dịch cũng như các công ty con. Ngân hàng
cũng sử dụng mạng nội bộ và kết nối internet để tạo điều kiện tốt cho nhân viên
trong quá trình làm việc.
Nhìn chung, hệ thống CNTT của Ngân hàng là tương đối chuyên nghiệp.
Tìm hiểu về hệ thống KSNB và xác định những rủi ro gian lận có thể xảy ra
Đối với hệ thống KSNB, KTV thực hiện đánh giá trên phương diện toàn Ngân
hàng. Qua những bằng chứng thu thập được từ các kĩ thuật kiểm toán như phỏng
vấn, quan sát, thẩm tra tài liệu, KTV có được những nhận xét ban đầu như sau:
Môi trường kiểm soát.
- Ban Giám đốc của Ngân hàng coi trọng việc nghiêm chỉnh tuân thủ theo các
quy định của Pháp luật, thường xuyên cập nhật các quy định mới và có hướng dẫn
chi tiết các đơn vị cấp dưới thực hiện những quy định đó. Nhìn chung, Ban Giám
đốc là những người liêm chính và đạo đức. Qua quan sát, phỏng vấn và xem xét một
số tài liệu KTV không thấy có dấu hiệu nào đáng nghi ngờ về tính liêm khiết của
Ban Giám đốc Ngân hàng.
- Những nhân sự chủ chốt trong Ngân hàng như Ban Giám đốc và các trưởng
phòng,… đều là những người có trình độ đại học, tốt nghiệp những trường danh
tiếng trong nước và nước ngoài. Đồng thời, họ cũng là những người có kinh nghiệm
lâu năm trong nghề. Vì vậy, họ có chuyên môn sâu và có đủ năng lực thực hiện tốt
các công việc được giao.
- Ngân hàng thực hiện phân chia bộ máy hoạt động của mình thành nhiều
phòng ban như: Phòng Tín dụng, Phòng Kế toán, Phòng Kinh doanh Ngoại hối,
Phòng Marketing,… Mỗi phòng ban thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, không
có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban. KTV nhận thấy rằng cơ cấu tổ
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
chức của Ngân hàng khá chặt chẽ tạo điều kiện tốt cho việc quản lý hoạt động của
từng phòng ban.
- Ngân hàng thiết lập một chính sách nhân sự khá rõ ràng trong đó quy định về
tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật nhân viên.
Ví dụ: Tiền lương của nhân viên được chia thành 2 phần là lương cơ bản và
lương kinh doanh. Lương cơ bản được lương cố định còn lương kinh doanh thay đổi
theo kết quả hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra mỗi năm Ngân hàng đều có những
đợt thi đua, khen thưởng để động viên, khích lệ các nhân viên của mình.
- Ngân hàng thực hiện thiết lập hệ thống các kế hoạch và dự toán như: kế
hoạch tài chính, kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản trang thiết bị cho
năm sau, kế hoạch thu, chi quỹ…Nhìn chung, việc thiết lập và thực hiện kế hoạch
của Ngân hàng được thực hiện một cách khoa học và nghiêm túc.
- Ngân hàng có ban KSNB riêng để theo dõi tình hình hoạt động của Ngân
hàng. Định kì Ngân hàng cũng tổ chức những cuộc họp để tổng kết đánh giá lại
những tồn tại và ưu điểm của mình qua các thời kỳ khác nhau.
Các hoạt động kiểm soát.
- Ngân hàng có thành lập ban KSNB riêng ở hội sở và tại các chi nhánh, bộ
phận này có trách nhiệm theo dõi hoạt động của các bộ phận trong Ngân hàng. Nhìn
chung hoạt động của hệ thống KSNB được đánh giá là tương đối tốt.
- Hệ thống phần mềm của công ty tương đối hiện đại, có sử dụng mật khẩu để
ngăn chặn thông tin ra bên ngoài.
- Hàng quí và cuối năm Công ty đều tiến hành lập các BCTC để cung cấp đầy
đủ thông tin cho việc ra quyết định của Ban Giám đốc.
