Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

DÂN SỰ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.32 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
A.

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1

B.

NỘI DUNG........................................................................................................2
I.

Cơ sở lí luận..................................................................................................2
1.

Di chúc.......................................................................................................2

2.

Điều kiện để di chúc hợp pháp...................................................................2
2.1. Về người lập di chúc..............................................................................3
2.2. Về nội dung di chúc...............................................................................4
2.3. Về hình thức của di chúc.......................................................................4

II.

Hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015....................5
1.

Di chúc miệng...........................................................................................5

2.


Di chúc bằng văn bản.................................................................................7
2.1. Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng................................9
2.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.........................................10
2.3. Di chúc bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực.......................12
2.4. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng,
chứng thực...........................................................................................15

III. Thực tiễn áp dụng các quy định về di chúc theo Bộ luật Dân sự 2005 và
cách giải quyết theo Bộ luật Dân sự 2015...................................................16
IV. Một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật....................................................18

C.

1.

Về di chúc miệng.....................................................................................18

2.

Về di chúc bằng văn bản..........................................................................19

3.

Về người làm chứng, người công chứng, chứng thực và người viết hộ
di chúc......................................................................................................19

KẾT LUẬN....................................................................................................20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................21



A.

LỜI MỞ ĐẦU

Luật dân sự là luật chung, luật gốc điều chỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả
các lĩnh vực từ những quan hệ trong sản xuất, kinh doanh cho đến những quan
hệ nảy sinh trong đời sống hàng ngày do đó phạm vi điều chỉnh của luật dân sự
rất rộng. Một trong những quan hệ xã hội được luật dân sự điều chỉnh và chú
trọng đó chính là quan hệ về thừa kế. Chế định thừa kế là một chế định quan
trọng trong luật dân sự do vậy mà mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung
nhưng chế định thừa kế vẫn luôn được nhắc đến trong luật Dân sự Việt
Nam.Thêm vào đó quyền thừa kế cũng được pháp luật bảo vệ (Khoản 2 Điều 32
Hiến pháp 2013). Vì vậy để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân,
luật Dân sự đã quy định cụ thể, chi tiết về thừa kế.
Một cá nhân có thể được thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật, do các quan hệ xã hội không
ngừng vận động phát triển cho nên mặc dù luật đã có quy định cụ thể nhưng trên
thực tế vẫn có xảy ra tranh chấp vì pháp luật khơng thể dự liệu được hết những
trường hợp, tình huống có thể xảy ra. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng
trong những trường hợp nhất định, là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, điều
kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định ( Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Cịn thơng thường, sẽ thơng qua di chúc do chủ sở hữu tài sản lập để phân chia
di sản. Nhưng đôi khi các bản di chúc này lại không hợp pháp và làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích của những người có quyền được thừa kế. Những bản di
chúc đó thường là vi phạm về nội dung hoặc hình thức hoặc vi phạm cả hai.
Nhưng vi phạm về hình thức vẫn thường xảy ra hơn cả.
Xuất phát từ những lí do trên, bản thân em đã lựa chọn đề tài “ Hình thức
của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015” để làm tiểu luận. Đây là
một vấn đề quan trọng sẽ góp phần hạn chế những tranh chấp không cần thiết

trong việc thừa kế di sản cũng như góp phần bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của cả người để lại di chúc và người được hưởng thừa kế. Do bản thân còn

1


hạn chế về kiến thức nên bài tiểu luận của em cịn nhiều thiếu sót. Mong thầy cơ
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
B.

NỘI DUNG

I.

Cơ sở lí luận

1.

Di chúc

Theo điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định “ Di chúc là sự thể hiện ý chí
của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” .
Có thể thấy di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương vì nó chỉ thể hiện ý
chí của một bên chủ thể là người lập di chúc (lập di chúc hay không, để lại tài
sản cho ai, phân chia di sản như thế nào,… đều do người lập di chúc quyết
định). Tuy nhiên di chúc khác với hành vi pháp lý đơn phương khác ở chỗ chủ
thể lập di chúc chỉ có thể là cá nhân cịn các hành vi pháp lý đơn phương khác
có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức; thời điểm có hiệu lực của hành vi pháp lý
đơn phương khác thường là khi người đưa ra hành vi pháp lý đơn phương cịn
sống cịn đối với di chúc thì nó chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết.

Mục đích của việc lập di chúc là nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác mà khơng cần có sự chấp thuận của người được chỉ định hưởng di sản
trong di chúc và di chúc chỉ được thực hiện sau khi người lập di chúc đã chết
nên trong di chúc có thể bao gồm nhiều phần nhưng không thể thiếu nội dung
thể hiện việc chuyển dịch tài sản của người lập di chúc đối với một hay một số
chủ thể khác.
Như vậy, có thể hiểu di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm định
đoạt tồn bộ hoặc một phần tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho cá
nhân, cơ quan, tổ chức sau khi chết một cách tự nguyện, theo đúng hình thức,
thể thức luật định và chỉ phát sinh hiệu lực khi người đó chết.
2.

