Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.4 KB, 15 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh
đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của
công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra
những nhân tố năng động mới, cho quá trình h ình thành nền kinh tế tri thức và
xã hội thông tin. CNTT đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi ngành
nghề và trong đó có một mảng hết sức quan trọng là giáo dục.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chúng ta đã thấy tầm quan trọng của giáo dục và đất nước ta đã có rất
nhiều thành tựu, sản sinh ra biết bao người tài với cách dạy truyền thống. Câu
hỏi được đặt ra:? Tại sao Ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong
giai đoạn hiện nay. ?CNTT có những thuận lợi và thách thức gì? đây là những
câu hỏi rất thực tế khi đưa CNTT vào giáo dục. vậy chúng ta cần giải quyết vấn
đề này như thế nào? làm sao để CNTT là một dụng cụ dạy học thật hiệu quả.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Nghị quyết 40/ 2000/QH10 và chỉ thị 14 / 2001/ CT-TTG ngày
9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương
trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại,
ứng dụng CNTT vào dạy và học.
- Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn
quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
- Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin và
nhà trường.
- Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006, Bộ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh:
khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến
nay 2010 của chính phủ về đề án dạy tin học ứng dụng CNTT và truyền thông
giai đoạn 2004-2006 của ngành.
2. CƠ SỞ THỰC TIỂN
- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-
CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng
dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng


- 1 -
tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng
Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết
định số 81/2001/QĐ-TTg.
- Thuận lợi:
Điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với
phương pháp giảng dạy truyền thống là:
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera … với
âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch
sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra
trong điều kiện nhà trường.
- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những
công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh
vực khác nhau.
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và
với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai
thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để
học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo,
được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh
chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận
có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới.
Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá
trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công
nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát
triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
- Thách thức:

Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và
truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được
- 2 -
những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức
khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi
những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng
trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo
viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một
số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ
thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc
dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên
sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng
củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi
dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên
phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống
mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh.
- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo
viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí
còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó
thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới.
Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư
duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách
chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và
đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát
huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của
phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã
được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và
tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa

được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng
lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng
túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính
- 3 -
sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực
hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học
bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng
dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều
sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền.
Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới
dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời
gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu
quả.
III. NỘI DUNG.
Trong những năm gần đây, các thành tựu của khoa học, đặc biệt là công
nghệ thông tin (CNTT) đang dần dần trở thành công cụ hữu ích đối với tất cả
các lĩnh vực trong xã hội, CNTT đã làm thay đổi khá lớn đến hình thức, nội
dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội loài người. Ứng dụng
của CNTT ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Do vậy, đối với nước ta
hiện đang trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, ý nghĩa và tầm quan trọng của
CNTT lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đối với ngành giáo dục, việc
ứng dụng CNTT lại càng có ý nghĩa đặc biệt.
Đó là sự góp phần tích cực trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có khả
năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri
thức. Điều đó càng khẳng định việc ứng dụng và phát triển tin học trong nhà
trường đã và đang trở thành xu thế tất yếu.
A. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG, ỨNG DỤNG CNTT:
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực chủ động sáng

tạo của học sinh lại càng nâng cao vai trò của CNTT trong giảng dạy. Đây là
một hướng mới trong giảng dạy, giảng dạy bằng CNTT có thể vận dụng được
trong hầu hết các bậc học và môn học như: Tiếng Anh, Ngữ Văn, Toán, Vật Lý,
Hoá Học, Sinh Học, Địa Lý … Với CNTT giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu
mới bằng những tình huống sinh động với tranh ảnh minh họa phong phú, cùng
với sự hỗ trợ công nghệ Multimedia sẽ tạo thành một giáo án hoàn hảo giúp học
- 4 -
sinh say mê học tập, phát huy tính chủ động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài
học. Chúng ta đã biết Internet là nguồn thông tin dồi dào, vậy Internet có công
dụng gi đối với giáo dục. Có thể liệt kê một số công dụng của Internet trong
giảng dạy và học tập như sau:
Giáo viên có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, học viên,
cấp trên và các đối tượng với nhau bằng email;
Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất
cứ lúc nào và bất cứ ở đâu;
Việc học của học sinh có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của giáo viên
bằng cách trao đổi trực tiếp với giáo viên mà không ngại bị đánh giá;
Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho học sinh các
kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng
tạo, các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung;
Việc truy cập Internet cũng tạo cho giáo viên và học sinh niềm say mê,
hứng thú trong học tập và giảng dạy, giúp cho họ có them động cơ học tập;
Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp học sinh thực hành khả năng
làm việc và nghiên cứu độc lập;
Giáo viên có thể liên kết nhiều ngành, kiến thức, kỹ năng và thái độ trong
một bài giảng có sử dụng Internet;
Học sinh có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành
viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể thực hiện việc
học tập của mình.
Như vậy, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử

dụng công nghệ thông tin trong GD.
- CNTT Góp phần giúp học sinh được lĩnh hội kiến thức vững vàng hơn
thông qua những minh họa chính xác.
Ở bậc THCS, việc học ngoại ngữ nói chung và môn học tiếng Anh nói
riêng là một môn học rất mới mẽ. Để giúp cho các em học sinh bước đầu có
những khái niệm cơ bản về môn học cũng như làm quen với một ngôn ngữ mới,
đòi hỏi giáo viên phải thật khéo léo trong việc giới thiệu ngữ liệu mới, giáo viên
cần phải dùng giáo cụ minh họa một cách thật chính xác. Vì vậy, khi muốn các
- 5 -
em làm quen với một từ vựng mới giáo viên sẽ dùng nhiều hình thức khác nhau
để minh họa như sử dụng tranh, ảnh, tình huống… nhờ những các phần mềm hỗ
trợ, học sinh được tiếp cận với kiến thức và hoạt động gần với thực tế hơn, thay
vì hình thức tiếp thu kiến thức qua bài giảng của giáo viên như trước đây hoặc
qua tham khảo sách báo. Học sinh được quan sát các hình ảnh thực tế được
nhiều góc độ, đoạn phim tư liệu có tính trực quan sinh động, dễ tiếp thu. Do vậy,
học sinh được lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vững chắc hơn. Mặt khác nếu
như có sự chuẩn bị chu đáo từ phía giáo viên khi soạn giảng, học sinh có thể tiếp
thu một lượng kiến thức lớn và khó trong một thời gian ngắn.
- CNTT Góp phần giúp học sinh tập trung chú ý vào nội dung bài học:
Xét về tâm lý, đối với các em ở lứa tuổi THCS hầu hết rất thích tìm tòi những
cái mới, lạ. Việc đưa vào bài giảng những tranh ảnh minh họa là rất cần thiết
nhất là đối với môn tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu giáo viên không có sự chọn lọc
trong việc sử dụng tranh minh họa rất dễ gây phản tác dụng hoặc có thể dẫn đến
việc mất tập trung vào nội dung bài giảng. Trong thực tế, ứng dụng khi CNTT
vào soạn giảng, hầu hết giáo viên đều sử dụng những tranh ảnh minh họa chủ
yếu từ các nguồn ảnh tư liệu như: ảnh quét từ máy Scan, ảnh download từ
internet. Chính vì vậy, rất khó để có một hình ảnh minh họa bài giảng thích hợp
về mặt sư phạm hoặc thẩm mỹ. Cụ thể, những ảnh quét từ máy Scan thường
kém chất lượng hoặc không đủ độ tương phản cần thiết, những ảnh được
download từ internet thông thường sẽ có rất nhiều nội dung thừa hay những

dòng quảng cáo; cái mà có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung lĩnh hội kiến
thức ở học sinh.
- CNTT đã được ứng dụng rất rộng rãi trong trường học với tất cả các bộ
môn, giáo viên trong trường đã ứng dụng thật phù hợp vào từng bộ môn cụ thể.
Có rất nhiều trang web giành riêng cho giáo dục như: htth://violet.com.vn hay
. Đây là những trang web rất hay với nhiều thông tin bổ ích và
các phần mềm ứng dụng cho từng môn học sụ thể. Bền cạnh đó giáo viên của
từng môn học ứng dụng CNTT theo đặc thù của môn mình giảng dạy.
+ Môn Lịch sử, văn học:
- 6 -
Sử dụng phần mềm Googel Earth trong thiết kế bản đồ lịch sử. Đây là phần
mềm rất hay với nhiều công cụ hiện đại, giúp giáo viên thiết kế các biểu đồ theo
từng địa danh cụ thể với độ chính xác rất cao.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể tìm kiếm các thông tin trên internet như các
hình ảnh, các trận đánh, các nhân vật lịch sử cũng như các bài văn cổ. Qua đó
giúp cho học sinh hình tượng lại các cuộc chiến, các nhà văn nhà thơ một cách
cụ thể mà không có ngôn từ nào có thể diễn ta được.
+ Môn: Ngoại Ngữ
tôi xin được đề cập đến một ví dụ thực tiễn điển hình thể hiện tầm quan
trọng của việc sử dụng linh hoạt các phần mềm bổ trợ trong công tác giảng dạy
tiếng Anh, cũng như việc ứng dụng phần mềm trong công tác giảng dạy môn
tiếng Anh dựa trên các phần mềm sau:
− Phonetics – An Introductive Interaction của T.S. Nicolas Reid Trường
Đại học New Zealand Australia Macromedia Authorware 1997.
− Speech Solutions English Computerized Learning, Inc. 1996
− Goldwave phiên bản 4.02 của Chris Craig, 1998
- Phần mềm Lạc Việt giúp học sinh tra cứu từ vựng cũng như luyện đọc cho
học sinh.
Kết hợp với phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint và chương trình
Hot Potatoes, tác giả Ngũ Thiện Hùng đã thiết kế bài giảng theo đường hướng

