Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

phương pháp tổ chức hs lớp 8 - thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn gdcd 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.21 MB, 33 trang )

Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
MỤC LỤC
Tóm tắt đề tài …………….………………….…. Trang 2
A. Phần mở đầu Trang 5
I. Lý do chọn đề tài Trang 5
II. Đối tượng nghiên cứu Trang 6
III. Phạm vi nghiên cứu Trang 7
IV. Phương pháp nghiên cứu Trang 7
B.Phần nội dung Trang 9
1. Cơ sở lý luận Trang 9
2. Cơ sở thực tiễn Trang 10
3. Nội dung vấn đề Trang 12
C. Phần kết luận Trang 25
- Bài học kinh nghiệm……………………………Trang 25
- Hướng phổ biến ……………………………… Trang 25
- Áp dụng đề tài………………………………… Trang 26
- Tài liệu tham khảo …………………………… Trang 27
- Phiếu đánh giá xếp loại ……………….……… Trang 28
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 1
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: “ Phương pháp tổ chức học sinh lớp 8A
2
- Trường THCS Bưng Bàng thực
hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn GDCD 8”.


A – MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Khách quan :
Sự phát triển của nền kinh tế xã hội đã làm đất nước ta thay đổi rõ rệt. Tuy vậy sự
phát triển kinh tế vẫn chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy hoạt
động bảo vệ môi trường đang được hết sức quan tâm.
Những hiểm họa về việc suy thoái môi trường đang đe doạ cuộc sống con người.
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hiểu biết và ý thức của con người chưa cao. Giáo dục
môi trường thông qua các môn học đã hình thành cho học sinh những khái niệm đầu tiên
về môi trường và bảo vệ môi trường.
2.Chủ quan
Tình hình môi trường ở địa phương đang trở thành vấn đề cấp thiết. Việc hình thành
cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách
giáo dục môi trường của chúng ta. Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại
khóa lồng ghép là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả nhất giúp học sinh
có ý thức và kỹ năng bảo vệ môi trường.
Các thầy cô cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục và bảo vệ
môi trường cho học sinh, làm sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường và thực tế ở địa
phương.
Đó chính là lý do thầy và trò Trường THCS Bưng Bàng nghiên cứu tìm hiểu và
trình bày đầy đủ trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp tổ chức học sinh
lớp 8A
2
– Trường THCS Bưng Bàng thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường
môn GDCD 8”.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Tình hình ô nhiễm môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường ở rừng phòng hộ Dầu
Tiếng.
- Các biện pháp, phương pháp thực hành giáo dục môi trường, giúp các em học
sinh, gia đình và người thân biết cách bảo vệ gìn giữ môi trường.

- Thông qua việc giáo dục môi trường hình thành nhận thức cho học sinh, tuyên
truyền ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I : Từ tháng 9/2009 đến tháng 11/2010 (Đầu học kỳ I đến giữa học
kỳ I): Điều tra tìm hiểu thực tế ở địa phương, nắm bắt tình hình học tập và ý thức bảo vệ
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 2
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
môi trường, cảnh quan lớp, phòng học, các khu vực khác của học sinh lớp 8A
2
(Tổng số
31/14 nữ)
- Giai đoạn II: Từ tháng 11/2009 đến tháng 01/2010 (Từ giữa học kỳ I đến cuối
học kỳ I): Áp dụng các biện pháp và giải pháp tổng hợp để thực hiện vào tiết thực hành
ngoại khóa, nhận xét đánh giá sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh. Đồng thời
tiếp tục có những giải pháp thật hiệu quả đưa ra kết quả so sánh, đối chiếu, khắc phục
những tồn tại theo từng thời điểm cụ thể.
- Giai đoạn III: Từ tháng 01/2010 đến cuối tháng 03/2010 (Từ đầu học kỳ II
đến giữa học kỳ II): Kết hợp so sánh, đối chiếu, kiểm tra kết quả thực tế đề ra từng giải
pháp khắc phục tồn tại và hạn chế của học sinh đồng thời phát huy tối đa hiệu quả đạt
được. Vẽ biểu đồ để so sánh đối chiếu kết quả. Nắm các số liệu thực tế và khả năng
nhận thức của học sinh để đưa ra các biện pháp và giải pháp cụ thể cho tiết thực hành
cuối học kỳ II.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tham quan điều tra
- Phương pháp khảo sát nghiên cứu thực địa
- Phương pháp làm việc theo nhóm nhỏ

- Phương pháp nêu gương điển hình
- Quan sát tranh ảnh và xử lý tình huống về môi trường.
- Tổ chức trò chơi và thuyết trình các chủ đề đã tìm hiểu.
B – NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Nghiên cứu các công văn chỉ đạo chuyên môn của ngành, sở, phòng ban.
Nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Công văn chỉ đạo CM về lồng ghép giáo dục môi trường của Phòng GD-ĐT Tân
Châu.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
- Sự quan tâm của phụ huynh, người dân và chính quyền địa phương
- Bản thân giáo viên với giáo dục môi trường cho học sinh
- Tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường với đặc thù bộ môn.
3. Nội dung vấn đề:
- Hình thức tổ chức tiết thực hành trên lớp ( Thời lượng 45 phút)
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp
* Những kinh nghiệm rút ra khi tổ chức thực hiện thực hiện.
* Nêu dẫn chứng và ví dụ cụ thể trên lớp.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 3
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
- Hình thức tổ chức tiết thực hành tại nơi thực địa, ngoại khóa ( Ngoài trời thời lượng
một buổi)
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp
* Kinh nghiệm rút ra từ cách tổ chức thực hiện thực hiện.
* Cách thực hiện một buổi ngoại khoá tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng xã Tân Hoà.
- Hình thức tổ chức thực hành tại phòng chức năng (Có phương tiện nghe nhìn hỗ trợ

với thời lượng 45 phút)
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tổ chức
* Kinh nghiệm rút ra từ cách tổ chức thực hiện thực hiện.
* Ví dụ khi thực hiện ở phòng chức năng có phương tiện nghe nhìn.
- Vẽ biểu đồ minh họa cho các số liệu báo cáo kết quả thực hiện.
C - KẾT LUẬN CHUNG
1. Bài học kinh nghiệm:
- Xem ngoại khóa lồng ghép giáo dục MT cho toàn bộ nội dung của tiết học.
- Phải thâm nhập điều tra tìm hiểu thực tế, xử lý các số liệu
- Lựa chọn các cách thức tổ chức phù hợp với thực tế trường học và địa phương.
- Học sinh phải nắm rõ thực chất của thực hành ngoại khóa và tìm cách thực hiện.
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Qua việc nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy có thể áp dụng cho bộ môn GDCD ở các
khối lớp trong trường. Bên cạnh đó có thể áp dụng cho các môn thuộc lĩnh vực KHXH:
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý …Trong những tiết thực hành ngoại khóa, dã ngoại….
Bản thân cũng mong đề tài này được đồng nghiệp trong và ngoài trường tiếp tục
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và phát huy hơn nữa cho các năm học sau.
Hết
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 4
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐẾ TÀI :
1. Khách quan :
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm bộ mặt
đất nước đổi thay. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao,tuy vậy sự
phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường vì vậy môi trường
Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra

những chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo
vệ môi trường được các cấp các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước
đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy việc bảo vệ môi trường vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn
chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục xuống cấp nhanh chóng, có lúc, có nơi đã đến
mức báo động.
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của cả nhân loại và của mỗi
quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản
gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức cùa con người.Giáo dục
bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu và bền vững cho mỗi quốc
gia,dân tộc trên thế giới. Thông qua giáo dục con người và cộng đồng được trang bị
những kiến thức cơ bản về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và
xử lý các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp
phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ nhân tương lai của đất nước -
người chủ có thái độ thân thiện tích cực với môi trường.Vì vậy việc lồng ghép giáo dục
môi trường trong môn GDCD là rất cần thiết, đặc biệt là trong những tiết thực hành
ngoại khóa của chương trình.
2. Chủ quan :
Sau những kết quả thu được đáng khích lệ từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm “
Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 9A – trường THCS Bưng Bàng lồng ghép GDMT
trong môn GDCD 9” năm học vừa qua. Bản thân tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm qua sự
đánh giá của Hội đồng khoa học và qua thực tiễn giảng dạy trên lớp và thực tế ở địa
phương. Đó chính là động lực cho tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài về giáo dục môi trường
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 5
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8

này ở một lớp học mà trình độ nhận thức thấp hơn ( lớp 8) và quan trọng hơn là ở một
tiết thực hành ngoại khóa cụ thể , một tiết học mà đa phần giáo viên ít quan tâm hoặc
nếu có thì chỉ thực hiện mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả giáo dục cao cho
học sinh.
Hiện nay việc bảo vệ môi trường của học sinh là chưa thực sự tốt, ở hầu hết các
trường học trong huyện nói chung và trường THCS Bưng Bàng nói riêng.Trong nhiều
năm dạy môn GDCD tôi nhận thấy giáo viên khi dạy chỉ tập trung giáo dục và cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, những nội dung chính mà
chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
trường.Từ đó bản thân tôi nhận thấy việc quan tâm đến vấn đề hướng dẫn học sinh lớp
8A
2
trường THCS Bưng Bàng lồng ghép giáo dục và bảo vệ môi trường ngay cả trong
tiết thực hành ngoại khóa là vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện nay của các em.
Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ là làm cho mọi
người hiểu biết về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng hơn là phải có thói
quen, hành vi ứng xử văn minh đối với môi trường. Điều này được hình thành trong một
quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Trong những năm học phổ thông
học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với
khung cảnh trường lớp, khuôn viên lớp học, vườn cây …việc hình thành cho học sinh
tình yêu thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh,
có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách
giáo dục môi trường của chúng ta.Chính vì tầm quan trọng to lớn đó nên bản thân tôi
bằng những giải pháp thiết thực trong việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào
môn GDCD 8, phương pháp và cách thực hiện ngoại khóa
lồng ghép môi trường được trình bày đầy đủ trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Phương pháp tổ chức học sinh lớp 8A
2
– Trường THCS Bưng Bàng thực hiện tiết
thực hành ngoại khóa về môi trường môn GDCD 8”. Đó là lý do tôi chọn đề tài.

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tập trung nghiên cứu và tìm hiểu:
- Tình hình ô nhiễm môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường ở rừng phòng hộ Dầu
Tiếng.
- Các phương pháp tổ chức thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường trong một tiết
học cụ thể, giúp các em học sinh, gia đình và người thân biết cách bảo vệ gìn giữ môi
trường.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 6
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
- Thông qua việc giáo dục môi trường hình thành nhận thức cho học sinh, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn và từ thực tiễn để áp dụng vào cuộc sống nhằm nâng cao ý thức
xây dựng trường lớp “xanh - sạch - đẹp”, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “ Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” do Ngành phát động, tuyên truyền ý thức
chấp hành pháp luật về bảo vệ giữ gìn môi trường và cảnh quan thiên nhiên cho học
sinh.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 7
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Từ quá trình tìm hiểu nghiên cứu được tham gia các lớp tập huấn về môi trường.
Nắm được các tài liệu tuyên truyền của các ngành chức năng và thực tế giảng dạy trên
lớp cũng như tình hình môi trường ở địa phương, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
và người dân địa phương, qua cách ứng xử giao tiếp của học sinh, việc kiểm tra đánh giá
trước, trong và sau tiết học môn GDCD 8 ở lớp 8A
2

trường THCS Bưng Bàng. Thông
qua việc lồng ghép giáo dục môi trường cho các em bằng nhiều hình thức và phương
pháp khác nhau qua tiết thực hành ngoại khóa để góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho các em. Như vậy đó là một quá trình có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện có
hiệu quả. Quá trình đó được chia làm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn I : Từ tháng 9/2009 đến tháng 11/2010 ( Đầu học kỳ I đến giữa học
kỳ I): Điều tra tìm hiểu thực tế ở địa phương nắm bắt tình hình học tập và ý thức bảo vệ
môi trường, cảnh quan lớp, phòng học các khu vực khác của học sinh lớp 8A
2
(Tổng số
31/16 nữ)
- Giai đoạn II: Từ tháng 11/2009 đến tháng 01/2010 ( Từ giữa học kỳ I đến cuối
học kỳ I): Áp dụng các biện pháp và giải pháp tổng hợp để thực hiện vào tiết thực hành
ngoại khóa nhận xét đánh giá sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh. Đồng thời
tiếp tục có những giải pháp thật hiệu quả đưa ra kết quả so sánh, đối chiếu, khắc phục
những tồn tại theo từng thời điểm cụ thể.
- Giai đoạn III: Từ tháng 01/2010 đến cuối tháng 03/2010 (Từ đầu học kỳ II
đến giữa học kỳ II): Kết hợp so sánh đối chiếu, kiểm tra kết quả thực tế đề ra từng giải
pháp khắc phục tồn tại và hạn chế của học sinh đồng thời phát huy tối đa hiệu quả đạt
được. Vẽ biểu đồ để so sánh đối chiếu kết quả. Nắm các số liệu thực tế và khả năng
nhận thức của học sinh để đưa ra các biện pháp và giải pháp cụ thể cho tiết thực hành
cuối học kỳ II
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
GDCD là một môn học không chỉ là việc tiếp thu kiến thức mà còn phải biết vận
dụng liên hệ mở rộng ở thực tế, xử lý được các tình huống diễn ra trong đời sống hằng
ngày ngay cả trong giao tiếp ứng xử với môi trường. Đòi hỏi ở học sinh một quá trình
rèn luyện vận dụng thuần thục và trở thành kỹ năng, hình thành năng lực phẩm chất
nhân cách và ý thức cho học sinh.“Chương trình học phải khai thác tình hình thực tế
môi trường của từng địa phương, giáo dục môi trường đặc biệt là giáo dục ý thức nhân
cách cho học sinh là thước đo hiệu quả cho khả năng nhận thức về môi trường, nó tạo

Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 8
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
cho học sinh tính chủ động tham gia vào quá trình học tập tạo cơ hội cho học sinh phát
hiện các vấn đề và tìm hướng giải quyết” (Trích tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn GDCD THCS – NXB Giáo Dục 2008)
Ở đề tài sáng kiến kinh nghiệm này phần tích hợp giáo dục môi trường được sử
dụng một cách logic trong toàn bộ tiết học. Có rất nhiều phương pháp và hình thức tổ
chức thực hiện ngoại khóa về môi trường như: tham quan điều tra, khảo sát nghiên cứu
thực địa, khai thác kinh nghiệm thực tế…Ở mỗi địa phương có các vấn đề bức xúc về
môi trường như: làng nghề, môi trường rừng, các khu công nghiệp chế biến cần phải
khai thác tình hình thực tế đó để giáo dục cho học sinh thiết thực và hiệu quả nhất,
phương pháp này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải sưu tập số liệu và sự kiện tìm hiểu
tình hình thực tế, đưa ra các tình huống và xử lý tình huống thể hiện qua cách (quan sát
tranh ảnh, xem băng hình , sưu tầm và quay chụp hình ảnh về môi trường , đi đến cơ sở
xí nghiệp, nhà máy tại địa phương để tìm hiểu hoặc tại khu rừng có đủ đa dạng sinh
học) góp phần giáo dục ý thức giữ gìn, cải tạo và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là học
sinh phải viết bài thu hoạch cảm nhận về quá trình thực hành ngoại khóa về môi trường,
phải thấy rõ được việc làm bảo vệ môi trường và hành vi hủy hoại môi trường của
những cá nhân và tổ chức, nêu ý kiến và giải pháp của bản thân về những hành vi và
việc làm đó.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 9
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận :

● Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số
41/NQ – TƯ (ngày 15/11/2004) của Bộ Chính trị về tăng cường biện pháp bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nghị quyết số
1363/QĐ – TTg (ngày 17/10/2001) của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án:
“Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định
số 256/2003/QĐ - TTg (ngày 02/12/2003) của Thủ tướng Chính phủ về viêc phê quyết
chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định
hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày
31/1/2005, Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã ra chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ
môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 cho giáo dục Phổ thông là trang
bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường thông qua các
họat động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường “xanh, sạch, đẹp” phù hợp với
vùng miền địa phương.
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên của Bộ GD& ĐT
xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn: Vật lý, Hóa
học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ nhằm hình
thành ý thức và rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh (Trích tài liệu giáo
dục bảo vệ môi trường môn Giáo dục công dân NXB Giáo dục – 2008 – Đặng Thúy
Anh)
● Chương trình liên tịch về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường của Liên
đoàn lao động Tây Ninh (ngày 12/1/2006) nhằm nâng cao ý thức cho công nhân viên
chức, học sinh về nhiệm vụ bảo vệ môi trường từng bước thay đổi hành vi phong tục
trập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường sống có ý thức sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, xây dựng nếp sống văn minh thân thiện
với môi trường vì sự phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội (Theo tài liệu
tuyên truyền bảo vệ môi trường trong công nhân viên chức lao động của Liên đoàn
lao động tỉnh Tây Ninh năm 2008)

Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 10
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
● Các công văn chỉ đạo chuyên môn về lồng ghép giáo dục môi trường của
Phòng GD&ĐT Tân Châu ( Công văn chỉ đạo chuyên môn tháng 9/2009)
* Sự cụ thể hóa các văn bản trên đó là phương pháp dạy học và cách thức tổ
chức từng tiết học của giáo viên cho học sinh biết, hiểu và thực hành về giữ gìn và bảo
vệ môi trường.
2. Cơ sở thực tiễn :
2.1 Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh :
* Thuận lợi : Với tổng số 31/14 nữ học sinh ở lớp 8A
2
trường THCS Bưng Bàng
có 10 học sinh đạt loại học lực giỏi ở bộ môn (biết cách ứng xử, nhận định phân tích,
tiếp thu kiến thức bài học, nắm chắc kỹ năng liên hệ thực tế, trình bày bài học khoa học
và hợp lý).Phần lớn học sinh chăm ngoan, nghiêm túc trong giờ học, tích cực học tập,
mạnh dạn xây dựng và đưa ra ý kiến, đề xuất không chỉ về bảo vệ môi trường tự nhiên
mà còn về môi trường xã hội hiện nay.
Một số em rất tích cực cùng giáo viên thâm nhập điều tra tìm hiểu thực tế, thống
kê ghi chép, ghi hình cụ thể các vấn đề môi trường ở địa phương. Giúp giáo viên rất
hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Đặc biệt các em quan tâm sâu sắc đến vấn đề môi trường của thế giới, của nước
ta và của địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hình thành được ý
thức và kỹ năng nhận biết và bảo vệ môi trường từ đó đã góp phần rất lớn trong việc giữ
gìn trường lớp: “xanh – sạch – đẹp”, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” của thầy và trò trường THCS Bưng Bàng.
* Khó khăn : Là một địa phương vùng sâu vùng xa nhất của huyện Tân Châu, đa
phần các em có ít điều kiện để tiếp cận với các phương tiện học tập hiện đại và không có

cơ hội giao lưu học hỏi nâng cao nhận thức khả năng tư duy và các kỹ năng ứng xử thực
tế trong bộ môn.
Chỉ khoảng 4 – 6 học sinh có đầy đủ sách và tư liệu tham khảo, sách bài tập tình
huống, các tài liệu như báo và tranh ảnh phục vụ cho việc học tập. Bộ phận còn lại chỉ
có sách giáo khoa, tập vở để ghi chép. Bên cạnh đó 100% học sinh là con em các hộ gia
đình nông dân, ngoài thời gian học chính thức một buổi trên lớp, buổi chiều các em còn
phải phụ giúp gia đình làm việc nhà. Nhiều học sinh phải đi làm mướn để có thêm thu
nhập.Vì vậy thời gian để học bài và chuẩn bị bài là không có hoặc rất ít từ đó tác động
rất lớn đến việc tiếp thu vận dụng kiến thức mới vào thực tế. Đặc biệt là làm sao để học
sinh vận dụng vấn đề bảo vệ môi trường có hiệu quả trong tiết học.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 11
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
Có một thực tế rằng:Khi tham gia vào tiết thực hành ngoại khóa lồng ghép giáo
dục môi trường chỉ có học sinh khá giỏi là tích cực chủ động ,còn lại học sinh yếu kém,
trung bình ít hoặc không tham gia chỉ ngồi quan sát, lắng nghe hoặc khi tham gia là sự
bắt buộc cho nên khi nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường là không đồng đều, cách ứng
xử với môi trường cũng chưa phù hợp, dễ bị động, lúng túng khi tham gia phát hiện và
nêu cách xử lý các vấn đề về môi trường không cho hiệu quả cao.
2.2 Sự quan tâm của phụ huynh học sinh, người dân địa phương và chính quyền
các cấp về vấn đề bảo vệ môi trường:
* Thuận lợi: Cuộc sống ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày
càng được cải thiện, ý thức giữ gìn vệ sinh cho con cái cũng được các bậc cha mẹ quan
tâm, khi được học tập trao đổi với thầy cô về các vấn đề môi trường như: giữ gìn cảnh
quan nơi trường học, vệ sinh nơi nhà ở, vệ sinh an toàn thực phẩm…đã tạo điều kiện
cho sự liên kết chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường qua đó góp phần cho
phụ huynh thay đổi nhận thức về bảo vệ cuộc sống của mình cũng như con em mình
thông qua những việc làm tưởng chừng như rất đơn giản: Gom và xử lý rác ở gia đình,

