Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU OGC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.16 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG
(OGC)
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng
Hà N?i, tháng 4-2014
Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mở của hội nhập của nền kinh tế, sự phong phú đa
dạng của các loại hình doanh nghiệp, phân tích tài chính ngày càng trở lên quan
trọng và cần thiết không chỉ với các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn thu hút sự
quan tâm chú ý của nhiều đối tượng khác đặc biệt là các nhà đầu tư. Việc phân
tích tài chính và định giá cổ phiếu là một công đoạn không thể thiếu trong tất cả
các quyết định đầu tư của cá nhân cũng như tổ chức. Làm tốt nội dung đó sẽ giúp
nhà đầu tư biết được giá trị thực của cố phiếu, tìm ra được cơ hội đầu tư và ra
quyết định đầu tư phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích
tình hình tài chính và định giá cổ phiếu đối với quản trị đầu tư, kết hợp với kiến
thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, tôi xin chọn
chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính và định giá cổ phiếu Công ty Cổ phần
Tập Đoàn Đại Dương” với các vấn đề khái quát như sau:
Chương I: Tổng quan Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương.
Chương II: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương.
Chương III: Phân tích định giá cổ phiếu OGC
Do chưa có báo cáo hợp nhất đến 31/12/2013, để thuận lợi cho việc so sánh
và tính toán các chỉ tiêu. Bài tiểu luận sử dụng các kết quả đến 31/12/2012.


Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG
1. Giới thiệu Công ty:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC – HOSE) là một công ty đại chúng
hoạt động đa ngành nghề, trong đó lĩnh vực chủ chốt là đầu tư kinh doanh bất động sản,
nhà hàng khách sạn, tài chính ngân hàng và truyền thông.
OGC ra đời năm 2007 với vốn điều lệ hơn 1 tỷ đồng; phát hành tăng vốn điều lệ
lên 390 tỷ đồng trong năm 2008 cho 3 cổ đông sáng lập là ông Hà Văn Thắm (295,5 tỷ
đồng), ông Hà Trọng Nam (anh trai ông Hà Văn Thắm – chủ tịch Kem Tràng Tiền – 39
tỷ đồng), bà Hồ Thị Quỳnh Nga (vợ ông Hà Văn Thắm – 55,5 tỷ đồng). OGC tiếp tục
nâng vốn lên 1.968 tỷ đồng năm 2009; lên 2.500 tỷ đồng năm 2010 và phát hành 50
triệu cổ phiếu thường nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng năm 2011 từ nguồn thặng dư
vốn cổ phần.
2. Các mốc phát triển:
5/2007: Thành lập Tập Đoàn Đại Dương.
1/1/2009: OGC thực hiện đầu tư và nắm cổ phần chi phối trong Công ty Cổ
phần Chứng khoán Đại Dương
31/12/2009: OGC thực hiện đầu tư và nắm cổ phần chi phối trong Công ty cổ
phần Truyền thông Đại Dương, Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương,
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng VNT
31/12/2009: OGC nắm 50% quyền kiểm soát trong Công ty Cổ phần Kem Tràng
Tiền
01/01/2010: Đánh dấu chặng đường phát triển và sự lớn mạnh về quy mô và lĩnh
vực hoạt động, Tập đoàn Đại Dương đã công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới
với những hình ảnh thể hiện những giá trị mới của một tập đoàn kinh tế đa ngành, năng
động và phát triển bền vững.
09/04/2010: Chính thức ra mắt công đoàn cơ sở – Công ty Cổ phần Tập đoàn
Đại Dương. Công đoàn là đại diện cho toàn thể cán bộ nhân viên Tập đoàn OCean, giúp
người lao động làm việc tốt hơn, đóng góp hiệu quả hơn cho tổ chức và xã hội.