nhận thức tri nhận, biến các phần mềm cứng nhắc trở thành một công cụ hiệu
quả cho công tác giảng dạy môn ngữ âm một cách tích cực và dễ hiểu hơn đối
với người học. Bài giảng đã bao gồm các yếu tố giới thiệu, ôn luyện và giúp cho
sinh viên áp dụng các kiến thức được học vào thực tiễn phân tích cấu trúc phát
âm của các âm vị.
- Trang web
Đây là một website dạy và học tiếng Anh dành cho thiếu nhi rất thú vị và
bổ ích
+ Môn Địa lí
- 7 -
Đây chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc
đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn
video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp
Minh hoạ được những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình
thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng địa lí mà nếu không có nó thì
học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích.Thực sự tôi
thấy rằng những hình ảnh minh họa đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng
giải.Ví dụ: Những hình ảnh về quá trình động đất, núi lửa và hậu quả của nó,
chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời, hoạt động của dòng biển, sơ đồ
một số hình thức sản xuất trong công nghiệp
Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng In ternet, phần
mềm Encatar , tạo lập bản biểu đồ, bảng số liệu nhanh chóng và chính xác,
điều đó giúp các em dễ dàng liên hệ thực tế, có thêm nhiều kiến thức về địa lí tự
nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội mà trong sách giáo khoa không thể đưa ra hết, nó
giúp chúng ta cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thiết bị ,
đồ dùng dạy học.
Để phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình
học tập, giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ yêu cầu học sinh nghiên cứu, sử dụng
bản đồ, biểu đồ, bảng biểu ở trên màn hình một cách nhanh chóng, đầy đủ, rõ
ràng , học sinh sẽ tự nghiên cứu, thảo luận nhóm và rút ra được những kiến thức

cần thiết, giáo viên có thể đưa lên màn hình bảng nội dung , kết luận của câu trả
lời một cách ngắn gọn, đầy đủ,chính xác nhất, như vậy chúng ta sẽ dễ dàng hơn
trong việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, thảo luận.
+ Môn toán học, lý, hóa:
Đây là các môn học khó với sự tư duy cao. để giúp cho học sinh vận dụng
tốt nội dung bài học, CNTT đã góp phần rất lớn, giáo viên có thể sử dụng các
phần mềm:
Phần mềm Mathtype giúp tạo ra những công thức phức tạp, qua đó tạo điều
kiện thuận lời cho giáo viên thiết kế nội dung bài học cũng như tiết kiểm tra.
Phần mềm toolkitmath: đây là phần mềm giúp tạo ra các hình vẽ rõ ràng cụ
thể. rất phù hợp với môn hình học.
- 8 -
Phần mềm cabri: đây là phần mềm giúp giáo viên tạo ra các hình ảnh động,
rất phù hợp trong các bài dạy quỷ tích.
Phần mềm violet đây là phần mềm thiết kế bài dạy rất hiệu quả vận dụng
rất tốt để giảng dạy.
Phần mềm 3DproS 1.0 Phần mềm mô phỏng 3D các hiện tượng Toán,Vật
Lý, Hóa học, phần mềm đoạt giải IMAGINE CUP, mô phỏng sự chuyển động
của các phân tử hóa học, mô phỏng các hiện tượng vật lý.
+ Với bộ môn Lý
Giáo viên sử dụng phần mềm: Crocodile Physics và Crocodile Chemistry.
+ Với bộ môn Hoá:
- Chương trình Chemwin: Chương trình nhỏ, gọn dễ dàng tạo các công thức
hóa học, có phần hướng dẫn sử dụng khá dễ hiểu bằng tiếng anh, đây là chương
trình có giảng dạy chính thức trong chương trình đào tạo.
- Chương trình Rasmol : Chương trình xem các công thức cấu tạo dạng 3D,
bạn có thể xoay ở mọi vị trí để nhìn các góc độ khác nhau và có thể xuất ra
khung ảnh đang nhìn ở dạng GIF, BMP, PCX . Có nhiều tùy chọn khung nhìn
như: điểm chấm, quả cầu và liên kết, ( không cần cài đặt ).
- Chương trình Gaussian98: Chương trình hổ trợ tính toán môn hóa học