Điều kiện để di chúc hợp pháp

Vì di chúc là một giao dịch dân sự nên nó phải đảm bảo các điều kiện có
hiệu lực của một giao dịch dân sự được quy định tại khoản 1 điều 117 Bộ luật
2


Dân sự 2015. Ngồi ra vì di chúc cịn là một giao dịch dân sự đặc biệt nên di
chúc phải đảm bảo những điều kiện riêng.
2.1.

Về người lập di chúc

Lập di chúc là quyền của mỗi cá nhân tuy nhiên khơng phải bất kì cá nhân
nào cũng có thể thực hiện được quyền đó mà muốn thực hiện được thì cá nhân
đó phải là là người có năng lực chủ thể (năng lực hành vi).
Theo quy định tại điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 về người lập di chúc thì:
“ 1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1

Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Người từ 18 tuổi trở lên nếu không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì có quyền lập di chúc và
đồng thời phải đảm bảo được rằng trong quá trình lập di chúc người đó hồn
tồn minh mẫn, sáng suốt; khơng bị cưỡng ép, đe dọa (điểm a khoản 1 điều 630
Bộ luật Dân sự 2015). Điều này là quy định không chỉ đối với người 18 tuổi trở
lên mà là quy định bắt buộc đối với tất cả những chủ thể lập di chúc. Luật quy
định người lập di chúc cần đáp ứng các điều kiện trên vì việc lập di chúc là việc
thể hiện ý chí của chủ thể nên người lập phải nhận thức được hành vi của mình,
kiểm sốt được lý trí, phải hồn tồn tự nguyện, khơng bị chi phối cả về thể chất
lẫn tinh thần.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi vẫn có quyền lập di chúc nếu được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người
giám hộ vì trên thực tế thì những người đó hồn tồn có thể tự chi phối suy nghĩ,
hành động của mình, có thể thể hiện ý chí của mình ra bên ngồi đồng thời
người đó cũng có thể có tài sản riêng của mình (có thể là tài sản được thừa kế
hoặc tài sản do chính người đó làm ra). Vì vậy mà họ vẫn có quyền định đoạt
đối với tài sản của mình. Tuy nhiên nếu người đó cịn cha, mẹ đồng thời có
người giám hộ thì việc lập di chúc chỉ cần có sự đồng ý của người giám hộ vì
3


trong trường hợp này cha, mẹ chỉ là người đại diện pháp luật còn người giám hộ
mới là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và di
chúc còn là loại giao dịch dân sự khơng thể ủy quyền.
Ngồi ra người bị hạn chế về thể chất hoặc khơng biết chữ vẫn có quyền
được lập di chúc vì đây là quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong
Hiến pháp 2013 của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam .

2.2.

Về nội dung di chúc

Cũng như giao dịch dân sự thông thường di chúc cũng bao gồm những nội
dung do người lập di chúc tự ý quyết định (tự do thể hiện ý chí của mình) tuy
nhiên sự tự do ý chí ấy phải trong một chừng mực nhất định (khơng vi phạm
điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội…). Thơng thường thì khi vi
phạm điều cấm của luật thì cũng đã trái với đạo đức xã hội vì luật được xây
dựng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong đời sống đồng thời được
xây dựng dựa trên đạo đức xã hội nhưng cũng có những trường hợp không vi
phạm điều cấm của luật mà vi phạm đạo đức xã hội thì di chúc cũng khơng có
giá trị. Ví dụ như: để lại di sản với điều kiện người thừa kế phải ly hôn với
vợ/chồng của họ vì kết hơn hay ly hơn là quyền của cơng dân nên khơng ai có
quyền ép buộc; để lại di sản cho một tổ chức mà tổ chức này có dấu hiệu, hành
vi chống lại chính quyền… Điều này nhằm đảm bảo di chúc đã được lập không
xâm hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, khơng làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.
Nội dung của di chúc được quy định cụ thể tại Điều 631 Bộ luật Dân sự
2015 để sau này có căn cứ pháp lý để xác định thứ tự lập của di chúc, thông tin
về di sản, xác định tại thời điểm lập di chúc người lập di chúc cịn minh mẫn
khơng,…
2.3.

Về hình thức của di chúc

Hình thức của di chúc là phương tiện thể hiện ý chí của người lập di chúc,
chứa đựng nội dung mà người lập di chúc đã xác định, đồng thời minh chứng
cho sự tồn tại của di chúc. Người lập di chúc có thể lựa chọn một trong hai hình
4



thức là di chúc bằng miệng và di chúc bằng văn bản. Tuy nhiên theo quy định tại
khoản 4, khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc bằng văn bản khơng
có cơng chứng, chứng thực và di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp trong
trường hợp sau:
“[…] 4. Di chúc bằng văn bản khơng có công chứng, chứng thực chỉ
được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều
này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại,
cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc
cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người
làm chứng.”
II.

Hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc
ra bên ngồi thế giới khách quan1, là sự chứa đựng nội dung của di chúc, nhằm
thể hiện tâm tư, nguyện vọng, ý nguyện của người để lại di chúc đối với người
được hưởng tài sản, thể hiện ý muốn định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình của người lập di chúc đồng thời minh chứng cho sự tồn tại của di
chúc. Do đó hình thức của di chúc cũng chính là căn cứ pháp lý để phân chia tài
sản cho những người được thừa kế, người có quyền và lợi ích liên quan đối với
tài sản sau khi người lập di chúc chết. Đây cũng là cơ sở, bằng chứng để giải
quyết các vụ việc dân sự liên quan tranh chấp di sản thừa kế.
Vì vậy những nhà làm luật đã chia di chúc thành di chúc miệng (di chúc

bằng lời nói) và di chúc bằng văn bản.

1

Xem giáo trình luật Dân sự phần 1, Đại học Luật Hà Nội

5


1.

Di chúc miệng

Di chúc miệng (chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại
di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi mình chết. Theo khoản 1
Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc miệng chỉ được lập khi người lập di
chúc bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc văn bản được.
Di chúc miệng khơng có giá trị chứng cứ cao bằng di chúc thể hiện dưới
dạng văn bản mặc dù nó cũng được người làm chứng truyền đạt lại hoặc ghi lại
bằng văn bản. Bởi vì, trong quá trình truyền đạt lại di chúc người làm chứng có
thể thay đổi nội dung di chúc nhằm mục đích nào đó. Do đó luật chỉ cho phép
lập di chúc trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và khơng
thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng ( khoản 1 Điều
629 Bộ luật Dân sự 2015). Ví dụ như trường hợp người đó bị bệnh sắp chết, bị
tai nạn có nguy cơ chết,...
Đặc biệt một người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ hoặc từ đủ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu đang ở trong tình trạng bị đe dọa về tính mạng thì
cũng khơng được lập di chúc miệng (vì khoản 2 và khoản 3 Điều 630 Bộ luật
Dân sự 2015 đã quy định hình thức bắt buộc của di chúc do những người nêu

trên lập). Tuy nhiên trên thực tế thì hình thức lập di chúc của nhóm người này
trong trường hợp này cũng tương tự như lập di chúc miệng nhưng di chúc này
lại không bị giới hạn về thời gian như di chúc miệng bởi vì nó đã được tạo thành
văn bản cụ thể là di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc di chúc lập tại
phịng cơng chứng hoặc di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở.
Theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc miệng chỉ được
xem là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình
trước mặt ít nhất hai người làm chứng (người làm chứng cho việc lập di chúc
được quy định tại điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 ) và ngay sau khi người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc
điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể
6


hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ quan có
thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Di
chúc miệng phải có ít nhất hai người làm chứng, có một người ghi lại di chúc và
cả hai cùng kí tên nhằm đảm bảo ý chí của người lập di chúc được truyền đạt
một cách chính xác nhất. Điểm này là điều bắt buộc đối với di chúc miệng vì
như vậy mới có thể ít nhiều đảm bảo được tính chân thực, chính xác của di chúc
miệng. Đây cũng chính là điều kiện cần để di chúc miệng có giá trị.
Điều kiện của người làm chứng được quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự
2015:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người
sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Luật quy định về người làm chứng như trên là nhằm mục đích đảm bảo tính

chân thực, chính xác của di chúc vì nếu để người có quyền thừa kế, người có lợi
ích liên quan làm chứng sẽ có thể xảy ra trường hợp những người đó thay đổi ý
chí của người lập di chúc nhằm thu lợi về cho bản thân mình.
Những cá nhân được nhắc đến tại khoản 3 điều này không thể trở thành
người làm chứng vì những người này khơng thể nhận thức, làm chủ hành vi của
mình hoặc chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự cho nên họ lại càng không
thể làm chứng cho hành vi của một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Nếu di chúc bằng văn bản có thể mất hiệu lực một phần hoặc toàn bộ khi
người lập di chúc tạo một văn bản mới thay thế một phần hoặc toàn bộ bản di
chúc trước thì di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ nếu sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc
miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt ( khoản 2 điều 629
Bộ luật Dân sự 2015). Điều kiện này cũng chính là điều kiện đủ để di chúc
miệng có giá trị.

7


2.

Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết
tay hoặc đánh máy) có chứng nhận hoặc khơng có chứng nhận của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyển. Theo điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc bằng văn
bản bao gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng
văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có cơng chứng và di chúc
bằng văn bản có chứng thực.
Người lập di chúc hồn tồn có quyền thể hiện ý chí của mình bằng văn
bản và có quyền lựa chọn sử dụng một trong những hình thức văn bản nói trên
tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan bởi vì các hình thức

văn bản nói trên đều có giá trị pháp lý như nhau nếu được lập đúng trình tự, thủ
tục luật định. Tuy nhiên một di chúc được thể hiện dưới dạng văn bản dù là có
hay khơng có người làm chứng, cơng chứng hoặc chứng thực thì cũng phải đảm
bảo yêu cầu về nội dung của di chúc được quy đinh tại điều 631 Bộ luật Dân sự
2015.
Yêu cầu về ngày tháng là yêu cầu cần thiết để xác định hiệu lực của các
bản di chúc đặc biệt là trong trường hợp người lập di chúc để lại hơn một bản di
chúc, lúc đó bản di chúc được lập vào thời điểm gần nhất so với thời điểm mà
người đó mất thì có hiệu lực pháp lý cịn những bản di chúc trước đó có thể sẽ
mất hiệu lực toàn bộ hoặc một phần hoàn toàn tùy thuộc vào nội dung của bản di
chúc cuối cùng mà người đã mất để lại. Nếu người lập di chúc để lại nhiều bản
di chúc nhưng mỗi bản định đoạt một tài sản khác nhau thì tất cả các di chúc đã
lập đều có hiệu lực. Ngày, tháng, năm lập di chúc còn là căn cứ pháp lý để xác
định vào thời điểm lập bản di chúc đó người lập di chúc có minh mẫn, sáng suốt,
có tự nguyện lập di chúc hay khơng. Ví dụ trong trường hợp tranh chấp di sản
thừa kế, có một người thừa kế đưa ra giấy khám bệnh của bệnh viện hoặc các
giấy tờ khác có thể chứng minh rằng vào thời điểm lập di chúc người lập di chúc
khơng cịn minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó bị vơ hiệu và điều này sẽ làm thay

8


đổi quyền lợi của những người thừa kế cũng như những người có quyền và lợi
ích liên quan.
Vì di chúc là phương tiện để người lập di chúc thể hiện ý chí của bản thân
mình nên di chúc buộc phải có các thơng tin cơ bản về người lập di chúc, người
được hưởng tài sản mà người lập di chúc để lại thì mới có thể xác định được ý
chí trong bản di chúc là của ai. Thêm vào đó mục đích chính của di chúc là
nhằm chuyển giao tài sản của người lập di chúc cho người khác theo ý chí của
người lập di chúc nên khơng thể thiếu việc liệt kê các di sản cũng như nơi có di

sản. Trên thực tế có những trường hợp di chúc được lập nhưng khơng liệt kê di
sản hoặc có liệt kê nhưng việc xác định số lượng, diện tích, giá trị của di sản
khơng chính xác đã gây ra những tranh chấp trong q trình phân chia di sản và
có những vụ việc kéo dài hàng chục năm mà vẫn khơng giải quyết được. Do đó
việc thể hiện cụ thể, chi tiết thông tin về người lập di chúc, người hưởng thừa kế
và di sản là rất cần thiết để giảm thiểu tranh chấp giữa những người thừa kế.
Ngoài ra để đảm bảo tính chính xác, tránh trường hợp có người thay thế
một hay một số nội dung của di chúc thì di chúc phải dược đánh số trang theo
thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Ngồi ra để tránh gây
khó khăn cho q trình cơng bố di chúc và thực hiện thừa kế theo di chúc thì di
chúc khơng được viết tắt hoặc viết kí hiệu. Nếu di chúc viết tắt, viết kí hiệu mà
tất cả người thừa kế đều đồng ý hiểu theo một cách thì di chúc đó khơng bị
tun vơ hiệu cịn nếu có ít nhất một trong số những người được hưởng thừa kế
không đồng ý với cách hiểu đó thì di chúc bị tun bố vơ hiệu một phần hoặc vơ
hiệu tồn bộ tùy thuộc vào ảnh hưởng của chữ viết tắt đối với nội dung di chúc
cũng như đối với quyền lợi của người thừa kế.
Chính vì có những u cầu như trên mà di chúc bằng văn bản trở thành loại
di chúc được khuyến khích và thường xuyên được sử dụng hơn so với di chúc
miệng bởi vì di chúc miệng chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt,
bất khả kháng và chỉ được lập thành văn bản sau khi người lập di chúc thể hiện
ý chí cuối cùng của mình. Việc người lập di chúc dùng văn bản để thể hiện ý chí
của mình khơng chỉ bảo vệ được quyền lợi của họ mà còn giúp cho cơ quan
9


chức năng có cơ sở để giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến tài sản mà
người lập di chúc để lại bởi vì di chúc bằng văn bản giúp xác định ý chí của
người lập di chúc một cách dễ dàng, chính xác hơn so với di chúc miệng vì di
chúc bằng văn bản mang đậm dấu ấn cá nhân của người lập di chúc còn di chúc
miệng thì hồn tồn khơng có một dấu ấn nào của người lập di chúc mà chỉ có

sự xác nhận, đảm bảo của những người làm chứng.
2.1.

Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng

Đây là loại di chúc mà người lập di chúc tự tay viết và ký vào di chúc,
khơng có người làm chứng và khơng có chứng thực, chứng nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc của Công chứng nhà nước. Di chúc này vẫn
có hiệu lực giống các loại di chúc khác. Tuy nhiên trong trường hợp nếu xảy ra
tranh chấp về thừa kế mà cần phải có sự giám định chữ viết, chữ kí, vân tay thì
Tịa án sẽ cho giám định nếu có u cầu của ít nhất một bên.
Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đối với di chúc bằng văn bản
khơng có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào văn bản
bởi vì khơng có người làm chứng nên việc lập di chúc cũng như nội dung của di
chúc chỉ có người lập di chúc mới biết. Do đó khơng có bất kì bằng chứng hoặc
nào có thể chứng minh rằng nội dung của di chúc đó là đúng hay sai, người lập
di chúc là tự nguyện viết hay bị ép buộc và trong quá trình lập di chúc người lập
di chúc có minh mẫn, sáng suốt hay khơng. Vì vậy mà đối với di chúc loại này
thì người lập di chúc phải tự viết và ký tên. Đây chính là căn cứ để cơ quan chức
năng xác nhận tính chính xác của di chúc nhằm giải quyết các vụ tranh chấp liên
quan đến phần di sản được nhắc đến trong di chúc.
Cũng như các loại di chúc bằng văn bản khác, di chúc bằng văn bản khơng
có người làm chứng phải tuân thủ quy định về nội dung đã được đề cập đến ở
điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “ trường hợp di
chúc được lập bằng tiếng nước ngồi thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng
Việt và phải có cơng chứng hoặc chứng thực”. Điều này cũng có nghĩa là di
10



chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng nói riêng và di chúc bằng văn bản
nói chung có thể được viết bằng Tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.
2.2.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng là di chúc bằng văn bản do
người khác viết hộ dưới sự chứng kiến của ít nhất hai người làm chứng trong
suốt quá trình lập di chúc từ khi người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc đến
khi người lập di chúc tự ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. Đồng thời, những
người làm chứng phải cũng nhau ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. Ngoài ra
việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại
Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật Dân sự 2015.
Trên thực tế có những nguyên nhân chủ quan như không biết đọc, không
biết viết, bị khiếm khuyết về thể chất,… mà người muốn lập di chúc khơng thể
tự mình viết bản di chúc để thể hiện ý chí của mình đối với việc định đoạt một
phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình được có người đó thì có
thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy hộ. Tuy nhiên để bản di chúc này có giá
trị pháp lý thì nó cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau, nếu thiếu một
trong những điều kiện này thì di chúc được xem là khơng hợp pháp:
Một là, di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng: quy định này nhằm
mục đích bảo vệ quyền của người lập di chúc, đảm bảo ý chí của người lập di
chúc được thể hiện chính xác. Tuy rằng luật không quy định là người làm chứng
và người viết hộ phải là hai người khác nhau nhưng để tạo ra sự khách quan
trong quá trình xác định người viết hộ có truyền đạt đúng những nội dung mà
người lập di chúc muốn truyền đạt hay không thì người viết và người làm chứng
nên là hai người khác nhau. Bởi vì nếu người viết hộ đồng thời trở thành người
làm chứng thì sẽ làm phát sinh vấn đề là người đó có thể thay đổi nội dung trong
q trình viết. Việc u cầu có ít nhất hai người làm chứng cũng nhằm mục đích
giống như đối với di chúc miệng đó là tránh trường hợp có sự thông đồng giữa

người làm chứng và người viết hộ.

11


Hai là, di chúc phải được người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ trước sự
chứng kiến của những người làm chứng. Yêu cầu này cũng là một trong những
yêu cầu giúp cho di chúc có hiệu lực pháp lý cao hơn so với di chúc miệng. Điều
này cũng chính là cơ sở để xác minh rằng nội dung di chúc có đúng với ý chí
của người lập di chúc hay khơng, người lập di chúc có sáng suốt, minh mẫn
trong q trình lập di chúc hay khơng và cuối cùng là việc lập di chúc là tự
nguyện hay do bị đe dọa, cưỡng ép.
Ba là, những người làm chứng xác nhận làm chứng việc lập di chúc và
cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. Người làm chứng là người làm
chứng những hành vi của người lập chúc và người viết hộ di chúc do đó di chúc
muốn có hiệu lực pháp lý thì khơng thể thiếu sự xác nhận của những người này.
Họ là người nghe những gì mà người lập di chúc muốn truyền đạt nên ngồi
việc người lập di chúc xác nhận tính chính xác của những gì được thể hiện trong
văn bản thì người làm chứng cũng là người xác nhận độ chính xác của nội dung
văn bản. Bởi vì trong một số trường hợp người viết hộ có thể thay đổi nội dung
của bản di chúc nhưng khi đọc lại cho người lập di chúc thì vẫn đọc đúng như
những gì mà người lập đã nói. Cho nên vai trị của người làm chứng là hết sức
quan trọng.
Bốn là di chúc phải là ý chí của người để lại di sản và được người khác thể
hiện trên văn bản.
Sau khi di chúc được lập xong thì người viết hộ đưa di chúc cho người lập
di chúc đọc lại. Nếu như người lập di chúc không tự đọc được ( không biết chữ,
bị hạn chế về thể chất, …) thì người viết hộ hoặc người làm chứng phải đọc cho
người đó nghe để nếu có gì sai sót thì người viết hộ sửa lại, cịn nếu đúng thì
người đó sẽ ký tên hoặc điểm chỉ. Tiếp theo người làm chứng tự đọc lại di chúc,