vệ sinh nơi ở, vệ sinh ăn uống hằng ngày, trật tự an ninh thôn xóm. Gia đình là tế bào
của xã hội, một gia đình thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường sẽ là tấm gương tích cực
trong việc tham gia bảo vệ môi trường và nâng cao được ý thức trách nhiệm của người
dân địa phương.
Trước vấn đề vô cùng bức xúc của xã hội, của địa phương, chính quyền các cấp đã
nhìn nhận và bắt tay vào cuộc như: xử lý các vụ việc nhà máy chế biến mủ cao su, sơ chế
tinh bột mì, các lò sản xuất gạch gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất. Hiện tượng
mới phát hiện gần đây là xả rác và các chất phế thải ra sông Sài Gòn, sông Cửu Long, nhiều
vụ việc được xử lý một cách thoả đáng trả lại những môi trường tự nhiên vốn có của nó.
Đặc biệt trong dịp tết vừa qua chính quyền địa phương đã làm tốt công tác giám sát vệ sinh
an toàn thực phẩm và trật tự an ninh xã hội được bảo đảm. Môi trường gồm hai lĩnh vực:
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội cần phải có sự kết hợp hài hoà và tạo cho hai loại
môi trường này thực sự trong lành.
* Khó khăn : Bên cạnh đó một bộ phân người dân địa phương chưa thực hiện tốt
vấn đề bảo vệ môi trường như: xả rác, vứt xác súc vật chết ra sông ngòi, nơi dân cư sinh
sống, đốt phá rừng để làm nương rẫy, mở các cơ sở sản xuất và chế biến không bảo đảm
qui trình bảo vệ môi trường. Các vụ việc đó chưa được các cơ quan chức năng xử lý
nghiêm minh , việc xử lý các cơ sở chế biến mì và cao su chỉ là giải pháp tạm thời sau
đó đâu lại vào đấy gây bức xúc cho người dân địa phương và làm cho môi trường ngày
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 12
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
càng bị ô nhiễm trầm trọng. Hệ thống rừng phòng hộ đang bị lấn chiếm biến thành đất
tư (Trong năm vừa qua Chính phủ đã ra Nghị định về việc giải tỏa lấn chiếm đất
rừng phòng hộ. Tân Hòa là xã có diện tích đất rừng bị lấn chiếm lớn nhất hơn 160
ha so với xã Suối Dây và Tân Thành trong toàn huyện Tân Châu ). Do vậy, việc bảo
vệ môi trường ở địa phương còn để lại những hậu quả vẫn chưa thể khắc phục được.
Quan trọng hơn là ý thức bảo vệ môi trường ngày càng suy giảm nghiêm trọng.

Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 13
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
2.3 Bản thân giáo viên với giáo dục môi trường cho học sinh.
* Thuận lợi :
- Bản thân tôi được tập huấn đầy đủ về giáo dục môi trường, luôn tích cực chủ
động nghiên cứu tìm hiểu đưa ra các giải pháp nhằm hình thành ý thức niềm tin, kỹ
năng cho học sinh khi lồng ghép giáo dục môi trường đặc biệt là tiết ngoại khóa về môi
trường.
- Luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ với BGH, các đoàn thể để xây dựng nhà
trường “xanh - sạch - đẹp”, “Trường học thân thiện học sinh tích cực.”
- Bản thân luôn tích cực thâm nhập và tìm hiểu thực tế ở địa phương, điều tra ghi
hình, ghi chép các số liệu phục vụ cho quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm.
* Khó khăn :
- Tài liệu nghiên cứu về môi trường cón quá ít và hạn chế, bản thân chưa được
tham dự nhiều các chương trình hội thảo về môi trường do Sở - Phòng – Ban tổ chức tổ
chức (chỉ được tham gia một lần).
- Bản thân còn quá ít kinh nghiệm trong việc thực hiện ngoại khóa lồng ghép
giáo dục môi trường cho học sinh, đặc biệt là tiết thực hành ngoại khóa. Chưa có được
các giải pháp hữu hiệu để giúp học sinh hiểu rõ và khắc phục trình trạng ô nhiễm môi
trường một cách triệt để.
2.4 Tình hình thiết bị dạy học ở trường :
* Thuận lợi :
- Có một số tư liệu, tạp chí, báo phục vụ cho việc cập nhật điều tra, xử lý các số
liệu.
- Trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ góp phần rất tốt cho ý thức
bảo vệ môi trường tạo được niềm tin cho học sinh khi nắm bắt nội dung kiến thức.
* Khó khăn :

- Thiếu các phòng chức năng, phòng nghe, nhìn phục vụ cho quá trình tìm tòi xử
lý, ngoại khóa lồng ghép giáo dục môi trường cho môn học.
- Thiếu tranh ảnh, tư liệu tham khảo về môi trường nên rất khó khăn trong việc
kết hợp các phương pháp tổ chức thực hiện.
3. Nội dung vấn đề:
Mục tiêu của đề tài này là tìm ra những cách thức tổ chức hiệu quả nhất trong
việc “Tổ chức học sinh lớp 8A
2
trường THCS Bưng Bàng thực hiện tiết thực hành
ngoại khóa về môi trường môn GDCD8” nhằm hình thành ý thức cho học sinh hoàn
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 14
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về mơi trường mơn
GDCD 8
thiện và thành thạo các kỹ năng giúp học sinh năng động sáng tạo hơn trong cách ứng
xử trước các tình huống về mơi trường. Mỗi cách thức tổ chức đều có mặt tích cực và
hạn chế riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh và đòi hỏi những điều kiện thực hiện
riêng. Vì vậy cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các cách thức tổ chức phù hợp với nội
dung của tiết thực hành, với trình độ nhận thức của học sinh, với năng lực, sở trường
của giáo viên, với điều kiện và hồn cảnh cụ thể của lớp, của trường. Từ mục tiêu
nghiên cứu đó bản thân tơi đã áp dụng và thử nghiệm các cách thức tổ chức lớp học và
tiến hành tiết dạy như sau:
3.1. Phương pháp tổ chức tiết thực hành ngoại khố trên lớp (Thời lượng 45 phút)
Vídụ: Khi thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về mơi trường mơn GDCD 8 (Học kỳ I) ở
trên lớp học 8A
2
trường THCS Bưng Bàng tơi tiến hành như sau:
Tiết PPCT: 17
Giáo viên giới thiệu khái qt : Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề bức