lượng tử., rất phù hợp với kiến thức hoá học 8 và 9.
Hiện nay các trường cơ sở, phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa
năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường
còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder,
Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ
sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp
cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như
dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong
môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự
lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua
- 9 -
mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới
phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là
hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước
kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực
hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng
tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang
“lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phàn mềm giáo dục
cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile,
SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin,
LessonEditor/VioLet … Hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói,
tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi
người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và
phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà
học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt
trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối

dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng.
Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở
nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo
phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện
ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút
được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo
viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh
hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của
công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống,
cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết
định của con người.
B. XÂY DỰNG THƯ VIỆN HÌNH, TƯ LIỆU:
- Thế giới đã bước sang thiên niên kỷ mới với những quy luật mới, những
cơ hội, tiềm năng và những mối hiểm họa mới. Biết bao thay đổi đang diễn ra
trong đời sống xã hội và kinh tế thế giới. Đó là thời đại của công nghệ thông tin,
- 10 -
Internet và giao lưu trực tuyến, thương mại điện tử, toàn cầu hoá và một thế giới
không có biên giới kinh tế, thời đại của học tập liên tục Sự ảnh hưởng của
những xu hướng toàn cầu này hiển nhiên đang tác động tới mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
- Trong lĩnh vực thông tin-thư viện, các nhà thư viện thế giới đã thực sự đặt
chân vào thế giới của thư viện điện tử từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
20 với các ngân hàng dữ liệu khổng lồ của Dialog, Pascal Còn ở Việt Nam,
sau năm 1997, với việc đưa Internet vào ứng dụng rộng rãi đã tạo đà khởi đầu
cho sự phát triển mới, các thư viện Việt Nam bắt đầu áp dụng công nghệ thông
tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Đối với các hệ thống thông tin, sự phát triển
chỉ được gọi là đồng bộ khi và chỉ khi hệ thống thông tin đó có đủ 2 thành phần:
nội dung thông tin đầy đủ được tổ chức trong các cơ sở dữ liệu và phần hạ tầng
công nghệ thông tin (bao gồm máy tính và hệ thống mạng) đảm bảo về mặt công
cụ kỹ thuật để truyền tải thông tin tới người sử dụng.

- Hiện nay đa số giáo viên được sự hỗ trợ giá ưu đãi của VNPT trong việc
sử dụng internet để tìm kiếm tư liệu, trao đổi, học tập.
- Nhạy bén với xu hướng phát triển và nhu cầu áp dụng công nghệ thông tin
vào việc chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ thông tin-thư viện, một số công ty
tin học đã nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ cho tổ
chức, quản lý và khai thác thông tin.
- Nếu nói đến một giải pháp công nghệ thông tin cho hệ thống thông tin thư
viện mà chỉ đơn thuần là một phần mềm không thôi thì không đủ. Một thư viện
điện tử hay một hệ thống thông tin khoa học thực sự hoạt động hiệu quả khi nó
phải kết hợp đồng bộ nhiều phần mềm, nhiều thành tố để đảm bảo tổ chức và
quản lý được các khâu công việc sau:
• Quản lý các nguồn thông tin truyền thống: sách, báo, tạp chí, bản
đồ có trong kho tư liệu của các Trung tâm thông tin-thư viện. Tích hợp các
loại cơ sở dữ liệu được xây dựng theo các quy tắc biên mục khác nhau.
• Quản lý các nguồn tin điện tử, nguồn tin số hóa, tài liệu đa phương
tiện.
- 11 -
• Có khả năng trao đổi, liên kết với các cơ quan thông tin thư viện khác
trong và ngoài hệ thống để hỗ trợ chuẩn nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian xử lý
thông tin; cung cấp nguồn thông tin đa dạng, phong phú tới người dùng tin.
• Có cổng thông tin tích hợp để cung cấp thông tin tới người dùng ở mọi
lúc, mọi nơi.
Vì vậy giáo viên phải tự chủ động để tìm tư liệu cho bài giảng của mình
trên nhiều phương tiện khác nhau.
1. Biện pháp:
- Google là công cụ tìm kiếm thông tin phổ biến nhất hiện nay trên Internet.
Tuy nhiên, giữa thế giới thông tin đa dạng và phong phú, tìm được cho mình
những nguồn tin phù hợp với nhu cầu bản thân là việc làm ai cũng cần hướng
tới. Nhưng những nội dung tìm được không phải lúc nào cũng phù hợp.
- Để công tác tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác soạn giảng của giáo