nếu nhận thấy bản di chúc đã hoàn tồn thể hiện được đầy đủ ý chí của người
lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ sau khi mất thì ký tên hoặc điểm
chỉ vào bản di chúc.
Việc lựa chọn hình thức di chúc này đem lại những thuận lợi nhất định cho
người lập chúc bởi vì như vậy sẽ đỡ mất thời gian, có thể lập di chúc ở nơi cư
12


trú, nơi làm việc hoặc bất kì nơi nào mà người lập di chúc cảm thấy thuận tiện.
Thêm vào đó người được lựa chọn để làm người làm chứng thường là người
quen nên người lập di chúc có thể biết được rằng người làm chứng đó có đáng
tin tưởng hay không. Tuy nhiên việc lập di chúc theo thể thức này lại gây ra
những bất tiện cho người làm chứng vì người làm chứng phải tham gia từ lúc bắt
đầu lập di chúc cho đến lúc việc lập di chúc kết thúc.
2.3.

Di chúc bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực

Di chúc bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thức được chia thành ba
loại sau:
Một là, di chúc bằng văn bản do người lập di chúc tự lập rồi đem đi công
chứng hoặc chứng thực. Đây là loại di chúc đã được lập thành văn bản trước đó
và người lập di chúc đem tới các tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban nhân
dân cấp xã và yêu cầu họ chứng thực vào bản di chúc của mình.
Xét về bản chất thì bản di chúc này cũng là bản di chúc có người làm
chứng nhưng người làm chứng ở đây không phải là người thân, người quen của
người lập di chúc mà là nhân viên của cơ quan công chứng hoặc Ủy bản nhân
dân cấp xã. Điểm này chính là điểm giúp cho bản di chúc loại này có hiệu lực
pháp lý cao hơn so với những bản di chúc đã nêu trên. Bởi vì nếu người làm
chứng là người thân hoặc người quen của người làm chứng hoặc của những

người có quyền thừa kế thì trong q trình làm chứng họ có thể tác động ít nhiều
vào ý chí của người lập chúc khi định đoạt tài sản. Còn trong trường hợp người
làm chứng là nhân viên của cơ quan công chứng hoặc Ủy bản nhân dân cấp xã
thì sẽ đảm bảo được tính khách quan vì họ sẽ khơng tác động tới ý chí của người
lập di chúc mà họ chỉ xác nhận bản di chúc đó là đúng với ý chí của người lập di
chúc. Ngồi ra việc người lập di chúc tự đi cơng chứng, chứng thực sẽ đảm bảo
được nội dung của bản di chúc được giữ kín cho đến khi người ấy mất.
Hai là, di chúc được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã. Thủ tục lập loại di chúc này được quy định tại Điều 636 Bộ
luật Dân sự 2015 như sau:
13


“1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước cơng chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công
chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc
ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi
chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Cơng chứng viên hoặc người
có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng
và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm
quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cơng chứng viên hoặc người có
thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc
trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
Ngoài ra theo quy định tại Điều 56 Luật cơng chứng 2014 về cơng chứng di
chúc thì:
“ 1. Người lập di chúc phải tự mình u cầu cơng chứng di chúc, không ủy
quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa
hoặc cưỡng ép thì cơng chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường
hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối cơng chứng di chúc đó.
Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người u cầu cơng
chứng khơng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
3. Di chúc đã được cơng chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa
đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc tồn bộ di chúc thì có thể u cầu
bất kỳ cơng chứng viên nào cơng chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy
bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành
nghề cơng chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề
14


công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di
chúc đó.”
Để tăng tính khách quan trong q trình cơng chứng, chứng thực thì Bộ
luật Dân sự 2015 có quy định những người không được công chức, chứng thực
di chúc tại Điều 637:
“1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật.
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.”
Ba là, di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở (Điều 639 Bộ luật Dân sự
2015). Hình thức di chúc này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất
định. Ví dụ như người lập di chúc vì lí do sức không thể tự đến tổ chức hành
nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để công chứng di chúc được.
Theo quy định tại Điều 639 thì thủ tục lập di chúc do công chứng viên lập

tại chỗ ở được tiến hành theo Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên trong
trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người u cầu cơng chứng
khơng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng phải ghi rõ trong văn bản (khoản 2
Điều 56 Luật công chứng 2014).
2.4.

