Giải pháp tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian,
xây dựng mơi trường “xanh –sạch –đẹp, an tồn” theo tiêu
chí xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực.
Tác giả: Lâm Hữu Oai, Nguyễn Thị Thiên.
Đơn vị: Trường TH Cầu Khởi A.
1. Vấn đề đặt ra:
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”được xây dựng về nhiều yếu tố. Đó là xây dựng trường lớp
xanh, sạch, đẹp, an tồn; dạy và học có hiệu quả,
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp học sinh tự tin
trong học tập; rèn luy ện kỹ năng sống; tổ chức vui chơi tập thể
lành mạnh; đưa các trò chơi dân gian vào nhà trường và học sinh
tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịchsử
văn hóa ở địa phương.
Qua một năm thực hiện, phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành Giáo dục và Đào
tạo. Trường tiểu học Cầu Khởi A đã có nhiều cố gắng,
nhiều cải tiến những mơ hình. Bằng nhiều việc làm thiết thực,
Đơn vị đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, chính
quyền địa phương, phụ huynh học sinh,
các ban ngành,… đồng tình ủng hộ và tạo được sức lan tỏa
mạnh mẽ trong xã hội. Như thế, mỗi ngày học sinh đến trường
là một ngày vui vẻ “trường học thân thiện” gắn bó chặt chẽ
với việc phát huy tính tích cực của các em. Trong đó nổi bật
nhất trong nhiều năm qua mà trường đã xây dựng và tổ chức cho
học sinh tham gia trò chơi dân gian và xây dựng môi
trường “xanh –sạch –đẹp, an toàn”. Đó chính là lý do chúng tôi
chọn đề tài: “ Giải pháp tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi
dân gian, xây dựng môi trường “xanh –sạch –đẹp, an toàn theo
tiêu chí Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
-Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chúng tôi nghiên cứu trong
phạm vi trường Tiểu học Cầu Khởi A.
-Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp tổ chức cho học sinh
tham gia trò chơi dân \gian, xây dựng môi trường “xanh –sạch
–đẹp, an toàn” trường Tiểu học Cầu Khởi A, huyện Dương
Minh Châu.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới
3.1 Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Muốn tổ chức cho
học sinh tham dân gia trò chơi dân gian đạt hiệu quả cao thì
chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:
a. Sưu tầm và chọn lựa trò chơi:
Trò chơi dân gian điều mang tính ước lệ, cũng có luật chơi,
nhưng luật chơi của trò chơi dân gian chưa rõ ràng so với trò
chơi hiện đại. Nên muốn đưa trò chơi dân gian vào trường Tiểu
học thì trò chơi phải phong phú, dễ chơi. Trò chơi phải gần gũi
với các em và phù hợp với từng lứa tuổi. Đây là yếu tố quan
trọng đảm bảo cho cuộc chơi hấp dẫn, lôi cuốn các em vào cuộc
chơi.
Trò chơi được lựa chọn áp dụng tại đơn vị phải đảm bảo các tiêu
chí cần thiết như:
An toàn, tiết kiệm, nhẹ nhàng, có ý nghĩa giáo dục, tạo môi
trường thân thiện.
Khi chọn trò chơi dân gian không nên chọn trò chơi quá đơn
giản hay quá phức tạp mà chọn những trò chơi có những dụng
cụ dễ tìm, không tốn kinh phí.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng phát động trong toàn thể Cán bộ
-Giáo viên –Công nhân viên sưu tầm các trò chơi dân gian hàng
tháng, quí để nhà trường tạo ngân hàng trò
chơi (Tiêu chí này Hội đồng thi đua khen thưởng đưa vào tiêu
chí thi đua cho từng cá nhân) mỗi giáo viên sưu tầm ít nhất một
trò chơi/ tháng.
b. Côngtác chuẩn bị và tổ chức trò chơi:
* Sân chơi phải thoáng mát, an toàn: Bố trí những khoảng không
gian phù hợp cho việc tổ chức trò chơi dân gian là điều cần thiết
và quan trọng. Vì khi tổ chức trò chơi thì sân chơi phải thoáng
mát, an toàn, không bụi nhằmgiữ sức khoẻ học sinh và có đủ
không gian cho các cổ động viên. Sức khỏe là vốn quý của tất cả
mọi người vì th ế vấn đề sức
khỏe phải đặt lên hàng đầu. Không thể cho các em vui chơi, nô
đùa ở một môi trường bụi
bặm, vừa chơi mà vừa phải bịt mũi, miệng.