xúc mang tính toàn cầu, ở Việt Nam cũng như ở địa phương xã Tân Hòa . Mỗi
một việc làm của chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường hoặc làm hủy hoại
môi trường. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường tiết ngoại
khóa về môi trường hôm nay sẽ giúp các em hiểu và nắm được những kiến thức
cơ bản về mơi trường.
Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học
Hoạt động 1:Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường
và các biện pháp bảo vệ môi trường.
Gv sắp xếp lớp thành đội thi tìm hiểu về môi
trường thông qua hệ thống các câu hỏi. Hình
thức thi “Rung chuông vàng”( Sắp xếp học sinh
theo từng dãy bàn – có thể là 4 dãy)
Hs tham gia trò chơi tìm hiểu về môi
trường.
Gv phổ biến luật chơi( Có 10 câu hỏi ).Sau khi
giáo viên đọc xong câu hỏi tất cả học sinh dùng
viết trả lời vào tấm bảng đã chuẩn bị sẵn và đưa
lên trước lớp. Giáo viên nhận xét câu trả lời
đúng . Những học sinh trả lời sai vẫn được tiếp tục
tham gia nhưng di chuyển đến một dãy bàn
riêng.Tiếp tục cho đến câu hỏi số 10 chọn ra một
hoặc hai học sinh xuất sắc nhất để tun dương và
khen thưởng.Có thể cho cả lớp làm một cuộc
I. Tìm hiểu về môi trường
Câu 1:Hãy kể tên các nguồn thường bò
gây ô nhiễm? (Đất, nước , Không khí)
Câu 2: Đây là một việc làm của học sinh
gây ô nhiễm môi trường? (Xả rác bừa
bãi)
Câu 3: Đây là một việc làm thiết thực

góp phần bảo vệ môi trường? (Trồng cây
xanh)
Câu 4: Vì sao trong thành phố đô thò lại
trồng nhiều cây xanh? (Cân bằng C0
2

0
2
)
Câu 5: Có mấy loại môi trường? (tự
nhiên và nhân tạo)
Câu 6: Tên một khu rừng phòng hộ ở
Tây Ninh? (Dầu Tiếng)
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 15
NGOẠI KHOÁ VỀ VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về mơi trường mơn
GDCD 8
phỏng vấn ngắn về các bạn để tạo khơng khí thoải
mái khi bước vào hoạt động 2.
Xen kẽ vào đó là tiết mục văn nghệ và thuyết
trình về một chủ đề về môi trường.
Hs tham gia trò chơi , Và chọn ra học
sinh xuất sắc nhất để trao phần thưởng.
Sau đó giáo viên cho học sinh thuyết trình hùng
biên về nhân vật tôi là “ Rừng”,” Nước ”,
“Khơng khí” hoặc là “Đất” đang hứng chịu sự
tàn phá hủy hoại của con người.

Hs tham gia hùng biện trước lớp.
Gv nhận xét và tuyên dương học sinh thực hiện
tốt.Phần thưởng là một cuốn truyện có đề tài về
thiên nhiên và bảo vệ mơi trường.
Hs tham gia tiết mục văn nghệ góp vui
cho lớp.
Gviên sơ kết hoạt động 1.Chuyển tiếp hoạt động 2
Hoạt động 2: Đóng vai thể hiện tình huống về
bảo vệ hoặc phá hoại môi trường
Gv giao cho hai nhóm thể hiện hai tình huống
đóng vai về ứng xử với môi trường.
Hs thể hiện tình huống về ứng xử với
môi trường. Hs cả lớp nhận xét bổ sung rút ra
bài học cho bản thân , tập thể lớp về bảo vệ môi
trường.
Gv nhận xét và tổng kết chung
u cầu học sinh đóng vai thể hiện các tình huống
và nêu suy nghĩ cảm nhận của mình khi thể hiện
các tình huống và liên hệ ở bản thân học sinh về
bảo vệ mơi trường.
Giáo viên kết luận và tun dương các nhóm thể
hiện tốt các tình huống (về cách diễn đạt thể hiện
để xử lý tình huống đó, suy nghĩ và cảm nhận của
bản thân khi tham gia vai diễn, khắc sâu cho học
sinh ý thức bảo vệ mơi trường ngay tại lớp và
trường học cũng như ở gia đình và nơi cơng cộng).
Câu 7: Một hiên tương thiên nhiên
thường xuyên xảy ra do tàn phá rừng đầu
nguồn? (Lũ lụt)
Câu 8: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm

của ai? (Tất cả mọi người)
Câu 9: Một hiện tượng đã làm cho băng
ở Bắc cực tan nhanh? (Nhiệt độ trái đất
tăng lên)
Câu 10: Hàng năm thế giới lấy ngày
tháng nào là ngày môi trường thế giới?
(5/ 6)
II.Ứng xử các tình huống về môi trường
Có thể cho học sinh đóng vai theo các tình
huống sau:
Tình huống 1: Vào lễ hội vui xn núi Bà
Tây Ninh hàng năm du khách đến tham
quan và nghỉ ngơi tại chân núi, đốt nhang lễ
Phật cầu may đầu năm đã xả rác, vẽ bậy lên
các cơng trình di tích lịch sử. Khi thấy các
trường hợp đó em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Em cùng các bạn vào lơ nhặt
củi cây cao su. Trời lạnh, mấy đứa rủ nhau
đốt lửa sưởi ấm và nướng củ khoai
lang,chẳng may lửa cháy lan sang những
đám cây xung quanh …. Em sẽ làm gì trong
tình huống đó?
* Ưu điểm của hình thức tổ chức :
Nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào q trình học tập, tạo
cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề
có liên quan đến nội dung bài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu học hỏi lẫn
nhau, cùng nhau hợp tác, giải quyết những nhiệm vụ chung.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 16
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -

thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về mơi trường mơn
GDCD 8
Với hình thức tổ chức này kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, làm tăng
tính khách quan khoa học. Kiến thức trở nên sâu sắc bền vững dễ nhớ do được giao lưu
học hỏi giữa các thành viên trong lớp. Nhờ khơng khí vui chơi cởi mở giúp các em học
sinh nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, biết lắng nghe bày tỏ ý kiến của mình. Giúp các em
này dễ hồ nhập vào cộng đồng tạo được sự tự tin, hứng thú trong học tập. Hình thành
kỹ năng giao tiếp, hợp tác và vận dụng liên hệ thực tế cho học sinh.
* Hạn chế của hình thức tổ chức :
- Quy mơ lớp nhỏ hẹp, học sinh lớp q đơng sẽ rất khó khăn khi thực hiện .
- Thời gian có thể bị kéo dài, lớp ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác.
- Việc chuẩn bị bảng và viết lơng với số lượng nhiều sẽ gây tốn kém cho học
sinh.
* Những kinh nghiệm được rút ra khi thực hiện hình thức tổ chức trên:
- Có thể sắp xếp lớp thành hai nhóm theo hai dãy bàn và thi với nhau sau đó chọn
ra nhóm trả lời được nhiều câu hỏi đúng nhất
- Cần phát huy vai trò sáng tạo của học sinh khi chuẩn bị bảng và viết lơng cũng
như dụng cụ và trang phục hóa trang khi xử lý tình huống để đóng vai ( Hướng dẫn
trước cho học sinh cách thiết kế bảng và dụng cụ hóa trang sau đó để tự học sinh làm )
- Tham khảo giáo viên bộ mơn Ngữ văn để có được những gợi ý về cách thuyết
trình của nhân vật “Tơi” đặc biệt là phát huy vai trò tự học một cách tích cực của học
sinh khơi gợi được niềm say mê học tập và tích cực tìm tòi của học sinh.
- Trong suốt q trình tổ chức thực hiện giáo viên là người vừa tổ chức và quản
lý học sinh cần quan sát, lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết.Hiệu quả hơn
nữa là chọn một học sinh có uy tín làm thư ký cho q trình thực hiện đạt hiệu quả
khách quan.
3.2 Phương pháp tổ chức tiết thực hành ngoại khóa tại thực địa ( Ngồi trời thời
lượng một buổi)
Ví dụ khi thực hiện tiết thực hành ngoại khố về mơi trường mơn GDCD 8 (Tiết 17
học kỳ I hoặc tiết 34 học kỳ II) ở lớp 8A2 trường THCS Bưng Bàng tơi tiến hành như

sau:
Tiết PPCT: 34
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 17
NGOẠI KHOÁ VỀ VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
Bước thứ nhất: Giáo viên lên kế hoạch thực hiện cho tiết thực hành ngoại
khóa tại địa phương và chuẩn bị đầy đủ các khâu của tiến trình thực hiện .Về thời gian
(đó là buổi chiều một ngày cụ thể trong tuần, tốt nhất là ngày chủ nhật khoảng 14h30’
đến 17h30’). Về địa điểm (nên chọn địa điểm gần trường thuận tiện cho việc đi lại và
hạn chế được những vấn đề khác nảy sinh, cụ thể tôi chọn khu rừng phòng hộ Dầu
Tiếng thuộc địa bàn xã Tân Hoà cách điểm trường 1km.Ở đây có đầy đủ các điều kiện
về đất đai khí hậu, sông ngòi hệ động thực vật phong phú và đa dạng sinh học). Về
phương tiện cũng như các dụng cụ hỗ trợ khác( phương tiện đi lại là xe đạp. Nước uống
và nhu yếu phẩm cần thiết ). Tiếp đó là trình bày kế hoạch thực hiện cho Ban Giám
Hiệu nhà trường xin ý kiến chỉ đạo việc thực hiện, trình bày rõ mục tiêu , ý nghĩa tác
dụng và sự cần thiết phải thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường tại
địa.phương. Tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường để nhận được sự giúp đỡ khi cần
thiết.
Bước thứ hai: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh (ở lớp 8A
2
trường THCS Bưng Bàng, tôi chia lớp thành bốn nhóm - Mỗi nhóm cử một nhóm
trưởng có năng lực học tập và quản lý tốt để thực hiện tất cả các yêu cầu mà giáo viên
đề ra, đồng thời chịu trách nhiệm với giáo viên về nhóm mình). Mỗi nhóm được phân
công chuẩn bị giấy bút, tập vở để ghi chép, máy quay phim hoặc chụp hình (nếu mỗi
nhóm đều có thì càng tốt – Yêu cầu nhóm trưởng phân công cụ thể cho nhóm của mình).
Công việc thực hành và tìm hiểu cụ thể của từng nhóm như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu về sự đa dạng của hệ động thực vật ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng
( Đánh giá về sự bảo tồn phát triển và sự tàn phá hệ động thực vật ở đây).
Nhóm 2: Tìm hiểu về nguồn nước và hệ thống sông ngòi ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng
(Tập trung tìm hiểu vai trò của nước và sông ngòi cũng như sự ô nhiễm nguồn nước tại
đây).
Nhóm 3: Tìm hiểu về nguồn đất đai của rừng phòng hộ Dầu Tiếng (Vai trò của đất và
mối liên hệ giữa đất, nguồn nước và hệ động thực vật nơi đây).
Nhóm 4: Đánh giá vai trò của khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng đối với môi trường nói
chung và địa phương xã Tân Hòa nói riêng.
Sau khi phân công nhiệm vụ cho các nhóm và quán triệt cho bốn nhóm trưởng về
bảo đảm sự an toàn cho rừng và bản thân học sinh. Giáo viên hướng dẫn cụ thể cách tìm
hiểu, điều tra và ghi chép, ghi hình để học sinh báo cáo quá trình thực hành của từng
nhóm cho giáo viên, (Có thể là cuối buổi ngoại khoá tại lớp học hoặc nộp bài bài thực
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 18
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
hành cho giáo viên ). Học sinh tiến hành thực hiện theo thời gian quy định là từ 15h –
17h, sau đó trở lại nơi xuất phát.
Bước thứ ba: Báo cáo kết quả thực hành ngoại khóa về môi trường (Ở đây
tôi lựa chọn cách báo cáo sau cuối buổi thực hành ngoại khóa).
Giáo viên tập hợp học sinh theo các nhóm đã được phân công tại nơi xuất phát.Yêu cầu
nhóm trưởng kiểm diện các thành viên trong nhóm và tiến hành báo cáo kết quả điều tra
tìm hiểu của nhóm mình. Giáo viên mời các nhóm (có thể theo thứ tự) trình bày kết quả
của nhóm:
Nhóm 1: Ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng có đầy đủ các thảm thực vật bậc thấp và bậc
cao,cây cối đa dạng chủ yếu là cây: Cẩm lai, lim, bằng lăng , dầu, xà cừ, tràm và các
loại cây lấy gỗ khác.Phần lớn là các loại cây thứ sinh do được trồng lại , rất hiếm cây
nguyên sinh do sự tàn phá của chiến tranh và sự khai thác huỷ diệt của con người. Bên