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng,
chứng thực

Trong những trường hợp đặc biệt mà cá nhân không thể đến tổ chức hành
nghề công chứng cũng như Ủy ban nhân dân cấp xã thị cá nhân có thể lập những
bản di chúc có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực tùy thuộc vào
hoàn cảnh mà cá nhân gặp phải. Điều này được quy định cụ thể trong Điều 638
Bộ luật Dân sự 2015. Quy định này đã chứng tỏ được sự linh động, sáng tạo và
khả năng dự liệu các tình huống có thể xảy ra trong đời sống của những nhà làm
luật.
Một là, di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ
cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng
15


thực. Do yêu cầu kỷ luật của quân đội hoặc do nguyên nhân khách quan nào đó
mà người lập di chúc (trong trường hợp này là quân nhân đang tại ngũ) không
thể đến các tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để
cơng chứng thì họ có xin xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lại.
Di chúc này cũng có giá trị như di chúc văn bản có cơng chứng, chứng thực
Hai là, di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của
người chỉ huy phương tiện đó. Tàu biển, máy bay là những phương tiện có tính
chất đặc thù khơng phải khi nào cũng có thể dừng lại được. Do đó trong trường
hợp có người đang đi trên tàu biển, máy bay (nhân viên hoặc hành khách) vì lí

do bệnh tật đến mức bị đe dọa về tính mạng hoặc vì lí do nào đó mà họ muốn
lập di chúc, thì họ có thể lập di chúc và xin xác nhận của người chỉ huy tàu biển,
tàu bay. Di chúc này cũng có hiệu lực pháp lý.
Ba là, di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều
dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. Di chúc này
có hiệu lực như di chúc được công chứng, chứng thực khi người lập di chúc vì lí
do đang bị bệnh tật đe dọa đến tính mạng hoặc không thể đi lại được hoặc nơi
chữa trị cách xa nơi công chứng, chứng thực.
Bốn là, di chúc của người đang làm cơng việc khảo sát, thăm dị, nghiên
cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. Luật dân
sự quy định như vậy là do đặc thù nghề nghiệp của những người này (những
người này phải làm việc ở vùng rừng núi, hải đảo – những nơi cách xa trung
tâm, xa nơi có tổ chức hành nghề cơng chứng hoặc xa Ủy bản nhân dân).
Năm là, di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận
của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. Cơ quan lãnh sự,
đại diện ngoại giao cũng là đại diện cho quyền lực nhà nước ở nơi sở tại cho nên
di chúc có chứng nhận của cơ quan này thì cũng có hiệu lực như của tổ chức
hành nghề công chứng, Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sáu là, di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình
phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ
sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Những người này do
16


đang bị hạn chế đi lại nên không thể đến tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban
nhân dân cấp xã cho nên di chúc của họ phải có xác nhận của người phụ trách cơ
sở thì mới có hiệu lực pháp lý như di chúc được công chứng, chứng thực.
III.

Thực tiễn áp dụng các quy định về di chúc theo Bộ luật Dân sự

2005 và cách giải quyết theo Bộ luật Dân sự 2015

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy các vụ việc liên quan đến tranh chấp tài
sản thừa kế diễn ra khá thường xuyên, tương đối phức tạp và gây nhiều khó
khăn trong q trình xét xử của Tịa án nhân dân. Ví dụ như:
Một là, trường hợp phân chia di sản khi di chúc miệng được lập khơng
đúng trình tự, thủ tục luật định
Ơng Nguyễn Văn K và bà Lê Thị M có ba người con là anh T, chị N và chị
H. Ngày 5/8/2006 ông K chết để lại di chúc miệng và được anh T ghi âm lại và
có hai người hàng xóm làm chứng là bà L và ông D với nội dung để lại cho anh
T căn nhà và đất còn chị N và chị H thì mỗi người được một cây vàng. Chị N và
chị H không chấp nhận di chúc mà anh T đã ghi âm vì nó khơng đúng với luật
định (quy định tại khoản 5 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005) do đó hai chị đã yêu
cầu Tòa chia di sản theo pháp luật. Tuy nhiên trong q trình giải quyết vụ án thì
Bộ cơng an cũng như chị N và chị H đều công nhận giọng nói trong băng là của
ơng K và cũng có nhân chứng, bằng chứng chứng minh trong quá trình lập di
chúc ơng K hồn tồn minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện, khơng bị cưỡng ép, đe
dọa. Ngồi ra, xét thấy trình độ am hiểu pháp luật của các nhân chứng cịn hạn
chế nên khơng biết về thủ tục lập di chúc miệng. Nên tòa sơ thẩm đã tuyên bố di
chúc của ơng K là có hiệu lực pháp và tiến hành chia di sản theo di chúc (theo
bản án sơ thẩm số 24/200/DSST ngày 5/9/2007). Như vậy có thể thấy quyết định
trên của tịa mặc dù khơng đúng với quy định của pháp luật nhưng nếu tịa
khơng thừa nhận di chúc này thì ý nguyện của ơng K sẽ khơng được thực hiện
mặc dù có đủ căn cứ pháp lý chứng minh đây thực sự là di nguyện của ông K
nên di chúc cần phải được thừa nhận2.
2