* Chuẩn bị dụng cụ để phục vụ cho trò chơi: Các trò chơi dân
gian rất đa dạng, mỗi trò chơi đều có dụng cụ chơi khác nhau
hay có những trò chơi không cần dụng cụ mà chỉ
chuẩn bị sân bãi,Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Kéo co” thì phải
chuẩn bị dây kéo, trò chơi “Ô ăn quan”
muốn cho trò chơi cuốn hút các em thì ph ải có quy mô lớn hơn
vì vậy cần chuẩn bị cờ, thay cho những viên đá nhỏ mà các em
thuờng chơi hay trò chơi “Keo” thì không cần chuẩn bị dụng cụ.
Bên cạnh đó, việc lồng ghép các bài dân ca, đồng dao… hay các
lời đối thoại của các
nhân vật được lồng ghép trong các trò chơi dân gian làm cho trò
chơi thêm hấp dẫn, cuốn
hút học sinh. Muốn làm được điều đó thì việc trang bị cho các
em thuộc các bài hát dân ca,
đồng dao…là một việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi Tổng phụ
trách Đội, giáo viên phải
nổ lực hết mình tìm những bài hát dễ hát, dễ nhớ để tập huấn
cho học sinh.
Ví dụ:
Trò chơi: “Rồng rắn”
* Mục đích: rèn luy ện phản xạ nhanh nhẹn, sức khoẻ, tính đồng
đội, kỷ luật cao, tạo
không khí sôi nổi, vui vẻ.
* Nội dung: Bắt được một bạn trong con rắn (mỗi bạn là một
khúc rắn).
* Địa điểm, số lượng:
Ngoài sân trường, bãi rộng.
Số lượng: khoảng 7 -10 bạn một nhóm chơi (nếu sân đủ rộng,
tăng số lượng người
chơi).
* Cách chơi:
-Hướng dẫn:
+ Một bạn đóng vai thầy thuốc đuổi bắt các bạn. Số em còn lại,
một em đứng đầu
có nhiệm vụ cản ông thầy thuốc không cho bắt khúc rắn của
mình. Các bạn còn lại lần lượt
nắm sau áo bạn đứng đầu, tượng trưng cho con rắn.
+ Khi chơi, ông thầy thuốc ngồi một chỗ, con rắn đi vòng quanh
ông thầy và cùng
hát: “Rồng rắn kéo rắn lên mây, thấy cây lúc lắc hỏi ông thầy
thuốc có ở nhà hay không?”,
lúc này bạn đi đầu đứng đối diện với ông thầy thuốc. Nếu ông
thầy thuốc trả lời: không,
con rắn lại hát và đi tiếp. Nếu ông thầy thuốc trả lời: có, thì bạn
đi đầu và ông thầy đối đáp.
Thầy thuốc: Có
Con rắn: Mở cửa tôi vào
Thầy thuốc: Vào làm gì?
Con rắn: Mượn cái liềm
Thầy thuốc: Mượn liềm làm gì?
Con rắn: Liềm hái củi
Thầy thuốc: Hái củi làm gì?
Con rắn: Nấu bánh chưng
Thầy thuốc: Cho thầy ăn không?
Con rắn: Cho thầy lá bánh (cùng cười)
Đối đáp xong, thầy thuốc đuổi bắt con rắn, bạn đi đầu cố gắng
cản đường ông thầy,
không cho bắt được khúc rắn. Thầy thuốc cố gắng chạy lòng
vòng tìm cách đập tay vào bất
cứ khúc rắn nào.
-Luật chơi:
+ Trong một khoảng thời gian nhất định, thầy thuốc phải bắt
được một khúc rắn,
nếu không thầy thuốc thua cuộc.
+ Thầy đập tay vào được khúc rắn nào, bạn đó đóng vai thầy
thuốc, trò chơi tiếp
tục.
+ Bạn đóng vai rắn đứt đoạn nào, bạn đó thua cuộc, đóng vai
thầy thuốc hoặc chịu
phạt.
