ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
665-667-669
Điện Biên Phủ, P1 - Q3
08 3832 0333
KHOA XÃ HỘI - TRUYỀN THÔNG
BÀI VIẾT CÁ NHÂN
Học kỳ: 02
Năm học: 2022 - 2023
Môn học: Văn hiến Việt Nam
Ký hiệu
VHU/TLTN - Khoa
…
Ban hành
……./……./2014
Tổng số trang: 1
Câu 1. Cảm nhận của anh/ chị về môn học Văn hiến Việt Nam sau khi đi tham quan
bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
HẾT
NỘI DUNG TRẢ LỜI
Câu 1:
Bảo tàng lịch sử Việt Nam từ lâu đã trở thành địa điểm thường xuyên lui tới của du
khách trong và ngoài nước, nhất là những người u thích lịch sử. Đây khơng phải là lần
đầu tiên tôi đến đây nhưng lần đến lần này là một lần khá đặc biệt. Tơi đến đây để tìm hiểu
về nhưng hình ảnh, những hiện vật để cảm nhận hết một quá trình dài của tiến trình lịch sử
Việt Nam cũng như Văn hoá Việt. Tất cả đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc, suy nghĩ: “Suốt
chiều dài lịch sử Việt, Văn hố người Việt”, tơi chỉ biết và hiểu được một phần nhỏ bé trong
khối kiến thức khổng lồ ấy.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm ở số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, bên trong sở thú về phía bên trái và đối diện với Đền thờ
Vua Hùng. Trước bảo tàng là một khoảng sân rộng và ln lộng gió. Cả tịa nhà được xây
theo lối kiến trúc Đơng Dương cổ, với những mái ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng,
hình rồng cách điệu. Đã một thế kỉ trôi qua kể từ khi được xây dựng vào năm 1929, Bảo
tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cuốn hút, khiến bất cứ ai
cũng phải say đắm. Thời gian có lẽ chỉ làm tăng thêm nét quyến rũ, đượm màu rêu phong,
cổ kính cho nơi đây.
Dạo bước quanh Bảo tàng, tôi như vị khách du hành xuyên suốt chiều dài hàng ngàn
năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất
phương Nam thơng qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, chuyên đề đặc biệt. Mỗi gian
Trang 1
phòng là một thời kỳ khác nhau, giúp cho du khách được trải nghiệm lại nước Việt Nam từ
thời kỳ tiền sử cho đến hết thời nhà Nguyễn.
Hiện nay Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh trưng bày gồm 2 phần:
Phần 1: Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử (cách nay khoảng 500.000 năm) cho đến hết
thời nhà Nguyễn (1945):
Thời Tiền sử (cách nay khoảng 500.000 năm - 2879 Tr. CN)
Thời kim khí - Hùng Vương dựng nước (2879 Tr. CN - 179 Tr. CN)
Thời Bắc thuộc - Đấu tranh giành lại độc lập (179 Tr. CN - 938)
Thời Ngô - Đinh -Tiền Lê - Lý (939 - 1225)
Thời Trần - Hồ (1266 - 1347)
Thời Lê sơ - Mạc - Lê -Trịnh và Chúa Nguyễn (1428 - 1788)
Thời Tây Sơn (1771 - 1802)
Thời Nguyễn (1802 - 1945)
Phần 2: Chun đề về văn hóa phía Nam Việt Nam và một số nước châu Á:
Văn hóa Champa (thế kỷ 2 -17)
Văn hóa Ĩc Eo (thế kỷ 1 -7)
Điêu khắc Campuchia
Súng thần công và đại bác (thế kỷ 18 - thế kỷ 19)
Sưu tập Dương Hà
Gốm một số nước châu Á
Xác ướp Xóm Cải ở Sài Gịn vào thế kỷ 19.
Trang 2
Sưu tập Vương Hồng Sển
Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam.
Tượng Phật một số nước châu Á.
Không biết các bạn còn nhớ những bài học lịch sử mà ta đã từng ê a về những phát
hiện của dấu tích người Việt đầu tiên khơng? Những lời giảng về cơng cụ đá của người tiền
sử hay vũ khí ở thời của các vua Hùng? Tất cả bài học lịch sử đều được tái hiện vô cùng
sinh động tại bảo tàng, với các hiện vật được lưu trữ cẩn thận trong những ngăn tủ kính.
Bên cạnh mỗi hiện vật là những chú thích vơ cùng chi tiết, giúp người đến tham quan
cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về lịch sử cội nguồn của những đồ vật cổ xưa này. Qua đó
mà ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân nước ta ở nhiều nhiều năm về trước.
Hiện vật được trưng bày khơng chỉ thể hiện q trình lịch sử phát triển mà cịn tơ đậm
nét văn hóa của Việt Nam. Một số khu vực trưng bày những bộ xiêm y sặc sỡ và nhạc cụ
truyền thống của các dân tộc, tạo thành một dải rực rỡ màu sắc.
Trang 3
Nếu đi hết 18 phòng trưng bày tại bảo tàng, đọng lại trong tơi nhiều nhất, ấn tượng
nhất đó chính là phịng trưng bày những hiện vật về văn hố các dân tộc phía nam Việt
Nam. Các bức tượng gỗ trưng bày tại bảo tàng có những ý nghĩa vơ cùng to lớn trong nét
văn hoá tâm linh của người dân Tây Ngun.
Có 4 nhóm tượng chính:
1. Đây là nhóm tượng cổ nhất, thể hiện sự tái sinh, có 3 loại tượng:
+ Tượng mang tính ngưỡng phồn thực, thể hiện 1 đôi nam nữ đang phô bày bộ
phân sinh dục của mình hoặc đang giao phối Nếu kiếp sau, người chết sẽ đầu thai thành
người có gia đình đầy đủ, ấm no hạnh phúc.
+ Tượng người đàn bà mang thai, nhấn mạnh yếu tố tái sinh.
Trang 4
+ Tượng những sinh linh mới ra đời đang ngồi trong tư thế bào thai. Vào
những tháng cuối thai kỳ, đứa bé ngồi như thế để chuẩn bị ra đời.
Có thể nói đây là người thân trong gia đình ln luôn bên cạnh họ. Tống tiễn cho người chết
những nô lệ để sang thế giới bên kia.
2. Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, có ý nghĩa ln u thương người mẹ.
3. Những hình ảnh thể hiện những sinh hoạt đời thường: người cưỡi voi; người cưỡi
ngựa; nữ cầm quả bầu; nam đánh trống; người giã gạo…
4. Các loại động vật: rắn, trăng, kỳ đà, thằn lằn, ếch, nhái, rùa, chim ó, chim cơng,
voi, khỉ, ngựa, chó… Trong đó chim ó, chim công là vua nhà mồ, là hai con vật quan trọng
để gìn giữ nhà mồ và bảo vệ người chết
Những hiện vật và khung cảnh cổ kính trong bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí
Minh đã níu lấy bước chân người đến tham quan. Khiến tôi thêm yêu, tự hào về lịch sử lâu
đời của Việt Nam. Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây vào một ngày không xa.
Trang 5