Xem thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, Sđd tr.10,11

17



Hai là, trường hợp phân chia di sản trong trường hợp di chúc bằng văn
bản lập khơng đúng trình tự, thủ tục luật định
Bà Trần Thị Giáng có 4 người con là ông Thanh, ông Mạnh, bà Hồng và bà
Thịnh. Bà Giáng mất ngày 5/1/2007 và để lại khối di sản là một thửa đất cùng
với hai ngôi nhà hai tầng gắn liền với thửa đất đó. Sau một thời gian bà Hồng
đưa ra một bản di chúc do bà Giáng lập ngày 3/10/2006 với nội dung chia thửa
đất thành 3 phần bằng nhau cho ông Thanh, ông Mạnh, bà Hồng. Bản di chúc
này có chữ ký, điểm chỉ của bà Giáng, xác nhận của cán bộ phường và chữ kí
của ơng Thanh, bà Hồng. Tuy nhiên bà Thịnh thấy bản di chúc này khơng phù
hợp với tình cảm của bà Giáng lúc còn sống nên yêu cầu tòa hủy bản di chú và
chia theo pháp luật. Trong quá trình xét xử thì lời khai của Hồng hồn tồn khác
với lời khai của những người có mặt hơm ký xác nhận và lời khai của bà Hồng
thì khơng phù hợp với những bằng chứng hiện có đồng thời việc ơng Thanh, bà
Hồng ký xác nhận trong bản di chúc (làm chứng cho việc lập di chúc của bà
Giáng) là trái với quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2005 tương ứng là Điều
632 Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ vào những điều trên Tòa án đã quyết định
chấp nhận yêu cầu của bà Thịnh. Điều này là hoàn toàn hợp lý và đúng với quy
định của pháp luật3.
IV.

Một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật

Qua phân tích những quy định về hình thức di chúc của Bộ luật Dân sự
2015 cũng như những ví dụ đã nêu trên có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 về hình
thức di chúc tuy có những điểm mới so với Bộ luật Dân sự 2005 nhưng nhìn
chung vẫn giữ lại hầu hết những nội dung quy định về di chúc của Bộ luật Dân
sự 2005 (trừ phần di chúc chung của vợ chồng). Do đó có thể thấy nếu Bộ luật
Dân sự 2015 có hiệu lực thì cũng có thể sẽ gây ra những khó khăn trong việc xét

xử của Tịa án. Do đó bản thân em dựa trên quá trình tìm hiểu đã đi đến việc đưa
ra một số giải pháp để pháp luật có thể hồn thiện hơn.

3

Xem thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, Sđd tr. 11,12

18


1.

Về di chúc miệng

Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc miệng được coi là
hợp pháp sau 5 ngày (kể từ ngày lập di chúc) thì di chúc phải được cơng chứng,
chứng thực. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là nếu người làm chứng, người được
hưởng thừa kế, người có lợi ích liên quan đều cố tình dấu nội dung của bản di
chúc nhằm được hưởng thừa kế theo pháp luật thì luật sẽ xử lí như thế nào? Bởi
vì nếu như vậy thì sự định đoạt của người lập di chúc đối với tài sản của họ đã bị
che dấu và không thể thực hiện được. Vậy theo em luật cần có những quy định
xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi cố ý che dấu sự tồn tại của di chúc
miệng nói riêng và di chúc nói chung nhằm xử lí những hành vi như vậy cũng
như là nhằm giáo dục, răn đe những người đã đang và sẽ có ý định che dấu di
chúc.
Về hình thức thể hiện của di chúc miệng là bằng lời nói và được người làm
chứng ghi lại thành văn bản. Tuy nhiên hiện này khi khoa học cơng nghệ ngày
càng phát triển thì có nhiều cách để ghi lại lời nói của một người ví dụ như ghi
âm (đã xảy ra ở ví dụ nêu trên). Vậy pháp luật nên quy định thêm những hình
thức thể hiện của di chúc miệng.

Thêm vào đó di chúc miệng tuy là hình thức ít được pháp luật khuyến
khích sử dụng nhưng thực tế ở Việt Nam thì thường khi một người lâm vào tình
trạng hấp hối, tính mạng bị đe dọa, họ sẽ dặn dò người thân về tài sản nói riêng
và nguyện vọng của họ nói chung. Do đó, di chúc miệng là hình thức di chúc
thường được người dân áp dụng hơn. Tuy nhiên, quy định của luật Dân sự cũng
như các luật khác đối với hình thức di chúc này lại khơng được cụ thể, chi tiết.
Vì vậy mà cần phải có những văn bản hướng dẫn đối với hình thức di chúc
miệng.
2.

Về di chúc bằng văn bản

Theo quy định của luật thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi vẫn có quyền lập di chúc nhưng phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc
người giám hộ. Tuy nhiên luật không quy định cụ thể thời gian cha, mẹ, người
19



×