cạnh đó phía dưới là tầng cây bụi có tác dụng giữ ẩm chống bốc hơi nước
Hệ động vật chỉ còn thú nhỏ và chim muông như: Gà rừng , công, hươu nai, lợn
rừng Phần nhiều đã bị người dân địa phương săn bắt trộm.
Đánh giá chung : Hệ động thực vật nơi đây mặc dù đã được các cơ quan chức năng và
chính quyền địa phương bảo vệ song vẫn gặp sự tàn phá và khai thác của con người
một cách vô ý thức (Gài bẩy, săn bắt, chặt phá đốt rừng và gần đây là sử dụng rừng sai
mục đích lấn chiếm rừng xã Tân Hoà là địa phương có diện tích đất rừng bị lấn chiếm
nhiều nhất huyện).Qua buổi thực hành ngoại khoá về môi trường giúp này giúp chúng
em nêu cao ý thức bảo vệ rừng bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực ngay
trên địa phương mình ,tại trường và lớp em góp phần vào việc xây dựng môi trường “
Xanh - Sạch - Đẹp”
Nhóm 2: Về nguồn nước và hệ thống sông ngòi tại rừng phòng hộ Dầu Tiếng.
Nơi đây là thượng nguồn của của sông Sài Gòn , một nhánh đổ ra hồ Dầu Tiếng
phục vụ cho việc tưới tiêu cho tỉnh Tây Ninh , Bình Dương và Thành phố Hồ Chí
Minh , một nhánh đổ ra sông Sài Gòn ( thượng nguồn mà người dân địa phương thường
gọi là sông Cửu Long). Hai hệ thống sông này đặc biệt quan trọng và có giá trị về nuôi
trồng và đánh bắt thuỷ hải sản vô cùng to lớn. Tuy nhiên hiện nay là mùa khô nguồn
nước chưa đến mức cạn kiệt song tình trạng ô nhiễm đã diễn ra đáng báo động đó là các
nhà máy chế biến mủ cao su và chế biến bột mì đã hoạt động trở lại,các chủ nhà máy
này đã ngang nhiên xả nước thải ra hai hệ thống sông và gây ô nhiễm nặng.Vừa qua
chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc tỉnh Tây Ninh và xã Tân Hoà về việc
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 19
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
bảo vệ nguồn nước ở thượng nguồn,khi chính quyền địa phương ra tay đã tạm ngưng
hoạt động của các nhà máy song thiết nghĩ thời gian lâu dài đã có giải pháp khắc phục
triệt để hay chưa? Như vậy nguồn nước ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng đã bị ô nhiễm cần
có các biện pháp khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để trả lại

môi trường nước trong lành vố có của nó.Qua buổi thực hành tìm hiểu về môi trường
giúp cho các em nêu cao ý thức bảo vệ môi trường tuyên truyền đến mọi người bảo vệ
không chỉ nguồn nước mà còn tất cả các nguồn khác để Tân Hoà là địa phương đi đầu
trong việc bảo vệ môi trường.
Nhóm 3: Nguồn đất đai và vai trò của đất ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng
Ở đây chủ yếu là nguồn đất pha cát dễ thấm nước,dễ thoát nước dễ bị xói mòn và rửa
trôi . Đất gắn liền với môi trường nước và hệ động thực vật khi cây rừng bị tàn phá tạo
thành những dòng chảy cuốn trôi một phần đất hai bên bờ sông Cửu Long và sông Sài
Gòn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất lâm nghiệp của rừng phòng hộ . Nguyên nhân
chủ yếu là do ở giai đoạn đầu khi Ban quản lý rừng hộ chưa có các giải pháp quản lý
chặt chẽ việc đốt và phá rừng đã để lại hậu quả nghiêm trọng như trên , hiện nay nhờ sự
phối hợp một cách có hiệu quả giữa các cơ quan chức năng đã hạn chế đến mức thấp
nhất việc tàn phá rừng ở đây và sự xói mòn cũng được khắc phục một cách đáng kể.
Chính quyền địa phương đã giao rừng khoán sản phẩm cho người dân chăm sóc và bảo
vệ, đây là giải pháp mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho việc bảo vệ môi trường
rừng,đất đai và khí hậu góp phần giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người
dân.Qua việc tìm hiểu về đất đai và vai trò của đất lâm nghiệp ở rừng phòng hộ Dầu
Tiếng giúp các em thấy được vai trò to lớn của đất rừng cũng như mối liên hệ hữu cơ
giữa các yếu tố các thành phần của môi trường đem lại cho chúng ta những lợi ích thiết
thực ”Hãy giữ mãi màu xanh cho quê hương” đó là thông điệp của nhóm em gởi đến
cho thầy cô và các bạn trong trường THCS Bưng Bàng về bảo vệ môi trường.
Nhóm 4: Vai trò của rừng phòng hộ Dầu Tiếng
Địa phương xã Tân Hoà với khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng là lá chắn bảo đảm an
toàn về khí hậu môi trường cho tỉnh Tây Ninh nói riêng và các tỉnh lân cận khác và cả
nước ta nói chung.Là một trong những khu rừng đặc biệt quan trọng về nhiều mặt của
tỉnh ta về sự đa dạng sinh học cũng như là khu rừng đặc dụng , rừng đầu nguồn Góp
phần cân bằng hệ sinh thái , điều hoà lượng CO
2
và O
2

trong không khí làm giảm nhiệt
độ môi trường, tăng độ ẩm khi vào mùa khô, chống xói mòn gió bão khi vào mùa
mưa.Rừng phòng hộ còn mang lại nguồn lợi cho bà con nhận rừng để trồng mới và
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 20
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
chăm sóc cũng như khai thác các nguồn lợi từ rừng , tạo được công ăn việc làm cho
hàng trăm hộ dân địa phương (cần lên án và loại bỏ hành vi bao chiếm đất rừng như
hiện nay). Đó là giá trị to lớn từ rừng cũng như vai trò mà nó mang lại , chúng ta phải
giữ gìn chăm sóc và bảo vệ rừng , hãy xem rừng là “người bạn” có các biện pháp tích
cực để tuyên truyền và vận động mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ. Có như
vậy rừng phòng hộ Dầu Tiếng mới mãi là hình ảnh của người dân Tân Hoà chúng ta.
Bước cuối cùng : Sau khi học sinh trình bày kết quả thực hành của nhóm
mình,giáo viên nhận xét tuyên dương các nhóm thực hiện tốt và ghi điểm cho tất cả các
nhóm để động viên khuyến khích các em. Sau đó giáo dục thêm cho học sinh về ý thức
bảo vệ môi trường cũng như ý nghĩa tác dụng của tiết thực hành ngoại khoá , giúp các
em phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động trong các hoạt động bảo vệ môi trường đặc
biệt tạo hứng thú học tập cho các em , giúp các em rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức
vào thực tế cuộc sống. Giáo viên nhận xét tinh thần và thái độ tham gia học tập của học
sinh , sau đó tuyên bố kết thúc buổi ngoại khoá và rời địa điểm trở về nhà.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 21
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 22
Rừng phòng hộ Dầu Tiếng
Học sinh thảo luận