viên được thuận lợi cần có biện pháp như sau:
• Đối với các môn có phần mềm hỗ trợ như: môn Toán (Cabri, Graph,
Mathcad, MathType…), môn Vật Lý, Hóa Học (Crocodile Physics và
Crocodile Chemistry, Chương trình Chemwin, Chương trình Rasmol, môn
Anh Văn có phần mềm để chuyển đổi và cắt âm thanh (Blaze Media
Converter, Switch convert Splitter…) thì các cá nhân của tổ bộ môn trong
nhà trường khi áp dụng và tạo được dữ liệu nào thì chia sẽ cho giáo viên
khác.
• Đối với các môn cần hình ảnh sách giáo khoa thì các cá nhân của tổ bộ
môn hỗ trợ nhau để chụp lại từ SGK và đưa vào máy tính để sử dụng khi cần.
• Khi cần những hình ảnh thực tế áp dụng vào bài giảng mà không tìm
được trên internet, trong SGK không có thì giáo viên có thể sử dụng các
phương tiện như: diên thoại di động có hỗ trợ ghi hình, máy ảnh kĩ thuật số…
để lấy hình ảnh mà mình mong muốn. Sau đó chia sẽ cho giáo viên khác.
- Sau khi làm được các công việc trên, bộ phận tổ chuyên môn của Phòng
giáo dục tập hợp lại hình ảnh và tư liệu của bộ môn tổ mình từ các trường, thực
hiện các bước:
• Chọn lọc hình ảnh và tư liệu thích hợp.
- 12 -
• Ghi dữ liệu chọn lọc ra đĩa CDRom chuyển về các trường áp dụng.
• Upload lên mạng internet để giáo viên trong toàn quốc tham khảo.
2. Biểu mẩu:
- Đặt tên theo đúng đề mục hoặc mục đích sử dụng:
Ví dụ: Trong SGK Sinh học 7 bài 1 có 3 hình thì đặt tên là Sinh7.H1.1,
Sinh7.H1.2, Sinh7.H1.3.
Hoặc tranh ghi được từ thực tế về ô nhiễm môi trường cũng đặt tên theo
chủ đề. Ví dụ: Ô nhiễm môi trường nước, Ô nhiễm môi trường không khí…
- Đặt tên theo phần:
Ví dụ: Trong bài môn Anh văn bài 1 có 3 đoạn listen thì đặt Listen1.1,
Listen1.2, Listen1.3…

Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra
một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là
“thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo
điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự
rèn luyện của bản thân mình.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ ĐỀ XUẤT
Qua 5 năm ứng dụng và trãi nghiệm CNTT, tôi có một số bài học kinh
nghiệm như sau:
- Giáo viên cần mạnh dạng, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài
giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và
phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác;
- Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo,
hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt
tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý
về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu
ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng);
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng
cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những
nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ
- 13 -
khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên
kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư
phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết nầy có
thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh
giá và kiểm chứng kết quả. (Cũng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính
vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm);
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá
trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không
phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng,

Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương
pháp dạy học khác mới có hiệu quả;
- Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường
xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn,
dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ
“Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới
trao đổi những các làm hay.
- Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy
quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn
chiếu, độ sáng cũng cần xem xét) , dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp
phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để
khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài;
- Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai Ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế
nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải
“ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự
nghiệp giáo dục.
- Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết
dạy có sử dụng công nghệ thông tin, Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm
định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng.
- Sở Giáo dục cần có Máy chủ Web (WebServer) để triển khai các văn bản,
tạo kho tư liệu giáo dục, www, elearning, … hơn thế nữa là cấp tên miền cho
- 14 -
các đơn vị trực thuộc (host Domian name) để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập
trung.
V. LỜI KẾT:
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất
lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách
giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu

dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực
của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác
hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và
hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng
Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn
bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn
đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình
thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia
đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.
- 15 -

×