Đánh giá rủi ro.
Định kì Ban Giám đốc của Ngân hàng tổ chức các cuộc họp để đánh giá lại hoạt
động trong kỳ của Ngân hàng. Từ đó, xác định được những rủi ro chủ yếu của Ngân
hàng, những vấn đề còn tồn tại có thể ảnh hưởng không tốt tới Ngân hàng để tìm
biện pháp khắc phục. Mặt khác, hoạt động của Ban KSNB cũng góp phần đáng kể
trong việc đánh giá rủi ro và có biện pháp thích hợp để tăng hiệu quả hoạt động.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Với những hiểu biết nêu trên về hệ thống KSNB của Ngân hàng XYZ, KTV
đánh giá hệ thống KSNB xét trên góc độ toàn Ngân hàng là hiệu quả, tuy nhiên tại
một số chi nhánh vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:
- KTV nhận thấy một số khoản vay có tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị,
nhà xưởng chưa được tiến hành đánh giá lại giá trị thường xuyên.
- Bên cạnh đó còn tồn tại một số khách hàng có 2 mã số. Ví dụ: Khách hàng
Nguyễn Văn H ở chi nhánh Ngân hàng QT có mã số 014817760 (dư nợ 10.620.632
VNĐ), và 003384641 (dư nợ là 66.665.000 VNĐ). Điều này sẽ gây khó khăn cho
Ngân hàng trong việc quản lý khách hàng và dư nợ vay của khách hàng.
- Một số chi nhánh hạch toán số dư tiền mặt tại máy ATM vào tài khoản tiền
mặt đơn vị mà không theo dõi từng tài khoản riêng rẽ.
Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và mức sai lệch
cần điều chỉnh (SAD)
Chương trình kiểm toán của Ernst & Young toàn cầu đã chỉ rõ: “Người sử dụng
BCTC thường coi kết quả hoạt động kinh doanh (Ví dụ: Thu nhập trước thuế) là cơ
sở quan trọng nhất để đưa ra các quyết định, chiến lược. Vì vậy, chúng tôi coi kết
quả kinh doanh là cơ sở thích hợp nhất để ước tính mức độ trọng yếu ban đầu”.
Mọi trường hợp không sử dụng chỉ tiêu thu nhập trước thuế (Pre tax income) là
cơ sở để xác định PM, KTV đều phải có giải trình rõ ràng trong giấy tờ làm việc.
Đối với ngân hàng XYZ:
Thu nhập trước thuế được sử dụng để xác định mức trọng yếu kế hoạch. Thu
nhập trước thuế của Ngân hàng trong năm 2009 đạt 1.529.085 Trđ. Vì vậy, các chỉ
tiêu sẽ được xác định như sau:
- Mức trọng yếu kế hoạch (PM) được xác định bằng 5% của Thu nhập trước
thuế:
PM = 5% * Thu nhập trước thuế = 5% * 1.529.085 = 76.454 (Trđ)
- Sai sót có thể bỏ qua (TE) bằng 50% mức trọng yếu kế hoạch
TE = 50% * 76.454 = 38.227 (Trđ)
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
- Mức trọng yếu đối với mỗi khoản mục (Threshold) bằng 25% của TE
Threshold = 25% * 38.227 = 9.557 (Trđ)
- Mức sai lệch cần điều chỉnh (SAD) bằng 5% của mức trọng yếu kế hoạch:
SAD = 5% * 76.454 = 3.823 (Trđ)
Xác định các khoản mục quan trọng và cơ sở dẫn liệu có liên quan
Những khoản mục được coi là trọng yếu là những khoản mục có số dư lớn hơn
TE và có bản chất trọng yếu.