16/4/2010: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã được Sở giao dịch
chứng khoán Hồ Chí Minh quyết định chấp thuận niêm yết với số vốn điều lệ 2.500 tỷ
đồng. Giá trị vốn hóa trên thị trường của OGC xấp xỉ 10.400 tỷ đồng, tăng 38,7% so với
giá chào sàn. Tính thanh khoản của mã cổ phiếu OGC khá cao và thường xuyên nằm
trong danh sách 10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất. . Hiện tại mã cổ phiếu OGC của
Công ty đang là một mã blue-chip trên sàn Hose.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
14/07/2010: Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương hợp tác với SSG xây dựng
Trung tâm thương mại lớn tại Văn Thánh, Quận Bình Thạnh- TP HCM. Theo thỏa
thuận này Tập đoàn Đại Dương sẽ được quyền khai thác 5 tầng đế của tòa tháp làm
Trung tâm thương mại.
01/10/2010: Công ty cổ phần Khách sạn Dịch vụ Đại Dương, thành viên của Tập
đoàn Đại Dương đã niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán HNX với tổng
giá trị chứng khoán niêm yết là 1.000tỷ đồng.
07/10/2010: Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương ký kết hợp tác kinh doanh
với Legamex và Lega Fashion House tại TP HCM – đây là dự án hỗn hợp khu trung
tâm Thời trang – Thương mại- Dịch vụ và cao ốc văn phòng với diện tích sàn là
60.000m2. Với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng.
31/12/2010: Khai trương khách sạn 5 sao StarCity Saigon, đây là một trong
những khách sạn đầu tiên trong hệ thống chuỗi khách sạn mang thương hiệu StarCity
của Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, thành viên của Tập đoàn Đại
Dương.
22/06/2011: Tập đoàn Đại Dương và Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam ký kết
thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm khai thác phát huy thế mạnh, kinh nghiệm và năng
lực của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
11/07/2011: Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, Ngân hàng
TMCP Đại Dương- thành viên của Tập đoàn Đại Dương và Công ty liên doanh khách
sạn quốc tế Lào Cai ký kết hợp đồng vay vốn và quản lý khách sạn cho dự án xây dựng
khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và tổ hợp vui chơi giải trí tại Lào Cai.

19/08/2011: Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) và Bộ tư lệnh bộ đội Biên
phòng ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện cùng thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh
“Trung tâm thương mại – Văn phòng – Khách sạn – Căn hộ cho thuê tại 25 Trần Khánh
Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội”
Theo thỏa thuận hợp tác, Bộ tư lệnh bộ đội Biên phòng đã lựa chọn OceanGroup
là đối tác đầu tư kinh phí, thực hiện xây dựng và khai thác kinh doanh dự án trên. Dự án
này tọa lạc lại 25 Trần Khánh Dư với tổng diện tích là 5.400m2, tổng vốn đầu tư dự
kiến là khoảng 600 tỷ đồng.
09/2011: OceanGroup triển khai hệ thống Oceanmart – đây là mạng lưới trung
tâm thương mại với các chức năng: ngân hàng thương mại, trung tâm thu mua hàng
nông sản cho nông nghiệp nông thôn, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng dịch vụ
và vui chơi giải trí tại các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh với mục tiêu phục vụ đa
dạng các nhu cầu về tài chính, tín dụng, thương mại, dịch vụ, hỗ trợ người dân nguồn
cung cấp hàng hóa giá rẻ, đảm bảo chất lượng trong đó có cung cấp cả giống cây trồng,

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận
người dân ở khu vực nông thôn.
17/2/2012: OceanGroup ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ Tư Lệnh BĐBP Nội
dung kết nghĩa bao gồm: Bộ Tư lệnh BĐBP tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực
biên giới và tham mưu cho cấp ủy chính quyền, các đoàn thể địa phương, tạo môi
trường thuận lợi cho việc duy trì, phát triển các dự án kinh tế xã hội mà Công ty Cổ
phần Tập đoàn Đại Dương đầu tư ở khu vực biên giới. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại
Dương chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động phối hợp với Bộ Tư lệnh BĐBP, trực
tiếp là Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố, các đồn, đơn vị BĐBP xây dựng các bản
làng biên giới thành các điểm sáng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh.
3. Ngành nghề kinh doanh chính:
Lĩnh vực Bất động sản:
Là lĩnh vực kinh doanh chiến lược của OGC, Công ty đã và đang tập trung đầu
tư vào những dự án với số vốn đầu tư lớn, tại vị trí đắc địa của các thành phố lớn như:

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh, Quảng Ninh…
Lĩnh vực Khách sạn:
Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương thuộc Tập đoàn Đại Dương
đầu tư xây dựng chuỗi khách sạn cao cấp mang thương hiệu Starcity Hotel đạt tiêu
chuẩn quốc tế từ 4 sao trở lên tại TP HCM, Nha Trang, Hội An, Hà Nội, Vinh và Hạ
Long nâng tổng số phòng đưa vào khai thác trong thời gian tới lên trên 1.300 phòng.
Với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán HNX vào
tháng 10 năm 2010.
Lĩnh vực Dịch vụ Tài chính:
Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Dương (OCS) có vốn điều lệ 300 tỷ đồng .
Định hướng hoạt động các năm tiếp theo của công ty là đầu tư công nghệ hiện đại, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhân sự và cung cấp dịch vụ chứng khoán đạt chuẩn trong nước
và khu vực.
Tập đoàn Đại Dương sở hữu 20% cổ phần của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần
Đại Dương (OceanBank). OceanBank đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường tài chính ngân hàng cũng như từng bước gây dựng được niềm tin vững
bền trong lòng công chúng. Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, năm
2011, OceanBank có vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng.Với sự hợp tác đắc lực của cổ đông
chiến lược, đối tác chiến lược Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, OceanBank đã có
sự chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới: Đến năm 2013,
OceanBank sẽ trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại có tầm vóc tương xứng với
một ngân hàng TMCP lớn trong nước, có năng lực tài chính, mạng lưới khách hàng, hệ

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
thống chi nhánh, nguồn nhân lực và công nghệ…đủ mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho
việc chuyển hướng hành một ngân hàng hàng đầu trong giai đoạn 2013-2020
Lĩnh vực Truyền Thông:
Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương sở hữu 50% vốn điều lệ của Công ty Cổ
phần Truyền thông Đại Dương (OMC). Thành lập từ năm 2006, đến nay OMC đã trở
thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực truyền thông, phát thanh, truyền hình, quảng cáo

thương mại. OMC hiện là đối tác sản xuất và khai thác các truyền hình chuyên biệt đầu
tiên về kinh tế – tài chính INFOTV. INFOTV hiện có 2,5 triệu thuê bao và đang là kênh
truyền hình phổ biến của khán giả trong và ngoài nước.
4. Thành viên nhân sự chủ chốt:

Ông HÀ VĂN THẮM
Chủ tịch HĐQT
Ông Hà Văn Thắm người sáng lập ra Tập đoàn Đại Dương. Với
tầm nhìn chiến lược, ông đã định hướng đưa Tập đoàn Đại Dương
phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại
Việt Nam. Ông đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” và
“Cúp Thánh Gióng” năm 2009, nhận bằng khen và cúp “Vì sự
nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam” năm 2008 do Trung tâm
Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là 1 trong 10 doanh nhân
trẻ được vinh danh “Giải thưởng Sao đỏ 2011” do Trung ương Hội
Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ
Việt Nam trao tặng.
Ông Thắm có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, chiến lược kinh
doanh tài chính, bất động sản. Ông tốt nghiệp thạc sỹ chuyên
ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Comlombia
Common Wealth – Mỹ và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại
Trường Đại Học Công nghệ Paramount – Mỹ.
Hiện nay ông Thắm là chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Đại
Dương, Công ty CP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, Công ty CP
Truyền thông Đại Dương.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
Ông Lê Quang Thụ
Thành viên HĐQT
Ông Thụ tốt nghiệp trường đại học Kiến trúc với bằng Thạc sỹ