Hay khi tổ chức trò chơi ném còn của dân tộc Thái, Tày…
chúng ta có thể lồng ghép
bài hát “Inh lả ơi” sáng tác của Lã Văn Cường viết về các dân
tộc sinh sống ở Tây Bắc
* Việc tổ chức trò chơi trong những năm trước đa số các giáo
viên có quan niệm đó là
công việc của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
nên khi tổ chức trò chơi
Tổng phụ trách Đội không thể quán xuyến nổi công việc nên
thường tổ chức sơ sài, chưa tổ
chức thường xuy ên và tổ chức ở qui mô nhỏ. Vì th ế muốn tổ
chức các trò chơi trong nhà
trường, đặc biệt là tổ chức trò chơi dân gian với qui mô lớn thì
cần có lực lượng trọng tài,
nên khi tổ chức trò chơi cần phải có sự hỗ trợ của toàn thể cán
bộ, giáo viên, công nhân
viên của trường.
* Tổ chức các cuộc thi đua các trò chơi dân gian giữa các lớp,
không chỉ có sự tham
gia của học sinh mà còn có sự tham gia của của giáo viên chủ
nhiệm (trước khi tổ chức trò
chơi thì giáo viên phải tổ chức cho lớp chơi, để tạo điều kiện
cho tất cả học sinh chơi, sau
đó mới tuyển chọn để tham gia với các lớp khác) nhằm tạo
không khí vui tươi và để ngày
càng có nhiều học sinh có cơ hội tiếp cận các trò chơi dân gian
bổ ích, lí thú.
* Đối với việc đưa các trò chơi vào tiết sinh hoạt đầu tuần cũng
là một nội dung để
đưa trò chơi dân gian đến với các em, các em tham gia trò chơi
không phân biệt về học lực.
Vì khi tham gia trò chơi các em có thành tích tốt thì sẽ được
tuyên dương, trong các trò
chơi không phải những em học giỏi mới chơi tốt mà những em
học kém, trung bình c ũng
chơi rất tốt.
Tóm lại để thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi dân gian cho học
sinh thì Ban hoạt động
Ngoài giờ lên lớp, Liên đội phải triển khai cách chơi, luật chơi
xuống từng cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong đơn vị và đặc biệt là triển khai đến học
sinh bởi học sinh là người
trực tiếp tham gia trò chơi
3.2 Xây dựng môi truờng “Xanh-sạch-đẹp, an toàn”: Muốn xây
dựng môi trường
“Xanh - sạch - đẹp, an toàn” thì đòi hỏi mọi lực lượng trong
trường học tham gia. Trong đó
vai trò và nhiệm vụ của mỗi người phải được phân công,phân
nhiệm cụthể thì mới đạt
hiệu quả cao.
a. Đối với giáo viên: Phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau
-Trang trí lớp hợp lí và thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các
em chăm sóc bồn hoa
trước lớp,bồn hoa trong phòng học, bồn hoa sân trường, vườn
trường, vườn thuốc nam.
-Giáo dục các em cách ăn mặc (thoáng mát về mùa nóng, ấm áp
về mùa lạnh, đi học
phải đội mũ, đi giày hoặc dép)
-Giáo dục và các em về vệ sinh an toàn thực phẩm như: biết
chọn thức ăn ở những
nơi bán có tủ chứa thức ăn, biết thức ăn còn hạn sử dụng (bánh
được đóng gói trong bao
bì), không ăn hàng rong, ăn quà bánh trước cổngtruờng.
-Giáo dục và tuyên truy ền cho các em về cách phòng chống
dịchbệnh, biết giữ vệ
sinh cá nhân.
- Giáo dục và tuyên truyền cho học sinh về An toàn giao thông
và phổ biến một số
luật giao thông đường bộ (với những nội dung phù hợp, dễ nhớ
và thực tế).
- Thường xuy ên giáo dục các em cách phòng chống tai nạn
như: đuối nước, không
chơi những trò chơi nguy hiểm, tránh xa mạng lưới điện, không
tự ý sử dụng điện khi
không có người lớn, không trèo cây, không chơi những trò chơi
nguy hiểm khuyến khích
các em chơi những tròchơi vừavới sức mình, đặc biệt là những
trò chơi dân gian.