Dựa vào bản chất của các khoản mục và số dư của chúng trên bảng cân đối thử
(leadsheet) KTV xác định những khoản mục sau là trọng yếu:
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Bảng 1.5 Những khoản mục trọng yếu và cơ sở dẫn liệu liên quan
R&
O Quyền và nghĩa vụ
V Tính giá
E/O Hiện hữu
C Đầy đủ
D Phân loại và trình bày
Khách hàng : XYZ
Kỳ kế toán: 1/1/2009 – 31/12/2009
TE: 38.227 Trđ
ST
T CHỈ TIÊU
Cơ sở dẫn liệu có liên quan
R&O V E/O C D
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
2 Chứng khoán kinh doanh
3 Cho vay khách hàng
4 Chứng khoán đầu tư
5 Góp vốn đầu tư dài hạn
…
1.2.1.2 Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm toán.
Nhận diện các lớp nghiệp vụ quan trọng, tìm hiểu quy trình nghiệp vụ và xác
định các sai sót có thể xảy ra.
Trong Ngân hàng xảy ra rất nhiều nghiệp vụ kinh tế khác nhau, các nghiệp vụ
này chính của Ngân hàng được xác định như sau:
- Thu tiền.
- Chi tiền.
- Tiền lương.
- TSCĐ (tăng, giảm và trích khấu hao TSCĐ).
- Cho vay.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
- Mở thư tín dụng (LC).
- Bảo lãnh (LG).
- Khách hàng rút tiền khỏi tài khoản.
- Mở thẻ cho khách hàng.
- Các giao dịch ngoại hối.
- Thanh toán điện tử.
- Gửi tiền vào tài khoản.
- Đóng tài khoản.
- Mở tài khoản.
Trước khi bước vào thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản
KTV cần có những hiểu biết về qui trình luân chuyển chứng từ của các nghiệp vụ
và đánh giá các sai phạm có thể xảy ra.
Ví dụ: Quy trình nghiệp vụ khấu hao TSCĐ:
Ngân hàng XYZ có một văn bản qui định về thời gian sử dụng của từng loại tài
sản. Cụ thể về qui định như sau:
TSCĐ hữu hình và vô hình được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
trong suốt thời gian sử dụng. Ước tính về thời gian sử dụng của tài sản như sau:
Nhà cửa, vật, kiến trúc: 25 năm
Máy tính: 3-5 năm
Phương tiện vận tải: 6-7 năm
Thiết bị văn phòng: 5-7 năm
Quyền sử dụng đất có thời hạn: Theo thời hạn thuê
TSCĐ vô hình khác: 3 năm
Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng qui định thời gian sử dụng của từng loại tài sản,
bảng tính và phân bổ khấu hao, các chứng từ giao dịch.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Bảng 1.6 Qui trình luân chuyển chứng từ nghiệp vụ khấu hao TSCĐ
STT Bước công việc Người thực hiện
1 Hàng tháng kế toán tài sản cố định tiến hành tính khấu
hao cho tất cả tài sản cố định thông qua bảng tính và
phân bổ khấu hao.
Kế toán tài sản
cố định
2 Kế toán trưởng sẽ kiểm tra lại bảng tính và phân bổ khấu
hao và ký vào đó, sau đó trình cho giám đốc phê duyệt
Kế toán trưởng,
giám đốc
3 Căn cứ vào bảng tính khấu hao được phê duyệt kế toán
tài sản cố định tiến hành hạch toán, nhập số liệu vào hệ
thống IPCAS và hệ thống tự động hạch toán.
Kế toán tài sản
cố định
4 Hàng tháng, kế toán ở Hội sở của Ngân hàng chịu trách
nhiệm đối chiếu và hợp nhất chi phí khấu hao tài sản cố
định của tất cả các chi nhánh và công ty con của Ngân
hàng qua tài khoản 519105 - Điều chuyển vốn mua sắm
tài sản cố định
Kế toán (được
Hội sở chỉ định)
Sai phạm có thể xảy ra:
- Kế toán TSCĐ áp dụng sai thời gian khấu hao TSCĐ được qui định trong
văn bản của Giám đốc Ngân hàng.
- Kế toán TSCĐ phạm lỗi trong quá trình tính toán như công, trừ, nhân, chia
sai.
- Áp dụng sai ngày đưa tài sản vào sử dụng.
- Quá trình đối chiếu và hợp nhất chi phí khấu hao TSCĐ giữa hội sở, chi
nhánh và công ty chưa hợp lý.
Thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối.
Mục đích của việc thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối là để KTV hiểu rõ
hơn và có cái nhìn tổng quát hơn về việc thực hiện từng qui trình nghiệp vụ của
khách hàng.
Ví dụ: Để hiểu rõ qui trình tính toán và trích khấu hao của TSCĐ tại Ngân hàng
XYZ, KTV tiến hành thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối như sau:
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Bảng 1.7 Thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối nghiệp vụ khấu hao TSCĐ
Khách hàng
XYZ
Tham chiếu
B4.207
Bộ phận Kế toán Chuẩn bị bởi NNA
Ngày BCTC
31 Dec 2009
Xem xét bởi ĐQT
Tên nghiệp vụ trọng yếu: Khấu hao TSCĐ
Thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối (walkthrough procedures)
Khấu hao của TSCĐ
Hàng tháng kế toán TSCĐ tiến hành tính khấu hao của tất cả TSCĐ. Sau đó kế
toán trưởng sẽ kiểm tra và trình lên cho Giám đốc phê duyệt.
Dựa vào số tiền khấu hao được phê duyệt, kế toán tiến hành ghi sổ vào hệ thống.
Chứng từ giao dịch in ra từ hệ thống được kế toán TSCĐ ký và chuyển lên cho kế
toán trưởng, Giám đốc phê duyệt.
Chú ý:
Tại hội sở Ngân hàng, hàng tháng sẽ có một kế toán viên sẽ chịu trách nhiệm đối
chiếu và hợp nhất chi phí khấu hao TSCĐ của Hội sở, các chi nhánh và các công
ty con thông qua tài khoản 519105 – “ Điều chuyển vốn mua sắm TSCĐ”
Ngân hàng XYZ có văn bản qui định cụ thể về thời gian khấu hao của từng loại
TSCĐ
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối (walkthrough
process)
Mục đích: Khẳng định lại hiểu biết của chúng tôi về quá trình tính và ghi
nhận khấu hao TSCĐ của khách hàng và nó được ghi lại cụ thể bằng văn bản như
thế nào.
Phạm vi: 1/1/2009 đến 31/12/2009, chọn 1 nghiệp vụ
Chứng từ gốc:
- Kế hoạch mua sắm TSCĐ hàng năm của Ngân hàng.
- Phê duyệt của ban quản lý tài sản đối với kế hoạch mua sắm hàng
năm.
- Giấy đề nghị về mua sắm TSCĐ của bộ phận hành chính, quản lý
Ngân hàng.
- Giám đốc phê duyệt giấy đề nghị mua sắm.
- Bảng báo giá của nhà cung cấp.
- Đơn đặt mua TSCĐ với nhà cung cấp.
- Hợp đồng mua tài sản với nhà cung cấp.
- Hoá đơn mua tài sản.
- Biên bản kiểm nhận TSCĐ.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Công văn qui định thời gian khấu hao của từng loại TSCĐ.
- Chứng từ giao dịch hạch toán khấu hao TSCĐ.
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối nghiệp vụ Khấu hao TSCĐ:
S
T
T
Các kiểm soát
chính
Nội dung Tham
chiếu
1. Phê chuẩn đối vối
việc tính toán khấu
hao TSCĐ hàng
tháng.
Kế toán TSCĐ in các công việc tính toán
khấu hao TSCĐ từ hệ thống, kiểm tra và ký
vào đó. Việc tính toán này sẽ được xem xét lại
bởi kế toán trưởng và được phê duyệt bởi
Giám đốc liên quan.
B4.207.3.1
2. Bút toán ghi nhận
và đối chiếu.
Chứng từ giao dịch thể hiện bút toán và nội
dung hạch toán khấu hao TSCĐ sẽ được in ra
từ hệ thống. Kế toán TSCĐ sẽ kiểm tra và ký
vào đó, sau đó trình lên kế toán trưởng xem
xét kí duyệt và trình Giám đốc.
B4.207.3.2
3. Tự động hạch
toán.
Nghiệp vụ sẽ được tự động hạch toán và cập
nhật vào sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản liên
quan.