chuyên nghành kiến trúc sư. Trước khi làm việc tại Tập đoàn Đại
Dương, ông đã từng đảm nhiệm các vị trí Phó Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành, phó
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Capital- Hoàng Thành, Tổng
giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương.
Với những kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng tích lũy được qua
15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư – bất động
sản, OGC tin tưởng ông Thụ sẽ vững vàng chèo lái và dẫn dắt
Công ty vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển
và khẳng định vị trí, củng cố hơn nữa uy tín của Công ty và
thương hiệu của Tập đoàn Đại Dương tại Việt Nam

Ông PREBEN HJORTLUND
Thành viên HĐQT
Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Giám đốc khu vực,
Chuyên gia liên kết cho UNIDO, Trưởng Khu vực trong Bộ Quốc
phòng Đan Mạch, Giám đốc điều hành của Trung tâm Công nghệ
Quốc tế Hà Nội. Ông còn là Chủ tịch HĐQT Khách sạn Trấn Vũ
Hà Nội, Trung tâm Thương mại Thế giới Hà Nội, Công ty TNHH
Y khoa Công nghệ cao Shimadzu Vietnam, Hà Nội và là hội viên
của nhiều Tổ chức, các Quỹ nổi tiếng trên thế giới.
Ông Preben tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế – Đại học Aalborg, Đan
Mạch
Ông DƯƠNG TRỌNG NGHĨA
Tổng Giám đốc
Theo Quyết định số 244/2013/QĐ-HĐQT-OGC, ông Dương Trọng
Nghĩa trở thành Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại
Dương kể từ ngày 07/10/2013.
Ông Dương Trọng Nghĩa có hơn 10 năm kinh nghiệm ở cương vị
cao cấp trong các công ty kiểm toán Delloite và Ernst & Young.

Ông cũng từng nắm cương vị Giám đốc Tài chính tập đoàn
Geleximco và Tổng Giám đốc Xi măng Thăng Long.
Ông Dương Trọng Nghĩa tốt nghiệp Đại học Tài chính Hà Nội, Đại

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
học Luật Hà Nội và tốt nghiệp Thạc sỹ loại Giỏi Đại học Macquarie
– Australia.
Bà NGUYỄN THỊ DUNG
Phó Tổng Giám đốc
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của Tập
đoàn, bà Dung luôn là người ‘thổi lửa”, truyền nhiệt huyết tới tất cả
các cán bộ nhân viên, khích lệ tham gia xây dựng một môi trường
làm việc chuyên nghiệp, một tập thể vững mạnh để cùng chung tay
phát triển những dự án bất động sản tốt nhất, mang lại những lợi
ích cho xã hội.
Bà Dung tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân
và Thạc sĩ quản lý dự án tại Đại học Southern Queensland- Úc và
từng giữ các vị trí chủ chốt ở nhiều dự án đầu tư xây dựng lớn của
nước ngoài tại Việt Nam. Bà từng là điều phối viên Công ty
Schmidt Việt Nam.
Ông HOÀNG VĂN TUYẾN
Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng
Ông Tuyến giữ chức vụ Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng
OGC từ 07/2010
Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính- kế toán
Đã từng giữ các chức vụ: Kế toán trưởng Công ty LD Công nghiệp
Tân Á, Công ty TNHH TM Tam Sơn, Công ty LD Topas
Ecolodge; Chuyên viên tư vấn đầu tư cao cấp Công ty LD Tư vấn
và Đầu tư VIKOA; Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng Công
ty CP VS Industry Vietnam

Hiện đồng thời đang là thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần
Chứng khoán Đại Dương.
Ông Tuyến tốt nghiệp Cử nhân kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Trưởng Ban Kiểm soát
Hiện nay là trưởng Ban kiểm sóat Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương kiêm Trưởng phòng kế toán Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Sông Đà.
Bà Nga tốt nghiệp Cử nhân kinh tế.


Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Thành viên Ban kiểm soát
Hiện là thành viên Ban kiểm soát Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương kiêm Phó Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần chứng khoán
Đại Dương
Bà tốt nghiệp Thạc sỹ Luật Kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương
Thành Viên Ban Kiểm soát
Hiện là thành viên Ban Kiểm soát Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương kiêm Chánh Văn phòng HĐQT Ngân hàng TMCP Đại
Dương.
Bà Hương tốt nghiệp Cử nhân Luật.
5. Cơ cấu tổ chức:
6. Cơ cấu cổ đông:

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2012:

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
Trong năm 2012, OGC đạt 1.394 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 34,8% kế hoạch
năm. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản,
chủ yếu từ hai dự án VNT Tower Nguyễn Trãi và Starcity Lê Văn Lương ký kết với
Công ty TNHH VNT (công ty con của OGC) với tổng giá trị hợp đồng hơn 1.160 tỷ
đồng (đã bao gồm thuế). Dự kiến 2 dự án trên sẽ tiếp tục ghi nhận doanh thu trong năm
2013.
Một số Dự án đang đầu tư:
Lĩnh vực khách sạn và Dịch vụ tiếp tục là thế mạnh của OGC với doanh thu năm
2012 đạt 271 tỷ đồng, đóng góp 77 tỷ đồng vào LNST (hoàn thành 150% kế hoạch
doanh thu, 104% kế hoạch LNST). Hai chuỗi khách sạn mang thương hiệu Starcity và
Sunrise tiếp tục là mũi nhọn chủ lực của OGC hướng đến phân khúc khách hàng trung –
cao cấp trong và ngoài nước. Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty
Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH-HNX, OGC nắm 75% cổ phần) đã
thông qua kế hoạch doanh thu năm 2013 tăng 24%, LNST tăng 24%.
Doanh thu từ mảng kinh doanh chứng khoán cũng đóng góp 168 tỷ đồng vào
tổng doanh thu và 22,1 tỷ đồng vào LNST của OGC. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất
là doanh thu đến từ hoạt động tư vấn (59,7%) và doanh thu khác (28,32%). Đại hội
đồng cổ đông thường niên năm 2013 đã thông qua tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên
600 tỷ đồng trong năm 2013 thông qua chào bán 30 triệu cổ phần với giá chào bán
10.000 đ/cp cho cổ đông hiện hữu (trong đó OGC là cổ đông lớn nhất nắm 75% vốn cổ
phần).
Lĩnh vực ngân hàng cũng đóng góp không nhỏ vào kế hoạch chung của OGC
trong năm 2012. LNST năm 2012 của OceanBank đạt 243 tỷ đồng, giảm 50% so với
năm 2011 (trong đó OGC có tỷ lệ lợi ích khoảng 20%, ông Hà Văn Thắm hiện là Chủ
tịch HĐQT của OceanBank.
Cơ cấu doanh thu năm 2012 như sau:


Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
Doanh thu từ các công ty con và công ty liên kết:
2. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động đầu tư của OGC:
Tính từ 2008 đến 2012, tổng tài sản của OGC đã tăng gần 16 lần. Mức tăng chủ
yếu đạt được nhờ tăng trưởng của Nợ phải trả hơn 22 lần và Vốn chủ sở hữu tăng 8,5
lần so với năm 2008, chi tiết như sau:
+ Vốn chủ sở hữu của OGC gia tăng chủ yếu nhờ sự đóng góp của Chủ tịch
HĐQT Hà Văn Thắm và các tổ chức cá nhân liên quan. Ngoài ra còn có sự tham gia
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khác trong giai đoạn 2007-2010.
+ Nợ phải trả của OGC tăng trưởng bình quân hơn 90%/năm, chủ yếu hình thành
từ nguồn vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu. Đồng thời OGC cũng duy trì tỷ
trọng đáng kể của Khoản phải trả - phải nộp ngắn hạn khác qua các năm tài chính. Theo
thuyết minh BCTC của OGC, đây là các khoản đặt cọc, thanh toán mua trái phiếu chưa
thực hiện, các khoản ứng trước chủ yếu phát sinh với các bên liên quan của OGC.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
OGC đang được các tổ chức tín dụng Việt Nam đánh giá xếp hạn tín nhiệm khá
cao khi liên tục phát hành thành công trái phiếu công ty cho các tổ chức này trong 2
năm 2011 và 2012, cụ thể:
Từ khi thành lập năm 2007 đến nay, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của OGC luôn
âm qua các năm, trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc liên tục gia tăng các Khoản phải
thu, Hàng tồn kho và lỗ ghi nhận từ hoạt động đầu tư. Dòng tiền từ đầu tư của OGC
cũng liên tục âm do công ty tiến hành góp vốn vào đơn vị liên kết và cho vay, mua lại
các công cụ nợ của đơn vị khác. Sự thiết hụt của hai dòng tiền trên được bù đắp bằng
dòng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính, thông qua phát hành cổ phiếu và từ năm 2011
cho đến nay chủ yếu từ hoạt động đi vay.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
Với khoản đầu tư gần 2.350 tỷ đồng vào các công ty con và gần 1.270 tỷ đồng

vào các công ty liên doanh liên kết tại thời điểm năm 2012, hiệu quả lợi nhuận mang lại
cho OGC chưa đạt được kỳ vọng như mong đợi. LNST hợp nhất của các công ty mẹ
2012 chỉ đạt hơn 83 tỷ đồng, lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết sụt giảm 75%
so với năm 2011 khi chỉ đạt 21,3 tỷ đồng, chủ yếu đến từ khoản đầu tư vào Ngân hàng
TMCP Đại Dương. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động này sẽ tiếp tục khó khăn trong giai
đoạn tiếp theo khi nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.
3. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính:
Khả năng thanh toán:
Chỉ số 2010 2011 2012
Tỷ suất thanh toán tiền mặt 0.12 0.25 0.10
Tỷ suất thanh toán nhanh 1.23 1.97 1.71
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn 1.26 2.03 1.86

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
Khả năng trang trả lãi vay 6.09 0.25 -0.64
Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt, hệ số thanh toán
ngắn hạn đều lớn hơn 1. Hệ số thanh toán nhanh duy trì ở mức khá cao. Tuy nhiên khả
năng trang trả lãi vay đang sụt giảm rất mạnh. Điều này cho thấy tình hình tài chính của
Công ty vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Công ty cần chú trọng tìm kiếm các nguồn tài
trợ khác để giảm chi phí lãi vay, đảm bảo an toàn tài chính.
Cơ cấu vốn và khả năng trả nợ:
Chỉ số 2010 2011 2012
Công nợ dài hạn/Vốn CSH 0.32 0.78 1.20
Công nợ dài hạn/Tổng Tài sản 0.14 0.30 0.35
Công nợ ngắn hạn/Vốn CSH 0.83 0.64 1.07
Công nợ ngắn hạn/Tổng Tài sản 0.36 0.25 0.31
Tổng công nợ/Vốn CSH 1.15 1.42 2.26
Tổng công nợ/Tổng Tài sản 0.50 0.55 0.65
Khả năng trả lãi 6.09 0.25 -0.64
Đòn bẩy tài chính 2.30 2.60 3.46