- Giáo dục các em về cách bảo vệ môi trường như: không xả rác,
bỏ rác đúng nơi qui
định, không chặt phá cây bóng mát, hoa kiểng, tăng cường trồng
và chăm sóc cây trồng,
biết vệ sinh trường lớp, vệ sinh sân trường…
b. Đối với cán bộ y tế truờng học:
- Thường xuyên phối hợp với Tổng phụ trách Đội tuyên truy ền
đến học sinh về cách
rửa tay, cách phòng chống các dịch bệnh dướinhiều hình thức
như: tiểu phẩm, băng ron,
phát thanh học đường, hình ảnh, tổ chức các hội thi giữacác
lớp. Đây là việc làm thường
xuyên để giúp các em khắc sâu những kiến thức đã được tuyên
truy ền.
-Nhân viênY tế phải tham mưu với Ban giám hiệu để mở lớp tập
huấn cho cán bộ,
giáo viên, công nhân viên về kiến thức y học và cách tuyên truy
ền các dịch bệnh. Từ đó
cán bộ, giáo viên, công nhân viên nắm vững kiến thức và kinh
nghiệm giúp công tác tuy ên
truy ền đạt hiệu quả.
c. Đối với Tổng phụ trách Đội:
-Phân công cụ thể cho các lớp theo từng khu vực vệ sinh, chăm
sóc hoa kiểng, cây
trồng và thuờng xuyên kiểm tra đôn đốc học sinh, giúp các em
hoàn thành công việc được
giao.
-Thường xuyên giáo dục các em về bảo vệ môi trường như:
không xả rác, nhặt rác
xung quanh em, chăm sóc vườn trường, vườn thuốc nam, lao
động công ích. Qua đó giáo
dục các em yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, biết bảo vệ
môi trường.
d. Đối với Ban giám hiệu:
-Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm trong việc
trang trí và thiết kế lớp
học hợp lí như: đủ ánh sang, có cửa sổ, cửa chính, đủ mát để
phục vụ cho việc dạy và học.
-Thường xuyên kiểm tra vệ sinh trường lớp, bồn hoa trước lớp,
bồn hoa sân trường,
vuờn trường, vườn thuốc nam, cây bóng mát để kịp thời chỉ
đạotránh tình trạng cây, hoa
kiểng chết hoặc không phát triển.
-Chỉ đạo cho y tế trường học thường xuyên kiểm tra và cung cấp
đủ xà phòng để
phục vụ cho các em rửa tay hàng ngày.
-Chỉ đạo cho nhân viên tạp vụ thường xuy ên quét dọn nhà vệ
sinh sạch sẽ.
-Phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh để hỗ trợ kinh phí
chăm sóc hoa kiểng,
cây bóng mát, khen thưởng các trò chơi, mua máy lọc nước để
có nước sạch cho học sinh
sử dụng.
-Tham mưu với lãnh đạo địa phương trong việc chỉ đạo trạm y
tế xã kiểm tra các
quán ăn xung quanh trường.
-Chỉ đạo cho Tổng phụ trách Đội phối hợp với Nhân viên Bảo
vệ thường xuyên kiểm
tra đ ể giải tán các gian hàng bán trước cổng trường.
4. Kết quả của đề tài: Sau một năm triển khai phong trào
“Trường học thân thiện,
học sinh tích cực” mà trường chú trọng vào hai tiêu chí “tổ chức
các hoạt động tập thể vui
tươi”; trường lớp “xanh –sạch đẹp, an toàn” tại trường Tiểu học
Cầu Khởi A nhằm tạo môi
trường giáo dục an toàn, thân thiện đã có chuy ển biến tích cực
và thu được kết quả khả
quan.
5. Khả năng áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
Với những giải pháp nêu trên, trường Tiểu học Cầu Khởi A đã
thực hiện thành công
công tác thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” , góp phần quan
trọng trong việc hoàn thành kế hoạch dongành đề ra. Xây dựng
được trường lớp xanh,
sạch, đẹp, môi trường học tập sôi nổi, đầy ắp tiếng cười của thầy
và trò trường Tiểu học
Cầu Khởi A. Một ngày đến trường thật sự là một ngày vui. Các
em không còn đam mê
game online, phim bạo lực,… những loại văn hóa có thể làm suy
giảm đạo đức của các
em.
Ngoài ra, có thể phổ biến đến các trường bạn trong huyện để áp
dụng đạt kết quả tốt
trong phong trào thi đua xây d ựng trường lớp xanh, sạch, đẹp,
an toàn theo tiêu chí xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.