TSRS
4. Đối chiếu cuối
tháng.
Cuối tháng bảng danh sách các giao dịch sẽ
được in ra đối chiếu với những chứng từ kế
toán.
B4.207.3.3
Sự phân công, phân nhiệm (segregation of duties)
Phải có sự phân chia về trách nhiệm và công việc giữa phòng hành chính (quản lý việc
mua sắm, thanh lý tài sản) với kế toán TSCĐ, phòng kế toán và Giám đốc liên quan.
Các yêu cầu thực hiện Người thực hiện
1 Thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối phải xuyên suốt quá
trình bắt đầu từ đơn yêu cầu, việc phê chuẩn, ghi nhận, xử lý và
báo cáo của từng nghiệp vụ và những thủ tục kiểm soát có liên
quan.
NNA
2 Chúng tôi đánh giá những hiểu biết của nhân viên của khách hàng
vể những những thủ tục kiểm soát bắt buộc mà họ phải thực hiện
NNA
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
để xác định xem công việc họ xử lý có được thực hiện đúng hay
không.
3 Chúng tôi cảnh giác khi phát hiện ra những ngoại lệ đối với các thủ
tục kiểm soát bắt buộc của khách hàng.
NNA
4 Nếu chúng tôi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn
mức tối đa, chúng tôi phải xem xét tới chất lượng của bằng chứng
thu được từ việc thưc hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối đã đủ
để xác định về tính hiệu quả của các thủ tục kiểm soát của khách
hàng chưa và các thủ tục kiểm soát đó có được thực hiện không.
NNA
5 Chúng tôi sử dụng những chứng từ gốc và những thông tin về kĩ
thuật tương tự như khách hàng đã sử dụng trong quá trình luân
chuyển chứng từ.
NNA
6 Những câu hỏi của chúng tôi đối với nhân viên của khách hàng
bao gồm những câu hỏi về những vấn đề sau: nhân sự của khách
hàng làm những công việc gì, các loại lỗi mà họ có thể mắc phải là
gì, kết quả của việc phát hiện ra những lỗi sai ấy và những lỗi đó
sẽ được giải quyết như thế nào… để xác định những thủ tục kiểm
soát để ngăn ngừa.
NNA
7 Khi chúng tôi phát hiện ra những thay đổi quan trọng trong quá
trình luân chuyển chứng từ, chúng tôi đánh giá bản chất của những
thay đổi đó để xác định quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu
đến cuối có diễn ra cả trước và sau những thay đổi hay không.
NNA
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Lựa chọn các thủ tục kiểm soát để kiểm tra
Như KTV đã đánh giá ở trên, Ngân hàng XYZ có hệ thống KSNB hoạt động
khá hiệu quả. Theo kinh nghiệm từ những năm kiểm toán trước, KTV sẽ tập trung
vào thiết kế các thử nghiệm kiểm soát hơn là các thử nghiệm cơ bản. Do đó thử
nghiệm kiểm soát được thiết kế cho hầu hết các quy trình của XYZ .
Đánh giá rủi ro kết hợp
Ernst & Young tiến hành đánh giá rủi ro kết hợp cho từng khoản mục trên
BCTC.
Ví dụ về đánh giá rủi ro kết hợp của khoản mục TSCĐ:
Bảng 1.8 Đánh giá rủi ro kết hợp của khoản mục TSCĐ
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Như vậy rủi ro kết hợp của TSCĐ được đánh giá ở mức trung bình. KTV sẽ tiến
hành thiết kế các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại rủi ro kết hợp.
Việc đánh giá rui ro kết hợp thực hiện tương tự đối với các khoản mục khác như
tiền mặt, tiền gửi của cá nhân và tổ chức, lương,… Nếu rủi ro kết hợp của khoản
mục nào được đánh giá ở mức cao KTV sẽ không tiến hành thực hiến các thử
nghiệm kiểm soát mà thực hiện luôn thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục ấy.
Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
SV: Lại Khánh Linh Lớp: Kiểm toán 48C
25