Chỉ số công nợ cho thấy xu hướng sử dụng các khoản nợ tài chính để tài trợ các
khoản đầu tư của Công ty. Tuy nhiên số công nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lại giảm
xuống, điều này thể hiện định hướng mục tiêu đầu tư của Công ty vào Bất động sản,
đặc biệt là loại hình khách sạn nghỉ dưỡng và các loại đầu tư dài hạn khác. Công ty sử
dụng nợ để tài trợ gia tăng tài sản, do đó các chỉ số đòn bẩy tài chính đều tăng lên qua
các năm tài chính.
Chỉ số khả năng hoạt động:
Chỉ số 2010 2011 2012
Hệ số quay vòng phải thu khách hàng 19.01 18.02 14.89
Thời gian trung bình thu tiền khách hàng (ngày) 19.20 20.26 24.51
Hệ số quay vòng HTK 176.58 34.08 6.68
Thời gian trung bình xử lý HTK (ngày) 2.07 10.71 54.66
Hệ số quay vòng phải trả nhà cung cấp 16.12 16.15 15.33
Thời gian trung bình thanh toán cho nhà cung
cấp (ngày)
22.64 22.60 23.81
Hệ số vòng quay tài sản (lần) 0.25 0.17 0.14
Chỉ số khoản phải thu cho thấy công ty có thời gian thu tiền bình quân khá
nhanh (<1 tháng). Thời gian chênh lệch giữa các khoản phải thu và phải trả không quá
lớn, điều này thể hiện dòng tiền tương đối ổn định. Công ty chú trọng khai thác tối đa
hiệu quả tài chính của dòng tiền hoạt động. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng giảm qua
các năm tài chính. Do công ty định hướng bước sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
làm trọng tâm, việc mua bán và thâu tóm các tài sản phải có thời gian mới tạo được
nguồn thu cho Công ty.
Các chỉ số sinh lời:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) 0.38 0.14 0.07
ROE (%) 22.54 5.65 2.79
ROA (%) 11.47 4.68 5.65

Các chỉ số sinh lợi cho thấy khả năng sinh lợi tương đối tốt. Tuy nhiên có xu
hướng giảm dần qua các năm, tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS) có sự giảm
xuống rõ rệt cho thấy các chi phí tăng lên (đặc biệt là chi phí lãi vay) ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của Công ty.
Các chỉ số tăng trưởng:
Chỉ số 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần % 536.90 -11.83 0.44
Tốc độ tăng trưởng lãi gộp % 1329.15 -39.22 46.91
Tốc độ tăng trưởng lãi trước thuế % 1539.61 -69.09 -27.91
Tốc độ tăng trưởng lãi thuần % 1708.94 -68.52 -50.15
Tốc độ tăng trưởng EPS % #DIV/0! -73.76 -50.15
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản % 55.52 17.22 31.00
Tốc độ tăng trưởng Vốn CSH % 60.49 3.71 -1.55
Năm 2010 cho thấy các chỉ số tăng trưởng khá mạnh so với kết quả cuối năm
2011. Tuy nhiên doanh thu của Công ty có xu hướng giảm, lãi phát sinh tăng lên. Công
ty vẫn đang mở rộng quy mô và sử dụng nhiều tài sản nợ để tài trợ, dòng tiền khai thác
hiện tại vẫn đang ổn định. Mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm mới đi vào
hoạt động chấp nhận sụt giảm lợi nhuận tạm thời để phát triển mở rộng hoạt động kinh
doanh. Việc mở rộng quy mộ một cách từ từ và ổn định, giảm phụ thuộc vay vốn cho
thấy hướng đi chủ yếu vào sát nhập thâu tóm, đồng thời đầu tư sở hữu các tài sản có giá
trị rẻ nhưng lại có raatgs nhiều tiềm năng trong tương lai. Đây là bước đi khá khôn
ngoan trong bối cảnh hiện nay.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU OGC
1. Định giá bằng phương pháp chiết khấu cổ tức:
1.2. Tính Beta
Tuần VN-index Rm Ri
[Rm-
E(Rm)]^2

[Rm-E(Rm)]
[Ry-E(Ry)]
1 381.45 -0.008743507 0.02184827 0.000460821 -0.000151906
2 378.13 0.020304008 0.02417504 0.000057468 0.000071283
3 385.88 0.016597074 0.01487222 0.000015007 0.000000388
4 392.34 0.01506779 0.00575754 0.000005497 -0.000021135
5 398.30
0.020390781
0.00720659 0.000058791 -0.000058008
6 406.50
TB 0.012723229 0.01477193 0.000119517 -0.000031875
Beta = Beta = Covar (Ri, Rm)/Var (Rm) = -3,749497693
1.2. Tính g, D1

Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 TB
ROE 22.54% 5.65% 2.79% 0.10
EPS 2382.80 625.14 311.62
DPS 800 200 500
B 0.3357389 0.319928336 1.604535487 0.75340091
g 2.55%
D1 512
1.3. Định giá cổ phiếu
Giả sử cổ tức OGC tăng trưởng từ năm 2013-2015 với tốc độ g sau đó tăng trưởng ổn
định vĩnh viễn.
 Giai đoạn 1: Từ năm 2012 đến năm 2015 với tăng
trưởng cổ tức qua các năm là g = 2,55%
 Giai đoạn 2: Từ năm 2016, cổ tức ổn định vĩnh
viễn, g = 0
Giá trị cổ phiếu đầu năm 2014 là 10.800đ. Vậy cổ phiếu
OGC được định giá quá thấp so với giá trị giao dịch


r(f)
0.0849
r(m)
0.012723229
R(OGC)
0.355526635
N 3
G
0.025469189
D1
512.7345946
GD 1
2.037416849
GD 2
0.89838705
Vo
1505.288222
Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
2. Định giá bằng phương pháp thu nhập:
2010 2011 2012 TB
ROE
0.23 0.06 0.03 0.103281764
EPS
2382.80 625.14 311.62
DPS
800 200 500
Pb
0.6643 0.6801 -0.6045 0.2466
G

0.02547
Payout ratio
0.34 0.32 1.60 0.75
R 0,143998024 1 2
t-1 T t+1 t+2
EPS (x)
311.6167 319.5533 327.6921
BPS (b)
11082.5900 11161.3916 11242.2001
REPS (xa_t)
-3620.6026 -3640.4799
Discount factor
0.7377 0.5442
Discounted
-2670.9934 -1981.2648
Vo 857
Giá trị cổ phiếu tính bằng phương pháp này chênh lệch tương đối cao so với thị giá.
Điều này cho thấy áp dụng các mô hình định giá thông thường rất khó xác định giá trị
thực của mã OGC. Thay vào đó, nhà đầu tư nên chú ý việc thâu tóm và sát nhập các
công ty sở hữu các tài sản gần đây mà sẽ có giá trị sinh lời trong tương lai. Trên cơ sở
đó, khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
KẾT LUẬN
Bài phân tích về Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương một lần nữa khẳng
định tầm quan trọng của việc phân tích tài chính và định giá cổ phiếu đối với việc
ra quyết định của nhà đầu tư. Từng nhà đầu tư cần phải có những phân tích, suy
xét của riêng mình trước khi đưa ra quyết định mua hay bán, tránh bị ảnh hưởng
bởi những trào lưu tâm lý trên thị trường. Có như vậy thì từng nhà đầu tư mới có
thể tìm kiếm được cho mình những cơ hội đầu tư sinh lời bất kể tình hình giá cả

thị trường biến động lên hay xuống.
Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau để đưa ra
một đánh giá về cổ phiếu mà bạn định giao dịch là “rẻ” hay “ đắt”. Đối với một
nhà đầu tư giá trị dựa trên phân tích cơ bản là chính thì các phương pháp định giá
khác nhau sẽ cho ta một cách nhìn đầy tự tin về giá trị doanh nghiệp. Tuy mỗi
phương pháp định giá đều có những ưu nhược điểm riêng của mình, nhưng nếu
chúng ta có thể nắm bắt được ưu nhược điểm của từng phương pháp định giá sẽ
giúp tránh được những sai lầm không đáng có. Khi định giá doanh nghiệp chúng
ta cần phải sử dụng kết hợp và linh hoạt các phương pháp định giá khác nhau thì
mới có thể phát huy được hết sức mạnh của phân tích cơ bản.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng Phân tích đầu tư tài chính
2.  !"#$
%% !"&"'""""("("()&
3. Website Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×