Nhóm 1- Lớp 8A
2
Nhóm 2- Lớp 8A
2
Nhóm 3- Lớp 8A
2
Nhóm 4- Lớp 8A
2
Học sinh viết bài thu hoạch Kết thúc buổi ngoại khóa
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về mơi trường mơn
GDCD 8
* Ưu điểm của hình thức tổ chức tại thực địa:
Qua phương pháp này giúp các em có những biến đổi mạnh mẽ về thể chất và
tâm lý, ln đối mặt với những khó khăn, thách thức, những vấn đề tình huống đa dạng
của cuộc sống. Phương pháp này giúp học sinh giải quyết tích cực với những khó khăn,
thách thức của thực tiễn cuộc sống để có một cuộc sống chất lượng an tồn và lành
mạnh. Nó còn giúp học sinh phát triển tư duy phê phán và kỹ năng đưa ra quyết định.
*Hạn chế của hình thức tổ chức :
Ở những địa phương điều kiện khơng cho phép sẽ rất khó có thể thực hiện hình thức
tổ chức thực hành ngoại khố này (Vấn đề đi lại, cơng tác chuẩn bị ).Ví dụ ở thành thị,
thị trấn khơng có những địa điểm thích hợp
Khi tinh thần và thái độ học tập , nghiên cứu tìm hiểu của học sinh khơng nghiêm túc
thì việc tiến hành vơ cùng khó khăn, bên cạnh đó là sự chuẩn bị và tinh thần làm việc
hợp lý và ,khoa học của giáo viên sẽ quyết định sự thành cơng cho tiết thực hành ngoại
khố.
* Những biện pháp khắc phục hạn chế nêu trên khi tổ chức thực hiện:
- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn thời gian và địa điểm tiến
hành ngoại khố mơi trường sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.Khâu chuẩn bị là

vơ cùng quan trọng nó quyết định thành cơng của buổi thực hành ngoại khố về mơi
trường.
- Giáo viên phải thực hiện tốt cơng tác tiền trạm ( Giáo viên phải đến trước địa điểm
tiến hành ngoại khố tìm hiểu nắm bắt cụ thể về các điều kiện cần thiết khi tiến hành
thực hiện sau đó mới lên kế hoạch thực hiện).
- Giáo viên đóng vai trò tổ chức điều khiển và phát huy vai trò chủ động độc lập, tự
giác và sáng tạo của học sinh đặc biệt là vai trò của “ thủ lĩnh nhóm trưởng”.Sự động
viên tinh thần phát huy hết khả năng của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có một
năng lực quản lý và tổ chức tốt.
3.3. Phương pháp tổ chức thực hành ngoại khố tại phòng chức năng (Có phương
tiện nghe nhìn hỗ trợ với thời lượng 45 phút)
Khi thực hiện hình thức tổ chức này ở mơn GDCD 8 ( Tiết 17 học kỳ I hoặc tiết 34 học
kỳ II ) tại lớp 8A
2
- Trường THCS Bưng Bàng tơi có thể tiến hành như sau:
Tiết PPCT: 17
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 23
NGOẠI KHOÁ VỀ VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
Giáo viên tập hợp học sinh trước phòng máy (Hoặc phòng chức năng có phương tiện
nghe nhìn) với hình thức như tổ chức một tiết dạy trên lớp (Học sinh mang theo tập
vở, bút để ghi chép)
Sau khi quán triệt mục tiêu của tiết thực hành ngoại khoá về môi trường , giáo
viên yêu cầu học sinh phải lắng nghe theo dõi để viết bài thu hoạch về môi
trường.Công việc chuẩn bị đã hoàn tất giáo viên tiến hành tiết ngoại khoá về môi
trường bằng hệ thống tranh ảnh, các số liệu tư liệu đã được xử lý và ghi lại trên băng

đĩa có sự hỗ trợ của đầu máy và ti vi (Nếu ở các trường có đầy đủ về cơ sở vật chất có
thể sử dụng máy chiếu thì càng tốt) thời gian học sinh quan sát và theo dõi là khoảng
10 - 15 phút . Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước thứ nhất: Cho học sinh xem các thông tin và số liệu cụ thể về tình hình
ô nhiễm môi trường và sự tàn phá của môi trường cũng như hậu quả của những việc
làm đó để lại như: Đốt,chặt phá rừng,lũ lụt, hạn hán , động đất , sóng thần , nước biển
dâng, băng tan, các công trình thuỷ lợi ở nhiều nơi trên thế giới, ở nước ta và ngay
tại địa phương xã Tân Hoà.
Bước thứ hai: Tiếp tục cho học sinh quan sát tranh ảnh về những việc làm bảo
vệ môi trường và những hành vi phá hoại môi trường ở xã Tân Hoà, ở nước ta và trên
thế giới.
Sau khi cho học sinh quan sát , đọc và nắm vững các thông tin, số liệu do giáo viên
cung cấp, giáo viên gợi mở cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi trong bước thứ ba.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 24
Những hình ảnh bảo vệ môi trường
Những hình ảnh ô nhiễm và hủy hoại môi trường
Phương pháp tổ chức hs lớp 8A
2 -
thực hiện tiết thực hành ngoại khóa về môi trường môn
GDCD 8
Bước thứ ba: Yêu cầu mỗi học sinh viết bài thu hoạch theo nội dung các vấn
đề sau (trong khoảng 20 – 25 phút).
1. Hãy nêu suy nghĩ của em khi đọc các thông tin , số liệu và quan sát những hình ảnh
trên ?
2. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bị tàn
phá?
Em hãy nêu các giải pháp thiết thực của bản thân em để bảo vệ môi trường ở địa
phương em, ở trường lớp em và ở gia đình em?
3. Tiết thực hành ngoại khoá về môi trường có tác dụng như thế nào đối với em và các
bạn trong lớp em? Em có sáng kiến hoặc đề xuất nào để học tốt hơn nữa tiết thực hành

ngoại khoá về môi trường?
Bước thứ tư: Giáo viên thu bài của học sinh tổng hợp nội dung và khắc sâu ý
nghĩa , tác dụng tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường thông qua hình thức thực
hành ngoại khoá về môi trường. Nếu còn thời gian giáo viên lựa chọn 1 – 2 bài học
sinh làm tốt đọc cho cả lớp nghe và tuyên dương học sinh giáo dục thêm tư tưởng tình
cảm cho các em, bên cạnh đó cũng lựa chọn 1 – 2 bài chưa tốt chỉ ra những mặt tồn tại
của các em để khắc phục và đạt hiệu quả cao hơn.Sau đó nhận xét tinh thần và thái độ
học tập của học sinh, khắc sâu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta
và kết thúc tiết học qua sơ đồ sau:
* Ưu điểm của hình thức tổ chức tại phòng chức năng:
Qua hình thức tổ chức giúp học sinh rèn luyện thực hành kỹ năng và bày tỏ thái độ,
gây hứng thú và chú ý cho học sinh tạo điều kiện cho học sinh phát triển óc sáng tạo, khích
lệ sự thay đổi thái độ, hành vi theo hướng tích cực tác động hiệu quả đến lời nói và việc làm
của học sinh.
Người thực hiện : Bùi Quốc Bốn Trang 25

×